Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho HS lớp 4 qua phân môn Tập đọc ở trường Tiểu học Mỹ Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (749.83 KB, 78 trang )

LỜI CẢM ƠN
Đối với mỗi sinh viên, khóa luận tốt nghiệp chính là thành quả của q trình học
tập và rèn luyện trong trường đại học. Chính vì thế, việc hồn thành khóa luận địi hỏi
rất nhiều cơng sức, sự chuyên tâm, nhiệt huyết cũng như thời gian của người viết. Tuy
nhiên, một trong những yếu tố không nhỏ tạo nên “sản phẩm trí tuệ” này là sự hướng
dẫn, giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn, các thầy cô đã giảng dạy cũng như sự ủng hộ
của gia đình và bạn bè.
Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới giảng viên, TS
Nguyễn Thị Nga - người trực tiếp hướng dẫn em trong quá trình làm khóa luận. Khơng
chỉ gợi ý và hướng dẫn em trong quá trình tìm hiểu, đọc tài liệu và lựa chọn đề tài, cơ
cịn tận tình chỉ bảo em những kĩ năng phân tích, khai thác tài liệu để có được những
lập luận phù hợp với nội dung của khóa luận. Hơn nữa, cơ cịn rất nhiệt tình trong việc
đốc thúc q trình viết khóa luận, đọc và đưa ra những nhận xét, góp ý để em có thể
hồn thành khóa luận một cách tốt nhất.
Bên cạnh đó, em cũng xin gửi đến các thầy cô giáo đã và đang công tác, giảng
dạy tại khoa Sư phạm Tiểu học – Mầm non, Ban giám hiệu nhà trường và quý thầy cơ
trường Đại học Quảng Bình lịng biết ơn sâu sắc về những kiến thức và kĩ năng mà các
thầy cô đã truyền đạt cho em trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường.
Cuối cùng, em xin được gửi đến bố mẹ, gia đình và bạn bè lời cảm ơn và lịng
biết ơn sâu sắc vì những sự động viên, ủng hộ và cổ vũ tinh thần trong suốt quá trình
gian nan và vất vả này.
Đồng Hới, tháng 5 năm 2018
Sinh viên
Nguyễn Thị Ngọc Anh


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết
quả nghiên cứu trong khóa luận này là trung thực. Nếu không đúng như trên, tôi xin
cam đoan chịu trách nhiệm về vấn đề của mình.


Đồng Hới, tháng 5 năm 2018
Sinh viên
Nguyễn Thị Ngọc Anh


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ..........................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...........................................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................................4
4. Khách thể và đối tượng nghên cứu của đề tài .............................................................4
5. Giả thiết khoa học ........................................................................................................4
6. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................................4
7. Giới hạn nghiên cứu của đề tài ....................................................................................5
8. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................5
9. Đóng góp của đề tài .....................................................................................................5
10. Thời gian thực hiện ....................................................................................................6
11. Cấu trúc khóa luận .....................................................................................................6
PHẦN NỘI DUNG ..........................................................................................................7
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI ..........................................................7
1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN......................................................................................................7
1.1.1. Một số vấn đề về đọc .............................................................................................7
1.1.2. Cơ sở tâm sinh lí của HS Tiểu học ( lớp 4) .........................................................17
1.1.3. Cơ sở ngôn ngữ và văn học của việc dạy đọc .....................................................19
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN ..............................................................................................21
1.2.1. Khảo sát chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 .....................................21

1.2.2. Thực trạng dạy-học đọc diễn cảm ở lớp 4 trường Tiểu học Mỹ Thủy ................25
1.2.2.1. Địa bàn khảo sát ...............................................................................................25
1.2.2.2. Đối tượng và phương pháp khảo sát.................................................................28
1.2.2.3. Nội dung khảo sát .............................................................................................28
1.2.2.4. Kết quả khảo sát ...............................................................................................31


