Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

PHÂN TÍCH BÁN HÀNG VÀ ĐỀ RA GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH ANCHOR FASTENERS VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (839.05 KB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

PHÂN TÍCH BÁN HÀNG VÀ ĐỀ RA GIẢI PHÁP NHẰM CẢI
THIỆN BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH ANCHOR
FASTENERS VIỆT NAM

LƢƠNG PHẠT TẦY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2009


Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trƣờng đại
học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận luận văn “Phân tích việc bán hàng
và đề ra giải pháp nhằm cải thiện việc bán hàng tại công ty TNHH Anchor fasteners
Việt Nam” do Lƣơng Phạt Tầy, sinh viên khóa 2005 – 2009, ngành quản trị kinh
doanh, đã bảo vệ thành công trƣớc hội đồng vào ngày

LÊ VĂN MẾN

Ký tên, ngày tháng

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ký tên, ngày tháng


năm

năm

Thƣ ký hội đồng chấm báo cáo

Ký tên, ngày tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên con xin gửi kính ơn đến Bố Mẹ, ngƣời đã sinh ra, giáo dƣỡng con
để con có đƣợc nhƣ ngày hôm nay. Cám ơn các anh chị đã động viên, khuyên bảo giúp
đỡ em trong quá trình thực tập tốt nghiệp.
Xin chân thành gửi lời cám ơn đến quý thầy, cô Khoa Kinh Tế, trƣờng Đại Học
Nông Lâm. Chân thành cám ơn thầy Lê Văn Mến, giáo viên chủ nhiệm, đã hết lòng
giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp.
Xin chân thành cám ơn ông LEE WEN LUNG (Lý Văn Long) giám đốc Công
ty, anh Lê Ngọc Sơn, trƣởng phòng kinh doanh cùng các anh chị phòng kinh doanh và
toàn thể công nhân viên công ty TNHH Anchor fasteners Việt Nam đã tận tình giúp đỡ
chỉ bảo, truyền đạt những kinh nghiệm để giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập tại
công ty.
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả bạn bè đã chia sẻ cùng tôi những vui buồn khó
khăn trong thời gian học cũng nhƣ hết lòng hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 06 năm 2009
Sinh viên

Lƣơng Phạt Tầy



NỘI DUNG TÓM TẮT
LƢƠNG PHẠT TẦY, Tháng 7 năm 2009. “Phân Tích Bán Hàng Và Đề Ra
Giải Pháp Nhằm Cải Thiện Bán Hàng Tại Công Ty TNHH Anchor fasteners Việt
Nam”.
Việc gia nhập WTO đã mang lại khá nhiều thách thức cho các doanh nghiệp
Việt Nam nói chung và công ty TNHH Anchor fasteners Việt Nam. Đề tài nghiên cứu
nhằm mục đính đánh giá biện pháp bán hàng của công ty TNHH Anchor fasteners Việt
Nam, thuộc KCN Mỹ Xuân A2, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Bằng cách
so sánh các biện pháp bán hàng khác nhau, các yếu tố tác động đến hiệu quả việc bán
hàng. Doanh thu bán hàng qua các năm. Đề tài nêu lên những thuận lợi và khó khăn
mà công ty gặp phải trong quá trình hoặt động sản xuất kinh doanh, và trong qua trình
tiêu thụ sản phẩm công ty. Trên cơ sở đó đƣa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công
tác bán hàng của công ty.

v


MỤC LỤC
Trang
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

ix

DANH MỤC CÁC BẢNG

x

DANH MỤC CÁC HÌNH


xi

CHƢƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Sự cần thiết của đề tài

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu.

2

1.2.1. Mục tiêu chung:

2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

3

1.4. Cấu trúc khóa luận

3


CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN

4

2.1. Sơ lƣợc về công ty TNHH Anchor fasteners Việt Nam

4

2.2. Lịch sự hình thành và phát triển

5

2.3 Cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý

6

2.4. Những khó khă và thuận lợi của công ty

11

2.4.1. Thuận lợi

11

2.4.2. Khó khăn

11

2.5. Kế hoạch phát triển năm 2009


12

2.6. Một số sản phẩm nổi bật của công ty

13

2.7 Khái quát về tình hình nhân sự công ty

14

CHƢƠNG 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận

16
16

3.1.1. Định nghĩa

16

3.1.2. Nội dung

16

3.1.3 Công thức bán hàng

17

3.2 Ý nghĩa và vai trò của việc bán hàng


18

3.2.1. Nâng cao khả năng cạnh tranh

18

3.2.2 Cầu nối giữa doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng.

19

vi


3.2.3 Nâng cao hiệu quả sản xuất

20

3.2.4 Thể hiện tính hiểu quả của doanh nghiệp

21

3.3 Nhiêm vụ của việc phân tích thực trạng bán hàng

21

3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

21

3.4.1. Phƣơng pháp so sánh


21

3.4.2. Phƣơng pháp chênh lệch

22

3.4..3. Phƣơng pháp mô tả

22

3.5 Nội dung nghiên cứu

22

CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

24

4.1 Phân tích chung về tình hình bán hàng của công ty

24

4.2 Cơ cấu tổ chức sản xuất.

27

4.3. Sản phẩm của công ty

29


4.4 Đối thụ cạnh tranh và thị trƣờng.

