HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
DƯƠNG HỮU THẾ
VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
TRONG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG
THÔN MỚI TẠI HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Ngành
: Quản lý kinh tế
Mã số
: 60.34.04.10
Người hướng dẫn : PGS.TS Nguyễn Hữu Ngoan
HÀ NỘI, NĂM 2016
2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận
văn là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ bất kỳ một học vị nào. Tôi
xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn
và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Dương Hữu Thế
i
LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện nghiên cứu và hoàn thành luận văn cao học này, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, truyền thụ về kiến thức, sự quan tâm, hỗ trợ, giúp đỡ tận tình
của các tổ chức và cá nhân. Cho phép tôi được dành lời cảm ơn sâu sắc và chân
thành đến:
PGS.TS. Nguyễn Hữu Ngoan, người hướng dẫn, truyền thụ, giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn;
Các thầy giáo, cô giáo của khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn - Học viện
Nông nghiệp Việt Nam đã đào tạo kiến thức và tạo điều kiện thuận lợi trong suốt
quá trình 2 năm học tập tại trường;
Ban Lãnh đạo, phòng Tổ chức Hành chính, phòng Kế toán cùng các bộ
phận liên quan đã giúp đỡ và đưa ra những ý kiến quý báu; các bạn bè, đồng
nghiệp đã giúp điều tra khảo sát để thu thập số liệu, tài liệu góp phần hoàn thành
luận văn;
Không có sự giúp đỡ của các thầy, các cô, đồng nghiệp và bạn bè, việc
hoàn thành luận văn sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày
tháng 11 năm 2016
Học viên
Dương Hữu Thế
ii
MỤC LỤC
Lời cam đoan.....................................................................................................................i
Lời cảm ơn........................................................................................................................ii
Mục lục................................................................................................................................
............................................................................................................................iii
Danh mục các từ viết tắt.................................................................................................vi
Danh mục bảng..............................................................................................................vii
Danh mục sơ đồ và hộp................................................................................................viii
Trích yếu luận văn..........................................................Error! Bookmark not defined.
Thesis abstract.................................................................................................................xi
Phần 1. Đặt vấn đề...............................................................................................................1
1.1.
Tính cấp thiết của đề tài....................................................................................1
1.2.
Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................3
1.2.1.
Mục tiêu chung...................................................................................................3
1.2.2.
Mục tiêu cụ thể...................................................................................................3
1.3.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................3
1.3.1.
Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................3
1.3.2.
Phạm vi nghiên cứu............................................................................................3
1.4.
Câu hỏi nghiên cứu............................................................................................4
1.5.
Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học...........................................................4
Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn.....................................................................................5
2.1.
Cơ sở lý luận.......................................................................................................5
2.1.1.
Các khái niệm.....................................................................................................5
2.1.2.
Vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong thực hiện chương
trình xây dựng nông thôn mới........................................................................15
2.1.3.
Sự cần thiết nâng cao vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong
thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới..........................................22
2.1.4.
Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của các tổ chức chính trị- xã hội
trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới...............................24
2.2.
Cơ sở thực tiễn..................................................................................................27
2.2.1.
Kinh nghiệm của một số địa phương ở thành phố Hà Nội về vai trò
của các tổ chức chính trị - xã hội trong xây dựng nông thôn mới...............27
iii
2.2.2.
Bài học kinh nghiệm cho việc nghiên cứu vai trò của các tổ chức chính trịxã hội huyện Gia Lâm trong thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn
mới.....................................................................................................................32
2.2.3.
Những nghiên cứu liên quan đến đề tài đã công bố......................................33
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................36
3.1.
Đặc điểm địa bàn nghiên cứu..........................................................................36
3.1.1.
Điều kiện tự nhiên............................................................................................36
3.1.2.
Đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội...................................................................39
3.2.
Phương pháp nghiên cứu.................................................................................44
3.2.1.
Phương pháp chọn điểm nghiên cứu..............................................................44
3.2.2.
Phương pháp thu thập thông tin, số liệu........................................................45
3.2.3.
Phương pháp xử lý và tổng hợp thông tin..........................................................47
3.2.4.
Phương pháp phân tích thông tin.......................................................................47
3.2.5.
Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu.............................................................................47
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận.....................................................................49
4.1.
Thực trạng về vai trò của các tổ chức chính trị xã hội trong xây
dựng nông thôn mới.........................................................................................49
4.1.1.
Khái quát chung về các tổ chức chính trị xã hội huyện Gia Lâm................49
4.1.2.
Thực trạng phát huy vai trò của tổ chức chính trị- xã hội trong xây
dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Gia Lâm........................................55
4.1.3.
Thực trạng phát huy vai trò của tổ chức chính trị - xã hội trong xây
dựng nông thôn mới tại các xã điều tra..........................................................59
4.2.
Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của tổ chức chính trị xã hội trong
thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới..........................................91
4.2.1.
Vai trò lãnh đạo của Đảng...............................................................................91
4.2.2.
Chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước........................92
4.2.3.
Điều kiện kinh tế xã hội của từng thời kỳ......................................................94
4.2.4.
Năng lực của đội ngũ cán bộ...........................................................................96
4.2.5.
Vai trò của người dân trong xây dựng nông thôn mới..................................97
4.2.6.
Phân tích ma trận SWOT................................................................................98
4.3.
Giải pháp tăng cường và phát huy vai trò của các tổ chức chính trị
xã hội trong xây dựng ntm............................................................................100
iv
4.3.1.
Định hướng và kế hoạch phát triển..............................................................100
4.3.2.
Căn cứ đề xuất giải pháp...............................................................................101
4.3.3.
