Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Tiểu luận cao học môn xã hội học - sự thay đổi cơ cấu dân số và những tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.02 KB, 17 trang )

MỞ ĐẦU.
Con người là nguồn lực quốc gia, là yếu tố quan trọng góp phần quyết
định đến sự phát triển phát triển kinh tế- xã hội của một đất nước.
Chính vì vai trò quan trọng như vậy mà bất cứ quốc gia nào cũng quan
tâm phát triển con người hay cụ thể hơn chính là vấn đề dân số. Phát triển dân số
sao cho phù hợp với yêu cầu cũng như sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc
gia là vô cùng quan trọng. Những vấn đề quan trọng và cơ bản của dân số mà
các nước quan tâm là quy mô dân số, phân bố dân số, cơ cấu dân số, chất lượng
dân số.
Mỗi vấn đề đều có vai trò và ý nghĩa to lớn đến chính sách phát triển dân số
của mỗi quốc gia, cần có sự nghiên cứu cẩn thận và nghiêm túc để có chính sách
phát triển dân số phù hợp nhất.
Cũng như các quốc gia khác, vấn đề dân số được Đảng và Nhà nước ta
rất quan tâm và chú trọng. Đặc biệt, qua cuộc tổng điều tra dân số năm 2009, cơ
cấu dân số nước ta được coi là “ cơ cấu vàng”. Điều này đặt ra những cơ hội và
thách thức lớn cho đất nước ta.
Trong khuôn khổ tiểu luận, tôi xin phân tích một trong những khía
cạnh cơ bản nhất của dân số. Đó là cơ cấu dân số. Qua đề tài này, chúng ta sẽ
được tìm hiểu kỹ hơn về đặc điểm của cơ cấu dân số Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay. Tôi xin được cung cấp một góc nhìn về sự thay đổi dân số Việt Nam.

1


NỘI DUNG.
I. Dân số và cơ cấu dân số.
1. Dân số.
1.1. Khái niệm dân số.
Dân số có liên quan đến nhiều hoạt động khác nhau của đời sống kinh tế xã
hội. Vì vậy, có nhiều môn học nghiên cứu dân số. một số tiếp cận về dân số như
sau:


Dân số theo nghĩa thông thường: Là số lượng dân số trên một vùng lãnh thổ,
một địa phương nhất định. Bởi vì dân số có thể coi là số lượng dân số của cả trái
đất hay một phần của nó, Quốc gia hay một vùng địa lý nào đó.
Dân số theo nghĩa rộng: được hiểu là tập hợp người. Tập hợp này không chỉ là
số lượng mà cả cơ cấu và chất lượng. tập hợp này bao gồm nhiều cá nhân hợp
lại, nó không cố định mà thường xuyên biến động. Ngay cả bản thân mỗi cá
nhân cũng thường xuyên biến động, dó là:sinh ra, lớn lên, trưởng thành, già nua,
và chết.
Các hoạt động của cá nhân cũng thường xuyên thay đổi, đó là từ tuổi niên thiếu
được di học (từ nhà trẻ mẫu giáo đến các trường chuyên nghiệp…) Những thay
đổi của mỗi cá nhân làm thay đổi số lượng, thành phần kết cấu dân số nói chung.
Tóm lại, dân số có thể được hiểu là:
Dân số là số lượng và chất lượng người của một cộng đồng dân cư, cư trú trong
một vùng lãnh thổ (hành tinh, châu lục, quốc gia…) tại một thời điểm nhất định.
Dân số luôn bến động theo thời gian và không gian. Những biến động về dân số
có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội.
1.2. Vai trò của dân số.
Dân số luôn là vấn đề không chỉ có các nhà khoa học, các chuyên gia mà ngay
cả các Chính Phủ, các tổ chức xây dựng đều quan tâm. Không chỉ ngày nay mà
ngay cả trước kia, không chỉ đối với nước ta mà tất cả các nước trên thế giới đều
rất quan tâm. Sự quan tâm đó không chỉ vì sức ép của sự bùng nổ dân số, mà cả
về sức mạnh của quốc gia, không chỉ quan tâm hạn chế mà cả khuyến khích phát
triển dân số. Tại sao mọi nơi, mọi lúc, mọi người lại quan tâm đến vấn đề dân số
2


đến như vậy. Bởi vì, dân số có vai trò rất to lớn đó là: “dân số vừa là lực lượng
sản xuất, vừa là lực lượng tiêu dùng”. Vì vậy mà quy mô, cơ cấu, tốc độ tăng và
chất lượng dân số có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển kinh tế xã hội.
Ảnh hưởng đó có thể là tích cực hoặc là tiêu cực tùy thuộc vào nhu cầu, trình

