Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CỦA NGÂN HÀNG AGRIBANK CHI NHÁNH TÂY SÀI GÒN TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (764.16 KB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ
CỦA NGÂN HÀNG AGRIBANK CHI NHÁNH TÂY SÀI GÒN
TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

LƯU THỊ THANH VIỆT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2009


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “CÁC YẾU TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CỦA NGÂN HÀNG AGRIBANK CHI
NHÁNH TÂY SÀI GÒN TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ”
do Lưu Thị Thanh Việt, sinh viên khóa 31, ngành KINH TẾ, chuyên ngành KINH TẾ
NÔNG LÂM, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

.

TS. NGUYỄN VĂN NGÃI
Người hướng dẫn,

Ngày



tháng

năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư kí hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Ngày

tháng

năm

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Trong suốt quãng thời gian học tập của mình, em luôn nhận được rất nhiều sự
quan tâm giúp đỡ của quí thầy cô trường Đại Học Nông Lâm đặc biệt là các thầy cô
trong Khoa Kinh Tế. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô những người đã tận tình
giúp đỡ và truyền đạt cho em những kiến thức, những kinh nghiệm sống làm hành
trang bước vào đời.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Văn Ngãi - người đã tận tình
hướng dẫn em trong suốt thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp.

Xin chân thành cảm ơn đến các anh chị, cô chú phòng kế hoạch kinh doanh của
ngân hàng Agribank Chi nhánh Tây Sài Gòn đã cung cấp những thông tin cần thiết cho
em trong quá trình thực tập.
Con xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến mẹ, người đã luôn ở bên con, luôn
động viên nhắc nhở và cố gắng tạo mọi điều kiện tốt nhất để con được tiếp tục con
đường học tập của mình.
Mình xin gửi lời cảm ơn đến tất cả bạn bè - những người luôn giúp đỡ và động
viên mình trong suốt quãng thời gian còn ngồi trên ghế nhà trường.
Vì thời gian và kiến thức có hạn nên không tránh khỏi những thiếu sót, rất
mong được quý thầy cô lượng thứ.
Cuối cùng em xin kính chúc tập thể các thầy cô trường Đại Học Nông Lâm
cùng tập thể các anh chị, cô chú làm việc ở ngân hàng Agribank Chi nhánh Tây Sài
Gòn lời chúc sức khỏe và thành đạt.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 06 năm 2009
Sinh viên
Lưu Thị Thanh Việt


NỘI DUNG TÓM TẮT
LƯU THỊ THANH VIỆT. Tháng 07 năm 2009. “Các Yếu Tố Ảnh Hưởng đến
Chất Lượng Dịch Vụ của Ngân Hàng Agribank Chi Nhánh Tây Sài Gòn trong
Tiến Trình Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế”.
LƯU THỊ THANH VIỆT. July 2009. “The Factors Influencing on Quality in
Banking Services at Agribank Bank – Branch Western Saigon in the Process of
the International Economic Integration”.
Khoá luận tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ của ngân
hàng Agribank Chi nhánh Tây Sài Gòn và qua đó nghiên cứu mối quan hệ giữa sự hài
lòng của khách hàng về các yếu tố chất lượng dịch vụ của ngân hàng. Từ đó có những
giải pháp cần thiết nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cao khả năng cạnh tranh
của ngân hàng, đặc biệt là trong thời buổi hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay.

Trên cơ sở thang đo lường chung về chất lượng dịch vụ của Parasuraman, đề tài
tiến hành xây dựng và hiệu chỉnh thang đo cho phù hợp với lĩnh vực ngân hàng. Sau
đó thực hiện phỏng vấn trực tiếp ngẫu nhiên 100 người đang thực hiện giao dịch tại
ngân hàng Agribank Chi nhánh Tây Sài Gòn. Mẫu điều tra được tiến hành kiểm định
độ tin cậy Cronbach’s alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA nhằm gia tăng thêm
tính tin cậy của thang đo. Sau khi phân tích EFA, mô hình nghiên cứu được hiệu chỉnh
lại và tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính bội các thành phần chất lượng dịch vụ ảnh
hưởng đến mức độ hài lòng. Kết quả cho thấy, 4 thành phần chất lượng dịch vụ đều có
mối quan hệ dương với mức độ hài lòng của khách hàng, trong đó mức độ ảnh hưởng
theo thứ tự giảm dần như sau: năng lực phục vụ, mức độ tin cậy, mức độ đồng cảm và
phương tiện hữu hình. Từ đó, đề tài đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao sự hài
lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ của ngân hàng Agribank Chi nhánh
Tây Sài Gòn.


