Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích bật xa của học sinh lớp 5 trường tiểu học huỳnh văn đảnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.37 KB, 13 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 PHẦN 1. THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI:
1. Thực trạng:
Trong năm học 2017 - 2018 trường chúng tôi có năm lớp 5 . Qua nghiên
cứu thực hành của các em, tôi nhận thấy thành tích bật xa các em còn kém việc
tuyển chọn VĐV đi tham gia thi đấu các giải còn gặp nhiều hạn chế.Trước tình
hình trên tôi tiến hành kiểm tra và lựa chọn một số bài tập nhằm cải thiện thành
tích của các em học sinh ở Trường TH Huỳnh Văn Đảnh - Huyện Tân Trụ - Tỉnh
Long An., bật xa cũng là một nội dung trong chương trình giảng dạy đối với tất
cả các học sinh của Trường trong quá trình đào tạo. Nhưng kết quả đạt được còn
hạn chế, nó thể hiện qua kết quả kiểm tra thể lực của các em và trong thi đấu ở
Hội Khỏe Phù Đổng cấp Huyện,Tỉnh của trường các năm gần đây không cao.
Thành tích bật xa của các em còn kém xa so với thành tích ở Hội Khỏe Phù
Đổng, vì vậy việc cải thiện thành tích bậc xa cho các em là rất cần thiết để đưa
môn Điền kinh của Trường nói chung và nội dung bật xa nói riêng để sớm tiếp
cận với thành tích cao ở Hội Khỏe Phù Đổng là rất cấp bách.
Từ sự phân tích nêu trên tôi mạnh dạn nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm
nhằm tìm ra " Một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích bật xa của
học sinh lớp 5 Trường Tiểu Học Huỳnh Văn Đảnh". Để phát triển cho các
em có tố chất vận động, hoạt động Thể Dục Thể Thao nói chung, cũng như
nâng cao thành tích môn bật xa của các em học sinh Trường TH Huỳnh Văn
Đảnh trong các kì Hội Khỏe Phù Đổng cấp Huyện và cấp Tỉnh.

 PHẦN 2. NỘI DUNG CẦN GIẢI QUYẾT:
Với số lượng 2 giáo viên thể dục, đã đáp ứng đủ yêu cầu và tiêu chuẩn
giáo viên giáo dục thể chất của cấp tiểu học nhà trường có đội ngũ giáo viên


năng động, dày dạn kinh nghiệm
Giáo dục thể chất trong nhà trường còn góp phần bồi dưỡng nhân tài để
làm nền tảng phát triển phong trào thể dục thể thao cho đất nước.


Vậy để cho học sinh yêu thích môn thể dục củng như thực hiện tốt các
kỹ thuật của các môn thi đấu Thể Thao nhằm phát triển năng khiếu cũng như
nâng cao thành tích phong trào Thể Dục Thể Thao trong nhà trường với vai trò
là người giáo viên dạy chuyên môn Thể Dục tôi không ngừng học hỏi và nghiên
cứu tìm ra các biện pháp tổ chức tốt hoạt dộng dạy của giáo viên và hoạt động
học của học sinh nhằm phát triển cho các em có tố chất hoạt động Thể Dục Thể
Thao tốt nhất.

 PHẦN 3. BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT
Để có cơ sở cho việc lựa chọn " Một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao
thành tích bật xa của học sinh lớp 5 Trường Tiểu Học Huỳnh Văn Đảnh" ta
cần tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng, đặc điểm về tâm sinh lý ở lứa tuổi 09 10 có liên quan tới việc tập luyện thể dục thể thao nói chung đồng thời tìm hiểu
thêm những phương pháp để lựa chọn ra những bài tập bổ trợ có hiêu quả nhất
và phù hợp nhất với lứa tuổi các em, để phát triển các tố chất vận động một
cách hiệu quả nhất.

1. Yếu tố ảnh hưởng
Bật xa là một kỹ thuật hoàn chỉnh, song để tiện phân tích và giảng dạy có
thể phân thành các giai đoạn chuẩn bị, bật nhảy, bay trên không và rơi xuống
cát ( đệm).


