Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

ĐÁNH GIÁ TỔN HẠI SỨC KHỎE DO Ô NHIỄM KÊNH BA BÒ TẠI QUẬN THỦ ĐỨC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.27 MB, 116 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

ĐÁNH GIÁ TỔN HẠI SỨC KHỎE DO Ô NHIỄM
KÊNH BA BÒ TẠI QUẬN THỦ ĐỨC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LÊ THỊ THANH TRÀ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2009
 
 


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Đánh Giá Tổn Hại Sức Khỏe
Do Ô Nhiễm Kênh Ba Bò Tại Quận Thủ Đức Thành Phố Hồ Chí Minh” do Lê Thị
Thanh Trà, sinh viên khóa 31, ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường, đã bảo vệ thành
công trước hội đồng vào ngày ____________________________

TS. Đặng Minh Phương
Người hướng dẫn,

_______________________________
Ngày
tháng


năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

________________________________
Ngày
tháng
năm 2009

________________________________
Ngày
tháng
năm 2009

 
 


LỜI CẢM TẠ
Tôi đã trải một quá trình học tập tích lũy kiến thức từ những bài học của thầy cô, từ
những chuyến đi thực tập, và học hỏi được rất nhiều từ bạn bè, tôi đã học biết bao điều
mới mẻ bổ ích cho cuộc sống.
Tôi đã trưởng thành rất nhiều từ những bài học đó và tự đáy lòng tôi luôn cảm ơn ba
mẹ người đã sinh thành dạy dỗ tôi từ thời thơ bé và luôn ở bên cạnh tôi động viên, giúp đỡ
tôi luôn đồng hành cùng tôi.
Xin cảm ơn toàn thể thầy cô trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Đặng Minh Phương, đã hướng dẫn, chỉ
bảo tôi trong thời gian nghiên cứu thực hiện luận văn tốt nghiệp.

Xin cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các cô chú, anh chị ở phường, khu phố, và tổ
dân phố trong quá trình làm luận văn tại địa bàn phường Bình Chiểu.
Cho tôi gửi lời cảm ơn đến bạn bè tôi, những người đã giúp đỡ tôi về mặt tinh thần
cũng như đóng góp ý kiến để tôi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Lê Thị Thanh Trà

 
 


NỘI DUNG TÓM TẮT
LÊ THỊ THANH TRÀ. Tháng 07 năm 2009. “Đánh Giá Tổn Hại Sức Khỏe Do Ô
Nhiễm Kênh Ba Bò Tại Quận Thủ Đức Thành Phố Hồ Chí Minh”.
LE THI THANH TRA. July 2009. “Evaluating health damages caused by Ba Bo
canal pollution in Thu Duc district, Ho Chi Minh city”.
Khóa luận ước lượng giá trị kinh tế tổn hại sức khỏe do ô nhiễm kênh Ba Bò gây ra
đối với người dân trong khu vực bằng phương pháp chi phí bệnh tật và phương pháp phân
tích hồi qui. Kết quả cho thấy chi phí cho điều trị bệnh của người dân phụ thuộc vào nhiều
yếu tố như: người dân có bị ảnh hưởng do kênh bị ô nhiễm không, hay thu nhập bình
quân/người/hộ, tuổi của người bị bệnh nhưng trong đó yếu tố có tác động mạnh nhất là yếu
tố khoảng cách. Qua quá trình tính toán, kết quả thu được là mức chi trung bình cho điều trị
bệnh của người dân do ô nhiễm kênh là 487.000 đồng/người/năm và tổng mức chi cho điều
trị bệnh của người dân trong trong khu vực là 3.081.870.000 đồng/năm 2008. Khóa luận
cũng đưa ra một số kiến nghị giúp khắc phục ô nhiễm kênh rạch nơi đây. Đồng thời, kết
quả của khóa luận có thể giúp các nhà phân tích chính sách tham khảo như một cơ sở lý
luận – thực tiễn tìm ra chính sách và dự án để cải tạo, bảo vệ môi trường kênh rạch.

 

 


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

x

DANH MỤC PHỤ LỤC

xi

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu


3

1.2.1. Mục tiêu chung

3

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

3

1.3. Phạm vi nghiên cứu

3

1.4. Cấu trúc của khóa luận

3

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

5

2.1. Tổng quan phường Bình Chiểu

5

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

5


2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

7

2.1.3. Thuận lợi và khó khăn của phường Bình Chiểu

10

2.1.4. Tổng quan kênh Ba Bò

11

2.2. Tình trạng ô nhiễm nguồn nước hiện nay
2.2.1. Tình trạng ô nhiễm nguồn nước trên thế giới

12

2.2.2. Tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam

12

2.2.3. Tình trạng ô nhiễm nguồn nước tại thành phố Hồ Chí Minh

13

2.2.4. Tình hình sức khỏe của người dân ở một số vùng có ô nhiễm

14


2.3. Tài liệu nghiên cứu

15

2.3.1. Tài liệu nghiên cứu trong nước

15

2.3.2. Tài liệu nghiên cứu nước ngoài

15

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

 

12

18


3.1. Cơ sở lý luận

18

3.1.1. Sự ô nhiễm môi trường nước

18

3.1.2. Nước thải


19

3.1.3. Ô nhiễm môi trường không khí

20

3.1.4. Chỉ tiêu phân tích và tiêu chuẩn so sánh

21

3.1.5. Các vấn đề có liên quan đến ô nhiễm nguồn nước

22

3.2. Phương pháp nghiên cứu

27

3.2.1. Phương pháp thống kê

27

3.2.2. Phương pháp chi phí bệnh tật (Cost of illness)

28

3.2.3. Phương pháp phân tích hồi quy

29


3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

31

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Phân tích thực trạng ô nhiễm kênh

