Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

ĐÁNH GIÁ TỔN HẠI DO Ô NHIỄM KÊNH THAM LƯƠNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ PHƯỜNG ĐÔNG HƯNG THUẬN QUẬN 12 TPHCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

ĐÁNH GIÁ TỔN HẠI DO Ô NHIỄM KÊNH THAM LƯƠNG
ẢNH HƯỞNG ĐẾN CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ PHƯỜNG ĐÔNG
HƯNG THUẬN QUẬN 12 TPHCM

LÊ THỊ HỒNG THẮM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2009


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Đánh gái tổn hại do ô
nhiễm kênh Tham Lương ảnh hưởng đến cộng đồng cư dân phường Đông Hưng
Thuận, quận 12 TP.HCM “ do Lê Thị Hồng Thắm, sinh viên khóa 2005 – 2009,
ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào
ngày _____________________________.

TS. Lê Quang Thông
Người hướng dẫn,

____________________________
Ngày
tháng
năm



Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

____________________________
Ngày
tháng
năm

____________________________
Ngày
tháng
năm


LỜI CẢM TẠ
Khóa luận đã hoàn thành với tất cả sự nỗ lực của bản thân. Bên cạnh đó, nó
cũng là kết quả của sự động viên, giúp đỡ cả về vật chất, tinh thần và kiến thức của
nhiều cá nhân, tổ chức. Để có được kết quả như ngày hôm nay tôi xin:
Gửi đến thầy TS. Lê Quang Thông lòng biết ơn chân thành nhất. Cảm ơn Thầy
đã rất nhiệt tình giảng dạy, chỉ bảo, truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích, và sự
hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này.
Cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường ĐH. Nông Lâm TP.HCM, Ban Chủ Nhiệm
Khoa Kinh Tế, các Thầy Cô giảng dạy, cùng các bạn lớp Kinh Tế Tài Nguyên Môi
Trường khóa 31 đã gắn bó với tôi trong suốt 4 năm học vừa qua.
Cảm ơn anh Đặng Hải Bình thuộc Phòng Tài Nguyên Môi Trường TP.HCM,
UBND Quận 12, UBND phường Đông Hưng Thuận đã nhiệt tình cung cấp số liệu và
hướng dẫn tận tình cho tôi hoàn thành nghiên cứu này.
Xin cảm ơn sự giúp đỡ của các hộ gia đình trên địa bàn phường Đông Hưng

Thuận quận 12.
Sau cùng, để có được như ngày hôm nay tôi không thể nào quên công ơn ba mẹ
đã sinh thành, dưỡng dục, không ngại vất vả, hy sinh trong suốt thời gian qua để con
được bước tiếp con đường mà mình đã chọn. Xin cảm ơn tất cả những người thân
trong gia đình đã luôn động viên và ủng hộ cho tôi.
Xin chân thành cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 06 năm 2009
Sinh viên thực hiện
Lê Thị Hồng Thắm


NỘI DUNG TÓM TẮT
LÊ THỊ HỒNG THẮM, Khoa Kinh Tế, Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí
Minh. Tháng 7 năm 2009. Đánh giá tổn hại do ô nhiễm ở kênh Tham Lương ảnh
hưởng đến cộng đồng dân cư phường Đông Hưng Thuận Quận 12 TPHCM
LE THI HONG THAM, Faculty of Economics, Nong Lam University - Ho Chi
Minh City. July 2009. Evaluating damages caused by Tham Lương canal pollution in
Đông Hưng Thuận ward, 12 District HCM city.
Đề tài áp dụng phương pháp sử dụng giá thị trường để đánh giá tổn hại do ô
nhiễm ở kênh Tham Lương gây ra đối với: sức khỏe người dân, nguồn nước, nhà cửa
thông qua điều tra 60 hộ sống quanh khu vực kênh, kết quả đánh giá tổn hại tối thiểu
trong năm 2008 là: 1.917.047.000 đồng. Đề tài đi vào phân tích nguyên nhân, đánh giá
thực trạng ô nhiễm ở kênh, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nhằm giảm thiểu ô
nhiễm, hướng đến sự phát triển bền vững.


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt


vii

Danh mục các bảng

viii

Danh mục các hình

ix

Danh mục phụ lục

x

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1. Mục tiêu chung

2


1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

3

1.3.1. Phạm vi thời gian

3

1.3.2. Phạm vi không gian

3

1.3.3. Phạm vi về đối tượng nghiên cứu

3

1.3.4. Phạm vi về nội dung nghiên cứu

3

1.4. Bố cục đề tài

3

1.5. Ý nghĩa đề tài


3

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

5

2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

5

2.2. Tổng quan về khu vực nghiên cứu

5

2.2.1. Điều kiện tự nhiên

7

2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

7

2.2.3. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội

9

2.2.4.Tài nguyên thiên nhiên

12


2.2.5. Thực trạng môi trường

13

2.2.6. Giới thiệu về kênh Tham Lương

14

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

16

3.1. Cơ sở luận

16

3.1.1. Lý thuyết tài nguyên công

16

3.1.2. Căn cứ để xác định khu vực bị ô nhiễm

17

v


3.1.3. Các khái niệm có liên quan

17


3.1.4. Tiêu chuẩn chất lượng môi trường nước

22

3.2. Phương pháp nghiên cứu

25

3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

25

3.2.2. Phương pháp mô tả

26

3.2.3. Phương pháp đánh giá tổn hại do ô nhiễm môi trường

26

3.2.4. Phương pháp xử lý số liệu

27

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Mô tả hiện trạng trong khu vực nghiên cứu

