Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

SKKN Nâng cao hiệu quả giờ sinh hoạt lớp bằng cuộc thi Vượt qua thử thách

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.79 KB, 41 trang )

“Nâng cao hiệu quả giờ sinh hoạt lớp bằng cuộc thi Vượt qua thử thách”
MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC
1
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
2
I. Lý do chọn đề tài
2
1. Cơ sở lý luận
2
2. Cơ sở thực tiễn
2
3. 3. Tính cấp thiết của vấn đề
3
4. Năng lực nghiên cứu của tác giả
4
II. Mục đích nghiên cứu
4
III. Đối tượng nghiên cứu
4
IV. Đối tượng khảo sát thực nghiệm
4
V. Phương pháp nghiên cứu
4
VI. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu
4
PHẦN 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
5
I. Nội dung lý luận
5


1. Chức năng của một giờ sinh hoạt lớp
5
2. Đặc điểm của một giờ sinh hoạt lớp hiệu quả
5
3. Vai trò của việc tổ chức trò chơi trong giờ sinh hoạt lớp
5
II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
6
1. Những khó khăn thường gặp trong việc thiết kế một giờ sinh hoạt 6
hiệu quả
2. Thực trạng chung của các giờ sinh hoạt lớp
6
3. Thực trạng của việc sử dụng trò chơi trong giờ sinh hoạt lớp
7
III. Những biện pháp đã thực hiện
7
1. Xây dựng kế hoạch thời gian thực hiện cuộc thi
7
2. Thiết kế cấu trúc cuộc thi Vượt qua thử thách
8
3. Xây dựng ngân hàng câu hỏi cho cuộc thi
9
4. Quy trình thực hiện cuộc thi
9
5. Nội dung câu hỏi của cuộc thi
11
IV. Kết quả thực hiện
36
PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
38

I. Những đánh giá cơ bản về sáng kiến kinh nghiệm
38
II. Các đề xuất và khuyến nghị
38
PHẦN 4. TÀI LIỆU THAM KHẢO
40
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1. Cơ sở lý luận:
1 / 41


“Nâng cao hiệu quả giờ sinh hoạt lớp bằng cuộc thi Vượt qua thử thách”
Người giáo viên không chỉ làm nhiệm vụ giảng dạy mà còn gánh một trách
nhiệm vô cùng quan trọng đó là giáo dục học sinh. Người giáo viên chủ nhiệm có
vai trò quan trọng trong việc giáo dục đạo đức và rèn luyện các kỹ năng sống cho
học sinh để giúp các em trở thành người có tài và đức. Công tác giáo dục học sinh
được thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó tổ chức tốt giờ sinh hoạt
lớp là một trong những cách hữu hiệu giúp người giáo viên chủ nhiệm hoàn thành
nhiệm vụ cao cả của mình.
Trong nền giáo dục hiện đại, giáo dục bậc trung học phổ thông đóng vai trò
quan trọng vì đây là bậc học có ảnh hưởng rất lớn tới tương lai học sinh sau này.
Chính vì vậy việc học tập ở bậc học này tạo ra một áp lực không nhỏ với học sinh.
Hầu hết thời gian trong ngày của các em được dành cho việc học: học chính, học
thêm, tự học ở nhà, học nhóm với bạn bè. Các em không có nhiều thời gian cho các
hoạt động giải trí và thư giãn hay các hoạt động tập thể với bạn bè. Hơn nữa, nhiều
em có thể học rất giỏi nhưng lại thiếu vốn sống, không biết cách xử lý các tình
huống thường gặp trong cuộc sống.
Có nhà giáo dục đã nói: “ Giáo dục một người chính là đào luyện cho họ có
thể đối đầu với mọi hoàn cảnh”. Khổng Tử cũng nói: “Biết mà học không bằng

thích mà học, thích mà học không bằng vui say mà học”. William Arthur Ward, một
nhà văn lớn người Mỹ đã viết: “Dạy học bao gồm nhiều việc hơn là chỉ trao đi tri
thức, nó đòi hỏi truyền cảm hứng cho sự thay đổi”. Qua những câu nói trên có thể
thấy vai trò quan trọng của việc tạo hứng thú cho học sinh cũng như rèn luyện các
kĩ năng xử lý tình huống cho học sinh là rất quan trọng. Việc tạo cho học sinh một
khoảng thời gian để giúp các em vừa thư giãn sau những giờ học căng thẳng vừa
giúp các em nâng cao vốn sống là điều rất cần thiết. Giờ sinh hoạt lớp chính là một
trong những khoảng thời gian có thể được tận dụng cho mục đích này.
2. Cơ sở thực tiễn:
Qua tìm hiểu thực tế ở trường tôi và một số trường lân cận, có thể thấy các
giờ sinh hoạt lớp thường bao gồm một số hoạt động sau: giáo viên chủ nhiệm gọi
các tổ trưởng báo cáo tình hình tuần qua của tổ mình, lớp trưởng nhận xét tình hình
chung cả lớp; giáo viên phê bình những học sinh mắc khuyết điểm, đưa ra các hình
thức xử lý, dặn dò học sinh phải cố gắng sửa chữa khuyết điểm; lớp trưởng trình
bày kế hoạch tuần tiếp theo; giáo viên thông báo kế hoạch của nhà trường. Có thể
kèm theo các tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động hướng nghiệp
hoặc dạy tài liệu nếp sống văn minh thanh lịch.
2 / 41


“Nâng cao hiệu quả giờ sinh hoạt lớp bằng cuộc thi Vượt qua thử thách”
Ta có thể thấy là nội dung giờ sinh hoạt lớp khô cứng lặp đi lặp lại, không
thực sự gắn với nhu cầu của học sinh và hình thức tổ chức giờ sinh hoạt lớp thường
đơn điệu, nhàm chán. Chính vì vậy nhiều học sinh thường không thích giờ sinh
hoạt lớp. Học sinh gặp khó khăn trong rèn luyện đạo đức thì rất sợ giờ sinh hoạt lớp
bởi đây là lúc các em bị phê bình và trách phạt. Học sinh có ý thức thì thấy nhàm
chán vì không có gì bổ ích trong các giờ sinh hoạt.
Như vậy, để cho một giờ sinh hoạt lớp thực sự có ý nghĩa và bổ ích với học
sinh, ngoài việc đánh giá nhận xét tình hình học tập, rèn luyện đạo đức của học sinh
trong tuần thì giáo viên cần chú ý tổ chức hoạt động vui chơi cho học sinh theo

hướng vừa học vừa chơi. Những câu hỏi vui, những câu đố thú vị, các câu hỏi ứng
xử nhẹ nhàng là những thứ rất đơn giản giúp cho giáo viên làm sống động tiết sinh
hoạt lớp và giúp các em có những phút giây thư giãn hữu ích. Ngoài ra các em còn
được phát triển tư duy, khả năng ứng xử và mở mang kiến thức về nhiều vấn đề
khác nhau.
3. Tính cấp thiết của vấn đề:
Làm sao để có được những giờ sinh hoạt lớp hiệu quả chắc chắn không chỉ là
trăn trở của riêng tôi mà còn là suy nghĩ của nhiều thầy cô giáo làm gáo viên chủ
nhiệm khác. Trong xã hội hiện đại, học sinh bị lôi cuốn và cám dỗ bởi nhiều điều
thú vị khác như công nghệ, các game show trên truyền hình, phim ảnh, các trò chơi
trên mạng,.. Một số giáo viên chủ nhiệm thì ngại đầu tư cho một giờ sinh hoạt lớp
thú vị, có thể do không có thời gian hoặc do khả năng tổ chức hạn chế.
Nếu chỉ dùng giờ sinh hoạt để nhắc nhở hay phê bình không thì chưa đủ và
quá lãng phí. Phải làm thế nào, triển khai giờ sinh hoạt ra sao để khoảng thời gian
đó trở thành khoảng thời gian mang lại cho học sinh những phút giây thư giãn nhất
sau các giờ học tập căng thẳng, để học sinh không còn cái cảm giác sợ mỗi khi đến
tiết sinh hoạt?
Với suy nghĩ này, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “ Nâng cao hiệu quả giờ sinh
hoạt lớp bằng cuộc thi Vượt qua thử thách”.
4. Năng lực nghiên cứu của tác giả:
Là một giáo viên với 15 năm kinh nghiệm giảng dạy và làm công tác chủ
nhiệm qua 5 khóa học sinh, tôi tự thấy mình có đủ khả năng để thực hiện đề tài này.
Các khóa học sinh do tôi chủ nhiệm đều có những thành tích cao trong học tập và
các hoạt động thi đua của nhà trường và Đoàn trường. Các em đều rất năng nổ,
3 / 41