32
32

4.1.1. Nguyên nhân gây ô nhiễm kênh

32

4.1.2. Hiện trạng ô nhiễm nước kênh

33

4.2. Kết quả nghiên cứu thông qua điều tra chọn mẫu

41

4.2.1. Các đặc điểm về nhận thức của người dân về các vấn đề môi trường và sự ô
nhiễm kênh

43

4.2.2. Đặc điểm kinh tế xã hội của các hộ dân trong khu vực


49

4.3. Thiệt hại về sức khỏe do ô nhiễm kênh

53

4.3.1. Tình hình sức khỏe người dân

53

4.3.2. Các chứng bệnh chính liên quan đến ô nhiễm kênh

54

4.3.3. Ước tính thiệt hại ô nhiễm kênh đối với sức khỏe con người

55

4.4. Mô hình ước lượng hàm chi phí sức khỏe
4.4.1. Kết quả ước lượng các thông số của mô hình

58
58

4.4.2. Ước lượng tổn hại sức khỏe do ô nhiễm kênh đối với sức khỏe con người
thông qua phương pháp xây dựng hàm hồi qui
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

65


5.1. Kết luận

65
vi 

 

61


5.2. Nhận xét về giới hạn của đề tài

66

5.3. Kiến nghị

67

TÀI LIỆU THAM KHẢO

69

PHỤ LỤC

vii 
 


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CHĐBM


Chất hoạt động bề mặt

CN – TTCN

Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp

DN

Doanh nghiệp

HTXLNT

Hệ thống xử lý nước thải

KCN

Khu công nghiệp

KHKT

Khoa học kỹ thuật

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh


TM – DV

Thương mại dịch vụ

UBND

Ủy ban nhân dân

viii 
 


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Nguồn Gốc và Tác Động của Các Chất Hóa Học đến Sức Khỏe Con Người

25

Bảng 4.1. Số Hộ Được Chọn Theo Tỷ Lệ Số Hộ Dân Không Nằm trong Diện Giải Phóng
Mặt Bằng cho Dự Án Cải Tạo Kênh Ba Bò

42

Bảng 4.2. Sự Phân Bố Lao Động trong Các Ngành Nghề qua Cuộc Điều Tra

51

Bảng 4.3. Tổng Hợp Chi Phí Bệnh Phát Sinh Thường Xuyên Trên Các Hộ trong Năm 2008
56
Bảng 4.4. Tổng Hợp Chi Phí Bệnh Phát Sinh Đột Ngột và Có Phần Nghiêm Trọng của Các

Hộ trong Năm 2008

57

Bảng 4.5. Kết Quả Ước Lượng Hàm Chi Phí Sức Khỏe Dạng Log – Log

58

Bảng 4.6. Kiểm Tra Lại Dấu Các Thông Số Ước Lượng Mô Hình Đường Cầu

59

Bảng 4.7. Kết Quả Ước Lượng Hàm Chi Phí Sức Khỏe Dạng Log – Log Sau Khi Đã Khắc
Phục Hiện Tượng Phương Sai Không Đồng Đều

ix 
 

60 


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Bản Đồ Phường Bình Chiểu, Quận Thủ Đức

5

Hình 4.1. Giá Trị pH Các Kênh Đổ Ra Kênh Ba Bò 3 Đợt Khảo Sát Năm 2008

34


Hình 4.2. Giá Trị DO Các Kênh Đổ Ra Kênh Ba Bò 3 Đợt Khảo Sát Năm 2008

35

Hình 4.3. Giá Trị COD Các Kênh Đổ Ra Kênh Ba Bò 3 Đợt Khảo Sát Năm 2008

35

Hình 4.4. Giá Trị BOD5 Các Kênh Đổ Ra Kênh Ba Bò 3 Đợt Khảo Sát Năm 2008

36

Hình 4.5. Giá Trị SS Các Kênh Đổ Ra Kênh Ba Bò 3 Đợt Khảo Sát Năm 2008

37

Hình 4.6. Giá Trị Tổng P Các Kênh Đổ Ra Kênh Ba Bò 3 Đợt Khảo Sát Năm 2008

38

Hình 4.7. Giá Trị Tổng N Các Kênh Đổ Ra Kênh Ba Bò 3 Đợt Khảo Sát Năm 2008

38

Hình 4.8. Giá Trị Cd Các Kênh Đổ Ra Kênh Ba Bò 3 Đợt Khảo Sát Năm 2008

39

Hình 4.9. Giá Trị CHĐBM Các Kênh Đổ Ra Kênh Ba Bò 3 Đợt Khảo Sát Năm 2008


40

Hình 4.10. Giá Trị Coliform Các Kênh Đổ Ra Kênh Ba Bò 3 Đợt Khảo Sát Năm 2008

40

Hình 4.11. Các Vấn Đề Môi Trường Cần Giải Quyết Khẩn Cấp trên Địa Bàn Phường

43

Hình 4.12. Đánh Giá Chất Lượng Nước Kênh của Người Được Phỏng Vấn

44

Hình 4.13. Đánh Giá Chất Lượng Không Khí Xung Quanh của Người Được Phỏng Vấn 45
Hình 4.14. Những Thiệt Hại do Kênh Ô Nhiễm Gây Ra Theo Đánh Giá của Người Dân 46
Hình 4.15. Nguồn Nước Được Sử Dụng Cho Sinh Hoạt Ăn Uống Hàng Ngày

47

Hình 4.16. Cách Xử Lý Nước Trước Khi Uống

47

Hình 4.17. Nguồn Nước Được Sử Dụng Cho Sinh Hoạt Khác

48

Hình 4.18. Mức Độ Ô Nhiễm Của Nước Giếng


49

Hình 4.19. Tuổi của Các Thành Viên Trong Hộ

50

Hình 4.20. Trình Độ Học Vấn của Người Dân

50

Hình 4.21. Thu Nhập Bình Quân/Người/Tháng của Hộ

52

Hình 4.22. Biểu Đồ Tình Hình Sức Khỏe Người Dân

53

Hình 4.23. Bệnh Thường Mắc Phải do Ô Nhiễm

54

Hình 4.24. Đồ Thị Thể Hiện Mối Quan Hệ Giữa Chi Phí Sức Khỏe và Khoảng Cách từ Nhà
Người Dân Đến Kênh