34

4.5 Doanh thu bán hàng.

37

4.6 Chỉ tiêu đánh giá.

39

4.7 Thực trạng bán hàng.

40

4.7.1 Trình độ nhân viên.

40

4.7.2 Phƣơng thức bán hàng

43

4.7.3 Chi phí bán hàng.

49

4.7.4 Phƣơng pháp bán hàng hiệu quả.


51

4.8 Các nhân tố ảnh hƣởng đến việc bán hàng của công ty

52

4.8.1 Các nhân tố bên trong công ty

53

4.8.2 Các nhân bên ngoài công ty.

56

4.9 Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bán hàng tại công ty TNHH Anchor
fasteners Việt Nam.

59

4.9.1 Thƣờng xuyên đầu tƣ, đổi mới công nghê.

59

4.9.2 Thành lập phòng marketing

59

4.9.3 Hoàn thiện hệ thống và kênh phân phối


60

4.9.4 Xây dựng thƣơng hiệu

61

4.9.5. Xây dựng chính sách sản phẩm

61

4.9.6 Xây dựng chính sách giá cho hàng tồn kho

62

vii


CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

63

5.1. Kết luận

63

5.2 Kiến nghị

64

TÀI LIỆU THAM KHẢO


65

viii


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
WTO : Tổ chức thƣơng mại thế giới
NVBH : Nhân viên bán hàng
VN : Việt Nam
DN : Doanh nghiêp
KCN : Khu công nghiệp
BRVT : Bà Rịa Vũng Tàu
BHXH : Bảo hiểm xã hội
BHYT : Bảo hiểm y tế
BHTN : Bảo hiểm tai nạn
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
ĐĐH : Đơn đặt hàng

ix


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Nhân Sự Công Ty Năm 2008

14

Bảng 4.1 Số Sản Phẩm Mới 3 Tháng Đầu Năm 2009


32

Bảng 4.2 Doanh Thu Công Ty

38

Bảng 4.3 Đánh Giá Năng Lực Nhân Viên Kinh Doanh Công Ty

42

Bảng 4.4 So Sánh Các Hình THức Bán Hàng Tại CôngTy

46

Bảng 4.5 Bảng Chi Phí Bán Hàng Qua Các Năm

49

x


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty TNHH ANCHOR FASTENERS VN

10

Hình 2.2 Một số sản phẩm của công ty

13


Hình 4.1 Cơ cấu tổ chức bán hàng của công ty.

27

Hình 4.2 Quy trình công nghệ sản xuất neo, bulong ốc tiện

28

Hình 4.3 Biểu Đồ Doanh Thu Công Ty TNHH Anchor Fasteners Việt Nam.

37

xi


CHƢƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Sự cần thiết của đề tài
Trong những năm gần đây chủ đề bán hàng đƣợc chú ý khá nhiều, bằng những
cách bán hàng khác nhau, ngƣời ta có thể làm cho công ty bị thua lỗ nặng hoặc sẽ
mang về cho công ty một khoản lợi nhuận khổng lồ. Chỉ là một công việc bán hàng mà
trƣớc đây và cả bây giờ vẫn chƣa đƣợc thế giới công nhận và quan tâm phát triển đúng
mức.
Tất cả những nhà quản trị hàng đầu trên thế giới đều là những ngƣời bán hàng
tài ba. Và tất cả các nhân viên giỏi đều sử dụng các kỹ năng bán hàng để thuyết phục
đồng nghiệp và cấp trên ủng hộ hay hợp tác với họ trong công việc. Nói chung, những
ngƣời tỏ ra hiệu quả trong những lĩnh vực của cuộc sống mà đòi hỏi sự tham gia của
ngƣời khác đều là những ngƣời bán hàng giỏi. Kể từ khi bạn thức dậy cho đến khi bạn

đi ngủ, bạn luôn phải thƣơng lƣợng, giao tiếp, thuyết phục và tác động đến ngƣời khác,
cố gắng làm cho họ đồng ý hợp tác với bạn để hoàn thành những việc bạn muốn. Vậy
nên mấu chốt ở đây chính là bạn phải thông thạo các kỹ năng bán hàng. Vì chỉ có nhƣ
vậy thì việc bán hàng của bạn mới có thể hoàn thành tốt đƣợc
Thật đáng tiếc là trong thời gian qua, nghề bán hàng lại chịu mang một tiếng
xấu. Rất nhiều ngƣời, thậm chí cả những ngƣời trong lĩnh vực này, cũng cảm thấy bán
hàng là một công việc tầm thƣờng và không muốn thực hiện. Gần nhƣ không có một
trƣờng đại học nào có một khoa gọi là “khoa bán hàng”, trong khi trên thế giới có hàng
trăm triệu ngƣời sống bằng nghề bán hàng.
VN gia nhập WTO, đã bƣớc chân vào thị trƣờng thế giới, giờ đã phải cạnh
tranh với các tập đoàn đa quốc gia chứ không còn đơn thuần là những công ty nhỏ lẽ
nữa. trong khi đó việc bán hàng lại là một mắt xích vô cùng quan trong trong sự thành
công của công ty. Có thể nói là ngành bán hàng lôi kéo các ngành khác phát triển theo,