Một số giải pháp nâng cao vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội
trong xây dựng nông thôn mới......................................................................102
Phần 5. Kết luận và kiến nghị........................................................................................105
5.1.
Kết luận...........................................................................................................105
5.2.
Kiến nghị.........................................................................................................106
5.2.1.
Đối với Nhà nước............................................................................................106
5.2.2.
Đối với địa phương.........................................................................................107
5.2.3.
Đối với các tổ chức chính trị - xã hội............................................................107
5.2.4.
Đối với người dân...........................................................................................108
Tài liệu tham khảo.......................................................................................................109
v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Nghĩa tiếng việt
BQLXDNTM
: Ban quản lý xây dựng nông thôn mới
BQL
: Ban quản lý
HTX DVNN
: Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp
NTM
: Nông thôn mới
vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình đất đai của huyện Gia Lâm giai đoạn 2013 - 2015.........................38
Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu về dân số, lao động xã hội huyện Gia Lâm (2013-2015)
.........................................................................................................................39
Bảng 3.3. Tình hình cơ sở hạ tầng huyện Gia Lâm năm 2015.........................................41
Bảng 3.4. Tình hình phát triển kinh tế của huyện Gia Lâm giai đoạn 2013 - 2015
.........................................................................................................................43
Bảng 3.5. Bảng thu thập mẫu điều tra..............................................................................46
Bảng 4.1. Kết quả tham gia BQLXDNTM của các tổ chức chính trị ở 4 xã huyện
Gia Lâm...........................................................................................................60
Bảng 4.2. Sự tham gia của tổ chức chính trị-xã hội trong công tác tuyên truyền xây
dựng nông thôn mới........................................................................................65
Bảng 4.3. Tiến trình hoạt động của xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội.............................68
Bảng 4.4. Tỷ lệ đại diện các tổ chức chính trị tham gia các cuộc họp.............................69
Bảng 4.5. Tỷ lệ người dân ở 4 xã tham gia các cuộc họp.................................................69
Bảng 4.6. Các tổ chức chính trị - xã hội tham gia lập kế hoạch phát triển.......................71
Bảng 4.7. Các tổ chức chính trị - xã hội tham gia công tác xây dựng quy hoạch............72
Bảng 4.8. Số lượng lớp đào tạo, tập huấn do các tổ chức chính trị tổ chức.....................74
Bảng 4.9. Các đoàn viên, hội viên và người dân tham gia tập huấn, ứng dụng kỹ
thuật trong sản xuất, phát triển kinh tế............................................................75
Bảng 4.10. Hỗ trợ các đoàn viên, hội viên và người dân vốn để phát triển sản xuất
năm 2016.........................................................................................................77
Bảng 4.11. Phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi qua 3 năm (2013 - 2015)
.........................................................................................................................79
Bảng 4.12. Các tổ chức chính trị tham gia đóng góp kinh phí xây dựng nông thôn
mới..................................................................................................................80
Bảng 4.13. Các tổ chức chính trị tham gia vận động nhân dân đóng góp đất đai xây
dựng nông thôn mới........................................................................................81
Bảng 4.14. Các tổ chức chính trị và người dân góp công lao động xây dựng các
công trình........................................................................................................82
Bảng 4.15. Kết quả cán bộ, hội viên của các tổ chức chính trị tham gia Ban giám
sát xây dựng nông thôn mới............................................................................83
vii
Bảng 4.16. Công tác quản lý và sử dụng tài sản...............................................................84
Bảng 4.17. Phân tích ma trận SWOT.............................................................................115
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ HỘP
Sơ đồ 4.1. Hệ thống tổ chức Đảng, chính quyền và các tổ chức Chính trị- xã hội
huyện Gia Lâm................................................................................................50
Hộp 4.1. Ý kiến của hội viên phụ nữ về tham gia xây dựng nông thôn mới....................66
Hộp 4.2. Ý kiến của cán bộ hội viên, đoàn viên và người dân khi tham gia tập
huấn, chuyển giao khoa học - kỹ thuật năm 2015...........................................74
Hộp 4.3. Tâm sự của cán bộ Hội Nông dân trong việc giúp đỡ hội viên làm kinh tế..............77
Hộp 4.4. Ý kiến của hộ dân về việc tự nguyện hiến đất...................................................80
Hộp 4.5. Ý kiến của cán bộ Hội Cựu chiến binh trong việc vận động đoàn viên,
hội viên và người dân hiến đất làm đường giao thông....................................81
Hộp 4.6. Tác động của xây dựng nông thôn mới đến đời sống của người dân................86
Hộp 4.7. Tác động của xây dựng nông thôn mới đến đời sống văn hóa tinh thần...........87
Hộp 4.8. Tác động của xây dựng nông thôn mới đến môi trường....................................89
Hộp 4.9. Vấn đề về trình độ đội ngũ cán bộ.....................................................................97
viii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Xây dựng nông thôn mới là một chủ trương đúng đắn, nhận được sự ủng
hộ của nhân dân cả nước, nhất là dân cư nông thôn. Để thực hiện thắng lợi chủ
trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới, huyện Gia Lâm đã
thành lập Ban Chỉ đạo, xây dựng Chương trình, Đề án, Kế hoạch và tổ chức phát
động phong trào thi đua “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới”. Sau 5
năm thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới (2010 - 2015), kinh tế của
huyện Gia Lâm có mức tăng trưởng khá (giá trị sản xuất các ngành kinh tế chủ
yếu thuộc Huyện quản lý tăng bình quân 11,3%/năm); bộ mặt nông thôn có nhiều
đổi mới, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trên địa bàn huyện được
nâng cao. Tuy nhiên, hiện nay huyện Gia Lâm vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu
công nghiệp hóa - hiện đại hóa và chưa phát huy hết lợi thế của một huyện ven
đô. Mặt khác, trong quá trình thực hiện xây dựng Nông thôn mới, vai trò của các
tổ chức chính trị - xã hội chưa được phát huy hiệu quả, thiếu chủ động. Điều này
dẫn đến số xã đạt chuẩn nông thôn mới còn ít so với các địa phương trong cả
nước. Xuất phát từ các lý do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Vai trò của các tổ
chức chính trị - xã hội trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới
tại huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội” nhằm đánh giá thực trạng và phân tích
các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong thực
hiện xây dựng nông thôn mới tại huyện Gia Lâm và đề xuất một số giải pháp có
thể áp dụng để phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội huyện Gia Lâm.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài đã sử dụng một số phương pháp nghiên
cứu như: phương pháp chọn điểm nghiên cứu; phương pháp thu thập số liệu sơ
cấp, đề tài đã tiến hành điều tra với ba đối tượng: thứ nhất là người dân; thứ hai
là cán bộ huyện; thứ ba là cán bộ xã. Với số lượng mẫu là 121 mẫu; phương pháp
thu thập số liệu thứ cấp; phương pháp thu xử lý, tổng hợp dữ liệu; phương pháp
phân tích số liệu, các chỉ tiêu phản ánh thực trạng vai trò của tổ chức chính trị xã
hội trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Gia Lâm.