28
28


4.1.1. Hiện trạng ô nhiễm nước kênh Tham Lương

28

4.1.2. Nguyên nhân gây ô nhiễm kênh Tham Lương

35

4.2. Xác định tổn hại do ô nhiễm kênh Tham Lương gây ra

39

4.2.1. Thiệt hại về sức khỏe

40

4.2.2. Thiệt hại về nguồn nước

46

4.2.3. Thiệt hại về nhà cửa, thiết bị

50

4.3. Mức độ hiểu biết của người dân về mức độ ô nhiễm

53

4.3.1. Trình độ học vấn


53

4.3.2. Thời gian sống trong khu vực

54

4.3.3. Nhận xét của người dân về mức độ ô nhiễm trong khu vực

54

4.3.4.Sự lựa chọn nơi ở mới

55

4.3.5. Nhận xét của người dân về công tác quản lí môi trường

55

4.4. Giải pháp giảm ô nhiễm

57

4.4.1. Giải pháp kỹ thuật

57

4.4.2. Giải pháp kinh tế

58


4.4.3. Luật môi trường

60

4.4.4. Giáo dục môi trường

60

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

63

5.1. Kết luận

63

5.2. Kiến nghị

64

TÀI LIỆU THAM KHẢO
vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNH-HĐH

Công nghiệp hóa – hiện đại hóa


ĐVT

Đơn vị tính

KCN

Khu công nghiệp

KHCN&MT

Khoa học công nghệ và môi trường

NN-PTNT

Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TTTH

Tính toán tổng hợp

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

ODA


Vốn đầu tư nước ngoài

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Bảng Các Dự Án Đầu Tư Trên Địa Bàn Phường Đông Hưng Thuận

7

Bảng 2.2. Dân Số Phân Theo Từng Khu Phố, Tổ Dân Phố

12

Phường Đông Hưng Thuận
Bảng 3.1. Giá Trị Giới Hạn Cho Phép của Các Thông Số

22

và Nồng Độ Các Chất Ô Nhiễm trong Nước Mặt (TCVN 5945-1995).
Bảng 4.1. Bảng Thông Số Kết Quả Phân Tích Chất Lượng Nước Mặt

30

Kênh Tham Lương từ năm 2005-2008

Bảng 4.2. Bảng Kết Quả Phân Tích Nước Thải của Công Ty

37

Bao Bì Giấy Phú Thịnh
Bảng

4.3.Tổng

Hợp

Chi

Phí

Bệnh

của

Các

Hộ

trong

Năm

2008

42

Bảng 4.4. Tổng Hợp Chi Phí Bệnh Bình Quân Một Hộ trong Năm 2008

43

Bảng 4.5. Tỷ Trọng Hình Thức Lọc Nước của Hộ Gia Đình Xả Thải vào Kênh

45

Bảng 4.6.Chi Phí Lọc Nước Bình Quân của Một Hộ Gia Đình trong Năm 2008

46

Bảng 4.7. Chi Phí Sử Dụng Nước Bình Mua Bình Quân của Một Hộ Gia Đình

47

Trong Năm 2008
Bảng 4.8.Chi Phí Thay, Sửa Chữa Thiết Bị Bình Quân của Một Hộ Gia Đình

49

Trong Năm 2008
Bảng 4.9. Chi Phí Nâng Nền Bình Quân của Một Hộ Gia Đình trong Năm 2008

50

Bảng 4.10. Thời Gian Sống Trong Khu Vực

53


Bảng 4.11. Nhận Xét của Người Dân về Mức Độ Ô Nhiễm

53

Bảng 4.12. Ý Kiến Người Dân Về Lựa Chọn Nơi Ở Mới

54

Bảng 4.13. Nhận Xét của Người Dân về Công Tác Quản Lí Môi Trường

55

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Cơ Cấu Kinh Tế Phường Năm 2007

9

Hình 2.2. Bản Đồ Kênh Tham Lương Quận 12 TP.HCM

14

Hình 4.1. Biểu Đồ Thể Hiện Mức Độ Ô Nhiễm Kênh theo Đánh Giá Người Dân

28

Hình 4.2. Hình ảnh cống xả thải ra kênh Tham Lương


29

Hình

4.3.

Rác

Thải

Do

Hoạt

Động

Buôn

Bán

Tại

Chợ

29
Hình 4.4. Biểu Đồ Diễn Biến Chỉ Số COD Từ Năm 2005-2008

31


Hình 4.5. Biểu Đồ Biểu Diễn Chỉ Số BOD5 Từ Năm 2005-2008

32

Hình 4.6. Biểu Đồ Diễn Biến Chỉ Số DO từ năm 2005 -2008

33

Hình 4.7. Biểu Đồ Diễn Biến Chỉ Số SS từ năm 2005- 2008

33

Hình 4.8. Tỷ Lệ Các Nguồn Gây Ô Nhiễm Kênh

35

Hình 4.9. Nước Thải Từ Cơ Sở Tẩy Nhuộm Thải Trực Tiếp Ra

37

Kênh Tham Lương Không Thông Qua Xử Lí
Hình

4.10.

Hình

Ảnh

Rác


Ven

Kênh

38
Hình

4.11.

Những

Thiệt

Hại

do

Nước

Kênh

Bị

Ô

Nhiễm

39
Gây Ra Theo Đánh Giá của Người Dân

Hình 4.12. Biểu Đồ Thể Hiện Tình Hình Sức Khỏe Của Người Dân
Hình

4.13.

