Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY THÉP TẤM LÁ PHÚ MỸ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY
THÉP TẤM LÁ PHÚ MỸ

LÊ THANH TUYỀN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2009


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ Giải pháp nhằm đẩy
mạnh tiêu thụ tại Công ty Thép tấm lá Phú Mỹ ” do Lê Thanh Tuyền sinh viên khóa
2005 – 2009, ngành Quản Trị Kinh Doanh Thương Mại, đã bảo vệ thành công trước
hội đồng ngày ________________________________________ .

Trần Minh Huy
Người hướng dẫn,
(Chữ ký)

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

tháng



năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

(Chữ ký)

(Chữ ký)

Họ tên

Họ tên

___________________________
Ngày

tháng

năm

___________________________
Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Giờ đây khi sắp phải rời khỏi trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí

Minh tôi mới nhận thấy được giá trị của cuộc sống này, nó quý giá biết bao. Thường
thì khi sắp xa rời một cái gì con người ta mới hồi tưởng lại những khoảnh khắc, những
phút giây đã qua để rồi nhớ thương, suy ngẫm và còn một chút gì đó luyến lưu, tiếc
nuối. Nông Lâm, hai tiếng gọi thân thương mà tôi thường nói mỗi khi bạn bè hỏi tôi
học gì, ở đâu. Thế mà đôi lúc tôi cảm thấy chán nản khi nói hoài về nó để rồi giờ đây
khi nhìn lại mình đã là sinh viên năm cuối, cái năm cuối cùng đầy lo toan và khó khăn
ấy. Nhưng ở đâu mỗi chúng ta cũng đều chôn giấu những kỷ niệm buồn vui, những ký
ức học trò mà không bao giờ có thể tìm lại được cảm giác như vậy phải không các
bạn? Chính những điều đã qua là nấc thang cho chúng ta thêm khôn lớn, vững vàng.
Và để có được ngày hôm nay lời đầu tiên con xin gởi lời biết ơn sâu sắc nhất đến Ba
Mẹ, người đã có công sinh thành, nuôi dưỡng và dạy bảo con nên người.
Tôi xin được bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến thầy Trần Minh Huy, giảng viên
khoa Kinh Tế trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành luận văn.
Tôi xin được gởi lời cảm ơn chân thành đến thầy cô khoa Kinh Tế trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho
tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.
Tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến chị Phạm Thị Hương Trang cùng toàn
thể các anh chị tại Công ty Thép tấm lá Phú Mỹ đã nhiệt tình chỉ dẫn, cung cấp tài liệu
và tạo mọi điều kiện giúp đỡ, góp ý để đề tài của tôi được hoàn thành một cách tốt
nhất.
Cuối cùng tôi vô cùng cảm ơn các bạn yêu quý của tôi, những người bạn đã
động viên tôi, chia sẻ với tôi buồn vui trong cuộc sống, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
học tạp tại trường. Cảm ơn các bạn rất nhiều!
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Lê Thanh Tuyền


NỘI DUNG TÓM TẮT

LÊ THANH TUYỀN. Tháng 7 năm 2009. “Giải Pháp Đẩy Mạnh Tiêu Thụ
Tại Công Ty Thép Tấm Lá Phú Mỹ”
LE THANH TUYEN. July 2009. “The Solution To Improve Consuming Of
Phu My Flat Steel Company”
Thép tấm lá Phú Mỹ là một trong những doanh nghiệp luôn đi đầu trong sản
xuất chủ yếu thép tấm cán nguội, nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và cả thị
trường xuất khẩu. Trong sân chơi toàn cầu ngày nay Công ty không những cạnh tranh
với các doanh nghiệp ngoài nước mà cả các doanh nghiệp trong nước đang ngày càng
gay gắt. Để tiêu thụ được nhiều sản phẩm hơn nữa trong tương lai thép tấm lá Phú Mỹ
phải có những giải pháp cụ thể, đúng đắn để đưa Công ty đi vào hoạt động có hiệu
quả. Vì vậy tôi quyết định chọn đề tài “Giải pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ tại công ty
thép tấm lá Phú Mỹ” với mong muốn được đóng góp một phần ý kiến của mình để
Công ty tham khảo khi cần thiết.
Bằng việc phân tích thực trạng tình hình tiêu thụ của Công ty ta tìm thấy được
ưu, nhược điểm trong công tác tiêu thụ. Đồng thời nghiên cứu nguyên nhân khách
quan và chủ quan ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ như hiện nay. Từ việc nhận thức
được ưu, nhược điểm đó đưa ra các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ để Công ty có thể áp
dụng để hạn chế những yếu kém đang còn tồn tại và phát huy hơn nữa những ưu điểm
để đưa công ty ngày càng phát triển.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH

x

DANH MỤC PHỤ LỤC

xi

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

U

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

2

1.4. Cấu trúc luận văn

2


CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

4

2.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty

4

2.1.1. Sơ lược về công ty

4

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển:

