Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Tiểu luận phân tích vai trò của truyền thông đại chúng đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.15 KB, 11 trang )

Họ và tên học viên: …………
Lớp: …………………………..
Môn: Truyền thông đại chúng và Phát triển xã hội
Đề bài: Đồng chí hãy phân tích vai trò của truyền thông đại chúng đối với sự
phát triển kinh tế xã hội ở nước ta hiện nay?
Bài làm

Truyền thông đại chúng có vị trí, vai trò rất quan trọng trong sự phát triển
kinh tế xã hội ngày nay của Việt Nam. Nó tác động vào ý thức xã hội để hình
thành và củng cố một hệ thống tư tưởng chính trị lãnh đạo đối với xã hội; liên
kết các thành viên trong xã hội thành một khối đoàn kết, một chỉnh thể trên cơ
sở lập trường, thái độ chính trị chung; mục tiêu phát triển kinh tế. Truyền thông
đại chúng còn thực hiện chức năng giám sát và quản lý xã hội, theo dõi, phát
hiện, phản ánh kịp thời những vấn đề, mâu thuẫn mới nảy sinh, góp phần ổn
định chính trị, xã hội.
1. Khái niệm về truyền thông đại chúng
Có nhiều cách định nghĩa lĩnh vực truyền thông, trong đó truyền thông
không bằng lời, truyền thông bằng lời và truyền thông biểu tượng.
Truyền thông (communication) là quá trình chia sẻ thông tin. Truyền
thông là một kiểu tương tác xã hội trong đó ít nhất có hai tác nhân tương tác lẫn
nhau, chia sẻ các qui tắc và tín hiệu chung. Ở dạng đơn giản, thông tin được
truyền từ người gửi tới người nhận. Ở dạng phức tạp hơn, các thông tin trao đổi
liên kết người gửi và người nhận. Phát triển truyền thông là phát triển các quá
trình tạo khả năng để một người hiểu những giừ người khác nói (ra hiệu, hay
viết), nắm bắt ý nghĩa của các thanh âm và biểu tượng, và học được cú pháp của
ngôn ngữ.
Truyền thông thường gồm ba phần chính: nội dung, hình thức, và mục
tiêu. Nội dung truyền thông bao gồm các hành động trình bày kinh nghiệm, hiểu
1



biết, đưa ra lời khuyên hay mệnh lệnh, hoặc câu hỏi. Các hành động này được
thể hiện qua nhiều hình thức như động tác, bài phát biểu, bài viết, hay bản tin
truyền hình. Mục tiêu có thể là cá nhân khác hay tổ chức khác, thậm chí là chính
người/tổ chức gửi đi thông tin.
Truyền thông đại chúng là một khái niệm rộng, mỗi lĩnh vực ngành nghề
trong xã hội đều có cách hiểu của riêng mình, tùy thuộc vào tác động, vài trò của
truyền thông đối với lĩnh vực hoạt động ấy.
Truyền thông đại chúng, xét về phương diện xã hội học là một quá trình
xã hội, đó là quá trình truyền tải thông tin đến rộng rãi công chúng. Quá trình
này được tiến hành thông qua các lọai hình báo chí như báo in, báo nói, báo
hình, tức là thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Hoạt động giao
tiếp xã hội giữa hai hoặc nhiều người. Nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay
đổi nhận thức.
Ở đây, chúng ta cần phân định rõ sự khác biệt giữa hai thuật ngữ truyền
thông đại chúng (mass communication) và các phương tiện truyền thông đại
chúng (mass media). “Các phương tiện truyền thông đại chúng” như báo viết,
phát thanh, truyền hình chỉ là những công cụ kỹ thuật hay những kênh truyền mà
phải nhờ vào đó người ta mới có thể tiến hành quá trình truyền thông đại chúng,
nghĩa là tiến hành việc phổ biến, loan truyền thông tin cho người dân. Còn thuật
ngữ “truyền thông đại chúng” là thuật ngữ được dùng để chỉ một quá trình xã
hội: quá trình truyền tải thông tin đến rộng rãi công chúng.
Năm 1946, lần đầu tiên thuật ngữ truyền thông đại chúng được sử dụng
trong “Lời nói đầu của Hiến chương Liên hiệp quốc về văn hoá, khoa học và
Giáo dục”. Hiện nay, thuật ngữ này đã phổ biến rất rộng rãi các phương tiện
truyền thông đại chúng, tác động hàng ngày, hàng giờ đến sự phát triển của từng
lĩnh vực của xã hội.
Ngày nay, các phương tiện truyền thông đại chúng đã là một phần không
thể thiếu trong đời sống của mỗi con người trong xã hội. Con người khao khát
thông tin, tìm kiếm thông tin về mọi mặt và chính các phương tiện truyền thông
đại chúng đã đáp ứng phần lớn nhu cầu ấy. Nhờ những sáng tạo vượt bậc của