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

viii

Danh mục các bảng

ix

Danh mục các hình

x

Danh mục phu lục


xi

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1. Mục tiêu tổng quát

2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

2

1.4. Cấu trúc khoá luận

2


CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

4

2.1. Tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội địa phương năm 2008 ảnh hưởng đến
hoạt động của ngân hàng Agribank Chi nhánh Tây Sài Gòn

4

2.2. Tổng quan về ngân hàng Agribank Chi nhánh Tây Sài Gòn và chất lượng
dịch vụ ngân hàng Agribank Chi nhánh Tây Sài Gòn

5

2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển ngân hàng Agribank Việt Nam

5

2.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển ngân hàng Agribank Chi nhánh Tây
Sài Gòn

7

2.2.3. Bộ máy quản lí của ngân hàng Agribank Chi nhánh Tây Sài Gòn

8

2.2.4. Các loại hình dịch vụ của ngân hàng Agribank Chi nhánh Tây Sài
Gòn


10

2.3. Đánh giá tổng quát về dịch vụ của Ngân hàng Agribank Chi nhánh Tây
Sài Gòn

18

2.3.1. Những kết quả đạt được

18

2.3.2. Những mặt còn tồn tại

20

2.4. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng trong bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế

21
v


2.5. Phương hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Agribank Chi nhánh
Tây Sài Gòn trong năm 2009

22

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu


26
26

3.1.1. Các khái niệm cơ bản

26

3.1.2. Mô hình năm khoảng cách chất lượng dịch vụ của Parasuraman & ctg27
3.1.3. Các giả thuyết cho mô hình nghiên cứu
3.2. Phương pháp nghiên cứu

31
32

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

32

3.2.2. Phương pháp xử lí số liệu

32

3.2.3. Xây dựng quy trình nghiên cứu:

33

3.2.4. Điều chỉnh thang đo lần 1

34


3.2.5. Nghiên cứu sơ bộ - phỏng vấn thử

36

3.2.6. Điều chỉnh thang đo lần 2

37

3.2.7. Đo lường mức độ hài lòng của khách hàng

37

3.2.8. Nghiên cứu chính thức

37

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

38

4.1. Mô tả mẫu

38

4.2. Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s alpha

41

4.2.1. Kết quả thang đo chất lượng dịch vụ


41

4.2.2. Kết quả thang đo mức độ hài lòng

45

4.3. Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA
4.3.2. Thang đo mức độ hài lòng của khách hàng

45
49

4.4. Mô Hình Nghiên Cứu Hiệu Chỉnh

49

4.5. Kiểm định mô hình nghiên cứu bằng phân tích hồi quy bội

51

4.5.1. Xem xét ma trận tương quan giữa các biến

51

4.5.2. Phân tích hồi quy bội

51

4.5.3. Giải thích sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ ngân

hàng Agribank Chi nhánh Tây Sài Gòn

55

4.6. Phân tích phương sai một yếu tố (Oneway anova)

56

4.7. Nhận xét kết quả nghiên cứu này với các kết quả nghiên cứu trước

60

vi


4.8. Đề xuất những giải pháp nâng cao sự hài lòng của khách hàng đối với chất
lượng dịch vụ của ngân hàng Agribank Chi nhánh Tây Sài Gòn
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

61
65

5.1. Kết luận

65

5.2. Kiến nghị

66


5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo

67

TÀI LIỆU THAM KHẢO

68

PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Agribank

Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông
Thôn Việt Nam (Vietnam Bank for Agriculture
and Rural Development)

ATM

Máy Rút Tiền Tự Động

ctg

Các Tác Giả

EFA


Exploratory Factor Analysis - Kỹ Thuật Phân
Tích Nhân Tố Khám Phá

SERVQUAL

Service Quality – Thang Đo Chất Lượng Dịch
Vụ của Parasuraman & ctg, 1985

QĐ – NHNN

Quyết Định Ngân Hàng Nhà Nước

STT

Số Thứ Tự

USD

Đô La Mỹ

VNĐ

Việt Nam Đồng

WTO

Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (World Trade
Organization)

viii



DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Nguồn Vốn Huy Động từ Năm 2006-2008 tại Ngân Hàng Agribank Chi
Nhánh Tây Sài Gòn

10

Bảng 2.2. Cơ Cấu Dư Nợ Phân theo Nội, Ngoại Tệ

12

Bảng 2.3. Hoạt Động Bảo Lãnh của Ngân Hàng trong 3 Năm 2006, 2007, 2008

14

Bảng 2.4. Tổng Doanh Số Thanh Toán Quốc Tế của Ngân Hàng trong 3 Năm 2006,
2007, 2008

15

Bảng 4.1. Mã Hoá Các Biến

38

Bảng 4.2. Thống Kê Các Đặc Điểm của Khách Hàng

40


Bảng 4.3. Kiểm Định Cronbach’s Alpha của Thành Phần Tin Cậy

42

Bảng 4.4. Kiểm Định Cronbach’s Alpha của Thành Phần Đáp ứng

42

Bảng 4.5. Kiểm Định Cronbach’s Alpha của Thành Phần Năng Lực Phục Vụ

43

Bảng 4.6. Kiểm Định Cronbach’s Alpha của Thành Phần Đồng Cảm

44

Bảng 4.7. Kiểm Định Cronbach’s Alpha của Thành Phần Phương Tiện Hữu Hình

44

Bảng 4.8. Kiểm Định Cronbach’s Alpha của Thang Đo Mức Độ Hài Lòng

45

Bảng 4.9. Phân Tích Nhân Tố Khám Phá của Thang Đo Chất Lượng Dịch Vụ

46

Bảng 4.10. Kết Quả Phân Tích Nhân Tố Khám Phá của Thang Đo Mức Độ Hài
Lòng


49

Bảng 4.11. Ma Trận Tương Quan Giữa Các Biến

51

Bảng 4.12. Phân Tích Phương Sai của Mô Hình Hồi Quy Bội

52

Bảng 4.13. Hệ Số của Phương Trình Hồi Quy

52

Bảng 4.14. Kiểm Định Levene Các Biến Giới Tính, Độ Tuổi, Trình Độ Học Vấn và
Thu Nhập

