Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CUNG ỨNG NGUYÊN LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN SỐ 5 (VIETROSCO)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (473.8 KB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CUNG ỨNG NGUYÊN LIỆU TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN SỐ 5
(VIETROSCO)

LÊ THỊ TÚ DUNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 8/2009


Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân tích tình hình cung
ứng nguyên liệu tại công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản số 5 (Vietrosco)” do Lê
Thị Tú Dung, sinh viên khóa 31, ngành Kinh Tế Nông Lâm ,đã bảo vệ thành công
trước hội đồng vào ngày……

Th.S Nguyễn Duyên Linh
Người hướng dẫn,

Ngày

tháng năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo



Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Ngày

Tháng

Năm 2009

ii

Tháng

Năm 2009


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến ba mẹ,người đã sinh ra
tôi,nuôi dạy tôi khôn lớn thành người.
Tôi xin chân thành gửi lời cám ơn quý thầy cô Khoa Kinh Tế, đã truyền dạy cho
tôi những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Duyên Linh, người đã
tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin được cảm ơn các cô chú,anh chị tại Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu
Thủy Sản Số 5 (Vietrosco) đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập tại công ty.
Cho tôi gửi lời cảm ơn đến bạn bè tôi, những người đã giúp đỡ tôi về mặt tinh
thần cũng như đóng góp ý kiến để tôi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!


Tp. Hồ Chí Minh, ngày

tháng năm 2009

Sinh viên thực hiện
Lê Thị Tú Dung

iii


NỘI DUNG TÓM TẮT
LÊ THỊ TÚ DUNG, Tháng 8 năm 2009. “Phân Tích Tình Hình Cung Ứng
Nguyên Liệu Tại Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Số 5 (Vietrosco)”.
LE THI TU DUNG, August 2009. “ Analyze The Raw Materials Supply At
Seaproducts Import – Export Company No 5 ”.
Khóa luận tìm hiểu về tình hình thu mua nguyên liệu của công ty cổ phần xuất
nhập khẩu thủy sản số 5 từ năm 2007 đến năm 2008.Qua đó phân tích những điểm
mạnh và hạn chế trong hoạt động cung ứng nguyên liệu của công ty. Trên cơ sở đó đề
xuất một số kiến nghị nhằm cải thiện tình hình cung ứng nguyên liệu để đảm bảo
nguồn nguyên liệu sản xuất của công ty đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng.
Số liệu sử dụng là nguồn số liệu thứ cấp từ các phòng ban tại công ty cổ phần
XNK thủy sản số 5, từ internet…
Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích. Nội dung của đề tài cho
thấy thực trạng hoạt động cung ứng nguyên liệu tại công ty còn nhiều điểm chưa hợp
lý, do đó dẫn đến chất lượng nguồn nguyên liệu thấp, tỷ lệ hao hụt trong khâu chế biến
cao. Đây là nhân tố quan trọng làm cho chất lượng của thành phẩm không đạt tiêu
chuẩn so với yêu cầu của khách hàng đặt ra, hoạt động SXKD kém hiệu quả.

iv



MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................................ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ...............................................................................................x
CHƯƠNG 1. 1MỞ ĐẦU.................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề .............................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................2
1.2.1 Mục tiêu chung................................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể...............................................................................................2
1.3. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................2
1.4. Cấu trúc của đề tài ................................................................................................2
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN ...........................................................................................4
2.1. Giới thiệu khái quát về công ty.............................................................................4
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty:....................................................4
2.1.2 Mục tiêu, phạm vi kinh doanh, hoạt động và phương hướng phát triển của
công ty......................................................................................................................5
2.1.3 Cơ cấu bộ máy công ty....................................................................................6
2.1.4. Quy trình công nghệ.......................................................................................8
2.1.5. Phương hướng phát triển của công ty ..........................................................12
2.2. Tình hình hoạt động của công ty ........................................................................13
2.2.1. Tình hình lao động .......................................................................................13
2.2.2. Tình hình vốn của công ty............................................................................14
2.2.3 Tình hình trang bị vật chất kỹ thuật ..............................................................14
2.2.4. Tình hình hoạt động kinh doanh ..................................................................16
2.2. Nguyên liệu sản xuất...........................................................................................18
2.3. Sản phẩm của công ty .....................................................................................19
2.4. Thực trạng ngành chế biến thủy sản đông lạnh trên địa bàn thành phố Hồ Chí

Minh .......................................................................................................................20
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................23
v


3.1 Cơ sở lý luận ........................................................................................................23
3.1.1. Khái niệm nguyên liệu thủy sản...................................................................23
3.1.2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu hoạt động cung ứng nguyên liệu ...................23
3.1.3. Phân tích tình hình cung ứng nguyên liệu....................................................24
3.1.4. Các hình thức thu mua nguyên liệu .............................................................25
3.1.5. Phương thức thu mua ...................................................................................25
3.1.6. Các hiện tượng hư hỏng thường gặp của nguyên liệu thủy sản, tác hại và
các biện pháp khắc phục ........................................................................................26
3.2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá...........................................................................27
3.2.1. Định mức tiêu hao nguyên liệu ....................................................................27
3.2.2 Hiệu suất sử dụng máy móc thiết bị (MMTB):.............................................28
3.2.3. Mức tiêu hao NVL/SP:.................................................................................28
3.2.4. Hiệu suất sử dụng NVL: ..............................................................................29
3.2.5.Tỷ suất lợi nhuận:..........................................................................................29
3.3. Phương pháp nghiên cứu: ...................................................................................29
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................30
4.1. Tình hình tiêu thụ của công ty ............................................................................30
4.1.1. Kim ngạch xuất khẩu của công ty................................................................30
4.1.2. Thị trường tiêu thụ của công ty....................................................................31
4.1.3. Thành phẩm xuất khẩu của công ty .............................................................33
4.1.4. Đặc điểm và yêu cầu của các thị trường chính ............................................34
4.2. Phân tích khả năng chế biến của công ty............................................................35
4.2.1. Năng lực sản xuất của công ty .....................................................................35
4.2.2. Hiệu suất sử dụng MMTB...........................................................................36
4.3. Phân tích tình hình cung ứng nguyên liệu thủy sản của công ty ........................36

