Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

NÂNG CAO CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH ĐỊA ỐC HÒA BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (501.96 KB, 74 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

NÂNG CAO CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH
ĐỊA ỐC HÒA BÌNH

LÊ ĐÌNH DIỄM PHƯỢNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2009


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ Nâng cao công tác
tuyển dụng tại CTCP Xây dựng và kinh doanh Địa ốc Hòa Bình” do Lê Đình Diễm
Phượng, sinh viên khóa 31, ngành Quản Trị Kinh Doanh, đã bảo vệ thành công trước
hội đồng vào ngày………………….

TS. Lê Quang Thông
Người hướng dẫn
(Chữ ký)

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo


Ngày

tháng

năm

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ

Lời đầu tiên tôi xin gởi lời cám ơn chân thành nhất đến thầy Lê Quang
Thông, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm khóa luận tốt
nghiệp.
Đồng thời tôi muốn bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám Hiệu Nhà
Trường, Ban Chủ Nhiệm Khoa, các Thầy Cô giảng dạy tại trường Đại Học Nông Lâm
Tp.Hồ Chí Minh, đã nhiệt tình chỉ bảo, truyền đạt, trang bị cho tôi những kiến thức cần
thiết đối với ngành nghề tôi đang học.
Xin chân thành gởi lòng biết ơn đến CTCP Xây Dựng và kinh doanh Địa ốc
Hòa Bình, đã tạo điều kiện cho tôi thực tập đề tài tốt nghiệp này. Và cũng không thể

quên sự giúp đỡ tận tình của các cô chú, anh chị trong Công ty đã hỗ trợ, cung cấp tư
liệu, thông tin cho tôi trong quá trình tìm hiểu, khảo sát thực hiện đề tài.
Đằng sau thành công của mình ngày hôm nay, tôi không thể quên công ơn
của Ba, Mẹ. Ba, Mẹ luôn là nguồn động viên to lớn giúp tôi vượt qua khó khăn và là
chỗ dựa tinh thần cho tôi thực hiện những ước mơ của mình.
Ngoài ra, tôi cũng nhận được sự hỗ trợ động viên của các bạn, xin gửi lời
cám ơn thân thiết đến các bạn.
Cuối cùng tôi xin kính chúc Quý thầy cô luôn luôn mạnh khỏe và công tác
tốt. Kính chúc Ban Giám Đốc cùng các cô, chú, anh, chị trong Công ty luôn gặt hái
được nhiều thành công trong công việc và trong cuộc sống

Xin chân thành cám ơn!
Sinh viên thực hiện
Lê Đình Diễm Phượng


NỘI DUNG TÓM TẮT

LÊ ĐÌNH DIỄM PHƯỢNG. Tháng 07 năm 2009. “ Nâng cao công tác tuyển
dụng tại CTCP Xây dựng và kinh doanh Địa ốc Hòa Bình”.
LE DINH DIEM PHUONG. July 2009. “Improvement of the Recruitment at
Hoa Binh Construction and Real Estate Corporation”
Đề tài phân tích, đánh giá công tác tuyển dụng nguồn lao động tại CTCP Xây
Dựng và kinh doanh Địa ốc Hòa Bình qua 2 năm 2007- 2008 dựa trên phương pháp so
sánh, phân tích số liệu về cơ cấu lao động, nguồn tuyển dụng lao động, qui trình tuyển
dụng của Công ty, từ đó đề xuất ý kiến nhằm hoàn thiện và nâng cao công tác tuyển
dụng lao động tại Công ty.


MỤC LỤC

Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

x

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Lý do chọn đề tài

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1. Mục tiêu chung

2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể


2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

2

1.4 Cấu trúc khoá luận

2

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY

4

2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty

4

2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy hệ thống Công ty

8

2.3. Cơ cấu bộ máy nhân sự công ty

9

2.4. Một số đặc điểm kinh doanh của Công ty

11


CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

12

3.1. Cơ sở lý luận về tuyển dụng nhân sự trong doanh nghiệp

12

3.1.1. Khái niệm về tuyển dụng nhân sự

12

3.1.2. Tầm quan trọng của tuyển dụng nhân sự

13

3.1.3. Vị trí của công tác tuyển dụng nhân sự trong doanh nghiệp

14

3.2. Nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tuyển dụng

15

3.2.1. Nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

15

3.2.2. Nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp


16

3.3. Các nguồn tuyển dụng nhân sự trong doanh nghiệp

17

3.3.1. Nguồn nội bộ

17

3.3.2. Nguồn bên ngoài

18

3.4. Qui trình tuyển dụng

20
v


3.4.1.Phân tích công việc cần tuyển

21

3.4.2. Thông báo tuyển dụng

22

3.4.3. Thu thập và xử lí hồ sơ


23

3.4.4. Tổ chức thi tuyển

24

3.4.5. Đánh giá ứng cử viên

24

3.4.6. Ra quyết định

24

3.5. Phương pháp nghiên cứu

26

3.5.1. Phương pháp thống kê mô tả

26

3.5.2. Phương pháp thu thập số liệu

26

3.5.3. Phương pháp phân tích

26


CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đánh giá chung về tình hình kinh doanh của Công ty Hòa Bình