5

2.2. Chức năng, nhiệm vụ - Mục tiêu của công ty

5

2.3. Chiến lược phát triển Công ty

6

2.4. Cơ cấu tổ chức của công ty

7

2.4.1. Sơ Đồ Bộ Máy Tổ Chức


7

2.4.2. Nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty

7

2.4.4. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm

11

2.5. Tình hình sản xuất kinh doanh

13

2.5.1. Cơ cấu vốn và nguồn vốn của công ty

13

2.5.2. Tình hình tài sản cố định của Công ty năm 2008

14

2.5.3. Những thuận lợi và khó khăn của Công ty trong những năm qua

16

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
U


3.1. Cơ sở lý luận

19
19

3.1.1. Khái quát về tiêu thụ sản phẩm

19

3.1.2. Nội dung của công tác tiêu thụ sản phẩm

22

v


3.1.3. Những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của
doanh nghiệp

27

3.2. Phương pháp nghiên cứu

37

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

37

3.2.2. Phương pháp mô tả so sánh


37

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

39

4.1. Tình hình tiêu thụ thép trên thị trường từ năm 2008 đến nay

39

4.2. Phân Tích Kết Quả Hoạt Động SXKD qua 2 năm 2007 – 2008 của công ty

40

4.3. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty

43

4.3.1. Kết quả tiêu thụ theo sản lượng

43

4.3.2. Kết quả tiêu thụ theo doanh thu

44

4.3.3. Tình hình xuất khẩu của công ty

45


4.4. Những nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ của công ty

47

4.4.1. Nguyên nhân khách quan

47

4.4.2. Phân tích chiến lược 4P

61

4.5. Nhận xét một số ưu, nhược điểm của Công ty

71

4.5.1. Ưu điểm

71

4.5.2. Một số tồn tại cần khắc phục

72

4.6 Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty Thép Tấm
Lá Phú Mỹ

73


4.61. Thành lập Phòng Marketing và đẩy mạnh công tác điều tra nghiên cứu thị
trường:

73

4.6.2. Phấn đấu tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm để có thể hạ giá bán sản
phẩm hơn nữa

76

4.6.3. Tổ chức đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ quản lý của cán bộ và nâng
cao tay nghề công nhân

77

4.6.4. Củng cố tăng cường kênh phân phối và đẩy mạnh xuất khẩu

78

4.6.5. Tiếp tục đổi mới máy móc thiết bị công nghệ sản xuất nhằm nâng cao chất
lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận

80
83
83

vi



5.2. Kiến nghị

84

5.2.1. Kiến nghị đối với Nhà nước

84

5.2.2. Kiến nghị đối với công ty

85

TÀI LIỆU THAM KHẢO

86

PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AFTA

Khối Mậu Dịch Tự Do ASEAN ( ASEAN Free Trade Area)

AISI

Hiệp Hội Thép Mỹ


ASTM

Tiêu Chuẩn của Mỹ về Thép Cán Nguội

CĐ, ĐH

Cao đẳng, đại học

CRC

Thép cuộn cán nguội

DIN

Tiêu chuẩn của Châu Âu về thép cán nguội

ĐVT

Đơn vị tính

EPA

Hiệp Định Đối Tác Kinh Tế Song Phương

EN

Tiêu Chuẩn Kỹ Thuật của Châu Âu đối với thép cán nguội

EU


Liên Minh Châu Âu

FTA

Hiệp Định Thương Mại Tự Do

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment)

GDP

Tổng Sản Phẩm Quốc Nội

HRC

Thép cuộn cán nóng

ISO

Tổ Chức Tiêu Chuẩn Hóa Quốc Tế (International Organization For
Standardization)

JFE

Công Ty TNHH Thép Shoji

JIS


Tiêu chuẩn của Nhật về thép cán nguội

L/C

Thư tín dụng

NSC

Công ty Thép Nam Đô

PFS

Công ty Thép Tấm Lá Phú Mỹ

ODA

Hỗ trợ phát triển chính thức (Offical Development Assistance)

SPCC

Chất lượng thương mại

SPCP

Chất lượng kéo

SSI

Công ty Cổ Phần Chứng Khoán Sài Gòn


SXKD

Sản xuất kinh doanh

Tr.đ

Triệu đồng

VAS

Hiệp hội thép Việt Nam

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Cơ Cấu Tỷ Trọng Lao Động và Trình Độ Nhân Sự Công Ty Năm 2008

10

Bảng 2.2. Tình Hình Biến Động Nguồn Vốn của Công Ty qua 2 Năm 2007-2008

14

Bảng 2.3. Cơ Cấu Tài Sản của Công Ty qua 2 Năm 2007-2008

15

Bảng 4.1. Phân Tích Kết Quả Hoạt Động SXKD qua 2 năm 2007–2008 của công ty 41

Bảng 4.2. Sản Lượng Tiêu Thụ của Công Ty qua 2 Năm

43

Bảng 4.3. Doanh Thu Tiêu Thụ của Công Ty qua 2 Năm

44

Bảng 4.4. Sản Lượng Nhập Khẩu Nguyên Vật Liệu qua 2 Năm 2007 – 2008 và Ước
Tính Năm 2009

45

Bảng 4.5. Sản Lượng Xuất Khẩu của Công Ty qua Các Năm

46

Bảng 4.6. Tình Hình Nhập Khẩu HRC Qua Các Năm

58

Bảng 4.7. Các Nhà Cung Ứng HRC Cho Công Ty Năm 2008

59

Bảng 4.8. Sản Lượng Nguyên Vật Liệu Nhập Khẩu qua 2 Năm 2007-2008

60

Bảng 4.9. Tiêu Chuẩn ASTM Của Mỹ


62

Bảng 4.10. Tiêu Chuẩn EN Của Châu Âu

63

Bảng 4.11. Giá Bán Một Số Sản Phẩm của Công Ty Tháng 09/ 2008

64

Bảng 4.12. Bảng Giá Thép Cán Dẹt Trong Nước

64

Bảng 4.13. Giá Thép Cán Dẹt Trên Thế Giới

65

Bảng 4.14. Sản Lượng Tiêu Thụ Theo Thị Trường Trong Nước

67

Bảng 4.15. Sản Lượng Dự Kiến Tiêu Thụ Đạt Được Đến Cuối Năm 2009

81

ix



DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Sơ Đồ Bộ Máy Tổ Chức Công Ty