độ và khả năng phát triển của mỗi nước trong mỗi thời kỳ.
Cụ thể qua các thời kỳ, dân số có vai trò như sau:
Thứ nhất:thời cổ đại (Khổng Tử 551_479 TCN)
Giai đoạn này chủ yếu là ủng hộ quy mô dân số nhỏ. Bởi vì, trong giai đoạn này
tư liệu sản xuất còn rất thô sơ, con người làm việc chủ yếu bằng thủ công. Từ
đấy mà cần liên kết con người thành một nhóm người là rất cấn thiết để tạo ra
năng suất trong lao động. Bên cạnh đó thì con người còn phải chống chọi với
thiên nhiên khắc nghiệt để bảo tồn sự sống.Tuy nhiên ở giai đoạn này, lượng dân
số quá đông thì sẽ không phát huy được vai trò tích cực của nó, sẽ dẫn đến cuộc
sống nghèo đói và sự oán giận dân số. Từ đấy cho thấy, quốc gia nào có một
lượng dân số phù hợp thì quốc gia đó sẽ phát triển thuận lợi.
Thứ hai: Thời trung đại (Hồi giáo Khaldul 1332_1408)
Ơ giai đoạn này chiến tranh liên miên, vì thế mà tỷ lệ chết rất cao, từ dấy mà
việc gia tăng dân số là rất cần thiết.
Dân số ở giai đoạn này có vai trò là lực lượng nòng cốt để bảo vệ đất nước.
Chính vì vậy mà người ta cần mật dộ dân số cao để khai thác nhanh và sử dụng
tốt tài nguyên có lợi trong phòng thủ đất nước. Có nghĩa là dân số vừa là lực
lượng sản xuất ra của cải vật chất, vừa là lực lượng ra chiến đấu để bảo vệ đất
nước. Vậy dân số có vai trò rất quan trọng cho việc bảo tồn đất nước trước các
thế mạnh của kẻ thù.

3


Thứ ba: Thời cận hiện đại (Thomas matths 1766_1834).
Ơ giai đoạn này dân số tăng theo cấp số nhân, bên cạnh đó lương thực, thực
phẩm chỉ tăng theo cấp số cộng, độ màu mỡ đất đai cũng giảm đi. Lúc này sự
gia tăng dân số là thạm hại, gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho tình hình xã hội.
Mâu thuẫn trong lòng xã hội phong kiến càng trở nên gay gắt. vấn đề về ruộng
đất, an ninh lương thực cho nhân dân càng trở nên cấp thiết. Chính vì vậy mà

đòi hỏi phải tiến hành các cuộc cách mạng xã hội. Vậy dân số lúc này đóng vai
trò là lực lượng nòng cốt trong các cuộc cách mạng xã hội.
* Quan điểm của chủ nghĩa Mac - Lênin là:
- Dân số là cơ sở và chủ thể của nền sản xuất xã hội. Điều này được khẳng
định trong mọi thời kỳ lịch sử. Dân số vừa là chủ thể sản xuất, vừa là
khách thể sử dụng những thành quả đó. Hay nói cách khác dân số vừa là
lực lượng sản xuất vừa là tiêu dùng, nên dân số có vai trò quyết định trong
sản xuất xã hội.
- Tái sản xuất dân số có bản chất kinh tế xã hội. Thật vậy tất cả mọi sự vật
hiện tượng đều có sự vận động và phát triển. Và dân số cũng là một trong
những hiện tượng tuân theo quy luật đó. Khi kinh tế, xã hội phát triển, đòi
hỏi một lực lượng số dân phát triển để dáp ứng nhu cầu của nền kinh tế.
Chính vì vậy mà dân số có vai trò thúc đẩy và tạo sự phù hợp giữa quan
hệ sản xuất và lực lượng sản xuất. Tuy nhiên, quy mô và tốc độ gia tăng
dân số có ảnh hưởng nhất dịnhđến trình độ phát triển kinh tế_xã hội. Vì
vậy mà nhà nước cần có sự điều tiết phù hợp.
Tóm lại, đối với bất kỳ một nước nào, khi dành được chính quyền, nhà nước
đều quan tâm điều tiết quy mô, cơ cấu, chất lượng và tốc độ tăng dân số cho phù
hợp với nhau và khả năng phát triển của mình. Đối với các nước thiếu dân, có
khả năng phát triển kinh tế xã hội thì khuyến khích tăng nhanh dân số. Đối với
chính sách thừa dân, không có khả năng mở rộng và phát triển sản xuất đời sống
gặp nhiều khó khăn, thất nghiệp còn nhiều thì hạn chế tăng dân số.
4