CHƯƠNG II: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG ĐỌC DIỄN CẢM CHO HS
LỚP 4 TRƯỜNG TIỂU HỌC MỸ THỦY ...................................................................38
2.1 Rèn kỹ năng đọc từ khó, câu khó ............................................................................38
2.2. Rèn kỹ năng ngắt, nghỉ hơi khi đọc ........................................................................40
2.3. Rèn luyện kỹ năng thể hiện ngữ điệu khi đọc ........................................................46
2.4. Rèn kỹ năng xác định và thể hiện giọng đọc .........................................................51
CHƯƠNG III: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM................................................................ 54
3.1. Mục đích thực nghiệm ............................................................................................54
3.2. Đối tƣợng, thời gian và địa bàn thực nghiệm ........................................................54
3.2.1. Đối tượng thực nghiệm ........................................................................................54
3.2.2. Thời gian và địa bàn thực nghiệm .......................................................................54
3.3. Nội dung, phương pháp thực nghiệm .....................................................................54
3.4. Thiết kế giáo án thực nghiệm sư phạm ..................................................................55
3.4.1. Giáo án đối chứng................................................................................................ 55
3.4.2. Giáo án thực nghiệm............................................................................................58
3.5. Kết quả thực nghiệm...............................................................................................65
3.5.1. Chỉ tiêu đánh giá ..................................................................................................65
3.5.2. Kết quả thực nghiệm: ..........................................................................................65
KẾT LUẬN ...................................................................................................................67
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................69
PHỤ LỤC ......................................................................................................................71



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Viết tắt

Diễn giải

1

GV

Giáo viên

2

HS

Học sinh

3

BGH

4

GD - ĐT

5


NXB

6

NXBDHSP

7

SGK

Sách giáo khoa

8

CSVC

Cơ sở vật chất

9

CQG

Cấp Quốc gia

10

CBGV

Ban giám hiệu
Giáo dục và Đào tạo

Nhà xuất bản
Nhà xuất bản Đại học Sư phạm

Cán bộ giáo viên


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Tiểu học là cấp học đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển nhân
cách con người, đặt nền tảng cho giáo dục phổ thông và các cấp học trên. Về mặt tâm
lí ở cấp bậc Tiểu học này, trẻ bắt đầu tiếp xúc với việc học tập. Hoạt động của chúng
được chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập. Tâm hồn trong trắng của
các em bắt đầu tiếp xúc với cơng việc mới mẻ và có thể nói cấp tiểu học sẽ vẽ những
nét đầu tiên trên nền nhân cách trẻ.
Trong các môn học ở Tiểu học, mơn Tiếng Việt giữ một trong những vị trí quan
trọng nhất. Môn Tiếng Việt được chia làm nhiều phân mơn nhỏ: Tập đọc, chính tả,
luyện từ và câu, tập làm văn. Riêng với phân mơn Tập đọc, ngồi việc luyện đọc và
giờ tập đọc, ngoài việc rèn đọc, dẫn dắt cho HS cảm thụ tốt bài văn, thấy cái hay cái
đẹp của hình tượng văn học, chúng ta cịn cho HS tìm bố cục để phát triển óc phân
tích, tìm đại ý để phát triển óc tổng hợp, rèn óc tưởng tượng, phán đoán, ghi
nhớ...đồng thời giúp các em học cách dùng từ chính xác, đặt câu sinh động, luyện về
ngữ âm, chính tả, tập làm văn.
Dạy đọc có ý nghĩa rất lớn ở tiểu học. Đọc trở thành đòi hỏi đầu tiên đối với
người đi học, các em phải học đọc, sau đó các em phải đọc để học. Đọc giúp các em
chiếm lĩnh được ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập. Đọc là một công cụ, một
phương tiện quan trọng để giúp các em học tốt các môn học khác chiếm lĩnh kho tàng
tri thức văn hóa của nhân loại để lại trong sách vở.
Phân môn tập đọc lớp 4 tiếp tục củng cố, nâng cao kĩ năng đọc thầm đã được
hình thành ở lớp dưới, tăng cường tốc độ đọc, biết đọc lướt để chọn thông tin nhanh,
bước đầu biết đọc diễn cảm.

