Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

7 tiểu luận phân tích, so sánh làm rõ sự giống và khác nhau giữa tổ chức chính trị xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.87 KB, 13 trang )

Họ và tên học viên:
Lớp:
Môn:
Đề bài: Phân tích, so sánh làm rõ sự giống và khác nhau giữa tổ chức chính trị xã hội và tổ chức xã hội mà em biết? Lựa chọn phong trào có thật, phân tích sự
hình thành và phát triển của phong trào xã hội Việt Nam.
Bài làm
* Phân tích, so sánh làm rõ sự giống và khác nhau giữa tổ chức chính trị xã hội và tổ chức xã hội mà em biết:
1. Tổ chức xã hội:
Tổ chức xã hội là những bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị nước ta, được
hình thành trên các nguyên tắc tự nguyện, tự quản của người lao động được tổ
chức và hoạt động theo điều lệ hay theo các quy định của nhà nước, nhân danh
tổ chức mình khi tham gia vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội nhằm bảo vệ lợi
ích chính đáng của các thành viên.
Hoạt động quản lý nhà nước được tiến hành không chỉ bởi các cơ quan nhà nước
mà còn được hình thành bởi các tổ chức xã hội và cá nhân. Là một bộ phận của
hệ thống chính trị, các tổ chức xã hội đã góp phần to lớn vào công cuộc xây
dựng và bảo vệ đất nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động. Các tổ
chức xã hội rất đa dạng về hình thức, tên gọi, chủng loại như: Ðảng cộng Sản
Việt Nam, Ðoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Tổng Liên đoàn Lao động
Việt Nam, Hội liên hiệp phụ nữ Việt nam, Trọng tài kinh tế, Hội nhà văn, Hội
nhà báo, Hội Luật gia...
Trong đời sống xã hội, các tổ chức xã hội là chổ dựa của nhà nước nhằm tuyên
truyền, giáo dục quần chúng thực hiện các nhiệm vụ quản lý. Các tổ chức xã hội
có những đặc điểm phân biệt với các cơ quan nhà nước.
2. Tổ chức Chính trị - xã hội: Ðây là các tổ chức tự nguyện được tổ chức và
hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, có hệ thống tổ chức từ trung ương
1


đến cơ sở. Các tổ chức xã hội này có điều lệ hoạt động do hội nghị toàn thể hoặc
hội nghị đại biểu các thành viên thông qua. Bao gồm các tổ chức như: Ðảng


Cộng sản Việt Nam, Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của
Mặt trận tổ quốc Việt Nam…

So sánh cụ thể Tổ chức Công đoàn và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

STT Tiêu chí

Đoàn Thanh niên

Hội Liên hiệp Thanh niên

Giống nhau - Là một tổ chức có đầy đủ các đặc điểm của tổ chức độc lập.
- Tham gia quản lý Nhà nước, tham gia xây dựng Đảng
góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa, hướng tới mục đích phát triển xã hội.
- Tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tập
trung dân chủ.
- Cơ quan lãnh đạo các cấp của tổ chức đều do bầu cử lập
ra
1

Khái niệm

Là tổ chức chính trị - xã

Hội Liên hiệp phụ nữ

hội của giai cấp công nhân (LHPN) Việt Nam là tổ
và người lao động, tự chức chính trị - xã hội trong
nguyện lập ra nhằm mục hệ thống chính trị, đại diện

đích tập hợp, đoàn kết lực cho quyền và lợi ích hợp
lượng, xây dựng giai cấp pháp, chính đáng của các
công nhân, đại diện và bảo tầng lớp phụ nữ Việt Nam;
vệ các quyền, lợi ích hợp phấn đấu vì sự phát triển
2


pháp, chính đáng của người của phụ nữ và bình đẳng
lao động, có chất quần giới.
chúng và tính chất giai cấp
công nhân.

Hội là thành viên của Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam,
thành viên của Liên đoàn
phụ nữ Dân chủ quốc tế và
Liên đoàn các tổ chức phụ
nữ ASEAN.