28
28

4.1.1. Tình hình tài chính của Công ty

28

4.2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 2 năm qua

29

4.2. Tình hình nhân sự của Công ty

31

4.2.1. Tình hình quản lý và sử dụng lao động của Công ty thời gian qua

31

4.2.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của Công ty

36

4.3. Phân tích thực trạng công tác tuyển dụng nhân sự tại CTCP xây dựng và
kinh doanh địa ốc Hòa Bình trong thời gian vừa qua


38

4.4. Đánh giá về công tác tuyển dụng nhân sự của công ty

41

4.4.1 Thông qua nguồn tuyển dụng

41

4.4.2. Thông qua quy trình tuyển dụng nhân sự

42

4..5. Đánh giá chung về công tác tuyển dụng nhân sự tại CTCP xây dựng và
kinh doanh địa ốc Hòa Bình

47

4.5.1. Ưu điểm

47

4.5.2. Nhược điểm và nguyên nhân tồn tại trong công tác tuyển dụng nhân sự tại
Công ty

48

4.6. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng nhân sự
tại CTCP Xây dựng và Kinh doanh địa ốc Hòa Bình


50

4.6.1. Phương hướng kinh doanh và phát triển nguồn nhân lực của Công ty trong
thời gian tới

50
vi


4.6.2. Kế hoạch tuyển dụng nhân sự của Công ty trong thời gian tới

52

4.6.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng nhân sự
tại CTCP Xây dựng và Kinh doanh địa ốc Hòa Bình
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

53
61

5.1. Kết luận

61

5.2. Kiến nghị

62

5.2.1.Kiến nghị với các cơ quan chức năng Nhà nước


62

5.2.2. Kiến nghị với Công ty

62

TÀI LIỆU THAM KHẢO

61

PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CBCNV
CTCP
TS
TSCĐ
TSLĐ
ĐTDH
ĐTNH
NV
CPTC
CPBH
CPQL
TNDN

DTT
LN

CN
ĐH
THCN
NSLĐ

Cán bộ công nhân viên
Công ty cổ phần
Tài sản
Tài sàn cố định
Tài sản lưu động
Đầu tư dài hạn
Đầu tư ngắn hạn
Nguồn vốn
Chi phí tài chính
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý
Thu nhập doanh nghiệp
Doanh thu thuần
Lợi nhuận
Lao động
Công nhân
Đại học
Trung học chuyên nghiệp
Năng suất lao động

viii



DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Năng lực tài chính của Công ty

28

Bảng 4.2. Tình hình kinh doanh của công ty trong 2 năm 2007, 008

30

Bàng 4.3. Cơ cấu lao động của Công ty

32

Bàng 4.4. Trình độ lao động của công ty trong 2 năm qua

35

Bảng 4.5. Kết quả sử dụng lao động của Công ty

36

Bảng 4.6. Kết quả tuyển dụng nhân sự của công ty trong thời gian qua

39

Bảng 4.7. Kết quả tuyển dụng nhân sự của công ty phân theo nguồn tuyển dụng

41


ix


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức Công ty

9

Hình 3.1. Sơ đồ qui trình tuyển dụng trong doanh nghiệp

21

Hình 4.1. Biểu đồ tái cơ cấu lao động 2011

37

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1.

Lý do chọn đề tài

Con người là nhân tố cơ bản để hình thành và phát triển xã hội. Xã hội bao gồm
nhiều tổ chức trong đó có tổ chức sản xuất và kinh doanh. Sự thành công của tổ chức

kinh doanh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, kỹ thuật, quản lý và nhân sự. Mỗi nguồn lực
đều có tầm quan trọng nhất định và cùng hỗ trợ cho nhau. Tuy nhiên quan trọng vẫn là
chính sách dùng người. Một công ty dù có nguồn tài chính phong phú lớn mạnh cũng
không đảm bảo đạt mục tiêu nếu không chú trọng vào nguồn lực con người. Vì thế
việc chọn lựa sử dụng nhân lực có ý nghĩa rất lớn đến thành công của mọi tổ chức hoạt
động sản xuất và kinh doanh.
Khi xây dựng và định vị doanh nghiệp, các yếu tố vốn và công nghệ thường
được xem là mấu chốt của chiến lược phát triển. Trong khi đó yếu tố nhân sự thường
không được chú trọng lắm nhất là trong giai đoạn khởi đầu. Nếu thiếu quan tâm đến
yếu tố nhân sự có thể làm giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Vốn và thị
trường là những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Thị
trường không phải luôn thuận lợi mà còn có những rủi ro và thách thức. Khi đó yếu tố
con người sẽ giúp việc quản trị có quyết định thích đáng và hiệu quả nhất
Trong bối cảnh đổi mới nền kinh tế và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế của Việt
Nam, để nâng cao hiệu quả trong quá trình kinh doanh các doanh nghiệp cần phải đặt
công tác tuyển dụng nhân sự lên tầm quan trọng, bảo đảm có đội ngũ nhân sự đủ về số
lượng, có năng lực, hiệu quả làm việc đáp ứng được yêu cầu công việc và thích nghi
với sự biến động của môi trường kinh doanh.
Đưa vấn đề này vào thực tiễn tại một doanh nghiệp, đề tài “NÂNG CAO
CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG TẠI CTCP XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH ĐỊA


ỐC HÒA BÌNH “ được em nghiên cứu nhằm tìm hiểu và đề xuất phương pháp để
nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng tại công ty.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá và đề xuất những giải pháp nâng cao công tác tuyển dụng nhằm có
được nguồn lực lao động phù hợp với nhu cầu kinh doanh của công ty.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
-Phân tích thực trạng công tác tuyển dụng lao động trong công ty qua 2 năm