Tập đọc lớp 4 là một môn học nghệ thuật với hai yêu cầu cơ bản là rèn đọc diễn
cảm và cảm thụ tốt bài văn, bài thơ. Đọc diễn cảm là đỉnh cao của quá trình luyện đọc.
Muốn đạt được đặc trưng, nhiệm vụ của phân mơn thì người GV phải nắm được quy
trình cảm thụ văn học là đi tìm hiểu từ nghệ thuật đến nội dung. Từ chổ hiểu nội dung
thông qua các dấu hiệu nghệ thuật mới có khả năng xây dựng tốt tư tưởng, tình cảm
qua giọng đọc. Muốn vậy, người GV phải giúp HS hiểu được nội dung và biết khai
1


thác những giá trị nghệ thuật trong bài từ đó các em biết rung động, bày tỏ tình cảm,
thái độ qua giọng đọc trong bài văn, bài thơ. Đồng thời GV phải tìm hiểu kĩ hướng dẫn
luyện đọc của mỗi bài tập đọc trong sách giáo khoa. Là những tác phẩm văn học đã
được chọn lọc về cả nội dung lẫn hình thức mang tính tư tưởng cao. Bằng cách sử
dụng ngôn ngữ với những biện pháp nghệ thuật phù hợp và lối hư cấu đầy sáng tạo, tác
giả đã vẽ lên những bức tranh sống động về cuộc sống, về những cảnh đẹp của đất
nước, những anh hùng trong chiến đấu, trong lao động sản xuất. Thơng qua đó, người
đọc tái hiện lại bức tranh phong phú bằng trí tưởng tượng của mình qua giọng đọc.
Vậy, muốn đọc diễn cảm phải thơng qua việc tìm hiểu nơi dung và khai thác các yếu tố
nghệ thuật mới giúp rèn cho HS đọc diễn cảm tốt bài văn,bài thơ.
Rèn đọc diễn cảm cho HS chính là xây dựng cho các em những cảm xúc lành
mạnh thông qua nội dung và giá trị nghệ thuật. Từ đó giáo dục thẩm mĩ, tư tưởng tình
cảm tốt đẹp đối với quê hương, đất nước, con người và cuộc sống mà tác giả gửi gấm
trong những bài tập đọc. Cũng từ đó, HS thêm yêu tiếng Việt và góp phần giữ gìn sự
trong sáng của tiếng Việt.
Từ những lí do trên, tơi lựa chọn và nghiên cứu đề tài: “Rèn kỹ năng đọc diễn
cảm cho HS lớp 4 qua phân môn Tập đọc ở trường Tiểu học Mỹ Thủy, Lệ Thủy,
Quảng Bìn”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tập đọc là phân mơn thực hành có nhiệm vụ quan trọng là hình thành năng lực
đọc cho HS. Cao hơn nữa là hình thành cho HS kỹ năng đọc diễn cảm tức là đọc chính

xác, rõ ràng, truyền cảm, có ngữ điệu đọc phù hợp với nội dung của văn bản; sao cho
người nghe cảm nhận đầy đủ giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản. Vì vậy,
việc vận dụng phương pháp, biện pháp dạy đọc diễn cảm là vấn đề mà nhiều nhà
nghiên cứu quan tâm, tìm hiểu.
Trong cuốn Phương pháp dạy học tiếng Việt (giáo trình chính thức đào tạo GV
Tiểu học hệ Cao đẳng sư phạm và sư phạm 12 + 2) của Lê A - Thành Thị Yên Mĩ - Lê
Phương Nga - Nguyễn Trí - Cao Đức Tiến, các tác giả đã đưa ra được cơ sở lí luận và
một số phương pháp dạy học Tập đọc ở Tiểu học.
Trong cuốn Dạy học Tập đọc ở Tiểu học của tác giả Lê Phương Nga đã đi sâu
nghiên cứu về phân mơn Tập đọc với các vấn đề lí luận chung, một số vấn đề tổ chức
2