57

Bảng 4.15. Phân Tích Phương Sai ANOVA về Giới Tính

58

Bảng 4.16. Phân Tích Phương Sai ANOVA Về Độ Tuổi

59

Bảng 4.17. Phân Tích Phương Sai ANOVA về Trình Độ Học Vấn


59

Bảng 4.18. Phân Tích Phương Sai ANOVA về Thu Nhập

59

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.2. Biểu Đồ Tổng Nguồn Vốn Huy Động qua 3 Năm 2006, 2007, 2008

11

Hình 2.3. Biểu Đồ Tổng Dư Nợ qua 3 Năm 2006, 2007, 2008

12

Hình 2.4. Biểu Đồ Tổng Doanh Số Thanh Toán Quốc Tế của Ngân Hàng qua 3 Năm
2006, 2007, 2008

15

Hình 3.1. Mô Hình 5 Khoảng Cách Chất Lượng Dịch Vụ của Parasuraman & Ctg

28

Hình 3.2. Mối Quan Hệ giữa Chất Lượng Dịch Vụ với Sự Hài Lòng Của Khách Hàng 31
Hình 3.3. Quy Trình Nghiên Cứu


33

Hình 4.1. Mô Hình Nghiên Cứu Hiệu Chỉnh

50

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Bảng câu hỏi
Phụ lục 2. Bảng thống kê các đặc điểm của mẫu điều tra
Phụ lục 3. Kiểm định Cronbach’s alpha thang đo chất lượng dịch vụ
Phụ lục 4. Cronbach’s alpha của thang đo mức độ hài lòng chung
Phụ lục 5. Phân tích nhân tố khám phá EFA của thang đo chất lượng dịch vụ
Phụ lục 6. Phân tích nhân tố khám phá thang đo mức độ hài lòng
Phụ lục 7. Phân tích hồi quy tuyến tính bội
Phụ lục 8. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến
Phụ lục 9. Kiểm định phần dư có phân phối chuẩn

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Hội nhập WTO, Việt Nam đang phải đối mặt với những cơ hội và thách thức.
Ngân hàng là một trong những ngành được xếp vào lĩnh vực phải chịu nhiều áp lực

cạnh tranh nhất. Thực hiện các cam kết Hiệp định thương mại Việt Mỹ, các cam kết
song phương và đa phương, ngành ngân hàng đang đặt ra cho một hướng đi mới. Mở
cửa thị trường tài chính, áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng trong nước và nước
ngoài ngày càng gia tăng. Thị trường bị chia sẻ đáng kể khi các tập đoàn, các ngân
hàng lớn của nước ngoài đầu tư ngày càng nhiều vào Việt Nam. Dù một số ngân hàng
đã có những bước đi nhằm cải thiện tình hình chất lượng dịch vụ nhưng nhìn chung
thực trạng chất lượng dịch vụ của các ngân hàng trong ngành vẫn còn bộc lộ nhiều hạn
chế đáng kể. Nguy cơ khách hàng chuyển sang sử dụng dịch vụ của các ngân hàng
nước ngoài ngày càng gia tăng đòi hỏi các ngân hàng trong nước phải nhận diện và
nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm gia tăng tính cạnh tranh trên thị trường.
Agribank cũng như các ngân hàng thương mại khác đang đứng trước áp lực
cạnh tranh gay gắt này. Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng dịch vụ? Làm thế nào
để khách hàng Agribank có thể hài lòng với các dịch vụ của ngân hàng mình? Từ
những thực tế này, tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ ngân hàng,
nghiên cứu mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự thoả mãn của khách hàng về
chất lượng dịch vụ ngân hàng là việc làm rất có ý nghĩa. Chính vì vậy khóa luận thực
hiện nghiên cứu: “Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ ngân hàng Agribank
Chi nhánh Tây Sài Gòn trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế” nhằm đánh giá các
nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ ngân hàng để từ đó có biện pháp nâng cao
chất lượng dịch vụ ngân hàng trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế.


1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Nhằm đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ ngân hàng và sự
hài lòng của khách hàng đối với ngân hàng Agribank Chi nhánh Tây Sài Gòn và đề ra
giải pháp phát triển chất lượng dịch vụ.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu thực trạng phát triển dịch vụ của ngân hàng, những mặt mạnh và
những mặt còn tồn tại.

- Đánh giá chất lượng dịch vụ của ngân hàng thông qua mô hình thang đo
SERVQUAL.
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ của ngân hàng và
mức độ hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ đó.
- Đề ra biện pháp phát triển chất lượng dịch vụ cho ngân hàng.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ
ngân hàng dựa trên thang đo chất lượng dịch vụ của Parasuraman gồm các thành phần:
tin cậy, đáp ứng, năng lực phục vụ, đồng cảm và phương tiện hữu hình, còn các yếu tố
khác ngoài thang đo không được quan tâm trong luận văn.
Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn Quận 12, phỏng vấn ngẫu nhiên trực
tiếp 100 người đang thực hiện giao dịch tại ngân hàng Agribank Chi nhánh Tây Sài
Gòn về đánh giá chất lượng dịch vụ của ngân hàng (thời gian từ ngày 26/03/2009 đến
ngày 20/05/2009). Trước khi tiến hành phỏng vấn chính thức 100 người, tác giả tiến
hành nghiên cứu sơ bộ bằng cách phỏng vấn thử 15 người nhằm hiệu chỉnh thang đo,
để tiến hành phỏng vấn chính thức đạt kết quả hơn.
1.4. Cấu trúc khoá luận
Khoá luận bao gồm năm chương:
Chương 1. Mở đầu: Nêu lý do, ý nghĩa của việc chọn đề tài, đưa ra các mục tiêu
nghiên cứu và đề cập đến phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Chương 2. Tổng quan: Sơ lược về tình hình kinh tế - xã hội Quận 12 có ảnh
hưởng đến hoạt động của ngân hàng Agribank Chi nhánh Tây Sài Gòn, lịch sử hình
thành và phát triển của ngân hàng Agribank Việt Nam, tổng quan về ngân hàng
2