Đặc điểm các tố chất thể lực của học sinh lứa tuổi 09 - 10. Ở lứa tuổi này
nếu không duy trì tập luyện thường xuyên hợp lý có thể làm cho sự linh hoạt bị
giảm xuống.
Tố chất thể lực là những mặt riêng biệt về khả năng vận động của con
người.Tố chất thể lực là cơ sở để tiếp thu và thực hiện kỹ thuật, chiến thuật. Tố
chất thể lực càng tốt thì càng tiếp thu và vận dụng nhanh kỹ thuật, ngược lại kỹ
thuật càng tốt thì càng thể hiện được tốt trình độ thể lực. Tố chất thể lực gồm
có: sức mạnh, sức nhanh, sức bền, khéo léo và mềm dẽo.Việc phát triển các tố

chất ở lứa tuổi này khá thuận lợi và các cơ dễ biến đổi, hệ thần kinh điều hoà
tốt, khả năng co duỗi và khả năng thả lỏng cơ cao, các cơ quan vận động có thể
chịu đựng được những lượng vận động tĩnh, hoạt động khá lớn. Sự phát triển
các tố chất thay đổi tuỳ theo lứa tuổi.
Cũng chính do hệ thống thần kinh được hoàn thiện tương đối nên ở lứa
tuổi 10 - 11 các em có thể hình thành tư duy trừu tượng và tư duy. Quá trình
hưng phấn và ức chế được cân bằng hơn. Tuy vậy cường độ quá trình hưng
phấn vẫn cao hơn. Đó là điều kiện rất tốt để phát triển các tố chất thể lực, sức
mạnh, sức bền . Đồng thời cũng dễ dàng nắm vững được các kỹ thuật khó, tạo
tiền đề cho việc nâng cao thành tích thể thao.

2. Nguyên tắt lựa chọn bài tập
Để đảm bảo tính khách quan trong quá trình nghiên cứu và lựa chọn
được các bài tập phù hợp với đối tượng nghiên cứu. Qua tham khảo các tài liệu
chuyên môn, tôi xây dựng nguyên tắc lựa chọn bài tập như sau:
- Thứ nhất là phải dựa vào mục đích yêu cầu môn học.
- Thứ hai là phải dựa vào đặc điểm kỹ thuật môn học: Cụ thể là kỹ
thuật bật xa, tăng cường tập luyện các khâu khó như chuẩn bị, bật nhảy, bay
trên không, chạm chân tiếp đất.


- Thứ ba là phải dựa vào nguyên tắc dạy học vận động là từ dễ đến khó
từ đơn giản đến phức tạp, cố gắng rút ngắn thời gian nhanh chóng hình thành kỹ
năng vận động.
- Thứ tư là khi lựa chọn bài tập phải phù hợp với khả năng, trình độ,
thể lực ... của học sinh mặt khác phải phù hợp với điều kiện tập luyện như sân
bãi dụng cụ ...
- Thứ năm là khi lựa chọn bài tập cần vận dụng đa dạng các phương
pháp, phương tiện giảng dạy cơ bản, tiên tiến …
3. Phương pháp ứng dụng

Để giải quyết các mục tiêu trên, chúng tôi sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau:
1. Phương pháp tham khảo tài liệu:
Đọc sách và tài liệu tham khảo có liên quan đến đề tài nghiên cứu là nột
mặt không thể thiếu trong quá trình nghiên cứu khoa học. Ngay từ khâu chọn đề
tài, xây dựng đề cương, bắt tay vào nghiên cứu và đến khi chuẩn bị dự thảo, báo
cáo kết quả, người nghiên cứu đã sử dụng phương pháp này.
2. Phương pháp phỏng vấn
Phương pháp này nhằm tìm hiểu và xác định các bài tập được sử dụng
trong thực tiễn huấn luyện – giảng dạy nội dung.
3. Phương pháp kiểm tra sư phạm:
Chúng tôi dùng phương pháp này để kiểm tra thành tích bật xa của các
học sinh khối 5 trường TH Huỳnh Văn Đảnh - Huyện Tân Trụ - Tỉnh Long An
trước và sau tập luyện.
Trình bày cách thực hiện Test bật xa tại chỗ:
* Chuẩn bị:
- Thước đo, sân bãi….