2

Chức năng

Công đoàn Việt Nam có

- Đại diện chăm lo, bảo

tính chất quần chúng và

vệ quyền, lợi ích hợp pháp,


tính chất giai cấp của giai

chính đáng của các tầng lớp

cấp công nhân và có 3

phụ nữ, tham gia xây dựng

chức năng sau:

Đảng, tham gia quản lý Nhà

- Chức năng thứ nhất, đại

nước;

diện và bảo vệ các quyền,

- Đoàn kết, vận động, phụ

lợi ích hợp pháp, chính

nữ thực hiện đường lối, chủ

đáng của CNVC-LĐ.

trương của Đảng, chính

- Chức năng thứ hai,


sách, pháp luật của Nhà

tham gia quản lư Nhà

nước, vận động xã hội thực

nước, quản lư kinh tế - xă

hiện bình đẳng giới

hội, tham gia kiểm tra,
giám sát hoạt động của
cơ quan Nhà nước, tổ
chức kinh tế.
- Chức năng thứ ba, giáo
dục, động viên CNVCLĐ
phát huy quyền làm chủ
đất nước, thực hiện nghĩa
3


vụ công dân, xây dựng và
bảo vệ tổ quốc.
3

Nhiệm vụ

- Tuyên truyền đường lối, - Tuyên truyền, giáo dục
chủ trương của Đảng, chính chính trị, tư tưởng, lý tưởng

sách, pháp luật của Nhà cách mạng, phẩm chất đạo
nước và nhiệm vụ của tổ đức, lối sống; đường lối,
chức Công đoàn.

chủ trương của Đảng, chính

- Triển khai thực hiện các sách, pháp luật của Nhà
chỉ thị, nghị quyết và chủ nước;
trương công tác của Công - Vận động các tầng lớp phụ
đoàn các cấp. Tham gia với nữ chủ động, tích cực thực
các cấp ủy Đảng, cơ quan hiện đường lối, chủ trương
nhà nước các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp
phát triển kinh tế xã hội và luật của Nhà nước, tham gia
các vấn đề liên quan đến xây dựng Đảng, Nhà nước,
việc làm, đời sống của phát triển kinh tế - xã hội và
CNVC-LĐ.

bảo vệ Tổ quốc; vận động,

- Tổ chức các phong trào thi hỗ trợ phụ nữ nâng cao
đua yêu nước góp phần đẩy năng lực, trình độ, xây dựng
mạnh phát triển kinh tế đất gia đình hạnh phúc; chăm lo
cải thiện đời sống vật chất,
nước.
- Vận động đoàn viên

tinh thần của phụ nữ;

CNVCLĐ tham gia các hoạt - Tham mưu đề xuất, tham
động xã hội, hướng dẫn các gia xây dựng, phản biện xã

hình thức, biện pháp chăm hội và giám sát việc thực
lo đời sống, cải thiện điều hiện đường lối, chủ trương
kiện làm việc, xóa đói giảm của Đảng, chính sách, pháp
nghèo, xây dựng nếp sống luật của Nhà nước có liên
văn hóa, đấu tranh tiêu cực, quan đến quyền, lợi ích hợp
4


tham nhũng và các tệ nạn xã pháp, chính đáng của phụ
hội.

nữ, gia đình và trẻ em;

- Giám sát việc thực hiện - Xây dựng, phát triển tổ
chế độ, chính sách, giải chức Hội vững mạnh;
quyết kiếu nại, tố cáo, tranh - Đoàn kết, hợp tác với phụ
chấp lao động giữa người nữ các nước, các tổ chức, cá
lao động và giới chủ.

nhân tiến bộ trong khu vực

- Thực hiện công tác phát và thế giới vì bình đẳng,
triển đoàn viên, xây dựng phát triển và hòa bình.
công đoàn cơ sở vững
mạnh.
4

Hệ thống tổ
chức


Công đoàn Việt Nam tổ

Hệ thống tổ chức gồm 4

chức theo ngành nghề và cấp:
địa phương gồm 4 cấp cơ 1. Trung ương
bản:
2. Tỉnh, thành phố trực
- Tổng liên đoàn lao động thuộc Trung ương và tương
Việt Nam;

