Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP KINH TẾ KỸ THUẬT NHẰM NÂNG CAO SẢN LƯỢNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU HÒA BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (976.57 KB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP KINH TẾ KỸ THUẬT
NHẰM NÂNG CAO SẢN LƯỢNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
CAO SU HÒA BÌNH

LÊ THANH TÂM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2009


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Thực Trạng Và Một
Số Giải Pháp Kinh Tế Kỹ Thuật Nhằm Nâng Cao Sản Lượng Tại Công Ty Cổ
Phần Cao Su Hòa Bình” do Lê Thanh Tâm, sinh viên khóa 31, ngành Kinh Tế Nông
Lâm, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày ___________.

NGUYỄN DUYÊN LINH
Người hướng dẫn,

______________________
Ngày

tháng

năm



Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

_________________________

__________________________

Ngày

tháng

năm

Ngày

tháng

năm


LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, trước hết tôi xin chân thành cám ơn tất cả các thầy
cô Khoa Kinh Tế, Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã hết lòng
giảng dạy và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báo trong suốt thời gian theo học
tại trường.
Tôi cũng xin chân thành cám ơn Ban Giám Đốc, các cô chú anh chị các phòng
ban Công Ty cổ phần cao su Hòa Bình đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong
thời gian thực tập tại Công Ty.

Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn thầy Nguyễn Duyên Linh đã tận tình chỉ
bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện đề tài này.
Cuối cùng tôi xin cám ơn mọi người trong gia đình, những người thân và cùng
những người bạn đã động viên giúp đỡ tôi trong thời gian vừa qua.

NôngLâm, ngày….tháng…..năm….

Sinh viên: Lê Thanh Tâm


NỘI DUNG TÓM TẮT
Lê Thanh Tâm. Tháng 7 năm 2009. “Thực Trạng Và Một Số Giải Pháp Kinh
Tế Kỹ Thuật Nhằm Nâng Cao Sản Lượng Tại Công Ty Cổ Phần Cao Su Hòa
Bình”.
Le Thanh Tam. July 2009. “Real Situation And Some Economic Technology
Solutions To Increase Yield At Hoa Binh Rubber Joint Stock Company”.
Khóa luận đã tìm hiểu về thực trạng vườn cây và tình hình khai thác mủ của
công ty Cổ Phần Cao Su Hòa Bình. Kết quả cho thấy tình hình khai thác mủ tươi trong
năm 2008 có biểu hiện xấu đi, sản lượng giảm nhiều ở 6 Đội sản xuất của Công ty. Sự
giảm sút sản lượng khai thác này không chỉ do diện tích vườn cây khai thác giảm mà
còn do một trong số các nguyên nhân sau: trình độ kỷ thuật khai thác thác của công
nhân chưa tốt, giống cây cho năng suất thấp hoặc vườn cây khai thác đã quá tuổi và
đang ở giai đoạn cuối của thời kỳ kinh doanh.
Khóa luận đã đi vào phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sản lượng, qua đó đề
xuất các giải pháp và kiến nghị Công ty tăng cường kiểm tra tình hình khai thác, quản
lý của các Đội, nâng cao trình độ kỷ thuật cho công nhân, sử dụng các loại Giống theo
khuyến cáo của Tập Đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam để tái canh, đồng thời sử
dụng giải pháp kích thích mủ bằng thiết bị Gastech, bón phân đúng kỹ thuật nhằm
nâng cao năng suất sản lượng.



MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt ..........................................................................................viii
Danh mục các bảng....................................................................................................... ix
Danh mục các hình ....................................................................................................... xi
CHƯƠNG MỞ ĐẦU......................................................................................................1
U

1.1. Đặt vấn đề.......................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung ................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................2
1.3. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................2
1.3.1. Phạm vi không gian .........................................................................2
1.3.2. Phạm vi thời gian.............................................................................2
1.3.3. Phạm vi nội dung nghiên cứu..........................................................2
1.4. Cấu trúc khóa luận..........................................................................................3
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ............................................................................................4
2.1. Đặc điểm của cây cao su và đặc điểm của ngành khai thác ...........................4
2.1.1. Đặc điểm của cây cao su .................................................................4
2.1.2. Đặc điểm của ngành khai thác và đặc điểm hoạt động khai thác mủ
cao su .........................................................................................................5
2.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu .......................................................................5
2.2.1. Giới thiệu về công ty Cổ phần Cao Su Hòa Bình............................5
2.2.2. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................6
2.2.3. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty.....................................8
2.2.4. Quy trình chế biến mủ cao su ..........................................................8
2.2.5. Cơ cấu tổ chức, bộ máy hoạt động của công ty.............................11
2.3. Tình hình cơ bản tại Công ty ........................................................................13

2.3.1. Tình hình lao động: .......................................................................13
2.3.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty .....................14
2.3.3. Hiện trạng TSCĐ của Công ty ......................................................15
2.3.4. Tình hình nguồn vốn SXKD của công ty ......................................16
v


2.4. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu..................................................................16
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................20
U