* Bắt đầu thực hiện:
- Học sinh tự khởi động.
- Lần 1: Mỗi lần thực hiện 1 học sinh thực hiện động tác bật xa
- Lần 2: Thực hiện lần 2 tương tự như lần thứ nhất.
Khi thực hiện xong 2 lần giáo viên chọn thành tích cao nhất để ghi vào
bảng số liệu.
4. Về phương pháp giảng dạy :
Với số lượng 2 giáo viên thể dục, đã đáp ứng đủ yêu cầu và tiêu chuẩn
giáo viên giáo dục thể chất của cấp tiểu học nhà trường có đội ngũ giáo viên
năng động, dày dạn kinh nghiệm. Qua nghiên cứu tìm hiểu dự giờ dạy của giáo
viên và một số giáo án giảng dạy thể dục, tôi nhận thấy các giáo viên đã tuân

thủ theo đúng chương trình và phương pháp giảng dạy của tiểu học. Tuy nhiên,
giáo viên còn nghiên về giảng dạy cơ bản, còn ít sử dụng các bài tập sửa chữa
sai sót kỹ thuật trong giảng dạy và huấn luyện bật xa, vì bật xa là kỹ thuật khó.
Nên việc nghiên cứu lựa chọn một số bài tập sửa chữa sai lầm thường mắc lỗi
trong kỹ thuật bật xa mà cụ thể là giảng dạy kỹ thuật bật nhảy là hai giai đoạn
quan trọng, rất cần thiết để hoàn thiện kỹ thuật, nâng cao hơn nữa thành tích bật
xa cho học sinh.
Sân bãi và dụng cụ tập luyện là phương tiện tập luyện của học sinh tham
gia hoạt động thể dục thể thao. Thể dục thể thao càng phát triển thì tính hiện đại
khoa học và sân bãi, dụng cụ càng phát triển và đa dạng.

Dụng cụ, sân bãi thể dục thể thao là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao
hiệu quả tập luyện, nâng cao thành tích, mặt khác ảnh hưởng trực tiếp tới thể
lực học sinh góp phần nâng cao kết quả học tập.
4. Lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao thành tích bật xa của học sinh
lớp 5 Trường TH Huỳnh Văn Đảnh.


Để đánh giá ở môn bật xa của học sinh khối 5, vấn đề đầu tiên đặt ra
trước nhà sư phạm. Để giải quyết các vấn đề trên, chúng tôi tiến hành theo các
bước sau:
Bước 1: Thu thập, thống kê các bài tập bổ trợ đã được sử dụng để nâng
cao thành tích bật xa cho học sinh trong các tư liệu lưu trữ hiện có.
Bước 2: Tham khảo lấy ý kiến của các giáo viên thể dục trong huyện, qua
đó lựa chọn những bài tập bổ trợ đạt hiệu quả nhất.
+ Để có cơ sở khoa học cho việc lựa chọn các bài tập bổ trợ cụ thể nhằm
nâng cao thành tích bật xa của học sinh khối 5, bằng phương pháp đọc, tham
khảo tài liệu, cũng như quan sát các buổi lên lớp của các giáo viên và qua thực
tiễn giảng dạy, chúng tôi đã tổng hợp được 15 bài tập bổ trợ nâng cao thành tích
bật xa của học sinh, đó là:


TT

Tên bài tập

Định lượng

1

Chạy 30 m xuất phát cao

3 - 5 lần. quãng nghỉ giữa 3 - 5 phút

2

Chạy biến tốc 4 x 25 m

3lần quãng nghỉ 3 - 5 phút

3

Chạy đạp sau 4 x 30 m

3 lần quãng nghỉ 5 - 7 phút

4

Chạy nâng cao đùi nhanh 10 giây

3-4 lần quãng nghỉ 5 - 6 phút


5

Chạy gót chạm mông 30 s

3 lần quãng nghỉ 5 - 6 phút

6

Chạy bước nhỏ nâng dần tần số bước
chạy

4 lần quãng nghỉ 5 - 6 phút

7

Nằm ngửa gập bụng 15s

4- 5lần quãng nghỉ 5 - 6 phút

8

Nằm ngửa gập lưng 1 phút

3 lần quãng nghỉ 5 - 7 phút

9

Nhảy dây nhanh 20 giây


3 - 5lần quãng nghỉ 6 - 7 phút

10 Bật xa tại chỗ

7 - 8 lần quãng nghỉ 5 - 6 phút

11 Bật cao tại chỗ

7 - 8 lần quãng nghỉ 5 - 6 phút

12 Bật cóc 3 x 10m

1 - 2lần quãng nghỉ 8 - 10 phút


13 Bật cao 10 giây

3-5 lần quãng nghỉ 5 - 7 phút

14 Bật trên bục cao 20 cm

10 - 12 lần quãng nghỉ 5 - 6 phút

15

Bật nhảy qua chướng ngại vật nằm
ngang

7 - 8 lần quãng nghỉ 3 - 5phút


* Kết quả tôi lựa chọn được các bài tập như sau:
Để tìm ra các bài tập bổ trợ thường xuyên được sử dụng trong thực tiễn
giảng dạy, tôi đã tham khảo ý kiến các giáo viên thể dục trong huyện thông qua
các buổi họp chuyên môn và trong quá trình tập luyện thì có trên 75% đồng ý.
Tôi đã lựa chọn được 6 bài tập hiệu quả nhất mà phù hợp với lứa tuổi tâm sinh
lý của học sinh tiểu học, nhằm nâng thành tích bậc xa của các em học sinh khối
5 Trường TH Huỳnh Văn Đảnh - Huyện Tân Trụ - Tỉnh Long An .

TT

Tên bài tập

Định lượng

1

Chạy 30 m xuất phát cao

3 - 5 lần. quãng nghỉ giữa 3 - 5 phút

2

Chạy biến tốc 4 x 25 m

3lần quãng nghỉ 3 - 5 phút

3

Bật cao 10 giây


3-5 lần quãng nghỉ 5 - 7 phút

4

Nằm ngửa gập bụng 15s

4- 5 lần quãng nghỉ 5 - 6 phút

5

Nhảy dây nhanh 20 giây

3 - 5 lần quãng nghỉ 6 - 7 phút

6

Bật cóc 3 x 10m

1 - 2 lần quãng nghỉ 8 - 10 phút

5. Quá trình ứng dụng một số bài tập nhằm nâng cao thành tích bật xa của
học sinh lớp 5 Trường TH Huỳnh Văn Đảnh.
Chương trình giảng dạy thực nghiệm và tổ chức quá trình thực nghiệm sư phạm
là quá trình ứng dụng các bài tập bổ trợ nâng cao thành tích bật xa để giảng dạy
cho nam học sinh khối 5 trường .Đây là quá trình tác động có định hướng nhằm
nâng cao thành tích bật xa thông qua các bài tập bổ trợ kỹ thuật và thể lực trong


bật xa đã được xác định.
Để đánh giá các bài tập bổ trợ nâng cao thành tích bật xa .Trong quá trình

giảng dạy chúng tôi áp dụng trong thời gian một năm học( 2017-2018). Quá
trình áp dụng thực tế được thực hiện dựa vào chương trình giảng dạy chính
khóa tại trường.
Để đảm bảo tính khách quan trong quá trình áp dụng tôi đã tổ chức kiểm
tra các em để lấy kết trước khi áp dụng và sau khi áp dụng " Một số bài tập bổ
trợ nhằm nâng cao thành tích bật xa của học sinh lớp 5 Trường Tiểu Học
Huỳnh Văn Đảnh".
Để đánh giá hiệu quả sau một học kỳ năm học 2017 – 2018, chúng tôi tiến
hành kiểm tra thành tích bật xa của các em học sinh khối 5 Trường TH Huỳnh
Văn Đảnh.