2


khoa học kỹ thuật cho phép chúng ta có thể nắm bắt thông tin trên tòan thế giới
một cách nhanh nhất, tiện lợi nhất. Nhất là hiện nay, với sự phát triển nhanh
chóng của công nghệ thông tin, cho phép chúng ta cập nhập thông tin liên tục,
nhanh chóng thông qua hệ thống Internet.
Truyền thông đại chúng được hiểu là một quá trình truyền đạt thông tin
đến các nhóm cộng đồng đông đảo trong xã hội thông qua các phương tiện
truyền thông đại chúng.
Truyền thông đại chúng là những phương pháp truyền thông chuyển tải
thông điệp đến những nhóm đông người. Có nhiều phương tiện truyền thông đại
chúng khác nhau, phổ biến nhất là Phát thanh, Truyền hình, Báo chí và nay có
thêm internet.
Phát thanh có đông đảo người theo dõi. Máy thu thanh là phương tiện rẻ
tiền giúp đem lại vừa những thông tin cần thiết vừa sự giải trí cho nhiều người
kể cả những người không biết chữ. Các thông báo phát đi có thể cùng một lúc
tới được hàng triệu thính giả và có thể nhắc lại nhiều lần với chi phí thấp.
Truyền hình là phương tiện truyền thông đại chúng ngày càng có nhiều
khán giả do giá máy thu hình giảm và khả năng phủ sóng ngày càng rộng. Kết
hợp hình ảnh và âm thanh, truyền hình có khả năng truyền đạt các nội dung gây
ấn tượng, mang tính thuyết phục cao mà phát thanh hoặc tài liệu in ấn không thể
làm được với hiệu quả như vậy. Tuy nhiên dù đã giảm giá máy thu hình vẫn đắt
hơn máy thu thanh gấp nhiều lần, và chi phí thực hiện chương trình truyền hình
cũng cao hơn phát thanh rất nhiều.
Báo chí và các ấn phẩm: Hiện nay có khá nhiều tờ báo được xuất bản ở
nước ta. Báo và tạp chí tiếp cận được nhiều đối tượng khác nhau như công nhânviên chức, sinh viên học sinh, nhân dân lao động, các ban ngành, lãnh đạo…Bên
cạnh báo chí, các ấn phẩm trên giấy như sách, sách nhỏ, bướm (tờ rơi), bích
chương, hoặc trên các chất liệu khác như giấy keo, áo thun, miếng lót ly, đồng
hồ, pa-nô v.v… cũng có một tác dụng đáng kể đặc biệt là tạo sự quan tâm và

nâng cao nhận thức nếu được sản xuất và sử dụng đúng cách.