Sau khi phân tích thực trạng về vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong
thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Gia Lâm, thành phố
Hà Nội, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, đề tài rút ra được một số nhược
điểm sau: trình độ, năng lực của cán bộ còn hạn chế, sự hiểu biết về quy hoạch
thì không có; hệ thống thông tin liên lạc còn nhiều hạn chế, công tác triển khai
thông tin qua mạng Internet tại địa phương chưa triển khai đồng bộ; công tác
ix
tuyên truyền gắn với vận động quần chúng thực hiện chương trình xây dựng
nông thôn mới còn hạn chế; chưa lường hết những khó khăn nên việc đề ra các
giải pháp phù hợp để tạo bước đột phá còn thiếu kịp thời; việc công khai dân chủ
trong xây dựng nông thôn mới có nơi còn hạn chế; hiệu quả giám sát cộng đồng
nhìn chung còn thấp, còn để xuất hiện các tiêu cực, khiếu nại của nhân dân....
Bên cạnh đó, để phát huy vai trò của các tổ chức chính trị trong xây dựng NTM
trên địa bàn huyện còn chịu ảnh hưởng của môt số yếu tố sau: Vai trò lãnh đạo
của Đảng; Chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; Điều kiện
kinh tế xã hội của từng thời kỳ; Năng lực của đội ngũ cán bộ; Vai trò của người
dân trong xây dựng nông thôn mới
Để tăng cường vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong xây dựng
nông thôn mới tại huyện Gia Lâm, đề tài đề xuất năm giải pháp như sau: (i) nâng
cao năng lực, trình độ cho đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền; (ii) nâng
cao trách nhiệm của các tổ chức chính trị - xã hội; (iii) đổi mới nội dung, phương
thức hoạt động, đa dạng hóa công tác vận động (iv) phát huy hiệu quả công tác
dân vận của chính quyền; (v) ban hành cơ chế chính sách, trang bị cơ sở vật chất,
phương tiện phục vụ nông thông mới.
x
THESIS ABSTRACT
The New Rural Construction Program is a correct policy, received the
support from the people, especially the rural population. Gia Lam district has
established the Steering Committee, there were many programes, scheme, plans
and organize launched the movement "All people join together to New Rural
Construction". After 5 years (2010-2015) of implementation of the New Rural
Construction, Gia Lam district's economy grew by 11.3% per year, material life
and spirit of the people have been improved. However, Gia Lam still not meet the
requirements of industrialization and modernization. Besides, the role of political
organization - society is not effective, lack of initiative. Hence, Gia Lam district
has less communes achieved New Rural Construction standard than others. This
research to assess the situation and analyze the factors affecting to New Rural
Construction program in Gia Lam district; the solutions to promote the role of
political organizations – social in Gia Lam district.
This study used primary and secondary data, the depth interviews, semistructured interviews people and collected 121 samples with three subjects: the
first is the people; The second is the district staff; The third is social workers. The
data were analyzed, the indicator reflecting the status role of social and political
organizations in the new rural construction in Gia Lam district.
The results show that the role of political organization - society in
implementing the new rural construction in Gia Lam district is quite positive.
However, there are some disadvantages: the staffs' qualifications and competence
were limited, Not enough information about planning, The limitation of
communications systems, complaints of the people.... Besides, the role of
political institutions in the New Rural Construction influenced by some factors:
The leadership of the Party; Party policies and laws of the State; Economic and
social conditions; The capacity of officers; The role of the people in New Rural
Construction. To enhance the role of political organizations - social in new rural
construction in Gia Lam district. There are five solutions: (i) improve the
capacity and qualifications for officers; (Ii) enhance the accountability of
political organizations - social; (Iii) to diversify the mobilization (iv) Improve the
effectiveness of the government; (V) promulgating policies and mechanisms,
equipped facilities for new rural.