2007 và 2008.
-Đánh giá hiệu quả của công tác tuyển dụng lao động trong 2 năm 2007 và
2008 và đề xuất các giải pháp nâng cao công tác tuyển dụng cho công ty.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: CTCP Xây Dựng và Kinh Doanh Địa ốc Hòa Bình
Phạm vi thời gian: Thu thập, nghiên cứu và phân tích số liệu qua hai năm 20072008
Thời gian nghiên cứu từ ngày 02/03/2008 đến ngày 16/05/2008
1.4 Cấu trúc khoá luận
Luận văn gồm năm chương
Chương 1: Đặt vấn đề
Nêu lên sự cần thiết của đề tài, mục đích, phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Chương 2: Tổng quan
Giới thiệu sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Công ty, cơ cấu tổ chức, sứ
mệnh, nhiệm vụ của Công ty cùng chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Đưa ra lý thyết về tuyển dụng nhân sự và nêu tầm quan trọng về tuyển dụng trong
doanh nghiệp, vận dụng những kiến thức liên quan về đề tài nghiên cứu. Sử dụng các
phương pháp nghiên cứu để thực hiện đánh giá trong đề tài.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Phân tích tình hình tài chính, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình
tuyển dụng nhân sự mà Công ty đã thực hiện và đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn
thiện các công tác tuyển dụng tại Công ty.
2


Chương 5: Kết Luận và Kiến nghị
Nêu lên kết luận tổng quát về kết quả nghiên cứu và đề xuất những kiến nghị
với nhà nước và Công ty.

3



CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY

2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
- Tên công ty: CTYCP XÂY DỰNG & KINH DOANH ÐỊA ỐC HÒA BÌNH
- Giấy chứng nhận đăng ký Kinh doanh số 4103000229, cấp ngày 01/12/2000 của Sở
KH&ĐT Tp.HCM
- Ðịa chỉ trụ sở chính : 235 Võ Thị Sáu, phường 7, quận 3, Tp.HCM.
- Ðiện thoại: 39325030 -39325572-39326571; Fax: (84-8) 39325221
- E-mail:
Website: www.hoabinhcorporation.vn
-Vốn điều lệ: 135.000.000.000 đồng
-Giám đốc công ty: Ông LÊ VIẾT HẢI
-Ngày bắt đầu hoạt động của CTCP: 11/12/2000
CTCP Xây dựng & Kinh doanh Ðịa ốc Hoà Bình được thành lập trên cơ sở thừa kế
toàn bộ lực lượng của văn phòng xây dựng Hoà Bình ở địa chỉ cũ là 52A Trương
Ðịnh, phường 7, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.
- Lịch sử phát triển của Công ty: Các bước phát triển từ năm 1987 đến nay của Hòa
Bình có thể được đúc kết qua 5 giai đoạn
1987-1993: Xây dựng lực lượng - Xác định phương hướng
Năm 1987, bắt đầu hoạt động với việc thiết kế và thi công một số công trình nhà ở tư
nhân. Năm 1993, sau khi cải tạo một phần trụ sở của Công ty Cung ứng Tàu biển
thành Câu lạc bộ Thủy thủ , Hòa Bình tiếp tục thiết kế, thi công cải tạo, nâng tầng tòa
nhà này thành Khách sạn Riverside. Cũng vào thời điểm này, Hòa Bình thành công ở
một số công trình khá lớn khác như Khách sạn International, Food Center of Sai Gon,
Tecasin Business Center and Serviced Apartments,... được nhiều nhà đầu tư nước
ngoài biết đến và mời tham gia các dự án của họ. Đây cũng là điều kiện để cho Hòa



Bình tập hợp được lực lượng kỹ sư, kiến trúc sư, công nhân lành nghề và từ đó xác
định phương hướng phát triển Công ty: chuyên sâu vào các công trình kỹ - mỹ thuật
cao.
1993-1997: Cải tiến quản lý - Phát huy sở trường
Năm 1995, Hòa Bình làm thầu chính cho công trình Clubhouse Sân golf Sông Bé (Câu
lạc bộ sân golf lớn nhất Đông Nam Á với diện tích hơn 8.000m2). Trong thời điểm
này, Xưởng Sơn đá Hòa Bình được thành lập với sản phẩm.Hòa Bình đã lập ra Quỹ
Phát triển bằng sự đóng góp tích lũy hàng tháng của CBCNV. Đây cũng là tiền đề cho
việc thành lập CTCP Hòa Bình.
Năm 1996, thi công toàn bộ các công tác trên đất liền của công trình Cảng Cá Cát Lở Vũng Tàu, một công trình công nghiệp có qui mô lớn, đòi hỏi cao về mọi mặt: trình độ
quản lý, phương tiện thi công, năng lực tài chánh, trong đó riêng khoản bảo lãnh hợp
đồng đã lên đến 300.000 USD. Bằng khen của Bộ Thủy sản và các thư khen của TOA
Corporation, Fisheries Engineering là minh chứng cho khả năng thích ứng cao của
Hòa Bình đối với nhiều loại hình công trình khác nhau.
Từ năm 1997 đến 2000 :Tăng cường tiềm lực - Nâng cao chất lượng
Năm 1997, Ban Giám đốc và các Cấp Trưởng đã tham gia các khóa học về ISO 9000
và về Quản lý Chất lượng Toàn diện (TQM), đồng thời không ngừng đầu tư nhân lực,
cơ sở vật chất kỹ thuật theo chiều sâu nhằm bảo đảm nâng cao chất lượng công trình.
Năm 1998, công trình khách sạn Tân Sơn Nhất do Hòa Bình thiết kế và thi công đã
hoàn thành, được Bộ Xây Dựng trao tặng Huy chương Vàng Công trình Chất lượng
cao, cùng với thời điểm đó Hòa Bình thực hiện công trình Thuận Kiều Plaza
Năm 1999, thành công trong việc thực hiện công trình Nhà máy Nước ép trái cây
Delta ở Long An với tư cách thầu chính, được nhà Đầu tư và Tư vấn Mỹ khen ngợi;
Hòa Bình càng khẳng định trình độ tổ chức thi công có đẳng cấp quốc tế của mình.
Ở một số công trình như Saigon Sky Garden Apartments, Stamford Court, Riverside
Apartment, Legend Hotel, Melinh Point Tower, Ocean Place (nay đổi tên là Sheraton
Plaza),... Hòa Bình luôn luôn là nhà thầu thỏa mãn tốt nhất các yêu cầu của khách
hàng và được chọn giữ lại đảm nhận thêm nhiều hạng mục cho đến khi hoàn thành dự
án.