“Nâng cao hiệu quả giờ sinh hoạt lớp bằng cuộc thi Vượt qua thử thách”
sáng tạo, có khả năng tự lập tốt. Nhiều em sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông
đã thi đỗ vào những trường đại học danh tiếng hoặc đi làm và trở thành những công

dân có ích cho xã hội, có được những thành công nhất định.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Nghiên cứu này nhằm hướng tới những mục tiêu sau:
- Làm cho giờ sinh hoạt trở nên thú vị và hữu ích hơn.
- Giúp học sinh rèn luyện khả năng tư duy và kĩ năng giải quyết các tình
huống trong cuộc sống.
- Nâng cao kiến thức cho học sinh về nhiều lĩnh vực khác nhau.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
- Đề tài này nghiên cứu việc tổ chức các hoạt động trong giờ sinh hoạt lớp và
biện pháp nâng cao hiệu quả giờ sinh hoạt bằng việc tổ chức trò chơi có kèm theo
xử lý tình huống.
IV. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT THỰC NGHIỆM:
- Đề tài này được thực hiện ở các giờ sinh hoạt ở lớp 10A1 do tôi chủ nhiệm
gồm 40 học sinh.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Phỏng vấn giáo viên và học sinh để thu thập thông tin.
- Thực nghiệm các hoạt động.
- Rút ra kết luận sau khi thực nghiệm.
VI. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU:
- Thời gian thực hiện đề tài: năm học 2015-2016.
- Phạm vi áp dụng: đề tài được thực hiện trong 25 phút của 10 giờ sinh hoạt
lớp 10A1.
- Kế hoạch nghiên cứu:
+ Tìm hiểu thực trạng và xây dựng kế hoạch: tháng 8 năm 2015.
+ Thiết kế và áp dụng trò chơi: từ tháng 9/ 2015 đến tháng 4/ 2016.
+ Đánh giá kết quả thực hiện đề tài: tháng 5/2016
PHẦN II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. NỘI DUNG LÍ LUẬN:
1. Chức năng của một giờ sinh hoạt lớp:
Sinh hoạt lớp là một hoạt động có tính tập thể cao, giúp học sinh phát triển

nhân cách một cách đúng đắn, phù hợp với chuẩn mực xã hội. Thông qua các hoạt
4 / 41


“Nâng cao hiệu quả giờ sinh hoạt lớp bằng cuộc thi Vượt qua thử thách”
động của giờ sinh hoạt lớp, học sinh tự nhận thức và điều chỉnh hành vi của mình
để tuân thủ đúng nội quy của trường và lớp. Giáo viên chủ nhiệm cũng thông qua
giờ sinh hoạt lớp để nắm bắt tâm tư nguyện vọng cũng như tình cảm của học sinh
để có những biện pháp uốn nắn phù hợp với mỗi đối tượng học sinh. Các hoạt động
bổ trợ trong giờ sinh hoạt lớp còn giúp bồi đắp kiến thức, rèn luyện kĩ năng sống
cho học sinh.
2. Đặc điểm của một giờ sinh hoạt lớp hiệu quả:
Một giờ sinh hoạt lớp hiệu quả phải đạt được những yêu cầu sau:
Thứ nhất, nội dung tiết sinh hoạt tập thể hàng tuần phải đa dạng, cụ thể, bổ
ích, phải gắn với nhu cầu hứng thú của học sinh và phù hợp với tâm lý lứa tuổi.
Thứ hai hình thức tố chức tiết sinh hoạt lớp phải sáng tạo, giúp nâng cao khả
năng tiếp thu và trình độ hiểu biết của học sinh, huy động đến mức cao nhất trí tuệ
và tình cảm của học sinh.
Thứ ba, phải thu hút tối đa sự tham gia của mọi học sinh dưới sự hướng dẫn,
giúp đỡ cố vấn của giáo viên nhằm tăng cường vai trò tự quản của học sinh. Tạo
môi trường chung để học sinh cùng trải nghiệm những xúc cảm tích cực, tăng
cường giao lưu giữa các em, tạo ra môi trường lớp học mang bầu không khí tin
tưởng, thân mật, cởi mở, sẵn sàng giúp đỡ và lắng nghe ý kiến của nhau.
Nhìn chung, một giờ sinh hoạt lớp hiệu quả phải thực sự là một sân chơi bổ
ích để giúp học sinh bộc lộ khả năng của mình cũng như giúp các em mở mang tri
thức, tạo ra sự phấn chấn và mong chờ các tiết sinh hoạt tiếp theo.
3. Vai trò của việc tổ chức trò chơi trong giờ sinh hoạt lớp:
Trò chơi trong giờ sinh hoạt lớp có tác dụng gây hứng thú cho học sinh, giúp
các em không cảm thấy buồn chán với các hình thức sinh hoạt lớp quen thuộc.
Khác với các hoạt động trò chơi học tập trong các giờ học, trò chơi trong giờ sinh

hoạt lớp không đi sâu vào một môn học cụ thể nào mà thường chứa những kiến
thức tổng quát. Những câu hỏi vui, các kiến thức đa dạng về nhiều lĩnh vực, các
tình huống ứng xử thú vị không chỉ cung cấp cho các em thêm nhiều tri thức mà
còn giúp các em có thêm kĩ năng xử lý tình huống, nâng cao vốn sống và vốn kiến
thức thực tế. Các trò chơi được thiết kế khoa học còn giúp các em phát triển tư duy,
phản ứng nhanh nhạy và linh hoạt.
Các hoạt động trò chơi cũng là cơ hội để các học sinh giao lưu, tìm hiểu khả
năng của nhau và giúp các em xây dựng một tập thể lớp đoàn kết và vững mạnh.
Ngoài ra, qua các câu trả lời ứng xử trong các trò chơi, giáo viên cũng nắm
bắt được thêm về khả năng, suy nghĩ, quan niệm sống của học sinh. Từ đó giáo
5 / 41


“Nâng cao hiệu quả giờ sinh hoạt lớp bằng cuộc thi Vượt qua thử thách”
viên có thể tìm ra nhiều cách thức để giáo dục học sinh một cách hiệu quả và toàn
diện hơn.
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
Các giáo viên khi được giao nhiệm vụ làm công tác chủ nhiệm thì đều có
kiến thức chuyên môn tốt, có tư cách đạo đức chuẩn mực, tác phong sư phạm phù
hợp. Tuy nhiên không phải ai cũng có khả năng tổ chức các hoạt động giúp cho giờ
sinh hoạt lớp trở thành một tiết học được học sinh trông đợi.
1. Những khó khăn thường gặp trong việc thiết kế một giờ sinh hoạt
hiệu quả:
Một số giáo viên không biết cách lập kế hoạch cho một giờ sinh hoạt lớp. Họ
không biết phải bắt đầu từ đâu hay tổ chức những hoạt động gì. Nhiều giáo viên chỉ
dùng các giờ sinh hoạt lớp để nhắc nhở, phê bình học sinh, thông báo các hoạt động
của tuần kế tiếp.
Một số giáo viên khác lại ngại tổ chức các hoạt động cho giờ sinh hoạt lớp
bởi vì để có một giờ sinh hoạt lớp hiệu quả thì giáo viên phải đầu tư nhiều công sức
và thời gian.

2. Thực trạng chung của các giờ sinh hoạt lớp:
Qua tìm hiểu thực tế bằng việc phỏng vấn các đồng nghiệp làm nhiệm vụ
giáo viên chủ nhiệm lớp và các học sinh, tôi nhận thấy thực trạng sau:
Hầu hết những giờ sinh hoạt lớp chỉ là hình thức. Các hoạt động tẻ nhạt và
lặp đi lặp lại bao gồm: nhận xét hoạt động tuần vừa qua, phê bình những học sinh
mắc khuyết điểm, đưa ra các hình thức kỉ luật, thông báo các kế hoạch của nhà
trường hoặc của Đoàn trường. Các hoạt động này thường chỉ chiếm khoảng một
nửa thời gian các giờ sinh hoạt. Thời gian còn lại học sinh ngồi chơi, nói chuyện
hoặc chuẩn bị bài cho các tiết học tiếp theo.
85% số học sinh được hỏi đều cảm thấy không hứng thú với các giờ sinh
hoạt lớp. Thậm chí có khoảng 10% số học sinh cho rằng giờ sinh hoạt lớp giống
như giờ xử án làm cho những em hay mắc khuyết điểm rất sợ hãi khi đến giờ này.
Hầu hết các em có ý kiến đề nghị rằng các giờ sinh hoạt lớp cần được tổ
chức vui tươi hơn, có thể kèm theo nhiều trò chơi, câu đố về kiến thức, các câu hỏi
xử lí tình huống.
3. Thực trạng của việc sử dụng trò chơi trong giờ sinh hoạt lớp:
Trên thực tế, những trò chơi và các câu hỏi vui dành cho các hoạt động sinh
hoạt tập thể đã được áp dụng từ lâu nhưng chưa được khai thác triệt để, đặc biệt là
6 / 41