xi
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược quan trọng trong sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là
nền tảng bảo đảm phát triển kinh tế bền vững, ổn định chính trị, an ninh quốc
phòng, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp, nông thôn vừa nhằm phát huy vai trò chiến lược của kinh tế
nông nghiệp, vừa nhằm nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần cho nhân
dân. Qua đó, nâng cao hơn nữa vị thế của giai cấp nông dân trong công cuộc đổi
mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của nông nghiệp, nông dân, nông
thôn đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội đất nước, Đảng và Nhà nước ta
đã thường xuyên quan tâm, chăm lo đầu tư phát triển. Điều đó được thể hiện qua
các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng đối với vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông
thôn, mà nổi bật là Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp
hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và được
cụ thể hóa thành Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới của
Chính phủ. Đây là Chương trình mục tiêu Quốc gia mang tính toàn diện, vừa là
mục tiêu, vừa là động lực phát triển lâu dài, bền vững ở khu vực nông thôn
hướng đến dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Xây dựng nông thôn mới là một chủ trương đúng đắn, nhận được sự ủng
hộ của nhân dân cả nước, nhất là dân cư nông thôn. Nhân dân kỳ vọng chính sách
xây dựng nông thôn mới sẽ làm thay đổi căn bản bộ mặt nông thôn Việt Nam
hiện nay với mục tiêu chung là xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh
tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất
hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo
quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi
trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và
tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; hệ thống chính trị ở nông thôn
dưới sự lãnh đạo của Đảng ngày càng được tăng cường; theo định hướng xã hội
chủ nghĩa.
Quán triệt sâu sắc quan điểm chỉ đạo của Trung ương là xây dựng nông
thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, cả hệ thống chính trị phải chung
1
tay xây dựng nông thôn mới; để thực hiện thắng lợi chủ trương của Đảng và Nhà
nước về xây dựng nông thôn mới, huyện Gia Lâm đã thành lập Ban Chỉ đạo, xây
dựng Chương trình, Đề án, Kế hoạch và tổ chức phát động phong trào thi đua
“Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới”. Sau 5 năm thực hiện chính sách
xây dựng nông thôn mới (2010 - 2015), kinh tế của huyện Gia Lâm có mức tăng
trưởng khá (giá trị sản xuất các ngành kinh tế chủ yếu thuộc Huyện quản lý tăng
bình quân 11,3%/năm); bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, đời sống vật chất và
tinh thần của nhân dân trên địa bàn huyện Gia Lâm được nâng cao, văn hóa, giáo
dục, y tế có nhiều tiến bộ, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Tính đến tháng 6/2015, huyện Gia Lâm có 07 xã được công nhận xã đạt chuẩn
nông thôn mới, 05 xã cơ bản đủ điều kiện đề nghị Thành phố công nhận đạt
chuẩn nông thôn mới, 08 xã còn lại đạt và cơ bản đạt từ 10 đến 14/19 tiêu chí.
Kết quả đó khẳng định quan điểm, chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước,
sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị huyện Gia Lâm, trong đó có vai trò quan
trọng của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong thực hiện
chương trình xây dựng nông thôn mới; các tổ chức chính trị - xã hội không
những tích cực tham gia vào xây dựng 19 tiêu chí mà còn tích cực tuyên truyền,
vận động cán bộ, hội viên và đông đảo các tầng lớp nhân dân tại địa phương
tham gia xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, hiện nay huyện Gia Lâm vẫn chưa
đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa và chưa phát huy hết lợi
thế của một huyện ven đô. Mặt khác trong cơ chế Đảng lãnh đạo, chính quyền tổ
chức quản lý, nhân dân làm chủ và thực hiện, thì các tổ chức chính trị - xã hội có
vai trò to lớn trong việc tuyên truyền, giáo dục và động viên mọi thành viên là
lực lượng đông đảo quần chúng nhân dân tích cực tham gia vào các chương trình
phát triển kinh tế, xã hội trong đó xây dựng nông thôn mới là chương trình trọng
tâm ở Gia Lâm đang còn nhiều hạn chế; Vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội
chưa được phát huy hiệu quả, thiếu chủ động trong đề xuất các giải pháp để tạo
sự đồng thuận cao trong nhân dân về xây dựng nông thôn mới. Số xã đạt chuẩn
nông thôn mới còn ít so với các địa phương trong cả nước, để góp phần nâng cao
vị trí và vai trò của các tổ chức chính trị- xã hội nhằm đẩy mạnh việc thực hiện
thắng lợi các mục tiêu nông thôn mới ở huyện Gia Lâm tôi chọn đề tài nghiên
cứu: “Vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong thực hiện chương trình
xây dựng nông thôn mới tại huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội”.
2
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát huy vai trò của các tổ chức chính trị xã hội trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Gia Lâm,
thành phố Hà Nội, đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường vai trò của các tổ
chức chính trị - xã hội huyện Gia Lâm trong giai đoạn mới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của các tổ
chức chính trị - xã hội, thực lực của công tác xây dựng nông thôn mới.
- Đánh giá thực trạng phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội
trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Gia Lâm, thành
phố Hà Nội.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của các tổ chức chính trị - xã
hội trong thực hiện xây dựng nông thôn mới.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy vai trò, và nâng cao hiệu quả hoạt
động của các tổ chức chính trị - xã hội trong thực hiện chương trình xây dựng nông
thôn mới tại huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, giai đoạn 2015 - 2020.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về vai
trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong thực hiện chương trình xây dựng nông
thôn mới tại huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
- Đối tượng điều tra, khảo sát: là cán bộ các tổ chức chính trị - xã hội và
các hộ nông dân là hội viên, đoàn viên tham gia thực hiện chương trình xây dựng
nông thôn mới tại huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Phạm vi về nội dung
Nghiên cứu đánh giá vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong thực
hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Gia Lâm, thành phố Hà
Nội. Rút ra bài học kinh nghiệm. Đồng thời đề xuất một số giải pháp thực hiện
giai đoạn 2016 - 2020
3
1.3.2.2. Phạm vi về không gian
Nghiên cứu được thực hiện tại huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
1.3.2.3. Phạm vi về thời gian
+ Về thời gian thu thập số liệu:
Số liệu thứ cấp: Thu thập trong 3 năm 2013 - 2015.