Năm 2000 - 2001: Hoàn thiện tổ chức - Mở rộng thị trường
5


CTCP Xây dựng & Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình được thành lập với giấy phép do Sở
Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp.
Từ năm 2000 đến 2005: Tiếp tục hoàn thiện tổ chức - Mở rộng thị trường
Năm 2001, Hệ thống Quản lý Chất lượng về lĩnh vực thi công xây dựng của Hòa Bình
đã đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000 được tổ chức quốc tế QMS cấp giấy chứng
nhận.
Năm 2002 Công ty mở rộng thị trường sang khu đô thị mới Phú Mỹ. Công ty được đối
tác Phần Lan giao thi công công trình nhà máy Huhtamaki Việt Nam tại Khu công
nghiệp Việt Nam - Singapore. Đây là một nhà máy có yêu cầu chất lượng, kỹ - mỹ
thuật rất cao.
Các công ty thành viên như Công ty Mộc Hòa Bình, Sơn Hòa Bình liên tiếp đạt các
giải thưởng và bằng khen của Bộ Xây Dựng tại Hội chợ VietBuild 2002, 2003, 2004,
2005, 2006; Công ty Cửa Sư Tử đạt danh hiệu “Top Ten Thương hiệu Việt 2004”;
Công ty Sơn Hòa Bình với danh hiệu “Thương hiệu Việt yêu thích” và “Thương hiệu
mạnh ngành xây dựng địa ốc 2004, 2005, 2006”
Năm 2004, Hòa Bình đã được tổ chức Quốc tế QMS cấp giấy chứng nhận lần 2 với sự
mở rộng sang lĩnh vực Thi công Điện nước và Trang trí Nội thất.
Trong thời gian này, thi công tầng hầm của một cao ốc ở một vị trí cực kỳ khó khăn,
hoàn thành 72 căn biệt thự song lập và tứ lập với thời hạn kỷ lục là 6 tháng, thực hiện
công tác BTCT cho một cao ốc với thời gian kỷ lục 6 ngày 1 tấm và đặc biệt lần đầu
tiên thi công tháp truyền hình cao nhất Đông Nam Á (252m, tức bằng 5/6 tháp Eiffel).
Năm 2005: Công trình mở rộng nhà ga sân bay Tân Sơn Nhất, Nam Hải Resort (công
trình có giá trị thi công lớn nhất tính đến thời điểm bấy giờ là 72 tỉ với 60 biệt thự cao
cấp, bao gồm cung cấp trang bị nội thất), Trung tâm Hội nghị Quốc gia - Hà Nội (công
trình khó nhất về công tác trang trí phòng hội nghị chính với 3.600 chỗ ngồi, cao 45m
và là công trình quốc gia chuẩn bị phục vụ cho Hội nghị APEC 2006), Trung tâm Học

Liệu RMIT (một công trình ứng dụng nhiều loại vật liệu và công nghệ mới trong công
tác hoàn thiện như là grano, reinzin, nhôm Fletcher) và khách sạn Park Hyatt Saigon.
Từ năm 2005 đến nay: Tăng Cường Hợp Lực - Chinh Phục Đỉnh Cao
Ngày 27/12/2006, Cổ phiếu Hòa Bình (HBC) đã chính thức niêm yết trên sàn giao
dịch chứng khoán TPHCM. HB là doanh nghiệp xây dựng đầu tiên tham gia thị trường
6