dạy Tập đọc. Đồng thời tác giả đã đưa ra một số biện pháp để hình thành và rèn luyện
kỹ năng đọc cho HS. Đây là cơ sở quan trọng để giáo viên vận dụng vào dạy Tập đọc
nói chung và rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm nói riêng cho phù hợp với đối tượng HS
của mình.
Phương pháp dạy Tiếng Việt cho HS dân tộc cấp Tiểu học (Tài liệu đào tạo GV)
của dự án phát triển giáo dục Tiểu học(NXB giáo dục - NXB ĐHSP - 2007) đã đề cập
đến phương pháp dạy đọc diễn cảm đã quan tâm nghiên cứu cơ sở khoa học của việc
dạy đọc diễn cảm, nhưng chưa đề xuất các biện pháp cụ thể để rèn luyện kỹ năng đọc
diễn cảm cho HS lớp 4.
Trong cuốn Phương pháp dạy tiếng Việt cho HS dân tộc cấp Tiểu học (Tài liệu
bồi dưỡng GV) của dự án phát triển GV Tiểu học đã nghiên cứu một số biện pháp và
hình thức hướng dẫn HS trong giờ Tập đọc. Đây là nhưng vấn đề có ý nghĩa thực tiễn
có thể áp dụng vào dạy đọc - đọc diễn cảm không chỉ với HS dân tộc thiểu số mà ngay
cả với HS dân tộc Kinh, thì những biện pháp này vẫn hồn tồn có tác dụng tích cực.
Cuốn Rèn kỹ năng sử dụng tiếng Việt (giáo trình đào tạo GV Tiểu học hệ Cao
đẳng sư phạm và sư phạm 12 + 2). Tác giả Đào Ngọc - Nguyễn Quang Ninh đã đưa ra
kĩ thuật đọc ở các hình thức đọc thành tiếng và đọc thầm. Đây cũng là những gợi ý để

tôi đề xuất các biện pháp rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm cho HS lớp 4 trường Tiểu
học Mỹ Thủy.
Trong cuốn Dạy lớp 4 theo chương trình Tiểu học mới của dự án phát triển GV
Tiểu học đã đề cập đến những phương pháp, biện pháp chủ yếu để dạy đọc diễn cảm
lớp 4, trong đó chú trọng đến phương pháp đọc theo mẫu, phương pháp thực hành giao
tiếp, phương pháp sử dụng trò chơi học tập. Nhưng mới chỉ đề cập đến vấn đề lí luận
của phương pháp chưa hướng dẫn cụ thể.
Và cịn nhiều cơng trình nghiên cứu khác nữa. Các cơng trình trên với các hướng
nghiên cứu về phương pháp đọc và đọc diễn cảm khác nhau, tuy cịn nói chung chung
song đều đưa đến những lí luận có tính thuyết phục cho dạy học Tập đọc nói chung
và đọc diễn cảm nói riêng. Đây là cơ sở quan trọng để tơi đi sâu tìm hiểu và đề xuất
một số biện pháp rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm cho HS lớp 4 trường Tiểu học Mỹ
Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình một cách hiệu quả nhất.

3


3. Mục đích nghiên cứu
Dựa trên những lí luận chung về dạy học Tập đọc và căn cứ vào đặc điểm
tâm lí, sinh lí của HS lớp 4 trường Tiểu học Mỹ Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình để đề
xuất một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả tiết dạy Tập đọc, rèn kĩ năng cảm
thụ nội dung của bài tập đọc, giúp cho các em đọc hay hơn, diễn cảm hơn.
4. Khách thể và đối tượng nghên cứu của đề tài
-Khách thể : Kỹ năng đọc diễn cảm của HS lớp 4 trường Tiểu học Mỹ Thủy, Lệ
Thủy, Quảng Bình.
-Đối tượng:
- Những biện pháp phát triển kỹ năng đọc diễn cảm cho HS lớp 4
- Thực trạng dạy đọc diễn cảm
- Nội dung, phương pháp, quy trình dạy học môn Tiếng Việt 4
5. Giả thiết khoa học