Các quá trình dân số có liên quan chặt chẽ, chịu ảnh hưởng và tác động đến quá
trình phát triển kinh tế xã hội không chỉ trong pham vi quốc gia mà cả phạm vi
quốc tế. Như vậy, quy mô, cơ cấu và tốc độ tăng dân số có ảnh hưởng cả đến sản
xuất và tiêu dùng của cải vật chất. Ngược lại, trình độ phát triển sản xuất lại có
ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu và tốc độ tăng dân số. Nếu xã hội càng phát triển,

mức sinh và mức chết cũng giảm, tuổi thọ bình quân được nâng cao. Điều đó
chứng tỏ trình độ phát triển khác nhau thì tình trạng dân số cung hết sức khác
nhau. Điều này cho thấy tác động mạnh mẽ của các yếu tố kinh tế xã hội đến các
quá trình dân số. Đồng thời các quá trình dân số (sinh, chết, kết hôn, di dân) lại
tác động mạnh mẽ tới quá trình phát triển.
Quá trình phát triển lịch sử cho thấy, dân số đóng vai trò quan trọng trong
quá trình phát triển của nhân loại. Nếu trái đất rất ít người thì không có bức
tranh phát triển như ngày nay. Nhờ số dân đạt đến một quy mô đáng kể mới có
phân công lao động chuyên môn hóa, tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động,
thúc đẩy xây dựng phát triển . Tuy nhiên trong thời đại ngày nay, khi dân số đã
trên 6 tỷ người, thì quy mô và tốc độ tăng dân số đã đặt ra nhiều vấn đề rất
nghiêm trọng, đe dọa quá trình phát triển, Đặc biệt đối với các nước đang phát
triển. Vì vậy, cần có sự điều chỉnh sự phát triển dân số cho phù hợp với thực tiễn
xã hội, để phát huy một cách có hiệu quả vai trò của dân số trong tiến trình phát
triển của xã hội loài người.
2. Cơ cấu dân số
2.1. Khái niệm.
Cấu dân số là sự phân chia toàn bộ dân số thành các bộ phận khác nhau
theo một số tiêu chí nhất định.
2.2.

Phân loại.

Các loại cơ cấu dân số chủ yếu được sử dụng nhiều trong dân số học là cơ
cấu theo tuổi và theo giới, cơ cấu dân số theo lao động và trình độ văn hóa.
2.2.1. Cơ cấu dân số theo sinh học.

5



* Cơ cấu dân số theo giới.
Cơ cấu dân số theo giới biểu thị tương quan giữa giới nam so với giớ nữ hoặc
so với tổng số dân. Đơn vị tính bằng phần trăm (%)

Trong đó:
: Tỉ số giới tính
: Dân số nam
: Dân số nữ
Cơ cấu dân số theo giới biến động theo thời gian và khác nhau ở từng nước,
từng khu vực. Thông thường ở những nước phát triển, nữ nhiều hơn nam; ngược
lại, ở các nước đang phát triển, nam nhiều hơn nữ. Nguyên nhân chủ yếu là do
trình độ phát triển kinh tế - xã hội, do chiến tranh, do tai nạn, do tuổi thọ trung
bình của nữ thường cao hơn nam và do chuyển cư. Cơ cấu theo giới có ảnh
hưởng đến sự phân bố sản xuất, tổ chức đời sống xã hội và hoạch định chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia.
Khi phân tích cơ cấu theo giới, người ta không chỉ chú ý tới khía cạnh sinh
học, mà còn quan tâm tới khía cạnh xã hội như vị thế, vai trò, quyền lợi, trách
nhiệm của giới nam và giới nữ.
* Cơ cấu dân số theo tuổi.
Cơ cấu dân số theo tuổi là tập hợp các nhóm người được sắp xếp theo những
lứa tuổi nhất định. Trong dân số học, cơ cấu theo tuổi có ý nghĩa quan trọng vì
nó thể hiện tổng hợp tình hình sinh tử, tuổi thọ, khả năng phát triển dân số và
nguồn lao động của một quốc gia.
Có hai loại cơ cấu dân số theo tuổi:
- Cơ cấu tuổi theo khoảng cách không đều nhau. Với loại cơ cấu này, dân số
được phân chia thành ba nhóm tuổi:
6