3


Internet với sự giao lưu thông tin toàn thế giới đang ngày càng được nhiều
người sử dụng. Ưu điểm nổi bật của nó đó là thông tin trên internet có thể được
cập nhật rất nhanh và truy tìm dễ dàng. Với khả năng lưu trữ thông tin lâu dài nó
đóng luôn vai trò như là một thư viện. Đặc biệt khả năng hồi báo nhanh chóng
trên internet hiện đang được khai thác để giúp thông tin cung cấp được chính
xác và phù hợp hơn với nhu cầu người đọc.
Tuy nhiên internet cũng có một số khuyết điểm. Bên cạnh các thông tin
chính xác, cập nhật của các tổ chức có uy tín, ngày càng xuất hiện nhiều những
thông tin sai lệch trên những trang web nhiều khi có tên gọi và vẻ ngoài rất
chuyên nghiệp. Một khuyết điểm nữa đó là nó đòi hỏi người sử dụng phải có
một số kỹ năng nhất định (sử dụng máy vi tính, kỹ năng tìm kiếm thông tin...)
làn hạn chế khả năng truyền thông của internet.
2. Một số vai trò của truyền thông đại chúng đối với kinh tế và xã hội
ở nước ta hiện nay
Các phương tiện truyền thông đại chúng đóng một vai trò quan trọng
trong đời sống xã hội không chỉ là kênh chủ yếu cung cấp kiến thức và thông tin
mà chúng còn là một công cụ hữu hiệu để quản lý, điều hành và cải cách xã hội.
Chúng đã trở thành một định chế trong xã hội với những qui tắc và chuẩn mực
riêng. Có thể nói rằng, các phương tiện truyền thông đại chúng đã trở thành một
phần không thể thiếu trong đời sống của mỗi cá nhân và tòan xã hội.
Ở nước ta, mặc dù vấn đề tiếp cận các tiến bộ của khoa học kỹ thuật về
truyền thông đại chúng chậm hơn so với nhiều nứơc, nhưng hiện nay, các
phương tiện truyền thông đại chúng cũng đã có một vị trí vô cùng quan trọng
trong xã hội. Nó là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, là vai trò trung
gian tạo diễn đàn cho người dân bộc lộ những suy nghĩ, quan điểm của mình về

các chủ trương, chính sách, đừơng lối của Đảng, Nhà nứơc.
Hệ thống các phương tiện truyền thông đại chúng mà trung tâm là hệ
thống báo chí hiện nay phát triển rất mạnh mẽ, đã trở thành một thành tố rất
quan trọng của xã hội. Hệ thống này vừa là động lực, vừa là công cụ trong hoạt
động tổ chức, quản lí và nâng cao dân trí trong xã hội. Trong hoạt động của
4


mình, hệ thống truyền thông đại chúng đã thể hiện vai trò cũng như khả năng tạo
sự tương tác xã hội, hướng dẫn, định hướng hành vi hoạt động trong công
chúng. Chính vì vậy, truyền thông đại chúng trở thành một thiết chế xã hội, nó
được coi là tác nhân cơ bản làm hình thành các liên kết xã hội.
Một số vai trò của truyền thông đại chúng trong phát triển kinh tế xã hội ở
Việt Nam hiện nay
2.1. Đối với Kinh tế
Việt Nam mở cửa hội nhập và trở thành một mắt xích quan trọng trên thế
giới về các lĩnh vực kinh tế, thương mại, giao lưu văn hóa, truyền thông đại
chúng trở thành cầu nối quan trọng trong quá trình hoạt động, giao thương của
công chúng. Có thể nói truyền thông đại chúng và kinh doanh - thương mại là
các lĩnh vực có những điểm giao thoa, tương tác mật thiết, liên hệ qua lại với
nhau, nhất là trong thời kỳ đất nước hội nhập như hiện nay.
Thông qua chúng các vấn đề cốt tủy của doanh nhân như quảng cáo sản
phẩm, thông tin thị trường, tìm đối tác, ký hợp đồng thương vụ qua thư điện tử,
mua - bán hàng qua mạng được giải quyết nhanh chóng, hiệu quả. Đồng thời,
các vấn đề thông dụng như quảng cáo có văn hóa - không vi phạm thuần phong
mỹ tục dân tộc, nhân cách- bản lĩnh doanh nhân, vấn đề then chốt như vai trò
doanh nhân trong sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam “tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc” xuất hiện nhiều trên các phương tiện truyền thông, được nhiều
tầng lớp xã hội quan tâm và có tác động nhất định đến quá trình xây dựng, phát
triển văn hóa, kinh tế - xã hội quốc gia…