3.1. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................20
3.1.1. Vai trò và tầm quan trọng của ngành cao su ở Việt Nam .............20
3.1.2. Ý nghĩa của việc nâng cao sản lượng khai thác và các nhân tố làm
ảnh hưởng đến sản lượng mủ cao su .......................................................21
3.1.3. Môi trường sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần Cao Su Hòa
Bình .........................................................................................................21
3.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả khai thác, sản xuất kinh doanh
cao su của công ty....................................................................................23
3.1.5. Một số chỉ tiêu kinh tế trong sản xuất kinh doanh ........................24
3.1.6. Nội dung vấn đề nghiên cứu..........................................................25
3.2. Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................26
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................26
3.2.2. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu ............................................26
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................28
4.1. Thực trạng vườn cây cao su của công ty ......................................................28
4.1.1. Quy mô sản xuất của công ty ........................................................28
4.1.2. Tổng hợp diện tích trồng mới của Công ty từ năm 2006 – 2008 ..29
4.1.3. Phân tích hiện trạng tuổi của vườn cây .........................................29
4.1.4. Đánh giá tình hình diện tích, sản lượng, năng suất của Công ty qua

các năm ....................................................................................................30
4.2.Kết quả khai thác ...........................................................................................32
4.2.1. Kết Quả Khai Thác Của Công Ty 2 Năm .....................................32
4.2.2. Tình hình thực hiện sản lượng mủ khai thác của đội ....................34
4.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sản lượng mủ ....................................39
4.3.1. Mất mát do thời tiết .......................................................................39
4.3.4. Mật độ cây cạo cho vườn cây khai thác ........................................42
4.3.5. Quy trình công tác cạo và thu gom mủ cao su ..............................42
4.3.6. Tình hình sử dụng phân bón của Công ty .....................................45
4.3.7. Thực trạng về trình độ kỹ thuật khai thác của công nhân .............47
vi


4.3.8. Tình hình sử dụng các loại giống của công ty...............................48
4.4. Một số giải pháp nâng cao sản lượng ...........................................................52
4.4.1. Giải pháp 1: Thay đổi kỹ thuật bón phân ......................................52
4.4.2. Giải pháp 2: Thanh lý trồng mới các giống có năng suất cao .......54
4.4.3. Giải pháp 3: Kích thích mủ bằng thiết bị GasTech .......................55
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................59
5.1. Kết luận.........................................................................................................59
5.2. Kiến nghị ......................................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................61

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TSCĐ

Tài sản cố định


CN

Công nhân

NMCB

Nhà máy chế biến

QL

Quản lý

KD

Kinh doanh

TC

Tài chính

DT

Doanh thu

LN

Lợi nhuận

SXKD


Sản xuất kinh doanh

QTKT

Quy trình kỷ thuật

VCKT

Vườn cây khai thác

VN

Việt Nam

KTCB

Kiến thiết cơ bản

KH

Kế hoạch

TH

Thực hiện

DTKT

Diện tích khai thác


SL

Sản lượng

TT

Thực tế

BQ

Bình quân

TB

Trung bình

VCSH

Vốn chủ sở hữu

CPSD

Chi phí sử dụng

GT

Giá thành

VRG


Tập Đoàn Cao su Việt Nam

ĐVT

Đơn vị tính

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Tình Hình Lao Động hiện nay của Công Ty ................................................13
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công Ty qua 2 Năm..............................14
Bảng 2.3: Hiện trạng TSCĐ của Công ty ......................................................................15
Bảng 2.4: Hiện trạng Vốn SXKD của Công ty năm 2008 ............................................16
Bảng 4.1. Quy Mô Vườn Cây Công Ty qua 2 năm.......................................................28
Bảng 4.2: Diện tích trồng mới qua các năm ..................................................................29
Bảng 4.3: Diện tích trồng cây Kudzu cho vườn cây KTCB qua 3 năm ........................29
Bảng 4.4: Phân lớp vườn cây theo hạng tuổi.................................................................30
Bảng 4.5: Biến động diện tích sản lượng qua các năm .................................................31
Bảng 4.6: Kết Quả Khai Thác Của Công Ty 2 Năm 2007 - 2008.................................32
Bảng 4.7: Tình hình thực hiện kế hoạch khai thác mủ qua 2 năm ................................33
Bảng 4.8: Tình hình thực hiện kế hoạch khai thác qua các tháng của năm 2008 .........33
Bảng 4.9: Tình Hình Thực Hiện Sản Lượng của Các Đội qua 2 năm...........................34
Bảng 4.10: So Sánh Sản Lượng Giảm Thực Tế Với Sản Lượng Giảm Kế Hoạch Của
Các Đội sản xuất............................................................................................................36
Bảng 4.11: Năng Suất Khai Thác Của Các Đội Qua 2 Năm 2007 – 2008....................37
Bảng 4.12: Quy Mô Khai Thác Của Các Đội sản xuất .................................................38
Bảng 4.13: Tình Hình Phân Bố Diện Tích VCKT của Các Đội Năm 2008..................38