62 


 



DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Mô Tả Một Số Thông Tin về Các Hộ Dân Sống Quanh Khu Vực Kênh
Phụ lục 2. Kết Quả Hàm Hồi Qui Gốc
Phụ Lục 3. Hồi Qui Phụ (Kiểm Định Đa Cộng Tuyến)
Phụ lục 4. Kiểm Định Hiện Tượng Đa Cộng Tuyến Bằng Ma Trận Tương Quan
Phụ lục 5. Kiểm Định Hiện Tượng Phương Sai Không Đồng Đều
Phụ lục 6. Khắc Phục Hiện Tượng Phương Sai Không Đồng Đều Bằng Lệnh Het trong
Shazam
Phụ lục 7. Bảng Giá Trị Thống Kê Mô Tả Các Biến trong Mô Hình
Phụ lục 8. Kiểm Định Mô Hình Ước Lượng
Phụ lục 9. Tiêu Chuẩn Chất Lượng Không Khí và Chất Lượng Nước
Phụ lục 10. Một Số Hình Ảnh về Kênh Ba Bò
Phụ lục 11. Chú Thích Các Điểm Quan Trắc
Phụ Lục 12. Bảng Câu Hỏi Điều Tra

xi 
 


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam là nước có nền công nghiệp chưa phát triển nhưng trong những năm gần
đây nhờ chính sách khuyến khích, mở cửa thu hút đầu tư của nhà nước vào các ngành
công nghiệp từ các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài ngày càng có hiệu quả. Cũng từ
đó nhiều KCN được hình thành nhằm giải quyết công ăn việc làm, phát triển kinh tế địa
phương. Song song với những lợi ích mà nó mang lại thì việc xả thải không qua xử lý vào
môi trường gây ô nhiễm làm tổn thất kinh tế do công tác quản lý chưa tốt, hệ thống luật

môi trường Việt Nam chưa nghiêm minh vẫn đang diễn ra ở nhiều nơi. Bên cạnh sự phát
triển của các ngành công nghiệp thì việc gia tăng sử dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ, và các
loại hóa chất độc hại ngày càng nhiều trong nông nghiệp cũng làm ô nhiễm nguồn nước
trên diện rộng và các môi trường khác có liên quan: đất, không khí, v.v làm cho môi
trường sống của con người ngày càng bị đe dọa nghiêm trọng. Các khu dân cư ngày càng
đông đúc, nhu cầu sử dụng nước ngày càng nhiều, khiến cho lượng nước thải sinh họat
tăng lên. Do đó, nguy cơ ô nhiễm, hủy hoại môi trường sống và khủng hoảng nguồn nước
tự nhiên không chỉ là mối lo ngại của địa phương trên cả nước mà còn là vấn đề quan tâm
của cả thế giới.
Sông Sài Gòn và sông Đồng Nai – hai con sông cung cấp nước sinh hoạt chủ yếu
cho phần lớn cư dân sống xung quanh lưu vực sông từ xưa đến nay, đã và đang bị ô
nhiễm nghiêm trọng vì nước thải không được xử lý từ các nhà máy đổ vào các kênh rạch
rồi chảy vào các con sông này.
Một trong những con kênh phải gánh chịu ô nhiễm nặng nề nhất tại TP. HCM đó là
kênh Ba Bò. Từ một con kênh xanh, hiện nay kênh Ba Bò đã trở thành con kênh chết bởi
 
 


nước thải từ các nhà máy ở các KCN nằm trên địa bàn tỉnh Bình Dương và quận Thủ Đức
đổ vào. Theo khảo sát của Phòng Tài nguyên - Môi trường quận Thủ Đức, nguồn nước
thải công nghiệp chứa nhiều loại hóa chất tẩy rửa, nhuộm và kim loại nặng của ngành xi
mạ, sau quá trình sản xuất hòa trộn lại tạo thành chất thải tổng hợp sủi bọt đổ trực tiếp vào
kênh Ba Bò. Khi có tác dụng nhiệt của năng lượng mặt trời làm cho bầu không khí có mùi
cay nồng, hơi hóa chất bốc lên gây hư hại một số công trình xây dựng bằng kim loại.
Ngoài ra, các chất độc hại cũng đã thấm sâu xuống làm toàn bộ nguồn nước ngầm ở tầng
nông của khu vực ven kênh Ba Bò bị ô nhiễm nặng nề.
Tổng thư ký Quỹ môi trường Hàn Quốc, bà Lee Mi-kyung cho biết: “Trên thế giới
có khoảng 1,1 tỷ người đang phải uống thứ nước mà chúng ta không thể uống. Hàng năm,
có 20 triệu người chết do các bệnh liên quan đến nước. Đặc biệt hàng ngày, các căn bệnh

từ nước gây ra đang cướp đi sinh mạng của khoảng 4.500 trẻ em”. Và hiện nay, ở nước ta
các chương trình chăm sóc sức khỏe cho người dân vẫn chưa được quan tâm đúng mức.
Tình trạng ô nhiễm và suy giảm các nguồn nước mặt và nước ngầm đang gia tăng nhanh
chóng khiến chất lượng cuộc sống giảm sút. Nước thải làm ô nhiễm các con sông đã gây
ra vấn đề nghiêm trọng về sức khoẻ của người dân. Một báo cáo toàn cầu mới được Tổ
chức Y tế thế giới (WHO) công bố cho thấy, mỗi năm Việt Nam có hơn 20.000 người tử
vong do điều kiện nước sạch, vệ sinh nghèo nàn và thấp kém. Còn theo thống kê của Bộ
Y tế, hơn 80% các bệnh truyền nhiễm ở nước ta liên quan đến nguồn nước. Người dân ở
cả nông thôn và thành thị đang phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh do môi trường nước
đang ngày càng ô nhiễm trầm trọng.
Trước những nhu cầu cấp thiết như trên, được sự đồng ý của nhà trường và cùng
với tâm huyết của mình. Tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài: “Đánh Giá Tổn Hại
Sức Khỏe Do Ô Nhiễm Kênh Ba Bò Tại Quận Thủ Đức Thành Phố Hồ Chí Minh”
dưới sự hướng dẫn của thầy TS. Đặng Minh Phương – phó chủ nhiệm khoa Kinh Tế
trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh. Qua đó góp phần vào việc đưa ra các
giải pháp để cải thiện chất lượng nguồn nước cũng như bảo vệ sức khỏe người dân.