Vấn đề rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm cho HS lớp 4 ở các trường Tiểu học hiện
nay vẫn còn chưa được chú trọng. Nhiều GV chưa nhận thức được tầm quan trọng của
việc bồi dưỡng kỹ năng đọc diễn cảm cho HS.
Nếu đề tài đề xuất được những biện pháp rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm
phù hợp thì sẽ phát huy hiệu quả cao nhất kỹ năng đọc diễn cảm cho HS.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Sưu tầm tài liệu, tìm hiểu cơ sở lí luận dạy Tập đọc và rèn luyện kỹ năng đọc
diễn cảm cho HS lớp 4.
- Điều tra khảo sát sách giáo khoa, thực trạng GV hướng dẫn học sinh đọc diễn
cảm và thực trạng đọc diễn cảm ở lớp 4 trường Tiểu học Mỹ Thủy- Lệ thủy- Quảng
Bình
- Khảo sát kỹ năng đọc diễn cảm của GV và HS trường Tiểu học Mỹ Thủy- Lệ
thủy- Quảng Bình
- Bước đầu đề xuất, xây dựng một số biện pháp rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm
cho HS lớp 4 trường Tiểu học Mỹ Thủy – Lệ Thủy – Quảng Bình. Vận dụng các biện
pháp hướng dẫn HS đọc diễn cảm để xây dựng giáo án mẫu.
- Thể nghiệm để khẳng định tính khả thi của đề tài.

4


7. Giới hạn nghiên cứu của đề tài
- Đề tài lựa chọn, khảo sát các bài Tập đọc có tính nghệ thuật trong chương trình
Tiếng Việt 4 theo chương trình hiện hành.
- Khảo sát thực tiễn dạy học Tập đọc và luyện đọc diễn cảm ở lớp 4 trường Tiểu
học Mỹ Thủy- Lệ Thủy- Quảng Bình.
- Đề xuất một số biện pháp rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm cho HS lớp 4 trường
Tiểu học Mỹ Thủy- Lệ Thủy- Quảng Bình.
8. Phương pháp nghiên cứu
- Để thực hiện đè tài này, tơi đã sử dụng nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết

và nhóm phương pháp nghiên cứu khoa học thực tiễn.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết :
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tìm hiểu tài liệu, kết hợp phân tích, tổng
hợp để xử lí tư liệu liên quan đến vấn đề đọc diễn cảm cho HS lớp 4.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn :
- Phương pháp điều tra: trao đổi với GV về những khó khăn, thuận lợi trong việc
rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho HS lớp 4.
- Phương pháp quan sát sư phạm: quan sát thực tiễn quá trình dạy học Tập đọc
cho HS lớp 4 trường Tiểu học Mỹ Thủy - Lệ Thủy - Quảng Bình.
- Phương pháp thực tiễn sư phạm: dự giờ một số tiết học Tập đọc (đọc diễn cảm)
ở lớp 4. ở Trường Tiểu Mỹ Thủy - Lệ Thủy - Quảng Bình. Xây dựng tiết học thử
nghiệm, đối chứng và rút ra bài học về phương pháp dạy học mới.
- Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm: tìm hiểu các kết quả học tập của các
HS khóa trước, phát hiện mặt mạnh, mặt yếu của các em để đưa ra biện pháp khắc
phục. So sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp những vấn đề lí luận và thực tiễn từ đó
khái quát rút ra kết luận và đề xuất.
9. Đóng góp của đề tài
Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lí luận và thực tiễn, xây dựng một số biện
pháp đọc diễn cảm cho HS lớp 4 trường Tiểu học Mỹ Thủy - Lệ Thủy - Quảng Bình.
Nếu đề tài được thực hiện thành cơng sẽ là tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu
đối với sinh viên khoa Tiểu học - Mầm non nói riêng và cho GV trường Tiểu học Mỹ
Thủy nói chung để góp phần nâng cao hiệu quả đọc diễn cảm cho HS, giúp GV có
những biện pháp để rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm cho HS.
5


Khóa luận đủ ở file: Khóa luận full

















×