Bảng 4.14: Sản lượng thất thoát do thời tiết năm 2008.................................................39
Bảng 4.15: Tổng hợp lượng thất thoát do trộm cắp qua 2 năm 2007 – 2008................40
Bảng 4.16: Chế Độ Cạo của VCKT cho từng nhóm tuổi..............................................41
Bảng 4.17: Định mức lao động cho từng nhóm cây......................................................41
Bảng 4.18: Đánh giá mật độ vườn cây khai thác của Công ty ......................................42
Bảng 4.19: Tình Hình Sử Dụng Phân Bón Của Công Ty Qua 2 Năm..........................45
Bảng 4.20: Định mức phân bón của Công ty ................................................................46
Bảng 4.21: Kết Quả Xếp Loại Kỹ Thuật Khai Thác .....................................................47
Bảng 4.22: Khuyến Cáo Sử Dụng Các Giống Cao Su ở Việt Nam Giai Đoạn 2006 –
2010 của Tập Đoàn Công Nghiệp Cao su Việt Nam ....................................................48
Bảng 4.23: Cơ Cấu Giống Cây Hiện Nay Của Công Ty...............................................51
ix


Bảng 4.24: Cơ cấu và năng suất bình quân của các nhóm cây......................................54
Bảng 4.25: Năng suất bình quân của các giống mới .....................................................55
Bảng 4.26: Chi Phí Vật Tư – Thiết Bị...........................................................................56
Bảng 4.27: Chi Phí Gắn và Bơm Khí ............................................................................57
Bảng 4.28: Tóm tắt kết quả ...........................................................................................57

x


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Quy Trình Chế Biến Mủ................................................................................10
Hình 2.2: Cơ Cấu Tổ Chức Của Công Ty ....................................................................11
Hình 2.3: Diện tích trồng cao su theo vùng...................................................................17
Hình 2.4: Biến Động Diện Tích, Sản Lượng Cao Su Thiên Nhiên Của Cả Nước Từ
Năm 1995 Đến 2007......................................................................................................17

Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện cơ cấu nhóm tuổi vườn cây ................................................30
Hình 4.2. Biểu Đồ Thể Hiện Năng Suất và Sản Lượng của Công Ty qua 4 Năm ........31
Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện Tình hình thực hiện kế hoạch khai thác qua các tháng của
năm 2008 .......................................................................................................................34
Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện năng suất của các Đội qua 2 năm 2007 – 2008..................37
Hình 4.5: Quy Trình Cạo, Thu Gom và Vận Chuyển Mủ Cao Su ................................44
Hình 4.6: Kỹ thuật bón phân cho cây cao su khai thác của Công ty.............................46
Hình 4.7: Cơ Cấu Các Giống Cây Của Công Ty ..........................................................52
Hình 4.8: Kỹ thuật bón phân mới. .................................................................................53

xi


CHƯƠNG
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cao su là loại cây công nghiệp lâu năm chiếm diện tích khá lớn và cho giá trị
kinh tế tương đối cao chính vì vậy ngành cao su là một trong những ngành có vai trò
chiến lược trong sự phát triển kinh tế của đất nước. Ngành cao su đã góp phần vào sự
tăng trưởng kinh tế của cả nước thông qua xuất khẩu, từ đó tạo nguồn vốn để xây dựng
các cơ sở hạ tầng góp phần vào phân bố dân cư, ổn định kinh tế, chính trị, xã hội, phát
triển đất nước. Năm 2008, ngành cao su Việt Nam xuất khẩu được 645.000 tấn với
tổng trị giá trên 1,59 tỉ USD, đơn giá bình quân 2.476 USD/tấn so với cùng kỳ năm
ngoái giảm 9,8% về lượng nhưng tăng 14,7% về trị giá và 27% về đơn giá. Đặc biệt
cao su vẫn giữ được vị trí thứ ba trong các mặt hàng nông sản có giá trị xuất khẩu dẫn
đầu và vị trí thứ 9 trong 11 mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch vượt 1 tỷ đôla. Nhận
thức được tầm quan trọng của nó, với những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, nước ta
đã và đang tập trung phát triển, mở rộng diện tích cao su ở trong nước. Mục tiêu mà
Chính phủ đưa ra là đến năm 2010, diện tích cao su VN sẽ tăng lên 700000 ha so với
549600 ha hiện nay, ngoài ra còn tiến hành triển khai một số dự án ở nước ngoài (gồm

Lào và Campuchia), dự kiến nâng tổng diện tích cao su giai đoạn 2010 – 2015 lên
700.000 ha.
Năm 2008 ghi nhận một năm nhiều biến động của thị trường thế giới ảnh hưởng
trực tiếp đến hoạt động SXKD của Tập đoàn. 8 tháng đầu năm, thị trường tiêu thụ cao
su rất thuận lợi, giá bán bình quân đạt trên 46 triệu đồng/tấn. Tuy nhiên, bắt đầu từ
tháng 9, do khủng hoảng tài chính thế giới, cùng với nhiều mặt hàng khác, giá cao su
sụt giảm mạnh. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tình hình hoạt động của các đơn vị
trong ngành.
Nhằm nâng cao sức cạnh tranh cho ngành cao su trong thời kỳ hội nhập, mục
tiêu đưa năng suất đạt 2 – 2,5 tấn/ha/năm, đồng thời rút ngắn chu kỳ kinh tế nhưng vẫn