4.3.1. Năng lực sản xuất thủy sản của cả nước ......................................................36
4.3.2. Phân tích tình hình thu mua nguyên liệu của công ty ..................................38
4.2.4 Giá cả thu mua qua các năm .........................................................................44
4.2.3. Chất lượng nguyên liệu thu mua .................................................................44
4.2.4. Phương pháp bảo quản, vận chuyển nguyên liệu từ nơi mua nguyên liệu về
công ty....................................................................................................................47
vi


4.2.5. Phương pháp bảo quản nguyên liệu tại công ty ...........................................47
4.2.6. Tình hình trang bị MMTB ...........................................................................48
4.2.7. Trình độ tay nghề đội ngũ công nhân chế biến............................................49
4.2.8. Chất lượng thành phẩm chế biến .................................................................49
4.4. Nhận xét chung ...................................................................................................50
4.5. Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác cung ứng nguyên liệu để đẩy mạnh
xuất khẩu tại công ty..................................................................................................52
4.5.1. Mở rộng địa bàn thu mua .............................................................................52
4.5.2. Liên kết chặt chẽ với cùng nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản......................54
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................57
5.1 Kết luận................................................................................................................57
5.2 Kiến nghị..............................................................................................................57
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................58

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
XNK

Xuất nhập khẩu


SXKD

Sản xuất kinh doanh

MMTB

Máy móc thiết bị

CP

Chi phí

DT

Doanh thu

EU

Liên Minh Châu Âu

HĐKD

Hoạt động kinh doanh

HĐTC

Hoạt động tài chính

LN


Lợi nhuận

MKT

Marketing

KN

Kim ngạch

KH và KD

Kế hoạch và kinh doanh

Tp. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TC – HC

Tổ chức – Hành chánh

TTTH

Thông tin tổng hợp

USD

United state Dollar


VNĐ

Việt Nam Đồng

UBND

Ủy ban nhân dân

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Tình Hình Lao Động của Công Ty qua 2 Năm 2007- 2008 ............................. 13
Bảng 2.2. Cơ Cấu Nguồn Vốn qua Các Năm.................................................................... 14
Bảng 2.3. Tình Hình Trang Bị Tài Sản Cố Định qua Các Năm........................................ 14
Bảng 2.4. Các Chỉ Tiêu Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh của Công Ty qua Các Năm... 15
Bảng 4.1: Các chỉ tiêu về kết quả và hiệu quả của công ty qua 2 năm 2007 – 2008 ........ 24
Hình 4.2. Kim Ngạch Xuất Khẩu qua 2 Năm 2007 – 2008 .............................................. 25
Bảng 4.3. Thị Trường Tiêu Thụ của Công Ty qua 2 Năm 2007 – 2008........................... 27
Bảng 4.4. Cơ Cấu Thành Phẩm Xuất Khẩu của Công Ty................................................. 28
Bảng 4.5. Tỷ Lệ Tận Dụng Công Suất Hoạt Động .......................................................... 30
Bảng 4.6. Hiệu Suất Sử Dụng MMTB .............................................................................. 31
Bảng 4.7. Năng Lực Khai Thác Thủy Sản của Cả Nước .................................................. 32
Bảng 4.8. Sản Lượng Nguyên Liệu Cung Ứng Tại Mỗi Địa Bàn qua Các Năm .............. 34
Bảng 4.9. Sản Lượng Nguyên Liệu Thu Mua theo Từng Phương Thức.......................... 35
Bảng 4.10. Tính Chất Mùa Vụ của Thủy Sản Nguyên Liệu ............................................. 37
Bảng 4.11. Giá Cả Nguyên Liệu Thu Mua qua Các Năm................................................ 37
Bảng 4.12. Các Chỉ Tiêu Đánh Giá Chất Lượng Nguyên Liệu theo Cảm Quan .............. 39

Bảng 4.13. Chất Lượng Nguyên Liệu Thu Mua................................................................ 40
Bảng 4.14. Cơ Cấu Cấp Bậc của Công Nhân Tại Các Phân Xưởng Chế Biến ................. 43
Bảng 4.15. Tỷ Lệ Hao Hụt trong Chế Biến Cá Lưỡi Trâu Fillet Đông Lạnh ................... 43
Bảng 4.16. Tỷ Lệ Hao Hụt trong Chế Biến Sản Phẩm Ghẹ Cắt Miếng Đông Lạnh......... 44
Bảng 4.17 So Sánh Sản Lượng Thu Mua của Công Ty So Với Sản Lượng Khai Thác
của Toàn Vùng Năm 2007................................................................................................. 49
Bảng 4.18. Mạng Lưới Đại Lý Thu Mua theo Mở Rộng .................................................. 50