“Nâng cao hiệu quả giờ sinh hoạt lớp bằng cuộc thi Vượt qua thử thách”
chưa được sử dụng rộng rãi trong các giờ sinh hoạt lớp. Trên 80% số giáo viên
được phỏng vấn trả lời họ chưa bao giờ thiết kế trò chơi trong các giờ sinh hoạt.
Khoảng 15% số giáo viên có thiết kế trò chơi nhưng các trò chơi cũng chỉ ở dạng
đơn giản, chưa có tính hệ thống và chưa kết hợp được nhiều nội dung trong một
chương trình. Việc thiết kế nội dung cho các cuộc thi thường mất rất nhiều thời
gian nên không phải giáo viên nào cũng muốn làm. Ngoài ra không phải tất cả các
học sinh trong lớp đều được tham gia vào hoạt động trò chơi đó.
Chỉ có chưa đến 10% số học sinh lớp tôi chủ nhiệm cho biết các giờ sinh

hoạt lớp của các em ở trường trung học cơ sở có tổ chức trò chơi.
Từ những thực tế trên, với mong muốn thiết kế một chương trình trò chơi có
tính hệ thống, được thực hiện trong suốt năm học, có sự tham gia của tất cả các học
sinh trong lớp, tôi đã mạnh dạn thực hiện đề tài “ Nâng cao hiệu quả giờ sinh hoạt
lớp bằng cuộc thi Vượt qua thử thách”. Đề tài này nghiên cứu việc thực hiện hoạt
động trò chơi không chỉ mang tính giải trí mà còn cung cấp kiến thức và rèn luyện
kĩ năng sống cho học sinh.
Sau đây là những biện pháp tôi đã thực hiện cho đề tài này.
III. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN:
1. Xây dựng kế hoạch thời gian thực hiện cuộc thi:
Trong một năm học có 37 tuần học cũng tương đương với 3 tiết sinh hoạt lớp.
20 phút đầu giờ của mỗi tiết sinh hoạt được dành cho các hoạt động cần thiết như:
nhận xét hoạt động học tập và rèn luyện sau một tuần, nhắc nhở xử lí học sinh vi
phạm kỉ luật, thông báo kế hoạch tuần tới. 25 phút còn lại của một số tiết sinh hoạt
tôi dành cho các hoạt động khác như: dạy tài liệu nếp sống văn minh thanh lịch,
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động hướng nghiệp, xếp loại hạnh kiểm
học sinh theo tháng. Như vậy tôi còn 10 tiết sinh hoạt dành cho việc tổ chức cuộc
thi Vượt qua thử thách. Với những tháng cao điểm có nhiều hoạt động thì tổ chức 1
chương trình/ 1 tháng. Những tháng khác thì tổ chức 2 chương trình.
2. Thiết kế cấu trúc cuộc thi Vượt qua thử thách:
Cuộc thi Vượt qua thử thách mà tôi thiết kế dựa trên phiên bản của một số
chương trình trò chơi trên truyền hình có kết hợp thêm phần trả lời câu hỏi tình
huống. Mỗi chương trình gồm có 3 vòng thi như sau:
Vòng 1 : Trả lời nhanh.
7 / 41


“Nâng cao hiệu quả giờ sinh hoạt lớp bằng cuộc thi Vượt qua thử thách”
Mục đích của vòng thi này: kiểm tra và cung cấp những kiến thức tổng hợp
cho học sinh đồng thời giúp các em rèn luyện khả năng tư duy và phản xạ nhanh.

Vòng này gồm 4 thí sinh. Mỗi thí sinh phải trả lời 10 câu hỏi thuộc nhiều lĩnh
vực trong thời gian 2 phút. Mỗi câu trả lời đúng thí sinh ghi được 10 điểm. 3 thí
sinh có điểm cao nhất sẽ lọt vào vòng 2.
Vòng 2: Trắc nghiệm.
Mục đích của vòng thi này: tiếp tục kiểm tra và cung cấp kiến thức cho học
sinh và giúp các em luyện tập với hình thức câu hỏi trắc nghiệm.
Vòng này gồm 3 thí sinh. Các thi sinh phải trả lần lượt 5 câu hỏi dạng trắc
nghiệm. Mỗi câu hỏi có 20 giây suy nghĩ và trả lời. Các thí sinh trả lời cùng lúc
bằng cách viết đáp án lên bảng nhỏ. Hai thí sinh trả lời đúng nhiều câu hỏi nhất sẽ
được tiếp tục thi vòng 3.
Nếu các thí sinh bằng điểm nhau ở mỗi vòng thi trên thì sẽ phải trả lời câu hỏi
phụ. Câu hỏi phụ do các học sinh làm khán giả đặt.
Với những câu trả lời sai thì sau mỗi lượt thi, khán giả sẽ được trả lời. Khán
giả trả lời đúng sẽ được nhận một món quà nhỏ.
Vòng 3: Ứng xử.
Mục đích của vòng thi này: giúp các em biết cách xử lí những tình huống hay
những rắc rối thường gặp, nâng cao kĩ năng giải quyết vấn đề và rèn luyện kĩ năng
sống cho học sinh. Ngoài ra vòng thi này giúp các em biết cách đánh giá và lựa
chọn những cách xử lí phù hợp khi chính học sinh sẽ đóng vai trò giám khảo. Học
sinh sẽ học được nhiều điều bổ ích qua vòng thi này.
Vòng này gồm 2 thí sinh. Các em bốc thăm thứ tự rồi lần lượt trả lời 1 câu hỏi
ứng xử với thời gian suy nghĩ 1 phút và trả lời trong vòng 2 phút. Trong khi thí sinh
thứ nhất trả lời thì thí sinh còn lại được đưa ra ngoài để đảm bảo tính công bằng của
cuộc thi.
Các học sinh còn lại sẽ là những người quyết định câu trả lời ứng xử nào hay
hơn bằng cách giơ tay bình chọn. Thí sinh được nhiều bình chọn nhất sẽ là người
chiến thắng cuộc thi. Trong trường hợp số lượng bình chọn bằng nhau thì giáo viên
chủ nhiệm sẽ là người đưa ra quyết định cuối cùng.
Người chiến thắng sẽ được nhận một phần thưởng được mua từ tiền quỹ lớp.
Với thiết kế như trên thì 100% học sinh đều được tham gia trò chơi từ đầu đến

cuối chương trình.
3. Xây dựng ngân hàng câu hỏi cho cuộc thi:
8 / 41


“Nâng cao hiệu quả giờ sinh hoạt lớp bằng cuộc thi Vượt qua thử thách”
Với thiết kế cuộc thi như trên thì cần đến 45 câu hỏi các loại và 1 tình huống
cho mỗi chương trình, tương đương với việc phải chuẩn bị 450 câu hỏi và 10 tình
huống cho cả cuộc thi kéo dài trong suốt năm học. Đây là một khối lượng câu hỏi
lớn mà một mình giáo viên chủ nhiệm không đủ thời gian và khả năng thực hiện.
Chính vì vậy tôi đã huy động câu hỏi từ hai nguồn là học sinh và giáo viên bộ môn.
Với học sinh, tôi giao cho mỗi em chuẩn bị 10 câu hỏi tùy thuộc khả năng
của mỗi em. Ví dụ những em giỏi Toán chuẩn bị các câu hỏi liên quan đến môn
Toán, những em có khiếu hài hước chuẩn bị các câu hỏi vui, những em có khả năng
ứng xử chuẩn bị các câu hỏi tình huống,..
Với các giáo viên bộ môn, tôi nhờ các thầy cô thẩm định giúp những câu hỏi
liên quan đến bộ môn dạy của các thầy cô. Tôi cũng nhờ các thầy cô chuẩn bị cho
một số câu hỏi khác để làm cho ngân hàng câu hỏi phong phú và đa dạng hơn.
Ngoài ra tôi có tham khảo thêm các câu hỏi ở nhiều cuốn sách về đố vui hoặc
trên mạng Internet.
Nguyên tắc chuẩn bị câu hỏi là: nội dung câu hỏi đa dạng, thuộc nhiều lĩnh
vực khác nhau, đặc biệt chú trọng các câu đố vui để giúp học sinh giải trí, các câu
hỏi về truyền thống, cảnh quan xinh đẹp của đất nước để giáo dục lòng tự hào và
yêu nước của học sinh. Các câu hỏi ứng xử có nội dung gần gũi với cuộc sống học
đường, tình bạn, tình cảm gia đình của học sinh để giúp định hướng ứng xử phù
hợp cho học sinh.
4. Quy trình thực hiện cuộc thi:
Với sĩ số lớp gồm 40 học sinh, tôi cho học sinh bốc thăm thành 10 lượt chơi
tương ứng với 10 buổi. Mỗi chương trình của cuộc thi sẽ có 4 học sinh tham gia
phần thi, và các học sinh còn lại vừa là khán giả vừa đóng vai trò giám khảo. Một

học sinh có giọng nói rõ ràng, lưu loát, và học khá giỏi sẽ được chọn làm người dẫn
chương trình. Trong chương trình đầu tiên, tôi đóng vai trò người dẫn chương trình
( MC) để làm mẫu cho học sinh ở các chương trình sau. Một học sinh làm thư kí
ghi kết quả và một học sinh có nhiệm vụ theo dõi thời gian.
Trong mỗi chương trình cần chuẩn bị: bảng phụ, phiếu ghi thứ tự lượt thi,
đồng hồ bấm giờ, phần thưởng khán giả, phần thưởng cho người chiến thắng, một
tiết mục văn nghệ xen kẽ
Cách tiến hành một chương trình gồm các bước như sau:
- MC giới thiệu 4 người chơi và cho bốc thăm thứ tự lượt thi. Trước khi mỗi
thí sinh bước vào phần thi của mình, các em có thể giới thiệu về bản thân hoặc MC
có thể đặt các câu hỏi để giúp các thí sinh bớt căng thẳng. MC công bố luật chơi
9 / 41