7

Hình 2.2. Sơ Đồ Quy Trình Sản Xuất

13

Hình 3.1. Sơ Đồ Biểu Diễn Các Giai Đoạn Tiêu Thụ Sản Phẩm

21

Hình 3.2. Năm Giai Đoạn của Quá Trình Quyết Định Mua Hàng

25

Hình 3.3. Mô Hình 5 Áp Lực Cạnh Tranh

30

Hình 3.4. Sơ Đồ Chu Kỳ của Sản Phẩm

34

Hình 3.5. Hệ Thống Kênh Phân Phối Sản Phẩm

35


Hình 4.1. Biểu Đồ Tỷ Lệ So Sánh Giữa GDP Với Lạm Phát

49

Hình 4.2. Biểu Đồ Giá Dầu

50

Hình 4.3. Biểu Đồ Biểu Diễn Thị Phần Của PFS và Các Đối Thủ Cạnh Tranh Năm
2008

58

Hình 4.4. Cơ Cấu Các Nhà Cung Ứng HRC Cho Công Ty Năm 2008

59

Hình 4.5. Sơ Đồ Thị Phần Tiêu Thụ Trong Nước Năm 2008

67

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Bảng tính giá gia tăng cho hàng thép cán nguội loại cứng SPCC-1B ngày
24/03/2008
Phụ lục 2. Bảng tính giá gia tăng cho hàng thép cán nguội loại mềm SPCC-SD/4B/8B
ngày 24/03/2008
Phụ lục 3. Bảng tính giá gia tăng cho hàng thép cán nguội loại mềm SPCC-SB ngày

24/03/2008

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Trên bước đường hội nhập nền kinh tế toàn cầu hiện nay, vấn đề mở cửa thị
trường, cạnh tranh với các nước trên thế giới sao cho hiệu quả là mối quan tâm hàng
đầu không riêng gì của các doanh nghiệp Việt Nam mà còn là của toàn xã hội. Và
trong xu thế hội nhập đó khiến cho nền kinh tế của một quốc gia ngày càng phụ thuộc
vào nền kinh tế thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển. Vì vậy đối với Việt Nam
thì việc nắm bắt cơ hội kịp thời để phát triển kinh tế là một việc hết sức quan trọng.
Những năm gần đây nền kinh tế nước ta đang có xu hướng phát triển rất đáng kể nhất
là những ngành chiếm tỷ trọng GDP cao như dệt may, sắt thép, những mặt hàng tiêu
dùng…. Tuy nhiên khi tham gia càng nhiều vào các sân chơi kinh tế thì Việt Nam
càng chịu nhiều sức ép từ pháp luật, từ phía các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài
nước. Để có thể đứng vững trên thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt ấy, Nhà nước ta
cũng đã có chủ trương khuyến khích các doanh nghiệp tung ra hàng loạt các sản phẩm
nhằm đa dạng hóa thị trường, tạo cho khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn. Bên cạnh
đó các doanh nghiệp cũng không ngừng nghiên cứu thị trường xem nhu cầu, thị hiếu
của khách hàng đang có và sẽ có như thế nào để nhanh chóng nắm bắt và sản xuất ra
những sản phẩm phù hợp với những gì thị trường yêu cầu. Trên thực tế, để đạt được
kết quả cao nhất trong sản xuất và kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải xác định
được phương hướng, mục tiêu sản xuất kinh doanh, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn
lực mà mình có.
Hiện nay, ngành công nghiệp Thép là một trong những ngành mũi nhọn phát
triển chủ lực của Việt Nam, đã được sự chấp nhận của công chúng trong nước và ngoài

nước, tạo được công ăn việc làm cho người lao động góp phần thúc đẩy phát triển kinh
tế đất nước. Ngành thép không những phải đáp ứng nhu cầu trong nước ngày càng


tăng mà còn phải tìm những thị trường xuất khẩu tiềm năng. Hơn thế nữa, khi Việt
Nam đã gia nhập tổ chức thương mại Thế Giới (WTO) thị trường thép đang chịu nhiều
áp lực cạnh tranh từ các doanh nghiệp nước ngoài nhất là Trung Quốc. Trên thị trường
hiện nay có vô số những nhãn hiệu thép cùng với rất nhiều những nhà sản xuất khác
nhau. Đây là một thị trường lớn đầy cạnh tranh. Thấy được tình hình trên Công ty thép
tấm lá Phú Mỹ cũng đã tiến hành khảo sát thị trường trong nước để sản xuất sản phẩm
vừa đáp ứng được nhu cầu nội địa và có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp nước
ngoài, góp phần phát triển ngành thép lên tầm cao mới. Một trong những mối quan
tâm lớn của PFS hiện nay là làm thế nào để tiêu thụ được nhiều sản phẩm, đáp ứng đủ
nhu cầu khách hàng?
Xuất phát từ thực tiễn nói trên em quyết định thực hiện đề tài: Giải pháp nhằm
đẩy mạnh tiêu thụ tại Công ty Thép Tấm Lá Phú Mỹ với mong muốn tìm hiểu tình
hình tiêu thụ của Công ty. Từ đó đề ra một số ý kiến để phần nào khắc phục được khó
khăn, phát huy thế mạnh của Công ty.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu, phân tích thực trạng sức tiêu thụ của Công ty thép tấm lá Phú Mỹ
trong những năm gần đây. Từ đó chỉ ra những ưu, nhược điểm cùng những nguyên
nhân khách quan và chủ quan gây ra ưu, nhược điểm đó.
Từ việc phân tích và đánh giá thực trạng nêu trên kết hợp với tư duy sáng tạo
của bản thân, luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ của Công ty
trong tương lai.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu từ tháng 3/2009 đến tháng 5/2009 được thực hiện tại
Công ty thép tấm lá Phú Mỹ, thực hiện nghiên cứu và phân tích các số liệu thể hiện
qua 2 năm: 2007- 2008
1.4. Cấu trúc luận văn