+ Nhóm dưới tuổi lao động: 0 – 14 tuổi

+ Nhóm tuổi lao động: 15 – 59 tuổi (hoặc đến 64 tuổi)
+ Nhóm trên tuổi lao động: 60 tuổi (hoặc 65 tuổi) trở lên
Số người trong nhóm tuổi lao động là nguồn nhân lực quan trọng, là vốn quý
của quốc gia, cần phải sử dụng số người trong nhóm tuổi này một cách tối ưu để
tạo ra sức sản xuất cao nhất cho xã hội.
Căn cứ vào ba nhóm tuổi trên, người ta cũng phân biệt dân số ở một quốc gia
là già hay trẻ.
+ Cơ cấu tuổi theo khoảng cách đều nhau. Với loại cơ cấu này, dân số được phân
chia theo khoảng cách đều nhau: 1 năm, 5 năm hoặc 10 năm.
Để nghiên cứu cơ cấu sinh học, người ta thường sử dụng tháp dân số (hay tháp
tuổi).
Nhìn chung có 3 kiểu tháp dân số cơ bản sau:
+ Kiểu mở rộng (Bốt-xoa-na): đáy tháp rộng, đỉnh tháp nhọn, cạnh tháp thoai
thoải; thể hiện tỉ suất sinh cao, trẻ tôi đông, tuổi thọ trung bình thấp, dân số tăng
nhanh.
+ Kiểu thu hẹp (Trung Quốc): tháp có dạng phình to ở giữa, thu hẹp về hai phía
đáy và đỉnh tháp; thể sự chuyển tiếp từ dân số trẻ sang dân số già, tỉ suất sinh
giảm nhanh, nhóm trẻ tôi ít, gia tăng dân số có xu hướng giảm dần.
+ Kiểu ổn định (Nhật Bản): tháp có dạng hẹp ở phần đáy và mở rộng hơn ở phần
đỉnh; thể hiện tỉ suất sinh thấp, tỉ suất tử thấp ở nhóm trẻ nhưng cao ở nhóm già,
tuổi thọ trung bình cao, dân số ổn định cả về quy mô và cơ cấu.
III.

Thực trạng cơ cấu dân số ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

1. Tình hình dân số Việt Nam.
Theo kết quả điều tra, vào thời điểm 0h ngày 1/4/2009 dân số Việt Nam là
85.846.977 người, trong đó có 42.413.143 nam (chiếm 49,4%) và 43.433.854 nữ
(chiếm 50,6%).
Tính từ cuộc Tổng điều tra trước, số dân nước ta tăng thêm 9,523 triệu người,

bình quân mỗi năm tăng 952.000 người.
7


Tỷ lệ tăng dân số bình quân/năm giữa 2 cuộc Tổng điều tra dân số năm 1999 và
2009 là 1,2%/năm, so với thời kỳ 10 năm trước (1989-1999), mỗi năm tăng gần
1,2 triệu người (với tỷ lệ tăng hàng năm là 1,7%/năm).
Có 3 đơn vị cấp tỉnh có quy mô dân số hơn 3 triệu người. Đó là TP.Hà Nội (gần
6,5 triệu người), TP.HCM (hơn 7 triệu người) và tỉnh Thanh Hóa (gần 3,5 triệu
người).
Có 5 tỉnh có quy mô dân số dưới 500.000 người (Bắc Kạn, Điện Biên, Lai Châu,
Kon Tum và Đắk Nông). Trong 54 dân tộc anh tôi sinh sống trên lãnh thổ của cả
nước, dân tộc Kinh có trên 73,5 triệu người (chiếm 85,7%) và các dân tộc còn
lại có trên 12,2 triệu người (chiếm 14,3%).
Sau 10 năm, tỷ lệ biết chữ của số người từ 15 tuổi trở lên đã tăng (từ 90,3% năm
1999 lên 94% năm 2009); gần 4 triệu người chưa từng đi học, chiếm 5% tổng
dân số từ 5 tuổi trở lên. Điều này cho thấy những cố gắng đáng kể của ngành
Giáo dục trong việc giảm số người không đến trường.
Kết quả điều tra cũng cho thấy cuộc sống của người dân đã có sự cải thiện đáng
kể. Trong những hộ có nhà ở, số hộ có nhà kiên cố chiếm 46,3%, nhà bán kiên
cố chiếm 37,9%, nhà thiếu kiên cố chiếm 8% và đơn sơ chiếm 7,8%.
Diện tích ở bình quân đầu người của cả nước là 16,7m2, trong đó của thành thị
cao gần gấp rưỡi của nông thôn, tương ứng là 19,2 và 15,7m2.
Sau 10 năm, tỷ trọng hộ có diện tích sử dụng lớn (từ 60m2 trở lên) của toàn
quốc đã tăng hơn gấp đôi, từ 24,2% lên 51,5%. Đây là một thành công trong nỗ
lực thực hiện chiến lược phát triển nhà ở nhằm tăng diện tích ở bình quân.
Tuy nhiên, tỷ trọng hộ có nhà ở với diện tích sử dụng dưới 15m2 sau 10 năm
hầu như không g Ban Chỉ đạo Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Trung ương giảm
(1999: 2,2% và 2009: 2,4%).