“Nâng cao hiệu quả giờ sinh hoạt lớp bằng cuộc thi Vượt qua thử thách”
của vòng 1: “ Mỗi thí sinh có 2 phút để trả lời 10 câu hỏi gồm nhiều lĩnh vực khác
nhau. Mỗi câu trả lời đúng ghi được 10 điểm. Câu trả lời sai không ghi được điểm.
Nếu chưa trả lời được câu nào có thể bỏ qua. Sau khi hết câu 10 mà còn thời gian
thì được quay lại trả lời những câu đã bỏ qua. Hết 2 phút khán giả sẽ được trả lời
những câu hỏi mà người chơi trả lời sai. Ba thí sinh có điểm số cao nhât sẽ tiếp tục
thi vòng 2.”
Lần lượt từng thí sinh trả lời các câu hỏi của mình
Sau khi cả 4 thí sinh thi xong vòng 1, MC công bố điểm số và danh sách 3
người vào vòng 2.
- MC công bố luật chơi của vòng 2: “Vòng 2 gồm 5 câu hỏi trắc nghiệm. Với
mỗi câu hỏi, thí sinh có 20 giây suy nghĩ và trả lời. Cả ba người chơi cùng trả lời
đáp án của mình bằng cách ghi lên bảng. Hai người chơi có câu trả lời đúng nhiều
nhất ở vòng này sẽ tiếp tục vào vòng 3.”
Sau khi kết thúc vòng 2, MC giới thiệu một tiết mục văn nghệ đã được chuẩn
bị trước.

- MC công bố quy định của vòng 3: “ Hai thí sinh chiến thắng ở vòng 2 sẽ
tham gia trả lời câu hỏi ứng xử ở vòng 3. Thí sinh có số câu trả lời đúng ít hơn ở
vòng 2 sẽ thi trước. Trong trường hợp hai thi sính có kết quả bằng nhau thì MC sẽ
cho bốc thăm thứ tự. Thí sinh có 1 phút suy nghĩ và 2 phút để trả lời. Trong khi thí
sinh thứ nhất trả lời, thí sinh thứ hai được dẫn ra ngoài để đảm bảo công bằng.”
- Sau khi cả hai người chơi đã hoàn thành phần trả lời câu hỏi ứng xử, MC sẽ
điều khiển để các học sinh khác bầu chọn người có câu trả lời hay nhất. Mỗi học
sinh chỉ được giơ tay bình chọn cho một thí sinh. Nếu kết quả bình chọn bằng nhau,
giáo viên chủ nhiệm sẽ đưa ra quyết định.
- Giáo viên chủ nhiệm nhận xét về câu trả lời của các thí sinh khi xử lí tình
huống, đưa ra những ý kiến đánh giá, định hướng nếu câu trả lời của học sinh chưa
phù hợp. Giáo viên chủ nhiệm cũng có thể gợi ý để các học sinh khác nhận xét và
rút ra bài học cho bản thân.
- Giáo viên chủ nhiệm trao phần thưởng cho người chiến thắng trong chương
trình. Giáo viên chủ nhiệm có thể mời trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh lớp đến
dự và trao thưởng cho học sinh.
5. Nội dung câu hỏi của cuộc thi:
Sau đây là nội dung các câu hỏi và đáp án mà tôi đã xây dựng cho 10 chương
trình của cuộc thi Vượt qua thử thách.
CHƯƠNG TRÌNH 1 - 19/9/2015
10 / 41


“Nâng cao hiệu quả giờ sinh hoạt lớp bằng cuộc thi Vượt qua thử thách”
A. Vòng 1: 10 câu hỏi/ 2 phút/ 4 thí sinh
I. Thí sinh số 1:
1. Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh thành lập ngày, tháng, năm nào?
Đáp án : 15-5-1941
2. Một tháng có nhiều nhất mấy ngày chủ nhật?
Đáp án : 5 ngày

3. Tác giả Truyện Kiều là ai?
Đáp án: Nguyễn Du
4 Trong khi ô tô đang chạy bánh xe nào không quay ? Đáp án : Bánh dự trữ.
5. 3 con gà và 8 con chó có tất cả bao nhiêu chân ?
Đáp án : 38 chân
6. Hoàn thành câu tục ngữ : “Bao giờ cho đến tháng ba.
Hoa gạo rụng xuống,……….. cất chăn”
Đáp án : bà già.
7. Con sông lớn nhất miền Bắc là sông nào ?
Đáp án :
Sông Hồng
8. Bây giờ anh hơn em 5 tuổi. Hỏi sau mấy năm nữa thì tuổi em bằng tuổi anh.
Đáp án : Không bao giờ.
9: Sự chuyển thể từ thể rắn sang thể lỏng gọi là gì? Đáp án: sự nóng chảy
10. Which city is the capital of Vietnam?
Đáp án: Hà Nội
II Thí sinh số 2:
1. Đảng Cộng sản ViệtNam thành lập ngày, tháng, năm nào?
Đáp án : - 3-2 - 1930
2. Một năm có mấy tháng có 31 ngày ?
Đáp án : 7 tháng
3. Căn bậc hai của 225 là bao nhiêu?
Đáp án: 15
4.Bảng tuần hoàn có tất cả bao nhiêu nguyên tố hoá học?
Đáp án: 109
5. Động nào dài nhất Việt Nam?
Đáp án: Phong Nha- Kẻ Bàng
6. Tác giả bài thơ “Ông đồ” là ai?
Đáp án: Vũ Đình Liên
7. Hoàn thành câu tục ngữ:

“ ……….. bay thấp thì mưa.
Bay cao thì nắng bay vừa thì râm.”
Đáp án: Chuồn chuồn
8. Người có bao nhiêu cặp NST?
Đáp án: 23
9. Cái gì không thể ăn trước bữa sáng?
Đáp án: Bữa trưa
10. Which city is the capital of England?
Đáp án: London
III Thí sinh số 3:
1. Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thành lập ngày, tháng, năm nào?
Đáp án : 26-3-1931
2. Nếu ngày thứ hai đầu tiên của tháng là mùng 5 thì thứ hai cuối cùng của tháng là
ngày bao nhiêu?
Đáp án: 26
11 / 41


“Nâng cao hiệu quả giờ sinh hoạt lớp bằng cuộc thi Vượt qua thử thách”
3. Hiện tượng chất rắn chuyển sang thể khí gọi là gì?
Đáp án: Thăng hoa
4. Tác giả của tác phẩm Nhớ rừng?
Đáp án: Thế Lữ
5. Một kg bằng mấy lạng?
Đáp án : 10 lạng
6. Vùng nằm giữa miền núi và đồng bằng gọi là gì?
Đáp án : Vùng trung du
7. Hoàn thành câu tục ngữ: “Khéo ăn thì no. Khéo………. thì ấm”? Đáp án: co
8. Đi trước 2 con vịt là 1 con vịt. Đi sau 2 con vịt là 1 con vịt. Đi giữa 2 con vịt là 1
con vịt. Hỏi tất cả có mấy con vịt?

Đáp án: 3 con
9. Hang nào ở Việt Nam lớn nhất thế giới?
Đáp án: Hang Sơn Đoòng
10. Which city is the capital of France?
Đáp án: Paris
IV. Thí sinh số 4:
1. Bác Hồ qua đời ngày, tháng năm nào?
Đáp án: 2-9-1969
2. Tháng 11 có bao nhiêu ngày?
Đáp án: 30 ngày
3. Tác giả của tác phẩm: Chiếc Lược ngà?
Đáp án: Nguyễn Quang Sáng
0
4. 1000 bằng bao nhiêu ?
Đáp án : = 1
5. Sông nào ở Việt Nam có nghĩalà “Chín rồng” ?
Đáp án: Sông Cửu Long
6. Hoàn thành câu thành ngữ: “ Sông có khúc,…..có lúc”
Đáp án: người
7. Lực hút của trái đất tác dụng lên vật gọi là gì?
Đáp án : Trọng lực
8. Cái gì tay phải cầm được mà tay trái không cầm được? Đáp án: Cổ tay trái
9. Trẻ em từ mấy tuổi trở lên phải đội mũ bảo hiểm khi ngồi sau xe máy?
Đáp án : 6 tuổi
10. Which city is the capital of Thailand?
Đáp án: Bangkok
B. VÒNG 2: 5 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM / 3 thí sinh/ 20 giây/ câu
1. Trong 4 nhà yêu nước sau, ai đã khởi xướng phong trào Đông Du?
A. Phan Châu Trinh
B. Phan Bội Châu