Agribank Chi nhánh Tây Sài Gòn, giới thiệu về các loại hình dịch vụ, tìm hiểu thực
trạng hoạt động dịch vụ của ngân hàng qua 3 năm 2006, 2007, 2008, và qua đó đánh
giá sơ bộ những mặt đạt được và những mặt còn tồn tại trong lĩnh vực dịch vụ của
ngân hàng.

Chương 3: Chương này nêu lên những khái niệm, định nghĩa liên quan đến vấn
đề nghiên cứu. Phần cuối của chương nêu lên phương pháp được dùng để nghiên cứu
đề tài.
Chương 4: Trình bày kết quả nghiên cứu và thảo luận mà tác giả đã thu thập
trong quá trình điều tra nghiên cứu để đạt mục tiêu nghiên cứu ban đầu .
Chương 5: Rút ra những kết luận qua quá trình tìm hiểu, khảo sát nghiên cứu và
nêu ra những hạn chế của đề tài nghiên cứu, đề ra hướng nghiên cứu tiếp theo, và cuối
cùng đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần giải quyết vấn đề.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội địa phương năm 2008 ảnh hưởng đến
hoạt động của ngân hàng Agribank Chi nhánh Tây Sài Gòn
Năm 2008 là năm bản lề của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 20062010 theo tinh thần Nghị quyết Đại hội X của Đảng, lại là năm mà tình hình kinh tế
thế giới và trong nước biến động rất phức tạp, khó lường, thậm chí vận động theo
những xu hướng trái chiều. Năm 2008 là năm thứ 3 thực hiện Nghị quyết Đảng bộ
quận 12 – TP.HCM lần thứ III, kế hoạch 5 năm (2006-2010). Hoạt động kinh tế trong
năm qua gặp rất nhiều khó khăn và chịu tác động trực tiếp cuộc khủng hoảng kinh tế
thế giới nhưng Chính phủ đã kịp thời và kiên quyết chỉ đạo các bộ ngành, địa phương
nổ lực thực hiện 8 nhóm giải pháp chống lạm phát để phấn đấu tăng trưởng kinh tế,
thực hiện an sinh xã hội. Kinh tế quận 12 vẫn giữ được nhịp tăng trưởng tốt, đảm bảo
các chỉ tiêu tăng trưởng mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận và kế hoạch năm đã đề
ra. Thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng Thương mại - Dịch vụ - Công
nghiệp – Nông nghiệp, trong đó chú trọng đến việc phát triển loại hình dịch vụ trình độ
cao, quy mô đầu tư lớn.
Kết quả hoạt động của một số ngành kinh tế của quận trong năm qua như sau:

+ Tổng doanh thu thương mại - dịch vụ tăng 21.28% so với năm 2007 và đạt
101.10% so kế hoạch năm 2008.
+ Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 16.84% so với năm 2007 và đạt 100.76% so
với kế hoạch năm 2008, trong đó tập trung chủ yếu vào một số ngành là dệt, may, sản
xuất thực phẩm…
+ Giá trị sản lượng nông nghiệp giảm 2.45% so với năm 2007, trong đó giá trị
trồng trọt giảm 1.68%, giá trị chăn nuôi giảm 2.73%, giá trị thủy sản tăng 2.15% và giá
trị dịch vụ nông nghiệp giảm 3.23%.


+ Tình hình đầu tư mới cũng được tăng cao, trong năm có 1280 doanh nghiệp
và 1153 hộ kinh doanh cá thể được thành lập với tổng số vốn đăng ký là 1738 tỷ đồng.
+ Tổng thu ngân sách Nhà nước 500 tỷ đồng đạt 157.59% dự toán pháp lện năm
và bằng 126.52% so với năm 2007.
Đối với hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi
nhánh Tây Sài Gòn, trong năm 2008, để thực hiện nghiêm túc chủ trương của Chính
phủ và Ngân hàng Nhà nước nhằm kìm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo
an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững, Chi nhánh luôn phát huy thế mạnh sẵn có về
cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, chiếm lĩnh được thị phần hoạt động trong bối
cảnh khó khăn về cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng trên địa bàn, trên cơ sở giữ
được mối quan hệ tốt với cấp ủy, Chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng
trong quận đã giúp cho hoạt động kinh doanh của Chi nhánh giữ được ổn định và từng
bước khẳng định vị thế của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trên địa
bàn quận vùng ven.
Từ những tác động trên đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Agribank Chi nhánh Tây Sài Gòn.
2.2. Tổng quan về ngân hàng Agribank Chi nhánh Tây Sài Gòn và chất lượng
dịch vụ ngân hàng Agribank Chi nhánh Tây Sài Gòn
2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển ngân hàng Agribank Việt Nam
Ngày 26/03/1988, Hội Đồng Bộ Trưởng (nay là Chính Phủ) ban hành nghị định