Mở rộng đường dư luận rộng rãi về việc kế thừa, tiếp nối những yếu tố
tích cực, phát triển những điểm vượt trội của văn hóa dân tộc; loại bỏ những
những yếu tố không còn hợp thời, cản trở sự phát triển của văn hóa và kinh tế xã
hội để từ đó thống nhất quan niệm, nhận thức toàn xã hội, kể cả nhận thức của
giới kinh doanh.
Sự phát triển truyền thông đại chúng và giao lưu quốc tế giúp công chúng
Việt Nam (gồm cả doanh nghiệp) có nhiều dữ liệu; thông tin phong phú, nhiều
chiều, dân chủ hóa trong quá trình gắn bó; phát triển văn hóa nước nhà - làm
5


phông, nền, chỗ dựa tinh thần vững chắc cho doanh nhân dân tộc;Truyền thông
đại chúng tạo dư luận rộng rãi, thúc đẩy nhiều đối tượng- không chỉ doanh nhân
mà nhà nước, xã hội cùng có trách nhiệm vun đắp, phát triển văn hóa dân tộc
đúng hướng, có bản sắc riêng, có tầm cao, trường tồn; Ngoài ra, truyền thông đại
chúng góp ý, phê phán sự thờ ơ, tha hóa, vô trách nhiệm của một số doanh
nghiệp đối với văn hóa nước nhà.
Nhờ sự phát triển ngày một hiện đại hơn, mạnh và rộng rãi hơn của các
phương tiện truyền thông đại chúng mà doanh nghiệp có thể quảng bá thương
hiệu của mình đến với người tiêu dùng nhanh hơn, cũng như có thể tiếp cận với
ngươi tiêu dùng dễ dàng hơn, và ngược lại người tiêu dùng cũng có thể đóng
góp hoặc phản ánh những điều không hài lòng của họ đối với doanh nghiệp.
2.2. Vai trò của truyền thông đại chúng đối với xã hội
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhà nước nhiều lĩnh vực xã hội đã có sự phát
triển rõ rệt. Hoạt động truyền thông đại chúng đã phát triển mạnh mẽ cả về số
lượng và chất lượng, đóng góp tích cực vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại
hoá đất nước, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh.
Trong đường lối đổi mới toàn diện, nổi bật lên là vấn đề dân chủ hoá các
mặt của đời sống xã hội; Thực tế này đã tạo nên những diến biến mới mẻ trong

hoạt động thông tin báo chí ở nước ta. Báo chí hiện nay đã cơ bản hạn chế được
hình thức thông tin một chiều đơn điệu và ngày càng thể hiện được vai trò là cầu
nối giữa Đảng và Dân. Thông tin hai chiều được thực hiện trên báo chí: một mặt
tuyên truyền, giải thích đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước
đến với công chúng mặt khác phản ánh những nguyện vọng, ý kiến phản hồi của
công chúng trong quá trình thực hiện đường lối chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nước.
Ở nước ta các loại hình thông tin đại chúng đồng thời tồn tại và phát triển,
chúng không những không loại trừ nhau, mà ngược lại còn bổ khuyết, hỗ trợ cho
nhau tạo nên sức mạnh tổng hợp, góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước.