Biểu

Đồ

Thể

Hiện

Tỷ

Lệ

Các

Bệnh

39


Liên

Quan

40
Đến Ô Nhiễm

Hình 4.14. Hình Ảnh Cổng Nhà Của Người Dân Bị Rỉ Sét

49

Hình 4.15. Biểu Đồ Biểu Hiện Trình Độ Học Vấn Các Hộ Điều Tra

52

ix


PHỤ LỤC
Phụ lục 1.Danh sách các cơ sở, xí nghiệp xả thải ra kênh Tham Lương
Phụ lục 2. Bảng Câu Hỏi Điều Tra Nông Hộ

x


CHƯƠNG I
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam vốn có nhiều nguồn tài nguyên nước như nước mặt, nước ngầm v.v…
phục vụ cho nhu cầu sống hàng ngày và đáp ứng cho các hoạt động sản xuất kinh
doanh của con người và phát triển xã hội. Nhưng hiện nay nước được xem là một tài
nguyên khan hiếm, trong tương lai Việt Nam có khả năng thiếu nước sạch nếu tình
hình ô nhiễm nguồn nước không được quản lí đúng đắn. Trong quá trình phát triển, tại
các đô thị lớn như Hà Nội, TPHCM đã gặp phải nhiều vấn đề về môi trường và ngày
càng nghiêm trọng, do các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông
vận tải và sinh hoạt gây ra. Theo kết quả khảo sát 800 hộ dân ở TP.HCM của Tổ chức
Kinh tế và Môi trường Đông Nam Á (EEPSEA), những vấn đề môi trường nghiêm

trọng nhất hiện nay lần lượt là ô nhiễm không khí, nước và rác thải. Hiện tại TPHCM
có 25 KCN tập trung hoạt động với tổng số 611 nhà máy trên diện tích 2298 ha đất.
Theo số liệu khảo sát của ngành môi trường, mỗi ngày các kênh rạch, ao hồ ở
TP.HCM phải tiếp nhận khoảng 400.000 m3 nước thải từ các cơ sở sản xuất và khoảng
17.000 m3 nước thải bệnh viện và một lượng lớn chất thải sinh hoạt. Các chất thải chủ
yếu là chất thải hữu cơ, dầu và vi sinh, tập trung ở các nguồn xả thải của các cơ sở
công nghiệp. Nồng độ BOD, NH4, bụi lơ lửng, kim loại nặng và nhiều chất thải độc
hại khác đều vượt nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép. Có thể nói chất thải công
nghiệp là nguồn gây ô nhiễm chính, hầu hết lượng nước thải khi xả vào sông, hồ đều
không được làm sạch, chưa được xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn, làm cho kênh
rạch bị ô nhiễm trầm trọng.
Việt Nam càng phát triển thì mặt trái của sự phát triển càng rõ rệt. Xây dựng
một nền kinh tế giàu mạnh, phồn vinh và một môi trường sinh thái trong lành là những
mục tiêu quan trọng mà sự nghiệp CNH – HĐH nước ta đang hướng đến. Tuy nhiên,
quá trình CNH – HĐH đã gây sức ép đến môi trường sinh thái. Vấn đề ô nhiễm môi


1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1.Mục tiêu chung: Đánh giá tổn hại do ô nhiễm kênh Tham Lương ảnh hưởng đến
cộng đồng dân cư phường Đông Hưng Thuận Quận 12 TP.HCM.
1.2.2.Mục tiêu cụ thể:
Phân tích hiện trạng ô nhiễm của Kênh Tham Lương.
Xác định nguyên nhân gây ô nhiễm.
Lượng hóa thiệt hại do ô nhiễm đối với sức khỏe con người, nhà cửa và nguồn
nước sử dụng trong sinh hoạt của người dân khu vực.
Giải pháp cải thiện môi trường.

2



1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi thời gian: được thực hiện từ 2/3/2009 đến 20/6/2009.
1.3.2. Phạm vi không gian: Tổn hại do ô nhiễm được đánh giá ở Q.12, chủ yếu là
phường Đông Hưng Thuận.
1.3.3. Phạm vi về đối tượng nghiên cứu: 60 hộ dân sống quanh khu vực kênh Tham
Lương Q.12, chủ yếu là những hộ dân sống ở phường Đông Hưng Thuận.
1.3.4. Phạm vi về nội dung nghiên cứu: đề tài phản ánh thực trạng ô nhiễm trầm
trọng và từ đó đánh giá tổn hại đến sức khỏe, nhà cửa, nguồn nước sinh hoạt.
1.4. Bố cục đề tài
Chương 1: Nêu ra vấn đề nghiên cứu, mục tiêu, phạm vi nghiên cứu đề tài.
Chương 2: Giới thiệu tổng quan về khu vực nghiên cứu và giới thiệu về kênh
Tham Lương.
Chương 3: Giới thiệu một số khái niệm và nội dung có liên quan đến môi
trường, các khái niệm kênh, nước ngầm, đánh giá tổn hại, ô nhiễm nước và ô nhiễm
không khí, ô nhiễm đất và những tác động do ô nhiễm gây ra.
Chương 4: Tiến hành phân tích nguồn gây ô nhiễm, hiện trạng ô nhiễm trầm
trọng tại kênh, đánh giá tổn hại do ô nhiễm kênh gây ra đối với sức khỏe, nhà cửa,
chất lượng nước sinh hoạt.từ đó đưa ra các giải pháp hợp lý.
Chương 5: Kết luận và đưa ra kiến nghị đối với tình trạng ô nhiễm kênh Tham
Lương ngày càng nghiêm trọng.
1.5. Ý nghĩa đề tài
Với mục tiêu nghiên cứu nói trên. Đề tài nhằm tìm ra nguyên nhân, đánh giá
hiện trạng ô nhiễm kênh và những ảnh hưởng của nó đến cuộc sống của người dân
trong khu vực, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm giảm và cải thiện chất lượng nước
kênh, từng bước làm thay đổi và nâng cao chất lượng môi trường trong khu vực.
Lượng hóa nhưng giá trị thiệt do ô nhiễm gây ra. Khi thiệt hại do ô nhiễm kênh
gây ra được biểu hiện bằng giá cụ thể, mọi người thấy được mức độ ảnh hưởng này sẽ
có ý thức cao hơn trong việc giữ gìn vệ sinh kênh rạch.
Giải quyết và ngăn ngừa ô nhiễm kênh đồng nghĩa với việc cải thiện tình hình
sức khỏe, năng suất lao động và mang lại hạnh phúc cho những người dân sinh sống ở