chứng khoán. Cuối năm 2006 và đầu năm 2007, Hòa Bình đã trúng thầu một loạt các
dự án lớn như: thi công trọn gói công trình cao ốc cao cấp Horizon ở Quận 1, cụm
chung cư cao cấp Phú Mỹ Thuận ở Quận 7, 2 dự án khu biệt thự nghỉ dưỡng quốc tế
Hòa Bình tại Lăng Cô, Thừa Thiên Huế và Hòa Bình Tower…
Công ty được rất nhiều đối tác trong và ngoài nước mời hợp tác đầu tư hoặc kinh
doanh sản xuất thương mại (như kinh doanh sản xuất trang thiết bị cho hệ thống lạnh
với Century; hợp tác đầu tư Dự án bãi đậu xe ngầm Chi Lăng với P&D Korea Co.,
Ltd; hợp tác đầu tư và kinh doanh bất động sản với ACE Construction Ltd; hợp tác dự
thầu công trình Asiana Plaza với Seo Yong Construction Ltd; Hợp tác xây dựng khu
chung cư Bình Chiểu với CTCP Phát triển nhà Thủ Đức).
Năm 2006 là năm thành công của Hòa Bình. Mô hình doanh nghiệp đã được hình
thành rất rõ nét tạo cơ sở cho Hòa Bình phát triển.
Giải thưởng ngành xây dựng lần thứ 16 thiên niên kỉ mới “New Millennium Award”.
Công ty Hòa Bình là Công ty Việt Nam duy nhất được trao giải thưởng này cùng 39
công ty xây dựng khác ở 25 nước trên thế giới. Giải thưởng do tổ chức Editorial Ofice
kết hợp với Trade leaders’ Club (Câu lạc bộ Lãnh đạo Doanh nghiệp với hơn 7000 hội
viên ở 120 quốc gia trên thế giới). Hòa Bình đã góp phần mang chất lượng quốc tế vào
các công trình xây dựng Việt Nam. Huy chương vàng “ Quản lý chất lượng toàn cầu”
tại Tây Ban Nha, giải thưởng “Diamond Eye” về chất lượng và tiêu chuẩn làm khách
hàng hài lòng tại Berlin, giải thưởng “Platinium Technology” về Sản phẩm chất lượng
cao và Thương hiệu hạng nhất tại Pháp, giải thưởng “Century International Quality
Era” tôn vinh sự nỗ lực của các công ty về việc cam kết tận tụy với chất lượng sản

phẩm về dịch vụ dành cho khách hàng tại Thụy Sỹ.
Năm 2007, doanh số Hòa Bình tăng trên 120%, lợi nhuận tăng 175%. Đặc biệt năm
2007, công ty gia tăng nguồn vốn thông qua thị trường chứng khoán, mở rộng đầu tư
sang lĩnh vực địa ốc và mở rộng hợp tác với nhiều đối tác chiến lược trong lĩnh vực địa
ốc và xây dựng. Hòa Bình đã thành công trong việc thi công nhiều công trình có tên
tuổi và qui mô lớn bao gồm nhà ở, bệnh viện, trường học, cao ốc văn phòng, nhà ga
sân bay quốc tế, công trình công nghiệp, nhận nhiều giải thưởng và danh hiệu cao quý:
Hòa Bình là 1 trong 30 doanh nghiệp trong nước và là doanh nghiệp duy nhất ngành
xây dựng – địa ốc được Chính phủ chọn trao Biểu trưng Thương hiệu Quốc Gia, danh
7


hiệu Sao Vàng đất Việt “Top 100 Thương hiệu Việt Nam”, Thương hiệu mạnh ngành
xây dựng, Topten Thương hiệu Việt, Cúp vàng An toàn lao động và giải thưởng quốc
tế tại Paris trong Công tác Lãnh đạo trong Quản lý Chất lượng ISLQ. Hòa Bình còn
được Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh TP.Hồ Chí Minh đánh giá
cao và xếp loại Doanh nghiệp A* (là hạng cao nhất về uy tín của doanh nghiệp đối với
ngân hàng và là doanh nghiệp xây dựng duy nhất được ngân hàng xếp hạng này).
2.2. Mục tiêu và chức năng của công ty
- Mục tiêu:
+ Cung cấp cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ tốt đẹp nhất, nhanh chóng
nhất và tiện ích nhất trong ngành xây dựng và địa ốc.
+ Tạo lập một môi trường làm việc mang lại hiệu quả cao nhất nhằm phát huy một
cách toàn diện tài năng của từng CBCNV.
- Chức năng:
+ Về chính sách chất lượng: quyết tâm phấn đấu trở thành công ty hàng đầu trong
ngành xây dựng và địa ốc bằng cách tìm hiểu thấu đáo và đáp ứng ngày càng cao nhu
cầu của khách hàng.
+ Về chính sách về trách nhiệm xã hội: cải thiện điều kiện làm việc cho CBCNV là
một phần tất yếu của Ban lãnh đạo trong tất cả các hoạt động và luôn luôn quan tâm

đến môi trường làm việc
2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy hệ thống Công ty
Cơ cấu tổ chức quản lý và kiểm soát của công ty gồm có:
- Đại hội đồng cổ đông: Quyền và nhiệm vụ của Đại hội đồng cổ đông thực hiện theo
qui định tại điều 70 của Luật Doanh Nghiệp
- Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý công ty có toàn quyền nhân danh công ty để
quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty trừ những vấn
đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
- Ban kiểm soát: thực hiện các chức năng kiểm soát, kiến nghị biện pháp bổ sung, sửa
đổi, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành các hoạt động kinh doanh của công trên
sơ sở hợp lý, hợp pháp.