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Sơ Đồ Bộ Máy Tổ Chức Công Ty....................................................................... 7
Hình 2.2. Sơ Đồ Qui Trình Sản Xuất .................................................................................. 9
Hình 4.1 Cơ Cấu Hình Thức Xuất Khẩu qua Các Năm .................................................... 26
Hình 4.2. Cơ Cấu Thị Trường Xuất Khẩu của Công Ty Năm 2008 ................................. 28
Hình 4.3. Sản Lượng Nguyên Liệu Cung Ứng theo Địa Phương qua Các Năm ............. 36
Hình 4.5. Mô Hình Liên Kết Giữa Công Ty và Nông Dân............................................... 52

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Thực phẩm là một nhân tố không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Bên
cạnh vai trò duy trì sự sống, thực phẩm là nguồn cơ bản cung cấp chất dinh dưỡng và
vitamin cần thiết cho cơ thể. Trong những năm qua, cùng với tốc độ phát triển dân số
chóng mặt của thế giới thì nhu cầu về thực phẩm cũng tăng lên đáng kể. Hiện nay,

đứng trước tâm lý lo ngại về các loại thực phẩm kém chất lượng có nguồn gốc từ gia
cầm, gia súc do hàng loạt dịch bệnh như H5N1, tai xanh , lở mồm long móng…, người
tiêu dùng đang có xu hướng lựa chọn các loại thực phẩm thủy hải sản trong bữa ăn của
mình .
Xu hướng tiêu dùng trên đã trở thành lợi thế lớn cho một nước có tiềm năng về
thủy hải sản như Việt Nam, đặc biệt là trong nghành xuất khẩu thủy sản, đem lại
nguồn ngoại tệ để phát triển kinh tế đất nước, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc
sống người dân. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, đến cuối năm 2008, xuất khẩu
thủy hải sản của nước ta đã đạt được trên 40 triệu USD, tăng …% so với năm 2007.Thị
trường chủ yếu của Việt Nam là các nước ASEAN, Hàn Quốc…Tuy nhiên hầu hết các
đối tác lớn hiện nay của nước ta là những khách hàng tương đối “dễ tính”. Do đó, để
có thể chiếm lĩnh được các thị trường khó tính như Nhật, Mỹ, EU… thì ngành xuất
khẩu thủy sản Việt Nam phải không ngừng cải thiện, nâng cao chất lượng thủy sản của
mình, đặc biệt là ở nguồn nguyên liệu. Muốn vậy, bên cạnh công tác đảm bảo chất
lượng nguyên liệu trong khâu nuôi trồng thì công tác tổ chức thu mua nguyên liệu để
sản xuất, chế biến cũng đóng vai trò quan trọng không kém.
Là một công ty xuất nhập khẩu thủy sản, nguyên liệu cũng là một vấn đề được
quan tâm hàng đầu trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần xuất nhập
khẩu thủy sản số 5. Bên cạnh những thuận lợi đạt được, công tác thu mua nguyên liệu


của công ty cũng gặp không ít khó khăn. Vì vậy, muốn nâng cao hiệu quả của hoạt
động sản xuất kinh doanh thì cần thiết phải nắm bắt được những thuận lợi và khó khăn
trên để từ đó có những giải pháp thích hợp nhằm phát huy lợi thế và khắc phục những
mặt còn hạn chế, đảm bảo nguồn nguyên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất kinh
doanh của công ty ngày càng đủ về số lượng và nâng cao về chất lượng.
Từ thực tế đó, được sự đồng ý của ban chủ nhiệm khoa kinh tế, trường Đại học
Nông Lâm và Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản số 5, tôi tiến hành thực hiện
đề tài “Phân tích tình hình cung ứng nguyên liệu tại Công ty Cổ phần XNK thủy
sản số 5 (Vietrosco)”. Hy vọng đề tài sẽ là một tài liệu tham khảo có ích cho bạn đọc

và công ty.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu tình hình thu mua nguyên liệu và đưa ra một số giải pháp nhằm cải
thiện tình hình thu mua nguyên liệu tại công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản số 5.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
(1) Tìm hiểu, phân tích kết quả SXKD của công ty trong khoảng thời gian
2007-2008.
(2) Phân tích nhu cầu và năng lực cung ứng nguyên liệu của công ty, thực trạng
cũng như những thuận lợi, khó khăn trong công tác cung ứng nguyên liệu.
(3) Đề xuất một số biện pháp để cải thiện tình hình cung ứng nguyên liệu tại
công ty
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu về tình hình công ty trong thời gian 2 năm
2007-2008.
Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu tại Công ty Cổ phần XNK Thủy Sản
Số 5.
1.4. Cấu trúc của đề tài
Chương 1. Đặt vấn đề: Nêu bật ý nghĩa và sự cần thiết của đề tài, xác định mục
tiêu chung và mục tiêu cụ thể của đề tài. Chương này cũng nêu lên giới hạn phạm vi
nghiện cứu về không gian và thời gian và giới thiệu sơ lược về cấu trúc của luận văn.