Số liệu sơ cấp: Khảo sát thực tế năm 2016.
+ Đề xuất một số giải pháp tích cực thực hiện các năm 2016 - 2020.
+ Thời gian thực hiện đề tài: 12 tháng, bắt đầu từ tháng 10/2015 đến
tháng 10/2016.
1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Tổ chức chính trị- xã hội huyện nào tham gia vào xây dựng NTM?
- Thực trạng vai trò của tổ chức chính trị - xã hội trong thực hiện xây
dựng NTM huyện Gia Lâm hiện nay như thế nào?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng vai trò của tổ chức chính trị - xã hội
huyện Gia Lâm trong thực hiện xây dựng NTM?
- Phát huy vai trò của tổ chức chính trị - xã hội trong thực hiện xây
dựng NTM huyện Gia Lâm đang gặp những khó khăn, thách thức gì?
- Làm thế nào để nâng cao hiệu quả vai trò của tổ chức chính trị - xã
hội trong thực hiện xây dựng NTM huyện Gia Lâm?
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC
Nghiên cứu đã làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của
các tổ chức chính trị - xã hội, thực lực của công tác xây dựng nông thôn mới,
trên cơ sở tổng quan có chọn lọc một số quan điểm cơ bản của các nhà kinh tế
học trên thế giới, một số Tổ chức quốc tế và một số học giả của Việt Nam, kết
hợp đúc rút thực tiễn tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy vai
trò, và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội trong
thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Gia Lâm, thành phố
Hà Nội, giai đoạn 2015 - 2020.
4
PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Các khái niệm
2.1.1.1. Khái niệm về nông thôn
Có nhiều quan điểm khác nhau về nông thôn:
Đến nay, khái niệm nông thôn được thống nhất với quy định tại Thông tư
số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21-8-2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, cụ thể: “Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị
các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Ủy ban
nhân dân xã” (Thông tư quy định về Nông thôn, 2009).
Nông thôn thường là nơi có phần lớn những người sống bằng nghề nông
nghiệp. Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố,
thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Ủy ban nhân dân xã.
Nông thôn là một hệ thống xã hội, một cộng đồng xã hội có những đặc trưng
riêng biệt như một xã hội nhỏ, trong đó có đầy đủ các yếu tố, các vấn đề xã hội
và các thiết chế xã hội. Nông thôn được xem xét như một cơ cấu xã hội, trong
đó có hàng loạt các yếu tố, các lĩnh vực nằm trong mối quan hệ chặt chẽ với
nhau. Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp dân cư, trong đó có nhiều nông
dân. Tập hợp này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội và môi
trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức.
Nông thôn là khái niệm dùng để chỉ một địa bàn mà ở đó sản xuất nông nghiệp
chiếm tỷ trọng lớn. Nông thôn có thể được xem xét trên nhiều góc độ: kinh tế,
chính trị, văn hoá, xã hội... Kinh tế nông thôn là một khu vực của nền kinh tế gắn
liền với địa bàn nông thôn. Kinh tế nông thôn vừa mang những đặc trưng chung
của nền kinh tế về lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, về cơ chế kinh tế...
vừa có những đặc điểm riêng gắn liền với nông nghiệp, nông thôn.
Tổng hợp các khái niệm nêu trên, chúng tôi đưa ra khái niệm về nông
thôn như sau: Nông thôn là vùng sinh sống, làm việc của cộng đồng chủ yếu là
nông dân, cơ sở hạ tầng kém phát triển, tiếp cận thị trường và sản xuất hàng
hóa thấp. Nông thôn mới trước tiên nó không phải là nông thôn thuần khiết,
không phải là thị tứ, thị trấn, thị xã, thành phố và khác với nông thôn truyền
thống hiện nay: thứ nhất, đó là làng xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại; thứ
hai, sản xuất phải phát triển bền vững theo hướng kinh tế hàng hóa; thứ ba, đời
5
sống về vật chất và tinh thần của dân nông thôn ngày càng được nâng cao; thứ tư,
bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát triển; thứ năm, xã hội nông thôn an
ninh tốt, quản lý dân chủ.
2.1.1.2. Khái niệm về phát triển nông thôn
Phát triển nông thôn là một phạm trù rộng về nhận thức với nhiều quan
điểm khác nhau dưới nhiều góc độ. Phát triển nông thôn là phát triển toàn diện
các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội là mục tiêu hướng tới. Trong từng giai
đoạn việc cộng đồng lựa chọn những lĩnh vực ưu tiên là một trong hoạt động
mang lại hiệu quả thiết thực. Phát triển nông thôn là một quá trình thay đổi bền
vững có chủ ý về kinh tế, xã hội, môi trường nhằm nâng cao chất lượng đời sống
của người dân địa phương. Phát triển nông thôn là một chiến lược nhằm cải thiện
các điều kiện sống về kinh tế và xã hội của một nhóm người cụ thể - người nghèo
ở vùng nông thôn. Nó giúp những người nghèo nhất trong những người dân sống
ở các vùng nông thôn được hưởng lợi ích từ sự phát triển.