8


Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức Công ty

ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG

BAN KIỂM SOÁT

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN CỐ VẤN

TỔNG GIÁM ĐỐC

PTGD TỔ CHỨC
NHÂN SỰ

GĐ KẾ HOẠCH KT


TP ĐẢM BẢO
CHẤT LƯỢNG

HBB

HBA

GĐ HỢP ĐỒNG –
VẬT TƯ

HBE

GĐ HÀNH
CHÍNH-TỔ CHỨC

GĐ TÀI
CHÍNH

TP QUAN HỆ
CÔNG CHÚNG

TP KẾ TOÁN

HBH

HHD

PTGD KẾ HOẠCH
CHIẾN LƯỢC


PTGD HỆ THỐNG
QUẢN LÝ

PTGD KỸ THUẬT

GĐ ĐẦU TƯ

CÁC GĐ
CÔNG TRÌNH

CÁC BAN CHỈ HUY
CÔNG TRƯỜNG

HBI

HBP

HPD

HBT

MHB

CÁC GĐ
DỰ ÁN

AHA

Nguồn : Phòng Hành chánh- Tổ chức

2.3. Cơ cấu bộ máy nhân sự công ty
+ Các phòng ban và chức năng
-Ban Tổng Giám Đốc
Điều hành hoạt động kinh doanh chung của Công ty; chỉ đạo, điều phối đơn vị trực
thuộc toàn công ty. Bên cạnh đó xây dựng hệ thống chất lượng và xây dựng môi
trường làm việc, phát huy tài năng và tạo cuộc sống ổn định cho CB-CNV.

9


- Phòng Hành Chánh – Tổ Chức
Thực hiện công tác tổ chức và hành chính toàn công ty và phối hợp với các phòng ban
khác trong công ty.
- Phòng Hợp đồng-Vật Tư
Phụ trách Hợp đồng, tạm ứng, thanh quyết toán của công trình. Kiểm soát chi phí
trong quá trình thi công của các hợp đồng (Chủ Đầu Tư, Nhà Thầu Phụ) và cung ứng
vật tư cho khối Công trình.
-Phòng Kế Hoạch-Kỹ thuật
Nắm bắt thông tin, yêu cầu của khách hàng mời thầu. Lên lịch trình, tiến hành đấu
thầu dự án mà Công ty chấp thuận, đồng thời lập kế hoạch doanh số của Công ty thông
qua công tác đấu thầu. Xem xét điều kiện ký kết hợp đồng cũng như tìm hiểu phổ biến
thông tin về vật liệu, kỹ thuật và công nghệ mới cho bộ phận liên quan.
-Phòng Đầu Tư
Hoạch định chiến lược, kế hoạch và quản lý hoạt động đầu tư địa ốc cho công ty. Phát
triển thương hiệu Hòa Bình Corporation theo định hướng chiến lược kinh doanh địa ốc
và phân tích, nghiên cứu nhu cầu thị trường, đối thủ cạnh tranh, và dự đoán xu hướng
thị trường tiêu thụ.
-Phòng Kế Toán-Tài vụ
Thu thập-xử lý, kiểm tra, phân tích, cung cấp thông tin kinh tế-tài chính dưới hình
thức giá trị, hiện vật, thời gian lao động. Tạo lập nguồn vốn, quản lý bằng tiền tất cả

các hoạt động sản xuất -kinh doanh của Công ty; phân phối quỹ tiền tệ sau một chu kỳ
sản xuất - kinh doanh; quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm và kiểm tra,
kiểm soát mọi hoạt động tài chính – kiểm toán nội bộ.
- Phòng Đảm Bảo Chất Lượng
Điều hành hoạt động kinh doanh chung của Công ty. Cơ cấu tổ chức toàn Công ty,
xây dựng hệ thống chất lượng toàn công ty.
- Ban quản Lý Máy Móc thiết Bị
Điều động thiết bị đến công trường, đảm bảo kịp thời và đúng chất lượng. Kiểm soát
máy móc thiết bị, bảo trì và sửa chữa các máy móc thiết bị để phục vụ cho công
trường. Gia công các dụng cụ phục vụ cho công trường.
10


-Khối Công Trường
Tổ chức triển khai và thực hiện dự án, điều hành các hoạt động của dự án và kiểm tra
quá trình thực hiện dự án.
2.4. Một số đặc điểm kinh doanh của Công ty
+Ngành nghề kinh doanh của công ty
Xây dựng, thiết kế kết cấu công trình dân dụng và công nghiệp; Xây dựng cầu đường,
công trình giao thông, xây dựng hệ thống cấp thoát nước; San lấp mặt bằng; Kinh
doanh nhà, khu du lịch, khách sạn (không hoạt động tại trụ sở); Tư vấn xây dựng (trừ
tư vấn thiết kế công trình); Sản xuất, mua bán hàng vật liệu xây dựng, hàng trang trí
nội thất; Trồng rừng cao su, xà cừ, tràm, bạch đàn; Khai thác và sơ chế gỗ.
Hiện Hòa Bình có 10 bộ phận chuyên ngành, đảm nhận trách việc sản xuất và cung
cấp 10 loại sản phẩm và dịch vụ khác nhau:
HBA -Công ty Tư vấn thiết kế Hòa Bình.
HBE -CTCP cơ điện tử Hòa Bình.
HBH -CTCP Nhà Hòa Bình.
HBD -CTCP đầu tư phát triển HB-Huế.
HBP -Cty TNHH Sơn Hòa Bình.