6


Truyền thông đại chúng được coi là một tác nhân xã hội, cơ bản tạo nên các
liên kết xã hội không chỉ trong phạm vi quốc gia mà cả trên phạm vi khu vực và
quốc

tế.
2.3. Truyền thông đại chúng có vai trò to lớn trong việc định hướng dư luận

xã hội
Truyền thông đại chúng là nơi khơi nguồn dư luận xã hội, nó đã phản ánh
và truyền dẫn dư luận xã hội; định hướng dư luận, có nghĩ là định hướng nhận
thức; điều hòa dư luận, điều hòa tậm trạng, tâm lý xã hội.
Chính từ dư luận xã hội với tính chất “đánh giá” để xác định hành vi ứng
xử của con người trứơc một sự kiện, hiện tựơng đó được xem như hiện tượng
tâm lý xã hội, là cầu nối giữa ý thức xã hội và hành động xã hội
Truyền thông đại chúng thực hiện chức năng quản lý xã hội của mình
bằng việc cung cấp thông tin cho xã hội, hình thành và định hướng dư luận xã

hội theo mục đích nhất định của chế độ, của giai cấp. Ở nước ta, đó là kênh
thông tin đăng tải, phổ biến, giải thích đường lối, chính sách của Đảng và Nhà
nước; góp phần vào xây dựng và hoàn thiện đường lối, chủ trương, chính sách
của Đảng, Nhà nước. Nói cách khác, Đảng ta coi các phương tiện truyền thông
đại chúng là kênh giám sát cán bộ, đảng viên và tòan xã hội qua dư luận xã hội.
Dư luận xã hội sẽ giúp Đảng, Nhà nước hiểu được “tâm trạng” của xã hội, từ đó
có những chính sách, hành động hợp lý, kịp thời.
Dư luận xã hội được hình thành dưới tác động của các phương tiện truyền
thông đại chúng thông qua các kênh thuộc hệ thống này và bằng con đường giao
tiếp, bằng họat động thảo luận, trao đổi nội dung các thông tin mà công chúng
tiếp thu được để hình thành nên dư luận xã hội. Các phương tiện truyền thông
đại chúng hướng đến việc hình thành dư luận xã hội về các vấn đề trong đời
sống xã hội. Đồng thời hệ thống này cũng là những kênh để thể hiện dư luận xã
hội. Để làm được điều này, các phương tiện truềyn thông đại chúng đã nổ lực
không ngừng để giúp cho việc hình thành và thể hiện dư luận hiệu quả nhất.

7


Vai trò của các phương tiện truyền thông đại chúng hiện nay trong tạo lập
dư lậun xã hội không thể phủ nhận được. Với các thiết bị máy móc ngày càng
tinh vi, hiện đại, sẽ là điều vô cùng thuận lợi cho các nhà báo tác nghiệp để đưa
ra những thông điệp khơi nguồn dư luận hiệu quả.
2.4. truyền thông đại chúng trong thực tiễn cuộc sống
Hàng ngày, trên các phương tiện truyền thông đại chúng hầu như đều xuất
hiện những bài viết, những chương trình nói về tham nhũng. Sự việc tham
nhũng ở địa phương này chưa giải quyết xong thì sự việc khác ở địa phương
khác bị “lôi ra ánh sáng”. Điều đáng nói hơn nữa, những vị đảng viên, là quan
chức nhà nước dính líu ngày càng nhiều vào tham nhũng. Điều này đã gây cho
không ít người dân hoang mang, làm giảm lòng tin, sức mạnh vào con đừơng đi

lên chủ nghĩa xã hội của chúng ta, đó là sự thật mà chúng ta phải nhìn thẳng
vào.
Trong thời gian qua, các phương tiện truyền thông đại chúng đã là nơi
đáng tin cậy của ngừơi dân để phản ánh các vấn đề xã hội. Làm tăng cường và
phát triển dân chủ hóa trong các mặt của đời sống xã hội. Tổ chức và động viên
nhân dân tham gia các họat động quản lí xã hội. Hầu hết trên các báo đều có các
chuyên mục dành cho nhân dân, là diễn đàn thực sự cho nhân dân, ví dụ: “Ý
kiến bạn đọc” , “chúng tôi có ý kiến”, “Ý kiến bạn xem đài” đã nhằm cung cấp
những thông tin thiết thực chống tham nhũng.
3. Thực trạng vai trò của truyền thông đại chúng đối với sự phát triển
kinh tế xã hội ở nước ta hiện nay
3.1. Thành tựu
- Trong phát triển chung của kinh tế xã hội
+ Cung cấp kiến thức, xây dựng hình ảnh thông qua đó đạt được các mục
tiêu phát triển kinh tế.
+ Góp phần tích cực trong công tác ổn định xã hội.
+ Góp phần vào nhiệm vụ đào tạo nhân lực, cung cấp kiến thức, xây dựng
hình ảnh thông qua đó đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế.
- Trong công tác an sinh xã hội
8