2


Chương 2. Tổng quan: Nội dung của chương này là khái quát sơ lược về Công
ty Cổ phần XNK Thủy Sản Số 5 và những tài liệu nghiên cứu có liên quan đã được
thực hiện.
Chương 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu: Chương này trình bày
những khái niệm, thuật ngữ, những nội dung có tính chất lý thuyết liên quan đến hoạt

động cung ứng nguyên liệu thủy sản. Bên cạnh đó, nội dung của chương này cũng đề
cập đến phương pháp nghiên cứu của khóa luận đó là phương pháp thu thập số liệu,
phương pháp xử ly số liệu, các phương pháp phân tích…
Chương 4. Kết quả và thảo luận: Trình bày nội dung chủ yếu của luận văn về
vấn đề nghiên cứu. Nội dung của chương này nói lên các kết quả đạt được trong quá
trình thực đề tài và phân tích các kết quả đạt được đó thông qua những hiểu biết khi
thâm nhập thực tế và việc phân tích số liệu đã thu thập, tính toán, phân tích tổng hợp,
đánh giá nhận định các vấn đề nghiên cứu.Cuối cùng là đề xuất những giải pháp cần
thiết để phát triển hoạt động cung ứng nguyên liệu của công ty.
Chương 5. Kết luận và kiến nghị: Nội dung của chương cuối này là đưa ra
những kết luận về tình hình cung ứng nguyên liệu tại Công ty Cổ phần XNK Thủy Sản
Số 5 đồng thời đưa ta những kiến nghị cụ thể đối với công ty và nhà nước. Ở chương
này cũng nêu ra những hạn chế của luận văn.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Giới thiệu khái quát về công ty
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty:
Năm 1990, xí nghiệp liên doanh thủy sản Việt Nam được thành lập theo giấy
phép số 70/CP được cấp ngày 10/4/1990 giữa công ty xuất nhập khẩu thủy sản
(SEAPRODEX) với Liên hiệp quốc doanh tập thể nghề cá của Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Xô Viết Liên Bang Nga (ROSRIBKHOZ).
Nhưng vào những năm 1991-1992, do tình hình kinh tế chính trị của nhà nước
Liên Xô cũ có nhiều biến đổi dẫn đến việc phía đối tác gặp khó khăn trong việc góp
vốn. Lúc đầu, phía Liên Xô chỉ góp 100.000 USD (bằng 3,65% vốn pháp định), sau đó
thì không đầu tư thêm vào. Chính vì vậy, về mặt pháp lý, tuy xí nghiệp là liên doanh

nhưng do phần vốn góp phía đối tác nhỏ nên bên Việt Nam tự đứng ra sản xuất kinh
doanh. Vì vậy, sau một thời gian hoạt động đơn phương, Ủy ban nhân dân Tp.HCM đã
ra quyết định số 5077/QD – UBQLDA ngày 04/9/1999 để chấm dứt hiệu lực pháp lý
của giấy phép đầu tư số 70/GB – ĐC – DCM – HCM giải thể trước thời hạn liên doanh
thủy sản Việt –Xô.
Ngày 06/12/1999, Công ty xuất nhập khẩu và chế biến thủy sản Đông Lạnh số 5
được thành lập theo quyết định số 871/1999/QD-BTS của Bộ Thủy sản. Công ty là
một doanh nghiệp thành viên trực thuộc Tổng Công ty thủy sản Việt Nam.
Tên tiếng Anh: SEAPRODUCTS IMPORT – EXPORT COMPANY NO.5
Tên giao dịch: VIETROSCO
Trụ sở chính của công ty tại cơ sở 1: 100/26 đường Bình Thới, phường 14, quận
11, Tp.HCM.
Vốn điều lệ: 5.235.294.198 VND


Công ty xuất nhập khẩu và chế biến thủy hải sản Đông Lạnh 5 có 2 cơ sở sản
xuất:
Phân xưởng 1: 100/26 Bình Thới, phường 14, quận 11, tp.HCM.
Phân xưởng 2: 341 Hàn Hải Nguyên ,phường 1, quận 11,Tp.HCM.
Từ năm 2006, Công ty chuyển sang hoạt động dưới hình thức của công ty cổ
phần.
2.1.2 Mục tiêu, phạm vi kinh doanh, hoạt động và phương hướng phát triển của
công ty:
a)Mục tiêu
Theo giấy phép đầu tư số 70/GP cấp ngày 10/4/1990 thì chức năng của công ty là
nghiên cứu, nuôi trồng, chế biến, bảo quản, vận chuyển và xuất nhập khẩu các mặt
hàng thủy sản. Tuy nhiên, với tư cách là một công ty cổ phần, hiện nay các lĩnh vực
hoạt động kinh doanh chính của công ty là chế biến, bảo quản và xuất khẩu các mặt
hàng thủy sản đông lạnh, nhập khẩu vật tư, nguyên nhiên vật liệu, hàng hóa tiêu dùng
trang thiết bị máy móc phục vụ cho sản xuất và đời sống. Ngoài ra, để tận dụng hết

công suất của máy móc thiết bị, tăng doanh thu và lợi nhuận, trong những lúc hàng ít,
công ty còn nhận gia công chế biến các mặt hàng thủy sản hoặc xuất ủy thác cho các
đơn vị khác.Mục tiêu của công ty là nhằm huy động vốn từ các thành phần kinh tế và
cá nhân để phát triển công ty, sử dụng vốn, tài sản có hiệu quả trong hoạt động sản
xuất kinh doanh nhằm thu lợi nhuận, tạo việc làm cho người lao động, tăng thu nhập
cổ đông, đóng góp vào Ngân sách Nhà nước.
b) Phạm vi kinh doanh và hoạt động của công ty
Nhiệm vụ chính của công ty là chế biến và xuất khẩu trực tiếp các mặt hàng thủy
sản đông lạnh. Bên cạnh đó, công ty còn nhận gia công chế biến cho các đơn vị bên
ngoài và đảm nhận xuất khẩu ủy thác cho các đơn vị khác.
c) Phương hướng phát triển
(1) Kế hoạch đầu tư xây dựng cơ sở vật chất: Mục tiêu của kế hoạch là hiện đại
hóa trang thiết bị, đổi mới việc tổ chức chế biến hàng thủy sản phục vụ cho xuất khẩu
của công ty, nhằm tạo ra nguồn hàng ổn định để công ty chủ động về nguồn hàng xuất
khẩu, nâng cao trình độ chế biến và giá trị sản phẩm tạo điều kiện để công ty cạnh
tranh trên thị trường.
5