HBT -Công ty TNHH Thương mại H.B.T.
MHB -CTCP Mộc Hòa Bình.
AHA -Công ty TNHH Xây dựng Anh Huy.
HBI -Cty cổ phần đầu tư xây dựng hạ tầng Hòa bình.
HPD -Cty Cổ phần đầu tư phát triển HB-Phú Yên.
+ Thị trường của công ty:
Hiện nay thị trường chủ yếu của công ty là các nhà đầu tư, các nhà thầu lớn nước
ngoài tập trung ờ khu vực TPHCM. Ngoài ra mỗi đơn vị trực thuộc đều có khách
hàng, thị trường và địa bàn hoạt động của riêng mình. Sắp tới công ty sẽ liên doanh
với các đối tác nước ngoài và mở rộng kinh doanh sang các nước khác.

11


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận về tuyển dụng nhân sự trong doanh nghiệp
3.1.1. Khái niệm về tuyển dụng nhân sự
Trong sản xuất kinh doanh nếu nói “Thiên thời, địa lợi, nhân hòa” tức là nói
đến tầm quan trọng của môi trường kinh doanh. Muốn cho yếu tố “nhân” được “hòa”
thì ta cần phải biết “thuật chọn người” và “thuật dùng người”.
Tuyển dụng nhân sự là một quá trình tìm kiếm và lựa chọn nhân sự để thỏa
mãn nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp và bổ sung lực lượng lao động cần thiết nhằm
thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp.
Tuyển dụng nhân sự bao gồm hai nội dung đó là tuyển mộ và tuyển chọn nhân
lực. Tuyển mộ: Là quá trình thu hút các ứng viên về phía các tổ chức để các nhà tuyển
dụng lựa chọn và sàng lọc những người đủ điều kiện vào làm việc tại một vị trí nào đó
trong tổ chức. Tuyển chọn: Là quá trình đánh giá các ứng viên theo nhiều khía cạnh
khác nhau, dựa vào các yêu cầu của công việc, chọn lựa nhân viên trong số những

người đã thu hút qua tuyển mộ.
Phân tích, đánh giá, phân loại nhân sự, xác lập một lực lượng nhân sự hoàn
thành các mục tiêu trong doanh nghiệp chỉ có thể được thực hiện một cách thuận lợi và
có hiệu quả khi công tác tuyển dụng nhân sự được thực hiện tốt. Để quá trình tuyển
dụng có hiệu quả, các doanh nghiệp phải đầu tư kinh phí, thời gian, đồng thời phải xây
dựng một quy trình tuyển dụng khoa học và hiệu quả. Quy trình này gồm hai khâu cơ
bản là tìm kiếm và lựa chọn nhân sự, bắt đầu từ việc phân tích nhu cầu cần người của
doanh nghiệp cho đến khi chấp nhận và tạo điều kiện để người mới trúng tuyển hòa
nhập vào tập thể.


Công tác tuyển dụng phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Việc xây dựng kế hoạch tuyển dụng nhân sự phải được xuất phát từ mục tiêu phát
triển, khả năng tài chính, thời gian, chiến lược, chính sách nhân sự của doanh nghiệp.
- Việc tuyển dụng phải căn cứ vào yêu cầu của từng công việc và căn cứ vào điều
kiện thực tế.
- Kết quả tuyển dụng phải tuyển chọn được những người phù hợp với những yêu cầu,
đòi hỏi của từng công việc, có kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm…thích hợp công việc
để đạt năng suất cao.
3.1.2. Tầm quan trọng của tuyển dụng nhân sự
+Đối với doanh nghiệp
Tuyển dụng nhân sự có tác động trực tiếp đến doanh nghiệp, đến người lao
động và đến sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.
Việc tuyển dụng có hiệu quả sẽ cung cấp cho doanh nghiệp một đội ngũ lao
động lành nghề, năng động, sáng tạo, bổ sung nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuyển dụng là khâu đầu tiên của công tác
quản trị nhân sự. Tuyển dụng tốt giúp doanh nghiệp hoàn thành các mục tiêu kinh
doanh một cách hiệu quả.
Chất lượng của đội ngũ nhân sự tạo ra năng lực cạnh tranh bền vững cho doanh
nghiệp. Tuyển dụng nhân sự tốt góp phần quan trọng vào việc tạo ra “ đầu vào ” của

nguồn nhân lực, nó quyết định đến chất lượng, năng lực, trình độ cán bộ nhân viên,
đáp ứng đòi hỏi nhân sự của doanh nghiệp. Tuyển dụng nhân sự tốt giúp doanh nghiệp
giảm gánh nặng chi phí kinh doanh và sử dụng có hiệu quả nguồn ngân sách của
doanh nghiệp.
+ Đối với xã hội
Công tác tuyển dụng nhân sự của doanh nghiệp giúp cho việc thực hiện các
mục tiêu kinh tế - xã hội là người lao động có việc làm, có thêm thu nhập, giảm bớt
gánh nặng xã hội như thất nghiệp và nguy cơ dẫn đến hàng loạt các tệ nạn xã hội khác.
Tuyển dụng nhân sự của doanh nghiệp còn giúp cho việc sử dụng nguồn lực của xã hội
một cách hữu ích nhất. Tuyển dụng còn tạo ra điều kiện cạnh tranh để phát triển chất
lượng nguồn lao động.
13