C. Hoàng Hoa Thám
D. Nguyễn Tất Thành
Đáp án : B. Phan Bội Châu
2. Từ nào trong các từ sau không cùng nhóm?
A. công lí B. công nhân
C.công tâm
D. công bằng
Đáp án : B.công nhân
3. Tốc độ của kim giây gấp bao nhiêu lần tốc độ của kim giờ?
A. 360 lần
B. 36000 lần
C. 3600 lần
D. 360000 lần
Đáp án : 3600 lần
4. Ảnh của một vật sáng tạo bởi thấu kính phân kì là:
A. Ảnh thật lớn hơn vật
B. Ảnh ảo nhỏ hơn vật
12 / 41


“Nâng cao hiệu quả giờ sinh hoạt lớp bằng cuộc thi Vượt qua thử thách”
C. Ảnh thật nhỏ hơn vật
D. Ảnh ảo lớn hơn vật
Đáp án: B. Ảnh ảo nhỏ hơn vật
5. When I eat, I live. When I drink, I die. What am I?
A. Fire
B. Light
C. Water
D. Tree
Đáp án: A. Fire

C. VÒNG 3. ỨNG XỬ / 2 Thí sinh.
Suy nghĩ 1 phút. Trả lời trong vòng 2 phút.
Bố mẹ muốn bạn học khối A để có thể thi đỗ nhiều trường. Bạn muốn học
khối C. Bạn sẽ nghe lời bố mẹ hay quyết định đi theo con đường của riêng mình?
*********
CHƯƠNG TRÌNH 2 10/10/2015
A. Vòng 1: 10 câu hỏi/ 2 phút/ 4 thí sinh
I. Thí sinh số 1:
1. 30 chia 1/2, và cộng thêm 10, bằng bao nhiêu?
Đáp án: Bằng 70
2. Cái gì luôn ở phía trước bạn, mà bạn không bao giờ nhìn thấy?
Đáp án: Tương lai
3. Tổng Bí thư của Đảng Cộng Sản Việt Nam hiện nay là ai?
Đáp án : Nguyễn Phú Trọng
4. Đàn bầu còn có tên gọi khác là gì ?
Đáp án : Độc huyền cầm.
5. Tác giả bài thơ “ Bánh trôi nước” là ai?
Đáp án: Hồ Xuân Hương
6. Ca sĩ nào hát bài “ Say you do”?
Đáp án: Tóc Tiên
7. Hoàn thành câu ca dao: “Đến đây mận mới hỏi đào.
………..đã có ai vào hay chưa?”
Đáp án: Vườn hồng.
8. Tên viết tắt bằng Tiếng Anh của Liên đoàn bóng đá châu Á? Đáp án: AFF
9. Chiến dịch Điện Biên Phủ trên không năm 1972 diễn ra trong bao nhiêu ngày
đêm?
Đáp án: 12 ngày đêm
10. Điểm cực Bắc của nước ta nằm ở tỉnh nào?
Đáp án: Hà Giang
II Thí sinh số 2:

1. Có ba quả táo trên bàn và bạn lấy đi hai quả. Hỏi bạn có bao nhiêu quả táo?
Đáp án: 2 quả (Vì bạn đã lấy đi 2 quả rồi còn gì)
2. Chủ tịch nước Việt Nam hiện nay là ai?
Đáp án: Trương Tấn Sang
3. Đàn tam thập lục có bao nhiêu dây?
Đáp án: 36 dây
4. Tác giả bài thơ “ Nghe thầy đọc thơ” là ai?
Đáp án: Trần Đăng Khoa
13 / 41


“Nâng cao hiệu quả giờ sinh hoạt lớp bằng cuộc thi Vượt qua thử thách”
5. Lớp học có số nam bằng 50% số nữ . Vậy số nữ bằng bao nhiêu phần trăm số
nam?
Đáp án: 200%
6. Bài hát “Hahaha” do nam ca sĩ nào thể hiện?
Đáp án: Thanh Duy
7. Hoàn thành câu thành ngữ: “ Nhất nước, nhì phân, ……….., tứ giống”.
Đáp án: tam cần
8. Tên viết tắt Tiếng Anh của tổ chức Y tế thế giới?
Đáp án: WHO
9. Việt Nam gia nhập ASEAN năm nào?
Đáp án: 1995
10. Huyện đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh nào?
Đáp án: Đà Nẵng
III. Thí sinh số 3:
1. Tại sao sư tử ăn thịt sống?
Đáp án:Vì sư tử làm sao biết nấu
2. Ai là thủ tướng chính phủ Việt nam hiện nay? Đáp án: Nguyễn Tấn Dũng
3. Đàn piano còn có tên khác là gì?

Đáp án: Đàn dương cầm
4. Ai là tác giả bài thơ “Tiếng chổi tre”?
Đáp án: Tố Hữu
5. Khoảng cách giữa hai cột điện cao thế liên tiếp là 100m. Hỏi trong khoảng 2km
người ta trồng được nhiều nhất bao nhiêu cột?
Đáp án : 21
6. Ca khúc “ Âm thầm bên em “ do ca sĩ nào thể hiện? Đáp án: Sơn Tùng MTP
7. Hoàn thành câu ca dao: “ Thân em như dải lụa đào.
………..giữa chợ biết vào tay ai”
Đáp án: Phất phơ
8. Tên viết tắt Tiếng Anh của ngân hàng thế giới? Đáp án: WB
9. Cuộc tổng tiến công Mậu Thân diễn ra vào năm bao nhiêu? Đáp án: 1968
10. Vườn quốc gia Cúc Phương nằm chủ yếu ở tỉnh nào?
Đáp án: Ninh Bình
IV Thí sinh số 4:
1. Cái gì chỉ tăng mà không bao giờ giảm?
Đáp án: tuổi của bạn
2. Ai là chủ tịch quốc hội Việt Nam hiện nay?
Đáp án: Nguyễn Sinh Hùng
3. Ai là tác giả bài thơ “Sông núi nước Nam” (Nam quốc sơn hà)?
Đáp án: Lý Thường Kiệt
4. Tổng các chữ số từ 1 đến 12 trên mặt đồng hồ bằng bao nhiêu? Đáp án: 78
5. Tên một loại đàn của người Tây Nguyên?
Đáp án: đàn T’rưng
6. Ca sĩ hát bài “ Hai cô tiên”?
Đáp án: Nhóm nhạc 365
7. Hoàn thành câu thành ngữ: “Đàn ông nông nổi giếng khơi.
Đàn bà………..như cơi đựng trầu”.
Đáp án: sâu sắc
8. Tên viết tắt Tiếng Anh của Quỹ tiền tệ quốc tế?

Đáp án: IMF
9. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 diễn ra trong bao nhiêu ngày đêm?
14 / 41


“Nâng cao hiệu quả giờ sinh hoạt lớp bằng cuộc thi Vượt qua thử thách”
Đáp án: 56 ngày đêm
10. Huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh nào?
Đáp án: Khánh Hòa
B. VÒNG 2: 5 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM / 3 thí sinh/ 20 giây/ câu
1. Phan Bội Châu dùng gì để viết bức “ Hải ngoại huyết thư?
A. Mực tàu
B. Máu
C. Bút máy
D. Sơn
Đáp án: B. Máu
2. Theo quy tắc bàn tay trái thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều nào dưới đây?
A. Chiều dòng điện
B. Chiều từ Bắc đến Nam
C. Chiều từ Nam đến Bắc
D. Chiều của lực điện từ
Đáp án: D. Chiều của lực điện từ
3. Nữ sĩ Hồng Hà là bút hiệu của ai?
A. Hồ Xuân Hương
B. Đoàn Thị Điểm
C. Xuân Quỳnh
D. Tiểu Thanh
Đáp án: B. Đoàn Thị Điểm
4. How many countries are there in the ASEAN?
A. 10

B. 9
C.11
D. 12
Đáp án: C. 11
5. Dung dịch nào sau đây không thể chứa trong bình thủy tinh?
A. HNO3
B. HCl
C. H2SO4
D. HF
Đáp án: D. HF
C. VÒNG 3. ỨNG XỬ / 2 Thí sinh.
Suy nghĩ 1 phút. Trả lời trong vòng 2 phút.
Bạn đi học thêm về buổi tối thì bị hai thanh niên chặn lại đòi cướp xe. Bạn
sẽ làm gì trong tình huống đó: chống lại quyết liệt, kêu cứu hay giao xe cho bọn
chúng rồi xin chúng tha cho về? Giải thích quyết định của bạn.
*********

CHƯƠNG TRÌNH 3 24/10/2015
A. Vòng 1: 10 câu hỏi/ 2 phút/ 4 thí sinh
I. Thí sinh số 1:
1. Nếu thứ hai tuần này là ngày mùng 8 thì thứ năm tuần tới là ngày bao nhiêu?
Đáp án: ngày 18
2. Hai vùng trọng điểm lúa lớn nhất cả nước?
Đáp án: đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
15 / 41


“Nâng cao hiệu quả giờ sinh hoạt lớp bằng cuộc thi Vượt qua thử thách”
3. Ai là người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ? Đáp án: Phạm Tuân.
4. Tên gọi khác của bài Quốc ca Việt nam?