8


( Nguồn: Ban Chỉ đạo Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Trung ương).
2. Ưu điểm
Cơ cấu dân số Việt Nam là dân số trẻ, số người trong độ tuổi lao động
nhiều. Đây là điều kiện, là cơ sở xây dựng nguồn nhân lực lớn cho xã hội. Số
người trong độ tuổi lao động lớn đáp ứng nhu cầu lao động cho các lĩnh vực sản
xuất và mọi ngành kinh tế.
Số lao động nữ của chúng ta chiếm một tỷ lệ lớn đáp ứng cho những
ngành và lĩnh vực kinh tế cần sự tỉ mỉ, cẩn thận, mà nước ta vẫn là nước nông
nghiệp, các dịch vụ có xu hướng tăng nên lực lượng lao động nữ sẽ đáp ứng yêu
cầu thực tế.
Cũng vì dân số Việt Nam là dân số trẻ nên lượng lao động dự trữ của
nước ta lớn, trong tương lai chúng ta sẽ không sợ thiếu lao động.
Dân số trẻ nên số người trong độ tuổi lao động lớn, đặc biệt là số lao
động từ 18- 35 tuổi chiếm tỷ lệ lớn do vậy sức lao động , khả năng lao động của
lực lượng này cao nên tạo điều kiện nâng cao hiệu quả lao động.
Nững năm gần đây, cơ cấu dân số theo giới tính ở nước ta tiến tới cân
bằng hơn, đây là cơ sở cho sự sắp xếp cân đối và phân bố lao động một cách phù
hợp nhất lao động theo ngành nghề, lĩnh vực phù hợp với đặc điểm, trình độ của
từng giới.
Cơ cấu dân số theo trình độ trên cho thầy chúng ta đang cố gắng để
nâng cao chất lượng dân số đây là một yêu cầu và nhiệm vụ quan trọng để nâng
cao đời sống của dân cư đồng thời tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hộ sau này.
3. Khuyết điểm
Bên cạnh những khả năng và những điểm tích cực ở trên thì cơ cấu
dân số Việt Nam còn nhiều điểm hạn chế và sẽ gây khó khăn cho sự phát triển
kinh tế xã hội.
`Dân số trẻ, số lượng lớn lao động cần việc làm mà Việt Nam chưa

đáp ứng được nhu cầu của lao động. Do vậy giải quyết việc làm cho người lao
động là vấn đề nan giải hiện nay và ảnh hưỏng tới sau này.
9


Từ việc nguồn nhân lực kông được sử dụng hết, tiềm lực của nguồn
nhân lực chưa được khai thác hết gây lãng phí nguồn nhân lực và chảy máu chất
xám sẽ diễn ra.
Tỷ lệ sinh hàng năm của nước ta lớn, trong khi điều kiện kinh tế xã
hội của nước ta còn thấp nên chưa đáp ứng được hết các nhu cầu sinh hoạt như
nhà ở, lương thực thực phẩm , giáo dục, y tế. Do đó chất lượng cuộc sống chưa
được nâng cao.
Xu hướng hiện nay là các gia đình sinh con trai nhiều hơn, nếu xu
hướng này còn kéo dài thì tình trạng mất cân bằng giới tính sẽ xảy ra dẫn đến
trong luợng lao động sau này.
Trình độ dân số của chúng ta còn chưa cao nên việc tiếp thu các điều
kiện khoa học kĩ thuật hay giá trị văn hoá nhân loại còn chậm và yếu.
Trình độ lao động của Việt Nam hiện nay tuy đã được nâng cao hơn
nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội trong nền
kinh tế thị trường. Do vậy số lao động có tay nghề hay trình độ thấp tìm kiếm
việc làm khó, hay việc làm của họ cũng chưa đáp ứng được yêu cầu cuộc sống
của họ nên mức sống của người dân còn thấp.
Từ sự phát triển kinh tế chậm , mức sống người dân cao nên các hoạt
động xã hội ở nước ta còn chưa nhiều, hiệu quả chưa cao.
Sự chênh lệch về số dân hay chất lượng dân cư ở thành thị và nông
thôn còn lớn nên có sức ép dân số ở thành thị lớn trong khi các điều kiện con
người, điều kiện kinh tế xã hội khác ở nông thôn chưa được khai thác hết. Sự
chênh lệch về trình độ dân số, chất lượng cuộc sống cuộc sống giữa thành thị và
nông thôn càng tăng, do đó dẫn đến mất cân bằng về phát triển kinh tế xã hội
trong nước.

4. Nguyên nhân của thực trạng trên
- Những yếu tố về kinh tế: có nhiều quan điểm khác về ảnh hưởng của yếu
tố kinh tế đối với cơ cấu dân số. Theo đa số các nhà nhân khẩu học và bằng thực
tế người ta xác minh rằng, đời sống thấp thì mức chết sẽ cao và ngược lại, những
người có mức thu nhập cao, cuộc sống ổn định thì tuổi thọ sẽ cao hơn. Đây là
10