bán hàng là ngành đáp ứng cho mọi nhu cầu sản phẩm, dịch vụ. Không những vậy mà
ngành bán hàng con có thể tạo ra rẩ nhiều việc làm từ những ngành nghê khác nữa.
Khi VN gia nhập WTO, nghĩa là đã bƣớc vào sân chơi chung, nhƣ chúng ta vẫn
biết, thị trƣờng toàn cầu là thị trƣờng giành cho tất cả mọi ngƣời. Ngƣời ta vẫn thƣờng
nói: Thƣơng trƣờng tàn khốc nhƣ chiến trƣờng. Quả thật không sai chút nào, bƣớc vào
thị trƣờng này thì chuyện cá lớn nuôt cá bé, doanh nghiệp, tập đoàn lớn thu tóm các
công ty nhỏ là chuyện quá bình thƣờng. Trong khi đó, ở VN các DN vừa và nhỏ lại
chiếm một tỷ lệ hơn hẳn. Bên cạnh đó, thị trƣờng thế giới còn chƣa biết rõ về sản
phẩm của VN, DN chúng ta chƣa có thƣơng hiệu. Vậy làm sao chúng ta có thể cạnh
tranh với các DN tập đoàn lớn. Chúng ta cần phải đƣa đƣợc sản phẩm của mình ra thị
trƣờng. Nghĩa là chúng ta phải bán đƣợc hàng của chúng ta. Xuất phát từ những nhu
cầu vô cùng quan trọng trong thời kỳ kinh tế nhƣ vậy, cùng với sự hƣớng dẫn tạn tình
của thầy Lê Văn Mến, tôi đã chọn đề tài PHÂN TÍCH VIỆC BÁN HÀNG VÀ ĐỀ
RA GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN VIỆC BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH
ANCHOR FASTENERS VIỆT NAM.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu.
1.2.1. Mục tiêu chung:
Nghiên cứu thực trạng bán hàng và các phân tố ảnh hƣởng đến quá trình bán hàng từ
đó đề ra những giải pháp nhằm cải thiện tình hành bán tại công ty Anchor fasteners
VN.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Nghiên cứu thực trạng bán hàng tại công ty cũng nhƣ các nhân tố gây ảnh
hƣởng đến quá trình bán hàng tại công ty. Cụ thể là phân tích các số liệu nhƣ số lƣợng
hàng bán trong năm, doanh thu hàng năm, cũng nhƣ tình hình sản xuất và lƣu kho để
đảm bảo cho việc bán hang của công ty.
Nghiên cứu các phƣơng thức, các cánh bán hàng hiệu quả cũng nhƣ khả năng
đáp ứng nhiệm vụ bán hàng của công ty thông qua các chỉ số đánh giá nhân sự, đánh
giá năng lực bộ phận kinh doanh

2


1.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Nghiên cứu về thực trạng bán hàng, cũng nhƣ các giải pháp
nhằm tăng khả năng bán hàng của công ty. Nội dung chỉ xoay quanh chủ đề bán hàng,
các số liệu đƣợc lấy từ công ty cùng một số thông tin lấy từ Internet và sách báo
Phạm vi không gian: Tại Cty TNHH ANCHOR FASTENERS VIỆT NAM
Phạm vi thời gian: từ tháng 2/2009 đến tháng 6/2009
1.4. Cấu trúc khóa luận
Đề tài nghiên cứu gồm có 5 nội dung cơ bản sau:
Chƣơng 1. Đặt vấn đề
Chƣơng 2. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3. Tổng quan
Chƣơng 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chƣơng 5. Kết luận và kiến nghị


3


CHƢƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Sơ lƣợc về công ty TNHH Anchor fasteners Việt Nam
Căn cứ vào luật đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam đƣợc Quốc Hội nƣớc Cộng
Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua ngày 12/11/1996. Và luật sửa đội bổ sung
một số điều luật đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam đƣợc Quốc Hội nƣớc Cộng Hòa Xã
Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua ngày 09/06/2000. Tổng Cty ANCHOR
FASTENERS INDUSTRIAL CO.,LTD (Đài Loan) là chủ đầu tƣ đã đồng ý thành lập
một doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài tại nƣớc Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt
Nam, để hoạt động theo những quy định của luật đầu tƣ trực tiếp có nguồn vốn nƣớc
ngoài và các quy định hoạt động của nƣớc Việt Nam nhƣ sau:
Trụ sở chính tại:106 Lane 485, Kang Yen Rd., Cheng Hsiang Li, Kang Shan
Town, Kaohsiung Hsien, TaiWan.
Điện thoại: 886-7-6227799
Fax : 866-7-622-4676
Giấy phép thành lập công ty số : 22067047
Ngày thành lập : 25/3/1986
Đăng ký tại : Đài Loan
Đại diện hợp pháp : Ông Chang Tou Hou, quốc tịch Đài Loan.
Đã chính thức thành lập một doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tại Viêt
Nam nhƣ sau:
Tên tiếng Việt : Công ty TNHH ANCHOR FASTENERS VIỆT NAM
Tên tiếng Anh : ANCHOR FASTENERS CO.,LTD
Trụ sở và nhà xƣởng : KCN Mỹ Xuân A2, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
Thành lập theo giấy phép đầu tƣ số 21/GP-KCN-BV, ngày 02/04/2004.