lưu vực kênh.
3


Kết quả nghiên cứu có thể làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến
môi trường, đặc biệt là chất lượng môi trường quanh kênh rạch TP, đây là môi trường
dễ bị ô nhiễm, nhất là ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Đồng thời kết quả nghiên cứu góp phần nhỏ vào nhiệm vụ tăng trưởng kinh tế
của đất nước, hướng đến sự phát triển bền vững.

4


CHƯƠNG II
TỔNG QUAN
Đây là phần thứ hai trong một khoá luận và cũng là phần khá quan trọng. Bởi
phần này, sẽ mô tả về vấn đề nghiên cứu và địa bàn nghiên cứu, giúp chúng ta hiểu sâu
hơn về các vấn đề nghiên cứu trong đề tài, làm cơ sở cho việc điều tra phỏng vấn được
tiến hành thuận lợi hơn và đưa ra kiến nghị sau này. Trong phần này, đề tài chủ yếu
trình bày các tài liệu nghiên cứu có liên quan, đặc điểm của địa bàn nghiên cứu, và mô
tả sơ lược về con Kênh Tham Lương Q.12 TP.HCM.
2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu ở chương một, tài liệu nghiên cứu của đề
tài được tổng hợp từ nhiều nguồn, nhiều lĩnh vực khác nhau và từ hệ thống internet,
bao gồm các lĩnh vực về môi trường, tác động do ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó,
nhiều đề tài nghiên cứu của khoá trước và các bài giảng của thầy cô có liên quan đến
đề tài nghiên cứu.
Tuy nhiên để tiến hành công việc nghiên cứu được thuận lợi, điều kiện bắt buộc
người thực hiện phải có là nắm rõ được tình hình chung và một số đặc điểm cơ bản tại
địa bàn. Trong phạm vi giới hạn của đề tài này, những đặc điểm của khu vực nghiên

cứu đi từ khái quát đến cụ thể có thể được trình bày như sau.
2.2. Tổng quan về khu vực nghiên cứu
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
Phường Đông Hưng Thuận quận 12 - TP.HCM nằm ở phía Đông Nam quận 12:
Phía Đông giáp phường 12 quận Gò Vấp, phường Tân Thới Hiệp- quận 12,
phường 15 – Quận Tân Bình- TP. HCM.
Phía Tây giáp với phường Tân Hưng Thuận quận 12 TP.HCM.
Phía Nam giáp với Tân Sơn Nhất –quận 12. TP.HCM.
Phía Bắc giáp với phường Trung Mỹ Tây, Tân Chánh Hiệp- quận 12 TP.HCM


Phường Đông Hưng Thuận thuộc trọn khu phố 1(21 tổ dân phố), khu phố 2 (25
tổ dân phố), khu phố 3(27 tổ dân phố) và một phần khu phố 4(12 tổ dân phố), một
phần khu phố 5(12 tổ dân phố)
Theo số liệu đo đạc bản đồ số năm 2004, phường Đông Hưng Thuận có diện
tích tự nhiên là 255,20 ha. Trong đó
Diện tích đất nông nghiêp: 16,98 ha
Diện tích đất ở: 135,46 ha.
Diện tích đất chuyên dùng:100,97 ha.
Diện tích đất tôn giáo:1,79 ha.
Địa hình
Phường có địa hình dạng gò triều, gãy khúc, hướng đổ dốc phức tạp. Độ dốc
nền trung bình từ 3% xuống đến 0,1%.
Cao độ mặt đất ở khu vực này từ 9m xuống đến 2m (trừ ven các sông rạch).
Nền đất chịu lực rất tốt và có nhiều thuận lợi cho san nền.
Đây là vùng có khả năng xây dựng nhà cao tầng và là khu vực có nhiều triển
vọng cho xây dựng thành một khu đô thị hiện đại.
Khí hậu
Phường Đông Hưng Thuận là một trong những phường thuộc Quận 12 nằm

trong khu vực khí hậu Thành phố Hồ Chí Minh là khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích
đạo, mang tính chất chung là nóng, ẩm với nhiệt độ cao và mưa nhiều. Trong năm có 2
mùa rõ rệt:
- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11.
- Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Hướng gió chủ yếu là Đông Nam và Tây Nam.
Gió thịnh hành trong mùa khô là gió Đông Nam với tần suất 30-40%.
Gió thịnh hành vào mùa mưa là gió Tây Nam với tần suất 66%.
Tốc độ gió trung bình là 3 m/s, gió mạnh nhất là 22,6 m/s
Biên độ nhiệt giao động nhiệt giữa ngày và đêm từ 5o - 10 oC. Độ ẩm biến
thiên theo mùa, tỷ lệ nghịch với chế độ nhiệt. Số ngày mưa bình quân hàng năm là 159
ngày. Số giờ chiếu sáng trong năm trung bình đạt 1203 giờ. Bức xạ mặt trời trung bình
hàng năm là 118 Kcal/cm2/tháng.