đảm bảo kế hoạch sản lượng. Nâng cao hiệu quả đầu tư và ứng dụng các tiến bộ khoa
học kỷ thuật ngoài các biện pháp như chọn giống, thuốc kích thích…ngành cao su còn
ứng dụng đưa các tiến bộ kỷ thuật mời vào ngành để tăng năng suất, sản lượng nhằm
mang lại hiệu quả kinh tế.
Chính vì vậy, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Thực trạng và một số giải
pháp kinh tế kỹ thuật nhằm nâng cao sản lượng tại Công Ty Cổ phần Cao su Hòa
Bình ”. Khóa luận được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả khai thác mủ, giúp công ty
có những nhận định chính xác về tình hình khai thác mủ cao su tại Công ty.
Do thời gian và khả năng còn hạn chế vì thế luận văn của tôi không tránh khỏi
những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy, cô cùng các cô chú trong
Công Ty để đề tài được hoàn thiện hơn.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu thực trạng và một số giải pháp kinh tế kỹ thuật nhằm nâng cao sản
lượng mủ tại công ty Cổ phần Cao Su Hòa Bình.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu thực trạng vườn cây và tình hình thực hiện sản lượng tại công ty Cổ
phần Cao Su Hòa Bình.

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng.
- Đề xuất giải pháp nâng cao năng suất sản lượng khai thác mủ mà Công ty
đang áp dụng
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi không gian
Khóa luận được tiến hành nghiên cứu tại Công ty Cổ phần Cao Su Hòa Bình xã
Hòa Bình huyện Xuyên Mộc , Bà Rịa Vũng Tàu.
1.3.2. Phạm vi thời gian
Khóa luận được tiến hành từ 03/03 đến 20/06 năm 2009
1.3.3. Phạm vi nội dung nghiên cứu
Khóa luận đi vào tìm hiểu thực trạng vườn cây khai thác, tìm hiểu tình hình
thực hiện sản lượng của Công ty, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sản
lượng khai thác mủ và đề xuất các giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao sản lượng.
2


1.4. Cấu trúc khóa luận
Gồm 5 chương:
Chương 1: Mở đầu
Khái quát lý do chọn khóa luận nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu trong phạm
vi giới hạn về không gian và thời gian.
Chương 2: Tổng quan
- Tổng quan về công ty
Giới thiệu về công ty: Cung cấp một bức tranh về công ty thông qua các
phương diện như: quá trình hình thành và phát triển của công ty, cơ cấu tổ chức bộ
máy, tình hình cơ bản tại Công ty.
- Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Trình bày tình hình sản xuất cao su thiên nhiên trong và ngoài nước để thấy
được thực trạng và xu hướng phát triển của ngành cao su hiện nay.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Trình bày một số cơ sở lý luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu, các chỉ tiêu,
phương pháp sử dụng để thu thập, xử lý, phân tích nhằm phục vụ cho vấn đề nghiên
cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Tiến hành khảo sát, phân tích các vấn đề theo mục tiêu đã xác định gồm: thực
trạng vườn cây; các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả khai thác và các giải pháp. Từ đó
đưa ra những nhận xét đánh giá, làm cơ sở cho những kiến nghị .
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Nêu lên những kết quả đạt được trong quá trình nghiên cứu, những điểm còn
tồn tại trong hoạt động khai thác của công ty. Từ đó kiến nghị hay đề xuất, đóng góp ý
kiến nhằm góp phần gia tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Đặc điểm của cây cao su và đặc điểm của ngành khai thác
2.1.1. Đặc điểm của cây cao su
Cây cao su là loại cây công nghiệp lâu năm cho sản phẩm trên 20 năm, có giá
trị về cả 3 mặt: Nông – Lâm – Công nghiệp. Muốn phát triển cây cao su có hiệu quả về
kinh tế thì ngay từ lúc mới trồng, chăm sóc cho đến lúc khai thác phải tuân thủ một
chế độ nghiêm ngặt về kỹ thuật. Trước khi đưa vào trồng trọt phải chuẩn bị đất, thiết
kế lô và xây dựng vườn cây. Chọn giống cao su thích hợp cho từng loại đất đai và địa
hình khác nhau. Sau khi trồng, cây con cần được bảo vệ và chăm sóc theo đúng quy
trình kỹ thuật (QTKT). Đặc biệt, cao su rất mẫn cảm với các loại sâu, nấm gây bệnh
nên việc chăm sóc phải thường xuyên và kịp thời. Ở khâu trồng mới và chăm sóc này,
công ty tuân thủ theo quy định của Tổng công ty cao su Việt Nam.
Cao su có nguồn gốc từ Nam Mỹ, vào khoảng năm 1840 hạt cao su được lấy từ