một trong những nguyên nhân làm cho cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta có
sự chênh lệch.
Trình độ phát triển kinh tế - xã hội có sự khác nhau giữa các vùng miền,
ở thành thị có đời sống vật chất và tinh thần, các dịch vụ đầy đủ hơn nên tỷ lệ
dân số có trình độ sẽ cao hơn, trong khi đó, ở nông thôn do điều kiện kinh tế - xã
hội còn thiếu thốn nên chất lượng dân cư sẽ không thể bằng thành thị. Điều đó
tất yếu dẫn đến sự chênh lệch về cơ cấu dân số, cả về giới tính, độ tuổi và trình
độ.
- Yếu tố phong tục, tập quán: một số nơi có quan niệm truyền thống lâu
đời về giá trị của con cái, đặc biệt là con trai. Tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn
ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống của mỗi gia đình khiến cho tình trạng chênh
lệch giới tính tăng nhanh. Tư tưởng này không chỉ ăn sâu bén rễ trong các gia
đình ở nông thôn mà các gia đình ở thành thị cũng đồng quan niệm. Họ cho rằng
sinh con trai để sau này có chỗ dựa khi về già. Quan niệm này đã dẫn đến tình
trạng các gia đình cố gắng để sinh được “cháu đích tôn” mà không quan tâm đến
mình đã có bao nhiêu người con.
- Trình độ văn hóa, nhận thức: những người có trình độ văn hóa cao, nhận
thức tiến bộ thì có xu hướng sinh ít con, không quá nặng về tư tưởng “trọng nam
khinh nữ” cùng với khả năng kinh tế thì họ sẽ có điều kiện để chăm sóc con cái
hơn so với những người sinh nhiều con. Việc sinh nhiều con cùng với khả năng
kinh tế thấp kém sẽ không đảm bảo được chất lượng cuộc sống cả về vật chất và
tinh thần, đặc biệt là trong việc nâng cao trình độ văn hóa (do không có đủ khả

năng cho con cái đi học), gây ra sự chênh lệch cơ cấu dân số, đặc biệt là về trình
độ văn hóa.
- Do tuổi thọ trung bình của nữ thường cao hơn nam giới: người phụ nữ
thường đảm nhận vai trò nội trợ, còn nam giới đảm nhận những công việc,
nhiệm vụ nặng nhọc, nguy hiểm hơn dễ dẫn đến nhiễm các chất độc hại, tai nạn
giao thông, tai nạn sản xuất, …

11


- Các vấn đề sức khỏe sinh sản chưa được quan tâm đúng mức, đặc biệt
là sức khỏe sinh sản vị thành niên. Cùng đó, sự phát triển nhanh chóng và vấn đề
quản lý lỏng lẻo đối với các cơ sở siêu âm đã tạo cơ hội dễ dàng trong việc lựa
chọn giới tính thai nhi cho các gia đình muốn có con trai.
- Cơ sở vật chất – kỹ thuật về công tác giáo dục, y tế còn yếu kém, trình
độ của những người làm trong các ngành này còn hạn chế, tinh thần trách nhiệm
không cao đặc biệt là ở vùng miền núi, vùng sâu vùng xa. Tỷ lệ số giường bệnh,
số bác sĩ trên đầu người ở nước ta rất thấp, không đáp ứng đủ nhu cầu của người
dân. Chi phí điều trị còn khá cao cùng với các hiện tượng tiêu cực trong các lĩnh
vực này đã làm cho những hộ nghèo không có đủ khả năng vào bệnh viện chữa
trị khi họ có nhu cầu.
- Việc tuyên truyền về công tác kế hoạch hóa gia đình còn yếu kém, mang
tính hình thức. Sự tuyên truyền không phù hợp với từng đối tượng cụ thể, mang
tính rập khuôn máy móc nên không mang lại hiệu quả. Các cán bộ làm công tác
tuyên truyền hạn chế về khả năng (diễn đạt, thuyết phục, vận động …), nhiều
cán bộ còn sinh con thứ 3 trở lên nên không tạo được uy tín và sự thuyết phục.
- Chưa xử lý nghiêm đối với những trường hợp vi phạm: hiện nay, việc
lựa chọn giới tính thai nhi khá phổ biến nhưng cũng chưa có văn bản cụ thể và
chế tài đủ mạnh để xử phạt, cùng với các cơ sở y tế tư nhân tự ý thành lập mà
không có quyết định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chất lượng

không được đảm bảo. Điều này tác động không nhỏ đến sự thay đổi cơ cấu dân
số nước ta.