đương (gọi chung là cấp

- Liên đoàn lao động tỉnh, tỉnh)
thành phố trực thuộc trung 3. Huyện, quận, thị xã,
ương, công đoàn ngành thành phố trực thuộc tỉnhvà
nghề toàn quốc;
tương đương (gọi chung là
- Công đoàn ngành nghề địa cấp huyện)
phương, Liên đoàn lao động 4. Xã, phường, thị trấn và
quận, huyện, thị xã, thành tương đương (gọi là cấp cơ
phố thuộc tỉnh và cấp tương sở).
đương;

Cơ quan lãnh đạo Hội

- Công đoàn cơ sở và Liên hiệp Phụ nữ các cấp
nghiệp đoàn.
do bầu cử lập ra.
5



Về cơ cấu, công đoàn

Cơ quan lãnh đạo cao

có tổ chức chặt chẽ và được nhất của Hội là Đại hội đại
phân cấp để hoạt động trong biểu Phụ nữ toàn quốc. Cơ
phạm vi toàn quốc. Cơ quan quan lãnh đạo ở mỗi cấp là
lãnh đạo các cấp của công Đại hội đại biểu hoặc Đại
đoàn đều do bầu cử lập ra hội toàn thể hội viên của
và cơ quan lãnh đạo cao cấp đó.
nhất của mỗi cấp là Ðại hội Đại hội đại biểu phụ nữ các
công đoàn cấp đó. Giữa hai cấp tổ chức 5 năm một lần.
kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo
là Ban chấp hành công đoàn
do đại hội bầu ra.
5

Nguyên tắc

Nguyên tắc hoạt động

Hội Liên hiệp Phụ nữ

tổ chức và Công đoàn là: Đảm bảo sự Việt Nam tổ chức và hoạt
hoạt động

lãnh đạo của Đảng, Đảm động theo nguyên tắc tự
bảo tính tự nguyện của quần nguyện, dân chủ, liên hiệp,

chúng và mối liên hệ mật thống nhất hành động.
thiết với quần chúng. Đảm
bảo nguyên tắc tập trung
dân chủ

Như vậy, có thể nhận thấy rõ rằng trong hệ thống chính trị - xã hội Việt
Nam, các tổ chức chính trị - xã hội đóng vai trò vừa là trung tâm đoàn kết, tập
hợp đông đảo các lực lượng quần chúng nhân dân (tính chất xã hội), đại diện và
bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các thành viên vừa thực hiện vai
trò nền tảng chính trị của chính quyền nhân dân, tổ chức động viên nhân dân
thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước. So với các tổ
chức xã hội khác, vai trò này của các tổ chức chính trị - xã hội có tính trực tiếp

6


hơn trong việc phục vụ sự nghiệp cách mạng theo đường lối của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước.
Trong hệ thống chính trị - xã hội ngày nay, các tổ chức xã hội đóng vai trò
năng động tích cực hơn so với nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Các tổ chức
xã hội không phải là kênh biệt lập với hệ thống chính trị mà ngày càng tham gia
mạnh mẽ, tác động lớn lao đến kết quả hoạt động của hệ thống chính trị. Vì thế
có thể quan niệm rằng hệ thống xã hội là hệ thống phản hồi với hệ thống chính
trị, giám sát hoạt động của hệ thống chính trị. Nếu nhìn từ góc độ nền dân chủ
xã hội chủ nghĩa thì cả hai hệ thống chính trị và hệ thống các tổ chức xã hội đều
là những kênh thực hiện quyền lực nhân dân. Hệ thống chính trị tác động đến xã
hội trên cơ sở quyền lực giai cấp - xã hội, đảm bảo sự định hướng và dẫn dắt,
điều hành sự phát triển của cả xã hội. Do đó, hệ thống chính trị đảm bảo tính
thống nhất của ý chí, nguyện vọng và quyền lực nhân dân. Hệ thống xã hội đảm
bảo tính nhân bản và tính đa dạng của đời sống xã hội. Hệ thống xã hội không