Đẩy mạnh đầu tư, phát triển nuôi cá bè ở làng hồ, nâng cao sản lượng cá nuôi để
chủ động về nguồn hàng, bước đầu thử nghiệm hình thức đầu tư tay ba để chủ động về
nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất.
(2) Về tổ chức kinh doanh:
- Tập trung kahi thác nguồn thủy sản mà mình có lợi thế.
- Tìm thị trường tiêu thụ, mở rộng mạng lưới tiêu thụ
- Đầu tư các loại máy móc nghề cá, ngư lưới cụ cho ngư dân, tạo quan hệ tốt với
ngư dân, ngư trường để cân đối hàng xuất khẩu và nhập khẩu cho công ty.
- Tìm đối tác liên kết chế biến thủy sản, xuất nguyên liệu thô dẫn đến tình trạng
bị lệ thuộc và lợi nhuận không cao.
- Mở rộng phạm vi hoạt động ra các nước.

(3) Kế hoạch tài chính: Quản lý vốn của công ty chặt chẽ, gia tăng nguồn vốn
kinh doanh, đề ra mục tiêu quay vòng vốn phải đạt 8 vòng / năm.
2.1.3 Cơ cấu bộ máy công ty
a) Bộ máy tổ chức
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty là một yếu tố quan trọng trong quá
trình hoạt động của công ty. Chính vì vậy, việc xây dựng một bộ máy quản lý phù
hợp là yêu cầu cần thiết của mọi công ty.Bộ máy tổ chức được tóm tắt theo sơ đồ
2.1.

6


Hình 2.1. Sơ Đồ Bộ Máy Tổ Chức Công Ty
GIÁM ĐỐC
P.GIÁM ĐỐC

PHÒNG
KẾ
HOẠCH
KINH

PHÒNG
KẾ TOÁN
TÀI VỤ

PHÒNG
TỔ CHỨC
HÀNH
CHÍNH


DOANH

PHÒNG

PHÒNG

KỸ
THUẬT
CƠ ĐIỆN

KCS

PHÂN
XƯỞNG 2

PHÂN
XƯỞNG 1

Nguồn: Phòng tổ chức hành chính
b) Nhiệm vụ của các phòng ban:
Cơ cấu tổ chức công ty rất chặt chẽ, được thực hiện theo phương pháp quản lý
phù hợp với công việc trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Mỗi bộ phận có những
nhiệm vụ và chức năng riêng:
Ban giám đốc:
Gồm một Giám đốc và một Phó Giám đốc chỉ đạo trực tiếp và chịu trách nhiệm
chung về hoạt động SXKD của công ty.
Giám đốc là người lãnh đạo cao nhất trong công ty, là người chịu trách nhiệm cao
nhất về kết quả hoạt động SXKD của công ty. Giám đốc là người có quyền đề ra các
quyết định quan trọng, được phép ủy quyền cho cấp dưới và chịu trách nhiệm trong
phạm vi ủy quyền.

Phó giám đốc là người được giám đốc ủy quyền trong một số lĩnh vực nhất định
và chịu trách nhiệm trực tiếp trước giám đốc
Phòng kế hoạch kinh doanh: có nhiệm vụ tìm kiếm nguồn nguyên liệu, vật tư,
bao bì phục vụ cho sản xuất, tìm kiếm khách hàng để tiêu thị thành phẩm, xây dựng kế
hoạch kinh doanh cho công ty.

7


Phòng kế toán – tài vụ: thực hiện việc quản lý về tài chính, hoạch toán các
nghiệp vụ kinh tế, lập báo cáo dự toán về chi phí, kế hoạch ngân sách, lập báo cáo về
việc tồn kho hàng hóa, các nghiệp vụ tài chính phát sinh.
Phòng tổ chức hành chính: có trách nhiệm triển khai thực hiện các phương pháp
chủ trương do giám đốc đưa xuống và chịu trách nhiệm trước giám đốc về những vấn
đề có liên quan. Phòng tổ chức hành chính có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc về
vấn đề quản lý nhân sự, tổ chức sắp xếp cán bộ, công nhân. Các bộ phận thu nhận lao
động, kiến nghị với giám đốc về việc giải quyết các vấn đề có lien quan đến cán bộ
công nhân viên như: đề bạc, điều động, tăng lương, khen thưởng, kỷ luật…thực hiện
bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và tài sản của công ty.
Phòng kỹ thuật cơ điện: phụ trách việc vận hành, bảo quản và theo dõi về kỹ
thuật, duy trì sự hoạt động của máy móc thiết bị một cách liên tục, giảm tối thiểu sự hư
hỏng , ngừng hoạt động của máy móc.
Phân xưởng 1, phân xưởng 2: chịu trách nhiệm sản xuất ra sản phẩm của công
ty. Mỗi phân xưởng được quản lý bởi một Quản đốc và một Phó Quản đốc, có nhiệm
vụ điều hành trực tiếp hoạt động sản xuất, chịu trách nhiệm trước ban Giám đốc về
tình hình hoạt động tại xưởng và chất lượng của sản phẩm.
2.1.4. Quy trình công nghệ
a) Sơ đồ quy trình sản xuất
Toàn bộ quá trình để sản xuất ra 1sản phẩm của công ty từ khâu tiếp nhận nguyên
liệu đến khâu cuối cùng là bảo quản sản phẩm được tóm tắt theo Hình 2.2.