Phát triển nông thôn là hoạt động nhằm nâng cao vị thế về kinh tế và xã
hội cho người dân nông thôn thông qua việc sử dụng có hiệu quả cao các nguồn
lực từ địa phương bao gồm nhân lực, vật lực và tài lực. Phát triển nông thôn sẽ
thành công khi chính người dân nông thôn tham gia tích cực vào quá trình phát
triển. Điều đó đòi hỏi chiến lược phát triển nông thôn phải được xây dựng trên
nền tảng tính tự tin của chính người dân nông thôn. Qua đó, tự người dân nông
thôn sẽ nâng cao vị trí của bản thân họ trong xã hội và trong tiến trình phát triển
đất nước.
Phát triển nông thôn có tác động theo nhiều khía cạnh khác nhau. Đây là
một quá trình thu hút mọi người dân tham gia vào các chương trình phát triển,
nhằm mục tiêu cải thiện chất lượng cuộc sống của cư dân nông thôn. Phát triển
nông thôn là sự phát triển tổng hợp của tất cả các hoạt động có mối quan hệ tác
động qua lại lẫn nhau giữa các yếu tố vật chất, kinh tế, công nghệ, văn hoá, xã
hội, thể chế và môi trường. Nó không thể tiến hành một cách độc lập mà phải
được đặt trong khuôn khổ của một chiến lược, chương trình phát triển của quốc
gia. Sự phát triển của các vùng nông thôn sẽ đóng góp tích cực vào sự nghiệp
phát triển kinh tế nói riêng và sự phát triển chung của cả nước.
Từ các khái niệm trên, phát triển nông thôn là phát triển toàn diện các mặt
kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội thu hút mọi người dân tham gia nhằm mục tiêu
6
cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn.
2.1.1.3. Khái niệm mô hình nông thôn mới
a. Mô hình nông thôn mới
NTM không còn là tên gọi mới ở nước ta trong vài năm trở lại đây; mô
hình PTNT đã góp phần quan trọng trong việc phát triển và cải thiện nông thôn
nước ta. Để đáp ứng nhu cầu về đời sống vật chất và tinh thần ngày càng cao của
người dân nông thôn, yêu cầu PTNT theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
hợp tác hóa, dân chủ hóa, Nghị quyết 06/NQ-TW ngày 10/11/1998 của Bộ Chính
trị và Chỉ thị số 49/2001/CT-BNN/CS ngày 27/4/2001 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp & PTNT đã ban hành về việc “Xây dựng mô hình PTNT mới”, nhằm định
hướng rõ trong chỉ đạo thực hiện. Việc xây dựng mô hình PTNT mới là một quá
trình chuyển đổi căn bản chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam từ hướng
cung sang hướng cầu thị trường. Đồng thời, đảm bảo sự tham gia tối đa của
người dân vào quá trình phát triển theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân
đóng góp, dân làm, dân kiểm tra, dân quản lý và dân hưởng lợi”. Đây là cơ sở để
phát huy nội lực, hướng vào xây dựng tính bền vững cho việc phát triển.
“Nông thôn mới là tổng thể những đặc điểm, cấu trúc tạo thành một
kiểu tổ chức nông thôn theo tiêu chí mới, đáp ứng yêu cầu đặt ra cho nông
thôn trong điều kiện hiện nay, là kiểu nông thôn được xây dựng tiên tiến về
mọi mặt so với mô hình nông thôn cũ (truyền thống, đã có)” (Phan Xuân Sơn,
Nguyễn Cảnh, 2011).
Có thể thấy, đặc điểm chung nhất của mô hình PTNT mới là gắn với nông
nghiệp, nông thôn và nông dân. Theo tinh thần Nghị quyết số 26-NQ/TW của
Trung ương, nông thôn mới là khu vực nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã
hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý,
gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông
thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc
văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ
vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao;
theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Như vậy, nông thôn mới có 5 nội dung cơ bản: Thứ nhất là nông thôn có
làng xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại. Hai là sản xuất bền vững, theo
hướng hàng hóa. Ba là đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng
7
được nâng cao. Bốn là bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát triển. Năm
là xã hội nông thôn được quản lý tốt và dân chủ.
Để xây dựng nông thôn với 5 nội dung đó, Thủ tướng Chính phủ cũng đã
ký Quyết định số 491/QĐ-TTg ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới
bao gồm 19 tiêu chí.
b. Đặc trưng của nông thôn mới
Theo cuốn “Sổ tay hướng dẫn xây dựng nông thôn mới” (Nhà xuất bản
Lao động 2010), đặc trưng của Nông thôn mới thời kỳ CNH -HĐH, giai đoạn
2010-2020, bao gồm: Kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của cư
dân nông thôn được nâng cao; Nông thôn phát triển theo quy hoạch, có kết cấu
hạ tầng kinh tế, xã hội hiện đại, môi trường sinh thái được bảo vệ; Dân trí được
nâng cao, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát huy; An ninh tốt, quản lý
dân chủ; Chất lương hệ thống chính trị được nâng cao...
c. Nguyên tắc xây dựng nông thôn mới
- Nội dung xây dựng nông thôn mới hướng tới thực hiện Bộ tiêu chí Quốc
gia được quy định tại Quyết định 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng
Chính phủ.
- Xây dựng nông thôn mới theo phương châm phát huy vai trò chủ thể của
cộng đồng dân cư địa phương là chính, Nhà nước đóng vai trò định hướng, ban
hành các tiêu chí, quy chuẩn, xã đặt ra các chính sách, cơ chế hỗ trợ và hướng
dẫn. Các hoạt động cụ thể do chính cộng đồng người dân ở thôn, xã bàn bạc dân
chủ để quyết định và tổ chức thực hiện.