6


Với đặc điểm khí hậu nêu trên là một lợi thế của Quận nói chung và phường nói
riêng tạo điều kiện thuận lợi phát triển sản xuất kinh doanh, ổn định đời sống xã hội.
2.2.2. Điều kiện kinh tế kinh tế - xã hội
2.2.2.1.Kinh tế
Phường có khoảng 90% lao động thuộc ngành phi nông nghiệp, ngành nghề
chính là tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ, công nghiệp, còn lại khoảng 10%
lao động nông nghiệp. Hiện nay khoảng 27% đất nông nghiệp được thu hồi giao cho
các chủ đầu tư dự án xây dựng hạ tầng nhà ở. Hiện nay trên địa bàn phường có 4 dự án
đã có quyết định thu hồi giao đất với qui mô cụ thể như sau:
Bảng 2.1. Bảng Các Dự Án Đầu Tư Trên Địa Bàn Phường Đông Hưng Thuận
STT

Tên chủ dự án đầu tư


Qui mô đầu tư
Diện tích(ha)

1

Công ty TNHH Song Kim

1,9801

2

Công ty TNHH Đồng Phượng

2,3337

3

Công ty TNHH Đức Thịnh

0,40923

4

Công ty phát triển và kinh doanh
nhà thành phố

66,4301

Tổng


71,15313

Dân số

Số hộ

1.500

500

700

250

105

21

12.400

2.531

14.705

3.302

Nguồn tin: UBND phường Đông Hưng Thuận Q.12
Phường Đông Hưng Thuận phát triển đô thị hóa nhanh, dẫn đến hộ sản xuất, kinh
doanh, buôn bán, dịch vụ ngày càng nhiều, tính đến hết ngày 31/5/2005 số hộ lập bộ

thuế môn bài là 1.255 hộ, kế hoạch ngân sách năm 2005 là 11.107.000.000 đồng.
Trong đó được phân bổ:
Thuế môn bài: 286.000.000 đ
Thuế GTGT: 4.099.000.000 đ
Thuế TNDN: 4.509.000.000 đ
Thuế TTĐB: 32.000.000 đ
Thu khác: 27.000.000 đ
Lệ phí trước bạ: 1.518.000.000 đ
Tiền SDĐ và TCQSDĐ: 397.000.000 đ
7


Thuế nhà đất: 239.000.000 đ
2.2.2.2. Về xã hội
Dân số
Theo thống kê 31/12/2007 phường Đông Hưng Thuận có 5.599 hộ với 33.068
nhân khẩu. Trong đó:
3.571 hộ thường trú với 17.262 nhân khẩu
2.028 hộ tạm trú với 15.086 nhân khẩu
Y tế: Phường Đông Hưng Thuận có 1 trạm y tế với 10 giường bệnh, 2 bác sĩ, 3
nữ hộ sinh, 1 y tá.
Tỷ lệ hộ dân được dùng nước sinh hoạt từ hệ thống cấp nước chung là 10%.
Tốc độ tăng dân số tự nhiên là 0.17%
Giáo dục
Hệ thống trường lớp trong đó có:
Cơ sở công lập nhà nước: 3 cơ sở
Cơ sở dân lập được cấp phép: 6 cơ sở
Trường cấp 1: 2 trường là Đông Hưng Thuận 1 và Đông Hưng Thuận 2
Trường cấp 2: 1 trường là trường Phan Bội Châu
1 trường mầm non Đông Hưng Thuận

1 trường mẫu giáo bán trú Sơn Ca
Số trẻ em 6 tuổi vào lớp 1:495 trẻ.
Tỷ lệ đạt so với tổng số trẻ 6 tuổi là: 100%.
Số trẻ em dưới 15 tuổi bỏ học là 0%.
Trong những năm gần đây, phường đang từng bước đầu tư xây mới và nâng cấp
các trường học cũ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng đầy đủ phòng học cho
tất cả học sinh trên địa bàn.
Giao thông
Đường giao thông: tổng số đường giao thông trên địa bàn phường là 182 tuyến
đường với chiều dài 63.312m, trong đó có 4 tuyến đường giao thông quan trọng trên
địa bàn Đông Hưng Thuận là tỉnh lộ 15 dài 1005m, quốc lộ 22 dài 2.904m, quốc lộ 1A
dài 3.129m, đường Nguyễn Văn Quá dài 3.705m, được phân cấp quản lí như sau:
Đường do Trung ương quản lí: 1 tuyến có chiều dài 3.129m.
8


Đường do TP quản lí: 2 tuyến có chiều dài 3.909m.
Đường do quận quản lí: 6 tuyến có chiều dài 7.962m, trong đó có 1 tuyến trải
nhựa, 2 tuyến đang thi công nhựa hóa với chiều dài 1.728m.
Đường do phường quản lí: 173 tuyến tổng chiều dài 48.312m, trong đó
16.470m đã được nâng cấp bê tông nhựa, còn lại 31.842m đường đất, đường nội bộ.
Bưu chính viễn thông
Phường có điểm bưu điện và hệ thống cáp truyền thông ngày càng được hoàn
thiện đến tất cả các khu phố phục vụ nhu cầu thông tin liên lạc ngày càng lớn của
nhân dân.
Tổ chức hành chính
Phường Đông Hưng Thuận có 5 khu phố với 97 tổ dân phố, mật độ dân số tăng
nhanh. Mỗi tổ dân phố được quản lí chặt chẽ góp phần ổn định đời sống người dân.
2.2.3.Thực trạng phát triển kinh tế xã hội
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Sự chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành theo hướng tích cực là có sự gia tăng
đáng kể về tổng mức luân chuyển hàng hóa và dịch vụ hàng năm, giá trị sản lượng
ngành công nghiệp, đối với nông nghiệp giá trị sản lượng có một tỷ trọng giảm dần
khoảng 10% so với cơ cấu chung nhưng nhìn chung vẫn đảm bảo được giá trị sản
lượng theo kế hoạch
Hình 2.1. Cơ Cấu Kinh Tế Phường Năm 2007