Đáp án: Tiến Quân Ca
5. Việt Nam có chung đường biên giới với những nước nào?
Đáp án: Trung Quốc, Lào, Campuchia
6. Cái gì chứa nhiều nước nhất mà không ướt chút nào?
Đáp án: bản đồ
7. Ngày 20 – 10 hàng năm ở nước ta là ngày gì ? Đáp án : ngày phụ nữ Việt Nam
8. Hàm số y= 5x+3 đồng biến hay nghịch biến?
Đáp án: đồng biến
9. “Vua nào đại thắng quân Thanh.
Đống Đa lưu dấu sử xanh muôn đời?”
Đáp án: Vua Quang Trung
10. Tác giả của Bình Ngô Đại Cáo?
Đáp án: Nguyễn Trãi
II Thí sinh số 2:
1. Nếu thứ ba tuần trước là ngày mùng 9 thì thứ năm tuần này là ngày bao nhiêu?
Đáp án: ngày 18
2. Nêu tên hai trung tâm công nghiệp lớn nhất Việt Nam?
Đáp án: Hà Nội và TP Hồ Chí Minh
3. Tên vị vua cuối cùng của Việt Nam?
Đáp án: Bảo Đại
4. Tên một thành phố có nghĩa là “ thành phố bên trong sông”? Đáp án: Hà Nội
5. Việt Nam giáp với quốc gia nào ở phía Tây?
Đáp án: Lào, Campuchia
6. Người da đen đi tắm ở biển đen, hỏi họ bị gì? Đáp án: Bị ướt
7. Ngày 1 tháng 6 là ngày gì ?
Đáp án : ngày Quốc tế thiếu nhi
8. Tích của hai số lẻ là một số chẵn hay lẻ?
Đáp án: số lẻ
9. “Vua nào xuống chiếu dời đô.
Về Thăng Long vững cơ đồ nước Nam?”

Đáp án: Vua Lý Thái Tổ
10. Tác giả của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ?
Đáp án: Thanh Hải
III Thí sinh số 3:
1. Nếu chủ nhật tuần này là ngày mùng 10 thì thứ ba tuần tới là ngày bao nhiêu?
Đáp án: ngày 19
2. Tài nguyên quý giá nhất của đồng bằng sông Hồng là gì?
Đáp án: phù sa
3. Ai là nữ tiến sĩ đầu tiên của Việt Nam?
Đáp án: bà Nguyễn Thị Duệ ( tên khác Nguyễn Thị Du, Nguyễn Thị Ngọc Toàn)
4. Tỉnh này trước đây được mệnh danh là quê lúa?
Đáp án: Thái Bình
5. Việt Nam giáp với quốc gia nào ở phía Đông Nam?
Đáp án: không quốc gia nào ( giáp biển)
6. Vào lúc nào thì đồng hồ gõ 13 tiếng?
Đáp án: Là lúc bạn nên đem đồng hồ đi sửa
16 / 41


“Nâng cao hiệu quả giờ sinh hoạt lớp bằng cuộc thi Vượt qua thử thách”
7. Ngày 1 tháng 5 là ngày gì?
Đáp án: ngày Quốc tế lao động
8. Tích của một số lẻ với một số chẵn là số lẻ hay số chẵn?
Đáp án: số chẵn
9. “Sông nào nổi sóng bạc đầu.
Ba phen cọc gỗ đâm tàu giặc tan?”
Đáp án: sông Bạch Đằng
10. Tác giả bài thơ “ Sang thu”?
Đáp án: Hữu Thỉnh
IV. Thí sinh số 4:

1. Nếu thứ năm tuần sau là ngày mùng 22 thì thứ ba tuần này là ngày bao nhiêu?
Đáp án: ngày 13
2. Khu vực Đông Nam Á có bao nhiêu quốc gia?
Đáp án: 11
3. Chủ tịch nước đầu tiên của Việt Nam là ai?
Đáp án: Bác Hồ
4. Tỉnh miền núi nào nằm ở địa đầu của Tổ quốc ta?
Đáp án: Hà Giang
5. Việt Nam giáp với quốc gia nào ở phía Bắc?
Đáp án: Trung Quốc
6. Tại sao người Trung Quốc ăn nhiều hơn người Nhật?
Đáp án: tại dân số Trung Quốc đông hơn.
7. Ngày 22 tháng 12 hàng năm ở nước ta là ngày gì?
Đáp án: Ngày quốc phòng toàn dân
8. Bố mẹ có sáu người con trai, mỗi người con trai có một em gái. Hỏi gia đình đó
có bao nhiêu người?
Đáp án: 9 người (bao gồm 6 người con trai, 1 cô con gái và bố mẹ)
9. “Vua nào thuở bé chăn trâu.
Trường Yên một ngọn cờ lau tập tành?”
Đáp án: Đinh Tiên Hoàng
10. Tác giả truyện ngắn Lão Hạc?
Đáp án: Nam Cao
B. VÒNG 2: 5 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM / 3 thí sinh/ 20 giây/ câu
1. Việt Nam có đường bờ biển dài bao nhiêu km?
A. 3620 km
B. 3260 km
C. 3026 km
D. 3062 km
Đáp án: B. 3260 km
2. Thủ đô của nước Australia là gì?

A. Sydney
B. Canberra
C. Melbourne
D. Toronto
Đáp án: B. Canberra
3. Microsoft Word là gì?
A. Chương trình bảng tính
B. Phần mềm quản lý
C. Phần mềm ứng dụng
D. Phần mềm hệ thống
Đáp án: D. Phần mềm hệ thống
4. Yếu tố trung gian trong mối quan hệ giữa gen và protein là gì?
A. tARN
B. mARN
C. rARN
D. cả ba đều đúng
17 / 41


“Nâng cao hiệu quả giờ sinh hoạt lớp bằng cuộc thi Vượt qua thử thách”
Đáp án: B. mARN
5. What is the seventh month of the year?
A. June
B. May
C. August
D. July
Đáp án: D. July
C. VÒNG 3. ỨNG XỬ / 2 Thí sinh.
Suy nghĩ 1 phút. Trả lời trong vòng 2 phút.
Bạn có một ngưới bạn thân từ bé. Tuy nhiên sau khi bạn ấy thi đỗ vào lớp

chuyên còn bạn chỉ học lớp thường thì bạn ấy trở nên xa lánh với bạn. Bạn ấy ít
khi chơi cùng bạn mà thường chơi cùng các bạn học lớp chuyên. Bạn sẽ làm gì
trong tình huống này?
*********
CHƯƠNG TRÌNH 4
14/11/2015
A. Vòng 1: 10 câu hỏi/ 2 phút/ 4 thí sinh
I. Thí sinh số 1:
1. Ngày 10 tháng 10 dương lịch ở nước ta là ngày gì?
Đáp án: Ngày giải phóng thủ đô
2. Cái gì mình không có mà người khác lại xin?
Đáp án: lỗi. Ta thường nói xin lỗi khi ta có lỗi.
3. Ông tổ nghề trồng dưa hấu theo truyền thuyết Việt Nam? Đáp án: Mai An Tiêm
4. Đất nước có tháp đồng hồ Big Ben ?
Đáp án: Nước Anh
5. Ai được gọi là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới?
Đáp án: Xuân
Diệu
6. Kiểu hình là sự tương tác của 2 yếu tố nào?
Đáp án: Kiểu gen và môi trường.
7. Số có hai chữ số lớn nhất khác nhau quay ngược lại là số nào? Đáp án: 86
8. Đơn vị tiền tệ của nước Anh là gì?
Đáp án: Đồng bảng Anh
9. What is the capital of Cambodia?
Đáp án: Phnom penh
10. Ngày giữa mùa xuân gọi là gì?
Đáp án: Xuân phân
II. Thí sinh số 2:
1. Ngày 11 tháng 7 hàng năm là ngày gì?
Đáp án: Ngày Dân số thế giới

2. Câu hỏi nào không thể trả lời là vâng?
Đáp án: Câu hỏi : Bạn đang ngủ à? ( Nếu đúng thì làm sao trả lời được)
3. Theo truyền thuyết, công chúa Mị Châu là con ai?
Đáp án: An Dương Vương ( Thục Phán)
4. Đất nước có tháp nghiêng Pisa?
Đáp án: Nước Ý ( Italia)
18 / 41


“Nâng cao hiệu quả giờ sinh hoạt lớp bằng cuộc thi Vượt qua thử thách”
5. Thi sĩ nào đươc coi là rất An Nam?
Đáp án: Tản Đà
6. Tập hợp toàn bộ tính trạng cơ thể sinh vật gọi là gì? Đáp án: Kiểu hình
7. Tổng của số lớn nhất có một chữ số và số lớn nhất có hai chữ số là bao nhiêu?
Đáp án: 108 ( 9+ 99)
8. Đơn vị tiền tệ của nước Pháp là gì?
Đáp án: Đồng Franc
9. What is the capital of Malaysia?
Đáp án: Kuala Lumpur
10. Ngày dài nhất trong năm gọi là gì?
Đáp án: Hạ chí
III Thí sinh số 3:
1. Ngày 19 tháng 8 hàng năm ở nước ta là ngày gì?
Đáp án: Ngày Tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám
2. Lịch nào dài nhất?
Đáp án: Lịch sử
3. Chồng của công chúa Mị Nương con vua Hùng thứ 18 tên là gì?
Đáp án: Sơn Tinh
4. Tượng thần Tự do ở đất nước nào?
Đáp án: Nước Mỹ