- Được thực hiện trên cơ sở kế thừa và lồng ghép các chương trình mục
tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ có mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang
triển khai ở nông thôn, có bổ sung dự án hỗ trợ đối với các lĩnh vực cần thiết; có
cơ chế, chính sách khuyến khích mạnh mẽ đầu tư của các thành phần kinh tế; huy
động đóng góp của các tầng lớp dân cư.
- Được thực hiện gắn với các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh của mỗi địa phương (xã, huyện, tỉnh); có quy
hoạch và cơ chế đảm bảo cho phát triển theo quy hoạch (trên cơ sở các tiêu
chuẩn kinh tế, kỹ thuật do các Bộ chuyên ngành ban hành).
- Là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; cấp uỷ Đảng,
chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựng quy hoạch, kế
8
hoạch, tổ chức thực hiện; hình thành cuộc vận động “Toàn dân xây dựng nông
thôn mới” do Mặt trận Tổ quốc chủ trì cùng các tổ chức chính trị - xã hội vận
động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai trò chủ thể trong việc xây dựng nông
thôn mới.
d. Vai trò mô hình nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội
Về kinh tế: Nông thôn có nền sản xuất hàng hóa mở, hướng đến thị trường
và giao lưu, hội nhập. Để đạt được điều đó, cơ sở hạ tầng của nông thôn phải
hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi cho mở rộng sản xuất, giao lưu buôn bán, chăm
sóc sức khỏe cộng đồng. Thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển nhanh, kích
thích mọi người tham gia vào thị trường, hạn chế rủi ro cho nông dân, điều chỉnh,
giảm bớt sự phân hóa giàu nghèo, chênh lệch về mức sống giữa các vùng, giữa nông
thôn và thành thị. Phát triển các hình thức sở hữu đa dạng, trong đó chú ý xây
dựng mới các HTX theo mô hình kinh doanh đa ngành. Hỗ trợ các HTX ứng
dụng tiến bộ khoa học - công nghệ phù hợp với các phương án sản xuất, kinh
doanh, phát triển ngành nghề ở nông thôn. Sản xuất hàng hóa với chất lượng sản
phẩm mang nét độc đáo, đặc sắc của từng vùng, địa phương. Tập trung đầu tư
vào những trang thiết bị, công nghệ sản xuất, chế biến nông sản sau thu hoạch
vừa có khả năng tận dụng nhiều lao động vừa đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.
Về chính trị: Phát huy dân chủ gắn với thực hiện kỷ cương pháp luật, quy
ước, hương ước để điều chỉnh hành vi con người, đảm bảo tính pháp lý, phát huy
tính tự chủ của làng xã. Phát huy dân chủ ở cơ sở, tôn trọng hoạt động của các
hội, đoàn thể, các tổ chức hiệp hội vì lợi ích cộng đồng, nhằm huy động tổng lực
vào xây dựng nông thôn mới.
Về văn hóa - xã hội: Tăng cường dân chủ ở cơ sở, phát huy vai trò tự
chủ trong thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, trong xây
dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, giúp nhau xóa đói giảm nghèo, vươn lên
làm giàu chính đáng.
Về con người: Xây dựng nhân vật trung tâm của mô hình nông thôn mới, đó
là người nông dân sản xuất hàng hóa khá giả, giàu có; là người nông dân kết tinh các
tư cách: Công dân, thể nhân, dân của làng, người con của dòng họ, gia đình.
Có kế hoạch, chương trình, lộ trình xây dựng người nông dân nông thôn thành
người nông dân sản xuất hàng hóa trong kinh tế thị trường, thành nhân vật trung
tâm của mô hình nông thôn mới, người quyết định thành công của mọi cải cách ở
9
nông thôn. Người nông dân và các cộng đồng nông thôn là trung tâm của mọi
chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn. Đưa nông dân vào sản xuất
hàng hóa, doanh nhân hóa nông dân, doanh nghiệp hóa các cộng đồng dân cư,
thị trường hóa nông thôn.
Về môi trường: Môi trường sinh thái phải được bảo tồn, củng cố và bảo
vệ. Bảo vệ rừng đầu nguồn, chống ô nhiễm nguồn nước, môi trường không khí
và chất thải từ các khu công nghiệp để nông thôn phát triển bền vững.
Các nội dung trên trong cấu trúc vai trò mô hình nông thôn mới có mối
liên hệ chặt chẽ với nhau. Nhà nước đóng vai trò chỉ đạo, tổ chức điều hành quá
trình hoạch định và thực thi chính sách, xây dựng đề án, cơ chế, tạo hành lang
pháp lý, hỗ trợ vốn, kỹ thuật, nguồn lực, tạo điều kiện, kích thích tinh thần. Nhân
dân tự nguyện tham gia, chủ động trong thực thi và hoạch định chính sách.
2.1.1.4. Khái niệm tổ chức chính trị - xã hội
Trong cấu trúc của hệ thống chính trị - xã hội Việt Nam hiện nay , các tổ
chức chính trị - xã hội gồm: Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể quần chúng như
Liên đoàn Lao động, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến
binh, Đoàn Thanh niên. Các tổ chức chính trị - xã hội thống nhất giữa hai mặt
chính trị và xã hội. Điều này thể hiện sự tập hợp đoàn kết các lực lượng quần
chúng đông đảo để thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước.