2.20%
41.43%
56.37%

TM - DV
CN - TTCN
NN

Nguồn tin: UBND phường

9


Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp là 40,23% năm 2003 và tăng lên 41,43%
vào năm 2007, doanh thu thương mại dịch vụ là 55,20% năm 2003 và tăng lên 56,37%
vào năm 2007 trong khi tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp giảm dần theo từng năm
từ 4,57% năm 2003 giảm xuống 2,20% năm 2007.
Cơ cấu kinh tế chủ yếu của phường trong tương lai được xác định theo hướng
thương mại - dịch vụ, công nghiệp - nông nghiệp kinh tế vườn. Trong đó:
- Thương mại: đẩy mạnh ngành hàng nông sản thực phẩm, vật liệu xây dựng
trang trí nội thất, ngành kim khí điện máy.
- Dịch vụ: tập trung xây dựng toàn bộ hệ thống các loại dịch vụ phục vụ nhu
cầu của nhân dân, hướng tới các loại dịch vụ cao cấp và hiện đại, phục vụ tích cực cho

sản xuất cũng như nhu cầu giao lưu quốc tế như các loại dịch vụ tài chính, tín dụng
ngân hàng, bưu chính viễn thông, xây dựng các kho hàng, bến bãi, siêu thị, trung tâm
thương mại...
- Công nghiệp: đẩy mạnh phát triển các ngành dệt may, da giầy.
- Nông nghiệp: tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát huy kinh tế
hộ gia đình, xây dựng mô hình VAC hợp lý. Tập trung đầu tư cơ sở kỹ thuật cho sản
xuất cây con có chất lượng tốt hiệu quả kinh tế cao đảm bảo môi trường sinh thái.
Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
Khu vực kinh tế nông nghiệp
Do tiến trình đô thị hóa nhanh, diện tích đất nông nghiệp thu hẹp dần. Trong
đó, giảm mạnh nhất là đất trồng lúa, cây công nghiệp ngắn ngày.
Khu vực kinh tế công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
Giá trị sản lượng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp là 11,1 tỉ đồng năm
2003 và ước đạt 111,7 tỉ đồng năm 2007, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là
19,36%. Tập trung chủ yếu vào một số ngành là dệt, may, sản xuất thực phẩm, chế
biến gỗ và sản phẩm từ gỗ, thuộc da, sản xuất túi xách, da giầy, sản xuất sản phẩm từ
kim loại trong đó thế mạnh là dệt, may, da giầy, sản xuất những sản phẩm từ kim loại.
Khu vực kinh tế dịch vụ
Tổng mức luân chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ là 181 tỉ đồng năm 2003
và ước đạt 572 tỉ đồng năm 2007, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn
2003 - 2007 là 19,11%. Trong đó thương mại - dịch vụ ngoài quốc doanh là chủ yếu,
chiếm 99,3%, quốc doanh (DNNN, HTX) chiếm 0,7% tỉ trọng.

10


Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
- Theo số liệu tổng kiểm kê dân số trên địa bàn phường đến thời điểm
31/12/2007 tổng số hộ là 5.599 hộ với 33.068 nhân khẩu. Do ảnh hưởng quá trình đô
thị hóa, tình trạng phân bố dân cư không đều

- Tỷ lệ tăng tự nhiên của dân số hàng năm hiện nay là 1,2 %.
- Phường có cơ cấu dân số trẻ, tháp tuổi có dạng hình cây thông, phình to dưới
đáy tháp, thể hiện mức sinh cao, số người dưới tuổi lao động cao.
- Dân số phường dự đoán theo hướng giảm dần tỷ lệ tăng tự nhiên bằng cách
mở rộng và nâng cao chất lượng chương trình kế hoạch hóa gia đình, thu hút dân số từ
nội thành cũ ra sinh sống theo chương trình giãn dân của thành phố.
Bảng 2.2: Dân số phân theo từng khu phố, tổ dân phố phường Đông Hưng Thuận

STT
1
2
3
4
5
Tổng
cộng

Khu
phố
1
2
3
4
5

Tổng
số
tổ
dân
phố

21
25
27
12
12

Tổng
số hộ
1.174
1.383
1.406
918
718

Tổng
Số hộ Số hộ số
nhân
thường tạm
trú
trú
khẩu
804
370
7.163
1.043
340
8.515
858
548
7.925

492
426
4.894
344
344
4.571

97

5.599

3.571

Số
Số nhân nhân
khẩu
khẩu
thường
tạm
trú
trú
4.001
3.162
5.397
3.118
4.060
3.865
2.097
2.797
1.707

2.864

2.028
33.068 17.262
Nguồn tin: UBND Phường

15.806

Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu của các ngành kinh tế, cơ cấu lao động đã có
sự biến động đáng kể, các ngành công nghiệp và thương nghiệp thu hút ngày càng
nhiều lao động từ ngành nông nghiệp chuyển qua.
Nhìn chung đời sống nhân dân trong phường ngày càng được nâng cao với thu
nhập bình quân đầu người hàng năm luôn luôn tăng và số hộ nghèo chiếm tỷ lệ ngày
càng giảm.
2.2.4.Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất
Thành phần đất chủ yếu phân bố trên địa bàn Quận, Phường là đất phù sa cổ và
phù sa mới với chất lượng đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp và xây dựng các công
trình dân dụng.
11


Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt: Chất lượng nước trên Kênh Tham Lương hiện nay bị ô
nhiễm nặng do nước thải sản xuất và sinh hoạt chưa được xử lý đổ trực tiếp xuống
kênh rạch. Mặt khác, hàm lượng chất lơ lửng trên kênh cao, do đó đoạn kênh đi qua
phường không đảm bảo tiêu chuẩn của nguồn nước cấp.
- Nguồn nước ngầm: hiện nay nguồn nước ngầm một số khu vực đã bị ô nhiễm
dẫn đến lượng nước giếng dùng để sinh hoạt hàng ngày của một số người dân bị nhiễm
phèn, màu vàng, có khi bay mùi thôi tanh không sử dụng được.

Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn phường có rất ít, chủ yếu là cát và sỏi sạn
làm nguyên vật liệu xây dựng nhưng trữ lượng không nhiều.
Đánh giá chung điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
Thuận lợi
Quỹ đất khá lớn, địa hình gò triền, nền đất tốt, thuận lợi phát triển xây dựng các
công trình công nghiệp, thương mại, nhà ở kiên cố cao tầng
Khó khăn
Việc giải quyết tình trạng ngập úng trong mùa mưa chỉ mang tính cục bộ,
không giải quyết dứt điểm được do chưa có hệ thống thoát nước chung.
2.2.5.Thực trạng môi trường
Trong thời gian qua công tác bảo vệ và cải tạo môi trường trên địa bàn phường
vẫn còn tồn động nhiều vấn đề bất cập. Hệ thống cấp thoát nước tại khu vực không có
hoặc không đảm bảo dẫn đến tình trạng ngập úng diễn ra thường xuyên, gây ra nhiều
thiệt hại về sản xuất kinh doanh, đường sá lầy lội trong mùa mưa và bụi bặm trong
mùa khô.
Về tình hình quản lý thu gom rác dân lập tại phường chưa đồng bộ thống nhất,
tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn tồn đọng trong các khu dân cư, một số nơi vẫn còn
tình trạng người dân vứt rác bừa bãi xuống kênh góp phần làm cho kênh rạch ngày
càng ô nhiễm làm mất đi vẽ mỹ quan đô thị, phát sinh nhiều ruồi muỗi gây ra nhiều
bệnh tật đe dọa sức khỏe nhiều người dân trong khu vực.
Vấn đề xử lý chất khí, nước thải công nghiệp còn nhiều bất cập, toàn phường có
khoảng 81 cơ sở, xí nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động cả ngày lẫn đêm, trong đó có
khoảng 40 cơ sở xả nước thải trực tiếp ra kênh Tham Lương với lưu lượng khá lớn
khoảng 19.000m3/ ngày làm cho tình trạng ô nhiễm kênh ngày càng trầm trọng, chất
lượng nước sinh hoạt của người dân trong khu vực không được đảm bảo, 100% người
12


dân nơi đây vẫn sử dụng nguồn nước sinh hoạt bằng giếng khoan nhưng nguồn nước

bị nhiễm phèn có màu vàng đục, một số nơi còn có mùi hôi thối, người dân phải mua
các thiết bị về để lọc và sử dụng.
Tuy nhiên, do đặc thù phường mới thành lập từ năm 2004, đang trên đà đô thị
hóa, hạ tầng kỹ thuật giao thông đô thị xuống cấp nghiêm trọng, tình trạng ngập úng
phổ biến trong các khu dân cư, trong khi nguồn vốn duy tu nâng cấp còn ít, việc đầu tư
xây dựng các trục đường chính còn chậm chạp đã ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống
và sức khỏe của người dân. Hiện tại phường vẫn đang cố gắng khắc phục và cải thiện
tình hình tốt hơn. Đối với việc quản lí thu gom rác, cơ quan phường đang cố gắng đưa
hình thức thu gom rác đến mọi nơi trong toàn phường để giải quyết tình trạng người
dân vứt rác bừa bãi, vệ sinh đường phố. Đối với hoạt động gây ô nhiễm, phường kết
hợp với các cơ quan môi trường tăng cường thanh tra, kiểm soát, xử phạt đối với các
cơ sở, tác nhân gây ô nhiễm, thực hiện di dời các cơ sở ô nhiễm ra khỏi khu dân cư.
Nhìn chung thực trạng môi trường trong khu vực còn nhiều hạn chế, cần được quan
tâm cải thiện nhiều hơn.
2.2.6.Giới thiệu về kênh Tham Lương
Theo Sở Tài nguyên Môi trường, kênh Tham Lương chỉ là một phần trong hệ thống
kênh Tham Lương - Bến Cát - Vàm Thuật - Rạch Nước. Hiện hệ thống này nằm ngay
trong nội thành, chạy thành hình vòng cung từ Đông Bắc đến Tây Nam khu trung tâm
thành phố, nối liền sông Sài Gòn phía đông và sông Chợ Đệm phía Tây Nam. Toàn
tuyến kênh Tham Lương dài khoảng 33 km trên lưu vực rộng gần 15 ha, đi qua các
quận Bình Chánh, Hóc Môn, quận 12, Tân Bình, Gò Vấp, là kênh dẫn nước tiêu thoát
nước của quận 12, Tân Bình, Gò Vấp, Bình Chánh và Hóc Môn. Riêng Kênh Tham
Lương, tuyến kênh này có chiều dài khoảng 12 km, khởi đầu từ xã Bình Hưng Hoà
(Bình Chánh) và chảy qua 3 quận là Tân Bình, 12, Gò Vấp, đoạn cuối đổ ra Vàm
Thuật trước khi hoà vào sông Sài Gòn. Ngày xưa con Kênh này vốn xanh đẹp nay đã
chuyển sang màu đỏ sậm và bốc mùi hôi nồng nặc. Theo thống kê của ngành môi
trường, hiện nay có trên 56 doanh nghiệp có quy mô lớn xả nước thải vào kênh Tham
Lương – Vàm Thuật – Bến Cát- Rạch Nước. Cụ thể, quận Tân Bình: 11; quận 12: 13;
quận Gò vấp: 14, tất cả đều thuộc các ngành sản xuất có nước thải gây ô nhiễm như
dệt, nhuộm, giặt tẩy, xeo giấy, chăn nuôi, chế biến hải sản. Trong số này, 28 đơn vị