5. Nhà văn thích xê dịch là ai?
Đáp án: Nguyễn Tuân
6. Quy luật phân ly độc lập do ai phát hiện ra?
Đáp án: Men đen
7. Năm nay anh 15 tuổi, anh hơn em 4 tuổi. Hỏi 3 năm nữa anh hơn em bao nhiêu
tuổi?
Đáp án: 4 tuổi.
8. Đơn vị tiền tệ của Nhật Bản?
Đáp án: Đồng yên Nhật
9. What is the capital of the Phillipines?
Đáp án: Manila
10. Ngày giữa mùa thu gọi là gì?
Đáp án: Thu phân
IV. Thí sinh số 4:
1. Ngày 20 tháng 11 là ngày gì?
Đáp án: Ngày nhà giáo Việt Nam.
2. Cái gì của mình nhưng lại được người khác sử dụng? Đáp án: tên của mình
3. Cậu bé nào trong truyền thuyết Việt Nam 3 tuổi mới biết nói biết đi?
Đáp án: Thánh Gióng
4. Đất nước có tháp Eifel?
Đáp án: Nước Pháp
5. Nhà văn nào được gọi là ông vua phóng sự đất Bắc? Đáp án: Vũ Trọng Phụng
6. Quy luật di truyền liên kết bổ sung cho quy luật phân ly độc lập do ai phát hiện?
Đáp án: Mooc gan
7. Hiệu của số lớn nhất có hai chữ số và số nhỏ nhất có hai chữ số là bao nhiêu?
Đáp án: 89
8. Đơn vị tiền tệ của Hàn Quốc?
Đáp án: Đồng Won
9. What is the capital of Thailand?
Đáp án: Bangkok

19 / 41


“Nâng cao hiệu quả giờ sinh hoạt lớp bằng cuộc thi Vượt qua thử thách”
10. Ngày giữa mùa Đông theo quan niệm của người phương Đông gọi là gì?
Đáp án : Đông chí
B. VÒNG 2: 5 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM / 3 thí sinh/ 20 giây/ câu
1. What is another word for “ Fall”?
A. Spring
B. Summer
C. Autumn
D. Winter
Đáp án: C. Autumn
2Đồ sắt ra đời cách đây bao nhiêu năm?
a. 5000 năm
b. 5.500 năm
c. 3.000 năm
d. 4.000 năm
Đáp án: C. 3000 năm
3. Nguyên tố nào sau đây là nguyên tố kiềm mạnh nhất?
A. Na
B. K
C. Li
D. Cs
Đáp án: D. Cs
4. Công thức tính lực đẩy Acsimet?
A. Fa = d.h
B. Fa= d.V
C. Fa= P.h
D. P.v

Đáp án: B. Fa= d.V
5. Mỗi tuần hiện nay lớp 10A1 học bao nhiêu tiết các môn văn hóa?
A. 26 tiết
B. 27 tiết
C. 28 tiết
D. 29 tiết
Đáp án: C. 287 tiết
C. VÒNG 3. ỨNG XỬ / 2 Thí sinh.
Suy nghĩ 1 phút. Trả lời trong vòng 2 phút.
Bạn thân của bạn dạo này rất lười học và hay chơi game, thậm chí còn rủ
bạn đi chơi cùng. Bạn đã khuyên bảo nhiều lần nhưng bạn ấy không nghe, thậm
chí còn tỏ thái độ xa lánh bạn. Bạn sẽ làm gì trong tình huống này?
*********
CHƯƠNG TRÌNH 5 19/12/2015
A. Vòng 1: 10 câu hỏi/ 2 phút/ 4 thí sinh
I. Thí sinh số 1:
1. Ai là tác giả vở kịch Hamlet?
Đáp án: Shakespeare.
2. Tìm số tự nhiên nhỏ nhất chia hết cho 2,3 và 5?
Đáp án: 30
3. How old was Uncle Ho when he died?
Đáp án: 79 years old.
4. Quần rộng nhất là quần gì?
Đáp án: Quần đảo.
5. Kim loại nào thường dùng tráng lên kính để sản xuất gương?
Đáp án: Bạc (vì có khả năng phản xạ tốt ánh sáng)
6. Địa danh núi Bà Đen thuộc tỉnh nào?
Đáp án: Tây Ninh
20 / 41



“Nâng cao hiệu quả giờ sinh hoạt lớp bằng cuộc thi Vượt qua thử thách”
7. Thể loại âm nhạc dân gian phổ biến ở miền Nam?
Đáp án: Cải lương ( đàn ca tài tử)
8. Hiện nay chúng ta đang sống ở thế kỉ thứ bao nhiêu?
Đáp án: thế kỉ 21
9. Vườn quốc gia Bạch Mã nằm ở tỉnh nào?
Đáp án: Thừa Thiên Huế
10. Ca sĩ nối tiếng với ca khúc Tóc ngắn?
Đáp án: Mỹ Linh
II Thí sinh số 2:
1. Ai là tác giả truyện ngắn “ Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”?
Đáp án: Nguyễn Nhật Ánh
2. Tìm số có hai chữ số lớn nhất chia hết cho 2,3 và 5?
Đáp án: 90
3. When was Uncle Ho born?
Đáp án: (On May, 19,) 1890.
4. Núi nào mà bị chặt ra từng khúc?
Đáp án: Thái Sơn.
5. Vì sao Vonfram (W) được dùng làm dây tóc bóng đèn?
Đáp án: W có nhiệt độ nóng chảy cao nhất
6. Con sông nào dài nhất châu Âu?
Đáp án: Sông Đanuýp
7. Thể loại âm nhạc dân gian có nguồn gốc từ tỉnh Bắc Ninh? Đáp án:Hát quan họ
8. Năm 2015 thuộc thiên niên kỉ thứ mấy?
Đáp án: Thiên niên kỉ thứ ba
9. Vườn quốc gia Cát Tiên nằm chủ yếu ở tỉnh nào?
Đáp án: Đồng Nai
10. Ca sĩ gắn với các ca khúc: Chuông gió, Bay, Taxi
Đáp án: Thu Minh

III Thí sinh số 3:
1. Tác giả của truyện “ Cô bé bán diêm” là ai?
Đáp án: Andersen
2. Tìm số lẻ lớn nhất có hai chữ số chia hết cho 2,3 và 5? Đáp án: không có số nào
3. What do you call the father of your father?
Đáp án: Grandfather
4. Con gì đập thì sống, không đập thì chết?
Đáp án: Con tim.
5. Trong cùng một điều kiện bình thường như nhau vì sao chạm tay vào thanh kim
loại lại lạnh hơn khi chạm tay vào thanh gỗ?
Đáp án: Do kim loại hấp thụ nhiệt và dẫn nhiệt tốt hơn rất nhiều so với gỗ.
6. Đền Lý Bát Đế thờ 8 vị vua nhà Lý thuộc tỉnh nào?
Đáp án: Bắc Ninh
7. Thể loại âm nhạc dân gian có nguồn gốc từ tỉnh Phú Thọ?
Đáp án: hát xoan
8. Người ta viết 200AD thì AD có nghĩa là gì?
Đáp án: After domini (sau Công nguyên)
9. Vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng nằm ở tỉnh nào? Đáp án: Quảng Bình
10. Ai được gọi là Ông hoàng nhạc Việt?
Đáp án: Đàm Vĩnh Hưng
IV Thí sinh số 4:
1. Ai là tác giả truyện ngắn “Mùa lạc”?
Đáp án: Nguyễn Khải
2. Các số chẵn không chia hết cho 3 đúng hay sai?
Đáp án: Sai
21 / 41


“Nâng cao hiệu quả giờ sinh hoạt lớp bằng cuộc thi Vượt qua thử thách”
3. What is the coldest season of the year?