 


1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Ước lượng giá trị kinh tế tổn hại sức khỏe do ô nhiễm kênh Ba Bò.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích thực trạng ô nhiễm kênh.
- Tính thiệt hại của xã hội do ô nhiễm kênh ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.
- Đề xuất các giải pháp cải thiện chất lượng nguồn nước, bảo vệ sức khỏe người
dân tại khu vực kênh Ba Bò.
1.3. Phạm vi nghiên cứu

a) Phạm vi thời gian
Đề tài được thực hiện trong thời gian ba tháng từ 20/3/2006 đến 20/6/2006.
b) Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện trên địa bàn khu phố 1 và 2, phường Bình Chiểu, quận Thủ
Đức, TP.HCM.
c) Phạm vi nội dung
Ô nhiễm kênh Ba Bò dẫn đến rất nhiều tổn hại như: làm nhiễm ô nhiễm nguồn
nước ảnh hưởng xấu đến công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, động vật
nuôi, cảnh quan, thoát nước, sức khỏe, giá trị nhà đất v.v. Ở đây đề tài chỉ tìm hiểu nhận
thức của người dân về các vấn đề môi trường tại địa phương và hơn nữa là xác định mức
tổn hại kinh tế về sức khỏe do ô nhiễm nước kênh Ba Bò gây ra. Cuối cùng là đề xuất
thêm các giải pháp cho công tác quản lý môi trường nước kênh Ba Bò tại địa phương hiệu
quả hơn.
d) Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những người dân sống trên địa bàn khu phố 1 và 2,
phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, TP. HCM.
1.4. Cấu trúc của khóa luận
Khoá luận bao gồm năm nội dung chính và được chia thành năm chương, như sau:
Chương 1. MỞ ĐẦU
Trình bày sự cần thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.

 


Chương 2. TỔNG QUAN
Tổng quan địa bàn nghiên cứu: điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội. Nêu lên thực
trạng ô nhiễm nguồn nước trên thê giới, Việt Nam nói chung và TP. HCM nói riêng. Tìm
hiểu chung về tình trạng sức khỏe người dân tại một số nơi có nguồn nước ô nhiễm trong
cả nước. Trình bày tổng quan các tài liệu tham khảo.
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nêu lên cơ sở lý luận để tiến hành đề tài, trình bày các phương pháp nghiên cứu
được sử dụng trong đề tài như: phương pháp thống kê, phương pháp phân tích hồi quy,
phương pháp chi phí bệnh tật v.v phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Phân tích thực trạng ô nhiễm kênh và các đặc điểm kinh tế - xã hội, nhận thức của
người dân về vấn đề ô nhiễm môi trường tại địa phương. Ước tính chi phí sức khỏe từ đó
tính toán thiệt hại mà xã hội mất đi do ô nhiễm kênh gây ra.
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Tóm lược kết quả nghiên cứu, nhận xét những hạn chế của đề tài còn tồn đọng, và
những đề xuất giải quyết được tình trạng ô nhiễm nước kênh Ba Bò.


 


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

Chương 2 mô tả tổng quan về những vấn đề liên quan trong nội dung nghiên cứu,
bao gồm những thông tin chung về phường Bình Chiểu, kênh Ba Bò. Chương này cũng sẽ
đề cập đến vấn đề ô nhiễm nguồn nước trên thế giới, Việt Nam, TP. HCM và tóm tắt
những tài liệu nghiên cứu đã tham khảo.
2.1. Tổng quan phường Bình Chiểu
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Hình 2.1. Bản Đồ Phường Bình Chiểu, Quận Thủ Đức

Nguồn tin: UBND phường Bình Chiểu
 
 



Bình Chiểu là Phường mới được thành lập từ ngày 01/4/1997 trên cơ sở tách ra từ
xã Tam Bình cũ. Khi mới thành lập Phường có 3 ấp, 42 tổ dân phố. Năm 1999 được Quận
chuyển ấp thành khu phố, từ 3 ấp nay thành 6 khu phố có 66 tổ dân phố. Phường Bình
Chiểu có tổng diện tích tự nhiên là 542,7ha:
+ Phía Đông giáp xã Bình Hòa – huyện Thuận An – tỉnh Bình Dương.
+ Phía Tây giáp xã Vĩnh Phú – huyện Thuận An – tỉnh Bình Dương.
+ Phía Nam giáp phường Tam Bình – quận Thủ Đức – TP. HCM.
+ Phía Bắc giáp thị trấn Dĩ An – huyện Dĩ An – tỉnh Bình Dương.
b) Thời tiết – Khí hậu – Đất đai
- Thời tiết
Nằm trong khu vực gió mùa nhiệt đới ít bị ảnh hưởng của bão, thời tiết trong năm
được chia làm hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa nắng:
- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10.
- Mùa nắng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
- Khí hậu
- Nhiệt độ từ 240C đến 320C, trung bình cả năm là 280C.
+ Tháng 04 có nhiệt độ thấp nhất là 29,10C.
+ Tháng 10 có nhiệt độ thấp nhất là 26,70C.
- Số giờ nắng trong năm là: 2.245,9 giờ.
+ Tháng 02 có số giờ nắng ít nhất là 193,1giờ.
+ Tháng 10 có số giờ nắng ít nhất là 105,6 giờ.
- Lượng mưa cả năm là 1.779,4mm.
+ Tháng 05 có lượng mưa nhiều nhất là 478,0mm.
+ Tháng 02 có lượng mưa ít nhất là 27,3mm.
Vào những ngày có lượng mưa cao nhất, nước mưa làm quá tải khả năng tiêu thoát
nước, đặc biệt vào lúc triều cường gây ngập úng trên diện rộng gây ảnh hưởng đến sinh
hoạt, đời sống của bà con, nhân dân.
- Độ ẩm trung bình cả năm là 74%.