số 53/HĐBT thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát
Triển Nông Nghiệp Việt Nam. Tuy đã hình thành, nhưng tổ chức bộ máy và cơ chế
hoạt động vẫn do Ngân hàng Nhà nước quản lý và điều hành.
Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ)
ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế Ngân
hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam là ngân
hàng thương mại đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, là
một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của
mình trước pháp luật.
Từ 1992, Ngân hàng Nông nghiệp mở ra hoạt động kinh doanh đối ngoại gồm
cả cho vay ngoại tệ và thanh toán quốc tế, đồng thời là Ngân hàng thương mại đầu tiên
5


thực hiện dự án của các tổ chức quốc tế. Là Ngân hàng thương mại, nhưng Ngân hàng
Nông nghiệp rất quan tâm đến đầu tư cho hộ nghèo, đóng góp tích cực vào xoá đói
giảm nghèo.
Năm 1994, Ngân hàng Nông nghiệp thành lập Quỹ Cho vay ưu đãi Hộ nghèo.
Trên cơ sở đó năm 1995, đề xuất được Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước chấp thuận
cho lập Ngân hàng Phục vụ người nghèo trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp. Ngân
hàng Phục vụ người nghèo được Đảng, Nhà nước và nhân dân đánh giá cao, từ năm
2003 chuyển thành Ngân hàng Chính sách Xã hội.
Ngày 15/11/1996, được Thủ tướng uỷ quyền, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
ký Quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam là doanh nghiệp
Nhà nước hoạt động kinh doanh có tư cách pháp nhân, được tổ chức và hoạt động theo
điều lệ thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê chuẩn, vốn điều lệ của Nhà nước xác định
là 5000 tỷ đồng Việt Nam, có trụ sở chính đặt tại thành phố Hà Nội: số 2 - Láng Hạ quận Ba Đình - Hà Nội.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam là doanh nghiệp

Nhà nước hạng đặc biệt thực hiện hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh
khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện mục tiêu của Nhà nước.
Với tên gọi mới, ngoài chức năng của một ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam được xác định thêm nhiệm vụ đầu tư và phát
triển đối với khu vực nông thôn thông qua việc mở rộng đầu tư vốn trung, dài hạn để
xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ hải sản góp phần
thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông
thôn.
Bên cạnh mở rộng kinh doanh trên thị trường trong nước, Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam tăng cường mở rộng quan hệ, hợp tác với
các tổ chức nước ngoài để tăng cường thêm uy tín, mở rộng thêm nguồn vốn kinh
doanh.
Đến cuối năm 2007, tổng nguồn vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam đạt 305671 tỷ VNĐ, tổng tài sản có trên 321444 tỷ VNĐ và là
6


ngân hàng thương mại có tổng tài sản lớn nhất Việt Nam, hơn 2200 chi nhánh trên
toàn quốc và 29492 cán bộ nhân viên (chiếm 40% tổng số cán bộ nhân viên toàn hệ
thống ngân hàng Việt Nam), ứng dụng công nghệ hiện đại, cung cấp những sản phẩm,
dịch vụ ngân hàng hoàn hảo… Đến nay, tổng số dự án nước ngoài mà Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam tiếp nhận và triển khai là 111 dự án
với tổng số vốn 4 tỷ USD. Hiện nay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Việt Nam đã có quan hệ đại lý với 931 ngân hàng đại lý tại 112 quốc gia và vùng lãnh
thổ, là thành viên của nhiều tổ chức, hiệp hội tín dụng có uy tín lớn.
Ngoài hoạt động kinh doanh, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Việt Nam luôn chú trọng đến công tác từ thiện xã hội. Từ 1988 đến nay đã đóng góp
hơn 82 tỷ đồng, riêng năm 2007 là 27 tỷ đồng cho hoạt động này.
Vượt qua bao khó khăn gian khổ, các thế hệ cán bộ, viên chức đã xây dựng
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trở thành Ngân hàng lớn

mạnh hàng đầu được Đảng, Nhà nước trao tặng danh hiệu cao quý: Anh hùng lao động
trong thời kỳ đổi mới (2003), Huân chương độc lập hạng nhì (2008); hàng nghìn tập
thể, cá nhân được trao tặng nhiều huân chương, phần thưởng lớn.
Với những thành tựu đã đạt được như vây, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn được khẳng định là ngân hàng chủ đạo, chủ lực trong thị trường tài
chính nông thôn, đồng thời là ngân hàng thương mại đa năng, giữ vị trí hàng đầu trong
hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam.
2.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển ngân hàng Agribank Chi nhánh Tây Sài
Gòn
Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tây Sài Gòn (tiền
thân là Chi nhánh Quang Trung) là một trong những chi nhánh của Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam được thành lập theo quyết định số 39LQĐNHNN ngày 08/07/1998 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam, trụ sở Chi nhánh đặt tại: 131A Lê Văn Khương, Phường Hiệp
Thành, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhiệm vụ chính của chi nhánh là thực hiện các nghiệp vụ tiền tệ tín dụng, dịch
vụ ngân hàng và các nghiệp vụ khác đối với các thành phần kinh tế và dân cư tại Quận
12, cũng như các quận lân cận tại Thành phố Hồ Chí Minh. Từ khi thành lập đến nay,
7