sông Amazon, được gửi sang Anh để ươm. Sau đó, được đưa sang Nam Á và Đông
Nam Á để trồng. Ngày nay, châu Á là nơi sản xuất cao su chủ yếu với sản lượng sản
xuất chiếm khoảng 98% tổng sản lượng thế giới.
Cao su có chu kỳ kiến thiết cơ bản: Đất đỏ thì mất khoảng 5 năm, năm thứ 6 thì
khai thác được. Đất xám mất 6 năm, năm thứ 7 có thể đưa vào khai thác.
Vườn cây cao su cho mủ tăng dần từ năm khai thác thứ nhất và thời gian khai
thác mủ cao nhất từ năm thứ 11 – 17. Sau đó, sản lượng mủ sẽ giảm dần theo lứa tuổi.
Đến khi cây cao su già cõi, cho năng suất kém (tuổi cây trên 20 năm) sẽ được thanh lý
gỗ cao su để tiến hành trồng tái canh. Muốn đạt năng suất cao nhất, mang lại hiệu quả
SXKD phải có chế độ chăm sóc, khai thác và quản lý thích hợp. Nhất là đòi hỏi phải
có một đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ công nhân (CN) cạo mủ lành nghề, có tinh
thần trách nhiệm, đảm bảo tuân thủ theo đúng QTKT trong quá trình khai thác. Bởi vì


đây là một trong những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng sản
phẩm và chất lượng VCKT sau này.
2.1.2. Đặc điểm của ngành khai thác và đặc điểm hoạt động khai thác mủ cao su
Cao su là một loại cây công nghiệp nên việc trồng và khai thác phụ thuộc nhiều
vào thời tiết, khí hậu, đất đai, địa hình, … và các nhân tố khác như giống cây, kỹ thuật
chăm sóc, khai thác, … cũng góp phần ảnh hưởng tới sản lượng - chất lượng vườn cây.
Cạo mủ cao su thường tiến hành vào sáng sớm (4 – 6h sáng) là thời gian thích
hợp cho mủ chảy nhiều, mủ cao su có đặc tính dễ đông nên phải có hệ thống chống
đông đối với mủ khai thác từ 4 – 6 giờ. Đối với VCKT, hàng năm vào các mùa lá rụng,
CN tạm thời ngừng việc, việc cạo mủ lại được tiến hành khi cây có tán lá ổn định. Mủ
cao su sau khi cạo từ VCKT được thu gom và vận chuyển về NMCB.
Cạo mủ cao su gồm nhiều công đoạn, có những công đoạn đơn giản như di
chuyển từ cây này sang cây khác để cạo vỏ cây, đặt chén hứng mủ, trút mủ, … Nhưng
cũng có những công đoạn đòi hỏi sự khéo léo, trình độ tay nghề và tinh thần trách
nhiệm cao như đường dao cạo phải khéo léo, tránh cạo phạm, cạo cạn, hay cạo sát.
Nếu cạo mủ tuân thủ đúng QTKT, cây sẽ cho nhiều mủ, năng suất - chất lượng vườn

cây tăng lên rõ rệt, chu kỳ khai thác được đảm bảo và sản phẩm làm ra cũng đạt chất
lượng cao.
2.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu
2.2.1. Giới thiệu về công ty Cổ phần Cao Su Hòa Bình
Công Ty cổ phần cao su Hòa Bình trước đây là nông trường cao su Hòa Bình
là đơn vị trực thuộc Công Ty cao su Bà Rịa được thành lập theo quyết định số
933/QĐ-UBT ngày 20 tháng 11 năm 1981 của ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về việc
cho phép thành lập nông trường cao su Hòa Bình trực thuộc Công Ty CS Đồng Nai
(nay là Công Ty CS Bà Rịa).
Thực hiện chủ trương của Đãng và Nhà nước về việc tiếp tục sắp xếp đổi mới
phát triển và nâng cao hiệu quả khu vực kinh doanh Nhà nước và trọng tâm là đẩy
mạnh cổ phần hóa.Công Ty cổ phần Cao Su Hòa Bình được thành lập theo quyết định
số 5360/QĐ/BNN-TCCB ngày 5 tháng 12 năm 2003 của Bộ Nông Nghiệp và Phát
Triển Nông Thôn. Về việc chuyển nông trường Cao Su Hòa Bình và nhà máy chế biến

5


CS Hoà Bình trực thuộc Công Ty CS Bà Rịa thành Công Ty cổ phần Cao Su Hòa
Bình.
Công Ty cổ phần Cao Su Hòa Bình chính thức đi vào hoạt động vào 1/5/2004 theo
giấy đăng ký kinh doanh số 4903000095 của sở kế hoạch đầu tư tỉnh BRVT
Một số thông tin về công ty:
Tên Công Ty: Công Ty Cổ Phần Cao Su Hòa Bình
Tên tiếng Anh: Hoa Binh Rubber Joint Stock Company
Tên viết tắt: HORUCO
Trụ sở chính: Xã Hòa Bình – Xuyên Mộc – Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
Điện thoại: 064 872103- 872104
Fax: 064 873495
Email:

Vốn điều lệ thành lập Công Ty 96.000.000.000 VNĐ
Vốn điều lệ hiện nay của Công Ty 172.609.760.000 VNĐ
2.2.2. Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí đại lý
Công Ty đóng trên địa bàn huyện Xuyên Mộc tỉnh BRVT, nằm trong vùng kinh
tế trọng điểm phía Nam, vùng kinh tế quan trọng và năng động dẫn đầu về tốc độ phát
triển kinh tế cả nước. Xuyên Mộc có vị trí thuận lợi về mặt giao thông quan trọng về
mặt quốc phòng. Các tuyến quốc lộ thuận lợi cho sự phát triển giao dịch cũng như vận
chuyển nguyên liệu và sản phẩm của Công Ty.
Công Ty gồm 6 đội sản xuất trải dài trên 4 xã: Hòa Bình, Hòa Hưng, Hòa Hội
và Phước Tân. Các xã này đều là nhưng xã có tốc độ phát triển rất cao về nông nghiệp.
Đặc biệt xã Hòa Bình, nơi trụ sở chính của Công ty trú đóng đang có dự kiến
quy hoạch phát triển thành thị trấn. Thị trấn Hòa Bình, sẽ đóng vai trò trung tâm phát
triển kinh tế xã hội trong tiểu vùng với các vùng khác, là đầu mối giao thông quan
trọng với 3 tuyến đường quốc lộ 55, tỉnh lộ 328 và tuyến đường Hòa Bình – Tân
Thành nhất là có thể liên hệ thuận tiện với tuyến đường quốc lộ 1A, liên hệ thuận lợi
với các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong và ngoài huyện.

6


b) Đất đai
Đất tự nhiên của Công Ty đang quản lý sử dụng 5483 ha, trong đó đất đỏ vàng
chiếm tỉ lệ lớn, độ dốc tối đa < 8% rất phù hợp cho sản xuất nông nghiệp và trồng cây
lâu năm như: cà phê, cao su, tiêu, điều...
c) Thời tiết, khí hậu
Xuyên Mộc – Bà Rịa Vũng Tàu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa,
nóng ẩm quanh năm, hàng năm phân thành 2 mùa rõ rệt:
+ Mùa mưa: bắt đầu từ tháng 5 đến hết tháng 11.
+ Mùa khô: kế tiếp từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

Nhiệt độ: Chế độ nhiệt khá ổn định.
Nhiệt độ trung bình hàng năm 280C, nhiệt độ trung bình giữa tháng lạnh nhất
(tháng 1) và tháng nóng nhất (tháng 3,4) chênh lệch từ 3-40C.
Nhiệt độ cao nhất trong năm: 390C.
Nhiệt độ thấp nhất trong năm: 210C.
Lượng mưa: Tháng mưa cao điểm là từ tháng 5-10.
Lượng mưa bình quân hàng năm là 1.905 mm, lúc cao điểm nhất có thể lên đến
2.364 mm, thấp nhất xuống còn khoảng 1.357 mm.
Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình từ 75-85% là điều kiện thuận
lợi cho cây cao su quang hợp.
Tốc độ gió: Tốc độ gió trung bình là 2,5m/s, có 3 loại gió:
10 – 1: Gió Đông Bắc.
2 – 4: Gió Đông Nam.
5 – 9: Gió Tây Nam.
Nhìn chung ở đây ít có gió mạnh, mùa mưa có khi xảy ra vài trận gió lốc, hầu
như không có bão đi qua khu vực này.
Chế độ nắng: Tổng số giờ nắng trung bình là 2.721 h/năm.
Giờ nắng bình quân ngày 7,4 h.
Giờ nắng ngày cao nhất là 8,4h.
Giờ nắng ngày thấp nhất là 5,4h.
Thời gian có nắng rất nhiều, bức xạ mặt trời tổng cộng là 130/135 Kcal/cm2.

7


Kết luận: Điền kiện tự nhiên rất thuận lợi cho hoạt động của công ty, đặc biệt
rất phù hợp để trồng và phát triển diện tích trồng cao su.
2.2.3. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty
Công Ty Cổ Phần Cao Su Hòa Bình là một doanh nghiệp trực thuộc Tập Đoàn
Cao Su Việt Nam.

Các hoạt động chính của Công Ty:
- Trồng cây cao su, cà phê, điều.
- Khai thác, thu mua và chế biến mủ cao su
- Mua bán nông sản thô chưa chế biến (lông động vật, da chưa thuộc,
sữa tươi, các lọai rau củ hạt, tơ, len thô, mủ cao su,…)
- Mua bán nông sản sơ chế, thiết bị sản xuất mủ cao su
- Mua bán hóa chất sử dụng trong nông nghiệp (thuốc trừ sâu, thuốc diệt
cỏ,…)
2.2.4. Quy trình chế biến mủ cao su
Mủ nước sau khi khai thác từ vườn cây sẽ được chuyển đến các nhà máy của
Công Ty. Mủ được lọc qua lưới lọc 40 lỗ/inch ngay mương tiếp nhận mủ trước khi đổ
vào hồ quậy mủ. Mủ được chế biến qua các công đoạn sau:
Công đoạn 1. Xử lý nguyên liệu
Mủ từ mương tiếp nhận được dẫn tới hồ quậy mủ để quậy mủ lên và được pha
acid formid loãng 1% (3-3,5kg/tấn) nhằm mục đích để mủ được đánh đông lại và đồng
nhất về nồng độ DRC là 25% (DRC là hàm lượng mủ tinh trong một lít mủ nước,
thường đao động trong khoảng 25%-34% do được tiếp nhận từ nhiều vườn cây khác
nhau). Sau đó, qua hệ thống máng phân phối mủ sẽ chảy vào từng rãnh đánh đông, lúc
này độ pH sẽ đạt từ 4,5 đến 5.
Công đoạn 2. Gia công cơ học
Mủ được được đông kết lại sau 12 giờ trong rãnh đánh đông. Sau đó, nước
được xả vào cho mủ đông nổi lên mặt rãnh. Mủ được đưa vào máy cán kéo (Crusher)
di động trên mương để cán giảm độ dày lại và rút bớt nước trong mủ ra. Mủ cán được
đưa vào hồ dẫn, qua băng tải đến 3 máy cán Crepper rồi đến máy Shredder để tạo hạt
(cốm). Tiếp theo bơm Vortex chuyển cốm lên sàn rung để tách nước. Sau đó mủ được
xếp vào thùng sấy bằng nhôm để đưa vào lò sấy qua hệ thống đường ray.
8