Chương 1: Đặt vấn đề. Nêu khái quát lý do và ý nghĩa của việc chọn đề tài, mục
tiêu cần đạt được khi nghiên cứu đề tài, giới hạn về không gian và thời gian của đề tài.
Sau đó cần tìm hiểu Công ty qua Chương 2: Tổng quan để hiểu rõ hơn về Công ty.
Trong chương này ta giới thiệu sơ nét về quá trình hình thành và phát triển, chức năng
nhiệm vụ cũng như cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty. Tình hình tài sản cố định, các
2


đối tác trong và ngoài nước và những thuận lợi khó khăn của Công ty. Tiếp theo
chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu sẽ giúp chúng ta có cơ sở phân tích
tình hình tiêu thụ của công ty. Chương này nêu lên các khái niệm, tầm quan trọng của
tiêu thụ, nội dung của việc phân tích tình hình tiêu thụ, các nhân tố ảnh hưởng đến tình
hình tiêu thụ (Những nhân tố của môi trường bên trong và những nhân tố tác động bên
ngoài). Bên cạnh đó còn nêu rõ các phương pháp nghiên cứu được áp dụng trong đề tài
để phân tích tiêu thụ. Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận là chương chính của
đề tài. Trong chương này sẽ phân tích thực trạng tiêu thụ của Công ty, qua đó đánh giá
hiệu quả đạt được và đề ra một số ý kiến đẩy mạnh tiêu thụ cho Công ty. Và cuối cùng
là Chương 5: Kết luận và kiến nghị. Đây là chương tổng hợp từ các kết quả phân tích ở
trên để đưa ra nhận xét tổng quát về tình hình thực tế của Công ty. Đồng thời đưa ra đề
nghị và một số giải pháp phù hợp với Công ty để Công ty có thể tham khảo và áp dụng
khi cần thiết.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
2.1.1. Sơ lược về công ty

Tên giao dịch chính: PHU MY FLAT STEEL COMPANY
Địa chỉ:
Văn phòng đại diện:
Lầu 2, 56 Thủ Khoa Huân, Q1, Tp HCM
Điện thoại: (08) 3273729 – 3274301
Fax: (08) 3273730
Nhà máy:
Khu công nghiệp Phú Mỹ I, Huyện Tân Thành, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, với
diện tích 15,8 hecta.
Điện thoại: (064) 3921457
Fax: (064) 3921458
+ Email:
+ Website: pmfsteel.com.vn
Tổng số vốn đầu tư: 129 triệu USD
Tài khoản số: 0071001467723, ngân hàng Vietcombank chi nhánh Tp HCM.
Công ty Thép Tấm Lá Phú Mỹ (PFS) là đơn vị thành viên thuộc Tổng Công ty
Thép Việt Nam, tọa lạc trên khuôn viên 15,8 hecta tại khu công nghiệp Phú Mỹ I,
huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; với tổng vốn đầu tư: 129 triệu đô la Mỹ.
Hệ thống sản xuất của Công ty thép tấm lá Phú Mỹ theo công nghệ cán 4 trục (4- high)
tiên tiến của Ý, Mỹ, Áo với quy trình vận hành qua 5 dây chuyền: tẩy rửa, cán nguội
đảo chiều, lò ủ, cán nguội là nắn, cuộn lại đóng gói với công suất 405.000 tấn/năm,


gồm các sản phẩm: thép lá cán nguội mềm và cứng và cuộn thép P.O theo tiêu chuẩn
JIS của Nhật Bản, DIN của Châu Âu và ASTM của Mỹ.
Với khu nhà xưởng và văn phòng hiện đại, đội ngũ cán bộ kỹ thuật và quản lý
được đào tạo chuyên nghiệp bởi các chuyên gia hàng đầu tại Châu Âu, Châu Mỹ - PFS
tự hào là nhà cung cấp sản phẩm thép lá cán nguội đầu tiên tại Việt Nam.
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển:
Ngày 06/08/2001 Thủ Tướng Chính Phủ quyết định phê duyệt báo cáo nghiên

cứu khả thi dự án đầu tư số 983/QĐ – TTg về thực hiện dự án đầu tư “Nhà máy thép
cán nguội Phú Mỹ”.
Dự án nhà máy được khởi công tháng 06/2002, hoàn thành vào cuối năm 2004
với tổng số vốn đầu tư là 1.878,9 tỉ đồng.
Sau thời gian xây dựng, dự án sẽ trở thành một công ty con độc lập – tên là
Công ty thép tấm lá Phú Mỹ. Công ty là một doanh nghiệp nhà nước và là một thành
viên thuộc Tổng công ty thép Việt Nam trực thuộc Bộ Công Nghiệp.
Đầu năm 2004, Công ty thép tấm lá Phú Mỹ được thành lập theo quyết định số
228/2003/ QĐ – BCN ngày 24/12/2004 của Bộ Công Nghiệp và quyết định số 706/
QĐ – QT – TC ngày 07/04/2004 của Hội đồng quản trị Tổng Công ty thép Việt Nam
ban hành điều lệ tạm thời về tổ chức và hoạt động của Công ty thép tấm lá Phú Mỹ.
Tổng Công ty đã giao nhiệm vụ cho Ban Quản Lý Dự Án về tiếp tục triển khai công
tác chuẩn bị cho hoạt động của Công ty ngay sau giai đoạn xây dựng và lắp đặt thiết bị
của dự án hoàn tất.
2.2. Chức năng, nhiệm vụ - Mục tiêu của công ty
Chức năng và nhiệm vụ:
Dưới sự quản lý của Tổng Công ty thép Việt Nam, Công ty thép tấm lá Phú Mỹ
thực hiện chức năng và nhiệm vụ như sau:
- Sản xuất thép tấm, thép lá cán nguội, thép mạ kẽm mạ màu, hợp kim các loại
phục vụ cho các ngành công nghiệp như sản xuất ống thép, lắp ráp xe ô tô, xe gắn
máy, tủ lạnh, hàng gia dụng…
- Kinh doanh các loại thép tấm, thép lá trong nước và nhập khẩu.
- Xuất nhập khẩu máy móc thiết bị, vật tư, nguyên vật liệu.
- Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật.
5