ngân hàng luôn bám sát mục tiêu phát triển của ngành, của kinh tế địa phương, từng
bước đi vào hoạt động có hiệu quả. Từ đó tạo thành động lực phát triển, đưa hoạt động
của ngân hàng hoà vào sự phát triển chung của đất nước.
Với phương châm kinh doanh “Ngân hàng AGRIBANK - Chi nhánh Tây Sài
Gòn góp phần làm gia tăng lợi ích của khách hàng”, đến với Ngân hàng Agribank Chi
nhánh Tây Sài Gòn, khách hàng sẽ được phục vụ nhiệt thành, tận tâm, chu đáo, nhanh
chóng, an toàn và hiệu quả. Với mong muốn trở thành người bạn đồng hành cùng với
quá trình phát triển của doanh nghiệp và mọi nhà, Ngân hàng mong tiếp tục nhận được
sự quan tâm, hợp tác của các đối tác và của Quý khách hàng.
2.2.3. Bộ máy quản lí của ngân hàng Agribank Chi nhánh Tây Sài Gòn

a) Sơ đồ tổ chức
Hình 2.1. Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức của Ngân Hàng
GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM
ĐỐC

PHÒNG KẾ
TOÁN

PHÒNG
KHKD

PHÒNG
TÍN DỤNG

PHÓ GIÁM
ĐỐC

PHÒNG
NGÂN QUỸ

PHÒNG
HCNS

PHÒNG
MÁY TÍNH

PHÒNG
KIỂM SOÁT


PHÒNG
TTQT

PHÒNG GIAO
DỊCH 1

PHÒNG GIAO
DỊCH 2

PHÒNG GIAO
DỊCH 3

Nguồn tin: Phòng kế hoạch kinh doanh ngân hàng Agribank Chi nhánh Tây Sài Gòn

8


Trong đó:
PHÒNG KHKD: Phòng kế hoạch kinh doanh.
PHÒNG HCNS: Phòng hành chính nhân sự.
PHÒNG TTQT: Phòng thanh toán quốc tế.
b) Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban
Giám đốc: Chịu trách nhiệm điều hành và chỉ đạo chung toàn bộ hoạt động
kinh doanh của chi nhánh, trực tiếp chỉ đạo tất cả các phòng ban tại chi nhánh và tổ
chức sắp xếp bộ máy hoạt động sao cho phù hợp với quy định của Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
Phó giám đốc: Hỗ trợ cho giám đốc có hai phó giám đốc – là người quyết định
toàn bộ mọi hoạt động của chi nhánh, đề xuất, tham mưu cho giám đốc đồng thời phải
chịu trách nhiệm về mọi quyết định của mình.

Phòng kế toán: Có nhiệm vụ phản ánh và kiểm tra toàn bộ hoạt động kinh
doanh, hoạch toán các nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng. Hàng ngày phòng còn
thực hiện kết toán các khoản thu chi để xác định lượng vốn hoạt động của ngân hàng.
Phòng kế toán là nơi tiếp nhận chứng từ trực tiếp từ khách hàng, lưu trữ số liệu làm cơ
sở cho hoạt động của ngân hàng.
Phòng kế hoạch kinh doanh gồm 2 phòng: phòng tín dụng và phòng thanh toán
quốc tế.
- Phòng tín dụng: Có chức năng tham mưu cho ban Giám đốc trong triển khai
thực hiện các chính sách, chế độ, thể lệ Nhà nước của ngành, của địa phương vào thực
tiễn kinh doanh của Chi nhánh liên quan đến các nhiệm vụ của phòng. Phòng tín dụng
có nhiệm vụ thực hiện công tác quản lý vốn và sử dụng nguồn vốn an toàn, thực hiện
cho vay đúng theo nguyên tắc quy định của Ngân hàng.
- Phòng thanh toán quốc tế: Có chức năng tham mưu cho Ban Giám đốc những
biện pháp nâng cao hiệu quả và chất lượng trong công tác thanh toán quốc tế, kinh
doanh dịch vụ ngân hàng, quan hệ với các ngân hàng nước ngoài.
Phòng ngân quỹ: Có chức năng quản lý trực tiếp và bảo quản tiền Việt Nam
đồng, ngân phiếu thanh toán, các loại ngoại tệ, các chứng từ có giá, các hồ sơ thế chấp,
cầm cố của khách hàng vay; thực hiện kinh doanh vàng, bạc, đá quý và thu đổi ngoại
tệ; tham mưu cho Ban Giám đốc điều hành các nhiệm vụ được giao có hiệu quả.
9