8


Hình 2.2. Sơ Đồ Qui Trình Sản Xuất
Tiếp nhận nguyên liệu,
phân cỡ sơ bộ
Rửa
Cân
Bảo quản lạnh
Chế biến
Rửa
Phân cỡ, phân loại
Cân
Xếp khuôn
Đông block

Đông IQF
Chờ đông
Cấp đông
Ra đông
Tách khuôn, tráng băng
Đóng gói
Bảo quản
Nguồn: Phòng KCS

b) Giải thích sơ đồ
- Tiếp nhận nguyên liệu, phân cỡ sơ bộ:
9



Nguyên liệu sau khi được thu mua, đưa về công ty sẽ có một nhóm công nhân
chịu trách nhiệm chịu trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra chất lượng nguyên liệu, tiến
hành phân loại theo chất lượng và cỡ nguyên liệu. Khâu này có vai trò rất lớn trong
quyết định chất lượng của nguyên liệu đưa vào chế biến.
- Rửa nguyên liệu: Nguyên liệu được rửa trong hồ rửa có pha 50ppm Chlorine.
Rửa nguyên liệu nhằm loại bỏ các nguồn nhiễm bẩn là cơ hội giúp cho vi sinh vật phát
triển gây hư hỏng nguyên liệu (cát bùn, rong rêu, nhớt tôm cá,…). Hồ rửa được đặt
ngay cửa phòng bảo quản nên cắt đứt được sự lây nhiễm giữa khu tiếp nhận và phòng
bảo quản.
- Cân nguyên liệu: Nhằm mục đích xác định định mức và có kế hoạch sản xuất
trong ngày, tức là khi biết được số lượng nguyên liệu từng loại (tốt, xấu) tùy theo tỷ lệ
mà ta điều động công nhân sản xuất loại nguyên liệu nào trước, nguyên liệu nào sau
nhằm đảm bảo mức chất lượng cao nhất cho sản phẩm.
- Bảo quản lạnh: Sau khi rửa xong, nguyên liệu được đưa vào thùng, hồ,… bảo
quản riêng theo từng loại trước khi đưa vào sản xuất nhằm bảo đảm được tốt nhất
những thuộc tính tự nhiên của nguyên liệu.
Cách muối, ướp nguyên liệu: Nếu nguyên liệu được sản xuất trong ngày thì ướp
với công thức 2 nguyên liệu/ 1 đá, nếu lâu hơn thì 1 nguyên liệu/ 2 đá. Trong thời gian
muối ướp, thường xuyên kiểm tra để bổ sung thêm đá. Nếu muối trong thùng, rãi một
lớp đá xay nhỏ dày 4 - 5 cm dưới đáy thùng, sau đó cứ một lớp nguyên liệu rải một
lớp đá, trên cùng phủ một lớp đá dày 4 – 5 cm.
Riêng nguyên liệu mực hoặc bạch tuộc, để tẩy trắng và làm giảm bớt nhớt thì xí
nghiệp có thể thêm vào hỗn hợp chứa nước oxy và muối.
Phòng bảo quản lạnh sạch sẽ, ngăn nắp, và cách ly với khu tiếp nhận bằng các
bức tường kính.
- Rửa: Có hai hồ nước để kế tiếp nhau, nồng độ Chlorine tăng dần qua các hồ (<
20ppm), cho nguyên liệu đã sơ chế lần lượt qua hai hồ nước trên nhằm loại bỏ các chất
dịch hoặc sắc tố, tạp chất của nguyên liệu.
- Phân cỡ, phân loại: Khâu này rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng

sản phẩm đầu ra. Nếu như khâu này không thực hiện cẩn thận thì sẽ có sự lẫn lộn giữa

10


các mức chất lượng vì có thể sản phẩm có mức chất lượng thấp sẽ được đưa lên làm
mức chất lượng cao, hoặc ngược lại.
- Cân: Tùy theo yêu cầu của khách hàng mà mỗi block trọng lượng nguyên liệu
khác nhau. Để ngăn ngừa hao hụt thì mỗi block được cân thêm một lượng phụ trội nhất
định, vì trong quá trình cất đông, bảo quản có hiện tượng bốc hơi nước từ bề mặt sản
phẩm nên sau một thời gian sản phẩm bị mất nước và hao hụt một số trọng lượng.
- Xếp khuôn: Trước khi cho sản phẩm vào xếp khuôn, khuôn phải được rửa sạch,
loại bỏ những gỉ sắt, móc meo. Nguyên liệu phải được xếp từ trong ra ngoài, từ dưới
lên, đầu hướng ra ngoài, đuôi hướng vào giữa khuôn.
Đông block:
Xếp sản phẩm lên khuôn, nếu đổ đầy nước thì gọi là đông block, nửa khuôn thì
gọi là semi – block.
Đông IQF (Individual Quick Freezing):
Đông IQF còn gọi là đông rời. Khi xếp khuôn phải xếp rời từng con trên mâm
không được dính vào nhau, sau đó bọc lại bằng bao nylon và xếp tiếp lớp khác, mỗi
mâm xếp 4 lớp.
- Chờ đông: trường hợp tủ cấp đông đang bận, hoặc sản xuất chưa đủ số khuôn
để đưa vào cấp đông thì bán thành phẩm được đưa vào phòng chờ đông (00C – 50C).
Giai đoạn này nhằm mục đích bảo quản tạm thời và hạ nhiệt độ xuống thấp để cho
việc đông lạnh được dễ dàng và không kéo dài thời gian cấp đông.
Trong phòng chờ cấp đông để đảm bảo bán thành phẩm đủ độ lạnh thì các khuôn
được xếp trên giàn cách nhau trên dưới khoảng 1 tấc. Trường hợp không đủ giàn thì
khuôn được xếp chéo chồng lên nhau, chừa khoảng trống để hơi lạnh dễ tiếp xúc.
- Cấp đông:
Sau khi cho máy chạy nửa giờ để nhiệt độ tủ đông đạt từ –100C đến –200C, các