- Công ty đã hoàn thành nghiên cứu thị trường và phân loại được nhóm khách
hàng sử dụng thép cán nguội. Công ty đã lập kế hoạch tiêu thụ sản lượng thép cán
nguội tại thị trường Việt Nam với 4 loại khách hàng sản xuất chính (có nhu cầu sử

dụng thép lá cán nguội) như sau:
+ Khách hàng sản xuất các sản phẩm tấm lợp (mạ màu, mạ kẽm…)
+ Khách hàng chuyên gia công cắt xẻ cung cấp thị trường nhỏ lẻ và sản xuất
công nghiệp (phụ tùng xe máy, ô tô và chế tạo các loại máy móc thiết bị như tủ lạnh,
máy giặt…).
+ Khách hàng sản xuất các sản phẩm đặc dụng như thùng phuy, vỏ container…
+ Khách hàng sản xuất ống chất lượng cao: phục vụ công nghiệp, trang trí nội
thất…
Mục tiêu:
PFS cam kết không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm cùng với dịch vụ
hoàn hảo và sự bảo hành lâu dài cho sản phẩm của mình với mong muốn đáp ứng tối
đa nhu cầu của khách hàng.
2.3. Chiến lược phát triển Công ty
Công ty thép Tấm Lá Phú Mỹ tự hào là Công ty cung cấp thép cán nguội đầu
tiên tại Việt Nam. Vì thế PFS không ngừng thực hiện việc phân phối sản phẩm rộng
khắp trong cả nước ở ba miền Bắc, Trung, Nam. Bên cạnh đó Công ty còn tìm hiểu thị
trường tiêu thụ nước ngoài để đưa sản phẩm ra quốc tế đáp ứng nhu cầu người tiêu
dùng. Sản phẩm của Công ty đạt các tiêu chuẩn quốc tế như: JIS, DIN, ASTM nên
không ngần ngại xuất khẩu ra thị trường các nước như: Mỹ, Thái Lan… Thông qua
website của Công ty khách hàng sẽ dễ dàng lựa chọn sản phẩm mà mình muốn. Chịu
ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 vừa qua, vì thế sức mua
giảm rất nhiều làm cho ngành thép gặp không ít khó khăn (sản lượng tiêu thụ giảm làm
cho doanh thu cũng giảm theo). Trong những năm tới đây Công ty đã hướng đến mục
tiêu phát triển thép trở thành một mặt hàng chiến lược.
Với mục tiêu phát triển thị phần ổn định và lâu dài, Công ty đã đề ra các chiến
lược kinh doanh trong ngắn hạn và dài hạn dựa trên những cơ sở đó để thực hiện các
mục tiêu như sau:

6



Chiến lược cạnh tranh: Các chiến lược cạnh tranh của Công ty trong ngắn hạn
là ổn định thị trường hiện có, đảm bảo chất lượng sản phẩm nâng cao uy tín công ty
bằng cách đầu tư thêm cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, nâng cao khả năng chuyên môn.
Còn đối với chiến lược dài hạn thì Công ty thực hiện chiến lược thâm nhập thị trường
và đồng thời tăng cường khâu nghiên cứu tạo thêm một số sản phẩm mới nhằm tăng
doanh thu và lợi nhuận cho mình.
Giữ vững thị phần: Công ty càng phải giữ thị phần của mình trên thị trường,
nhất là khi ngày càng nhiều công ty kinh doanh hạt giống tham gia vào thị trường, điều
đó đòi hỏi PFS phải có sự nỗ lực rất lớn, cần phải đưa ra các chiến lược cạnh tranh để
đạt được mục tiêu của mình.
2.4. Cơ cấu tổ chức của Công ty
2.4.1. Sơ Đồ Bộ Máy Tổ Chức
Hình 2.1. Sơ Đồ Bộ Máy Tổ Chức Công Ty
GIÁM ĐỐC

PGĐ Tài chính

P. Kế toán
- Tài chính

P. Tổ chức–
Hành chánh

PGĐ Kỹ thuật

P. Kế hoạch
– Vật Tư

Phân Xưởng

PPPL

Xưởng
sản xuất

Phân Xưởng
CRM

P.Kỹ thuật
cơ điện

Phân Xưởng
BAF

P.Chất
lượng

Phân Xưởng
RCL

Nguồn tin: Phòng Tổ chức hành chánh
2.4.2. Nhiệm vụ của các phòng ban trong Công ty
Phòng Kế hoạch – Vật tư