Lĩnh vực kinh doanh : Sản xuất neo, bulong-ốc vít, con tán các loại và linh kiện


Nguồn vốn của công ty : 7.000.000 USD (bảy triệu đô la)
Thời gian hoạt động : 47 năm, kể từ ngày cấp giấy phép đầu tƣ
2.2. Lịch sự hình thành và phát triển
Bulong-ốc vít, các loại con tán và linh kiện là những sản phẩm không thể thiếu
trong ngành xây dựng, có thể nói đây là những sản phẩm phụ trợ rất cần thiết trong
ngành xây dựng. Đặc biệt là trong thời kỳ kinh tế nhƣ ngày nay, rõ ràng là xã hội
không thể thiếu những sản phẩm này đƣợc, khi mà nền kinh tế thị trƣờng phát triển, nó
kéo theo các công trình xây dựng phát triển theo một cách nhanh chóng. Bulong-ốc
vít, những con tán không chỉ đóng góp vai trò trong ngành xây dựng mà nó còn có thể
đóng vai trò là vật trang trí, mang một nét thẩm mỹ riêng, đảm bảo an toàn cho công
trình xây dựng của chúng ta. Không chỉ có vậy, nó còn là những linh kiện cho xe máy
(Honda), là những chi tiết cho hoàn thiện máy móc thiết bị mà chúng ta sử dụng hằng
ngày nữa. Hiểu đƣợc những nhu cầu to lớn của thị trƣờng này, nên ngành công nghiệp
sản xuất các loại bulong-ốc vít, con tán và linh kiện ở VN ngày nay phát triển khá
mạnh. Và để đáp ứng nhu cầu thị trƣờng, những công trình xây dựng ngày càng hiện
đại, mang tầm vóc quốc tê, các công ty trong ngành này đã không ngừng cải tiến kỹ
thuật, cũng nhƣ nhập những máy móc mới và tiên tiến từ nƣớc ngoài về để có thể sản
xuất ra những sản phẩm tốt nhất đáp ứng mọi nhu cầu của thị trƣờng.
Cũng giống nhƣ bao ngành công nghiệp khác, ngành công nghiệp sản xuất
bulong-ốc vít, con tán và linh kiện cũng có những quy trình sản xuất riêng, công nghệ
riêng và cách thức tổ chức quản lý riêng. Nhƣng cái quan trọng nhất đối với bất kỳ
một công ty đang hoạt động sản xuất kinh doanh nào là phải đảm bảo việc kinh doanh
có lãi, phải nộp thuế vào ngân sách nhà nƣớc theo quy định, phải đảm bảo cuộc sống
cho công nhân viên của công ty. Với những đặc điểm nhƣ vậy, ngành công nghiệp sản
xuất bulong-ốc vít, con tán và linh kiện đã tạo nên một nét đặc thù riêng không giống
bất kỳ ngành sản xuất nào.
Công ty TNHH Anchor fasteners VN là cty có nguồn vốn đầu tƣ 100% nƣớc

ngoài và có tổng công ty ở bên Đài Loan là Cty Anchor fasteners industrial co.,lmt. Đã
đƣợc dăng ký hoạt động kinh doanh tại KCN Mỹ Xuân A2, huyện Tân Thành, BRVT
từ năm 2004. Với chức năng chính của công ty là nhập các con phôi (bán thành phẩm),
nguyên liệu thép từ Đài Loan về, đƣa vào quá trình sản xuất hoàn thiện sản phẩm để
5