phải là hệ thống thụ động chịu sự tác động của hệ thống chính trị, phụ thuộc
hoàn toàn vào hệ thống chính trị mà cũng có vai trò, trách nhiệm chung với sự
phát triển toàn diện của đất nước. Cả hai hệ thống đó không thể thiếu vắng và
thay thế vai trò cho nhau. Nếu hệ thống này không tốt thì tất yếu dẫn đến sự bấp
cập của hệ thống kia và ngược lại. Vì vậy, cả hai hệ thống chính trị và hệ thống
xã hội hòa hợp thành thể thống nhất được gọi là hệ thống chính trị - xã hội. Tuy
nhiên, điểm cần chú ý trong mối liên hệ biện chứng giữa hai hệ thống này là nếu
hệ thống chính trị không có mục đích tự thân thì ngược lại hệ thống xã hội trong
khi hoạt động vì mục tiêu cho chính hệ thống mình (mang tính xã hội) có nhu
cầu và mong muốn tác động đến hệ thống chính trị một cách tự nhiên. Thành ra,
dù khác nhau về phương thức, nguyên tắc tổ chức và hoạt động nhưng nhìn tổng
thể mục tiêu của cả hai hệ thống cuối cùng đều thống nhất ở chỗ vì con người, vì
một xã hội tốt đẹp.
Điều có ý nghĩa quan trọng có thể rút ra qua những phân tích trên đây là
vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức xã hội đối với sự hình
thành và phát triển của toàn bộ hệ thống chính trị - xã hội của đất nước đã tạo cơ
7


sở khách quan cho các hoạt động tham gia hay phản hồi của các tổ chức này đến
hệ thống chính trị: Đảng và Nhà nước. Đó có thể là các loại hoạt động khác nhau
như tư vấn, giám định, phản biện xã hội...

* Lựa chọn phong trào xã hội có thật, phân tích sự hình thành và phát triển
của phong trào xã hội ở Việt Nam:

Phong trào thi đua “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà” trong nữ CNVC-LĐ

Phong trào thi đua “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà” trong nữ CNVC-LĐ
được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động năm 1989, đây là phong

trào mang tính đặc thù về giới nhằm phát huy được vai trò, tiềm năng to lớn của
nữ CNVC-LĐ trong công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng gia đình no ấm bình đẳng - tiến bộ - hạnh phúc, góp phần phát triển kinh tế xã hội và mục tiêu
bình đẳng giới.
1. Mục tiêu của phong trào:
- Vì sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, động viên nữ CNVCLĐ phát huy tiềm năng, trí tuệ, lao động giỏi, lao động sáng tạo, góp phần hoàn
thành thắng lợi mục tiêu kinh tế xã hội của đất nước.
- Xây dựng người nữ CNVC-LĐ có lòng yêu nước, có tri thức, có sức khỏe,
năng động, sáng tạo, có lòng nhân hậu, quan tâm đến lợi ích xã hội và cộng
đồng.
- Tập hợp đông đảo nữ CNVC-LĐở các thành phần kinh tế tham gia phong trào,
góp phần xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn vững mạnh.
2. Nội dung của phong trào:
8


- Thi đua lao động và công tác giỏi, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao với năng
suất, chất lượng và hiệu quả.
- Tích cực học tập nâng cao trình độ về mọi mặt, giỏi chuyên môn, nghiệp vụ tay
nghề đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển kinh tế đất nước.
- Tổ chức tốt cuộc sống gia đình, nuôi dạy con ngoan học giỏi, thực hiện tồt
chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình, xây dựng tình yêu lành mạnh, xây
dựng gia đình no ấm,bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Tích cực tham gia phòng
chống các tệ nạn xã hội HIV/AIDS.
- Tích cực tham gia các hoạt động xã hội, quan tâm đến lợi ích xã hội và cộng
đồng.
3. Tiêu chuẩn thi đua đạt danh hiệu “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà”:
3.1 Nữ CNVC-LĐ khu vực Hành chính sự nghiệp, Doanh nghiệp nhà nước:
- Hàng năm có đăng ký tham gia phong trào “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà”.
- Đạt danh hiệu lao động tiên tiến hàng năm.
- Gia đình được địa phương nơi sinh sống công nhận là “Gia đình văn hóa”. Ở