7


Có nhiệm vụ tham mưu cho Ban giám đốc về kế hoạch kinh doanh, lập kế
hoạch sản xuất kinh doanh cho từng tháng, từng quý. Cán bộ công nhân viên trực tiếp
theo dõi và hướng dẫn các khách hàng thực hiện hợp đồng kinh doanh theo đúng thời

gian qui định.
Đây là bộ phận thực hiện chiến lược kinh doanh, chính sách giá cả đối với sản
phẩm công ty, đưa ra các hoạt động phát triển và giải quyết việc tiêu thụ sản phẩm của
công ty. Xây dựng và phát triển thương hiệu công ty trên thị trường trong nước và thế
giới.
Có nhiệm vụ giao dịch đàm phán và tìm kiếm nguồn hàng nhập khẩu, chịu trách
nhiệm cung cấp về vật tư, nguyên liệu đầu vào của công ty.
Các nhân viên sẽ theo dõi hàng về và phối hợp với ngân hàng để thực hiện các
thủ tục giao nhận, thanh toán quốc tế theo qui định của pháp luật. Trực tiếp tổ chức các
hợp đồng xuất nhập khẩu, đàm phán các công tác nghiệp vụ xuất nhập khẩu, đồng thời
trình chứng từ cho ngân hàng để thanh toán L/C sau khi giao hàng và trả lời các khiếu
nại của khách hàng khi gặp trở ngại.
Cùng phòng Kế toán tổng hợp và phân tích tình hình kinh doanh xuất nhập
khẩu để báo cáo định kỳ cho Ban Giám đốc.
Nhiệm vụ quan trọng nữa là đề xuất các dự án và kế hoạch xuất nhập khẩu để
có hiệu quả nhất, đem lại lợi nhuận tối đa cho công ty.
Phòng Kế toán – Tài Chính
Phòng này triển khai thực hiện các thủ tục pháp lý, hành chính trong kế toán tài
chính: kiểm kê, trả lương, thưởng phạt …, theo qui định của công ty và pháp luật Việt
Nam .
Làm nhiệm vụ phân phối vốn một cách hợp lý để sử dụng vốn có hiệu quả, đảm
bảo cho việc cấp phát vốn đầy đủ kịp thời, tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận cho công
ty, giúp Ban giám đốc nhận định chính xác tình hình kinh doanh, từ đó chủ động đề ra
biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Ngoài ra còn phải xác định chi phí, kết quả kinh doanh, các báo cáo kế toán tài
chính, báo cáo thuế theo qui định pháp luật Viêt Nam. Chịu trách nhiệm thực hiện và
theo dõi công tác kiểm kê, quản lý về mặt sổ sách toàn bộ tài sản công ty.
Phòng Tổ Chức Hành Chánh
8



Làm nhiệm vụ quản lý nhân sự, lao động, tiền lương, bảo hiểm, … trong công
ty như: tuyển dụng, thôi việc, điều động nhân viên nội bộ, kỉ luật, đào tạo, đề bạt, tăng
lương…Chịu trách nhiệm quản lý các con dấu, cơ sở vật chất, trang thiết bị tài sản
công ty.
Tổ chức các sự kiện chương trình lên kế hoạch và thực hiện giải quyết các vấn
đề liên quan đến thủ tục hành chánh của công ty.
Xưởng Sản Xuất
Xưởng sản xuất sẽ quản lý và điều phối chung về hoạt động sản xuất của nhà
máy. Theo dõi trực tiếp quá trình sản xuất sản phẩm thép lá cán nguội về sản lượng
theo chỉ tiêu và kế hoạch đề ra.
Tiến hành thống kê và phân tích tình hình sản xuất của các dây chuyền để kịp
thời báo cáo Phó giám đốc sản xuất.
Làm nhiệm vụ xử lý các sai sót trong quá trình sản xuất để thực hiện đúng thời
gian giao hàng cho khách.
Phòng Kỹ Thuật Cơ Điện
Làm nhiệm vụ quản lý và bảo trì máy móc của nhà máy, chịu trách nhiệm về
các sự cố như: hư hỏng, thay thế các thiết bị phụ tùng máy móc để kịp thời xử lý và
trình báo lên cấp trên tránh tình trạng trì trệ hoạt động sản xuất của nhà máy.
Phòng Chất Lượng
Đây là khâu kiểm tra các chất lượng sản phẩm đầu ra và đầu vào của nhà máy
với chất lượng SPCC (Commercial quality – Chất lượng thương mại) và SPCD
(Drawing quality – Chất lượng kéo) theo tiêu chuẩn quốc tế. Ngoài ra, tiến hành việc
thực hiện theo dõi quá trình áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc
tế ISO 14001:2004 của nhà máy.
Tình hình nhân sự:
Cơ cấu nhân sự trong công ty được thể hiện qua bảng sau đây:

9



Bảng 2.1. Cơ Cấu Tỷ Trọng Lao Động và Trình Độ Nhân Sự Công Ty Năm 2008
Tỷ
Stt

Các bộ phận

Lao động

Trong đó theo trình độ

trọng

Trên

(%)

ĐH

ĐH, CĐ

1

Ban Giám đốc

3

0,88

1


2

Phòng Kế toán

5

1,47

5

3

Phòng Hành chánh

2

0,59

2

4

Phòng Kế hoạch-Vật tư

15

4,42

5


Phòng Kỹ thuật

7

2,06

7

6

Phòng Chất lượng

2

0,59

2

7

Xưởng sản xuất

6

1,77

6

8


Xưởng PPPL

55

16,22

9

Xưởng CRM

89

10

Xưởng BAF

11
12

3

cấp

2

12

24


30

26,25

19

70

61

17,99

20

41

Xưởng Temper mill

39

11,50

8

31

Xưởng RCL

55


16,22

17

38

339

100

124

210

Tổng số

1

Trung

5

Nguồn tin: Phòng Tổ chức hành chánh
Qua bảng 2.1, ta thấy tổng số lao động của công ty hiện nay là 339 người, so
với tổng số lao động đầu kỳ năm 2007 là 212 người thì số lao động của công ty sau
hơn một năm tăng 127 người. Trong tổng số lao động tăng giảm trong kỳ, thì từ năm
2007 đến đầu năm 2008 thì công ty có giảm 9 lao động. Trong đó; nữ 3 người, còn lại
là lao động nam. Ngoại trừ 2 lao động nghỉ do thôi việc chấm dứt hợp đồng, còn lại là
sa thải do vi phạm kỷ luật lao động và lý do khác. Ban quản lý Công ty luôn khuyến
khích thu hút nhân công để mở rộng và đáp ứng lực lượng sản xuất của ngành. Nhưng