tiêu thụ. Sản phẩm sản xuất chủ yếu là neo, bulong-ốc vít, con tán các loại và linh kiện
để xuất khẩu đi các nƣớc nhƣ : Nhật Bản, Dubai,… và một số nƣớc Đông Nam Á
khác. Với nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất toàn bộ đƣợc nhập từ nƣớc ngoài,
nên sản phẩm luôn đƣợc đảm bảo. Sản lƣợng sản xuất ra 80% là để xuất khẩu, và chỉ
có 20% là tiêu thụ trong nƣớc.
Công ty TNHH Anchor fasteners Việt Nam đƣợc thành lập năm 2004 và hoạt
động theo giấy phép đầu tƣ số 21/GP-KCN-BV, ngày 02/04/2004. Tuy chỉ mới thành
lập đƣợc vài năm, nhƣng công ty đã phải trãi qua rất nhiều khó khăn thử thách. Là một
công ty vừa thâm nhập thị trƣờng VN, làm sao có thể cạnh tranh nổi với các công ty đã
có mặt tại VN từ rất lâu và gần nhƣ đã nắm chắc thị trƣờng của mình nhƣ hai nhà cung
cấp LIDOVIT, VINAVIT…Chính vì những khó khăn trở ngại đó, mà năm 2008 công
ty đã có một sự thay đổi lớn về mặt nhân sự. Có thể nói là thay đổi hoàn toàn để đảm
bảo cho sự phát triển lâu dài của công ty tại Việt Nam. Cho đến ngày nay, công ty đã
dần ổn định về mặt nhân sự và đã có thể tiếp cận đƣợc thị trƣờng, đặt biệt là mục tiêu
thị trƣờng trong nƣớc.
2.3 Cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý
Tổng giám đốc: Là ngƣời điều hành, xem xét, và lãnh đạo cao nhất tại công ty.
Có quyền quyết định và chịu trách nhiệm về những hoạt động của công ty, theo đúng
chính sách và pháp luật của nhà nƣớc VN. Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trƣớc tập
thể và kết quả kinh doanh của công ty. Đảm bảo trách nhiệm đối với công nhân viên
công ty nhƣ BHYT, BHXH, BHTN…
Phó tổng giám đốc : Chịu trách nhiệm quản lý tất cả các bộ phận tham gia sản
xuất. Hộ trở tham mƣa giúp Tổng giám đốc quản lý công ty. Đề xuất những phƣơng án

sản xuất, cũng nhƣ việc kiểm tra, đánh giá tình hình sản xuất tại công ty. Quản lý văn
bản, kế hoạch thực hiện chuyên án, hợp đồng gia công bên ngoài, nắm chắc giá thành,
công trình sửa chữa, truy xét hiệu xuất làm việc và xử lý khiếu nại của khách hàng.
Xây dựng tiến độ sản xuất, giao kế hoạch sản xuất hàng tháng cho các phân xƣởng. Tổ
chức kiểm kê hoạch toán nội bộ, chỉ định các phòng chức năng về định mức tiêu hao
vật tƣ. Là ngƣời trực tiếp chỉ dạo sản xuất và báo cáo trực tiếp lên Tổng giám đốc.

6


Ủy ban phúc lợi công đoàn : gốm có ủy ban đề án cải thiện và ủy ban thẩm tra
nhân lực. Kiểm tra các chế độ phúc lợi của công ty giành cho công nhân viên công ty,
đảm bảo các chế độ phúc lợi luôn đƣợc thực hiện.
Trợ lý tổng giám đốc: Là ngƣời giúp tổng giám đốc xử lý công việc, sử lý các
loại hóa đơn, chứng từ mà Tổng giám đốc giao, tham mƣu giúp Tổng giám đốc điều
hành và xử lý công việc một cách tốt nhất.
Phòng quản lý hành chánh: Tham mƣu giúp tổng giám đốc điều hành công
tác cán bộ, công tác hành chính quản trị. Tổ chức, sắp xếp, phân phối nguồn lực cho
các bộ phận trong công ty. Soạn thảo và ban hành các quy định, quy chế trong công ty.
Chăm sóc đời sống công nhân viên thông qua việc quản lý văn thƣ, lƣu trữ, nhà ăn,
nƣớc uống, y tế, bảo hiểm,…Phòng quản lý hành chánh gồm có các phòng ban sau:
Môi trƣờng và an toàn lao động : Quản lý vệ sinh môi trƣờng, an toàn lao
động trong công ty, đối ứng với luật lệ của nhà nƣớc.
Phòng bảo vệ: Phụ trách việc đảm bảo an ninh trong toàn bộ khuôn viên của
công ty, đảm bảo không để thất thoát tài sản của công ty. Phụ trách việc PCCC của
công ty.
Phòng nhân sự : Phụ trách việc tuyển chọn nhân sự cho công ty, lo việc tìm
kiếm nguồn lực, và bố trí nguồn lực đó cho phù hợp với tình hình tại công ty. Lƣu trữ
các tài liệu liên quan đến nhân viên, tìm kiếm nhân tài, phụ trách việc đào tạo cho nhân
viên để phục vụ cho công ty. Phụ trách những công việc liên quan đến BHYT, BHXH,

BHTN…
Phòng kế toán: Tham gia giúp giám đốc quản lý nguồn vốn bằng tiền, phân
tích và hoạch toán kinh tế. Ghi chép hoạch toán đầy đủ và chính xác tất cả các hoạt
động kinh tế phát sinh, tài chính của công ty. Giúp giám đốc quản lý nguồn tài sản và
nguồn vốn của công ty. Tính toán và nộp các khoản phải nộp nhƣ thuế để làm tròn
trách nhiệm và nghĩa vụ đối với nhà nƣớc.
Trích lập các quỹ của công ty theo luật quy định, thanh toán các khoản phải thu,
phải chi của công ty, xem xét các khoản tiền vay và các khoản phải trả để tham mƣu
cho ban giám đốc sử dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả. Quản lý và lƣu trữ toàn bộ
các tài liệu có liên quan đến các hoạt động kinh tế, tài chính, kế toán thống kê.