Phòng hành chính nhân sự: Gồm hai chức năng quản lý hành chính và chức
năng tham mưu cho Ban Giám đốc trong công tác quản lý, tổ chức nhân sự, quy hoạch
đào tạo và đề bạt cán bộ; thực hiện tuyển nhân viên, chấm công nhân viên, theo dõi
toàn bộ công nhân viên bằng chương trình vi tính, xây dựng công tác của Ban Giám
đốc trong tuần.
Phòng máy tính: Thực hiện chức năng quản lý, cài đặt hệ thống máy tính của
ngân hàng và các phần mềm phục vụ cho các nghiệp vụ của ngân hàng.
Phòng kiểm soát: Có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát các hoạt động của Chi nhánh

và phòng ban.
Phòng giao dịch: Mỗi phòng giao dịch gồm 1 Giám đốc, 1 Phó Giám đốc và 6
nhân viên (3 nhân viên kế toán, ngân quỹ và 3 nhân viên tín dụng). Các phòng giao
dịch chịu sự điều hành trực tiếp của Giám đốc.
2.2.4. Các loại hình dịch vụ của ngân hàng Agribank Chi nhánh Tây Sài Gòn
a) Huy động vốn
Huy động vốn là hoạt động truyền thống và chủ yếu của các ngân hàng thương
mại nói chung. Dịch vụ huy động vốn của ngân hàng chủ yếu là huy động tiền gửi tiết
kiệm của công chúng nhằm tạo ra nguồn vốn hoạt động của ngân hàng. Với nhiều hình
thức huy động vốn đa dạng và phong phú về kỳ hạn, về loại tiền gửi, lãi suất linh hoạt,
hấp dẫn, Agribank Chi nhánh Tây Sài Gòn đã thu hút ngày càng đông đảo khách hàng
Quận 12 và khu vực lân cận.
Nhìn chung, tình hình huy động vốn tại Chi nhánh tăng từ năm 2006 đến năm
2007 và sang năm 2008 thì giảm, thể hiện qua bảng và biểu đồ dưới đây:
Bảng 2.1. Nguồn Vốn Huy Động từ Năm 2006-2008 tại Ngân Hàng Agribank Chi
Nhánh Tây Sài Gòn
Đơn vị: tỷ đồng.
Chỉ tiêu

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Tổng nguồn vốn huy động

1092.2

1832


1494

Giá trị tăng trưởng

739.8

-338

Tốc độ tăng trưởng (%)

67.73

-30.95

Nguồn tin: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006, 2007, 2008 ngân hàng
Agribank Chi nhánh Tây Sài Gòn
10


Tỷ đồng

Hình 2.2. Biểu Đồ Tổng Nguồn Vốn Huy Động qua 3 Năm 2006, 2007, 2008

2000
1800
1600
1400
1200
1000

800
600
400
200
0

1832
1494
1092.2
Tổng nguồn vốn

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm

Nguồn tin: Tính toán tổng hợp
Tổng nguồn vốn huy động được cuối năm 2006 là 1092.2 tỷ đồng, đến cuối
năm 2007 là 1832 tỷ đồng, tăng 739.8 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 67.73%. Nhưng
đến cuối năm 2008, tổng nguồn vốn huy động giảm 338 tỷ đồng, còn 1494 tỷ đồng, tốc
độ tăng trưởng giảm 30.95%. Nguyên nhân là do năm 2007, Việt Nam gia nhập WTO,
hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới, thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo
hướng thương mại dịch vụ – công nghiệp – nông nghiệp, kinh tế quận 12 đã có những
khởi sắc đáng kể, nhiều công ty đầu tư mới với tổng số vốn trên 1098 tỷ đồng, tăng
39% so năm 2006. Lượng vốn huy động được từ các công ty, các tổ chức kinh tế tăng
cao từ 438.4 tỷ đồng năm 2006 lên 1010 tỷ đồng năm 2007, tăng 571.6 tỷ đồng. Lượng
tiền gửi dân cư năm 2006 588.8 tỷ đồng, đến cuối năm 2007 là 818 tỷ đồng, tăng 229.2

tỷ đồng. Mặt khác, cuối quý I năm 2008, chi nhánh cấp 2 Ngã Tư Ga phụ thuộc đã
tách ra trở thành chi nhánh phụ thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Việt Nam nên nguồn lực trong kinh doanh đã bị chia sẻ. Do vậy nên tổng nguồn vốn
huy động được năm 2007 tăng so với năm 2006. Thế nhưng qua năm 2008, do ảnh
hưởng của khủng hoảng kinh tế tác động đến hầu hết các doanh nghiệp, các công ty,
nên lượng vốn huy động được cũng giảm.

11


b) Dịch vụ cho vay
Cho vay là dịch vụ tạo ra lợi nhuận chủ yếu của các ngân hàng thương mại.
Khách hàng vay tiền chủ yếu là các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp hoạt động sản
xuất kinh doanh và các cá nhân vay phục vụ tiêu dùng. Tuy nhiên, hoạt động cho vay
gắn liền với các rủi ro tín dụng. Do đó, ngân hàng càng giảm được tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ
lệ nợ xấu thì chất lượng tín dụng mới được nâng cao.
Riêng đối với ngân hàng Agribank Chi nhánh Tây Sài Gòn, dịch vụ cho vay
trong thời gian qua khá phát triển nhưng nhìn chung ảnh hưởng của khủng hoảng kinh
tế đã làm cho tình hình cho vay cuối năm 2008 giảm đáng kể, cụ thể như sau:
Bảng 2.2. Cơ Cấu Dư Nợ Phân theo Nội, Ngoại Tệ
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Tổng dư nợ


712.6

1572

1220

Giá trị tăng trưởng

859.4

-352

Tốc độ tăng trưởng (%)

120.6

-22.39

+ Dư nợ nội tệ

704.7

1485

1198

+ Dư nợ ngoại tệ quy VNĐ

7.9


87

22

Nguồn tin: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006, 2007, 2008 Ngân hàng
Agribank Chi nhánh Tây Sài Gòn