3.1.3. Vị trí của công tác tuyển dụng nhân sự trong doanh nghiệp
Tuyển dụng có một ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp. Đó là
những ảnh hưởng trực tiếp đến qui mô, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Và
chỉ dừng lại ở đó thì quá trình khai thác, tuyển nhân sự xem như vô nghĩa. Tuyển dụng
phải kết hợp với bố trí và sử dụng nhân sự, đào tạo và phát triển, đãi ngộ nhân sự vì
chúng có mối liên hệ qua lại, bổ sung và quy định lẫn nhau, mang lại hiệu quả kinh
doanh cho doanh nghiệp.
+ Với quy mô, chiến lược kinh doanh
Tùy theo quy mô và chiến lược kinh doanh của mỗi doanh nghiệp mà có chính
sách tuyển dụng riêng. Với quy mô nhỏ, chính sách tuyển dụng được thực hiện không
định kỳ và trong phạm vi hẹp. Tuy nhiên, khi quy mô kinh doanh lớn hơn, cần nhiều
nhân lực hơn, chính sách tuyển dụng theo đó được thực hiện thường xuyên hơn; nhất
là đối với những vị trí cấp quản lý trở lên. Đến một mức quy mô nhất định, doanh
nghiệp buộc phải ngừng kế hoạch tuyển dụng mà thay vào đó là kế hoạch nâng cao tay
nghề, phát triển trang thiết bị máy móc.
+ Với bố trí sử dụng lao động

Bố trí lao động là phương thức sắp xếp, phân bổ người lao động vào những vị
trí, vai trò phù hợp với chính sách tuyển dụng của công ty, phù hợp với năng lực,
nguyện vọng của người lao động và nhằm đạt năng suất cao nhất.
Công tác tuyển dụng tốt sẽ tạo điều kiện thúc đẩy quá trình bố trí sử dụng nhân
sự, đạt được hiệu quả cao nhất; giúp phân công đúng người đúng việc, tránh tình trạng
dư thừa nhân lực. Ngược lại, nội dung bố trí và sử dụng nhân sự cũng tác động đến
công tác tuyển dụng. Thông qua quá trình bố trí và sử dụng nhân sự nhà quản trị sẽ
tiến hành dự báo nhu cầu nhân sự của doanh nghiệp trong những năm tới, so sánh nhu
cầu đó với thực trạng đáp ứng hiện nay nhằm tìm ra khoảng cách về sự thiếu thừa nhân
sự từ đó tác động đến nội dung tuyển dụng.
+ Với đào tạo và phát triển
Việc đào tạo được coi là tiêu chuẩn cơ bản trong công việc tìm kiếm nhân
viên. Mặt khác một nhân viên sau khi được tuyển vào doanh nghiệp cần được phân
loại đào tạo cho phù hợp với vị trí, để từ đó xây dựng một quy tắc nghề nghiệp và
năng lực nghề nghiệp tương ứng. Vì vậy có thể thấy rằng nhân viên được tuyển dụng
14


là đối tượng đầu tiên của đào tạo, hay phải tiến hành đào tạo cho nhân viên trước khi
họ bước vào cương vị mới.
Khi doanh nghiệp có được nhân viên đầy đủ yêu cầu thậm chí đáp ứng tốt hơn
so với yêu cầu thì doanh nghiệp sẽ rút ngắn công tác đào tạo nhân sự. Những người lao
động có tay nghề đòi hỏi ít phải đào tạo hơn những người không có tay nghề, từ đó
doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được thời gian, chi phí cho đào tạo. Thực tế khi công tác
tuyển dụng tốt thì đào tạo nhân viên cũng dễ dàng, đỡ tốn kém chi phí và thời gian của
doanh nghiệp. Ngược lại nếu tuyển dụng không tốt sẽ gây ảnh hưởng làm giảm năng
suất lao động, tăng các chi phí không cần thiết.
+ Với đãi ngộ
Khi thực hiện các chế độ đãi ngộ nhân sự như tiền lương, tiền thưởng, phúc
lợi, nhà quản trị căn cứ vào kết quả trực tiếp từ thành tích công tác nhân viên. Các

chính sách tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi, các biện pháp đãi ngộ tinh thần thông qua
công việc và môi trường làm việc sẽ tạo điều kiện thu hút nhân viên và nâng cao khả
năng tuyển chọn nhân viên có chất lượng cao cho doanh nghiệp.
+ Với hiệu quả kinh doanh
Hoạt động quản trị nhân sự là cả một quá trình từ tuyển dụng cho đến đãi ngộ
nhân sự, các khâu này có mối liên hệ ràng buộc với nhau. Để làm tốt những khâu sau
thì trước tiên phải làm tốt khâu tuyển dụng. Khi thực hiện tốt khâu tuyển dụng tức
chọn đúng người, đúng việc. Từ đó năng suất lao động tăng, các chỉ tiêu được thực
hiện theo qui mô, đúng chiến lược, đem lai hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.
3.2. Nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tuyển dụng
3.2.1. Nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
- Khung cảnh kinh tế: chu kỳ kinh tế ảnh hưởng lớn đến nguồn lao động trong
giai đoạn kinh tế suy thoái. Nếu kinh tế bất ổn, doanh nghiệp phải vừa duy trì lực
lượng lao động có tay nghề vừa giảm chi phí lao động. Nếu chi phí lao động bị cắt
giảm, doanh nghiệp bắt buộc phải cắt giảm biên chế theo. Khi đó, quá trình tuyển dụng
sẽ bị thu hẹp lại, thậm chí, có doanh nghiệp chỉ chấm dứt hợp đồng với người lao động
mà không thể thực hiện bất kỳ hoạt động tuyển dụng nào.
- Luật pháp: luật lao động ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tuyển dụng lao
động của doanh nghiệp. Để sử dụng lao động, các doanh nghiệp trả lương cho người
15


×