7


Phân tích hoạt động kinh tế qua số liệu kế toán, cộng tác với các phòng thu
mua, vật tƣ, sản xuất, kinh doanh để có thể quản trị tốt nhất.
Phòng quản lý chất lƣợng : Xây dựng các tiêu chuẩn chất lƣợng cần đạt đƣợc
đôi với công ty nhƣ 5S, ISO…Đảm bảo chất lƣợng về sản phẩm tạo thành, kiểm tra và
quản lý chất lƣợng về tất cả các lĩnh vực trong công ty.
Phòng quản lý sản xuất : Quản lý các công việc liên quan đến sản xuất, nhƣ
thu mua nguyên nhiên liệu, quản trị sản xuất, thành phẩm, đóng gói và quản lý kho.
Gồm các bộ phận sau:
Bộ phận thu mua : Thu mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, linh kiện máy
móc và những vật dụng liên quan đến sản xuất nhƣ khuôn, búa,…
Kho & đóng gói
+ Kho : Quản lý việc xuất nhập kho, bao gồm việc nhập kho nguyên vật liệu và
việc xuất nguyên liệu, vật tƣ để sản xuất. Việc kiểm soát lƣợng hàng trong kho là một
công việc rất quan trong đối với việc sản xuất kinh doanh của công ty. Nếu có một
chính sách tồn kho tốt, nhƣng lại không thể kiểm soát chặt chẽ về số lƣợng chất lƣợng
thì cũng vô nghĩa. Muốn có đƣợc điều đó thì thủ kho phải thƣờng xuyên kiểm kê, kiểm

soát đảm bảo hàng tồn kho. Hàng tồn kho là một trong những tài sản có giá trị lớn nhất
trong tổng tài sản của một công ty, thông thƣờng giá trị hàng tồn kho chiếm đến 40%
tổng giá trị tài sản của công ty. Do đó việc điều khiển, kiểm soát tốt hàng tồn kho là
vấn đề cần thiết và chủ yếu trong quản trị sản xuất tác nghiệp. Quản trị tốt lƣợng hàng
tồn kho có thể làm giảm chi phí tồn kho, nhƣng vẫn thỏa mãn đƣợc nhu cầu vật tƣ,
hàng hóa cho sản xuất và tiêu dùng, sản phẩm xuất kho khi bán.
+ Đóng gói : Chịu trách nhiệm toàn bộ phần bao bì và đóng gói sản phẩm để
nhập kho và xuất kho khi giao hàng.
Phòng sinh quản (QLSX) : Quản lý các đơn đặt hàng từ phòng kinh doanh để
liên hệ với với bộ phận sản xuất, yêu cầu bộ phận sản xuất cung cấp số lƣợng hàng
theo đơn đặt hàng từ phòng kinh doanh.
Xƣởng vụ: Nhận sản phẩm hoàn thành từ các phân xƣởng, lo việc kiểm kê
đánh giá sô lƣợng, chất lƣợng sản phẩm và đóng gói sản phẩm để nhấp kho.

8


Tổ quản lý khuôn và sửu khuôn : Chế tạo hoặc đƣa bên ngoài chế tạo công
cụ, khuôn búa, thiết bị cho gia công sản phẩm. Bảo quản khuôn, kẹp, công cụ cho sản
xuất, bảo dƣỡng, quản lý số lƣợng tồn kho.
Tổ gia công và kỹ thuận sản xuất : Thiết kế, lựa chọn công cụ, khuôn búa,
thiết bị phù hợp để sản xuất. Gia công sản phẩm, cắt rãnh cho sản phẩm, quản lý chất
lƣợng trong công đoạn.
Tổ thành hình : Thành hình sản phẩm, quản lý chất lƣợng trong công đoạn.
Phòng xử lý bề mặt : Tất cả các sản phẩm khi tạo ra đều phải trải qua khâu xử
lý này. Phòng xử lý bề mặt giúp tạo hình sản phẩm, tô xi mạ sản phẩm theo đúng tiêu
chuẩn sản phẩm cần có, hoặc theo yêu cầu khách hàng.
Phòng kinh doanh: Phụ trách toàn bộ công việc kinh doanh của công ty, các
mối quan hệ khách hàng, các vấn đề liên quan đến thị trƣờng và ảnh hƣởng đến tình
hình hoạt động kinh doanh của công ty, báo cáo tình hình kinh doanh trực tiếp lên cho

Tổng giám đốc. Phòng kinh doanh gồm các bộ phận sau:
Quan hệ khách hàng : Đảm bảo và giữ mối quan hệ tốt, lâu dài với khách
hàng cũ, phụ trách việc mở rộng thêm khách hàng mới.
Xuất nhập khẩu : Phụ trách việc xử lý các hóa đơn chứng từ để xuất khẩu
hàng đi nƣớc ngoài, tìm phƣơng tiện vẩn chuyển, bảo hiểm hàng hóa.
Quản lý thành phẩm : Kiểm tra đúng số lƣợng, chất lƣợng chuẩn bị xuất cho
khách hàng, xử lý các đơn, chứng từ liên quan để xuất hành, giao hàng.