cũng nghiêm khắc thực hiện luật lao động theo đúng pháp luật hiện hành của Nhà
nước ta, những nhân viên hay công nhân nào không chấp hành đúng nội qui Công ty
đề ra và làm ảnh hưởng đến sản xuất và uy tín của Công ty đều bị xử phạt đúng theo
luật. Tuy nhiên năm 2008 vừa qua nền kinh tế nói chung gặp rất nhiều khó khăn, vì thế
việc tăng thêm nhân viên trong năm này gây trở ngại trong việc giải quyết công ăn
việc làm cũng như các chính sách về lương bổng.
10


Theo tỷ trọng lao động ở bảng trên, hầu hết phần lớn số lao động được tập
trung ở nhà máy chiếm tỷ trọng khá cao. Trong đó cơ cấu lao động chiếm 89,97%, Ban
giám đốc và khối văn phòng chỉ chiếm 10,03%. Lao động công ty phân chia theo trình
độ, ta thấy tính trên tổng số 339 lao động của công ty thì trình độ trung cấp vẫn chiếm
số rất cao gồm 210 người, trong khi đó lao động có trình độ đại học, cao đẳng là 124
người và trên đại học có 5 người. Con số này cho ta thấy sự phân chia chưa đồng đều ở
trình độ lực lượng lao động. Đây có thể là một trong những hạn chế cần khắc phục của
Ban Giám đốc nhà máy. Tuy là lực lượng lao động được tuyển chọn có tay nghề cao,
khả năng tiếp thu công nghệ nhanh, nhưng hạn chế về trình độ đào tạo vẫn còn ảnh
hưởng khá đáng kể đến hoạt động và tiềm năng của Công ty thép tấm là Phú Mỹ.
Lượng lao động trong năm 2008 của PFS tăng lên 127 người so với năm 2007
là một con số khá cao so với các doanh ngiệp sản xuất khác trên cả nước. Điều này
chứng tỏ khả năng thu hút nhân lực của công ty rất cao và quy mô phát triển ngày càng
được mở rộng. Nguồn nhân lực dồi dào có chất lượng là một lợi thế, tuy nhiên nó đòi
hỏi công ty cũng phải có những chính sách ưu đãi nhất định để giữ chân họ, tạo cho
nhân viên không khí thoải mái khi làm việc. Có như vậy Công ty mới có ngày càng
nhiều cộng sự trung thành.
Những phân tích trên về tình hình nhân sự và trình độ chuyên môn của lao
động trong Công ty, nhận thấy Ban Giám đốc nhà máy cần thiết phải có kế hoạch đào
tạo và nâng cao tay nghề cho công nhân nhà máy, tạo ra một đội ngũ lao động có trình
độ đáp ứng với nhu cầu phát triển và mở rộng về qui mô cũng như chất lượng của

Công ty. Đây cũng chính là một hướng phát triển quan trọng của các nhà quản lý và
điều hành Công ty thép tấm lá Phú Mỹ.
2.4.4. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Quy trình công nghệ và thiết bị:
Hệ thống sản xuất của Công ty thép tấm lá Phú Mỹ theo công nghệ cán 4 trục (4
high) tiên tiến của Ý, Mỹ, Áo với quy trình vận hành qua 5 dây chuyền: tẩy rửa, cán
nguội đảo chiều, lò ủ, cán nguội là nắn, cuộn lại đóng gói với công suất 405.000
tấn/năm, gồm các sản phẩm: thép lá cán nguội mềm và cứng và cuộn thép P.O theo
tiêu chuẩn JIS của Nhật Bản, DIN của Châu Âu và ASTM của Mỹ:

11


Dây chuyền tẩy rửa (Picking Line)
Thực hiện việc tẩy rửa cuộn thép cán nóng. Cuộn thép được xử lý bởi các bồn
tẩy rửa đặc biệt loại HCL TURBOFLOTM đảm bảo tẩy sạch các lớp oxit trên bề mặt
bằng cách sử dụng hóa chất là axitclohyđric trước khi đưa tới công đoạn cán nguội.
Dây chuyền tẩy rửa với các bồn tẩy rửa đặc biệt loại HCL TURBOFLOTM của
nhà sản xuất Danieli Wean United chứa một lượng chất tẩy rửa tương đối nhỏ nhưng
đảm bảo tẩy nhanh, hiệu quả sạch và năng suất cao. Ngoài ra dây chuyền còn có khu
vực rửa được thiết kế theo kiểu tầng đảm bảo rửa sạch clorua còn bám trên bề mặt
bằng thép sau khi tẩy.
Dây chuyền cán nguội đảo chiều (4- high Cold Reversing Mill)
Thiết bị cán nguội của Công ty thép tấm lá Phú Mỹ là công nghệ mới nhất của
đầu thập niên 2000. Quy trình công nghệ sản xuất được tự động hóa hoàn toàn chiều
dày và độ phẳng của băng thép mỗi lần cán được kiểm soát tự động bằng tia X và các
sensor, đưa tín hiệu phản hồi về hệ thống PLC, VME để xử lý, tác động lên hệ thống
thiết bị thủy lực HAGC để tăng giảm lượng ép trục cán, điều chỉnh lượng và áp lực
phun emusion theo từng vùng khác nhau, uốn cong trục cán hoặc thay đổi độ nghiêng
trục cán bằng hệ thống Eblock để đảm bảo chiều dày và độ phẳng băng thép gần như