 


+ Tháng 10 có độ ẩm cao nhất là 86%.
+ Tháng 01 và 02 có độ ẩm thấp nhất là 71%.
- Đất đai
Về đất đai, tổng diện tích đất là 542,7ha gồm 02 loại đất chính: đất nông nghiệp là
225,0484ha, chiếm 41,58% so với tổng diện tích tự nhiên cao hơn tỷ lệ đất nông nghiệp
chung của thành phố là gần 37% (thời điểm 2006); đất phi nông nghiệp là 306,16 ha
chiếm 58,42% so với tổng diện tích tự nhiên.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
a) Tình hình kinh tế
- Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
Trước năm 1997, số lượng các cơ sở kinh doanh cá thể, các DN, công ty tư nhân
trên địa bàn phường chưa nhiều, quy mô hoạt động và vốn đầu tư còn thấp. Qua quá trình
phát triển, phường không ngừng chú trọng khuyến khích các DN, các cơ sở sản xuất trên
địa bàn đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh, đến nay nhiều DN có quy mô lên đến hàng
chục ngàn công nhân, nhiều DN ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất nhằm giảm
chi phí, nâng cao chất lượng phù hợp với yêu cầu thị trường. Công nghiệp phát triển, đã
giải quyết được số lượng lớn lao động tại địa phương và các vùng phụ cận, đồng thời góp
phần đáng kể cho ngân sách Quận và Thành phố.
- Thương mại – dịch vụ
Trên lĩnh vực TM – DV và TTCN, số cơ sở kinh doanh là 556 hộ, tăng hơn 453 hộ
so với năm 1997. Doanh thu của ngành TM – DV tăng đáng kể, chiếm tỉ trọng ngày càng
cao trong tổng giá trị nền kinh tế. Ngành TM – DV từng bước mở rộng thị trường, đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân. Lưu thông hàng hóa là đòn bẩy kích thích sản xuất
phát triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn.
Trong năm 2008, hoạt động của Hợp tác xã Nông nghiệp Dịch vụ Bình Chiểu
tương đối ổn định, nhân sự được củng cố, tình hình kinh doanh đã khắc phục tình trạng

thu lỗ, doanh thu tăng cao, tính đến tháng 11/2008 tổng doanh thu đạt 2,870/3,1 tỷ đồng
đạt 92,6%.

 


- Sản xuất nông nghiệp
Quá trình đô thị hóa, đòi hỏi người nông dân phải thay đổi phương thức sản xuất
nông nghiệp cho phù hợp với sự phát triển. Từ sản xuất nông nghiệp truyền thống, chuyển
sang ứng dụng KHKT vào sản xuất phù hợp với quy hoạch đô thị, trong đó đã chú trọng
chuyển đổi cây trồng và vật nuôi. Công tác khuyến nông được tăng cường như: hỗ trợ
nông dân vay vốn, nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả. Góp phần nâng cao thu
nhập, giải quyết được lực lượng lao động tại chỗ, ổn định đời sống nông dân.
Kết quả chuyển đổi mô hình sản xuất nông nghiệp giúp nhiều hộ nông dân vươn
lên thoát nghèo. Số hộ nông dân có đời sống khá tăng nhanh, không ít nông dân đã làm
giàu trên mảnh đất của mình. Mặt khác, do quá trình đô thị hóa nhanh nên diện tích đất
nông nghiệp ngày càng thu hẹp dần, năm 2008 diện tích sản xuất gieo trồng 18ha, đa phần
thuộc khu phố 2 và 3, dẫn đến nông dân phải chuyển đổi ngành nghề từ nông nghiệp sang
DV – TM.
- Đầu tư xây dựng cơ bản
Khi mới chia tách, cơ sở hạ tầng kỹ thuật – văn hóa, xã hội chưa đáp ứng yêu cầu
của một phường đô thị. Trước tình hình đó, các phường đã chọn và đề xuất những công
trình xây dựng cơ bản để Thành phố - Quận đầu tư. Công tác đầu tư xây dựng cơ bản hạ
tầng kỹ thuật luôn luôn được quan tâm.
Nhiều công trình phúc lợi xã hội được đưa vào sử dụng góp phần phục vụ nhu cầu
thiết thực của nhân dân. Liên tục nhiều năm qua, các tuyến đường trục chính, đường liên
tổ, liên Khu phố đã được trải nhựa và xi măng, phủ kín lưới điện quốc gia ở tất cả các khu
phố, nhiều công trình được thực hiện theo phương thức “nhà nước và nhân dân cùng
làm”, trong 10 năm qua đã xây dựng và đưa vào sử dụng 143 công trình lớn – nhỏ với
tổng kinh phí 6,67 tỷ đồng, trong đó vận động nhân dân là 1,14 tỷ đồng đã làm thay đổi

nhanh diện mạo địa bàn dân cư. Đến nay, trên địa bàn phường đã có 02 trường Tiểu học,
01 trường Trung học cơ sở, 01 trường Mần non, 01 nhà Bia ghi danh anh hùng liệt sĩ, 01
Nhà văn hóa – thể thao phường, trụ sở UBND phường và 06 trụ sở Ban điều hành khu
phố, 08 trạm cung cấp nước sạch nông thôn.