 PHẦN 4. HIỆU QUẢ THỰC TẾ:
Ứng dụng và đánh giá hiệu quả "Một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao
thành tích bật xa của học sinh khối lớp 5 Trường Tiểu Học Huỳnh Văn
Đảnh"
Sau khi lựa chọn được các bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích bậc
xa cho học sinh. Tôi tiến hành thực nghiệm trên đối tượng nghiên cứu học sinh
khối 5 Trường tiểu học Huỳnh Văn Đảnh qua năm học 2017 - 2018 . Để đánh
giá kết quả tôi đã tổ chức tiến hành kiểm tra và so sánh kết quả trước khi áp


dụng các bài tâp bổ trợ và sau khi áp dụng các bài tập bổ trợ.
Kết quả quan sát sư phạm sau thực nghiệm cho thấy thành tích bật xa của
các em
Nam

≥ 140

(cm)


tăng cao hơn 70% số học sinh đạt
và so với Nữ là

so với

so với các năm học khác

so với trước khi áp dụng các bài tập bỗ trợ. Đồng thời số lượng các em học sinh
có thành tích cao nhất để bổ sung vào đội tuyên Điền Kinh điển hình cho môn
bật xa cũng tăng cao.Tuy nhiên số học sinh chưa đạt được thành tích vẫn còn vì
đây là một môn đòi hỏi phải có năng khiếu và phải có sự tập luyện lâu dài vì
vậy phải có thời gian tập luyện để hoàn thiện hơn. Nhưng số lượng học sinh
chưa đạt thành tích đã giảm rất đáng kể so với các năm học vừa qua.


 PHẦN 5. KẾT LUẬN và KIẾN NGHỊ
1. * KẾT LUẬN:
- Kết quả nghiên cứu đã chọn bài tập bổ trợ nâng cao thành tích bật xa cho
học sinh khối 5 trường TH Huỳnh Văn Đảnh, Huyện Tân Trụ, Tỉnh Long An là :
- Kiểm chứng trong thực tiễn chứng tỏ tính ưu việt của các bài tập bổ trợ
được lựa chọn trước những bài tập bổ trợ hiện hành trong việc nâng cao thành
tích bật xa cho học sinh khối 5 với mức tăng trưởng thành tích của học sinh sau
khi áp dụng bài tập cao hơn hẳn so với thành tích của học sinh trước khi áp
dụng các bài tập sau 1 năm học .
2. * KIẾN NGHỊ:
- Sử dụng hệ thống các bài tập từ nghiên cứu để áp dụng vào chương
trình giảng dạy chính khóa cho học sinh và huấn luận đội tuyển điền kinh của
trường, cũng như các trường TH trong huyện.
- Qua việc nghiên cứu các bài tập trên nhóm chúng tôi mạnh dạn kiến



nghị đưa các bài tập này mở rộng thêm cho các học sinh khối 3,4 (nam, nữ)
trong trường đạt hiệu quả hơn.
- Qua kết quả nghiên cứu nhóm chúng tôi nhận thấy thành tích bật xa do
nhiều yếu tố tạo nên như: Tố chất thể lực, đặc điểm tâm sinh lý, cũng như đặc
điểm về hình thái. Vì vậy cần phải có quá trình tập luyện lâu dài để đạt thành
tích cao.
* Phạm vi đối tượng áp dụng:
Đề tài này áp dụng cho học sinh khối lớp 3,4, 5 ở bậc Tiểu Học trên toàn
huyện.


MỤC LỤC

I. THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI
1. Thực trạng
II. NỘI DUNG CẦN GIẢI QUYẾT
III.BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT
1. Những yếu tố ảnh hưởng
2. Nguyên tắc lựa chọn bài tập
3. Phương pháp ứng dụng
4. Lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao thành tích bật xa của
học sinh lớp 5 Trường TH Huỳnh Văn Đảnh.
5. Quá trình ứng dụng một số bài tập nhằm nâng cao thành tích
bật xa của học sinh lớp 5 Trường TH Huỳnh Văn Đảnh.
IV. HIỆU QUẢ THỰC TẾ
V. KẾT LUẬN và KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Kiến nghị
* Phạm vi đối tượng áp dụng.





×