+ Một cầu nối giữa các tầng an sinh xã hội và người dân.
+ Trở thành nhân tố trực tiếp hoặc gián tiếp, đóng góp quan trọng về vật
chất, tinh thần cho hệ thống an sinh xã hội.
+ An sinh xã hội là lĩnh vực thông tin quan trọng trên báo chí.
+ Báo chí là phương tiện chuyển tải thông tin an sinh xã hội nhanh chóng
và hữu hiệu nhất.
3.2. Hạn chế
- Tình trạng nhiễu loạn thông tin vẫn xảy ra tràn lan.

- Nhiều cơ quan truyền thông đưa thông tin chưa được chính xác và kịp
thời, khiến nhiều doanh nghiệp không nắm bắt được thông tin dẫn đến không
theo kịp những bước chuyển mới trong hoạt động kinh tế.
- Diễn đàn báo chí chưa mang lại hiệu quả.
- Sự tương tác giữa các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp, người dân là
chưa cao.
4. Kết luận
Các phương tiện truyền thông đại chúng là một quyền lực thực sự trong nền
kinh tế xã hội của nước ta hiện nay. Chúng tạo ra dư luận, chi phối dư luận, kiểm
soát cuộc chuyện trò trao đổi công cộng. Điều đó cũng có nghĩa là một cách nào đó
chúng cũng chi phối cách suy nghĩ, chọn lựa và hành động của mỗi người chúng
ta.
Nhờ các phương tiện truyền thông ngày nay, đặc biệt nhất là Internet, chúng
ta có thể tiếp cận một khối lượng thông tin khổng lồ, hầu như vô tận (thông tin ở
đây hiểu theo nghĩa rộng) bao gồm hết mọi lãnh vực của tri thức và đời sống,
nhưng trong đó vàng thau, tốt xấu, đúng sai, thật ảo lẫn lộn. Nếu không có những
chọn lựa rõ ràng theo những định hướng hữu ích cho bản thân, ta sẽ bị lạc lối và
phung phí thời giờ vô ích, –không phải chỉ vô ích mà còn rất có hại nữa. Điều này
đòi hỏi một sự rèn luyện kỷ luật bản thân kiên quyết và kiên trì (việc sử dụng
Internet).

9


Bởi vậy truyền thông đại chúng càng có tầm vóc quan trọng to lớn thì
những người làm truyền thông càng phải tìm hiểu nguồn tin, cung cấp những
thông tin chính xác nhất để định hướng dư luận theo hướng tích cực.
Truyền thông phải góp phần định hướng dư luận xã hội. Khi đứng trước
một vấn đề nảy sinh trong đời sống xã hội, bên cạnh trách nhiệm thông tin kịp
thời, truyền thông đại chúng phải đặt trách nhiệm công dân, trách nhiệm xã hội

lên trên; tức là trăn trở, tìm hiểu và lý giải vấn đề một cách thấu đáo với cái nhìn
sắc nét, biện chứng.
Truyền thông đại chúng đã góp phần trong định hướng dư luận xã hội, tạo
ra những luồng dư luận tích cực làm lành mạnh hoá đời sống xã hội, tạo đà khai
thác tốt sức mạnh nội lực cho quá trình phát triển phát triển kinh tế-xã hội của
từng địa phương và của cả nước. Và, đó chính là góp phần vào hoat động tư
tưởng của Đảng - xây dựng một xã hội công bằng văn minh.

10


11



×