 


Nhiều công trình trọng điểm của Thành phố trong lĩnh vực giao thông, xây dựng
các KCN, khu chế xuất đã góp phần đáng kể thúc đẩy phát triển kinh tế Quận và Phường.
b) Tình hình văn hóa – xã hội
- Giáo dục
Được sự quan tâm của Quận, sau 10 năm thành lập, số trường học trên địa bàn
được xây dựng mới, tăng nhanh, song song đó đội ngũ giáo viên được bổ sung kịp thời,
đáp ứng yêu cầu của ngành giáo dục. Số lượng học sinh tăng nhanh ở các cấp học, chất
lượng giáo dục đào tạo ngày càng được nâng cao. Trong năm 2008, Hội đồng giáo dục
thường xuyên liên hệ với Ban giám hiệu nhà trường, phối hợp tổ chức các hoạt động
trong năm. Tiếp tục thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục, huy động mọi nguồn lực
chăm lo sự nghiệp giáo dục, vận động các mạnh thường quân hỗ trợ quỹ học bổng
Nguyễn Thị Minh Khai gồm 30 triệu đồng.
- Y tế
Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm chú trọng. Được sự
quan tâm của Quận đã đầu tư xây dựng trạm y tế phường và Trạm đã thực hiện tốt nhiều
biện pháp để phòng chống dịch bệnh như: SARS, dịch cúm gia cầm, bệnh sốt xuất huyết,
phòng chống HIV – AIDS, v.v. Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình được triển khai
bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú đạt hiệu quả cao. Từ năm 1997 đến nay đã kéo
giảm tỉ lệ tăng dân số tự nhiên.
- Hoạt động văn hóa thông tin – Thể dục thể thao
Hoạt động thông tin với nhiều loại hình đa dạng, phong phú, phát huy và giữ gìn
bản sắc văn hóa dân tộc. Tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền cổ động, tổ chức các

hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc, các hoạt động lễ hội, ngày truyền thống,
cùng với phong trào quần chúng đã góp phần đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí, thưởng
thức văn hóa nghệ thuật của nhân dân. Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa ở khu dân cư” phát triển sâu rộng, góp phần xây dựng đời sống tinh thần
trong cộng đồng dân cư. Phong trào xây dựng khu phố văn hóa, Phường văn hóa, công sở
văn hóa sạch đẹp, trường học sạch – đẹp – an toàn, tuyên dương gia đình văn hóa, gương
người tốt, việc tốt, v.v được đông đảo nhân dân đồng tình ủng hộ đạt kết quả cao.

 


Hoạt động thể dục thể thao, các phong trào rèn luyện thân thể được quần chúng
quan tâm đúng mức. Qua 10 năm phát động phong trào “Rèn luyện thân thể theo gương
Bác Hồ vĩ đại” đã huy động các giới, các ngành, các lứa tuổi tham gia luyện tập thường
xuyên tăng lên không ngừng.
- Dân số
Phường Bình Chiểu thuộc quận ven thành phố có tổng diện tích tự nhiên là
542.7ha, tổng số hộ là 3.526 hộ, với 50.000 nhân khẩu (2008), riêng khu phố 1 là 6.867
nhân khẩu với 713 hộ. Trong đó, có 101 hộ nằm trong khu vực giải phóng mặt bằng cho
dự án và khu phố 2 là 16.381 nhân khẩu với 1.526 hộ, trong đó có 152 hộ nằm trong khu
vực giải phóng mặt bằng cho dự án. Mật độ dân số hiện nay là 1.641 người/km2, bình
quân hàng năm tăng dân số tự nhiên và cơ học chiếm tỷ lệ 1,5%. Lao động phi nông
nghiệp chiếm 16,3% dân số. Trên địa bàn phường có: 01 khu chế xuất Linh Trung II, 01
KCN Bình Chiểu, 18 xí nghiệp; 51 cơ sở sản xuất, 04 trường học. Ngoài ra, còn có 02
KCN giáp ranh địa bàn phường là KCN Sóng Thần và KCN Đồng An.
2.1.3. Thuận lợi và khó khăn của phường Bình Chiểu
Với điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội như trên đã đem đến cho phường Bình
Chiểu nhiều thuận lợi và khó khăn.
a) Thuận lợi
Tốc độ phát triển kinh tế của Phường hàng năm luôn đạt và vượt so với chỉ tiêu kế

hoạch đề ra. Xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật, điện khí hóa nông thôn được
quan tâm tăng cường hơn so với trước. Nhiều vấn đề về văn hóa xã hội từng bước được
quan tâm. Đời sống nhân dân, trình độ dân trí có bước cải thiện hơn, phong trào xây dựng
nông thôn mới ngày một chuyển biến tích cực. Mặt khác, an ninh quốc phòng được củng
cố, giữ vững, đảm bảo ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Trên cơ sở phát huy tính
năng động, sáng tạo với nhiều cách làm hay, nhiều hướng đi đột phá, biết tận dụng tiềm
năng thế mạnh sẵn có, Phường đã đạt được một số thành tích trên các lĩnh vực đời sống,
diện mạo đô thị hình thành ngày một rõ nét hơn.