Công đoạn 3. Gia công nhiệt

Mủ cốm được đẩy vào các lò sấy bằng dầu Diesel, chu kỳ sấy 13 phút (+-2
phút) với nhiệt độ từ 106-110 0C (cho đầu ướt) và 112-115 0C (cho đầu khô). Hệ thống
lò sấy gồm 18 thùng sấy, do đó một thùng sấy từ khi đưa vào lò đến khi ra khỏi lò
không vượt quá 4 giờ 20 phút. Thùng mủ được làm nguội trước khi đưa ra khỏi lò
sấy. Nhiệt độ thùng sấy khi đưa ra khỏi lò từ 40-60 0 C, ý tưởng là 40 0 C.
Công đoạn 4. Hoàn chỉnh sản phẩm
Mủ lấy ra từ thùng sấy sẽ được phân loại. Sản phẩm đầu tiên là SVR 3L và
SVR L. Sau đó căn cứ vào độ sáng (màu) mà đánh rớt hạng xuống SVR 5. Tuy nhiên,
tỷ lệ này không được > 5%, cân bành 33,3 kg,35kg, hoặc 40kg. Ép kiện, đóng gói PE,
hoặc đóng pallette gỗ (1.000 kg hoắc.200 kg). Sau đó đưa vào kho thành phẩm và xuất
kho khi có hợp đồng giao bán.

9


Hình 2.1: Quy Trình Chế Biến Mủ

Mủ nước

Băng chuyền

Bộ lọc

Máy Shheredder

Mương tiếp nhận

Bơm chuyền cốm

Hệ thống

đánh đông

Bồn acid

Sàn rung
Lò sấy

Máy Crusher

Kiểm tra

Băng chuyền
Máy Crusher1

Cân

Băng chuyền

Máy ép kiện

Máy Crusher2

Kiểm phẩm
Đóng gói

Băng chuyền
Máy Crusher3

Nhập kho


Nguồn tin: Phòng Kế Toán và NMCB

10


2.2.5. Cơ cấu tổ chức, bộ máy hoạt động của công ty
Công Ty cổ phần cao su Hòa Bình được tổ chức và hoạt động theo luật doanh
nghiệp.
Hình 2.2: Cơ Cấu Tổ Chức Của Công Ty

Nguồn tin: Phòng Tổ Chức Hành Chính
Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban. Các phòng ban của Công Ty có các
chức năng và nhiệm vụ sau:
Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất của
Công Ty, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết và người được cổ đông ủy
quyền.

11


Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ
quan quản lí cao nhất của Công Ty, quản trị Công Ty giữa 2 kỳ đại hôi. Hội đồng quản
trị Công Ty có 5 thành viên, nhiệm kỳ là 3 năm.
Ban kiểm soát: Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ
kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh và báo cáo tài
chính của Công Ty. Ban kiểm soát Công Ty gồm 3 thành viêm, nhiệm kỳ 3 năm
Ban giám đốc: Ban Giám đốc do hội đồng quản trị bổ nhiệm, có nhiệm vụ tổ
chức điều hành và quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của Công Ty
theo những chiến lược kế hoạch đã được Hôi đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông
thông qua.

Phòng tổ chức hành chính: phụ trách hành chính, văn tự lưu trữ hồ sơ, cân đối
lao động, đào tạo, tuyển dụng lao động, thực hiện các chủ trương chính sách đối với
người lao động.
Phòng tài chính kế toán: thực hiện công tác tài chính kế toán của Công Ty, lập
báo cáo tài chính theo qui định của nhà nước bảo đảm thực hiện đầy đủ các chế độ tài
chính do nhà nước qui định.
Phòng kế hoạch kinh doanh: thống kê hoạt động của Công Ty lập kế hoạch
sản xuất hàng năm hàng quí, tháng, ngày theo dõi điều tra việc thực hiện kế hoạch sản
xuất của các đơn vị. Kí hợp đồng theo kế hoạch việc thu mua, khai thác, chế biến của
các đối tác bên ngoài.
Phòng kỹ thuật: có nhiệm vụ thực hiện các qui trình kỹ thuật khai thác mủ,
nghiên cứu, theo dõi qui trình phát triển của từng vườn cây trên từng vùng đất để có
hướng cải tạo và khai thác hợp lí cũng như cung cấp kỹ thuật giống.
Ban thanh tra bảo vệ: có nhiệm vụ bảo vệ tài sản Công Ty và vườn cây cao su
kinh doanh.
Đội sản xuất: có nhiệm vụ quản lí trực tiếp vườn cây khai thác theo đơn vị diện
tích Công Ty giao.
Nhà máy: có nhiệm vụ là nơi tổng hợp chế biến sản xuất mủ cao su từ nguồn
nguyên liệu mủ nước và mủ tạp từ các Đội sản xuất.
Tổ sản xuất: là đơn vị sản xuất của Các Đội được bố trí từ 30 – 40 công nhân
và 1 tổ trưởng nhằm tiến hành hoạt động khai thác mủ
12