Phương thức tổ chức và hoạt động của các tổ chức này tuy khác với tổ chức
Đảng và các cơ quan nhà nước nhưng đều gắn chặt với việc thực hiện các mục
tiêu, nhiệm vụ do Đảng và Nhà nước giao phó. Các tổ chức chính trị - xã hội là
hình thức tổ chức động viên, triển khai nguồn lực con người cho các mục tiêu
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam trong công cuộc do Đảng lãnh đạo, Nhà
nước thống nhất quản lý. Cùng với Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã
hội hợp thành hệ thống chính trị Việt Nam, trong đó Đảng giữ vai trò và trọng
trách là người lãnh đạo trực tiếp. Trong hệ thống chính trị - xã hội Việt Nam, với
tính chất chính trị và tính chất xã hội rộng lớn, các tổ chức chính trị - xã hội đóng
vai trò là người tổ chức, vận động quần chúng nhân dân thực hiện các nhiệm vụ
đặt ra đối với cách mạng Việt Nam thông qua những hình thức phù hợp.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là liên minh chính trị - tổ chức liên hiệp tự
nguyện của các đoàn thể nhân dân và các cá nhân tiêu biểu của các giai cấp, các
tầng lớp xã hội, các dân tộc, tôn giáo; là tổ chức đại diện cho ý chí đại đoàn kết và
10
nguyện vọng chân chính của nhân dân; nơi tập hợp trí tuệ của con người Việt Nam
yêu nước, nơi thống nhất hành động giữa các tổ chức thành viên, phối hợp với
chính quyền thực hiện nền dân chủ; giám sát, bảo vệ, tham gia xây dựng nhà nước,
quản lý xã hội. Mặt trận Tổ quốc có chức năng tham chính, tham nghị và giám sát;
đoàn kết nhân dân, chăm lo đời sống, lợi ích của các thành viên, thực hiện dân chủ
và đổi mới xã hội, thực thi quyền và nghĩa vụ công dân, thắt chặt mối liên hệ giữa
Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là thành viên của Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, có quan hệ hợp tác với Nhà
nước và phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức xã hội khác;
hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và Pháp luật của nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam. Là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công
nhân, đội ngũ trí thức và những người lao động tự nguyện lập ra nhằm mục đích
tập hợp, đoàn kết lực lượng, xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam lớn mạnh về
mọi mặt; đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người
lao động, phấn đấu xây dựng nước Việt Nam độc lập, thống nhất đi lên chủ nghĩa
xã hội. Có tính chất quần chúng và tính chất giai cấp công nhân; tham gia quản lý
Nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ
quan nhà nước, tổ chức kinh tế; giáo dục, động viên công nhân viên chức lao
động phát huy quyền làm chủ đất nước, thực hiện nghĩa vụ công dân, xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc.
Hội Nông dân Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp nông
dân do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo và là thành viên của Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam, cơ sở chính trị của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Hội Nông dân Việt Nam có chức năng tập hợp, vận động, giáo dục hội viên nông
dân phát huy quyền làm chủ, tích cực học tập nâng cao trình độ, năng lực về mọi
mặt; đại diện giai cấp nông dân tham gia xây dựng Đảng và Nhà nước; chăm lo
bảo vệ các quyền và lợi ích của nông dân Việt Nam.
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội, tập hợp
rộng rãi các tầng lớp phụ nữ Việt Nam. Là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam, thành viên của Liên đoàn phụ nữ dân chủ Quốc tế và Liên đoàn các tổ chức
phụ nữ ASEAN (Hiệp Hội các nước Đông Nam Á). Hội tham gia tích cực trong
các hoạt động vì hoà bình, đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc và tiến bộ xã hội
trên toàn thế giới. Mục đích của Hội là hoạt động vì sự bình đẳng, phát triển của
11
phụ nữ, chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và chính đáng của phụ nữ. Hội
đoàn kết các tầng lớp phụ nữ, phát huy truyền thống yêu nước, anh hùng, bất
khuất, trung hậu, đảm đang, tài năng, trí tuệ góp phần tích cực vào sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,
văn minh.
Hội Cựu chiến binh Việt Nam là đoàn thể chính trị - xã hội, thành viên
của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, một
tổ chức trong hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, hoạt động
theo đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà
nước và Điều lệ của Hội. Mục đích của Hội là tập hợp, đoàn kết, tổ chức, động
viên các thế hệ cựu chiến binh giữ gìn và phát huy bản chất, truyền thống “Bộ
đội Cụ Hồ”, tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ thành quả
cách mạng, xây dựng và bảo vệ Đảng, chính quyền, chế độ, bảo vệ quyền lợi
chính đáng và hợp pháp của cựu chiến binh, chăm lo giúp đỡ nhau về tinh thần
và vật chất trong cuộc sống, gắn bó tình bạn chiến đấu.
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội
của thanh niên Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh
sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện; là đội dự bị tin cậy của Đảng Cộng sản Việt
Nam, là lực lượng xung kích cách mạng, là trường học xã hội chủ nghĩa của
thanh niên, đại diện chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của tuổi
trẻ; hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và Pháp luật của nước Cộng hoà Xã
hội chủ nghĩa Việt Nam. Đoàn bao gồm những thanh niên tiên tiến, phấn đấu vì
mục tiêu, lý tưởng của Đảng là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; tập hợp đông đảo thanh
niên phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp
giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Như vậy, có thể thấy rõ rằng các tổ chức chính trị - xã hội đóng vai trò
vừa là trung tâm đoàn kết, tập hợp đông đảo các lực lượng quần chúng nhân dân,
đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các thành viên vừa
thực hiện vai trò nền tảng chính trị của chính quyền nhân dân, tổ chức động viên
nhân dân thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước; thực
hiện vai trò giám sát đối với cơ quan, tổ chức và cán bộ, đảng viên, đại biểu dân
cử, công chức, viên chức nhà nước về việc thực hiện các chủ trương, đường lối
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và thực hiện phản biện xã hội;
12