Trường Tiểu học Thị trấn Phú Hòa Sáng kiến kinh nghiệm
===================================================================
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho HS lớp 4 D
PHẦN THỨ NHẤT:
PHẦN MỞ ĐẦU.
1. Lý do chọn đề tài:
Dạy đọc có ý nghĩa rất to lớn ở Tiểu học. Đọc trở thành một đòi hỏi cơ
bản đầu tiên đổi mới những người đi học. Đầu tiên các em phải học đọc, sau
đó phải đọc để học. Nó là các công cụ để học tập các môn khác. Nó tạo ra
hứng thú và động cơ học tập, nó tạo điều kiện để học sinh có khả năng tự
học và tinh thần học tập suốt đời.
Nhờ đọc mà con người bày tỏ ý kiến của mình . Từ đó con người có
điều kiện tự học và hiểu biết các môn học khác. Như vậy có thể khẳng định
rằng đọc là cầu nối của mọi tri thức, của mọi môn học. Bởi vậy, dạy cho học
sinh biết đọc, đọc đúng, đọc hiểu và đọc diễn cảm là một làm cần thiết và có
ý nghĩa rất quan trọng.
Trong thực tế hiện nay việc dạy đọc, bên cạnh những thành công còn
nhiều hạn chế. Học sinh của chúng ta chưa đọc được như mong muốn, kết
quả đọc của các em chưa đáp ứng được yêu cầu của việc hình thành kĩ năng
đọc. Hầu hết học sinh chỉ mới biết đọc đúng, đọc trôi chảy, số lượng học sinh
đọc diễn cảm còn rất hữu hạn.
Do đó, với mong muốn làm thế nào để chất lượng đọc đúng, đọc diễn
cảm của học sinh lớp 4 ngày càng nâng cao, tôi đã chọn đề tài “ Rèn kĩ năng
đọc diễ cảm cho học sinh lớp 4” làm đề tài nghiên cứu nhằm củng cố kĩ năng
đọc và phát triển kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinhqua phân môn Tập đọc.
2. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở xác định một số nguyên nhân chủ yếu làm cho kĩ năng đọc
diễn cảm của học sinh chưa tốt, tôi tìm ra phương pháp và biện pháp để rèn
kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh qua mỗi tiết dạy tập đọc nhằm nâng cao
năng lực đọc diễn cảm cho học sinh.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
a. Đối tượng:
*Khách thể nghiên cứu:
-31 học sinh lớp 4D Trường Tiểu học Thị trấn Phú Hoà.
*Đối tượng nghiên cứu: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm.
b. Phạm vi nghiên cứu:
Chỉ nghiên cứu trong phạm vi lớp 4D Trường Tiểu học Thị trấn Phú
Hoà năm học 2009- 2010.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Từ cơ sở lí luận thông qua các bài tập đọc thuộc các loại hình văn
bản khác nhau, giáo viên không nên chú trọng các hoạt động của giáo viên
mà coi trọng khâu luyện đọc trơn, đọc trôi chảy, chú ý tổ chức cho học sinh
Giáo viên: Đỗ Thị Sương
================================================================
1
Trường Tiểu học Thị trấn Phú Hòa Sáng kiến kinh nghiệm
===================================================================
hoạt động để rèn kĩ năng đọc, xem học sinh là trung tâm của quá trình dạy
đọc, coi trọng những phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực của học
sinh, nhằm tích cực hoá quá trình học tập.
- Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần thực hiện quy trình dạy đọc
hợp lí. Để hình thành và phát triển tốt kĩ năng này ở học sinh, giáo viên cần
tổ chức các hoạt động trên lớp sao cho mỗi học sinh trong lớp đều được đọc,
được trao đổi nhận thức riêng của mình với thầy cô, bạn bè. Càng được
luyện đọc nhiều, học sinh càng đọc thành thạo, càng được trao đổi ý kiến
nhiều, học sinh càng được nâng cao năng lực diễn đạt. Vì thế học sinh sẽ
được thể hiện tốt khả năng đọc diễn cảm.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã vận dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp phỏng vấn.
- Phương pháp thực nghiệm.
6. Nội dung của đề tài:
* Chương I: Cơ sở lí luận.
* ChươngII: Thực trạng của đề tài nghiên cứu.
* ChươngIII: Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh
lớp 4D Trường Tiểu học Thị trấn Phú Hoà năm học 2009- 2010.
PHẦN THỨ HAI:
NỘI DUNG ĐỀ TÀI.