tấm kim loại đã khô và lạnh, mặt ngoài bám tuyết nhẹ mới cho khuôn vào tủ. Mục đích
để khi mở cửa nhập hàng vào tủ các tấm kim loại không bị chảy nước, tan tuyết đông
lại thành cục lồi lõm khó khăn cho việc cấp đông.
Khuôn được xếp trên các mâm kim loại. Mâm có công dụng chuyển khuôn vào tủ
dễ dàng nhanh chóng, để hứng nước có thể đổ ra ngoài từ khuôn.

11


Thời gian cấp đông từ 5 – 6 giờ tùy theo mặt hàng, nhưng phải đảm bảo được
nhiệt độ trung bình của thành phẩm là –180 C.
- Ra đông: Khi đạt tiêu chuẩn cấp đông thì bộ phận KCS quyết định cho ra đông
để tách khuôn và mạ băng. Ở giai đoạn này công nhân phải thực hiện nhanh chóng và
cẩn thận theo sự kiểm tra hướng dẫn của KCS.
Sau khi đạt nhiệt độ đông qui định, các block được đưa ra khỏi tủ và nhúng vào
nước để tách khuôn, sau đó nhúng vào hồ pha nước đá để mạ băng nhằm tạo độ bóng
láng cho sản phẩm.
- Bao gói: Sau việc tách khuôn, mạ băng là công đoạn bao gói được nối tiếp. Tùy
theo mỗi loại sản phẩm và yêu cầu của từng khách hàng mà ta có bao bì đóng gói khác
nhau. KCS phòng lạnh (thành phẩm) phải trực tiếp kiểm tra size bao bì,việc đóng gói.
Mọi vấn đề sai sót, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm ở khâu này thì KCS phòng
lạnh phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước ban điều hành và giám đốc.
Việc bao gói cẩn thận, đai nẹp (dùng dây đai nhựa, mỗi thùng niềng 2 dây ngang
và 2 dây dọc) chắc chắn của các công nhân phòng lạnh đã giúp cho sản phẩm đông
lạnh giữ được phẩm chất tốt trong thời gian bảo quản và bảo quản được lâu hơn.
- Bảo quản: Nhìn chung, hệ thống kho của xí nghiệp giữ nhiệt độ rất tốt (khoảng
200C), trong kho được sắp xếp gọn gàng thuận tiện cho việc nhận biết, kiểm tra và
xuất nhập hàng.
Nhiệt độ trong kho duy trì được trạng thái đông lạnh của sản phẩm, tránh xảy ra
các hiện tượng rả đông và tái kết tinh làm giảm dần chất lượng của sản phẩm.

Tuy nhiên, hàng muốn nhập kho phải vận chuyển đi qua phân xưởng – khu chế
biến do đó sản phẩm dễ bị lây nhiễm.
2.1.5. Phương hướng phát triển của công ty
Chiến lược hoạt động lâu dài mà công ty đặt ra là giữ vững sự ổn định, tăng sản
lượng sản phẩm đồng thời cố gắng tăng chất lượng sản phẩm để không những duy trì
quan hệ làm ăn với các khách hàng cũ mà còn hướng đến những thị trường khó tính
hơn như EU, Nhật, Mỹ,Canada…
Để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường hiện nay, công ty đã xây dựng
một hệ thống kế hoạch chiến lược hiệu quả như xây dựng hệ thống quản lý chất lượng
theo HACCP, đầu tư cải tiến kỹ thuật, sửa chữa và nâng cấp các thiết bị, máy móc, mặt
12


bằng, nhà xưởng, …Bên cạnh đó, công ty đã không ngừng nâng cao trình độ quản lý,
nâng cao tay nghề cho công nhân để đảm bảo sự thống nhất trong toàn bộ hệ thống sản
xuất kinh doanh.
2.2. Tình hình hoạt động của công ty
2.2.1. Tình hình lao động
Lao động là một trong những yếu tố sản xuất quan trọng hàng đầu của các doanh
nghiệp. Trong vòng 2 năm,cơ cấu đội ngũ nhân lực của công ty đã có những thay đổi
về số lượng và chất lượng theo yêu cầu của hoạt động SXKD.
Bảng 2.1. Tình Hình Lao Động của Công Ty qua 2 Năm 2007-2008
Năm 2007
Chỉ tiêu

Năm 2008

Chênh lệch

Số lượng

(Người)