9


Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty TNHH ANCHOR FASTENERS VN

Tổng giám đốc

Ủy Ban phúc lợi
Công Đoàn

Phó Tổng giám đốc

Trợ lý tổng giám
đốc

Phòng Hành Chán

Tổ môi trường &
an toàn lao động

Tổ bảo vệ


Phòng Kế Toán

Tổ nhân sự

Tổ tiền mặt

Phòng Quản Lý
Chất Lượng

Tổ giá thành

Tổ thu mua

Phòng Quản Lý Sản
Xuất

Tổ quản lý kho &
đống gói

Tổ sinh quản
(QLSX)

10

Tổ quản lý khuôn
& sửa khuôn

Phòng Chế Tạo

Phòng Xử Lý Bề

Mặt

Tổ gia công & kỹ
thuật sản xuất

Tổ thành hình

Phòng Kinh Doanh

Tổ quản lý thành
phẩm

Tổ XNK

Tổ quan hệ khách
hàng


2.4. Những khó khă và thuận lợi của công ty
2.4.1. Thuận lợi
Đây là ngành công nghiệp rất có triển vọng, vì thị trƣờng rất lớn, trong khi đó
công ty lại có công ty mẹ đứng sau hậu thuận về tài chính, luôn đảm bảo nguồn vốn
cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Vì vậy mà công ty luôn cải tiến công
nghệ, kỹ thuật và nhập những máy móc mới hiện đại để đảm bảo cho vai trò sản xuất
của mình. Từ đó có thể sản xuất ra những sản phẩm đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu đi
nƣớc ngoài, và tiêu thụ trong nƣớc.
Đƣợc nhà nƣớc Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi để phát triển, cũng nhƣ sự
quan tâm giúp đỡ của ban quản lý KCN Mỹ Xuân A2, Tân Thành, BR-VT.
Công ty có mối quan hệ tốt với khách hàng, và luôn quan tâm mở rộng mối
quan hệ này, không chỉ với khách hàng trong nƣớc mà khách hàng nƣớc ngoài vẫn

đƣợc công ty rất quan tâm.
2.4.2. Khó khăn
Công ty mới đi vào hoạt động nên chƣa đủ sức cạnh tranh với các đối thủ. Vừa
hoạt động đƣợc một thời gian, thì năm 2008 lại phải đƣơng đầu với cuộc khủng hoảng
tài chính toàn cầu bắt nguồn từ Mỹ. Nền kinh tế bị sủy giảm nghiêm trọng, điều đó đã
tác động không ít đến công ty
Trƣớc năm 2008, đội ngũ quản lý toàn bộ là ngƣời Đài Loan và ngƣời Trung
Quốc, với sự quản lý không phù hợp, đã gây ra nhiều thất thoát cho công ty, việc
không chú trọng nắm bắt thị trƣờng và lƣợng khách hàng dự kiến, cộng với việc sản
xuất ồ ạt không kiểm soát chất lƣợng sản phẩm đã hiện tại có một lƣợng hàng tồn kho
quá lớn.
Trong thời gian qua với sự thay đổi cơ cấu quản lý và sắp xếp lại công ty theo
chủ trƣơng của các cấp có thẩm quyền dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty không đƣợc ổn định. Bên cạnh đó, giá cả nguyên vật liệu lại luôn biến động
nên cũng gây nhiều ảnh hƣởng đến công ty. Việc sản xuất từ đó cũng phát sinh thêm
nhiều chi phí mới. Làm cho giá thành sản phẩm của công ty cao, thiếu sức cạnh tranh
đối với thị trƣờng
Chƣa chú trọng mở rộng thị trƣờng, quy mô tiêu thụ sản phẩm chƣa lớn, chƣa
tạo ra đƣợc nhƣng điều kiện thuận lợi trong việc bán và giao hàng cho khách.
11


2.5. Kế hoạch phát triển năm 2009
Căn cứ vào thực trạng tình hình của công ty, cũng nhƣ những thông tin thu thập
đƣợc từ thị trƣờng thì hiện nay nhu cầu sử dụng sản phẩm của công ty tại thị trƣờng
Việt Nam là rất lớn. Nắm bắt đƣợc những yếu tố đó, công ty đã đƣa ra kế hoạch phát
triển nhƣ sau:
Năm 2009 này, theo số liệu thống kê tồn kho thì hiện tại lƣợng hàng tồn kho
của công ty có thể nói là rất lớn. Trên 1.000 tấn, tƣơng đƣơng với khoản 1,7 triệu đô
la. Lƣợng hàng này chủ yếu là các mặt hàng xây dựng nhƣ: cut, drop, sleeve, hit,