2.3. Tình hình cơ bản tại Công ty
2.3.1. Tình hình lao động:
Bảng 2.1: Tình Hình Lao Động hiện nay của Công Ty
Hạng mục

Số lượng

(người)

Tỷ lệ
(%)

1.801

100

1.610
191

89,5
10,5

43
25
8
1.737

2,4
1,4
0,4
95,8

Tổng số
1. Phân theo tính chất
- Trực tiếp
- Gián tiếp
2. Phân tích trình độ

- ĐH và CĐ
- Trung cấp
- Sơ cấp
- Phổ thông
3. Phân theo giới tính
- Nam
- Nữ

1.119
61,7
694
38,3
Nguồn tin: Phòng Tổ Chức- Hành Chính

Qua bảng trên ta thấy tổng số lao động của Công Ty 1.801 người. Như vậy cơ
cấu lao động của Công Ty phù hợp với tính chất của ngành và lĩnh vực hoạt động của
Công Ty. Trong đó lao động trực tiếp chiếm đa số 89,5% tương ứng 1610 người trong
khi đó lao động mang tính chất gián tiếp chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ 10,5 % tương ứng 191
người.
Trong cơ cấu lao động Công Ty thì lao động phổ thông chiến một tỷ lệ rất lớn
95,8%, nhưng lao động có trình độ đại học, cao đẳng và trung cấp chiếm một tỷ lệ khá
khiêm tốn, đa số nhũng người này là quản lý chính trong Công Ty.
Bên cạnh đó tỷ lệ nam và nữ trong Công Ty cũng có sự chênh lệch đáng kể, tỷ
lệ lao động nam chiếm 61,6% còn tỷ lệ nữ là 38,3%, điều này không ảnh hưởng nhiều
đến hoạt động khai thác của Công ty.

13


2.3.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công Ty qua 2 Năm
Đơn vị tính: Triệu đồng
Khoản mục
Tổng Chi Phí
Sản xuất KD
Chi phí TC
Chi phí khác
Tổng Doanh thu
Sản xuất KD
Doanh thu TC
Doanh thu khác
Tổng lợi nhuận
Tỷ suất DT/CP
Tỷ suất LN/CP

Năm
2007
195.450
176.891
639
17.920
328.361
296.008
10.669
21.684
132.911
1,68
0,68

Năm

2008

Chênh lệch
±Δ

%
233.816
38.366
19,6
191.025
14.134
8,0
27.119
26.480
4144,0
15.672
-2.248
-12,5
321.841
-6.520
-2,0
289.976
-6.032
-2,0
13.473
2.804
26,3
18.392
-3.292
-15,2

88.025
-44.886
-33,8
1,38
-0,3
-18,1
0,38
-0,3
-44,6
Nguồn tin: Phòng Tài Chính Kế Toán

Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh năm 2008 thấp hơn năm 2007.
Tỷ suất tổng doanh thu/ tổng chi phí trong năm 2008 thấp hơn 0,3 so với tỷ suất
này trong năm 2007. Nghĩa là trong năm 2008, một đồng chi phí tạo ra ít hơn 0,3 đồng
doanh thu so với trong năm 2007, tức là giảm đi 18,07%.
Tìm hiểu kỹ về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần Cao su Hòa Bình,
được biết rằng trong năm 2008 Công ty đang có nhiều hoạt động đầu tư dài hạn ra bên
ngoài, trồng mới cao su và chăm sóc diện tích kiến thiết cơ bản. Trong khi đó diện tích
cao su khai thác lại giảm. Chính vì vậy mà hiệu suất sử dụng vốn có thấp hơn năm
2007. Lợi nhuận công ty năm 2008 thấp hơn năm 2007 với tỷ lệ 33,8%. Do công ty đã
dành một khoản trích lập dự phòng giảm giá cho số lượng cao su tồn kho.
Về hoạt động tài chính năm 2008 đạt doanh thu cao hơn năm 2007 là 26,3%
tương đương 2.804 triệu đồng nhưng kết quả hoạt động tài chính cuối năm vẫn bị lỗ
13.646 triệu đồng. Nguyên nhân là do sự suy giảm của thị trường chứng khoán dẫn
đến Công ty phải trích lập một khoản dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn lên đến xấp xỉ
27 tỷ đồng.

14



×