ChươngI: Cơ sở lí luận
1. Cơ sở ngôn ngữ và văn học của việc dạy Tập đọc:
- Tiếng việt là tiếng ghi âm, nghĩa là viết như thế nào thì đọc như thế
ấy, có đọc được thì mới hiểu nội dung. Vì vậy phân môn Tập đọc có vị trí
đặc biệt trong chương trình Tiểu học. Nó đảm nhận việc hình thành và phát
triển cho học sinh kĩ năng đọc, một kĩ năng quan trọng hàng đầu của Tiểu
học đồng thời làm cơ sở nền móng cho mọi sự phát triển. Đọc trở thành
nhiệm vụ cấp thiết của mỗi người đi học. Biết đọc con người đã nhân khả
năng tiếp thu lên nhiều lần, từ đây họ biết tìm hiểu, đánh giá cuộc sống,
nhận thức các mối quan hệ tự nhiên, xã hội.
- Ngôn ngữ học đã chỉ rõ những nội dung cụ thể về các vấn đề của
ngôn ngữ chữ viết, chính âm, chính tả, nghĩa của từ, câu, đoạn, văn bản, ngữ
điệu, nhịp điệu, tình cảm ngôn ngữ. Đó là những vấn đề gắn bó với việc dạy
và học tập đọc của thẩytrò bậc Tiểu học.
Giáo viên: Đỗ Thị Sương
================================================================
2
Trường Tiểu học Thị trấn Phú Hòa Sáng kiến kinh nghiệm
===================================================================
- Văn học nghệ thuật là tinh hoa của ngôn ngữ, là tình cảm đạo đức lý
tưởng tình yêu, nó có được nhờ cảm xúc của tâm hồn, nó làm cho tâm hồn
con người thêm phong phú và sâu sắc.
- Dạy tập đọc cho học sinh tiểu học là dạy cho học sinh biết đọc đúng
tiếng, từ, câu, chữ, hiểu nội dung rồi đọc đúng ngữ điệu, nhịp điệu, diễn cảm,
cảm nhận được ý nghĩa tình cảm, có cảm xúc, biết tư duy, tưởng tượng hình
thành ý thức tốt đẹp trong tâm hồn và có hành động đẹp nghĩa là học sinh
biết chuẩn ngôn ngữ và hiểu biết cảm thụ văn học. Đây là một nghệ thuật
trong lao động và sáng tạo của người thầy.
2. Cơ sở pháp lí:
Để nghiên cứu đề tài này tôi dựa vào:
- Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy lớp 4 theo chương trình Tiểu học
mới và sách giáo viên Tiệng việt 4.
- Dạy tập đọc cần theo chuẩn kiến thức và kĩ năng của chương trình, ý
thức thực hiện các phương pháp dạy học mới nhằm tích cực hoá học sinh, ý
thức góp phần phát triển nhân cách học sinh trong lĩnh vực sử dụng tiếng
việt làm công cụ để nhận thức. Qua đó phát triển kĩ năng đọc hiểu, hình
thành kĩ năng đọc diễn cảm.
3. Cơ sở lý luận:
-Theo yêu cầu hiện nay, trong môn Tập đọc, học sinh Tiểu học phải
đạt được 3 mức độ đọc: đọc đúng- đọc hiểu- đọc diễn cảm. Đối với học sinh
lớp 4, phân môn tập đọc tiếp tục củng cố, nâng cao kĩ năng đọc trơn, đọc
thầm, đồng thời rèn luyện một kĩ năng mới là đọc diễn cảm.
- Trong môn Tiếng việt, phân môn Tập đọc đóng vai trò quan trọng
giúp học sinh có kĩ năng giao tiếp, xem học sinh là trung tâm của quá trình
dạy đọc. Coi trọng những phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của
học sinh, tổ chức các hoạt động của học sinh theo quan điểm thực hành giao
tiếp. Do vậy muốn học sinh có kĩ năng đọc diễn cảm tốt, giáo viên cần có
phương pháp dạy học phù hợp.
3. Cơ sở thực tiễn:
- Thực tế giảng dạy và khảo sát chất lượng phân môn Tập đọc của học
sinh lớp tôi chủ nhiệm, bản thân tôi nhận thấy: đa số học sinh chỉ dừng lại ở
mức độ đọc đúng, đọc trơn câu, đoạn, bài. Các em chưa biết thể hiện tình
cảm của mình qua bài đọc.
- Do các em lười đọc sách; chưa có thói quen đọc sách báo và không
chịu khó rèn đọc ở nhà.
- Phụ huynh chưa quan tâm đến việc rèn đọc của các em, chỉ chú
trọng vào việc đọc đúng, đọc nhanh là được.
ChươngII: Thực trạng của đề tài nghiên cứu.
1. Khái quát phạm vi :
Giáo viên: Đỗ Thị Sương
================================================================
3
Trường Tiểu học Thị trấn Phú Hòa Sáng kiến kinh nghiệm
===================================================================
Với đề tài này tôi tổ chức và thực hiện ở lớp 4D Trường Tiểu học
Thị trấn Phú Hoà năm học 2009- 2010.