chưa có hệ thống xử lý nước thải. Hiện nay, mỗi ngày có hơn 40.000 m3 nước thải ô
nhiễm từ các cơ sở sản xuất (ngoài khu công nghiệp) đổ vào hệ thống kênh này. Riêng
13


Kênh Tham Lương ở quận 12 chảy qua 2 phường: Đông Hưng Thuận và Tân Thới
Hiệp, hiện có khoảng 121 cơ sở, xí nghiệp vừa và nhỏ đang hoạt động, ngày đêm xả
thải ra kênh với số lượng khá lớn gây ô nhiễm đã làm ảnh hưởng đến đời sống người
dân quanh khu vực hai bờ kênh. Theo Ông Trần Thế Ngọc, Giám đốc Sở Tài nguyên
Môi trường TP HCM đánh giá, điều tra khảo sát trong lưu vực cho thấy, lượng nước
thải của các doanh nghiệp nằm ngoài khu công nghiệp khoảng 30.000- 40.000
m3/ngày, trong đó có hơn 2,4 tấn cặn lơ lửng. Hiện tại phường Đông Hưng Thuận
quận 12, theo thống kê của phòng Tài Nguyên Môi Trường quận 12 hiện có khoảng 40
cở sở, công ty đang xả thải thẳng vào kênh Tham Lương với lưu lượng khoảng
19.000m3 / ngày. Đặc biệt Kênh Tham Lương phường Đông Hưng Thuận là nơi đầu
nguồn tiếp nhận nước thải của KCN Tân Bình, KCN này đang gây ô nhiễm toàn bộ
dòng chảy kênh Tham Lương. Các cụm dân cư đông đúc thuộc địa bàn quận 12
(hướng bắc và chảy dài về hướng đông khu công nghiệp) bị ô nhiễm nặng nề về nguồn
nước, khói bụi, từ hướng bắc vào trung tâm thành phố làm ảnh hưởng đến cuộc sống
của người dân, ngày đêm phải hít bao nhiêu là khói bụi, mùi hôi từ kênh, là nguyên
nhân gây ra bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.
Mặt khác do lượng nước thải sinh hoạt của người dân gây ra vì phần lớn ở quanh hai
bờ kênh có Chợ tụ tập buôn bán, nên và rác thải ra khá nhiều làm cho dòng kênh vốn
đã bị ô nhiễm lại càng thêm ô nhiễm trầm trọng.
Hình 2.2. Bản Đồ Kênh Tham Lương Quận 12 TP.HCM

Nguồn tin : Phòng Tài Nguyên Môi Trường Quận 12
14



CHƯƠNG III
CƠ SỞ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở luận
Vấn đề ô nhiễm môi trường nước đã và đang ảnh hưởng đến sức khoẻ và cuộc
sống của người dân tại TP.HCM, phương hại đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của
địa phương. Nghiên cứu quản lí nguồn nước bị ô nhiễm trong thời điểm hiện nay thực
sự là một nhu cầu cấp bách của người dân và cũng là trách nhiệm của các nhà khoa
học, các nhà quản lí.
Nguồn nước có nhiều đặc tính như tài nguyên công, ngoại tác, và tính không
chắc chắn. Những đặc tính này gây khó khăn trong phân biệt quyền lợi hợp pháp
(Colby, 1995). Vì vậy cần có sự can thiệp của chính phủ để bảo vệ môi trường nước.
Lý thuyết về tài nguyên công sẽ được trình bày dưới đây để làm rõ hơn đặc điểm của nước,
quyết định của chính phủ trong việc cung cấp hàng hoá công và đưa ra một định
hướng cho việc phân tích đề tài này.
3.1.1. Lý thuyết tài nguyên công
Tài nguyên công có hai đặc điểm chính: không loại trừ nhưng có tính cạnh
tranh. Đặc điểm không loại trừ có nghĩa là không ai có thể bị loại trừ việc thưởng thức
nguồn tài nguyên này và đặc điểm có tính cạnh tranh có nghĩa là việc tăng thêm một
người sử dụng nguồn tài nguyên này sẽ làm ảnh hưởng đến tiêu dùng của người khác.
Với tài nguyên công, tất cả mọi người nhận được lợi ích nhưng không muốn chi trả
cho nó vì đặc điểm không loại trừ. Vấn đề ăn theo đã gây ra những khó khăn trong
việc cung cấp bởi vì khu vực tư nhân (Salanie, 2000).
Vì vậy chỉ có chính phủ mới có thể cung cấp hàng hoá công một cách hiệu quả,
và bằng những quy định chính phủ cũng có thể thu tiền từ người dân để đóng góp vào
việc

cung

cấp


nguồn

tài

nguyên

này

(Pindyck

and

Rubinfeld,

1992).


×