II. Giải pháp để cân đối cơ cấu dân số nước ta.
Thực trạng và đặc điểm nêu trên của cơ cấu dân số Việt Nam trong bối
cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay đang đặt ra cho công tác dân số
của nước ta nhiều cơ hội và thách thức mới. Để củng cố, phát huy những thành
tựu đã đạt được; đồng thời, tiếp tục có được những thành công mới trong công
tác dân số thời gian tới, cần tập trung giải quyết một số vấn đề cốt yếu sau:
12


- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện luật pháp, chính sách DS - KHHGĐ
đảm bảo quản lý nhà nước về lĩnh vực DS - KHHGĐ trên cơ sở luật pháp ngày
càng hoàn thiện, đồng thời đẩy mạnh phong trào nhân dân thực hiện tốt công tác
này.
- Tiếp tục ổn định, kiện toàn cơ quan chuyên trách làm công tác dân số kế hoạch hóa gia đình:
Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan về các công việc:
Tập trung nguồn lực và thực hiện mạnh mẽ các giải pháp để tiếp tục giảm
nhanh, vững chắc mức sinh ở vùng có mức sinh cao; Ban hành Thông tư hướng
dẫn danh mục dị tật, bệnh hiểm nghèo để xác định đối tượng là cặp vợ chồng
không vi phạm quy định sinh một hoặc hai con; Hoàn thiện Dự thảo Nghị định
quy định xử phạt vi phạm hành chính về dân số; Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo
dục về DS - KHHGĐ nhằm nâng cao nhận thức và chuyển đổi hành vi trong
việc thực hiện chính sách DS - KHHGĐ. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và
các Bộ, ngành liên quan đánh giá tình hình thực hiện Pháp lệnh Dân số, trên cơ
sở đó, xây dựng Dự án Luật Dân số trình Quốc hội.
Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tin
đại chúng trong việc phản ánh kịp thời, trung thực đường lối, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước về DS - KHHGĐ; không cấp quyết định xuất bản

hoặc không đưa vào đăng ký kế hoạch xuất bản những ấn phẩm có nội dung
hướng dẫn sinh con theo ý muốn và lựa chọn giới tính của thai nhi; thường
xuyên kiểm tra, thanh tra và xử lý theo quy định của pháp luật đối với các nhà
xuất bản, trang thông tin điện tử có hành vi vi phạm các nội dung tuyên truyền,
hướng dẫn lựa chọn giới tính của thai nhi.
Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các cơ sở giáo dục trong việc thực
hiện giáo dục dân số, giới, giới tính, sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình
phù hợp với các cấp học, bậc học; thực hiện giáo dục tiền hôn nhân trong nhà
trường, chỉnh sửa và cải tiến phương pháp và nội dung giảng dạy về những vấn
đề này ...
13


Tiếp tục ổn định và kiện toàn cơ quan chuyên trách làm công tác DS KHHGĐ; thành lập Ban chỉ đạo công tác DS - KHHGĐ cấp tỉnh, cấp huyện;
duy trì Ban DS - KHHGĐ cấp xã; nâng cao năng lực hoạt động, vai trò phối hợp
liên ngành trong công tác DS - KHHGĐ.
- Xử lý nghiêm việc lựa chọn giới tính thai nhi
Chủ động kiểm soát và giải quyết các nguyên nhân sâu xa làm mất cân
bằng giới tính của trẻ sơ sinh; xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các
hành vi lựa chọn giới tính của thai nhi; phát triển kinh tế - xã hội, phát triển
ngành, lĩnh vực và các dịch vụ kinh tế - xã hội nhằm tranh thủ cơ hội của thời kỳ
cơ cấu dân số vàng và thích ứng kịp thời với sự thay đổi của cơ cấu dân số theo
nhóm tuổi, giai đoạn già hóa dân số.
- Không xuất bản ấn phẩm có nội dung hướng dẫn sinh con theo ý muốn:
Nhằm chủ động kiểm soát và giải quyết các nguyên nhân sâu xa làm mất
cân bằng giới tính của trẻ sơ sinh, Bộ Thông tin và và Truyền thông cần hướng
dẫn các cơ quan báo chí, xuất bản, các trang thông tin điện tử không cấp quyết
định xuất bản hoặc không đưa vào đăng ký kế hoạch xuất bản những ấn phẩm có
nội dung hướng dẫn sinh con theo ý muốn và lựa chọn giới tính của thai nhi.
Bộ Y tế cần tăng cường kiểm tra, thanh tra các cơ sở được phép thực hiện

kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, các cơ sở chuẩn đoán trước sinh nhằm ngăn
chặn việc lạm dụng kỹ thuật cao để chẩn đoán, xác định giới tính và lựa chọn
giới tính thai nhi; kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm.
- Thực hiện chiến lược tổng thể nâng cao chất lượng dân số
Các Bộ, ngành, địa phương cần nâng cao trách nhiệm xây dựng và tổ chức
thực hiện có hiệu quả quy hoạch, kế hoạch, chính sách... nhằm tăng cường sức
khỏe, nâng cao trình độ dân trí, trình độ nghề nghiệp, chuyên môn, phát huy
tiềm năng, tính năng động và phát triển toàn diện con người trong môi trường
gia đình và cộng đồng an toàn, lành mạnh.