10 
 


b) Khó khăn
Địa bàn quản lý rộng, dân cư phân bố không đồng đều mặt bằng dân trí có sự
chênh lệch giữa các vùng khá cao. Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đường giao thông còn
thiếu có nơi bị xuống cấp nghiêm trọng. Hệ thống loa phát thanh chưa phủ kín, thời
lượng, chất lượng tuyên truyền đạt kết quả chưa cao, chưa đảm bảo mọi thông tin đến với
nhân dân kịp thời. Đời sống người dân còn thấp, quá trình đô thị hóa đã diễn ra khá
nhanh, số lượng dân nhập cư tăng nhanh gây khó khăn cho công tác quản lý quy hoạch và
định hướng phát triển đô thị, tình trạng mua bán sang nhượng và xây dựng trái phép vẫn
còn diễn ra. Công tác quản lý, kê khai nhà trọ chưa chặt, tiến độ thu thuế nhà trọ còn gặp
nhiều khó khăn, về chăn nuôi trồng trọt có chiều hướng giảm nhanh vì do quá trình đô thị
hóa, một số công trình xây dựng cơ bản còn thực hiện chậm do vướng trong việc giải tỏa
mặt bằng để thi công.
Sự xả thải từ các cở sở sản xuất công nghiệp, đặc biệt là KCN Sóng Thần I, Sóng
Thần II và Đồng An làm cho môi trường nước mặt ở đây bị ô nhiễm một cách nghiêm
trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và sản xuất nông nghiệp của người dân nhưng tiến độ khắc
phục rất chậm. Đặc biệt là vấn đề sức khỏe của người dân đang bị đe dọa hàng ngày. Vì
vậy, việc nghiên cứu, tính toán và đề ra biện pháp quản lý là cần thiết.

2.1.4. Tổng quan kênh Ba Bò
Kênh Ba Bò nằm trên địa bàn khu phố 1 và 2 phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức,
thành phố Hồ Chí Minh, có chiều dài 2,5 km bắt nguồn từ đập nước của Quân đoàn 4
chảy qua rạch Cầu Đất vào rạch Vĩnh Bình và cuối cùng đổ ra sông Sài Gòn. Kênh Ba Bò
có vai trò chủ yếu trong việc tiêu thoát nước cho nhiều KCN cũng như lượng nước thải
sinh hoạt của các khu dân cư trên địa bàn tỉnh Bình Dương và khu dân cư Bình Chiểu.
Kênh tiêu Ba Bò là một trong những điểm nóng về ô nhiễm môi trường trên địa bàn
TP. HCM hiện nay. Qua kết quả giám sát của Chi cục Bảo vệ môi trường từ năm 2004
đến nay cho thấy chất lượng kênh Ba Bò đã ô nhiễm nghiêm trọng ảnh hưởng đến cuộc
sống của người dân trong khu vực, đặc biệt ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nước sông
Sài Gòn.
11 
 


2.2. Tình trạng ô nhiễm nguồn nước hiện nay
2.2.1. Tình trạng ô nhiễm nguồn nước trên thế giới
Trong thập niên 60, ô nhiễm nước lục địa và đại dương gia tăng với nhịp độ đáng
lo ngại. Tiến độ ô nhiễm nước phản ánh trung thực tiến bộ phát triển kỹ nghệ. Sau đây là
vài thí dụ tiêu biểu: đầu thế kỷ 19, Anh Quốc có sông Tamise rất sạch. Nó đã trở thành
ống cống lộ thiên vào giữa thế kỷ này. Các sông khác cũng có tình trạng tương tự trước
khi người ta đưa ra các biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt. Rồi đến nước Pháp rộng hơn, kỹ
nghệ phân tán, nhiều sông rộng lớn, nhưng vấn đề cũng không khác bao nhiêu. Cuối thế
kỷ 18, các sông lớn và nước ngầm nhiều nơi không còn dùng làm nước sinh hoạt được
nữa, 5.000km sông của Pháp bị ô nhiễm mãn tính. Một ví dụ khác là Hoa Kỳ Vùng Đại
hồ bị ô nhiễm nặng, trong đó hồ Erie, Ontario đặc biệt nghiêm trọng. Mới đây, ngày
13/1/2005, vụ nổ nhà máy hóa dầu ở thành phố Cát Lâm (Trung Quốc) gây ô nhiễm sông
Tùng Hoa với chất benzen, mức độ ô nhiễm dầu gấp 50 lần mức độ cho phép, v.v.
2.2.2. Tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam
Nước ta có nền công nghiệp chưa phát triển mạnh, các KCN và các đô thị chưa

đông lắm nhưng tình trạng ô nhiễm nước đã xảy ra ở nhiều nơi với các mức độ nghiêm
trọng khác nhau. Trong đó, nông nghiệp là ngành sử dụng nhiều nước nhất, dùng để tưới
lúa và hoa màu, chủ yếu là ở đồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng. Việc sử dụng
nông dược và phân bón hóa học ngày càng nhiều đã làm ô nhiễm môi trường nông thôn
ngày càng tăng. Bên cạnh đó, không thể không kể đến là công nghiệp – ngành làm ô
nhiễm nước quan trọng với nhiều loại chất thải khác nhau như: KCN Thái Nguyên thải
nước biến Sông Cầu thành màu đen, mặt nước sủi bọt trên chiều dài hàng chục cây số.
KCN Việt Trì xả mỗi ngày hàng ngàn mét khối nước thải của nhà máy hoá chất, thuốc trừ
sâu, giấy, dệt v.v xuống Sông Hồng làm nước bị nhiễm bẩn đáng kể, KCN Biên Hoà và
TP. HCM tạo ra nguồn nước thải công nghiệp và sinh hoạt rất lớn, làm nhiễm bẩn tất cả
các sông rạch ở đây và cả vùng phụ cận. Nước dùng trong sinh hoạt của dân cư ngày càng
tăng nhanh do tăng dân số và các đô thị. Nước cống từ nước thải sinh hoạt cộng với nước
thải của các cơ sở TTCN trong khu dân cư là đặc trưng ô nhiễm của các đô thị ở nước ta.
Ngoài ra, nước ngầm cũng bị ô nhiễm, do nước sinh hoạt hay công nghiệp và nông
12 
 