địa phương nào không tổ chức bình chọn gia đình văn hóa thì xét vế “Đảm việc
nhà theo tiêu chí sau:
+ Thực hiện tốt chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình.
+ Xây dựng gia đình hạnh phúc, nuôi dạy con ngoan học giỏi.
+ Trong gia đình không có thành viên liên quan đến các tệ nạn xã hội.
3.2 Nữ CNLĐ khu vực ngoài nhà nước:
- Hàng năm có đăng ký tham gia phong trào thi đua “Giỏi việc nước - Đảm việc
nhà”.
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đạt năng suất chất lượng cao
- Chấp hành tốt nội quy đơn vị, các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật
của nhà nước.
9


- Tham gia tích cực các phong trào do công đoàn tổ chức.
- Tích cực học tập nâng cao trình độ
- Có lối sống lành mạnh.
Lưu ý: Danh hiệu thi đua “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà” vẫn được xét tặng
cho các đối tượng sau:
- Nữ CNVC-LĐ nghỉ sinh con trong tiêu chuẩn (con thứ nhất và con thứ hai).
Trước và sau khi hết thời gian nghỉ thai sản theo chế độ vẫn hoàn thành tốt
nhiệm vụ được giao, gia đình hạnh phúc.
- Nữ thanh niên hoặc nữ CNVC-LĐ chưa lập gia đình: Đạt danh hiệu lao động
tiên tiến và là người con hiếu thảo, chăm lo tốt cha mẹ, là người chị, người em
trong gia đình.
4. Tổ chức phát động phong trào thi đua “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà”
Trên cơ sở mục tiêu, nội dung và tiêu chuẩn thi đua do công đoàn cấp trên định
hướng, Ban chấp hành CĐCS tiến hành xây dựng các tiêu chí thi đua phù hợp
với đặc điểm tình hình của đơn vị.
Tổ chức phát động phong trào “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà” trong nữ

CNVC-LĐ vào dịp kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3) và vận động, hướng dẫn
chị em đăng ký tham gia.
Hàng năm tổ chức bình chọn, tổng khen thưởng các cá nhân đạt danh hiệu thi
đua “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà”. CĐCS ra quyết định công nhận và ký giấy
chứng nhận các chị đạt danh hiệu.
Đây là một trong những phong trào thường xuyên của tổ chức công đoàn trong
công tác vận động nữ CNVC-LĐ và phong trào này cũng trở thành một trong
những tiêu chí để đánh giá kết quả hoạt động hàng năm của các cấp công đoàn.
Gần 30 năm hình thành và phát triển, phong trào "Giỏi việc nước, đảm
việc nhà" ngày càng khẳng định được ý nghĩa to lớn khi đáp ứng được những
yêu cầu bức xúc mà lịch sử đặt ra đối với nữ CNVCLĐ trong thời kỳ đổi mới
10


đất nước, góp phần hình thành đội ngũ nữ công dân ưu tú, vừa “giỏi”, vừa
“đảm”, đủ sức gánh vác những nhiệm vụ mới của cách mạng Việt Nam.,
Tiêu đề "Giỏi việc nước, đảm việc nhà" ngắn gọn, hàm súc nhưng có sức
khái quát cao, mang giá trị cổ vũ động viên rất lớn, đã đánh thức được những
tiềm năng to lớn trong mỗi người phụ nữ, giúp các chị thêm bản lĩnh, tự hào và
tự tin vươn lên thành đạt trong cuộc sống. Phong trào "Giỏi việc nước, đảm việc
nhà" đã đặc biệt chú ý tới con người gia đình trong mỗi người phụ nữ mới.
Nhưng muốn hội nhập vào một thế giới phẳng, người phụ nữ không thể chỉ quẩn
quanh trong bếp, mà phải vừa đảm việc nhà vừa giỏi việc nước.
Từ phong trào này, tại các cấp công đoàn đã linh hoạt và sáng tạo ra nhiều
phong trào phù hợp và thiết thực mang tính ngành nghề như ngành giáo dục có
phong trào “Giỏi việc trường, đảm việc nhà”, ngành Giao thông vận tải có
phong trào Ba tốt, Ngành Hàng không có phong trào Phụ nữ ngành Hàng không:
Tri thức, Thanh lịch, Đảm đang. ... Bên cạnh đó, phong trào này luôn có sự kết
hợp với những phong trào thi đua khác như: “Xây dựng gia đình Văn hoá”, “Mẹ
lao động giỏi, con học giỏi”, “Gia đình Việt Nam tiêu biểu”. Vì vậy phong trào