wedge anchor…đƣợc sản xuất từ năm 2004 đến nay. Những năm trƣớc đây lƣợng
hàng này sản xuất chủ yếu giành để xuất đi thị trƣờng nƣớc ngoài. Nhƣng nay do
lƣợng hàng tồn kho quá nhiều cộng với việc nền kinh tế thế giới bị suy giảm nghiêm
trọng nên đã gây ảnh hƣởng không ít đến công tác xuất khẩu hàng hóa đi nƣớc ngoài.
Theo chủ trƣơng mới của ban lãnh đạo công ty, bắt đầu từ năm 2009 công ty sẽ
phát triển thị trƣờng trong nƣớc, làm cho thị trƣờng trong nƣớc vốn chỉ tiêu thụ đƣợc
20% lƣợng hàng sản xuất tăng lên 50%. Bên cạnh đó, việc bán hàng qua diện thoại và
Internet bây giờ đã trở nên khó khăn hơn, do đó cần có chính sách marketing sản phẩm
trực tiếp đến tay khách hàng, cung nhƣ việc thƣờng xuyên khảo sát để nắm bắt thị
trƣờng này, để có thể đáp ứng nhu cầu thị trƣờng mọi lúc mọi nơi. Có nhƣ vậy sản
phẩm Cty mới có thể đến tay khách hàng một cách tiện lợi, nhanh chóng.
Mở rộng khai thác các mặt hàng mới của công ty, nhƣ sản phẩm linh kiện xe
máy chẳng hạn. Ngoài việc bán sản phẩm cho nhà máy HONDA công ty cũng cần tìm
kiêm mở rộng lƣợng khách hàng cho nguồn sản phẩm mới này của công ty. Bên cạnh
đó, công ty sẽ trực tiếp marketing sản phẩm này đến các cửa hàng nhỏ, lẻ trong các
thành phố lớn, có sức tiêu thụ mạnh, nhƣ Tp.HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng…
Thay vì trƣớc đây cty luôn phải vẫn chuyển hàng từ kho nhà xƣởng cty lên
Tp.HCM để giao hàng, thì nay cty sẽ mở lại kho hàng ở Tp.HCM, để cho việc bán
hàng và vẫn chuyển hàng hóa đƣợc thuận lợi hơn. việc không có kho hàng ở Tp.HCM
làm tốn nhiều thời gian và chi phí vẫn chuyển khi phải giao những lƣợng hàng ít,
lƣợng mà khách hàng mua để sử dụng
Mở rộng quy mô sản xuất, cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, cải tiến kỹ thuật,
nâng cao chất lƣợng sản phẩm. Đông thời tổ chức quản lý tốt nhằm trách gây lãng phí
12


thất thoát cho cty để có thể giảm giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh với các
đối thủ khác.
2.6. Một số sản phẩm nổi bật của công ty
Hình 2.2 Một số sản phẩm của công ty


13


2.7 Khái quát về tình hình nhân sự công ty
Nhân tố lao động đóng một vai trò quan trọng trong sự thành bại của công ty.
Nhân sự công ty đã có một sự thay đổi lớn bắt đầu từ năm 2008. Ban lãnh đạo công ty
đã đƣợc thay thế toàn bộ
Bảng 2.1 Nhân Sự Công Ty Năm 2008
Khoản mục

Số lƣợng

Tổng số lao động

138

Tỷ trọng (%)

Phân theo tính chất
-

Trực tiếp

93

67

-


Gián tiếp

45

33

Phân theo giới tính
-

Nam

66

48

-

Nữ

72

52

Phân theo trình độ văn hóa
-

Đại học

25


18

-

Cao đẳng

14

10

-

Trung cấp

20

15

-

Phổ thông

79

57

Nguồn : Phòng nhân sự công ty TNHH Anchor fasteners VN
Với một công ty mang tính chất sản xuất thì với 138 lao động thì công ty
Anchor chỉ là một công ty thuộc loại nhỏ. Công ty sản xuất theo dây chuyển từ phía
Đài Loan, nên lực lƣợng lao động trực tiếp của công ty cũng không nhiều, chỉ chiếm tỷ

lệ 67%, gấp đôi lƣợng lao động gián tiếp là 33%. Điều đó cho thấy máy móc công ty
khá hiện đại, có thể tự vận hành mà không cần phải tốn nhiều lao động thủ công. Điều
đó làm cho công ty đỡ tốn chi phí nhân công hơn, và sản phẩm tạo ra cũng có phần
mang tínhchính xác cao hơn. Tuy nhiên, với ngành nghề sản xuất kim loại, thì tỷ lệ lao
động nữ của công ty chiếm đến 52%, so với 48% của nam là có phần chƣa hợp lý. Về
trình độ học vấn thì công ty có 42% đạt trình độ trung cấp trở lên và phần còn lại đã tốt
nghiệp phổ thông, chỉ có vài lao động cá biệt là có trình độ dƣới phổ thông. Những
điều đó cho thấy công ty có một đội ngũ lao động với trình độ học vấn cao, có thể đủ

14


khả năng quản lý công ty một cách hiệu quả. Nhƣng đội ngũ này vẫn chƣa tận dụng
hết tiềm năng công ty.

15


×