Cơ cấu
(%)

Số lượng
(Người)


cấu(%)

Nam

102

26.36

115

26.44

13

12.75

Nữ

285

73.64


320

73.56

35

12.28

Gián tiếp

64

16.54

83

19.08

19

29.69

Trực tiếp

323

83.46

352


80.92

29

8.98

ĐH và trên ĐH

10

2.58

17

3.91

7

70.00

Trung cấp

35

9.04

41

9.43


6

17.14

Công nhân kỹ thuật

27

6.98

43

9.89

16

59.26

Lao động phổ thông

315

81.40

334

76.78

19


6.03

Tổng cộng

387

100

435

100

48

12.40

±Δ

%

1.Phân theo giới tính

2.Phân theo tính chất

3.Phân theo trình độ

Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính
Hiện nay, tổng lao động của toàn công ty là 435 người, tăng 12.4% so với năm
2007.Trong đó, lao động nữ chiếm đa số (73.6 %) do đặc thù của ngành chế biến thủy

sản. Tuy có vượt hơn về cơ cấu giới tính nhưng tốc độ tăng giảm qua các năm giữa lao
động nam và lao động nữ của công ty là như nhau. Dựa vào quy trình sản xuất của
công ty, ta thấy tỷ trọng lao động trực tiếp sản xuất trong các phân xưởng chế biến là
trên 80%. Nguồn lao động sử dụng chủ yếu là lao động phổ thông nhưng có nhiều kinh
13


nghiệm vì đa phần là lao động cũ, gắn bó với công ty trong nhiều năm. Toàn công ty
chi có 17 người có trình độ đại học trở lên. Đây là đội ngũ quản lý của công ty.
2.2.2. Tình hình vốn của công ty
Bảng 2.2. Cơ Cấu Nguồn Vốn qua Các Năm
ĐVT:1000Đ
Chỉ tiêu

Năm 2007

Năm 2008

1. Vốn cố định

7,869,645

- Vốn ngân sách

Chênh lệch 2008/2007
±Δ

%

8,122,990


255,345

3.22

4,721,878

4,721,878

0

0

- Vốn tự bổ sung

3,147,767

3,401,112

255,345

3.22

2. Vốn lưu động

12,326,255

12,967,232

640,977


5.20

- Vốn ngân sách

12,326,255

12,967,232

640,977

5.20

- Vốn tự bổ sung

0

0

0

0

20,195,900

21,090,222

2,894,322

14.33


Tổng

Nguồn:Phòng kế toán - Tài vụ
Năm 2008, tổng vốn sản xuất kinh doanh tăng lên so với năm 2007 là 2.894 tỷ
đồng, tương ứng với 14.33%. Trong đó, nguồn vốn cố định tăng lên 8.04 % và vốn lưu
động tăng 5.2% ứng với 2.894 tỷ đồng. Trong năm, công ty có tiến hành tu sửa một số
MMTB để đảm bảo cho quá trình sản xuất. Và nguồn vốn lưu động tăn lên chính là
nhờ nguồn ngân sách của nhà nước.
2.2.3 Tình hình trang bị vật chất kỹ thuật
Máy móc thiết bị thể hiện năng lực sản xuất của doanh nghiệp, trực tiếp tham
gia vào quá trình sản xuất. Vì vậy mức độ, tình trạng hoạt động của máy móc thiết bị
là rất quan trọng.

14


Bảng 2.3. Tình Hình Trang Bị Tài Sản Cố Định qua Các Năm
ĐVT: 1000 đồng
Khoản mục
Nhà xưởng

Năm 2007
Nguyên giá

Năm 2008
%

Nguyên giá


So sánh
%

±Δ

%

9,017,424

29.32

8,879,110

-1.53

-138,314

-1.53

Máy móc thiết bị
Phương tiện vận
tải
Dụng cụ quản lý

17,498,401

56.91

18,346,197


4.84

847,796

4.84

3,492,809

11.36

3,427,802

-1.86

-65,007

-1.86

741,473

2.41

Tổng cộng

30,750,109 100.00

972,872 31.21

231,399 31.21


31,625,983 2.85
875,874 2.85
Nguồn: Phòng Kế toán tài vụ
Qua bảng 2.3, bằng phương pháp so sánh nhận thấy:
Tài sản cố định của công ty năm 2008 tăng so với 2007 một lượng tuyệt đối là

875,874,000 đồng, ứng với tỷ lệ tăng là 2.85 %. Nguyên nhân chủ yếu làm tăng tổng
tài sản năm 2008 là do công ty tu bổ, sữa chữa máy móc thiết bị, mua thêm một số
máy cấp đông mới để phục vụ nhu cấu sản xuất.
Nhà xưởng qua 2 năm giảm một lượng 138,314,000 đồng, ứng với tỷ lệ giảm là
1.53%. Nguyên nhân là do công ty đã thanh lý một số nhà xưởng đã hư hỏng, xuống
cấp trầm trọng.
Nguyên giá của phương tiện vận tải quả 2 năm cũng giảm ứng với một lượng là
65,007,000 đồng với tỷ lệ giảm tương ứng là 1.86 % do trong năm 2008 công ty đã
thanh lý một số xe chuyên chở hàng hóa đã quá cũ và xuống cấp.
Như vậy, năm 2008, giá trị của TSCĐ tăng lên. Tuy nhiên, tình trạng kỹ thuật của
TSCĐ với hệ số hao mòn được trình bày ở bảng 2.4.

15


×