Đáp án: Winter
4. Con gì không gáy ò ó o mà người ta vẫn gọi là gà?
Đáp án: Gà con và gà mái.
5. Tại sao sau những cơn mưa có sấm chớp, đường xá, khu phố, rừng cây … bầu
trời xanh cũng như sạch quang, mát mẻ, trong lành hơn?
Đáp án: Do trong không khí có 20% O2 nên khi có sấm chớp tạo điều kiện cho
ozon hình thành, bụi trong không khí được nước mưa thu vào và trôi xuống đất,
nhiệt độ giảm.
6: Ai được coi là người sáng lập ra nhà Trần?
Đáp án: Trần Thủ Độ
7. Thể loại âm nhạc dân gian được hát trong các buổi lên đồng? Đáp án: chầu văn
8. Người ta viết 1975 BC thì BC có nghĩa là gì?
Đáp án: Before Chist (Trước Công nguyên)
9. Vườn quốc gia Cát Bà nằm ở tỉnh ( thành phố) nào? ĐA: Hải Phòng
10. “Tóc nâu môi trầm” là tên ca khúc gắn liền với ca sỹ nào? Đáp án: Mỹ Tâm
B. VÒNG 2: 5 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM / 3 thí sinh/ 20 giây/ câu
1. Which language is spoken by the most people in the world?
A. English B. Vietnamese
C. Chinese
D. French
Đáp án: C. Chinese
2. Đặc điểm phân biệt chủ yếu giữa người tối cổ và người tinh khôn là gì?
A. Thể tích óc phát triển
B. Bàn tay khéo léo
C. Óc sáng tạo
D. Xương cốt nhỏ
Đáp án: C. Óc sáng tạo
3: Trong một tam giác, đường nào chia tham giác thành hai miền có diện tích bằng
nhau?
A. Đường trung tuyến

B. Đường phân giác
C. Đường cao
D. Đường trung trực
Đáp án: A.Đường trung tuyến
4. Đường mòn Hồ Chí Minh có số hiệu là?
A- 159
B- 359
C- 559
D- 759
Đáp án: C – 559
5. Hiện nay tổ chức Liên Hợp Quốc có bao nhiêu nước thành viên?
A. 190
B. 192
C. 194
D. 196
Đáp án: B. 192
C. VÒNG 3. ỨNG XỬ / 2 Thí sinh.
Suy nghĩ 1 phút. Trả lời trong vòng 2 phút.
22 / 41


“Nâng cao hiệu quả giờ sinh hoạt lớp bằng cuộc thi Vượt qua thử thách”
Trong giờ sinh hoạt lớp, bạn có ý kiến phê bình một bạn khác trong lớp về
việc mắc khuyết điểm mà bạn ấy và cả lớp cố tình che giấu. Sau đó bạn ấy và các
bạn khác trong lớp tỏ vẻ tẩy chay, xa lánh bạn. Bạn sẽ xử sự ra sao trong tình
huống này?
*********
CHƯƠNG TRÌNH 6 16/1/2016
A. Vòng 1: 10 câu hỏi/ 2 phút/ 4 thí sinh
I. Thí sinh số 1:

1. Võng đưa nhè nhẹ trưa hè.
Tuổi thơ bé vẫn thường nghe hát gì?
Đáp án: Hát ru
2. Quê hương của môn cầu mây là ở đâu?
Đáp án: Thái Lan
3. Trẻ em bị còi xương do thiếu vitamin gì?
Đáp án: Vitamin D
4. Trong tủ có 4 đôi tất khác nhau. Không nhìn vào tủ phải lấy ra ít nhất bao nhiêu
chiếc tất để có 2 chiếc tất thuộc cùng một đôi?
Đáp án: 5 chiếc
5. Hoàn thành câu tục ngữ: Không thầy…………….?
Đáp án: đố mày làm nên
6. Môn bóng bàn Tiếng Anh gọi là gì?
Đáp án: Table tennis
7. Cô Tấm trong truyện Tấm Cám đã hóa thân mấy lần?
ĐA: 4 lần ( chim, cây xoan, khung cửi, quả thị)
8. Trong một phân tử nước có mấy nguyên tử Hydro?
Đáp án: 2
9. Bố của mẹ mình gọi là gì?
Đáp án: Ông ngoại
10. Năm 2015 gọi là năm gì?
Đáp án: Năm Ất Mùi
II Thí sinh số 2:
1. “Dù ai đi ngược về xuôi.
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng 10 tháng 3”
Hai câu thơ trên nói đến ngày giỗ ai?
Đáp án: Giỗ Tổ Hùng Vương
2.Túc cầu là tên gọi khác của môn thể thao nào? Đáp án: Bóng đá
3. Trong môi trường nào nước bốc hơi kém nhất?
ĐA: Không khí ẩm

4. Hiệu hai số là 25. Nếu giữ nguyên số bị trừ và tăng thêm số trừ lên 4 đơn vị thì
hiệu mới là bao nhiêu?
ĐA: 21.
5. Hoàn thành câu ca dao: Anh đi anh nhớ quê nhà.
Nhớ canh rau muống, ………..
Đáp án: nhớ cà dầm tương.
6. Môn cờ vua Tiếng Anh gọi là gì?
Đáp án: Chess
7. Người thường xuyên giúp đỡ cô Tấm trong chuyện cổ tích là ai?
23 / 41


“Nâng cao hiệu quả giờ sinh hoạt lớp bằng cuộc thi Vượt qua thử thách”
ĐA: Ông Bụt
8. Đơn vị đo hiệu điện thế là gì?
Đáp án: Vôn
9. Em gái của mẹ mình gọi là gì?
Đáp án: Dì
10. Năm 2016 gọi là năm gì?
Đáp án: Bính Thân
III Thí sinh số 3:
1. Một cây làm chẳng nên non.
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao?
Câu tục ngữ trên nói lên phẩm chất gì?
Đáp án: Đoàn kết
2. Vận động viên Lý Hoàng Nam thi đấu môn thể thao nào?
Đáp án: Tennis
3. Chất dẻo thường được làm ra từ những nguyên liệu gì?
Đáp án: Dầu mỏ và than đá
4. Có bao nhiêu số có 2 chữ số mà chữ số hàng chục bằng chữ số hàng đơn vị?

Đáp án: 9 số.
5. Hoàn thành câu thành ngữ: Vắng chủ nhà………..?
Đáp án: gà vọc niêu tôm
6. Môn bơi lội Tiếng Anh là gì?
Đáp án: Swimming
7. Truyện cổ tích có câu thần chú : khắc nhập khắc xuất là gì?
Đáp án: Cây tre trăm đốt
8. Công thức tính quãng đường đi của chuyển động thẳng đều là gì?
Đáp án: S= v.t
9. Vợ của anh trai mình gọi là gì?
Đáp án: chị dâu
10. Năm 2000 gọi là năm gì?
Đáp án: Canh Thìn
IV Thí sinh số 4:
1. Muốn sang thì bắc cầu kiều.
Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy?
Câu ca dao nói đến điều gì?
Đáp án: Truyền thống tôn sư trọng đạo
2. Môn võ cổ truyền của người Nhật là gì? Đáp án: Sumo
3. Kim loại nào được con người tìm ra và sử dụng sớm nhất? Đáp án: Đồng
4. Có bao nhiêu số có hai chữ số mà mỗi số đều có số 9? Đáp án: 18 số
5. Hoàn thành câu thành ngữ: học ăn học nói………….?
Đáp án: học gói học mở
6. Môn đấm bốc Tiếng Anh gọi là gì?
Đáp án: boxing
7. Kim cương có thành phần cấu tạo chủ yếu là gì?
Đáp án: Carbon
8. Đơn vị đo cường độ dòng điện là gì?
Đáp án: Ampe
9. Bố của ông mình gọi là gì?

Đáp án: Cụ
10. Năm 2014 là năm gì?
Đáp án: Giáp Ngọ
24 / 41


“Nâng cao hiệu quả giờ sinh hoạt lớp bằng cuộc thi Vượt qua thử thách”
B. VÒNG 2: 5 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM / 3 thí sinh/ 20 giây/ câu
1. Thực dân Pháp nổ sung xâm lược nước ta lần thứ nhất vào năm nào?
A. 1958
B. 1858
C. 1885
D. 1585
ĐA: B. 1858
2. How often is World Cup held?
A. Every two years
B. Every one year
C. Every three years
D. Every four years
Đáp án: D. Every four years
3. Nếu ngày 8 tháng 3 năm nay là chủ nhật thì ngày 1 tháng 5 năm nay là thứ mấy?
A. thứ tư
B. thứ năm
C. thứ sáu
D. thứ bảy
ĐA: C. thứ sáu
4. Muốn ngồi viết đúng tư thế thì khoảng cách từ mắt đến vở là bao nhiêu?
A. 15-20cm
B. 20-25cm
C. 25-30cm

D. 30-35cm
ĐA: B. 20-25cm
5. Who is the author of the song “ Đất nước”?
A. Nguyễn Minh Tuấn
B. Trần Minh Tuấn
C. Phạm Minh Tuấn
D. Lê Minh Tuấn
ĐA: C. Phạm Minh Tuấn
C. VÒNG 3. ỨNG XỬ / 2 Thí sinh.
Suy nghĩ 1 phút. Trả lời trong vòng 2 phút.
Bạn được giao nhiệm vụ làm cán bộ lớp. Một số bạn khác trong lớp bàn tán
rằng bạn không đủ năng lực để hoàn thành công việc đó. Bạn sẽ làm gì trong tình
huống này?
*********

CHƯƠNG TRÌNH 7 27/2/2016
A. Vòng 1: 10 câu hỏi/ 2 phút/ 4 thí sinh
I. Thí sinh số 1:
1. Môi trường sống của sinh vật bao gồm những gì?
Đáp án: Tất cả các yếu tố bao quanh sinh vật.
2. Cái gì dùng thì ném đi, không dùng thì lấy lại?
Đáp án: mỏ neo
3. Chất gì trong kem đánh răng ngăn ngừa bệnh sâu răng?
Đáp án: Flo
4. Hoa sữa nở vào mùa nào?
Đáp án: Mùa thu
25 / 41



×