nghiệp. Việc khai thác tràn lan nước ngầm làm cho hiện tượng nhiễm mặn và nhiễm phèn
xảy ra ở những vùng ven biển Sông Hồng, sông Thái Bình, sông Cửu Long, ven biển
miền Trung, v.v.
2.2.3. Tình trạng ô nhiễm nguồn nước tại thành phố Hồ Chí Minh
Ô nhiễm môi trường tại TP. HCM trong những năm gần đây đã đến mức báo động
do quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá kéo theo đô thị hoá làm tình hình ô nhiễm
môi trường cũng gia tăng nhanh chóng. Biểu hiện rõ nhất là ô nhiễm về chất lượng nước,
hầu hết các kênh rạch trong thành phố đều bị ô nhiễm nghiêm trọng. Theo khảo sát của
Sở Tài nguyên và Môi trường TP. HCM hiện nay, mỗi ngày có đến 60 – 70% chiều dài
của các tuyến kênh rạch trong nội thành phải hứng chịu khoảng 40 tấn rác sinh hoạt và
70.000m3 nuớc thải sinh hoạt, nước thải sản xuất chưa qua xử lý xả trực tiếp xuống hệ
thống kênh rạch gây ô nhiễm nghiêm trọng dòng nước và môi trường.

Tại kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, ở thời điểm hai đợt nước lớn và nước ròng, nồng
độ DO đều tăng lên từ 0,4 đến 1,23 mg/lít nhưng vẫn không đạt tiêu chuẩn cho phép nước
mặt loại B; nồng độ DO tại kênh Tham Lương – Vàm Thuật cũng không đạt tiêu chuẩn
cho phép của nước mặt loại B. Đáng lo hơn, kết quả đo DO tại kênh Tân Hóa – Lò Gốm,
kênh Tàu Hũ – Bến Nghé, kênh Đôi – Tẽ đều có nồng độ DO = 0 mg/lít (không có sinh
vật nào có thể sống được). Chi cục BVMT thành phố cho biết “mức độ ô nhiễm ở các con
kênh này ngày càng nặng và không có dấu hiệu được cải thiện”. Các chỉ số khác như nhu
cầu ôxy sinh hóa (BOD), nhu cầu ôxy hóa học (COD) và ô nhiễm vi sinh (Coliform) đều
vượt xa tiêu chuẩn cho phép từ 1 đến 11 lần. Bên cạnh đó, các con kênh ở khu vực ngoại
thành cũng bị ô nhiễm rất nặng nề cụ thể như: nước ở suối Cái Xuân Trường bị ô nhiễm
hữu cơ vượt từ 2 đến 10 lần, BOD5 vượt tiêu chuẩn từ 2 đến 7 lần và ô nhiễm vi sinh vượt
từ 2 đến 5,5 triệu lần; kênh Thầy Cai – An Hạ bị ô nhiễm vi sinh vượt từ 2,5 đến 48 lần;
suối Ba Bò – Thủ Đức có hàm lượng vi sinh vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 đến 5.000
lần.

13 
 


2.2.4. Tình hình sức khỏe của người dân ở một số vùng có ô nhiễm
Thế giới càng phát triển thì mặt trái ngược của sự phát triển cũng càng rõ nét. Một
trong những lo âu đáng kể nhất là tình trạng sức khỏe của người dân ngày một bị đe dọa
bởi nạn ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường nước.
Theo đánh giá tổng quan của Ngân hàng Châu Á, tính đến đầu năm 2007, Việt
Nam vẫn còn tới 22 triệu người dân chưa được cung cấp đủ nước sạch. Các chuyên gia
cũng cho biết, với tình trạng nguồn nước ngầm bị ô nhiễm nặng nề như hiện nay thì
phương pháp dùng bể lọc thô như người dân vẫn dùng trong thời gian vừa qua hoặc sử
dụng nguồn nước mưa thì không thể đảm bảo an toàn vệ sinh và đặc biệt là không tránh
khỏi bệnh tật. Người dân sinh sống quanh khu vực ô nhiễm ngày càng mắc nhiều lọai
bệnh tình nghi là do dùng nước bẩn trong mọi sinh hoạt. Nhiều đoạn sông bị xem là đã

"chết" vì nước đen đặc, tỏa mùi cả một vùng.
Theo một nghiên cứu về ảnh hưởng kinh tế của vệ sinh môi trường giai đoạn năm
2006 – 2007 được thực hiện do Ngân Hàng Thế Giới phối hợp với Viện Khoa Học – Kỹ
thuật và Môi trường thuộc Đại Học Xây Dựng Hà Nội, thì mỗi năm Việt Nam thiệt hại
khoảng gần 800 triệu đôla vì điều kiện vệ sinh môi trường yếu kém. Bên cạnh đó, những
người dân sống ở gần các nhà máy, KCN tập trung dễ bị trực tiếp ảnh hưởng bởi ô nhiễm
công nghiệp, mắc các bệnh như nhiễm độc các loại hóa chất, các triệu chứng xấu về tim
mạch và ung thư da, ung thư nội tạng. Ngoài ra, bệnh giun sán do dùng thực phẩm không
sạch hoặc bị ô nhiễm cũng phổ biến, khoảng 80% dân số nước ta mắc phải bệnh này.
Các nhà y học thế giới cho rằng 80% các loại bệnh tật của con người đều liên quan
đến nước và vệ sinh môi trường. Trong vòng 30 năm qua, có khoảng 40 bệnh tật mới đã
phát sinh và đều có nguồn gốc từ ô nhiễm môi trường. Nổi bật trong số các bệnh tật do ô
nhiễm môi trường là nhóm bệnh truyền nhiễm, bao gồm nhiễm trùng đường hô hấp cấp
tính, viêm phổi, phổi bị tắc nghẽn mãn tính, viêm họng, viêm phế quản, viêm amidan,
cúm, tiêu chảy, hen suyễn, viêm tai giữa, điếc, các bệnh về mắt, tiêu chảy, hội chứng lỵ,
bại não, sốt xuất huyết. Kế đó là các bệnh quai bị, viêm gan do virus, viêm da và các bệnh
ngoài da, uốn ván, lưu thai sản v.v.
14 
 


×