phụ nữ "Giỏi việc nước, đảm việc nhà" của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
không những thực sự có ý nghĩa lớn trong nữ CNVCLĐ mà còn có ý nghĩa rất
tích cực tới toàn xã hội.
Với vai trò kép, người phụ nữ đã tích hợp hài hoà giữa vẻ mềm mại, dịu
dàng muôn thuở với bản lĩnh cứng cỏi nhờ được thử thách trong gian khó. Đây
chính là những gợi ý quan trọng để có được mô hình người phụ nữ Việt Nam
hiện đại.
Phong trào "Giỏi việc nước, đảm việc nhà" đã tạo cho những người phụ
nữ một điểm tựa tinh thân vững chắc, giúp họ phát huy được hết những thế
mạnh của giới mình. Sự hỗ trợ của các nhân tố tích cực đã làm bùng nổ tài năng
sáng tạo trong lực lượng nữ CNVCLĐ thời gian qua. Vị thế của phụ nữ ngày
càng được khẳng định. Chất lượng cuộc sống của chị em được nâng cao và hiển

11


nhiên phụ nữ đâu còn chỉ là phái yếu nữa mà họ thật sự là một nửa thế giới,
được mọi người kính trọng.
Đã từng có ý kiến cho rằng: phong trào "Giỏi việc nước, đảm việc nhà"
của nữ CNVCLĐ không còn phù hợp với quan điểm bình đẳng giới hiện nay, nó
đã vô tình đặt lên vai người phụ nữ trách nhiệm nặng nề cả ở gia đình và xã hội.
Quan niệm đó hoàn toàn sai lầm và phiến diện. Bởi vì, cùng với sự khẳng định
vị thế của người phụ nữ trong xã hội thì gia đình luôn có ý nghĩa quan trọng bậc
nhất đối với họ. Tại các nước phương Đông, gia đình càng có vị trí quan trọng
đặc biệt và phụ nữ chính là người xây tổ ấm. Hiện nay do có điều kiện, có ý thức
vươn lên bình đẳng với nam giới, nhiều phụ nữ đã rất thành đạt ngoài xã hội và
chính nhờ uy tín ấy những người mẹ, người vợ đã làm tốt hơn thiên chức của
mình trong gia đình. Với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và xã hội, đa số gia
đình Việt Nam đang phát triển một cách bền vững, số lượng những gia đình văn
hoá ngày một nhiều hơn, chất lượng cuộc sống ở từng gia đình cũng được tăng

lên.
Có thể nói, phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” đã đưa ra những
tiêu chí của một mô hình chuẩn, mẫu mực để mỗi phụ nữ trong xã hội hôm nay
có thể lấy đó làm mục đích hướng tới mà hoàn thiện chính mình. Cuộc sống
luôn là nghệ thuật lựa chọn, vì vậy, mỗi người phụ nữ thông minh phải biết lựa
chọn, sắp xếp công việc sao cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mình, sao
cho có thể phát huy tối đa khả năng của mỗi cá nhân nhưng cuộc sống vẫn có
thể thoải mái, dễ chịu. Vẫn biết giỏi và đảm ở mỗi người hẳn sẽ là những cung
bậc khác nhau nhưng giỏi và đảm nhiều khi vẫn chưa đủ làm nên hạnh phúc.
“Giỏi” và “đảm” mới chỉ là phần cống hiến. Người phụ nữ ngày nay rất cần
được hưởng thụ chính đáng về vật chất và tinh thần, cần được người khác quan
tâm, cần có thời gian cho chính mình, để giữ gìn sức khoẻ, sắc đẹp và tuổi trẻ.
Như vậy Phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà “đã phát huy sức
mạnh của nữ CNVCLĐ nói riêng và của người phụ nữ Việt Nam nói chung, tạo
cơ hội để tất cả mọi phụ nữ ở các lĩnh vực kinh tế, xã hội trên khắp miền đất
12


nước có thể bộc lộ rõ nhất những tiềm năng, những ưu thế của giới mình. Nhờ
vậy, những tiềm năng của chị em đã trở thành tài năng, đóng góp quan trọng cho
công cuộc dựng xây đất nước.

13



×