2. Thực trạng của đề tài nghiên cứu :
Phân môn Tập đọc có một nhiệm vụ rất quan trọng đối với học sinh
Tiểu học, do đó vấn đề dạy học Tập đọc hiện nay rất được chú trọng. Có
nhiều chuyên đề, phương pháp đặt ra nhằm đưa chất lượng đọc của các em
nâng lên. Nhưng qua nhiều năm giảng dạy tôi thấy đa số giáo viên chỉ tập
trung nhận xét đến việc các em đọc đúng, đọc trôi chảy, lưu loát chứ chưa có
biện pháp cụ thể để dành cho việc luyện đọc diễn cảm.
Trong quá trình dạy Tập đọc, tôi thấy học sinh mà lớp tôi chủ nhiệm
đa số chỉ dừng lại ở mức độ đọc đúng, đọc trôi chảy. Ít học sinh biết nhấn
giọng ở các từ ngữ quan trọng và thay đổi ngữ điệu cho phù hợp với nội
dung câu văn, đoạn văn. Vì thế mà chất lượng đọc diễn cảm của lớp chưa
cao. Từ lí do trên tôi quyết định nghiên cứu đề tài “ Rèn kĩ năng đọc diễn
cảm cho học sinh lớp 4” để tìm ra các giải pháp nhằm phát triển kĩ năng đọc
diễn cảm cho học sinh.
Đây cũng là một việc làm thiết thực mà trong mỗi giáo viên đứng lớp
như chúng ta băn khoăn, suy nghĩ cần phải có biện pháp như thế nào để
nâng cao hiệu quả dạy đọc nói chung và dạy đọc diễn cảm cho học sinh nói
riêng trong giờ dạy Tập đọc.
3. Nguyên nhân của thực trạng:
- Giáo viên chưa đầu tư đúng mức đồng thời những phương pháp cụ
thể hướng dẫn rèn đọc diễn cảm cho học sinh Tiểu học cũng rất ít được
quan tâm.
- Do học sinh chưa nắm vững cách ngắt hơi, nghỉ hơi khi đọc. Chưa
biết thay đổi ngữ điệu, nhấn giọng ở những từ ngữ, câu văn cần thiết.
- Các em còn ham chơi, chưa tích cực luyện đọc, chưa có thói quen
đọc sách báo, truyện để tra cứu phục vụ cho mục đích học tập và tự mở rộng
hiểu biết.
Giáo viên: Đỗ Thị Sương
================================================================
4
Trường Tiểu học Thị trấn Phú Hòa Sáng kiến kinh nghiệm
===================================================================
- Phụ huynh coi nhẹ việc rèn đọc của các em.
Chương III: Một số biện pháp, giải pháp để thực hiện đề tài.
1. Cơ sở đề xuất các giải pháp:
- Căn cứ vào kết quả khảo sát đầu năm: tỉ lệ học sinh khá giỏi ở
phân môn Tập đọc còn thấp, do ít học sinh thể hiện được giọng đọc
phù hợp với nội dung bài.
- Căn cứ vào nguyên nhân dẫn đến chất lượng đọc diễn cảm của
học sinh còn hạn chế mà tôi đã tìm hiểu ở trên.
2. Các giải pháp chủ yếu:
Như chúng ta đã biết đọc diễn cảm chỉ thực hiện được trên cơ sở học sinh đã
đọc đúng, đọc lưu loát và trôi chảy toàn bài văn. Bởi vậy việc rèn cho học
sinh luyện đọc đúng là khâu đầu tiên của việc rèn đọc diễn cảm và đã thực
hiện ở các lớp 1, 2, 3. Đối với học sinh lớp 4 thì việc luyện đọc đúng được rèn
luyện như sau:
a. Luyện đọc đúng:
Trước khi tiến hành luyện đọc, giáo viên chia văn bản thành các đoạn
đọc phù hợp với trình độ đọc của học sinh, không phải bao giờ cũng đồng
nhất với cách chia đoạn theo bố cục văn bản. Dựa vào số đoạn, giáo viên chỉ
định số học sinh tham gia đọc nối tiếp ở mỗi lượt đọc. Khi học sinh đọc, giáo
viên theo dõi và phát hiện những hạn chế về cách phát âm, ngắt nghỉ hơi về
ngữ điệu câu để từ đó có biện pháp hướng dẫn cho cả lớp, giúp các em đọc
đúng và rành mạch. Đồng thời kết hợp giải nghĩa những từ khó để góp phần
nâng cao kĩ năng đọc hiểu cho học sinh.
Việc luyện đọc từng đoạn như trên tạo điều kiện cho nhiều học sinh
được thực hành đọc. Qua thực hành mà học sinh được giáo viên chỉ dẫn,
uốn nắn hay động viên để được vững chắc kĩ năng đọc, chuẩn bị luyện tập kĩ
năng mới: Đọc diễn cảm.
b. Luyện đọc diễn cảm:
Giáo viên: Đỗ Thị Sương
================================================================
5