14


Bộ Y tế chỉ đạo việc tiếp tục nghiên cứu thử nghiệm các mô hình, giải
pháp can thiệp về kỹ thuật, kinh tế và xã hội nhằm giảm dị tật bẩm sinh, bệnh di
truyền và các yếu tố gây ảnh hưởng làm suy thoái chất lượng giống nòi; từ đó
lựa chọn giải pháp có hiệu quả để triển khai mở rộng trong phạm vi cả nước.
Bên cạnh đó, tổ chức tốt công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân nhằm giảm tỷ lệ
chết, bệnh tật, tăng tuổi thọ bình quân và số năm trung bình sống khỏe mạnh của
người dân.
Ở tại UBND cấp tỉnh, Chính phủ chỉ đạo thành lập Ban Chỉ đạo công tác
DS-KHHGĐ cấp tỉnh; chỉ đạo, hướng dẫn việc thành lập Ban Chỉ đạo công tác
DS-KHHGĐ cấp huyện cũng như việc duy trì Ban DS-KHHGĐ cấp xã, huy
động toàn xã hội tham gia công tác DS-KHHGĐ.
Tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy và cán bộ, nâng cao nhiệt tình
và năng lực cán bộ từ Trung ương đến cơ sở, làm tốt công tác tham mưu, xây
dựng và hoạch định chính sách, điều hành, tổ chức phối hợp và thực hiện công
tác DS - KHHGĐ ở các cấp.
- Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác truyền thông, giáo dục và vận
động nhằm tạo sự ủng hộ mạnh mẽ của các cấp uỷ Đảng, chính quyền; sự hưởng

ứng và tham gia tích cực của các lực lượng xã hội, gia đình, cộng đồng; từng
bước nâng cao nhận thức và chuyển đổi hành vi về DS - KHHGĐ. Lồng ghép
tốt việc giải quyết các vấn đề DS-KHHGĐ và xây dựng gia đình no ấm, bình
đẳng, tiến bộ, hạnh phúc; thực hiện bình đẳng giới trong phạm vi xã hội và gia
đình.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục về DS-KHHGĐ, đặc biệt
là ở vùng có mức sinh cao, vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa nhằm giảm tỷ lệ
sinh ở những vùng này.
- Tập trung củng cố, mở rộng các dịch vụ chăm sóc SKSS, KHHGĐ của
nhà nước, tạo điều kiện về pháp lý, chính sách để các tổ chức xã hội và tư nhân
tham gia, đảm bảo đáp ứng đầy đủ các dịch vụ này một cách an toàn, thuận tiện,
chất lượng ngày càng được nâng cao. Tăng cường chiến dịch lồng ghép tuyên
15


truyền, vận động, tư vấn và cung cấp dịch vụ SKSS, KHHGĐ cho vùng đông
dân có mức sinh cao, vùng khó khăn. Đảm bảo hậu cần và đẩy mạnh tiếp thị xã
hội các phương tiện tránh thai.
- Nâng cao chất lượng hệ thông tin quản lý chuyên ngành. Cung cấp đầy
đủ, kịp thời, chính xác dữ liệu về dân số đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành
chương trình, hoạch định chính sách, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế-xã
hội. Chuẩn bị điều kiện để triển khai công tác đăng kí dân số.
- Kiểm soát chặt chẽ việc duy trì cân bằng giới tính khi sinh, bảo đảm cho
sự cân đối giới tính giữa nam và nữ theo quy luật tự nhiên của sinh sản. Có biện
pháp phát triển các dịch vụ xã hội phù hợp với cơ cấu dân số già trong tương lai.
Tổ chức tốt việc phụng dưỡng, chăm sóc và phát huy vai trò của người già.

16



KẾT LUẬN.
Dân số có vai trò quan trọng đến sự phát triển của một quốc gia. Nếu một
quốc gia có cơ cấu dân số hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất
nước mình thì quốc gia đó đã nắm trong tay một nguồn lực quan trọng để đưa
đất nước bước lên tầm cao mới. Do đó, vấn đề đặt ra ở đây là phải làm sao để có
được một cơ cấu dân số thích hợp. Câu hỏi này đã được tất cả các quốc gia quan
tâm. Tuy nhiên, không phải quốc gia nào cũng có được một cơ cấu dân số như ý
muốn.
Theo cách gọi hiện nay, cơ cấu dân số Việt Nam được gọi là “ cơ cấu dân
số vàng” tức là số người trong độ tuổi lao động cao hơn số người phụ thuộc.
Đây thực sự là cơ hội vàng cho sự phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, để tận
dụng tốt yếu tố này không phải là một điều đơn giản. Nó đòi hỏi Đảng và Nhà
nước ta phải có cách nhìn đúng đắn, cụ thể và toàn diện hơn nữa để có thể đưa ra
những chính sách phù hợp, tạo thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước.
Nghiên cứu cơ cấu dân số Việt Nam không phải là một nội dung mang tính thời
sự cao nhưng không phải ai cũng có cái nhìn mới mẻ, toàn diện và đúng đắn về
nó.

17



×