Tỷ đồng

Hình 2.3. Biểu Đồ Tổng Dư Nợ qua 3 Năm 2006, 2007, 2008
1600
1400
1200
1000
800
600
400
200
0

1572
1220
712.6
Tổng dư nợ

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Năm

Nguồn tin: Tính toán tổng hợp

12


Tổng dư nợ của Agribank Chi nhánh Tây Sài Gòn thay đổi qua 3 năm: năm
2006, dư nợ tại thời điểm ngày 31/12/2006 đạt 712.6 tỷ đồng, trong đó dư nợ nội tệ
704.7 tỷ đồng và dư nợ ngoại tệ quy VNĐ là 7.9 tỷ đồng; ngày 31/12/2007, dư nợ đạt
1572 tỷ đồng, tăng 859.4 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 120.6%, trong đó dư nợ nội tệ
1485 tỷ đồng và dư nợ ngoại tệ quy VNĐ là 87 tỷ đồng; đến ngày 31/12/2008 dư nợ
giảm 352 tỷ đồng, còn 1220 tỷ đồng, tốc độ giảm 22.39%, trong đó dư nợ nội tệ 1198
tỷ đồng và dư nợ ngoại tệ quy VNĐ là 22 tỷ đồng.
Trong cơ cấu dư nợ tín dụng tại Agribank Chi nhánh Tây Sài Gòn, dư nợ nội tệ
tăng từ cuối năm 2006 đến cuối năm 2007 là 780.3 tỷ đồng, tuy nhiên đến cuối năm
2008 lại giảm 287 tỷ đồng. Dư nợ ngoại tệ cũng có xu hướng biến động như dư nợ nội
tệ, đến cuối năm 2007, dư nợ ngoại tệ tăng 79.1 tỷ đồng, tuy nhiên đến cuối năm 2008
dư nợ ngoại tệ giảm 65 tỷ đồng.
Qua 3 năm, dư nợ tín dụng của Ngân hàng Agribank Chi nhánh Tây Sài Gòn
biến động tăng rồi lại giảm, nguyên nhân là do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế.
Khủng hoảng kinh tế không những làm cho tình hình huy động vốn của Ngân hàng
giảm mà còn tác động đến hoạt động cho vay của Ngân hàng làm cho dư nợ cho vay
giảm đáng kể, tuy nhiên dư nợ cho vay cuối năm 2008 vẫn cao hơn dư nợ cho vay cuối
năm 2006.
c) Dịch vụ bảo lãnh
Bảo lãnh là dịch vụ phục vụ các khách hàng doanh nghiệp, công ty nhằm bảo
lãnh thực hiện nghĩa vụ của khách hàng với bên thứ ba.
Đối với dịch vụ bảo lãnh, Chi nhánh Tây Sài Gòn thực hiện khá đầy đủ các
nghiệp vụ bảo lãnh theo văn bản số 26/2006/QĐ-NHNN ngày 26/06/2006 của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam và công văn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam bao gồm: bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh
dự thầu, các nghiệp vụ bảo lãnh khác,…. Mặc dù, thu nhập từ hoạt động dịch vụ bảo
lãnh còn thấp và chưa đáng kể trên tổng thu nhập tại Agribank Chi nhánh Tây Sài Gòn

nhưng nhìn chung hoạt động phát hành bảo lãnh thời gian qua có nhiều tiến bộ hơn, cụ
thể như sau:

13


Bảng 2.3. Hoạt Động Bảo Lãnh của Ngân Hàng trong 3 Năm 2006, 2007, 2008
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Bảo lãnh thanh toán
+ Số món

4

4

+ Số tiền

628

2686

Bảo lãnh thực hiện hợp đồng

+ Số món

10

13

7

+ Số tiền

1769

5071

4989

+ Số món

3

2

3

+ Số tiền

84

324


265

+ Số món

4

6

16

+ Số tiền

296

915

235

Tổng số món bảo lãnh

17

25

30

Số dư bảo lãnh

2149


6938

8175

Tổng số phí thu được

45

67

82

Bảo lãnh dự thầu

Bảo lãnh khác

Nguồn tin: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006, 2007, 2008 Ngân hàng
Agribank Chi nhánh Tây Sài Gòn
Trong năm 2006 Ngân hàng phát hành được 17 món bảo lãnh các loại, với số
tiền bảo lãnh là 2 tỷ 149 triệu đồng và số phí thu được là 45 triệu đồng, sang năm 2007
phát hành được 25 món bảo lãnh, tăng 8 món bảo lãnh, với số tiền 6 tỷ 938 triệu đồng
và số phí thu được là 67 triệu đồng. Năm 2008, Ngân hàng phát hành được 30 món
bảo lãnh, tăng thêm 5 món bảo lãnh so với năm 2007, với số tiền là 8 tỷ 175 triệu
đồng, và tổng số phí thu được năm 2008 là 82 tỷ đồng. Qua 3 năm phát hành bảo lãnh
2006, 2007, 2008, chưa năm nào xảy ra tình trạng Ngân hàng phải trả thay số tiền nhận
bảo lãnh. Đây là tín hiệu rất khả quan khi mà dịch vụ này đã ngày càng được các
doanh nghiệp sử dụng rộng rãi.

14



×