tuyệt đối theo yêu cầu. Sản phẩm ra khỏi máy cán nguội gọi là sản phẩm cứng (full
hard) có thể đưa ra dây chuyền cuộn lại, bôi dầu (chia cuộn nếu cần) và được cung cấp
cho các nhà máy mạ kẽm.
Phân xưởng lò ủ (Batch Annealing Plant)
Sau khi cán nguội để tái tạo lại cấu trúc hạt và đạt được cơ tính, bề mặt sáng
hoàn chỉnh thì cuộn thép sẽ được ủ trong lò ủ với loại chuông ủ có môi trường khí bảo
vệ. Dây chuyền ủ có đặc điểm rất quan trọng là vận hành trong môi trường 100% khí
hyđro bảo vệ cuộn thép. Do đó, cuộn thép sau khi ủ sẽ có chất lượng đồng nhất và tốc
độn ủ cao hơn do sự chuyển đổi nhiệt độ cao hơn.
Dây chuyền cán và là nắn (Combine CRM & Temper Mill)
Cán là nắn giúp cho bề mặt cuộn thép có một độ cứng nhất định để ngăn ngừa
sức kéo căng trong công đoạn gia công tạo hình tiếp theo. Điều này giúp cải thiện độ
phẳng của cuộn thép sau khi ủ và tạo ra độ nhám bề mặt cho cuộn thép.

12


Dây chuyền cuộn lại (Re – Coiling Line)
Tại đây cuộn thép sẽ được kiểm tra bề mặt, xén cạnh, là phẳng và được chia
thành nhiều cuộn nhỏ có trọng lượng khác nhau theo yêu cầu của khách hàng. Đặc biệt
là dây chuyền được trang bị thiết bị là phẳng Danieli Wean United Tension Leveller.
Thiết bị này có khả năng sửa chữa các khuyết tật bề mặt như: Buckle, sóng cạnh và
các vấn đề khác về biên dạng của băng thép.
Kiểm tra và thử nghiệm (Test, Inspection)
Chất lượng mỗi cuộn thép của Công ty thép tấm lá Phú Mỹ (PFS) đều được
đảm bảo bằng một chuỗi kiểm tra và thử nghiệm trong suốt quá trình sản xuất đến khi
thành phẩm, kích thước và trạng thái bề mặt của cuộn thép cũng như các hoạt động
kiểm nghiệm cơ tính khác của băng thép đều được thử mẫu và kiểm tra một cách
nghiêm ngặt.
Hình 2.2. Sơ Đồ Quy Trình Sản Xuất

Thép cuộn cán nóng

Dây chuyền tẩy rửa

Thép cuộn cán nguội

Dây chuyền cán
Phân xưởng lò ủ
Sản phẩm hoàn thiện
Dây chuyền cuộn lại

Dây chuyền cán-là nắn

Nguồn tin: Phòng Kế hoạch vật tư
2.5. Tình hình sản xuất kinh doanh
2.5.1. Cơ cấu vốn và nguồn vốn của công ty
Nguồn vốn của một công ty chính là huyết mạch của công ty đó. Nguồn vốn
nhiều hay ít ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty. Dưới đây là bảng cơ cấu nguồn vốn của PFS thể hiện qua 2 năm 2007-2008.

13


Bảng 2.2. Tình Hình Biến Động Nguồn Vốn của Công Ty qua 2 Năm 2007-2008
2007
Nguồn vốn

Giá trị
(triệu đồng)


A. Nợ phải trả

2008
Giá trị

%

(triệu đồng)

1.768.216 91,59

Chênh lệch
%

±U
(triệu đồng)

%

2.155.572 96,67

387.356

21,91

Nợ ngắn hạn

816.438 46,17

1.177.043


54,6

360.605

44,17

Nợ dài hạn

951.779 53,83

978.528

45,4

26.749

2,81

B. Nguồn VCSH

162.362

8,41

74.243

3,33

-88.119 -54,27


Vốn CSH

162.362

100

67.996 91,59

-94.366 -58,12

0

0

6.247

8,41

6.247

1.930.578

100

2.229.815

100

299.237


Nguồn kinh phí và
quỹ khác
Tổng

15,5

Nguồn tin: Phòng kế toán tài chính
Là doanh nghiệp nhà nước, nhìn chung năm 2008 vừa qua Công ty thép tấm lá
Phú Mỹ gặp không ít khó khăn về nguồn vốn. Vốn chủ sỡ hữu giảm 88.119 triệu tương
ứng với 54,27 % so với năm 2007. Nguyên nhân là do giá phôi trên Thế giới tăng đột
ngột dẫn đến giá mua nguyên vật liệu đầu vào cao nhưng đến cuối năm 2008 giá bán
sản phẩm lại thấp nên tình hình Công ty bị lỗ là không thể tránh khỏi. Chính vì thế mà
vốn chủ sở hữu giảm xuống nhiều so với năm 2007.
Các khoản nợ phải trả năm 2008 tăng 387.356 triệu tương ứng tăng 21,91 % so
với năm 2007. Nguyên nhân là do năm qua Công ty vay ngắn hạn để chi tiêu cho các
hoạt động sản xuất kinh doanh và vay dài hạn để đầu tư các dự án kinh doanh, tăng
cường cơ sở vật chất, trang bị một số máy móc cho xưởng sản xuất tạo điều kiện làm
việc tốt hơn từ đó phát huy hiệu quả sản xuất kinh doanh hơn nữa.
2.5.2. Tình hình tài sản cố định của Công ty năm 2008
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, tài sản cũng như nguồn vốn
đóng một vai trò rất quan trọng, quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Cơ cấu tài
sản của Công ty thép tấm lá Phú Mỹ được thể hiện khá cụ thể qua bảng thống kê sau:

14


×