BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
PHÂN TÍCH NHU CẦU NƯỚC SINH HOẠT
TẠI QUẬN THỦ ĐỨC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LƯƠNG TRẦN THẢO NGUYÊN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2009
Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân Tích Nhu Cầu
Nước Sinh Hoạt tại Quận Thủ Đức Thành Phố Hồ Chí Minh” do Lương Trần
Thảo Nguyên, sinh viên khóa 2005 – 2009, ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường,
đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày _____________________________.
Đặng Minh Phương
Người hướng dẫn,
____________________________
Ngày
tháng
năm
Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo
Thư ký hội đồng chấm báo cáo
____________________________
Ngày
tháng
năm
____________________________
Ngày
tháng
năm
LỜI CẢM TẠ
Khóa luận đã hoàn thành với tất cả sự nỗ lực của bản thân. Bên cạnh đó, nó
cũng là kết quả của sự động viên, giúp đỡ cả về vật chất, tinh thần và kiến thức của
nhiều cá nhân, tổ chức. Để có được kết quả như ngày hôm nay tôi xin:
Gửi đến thầy TS. Đặng Minh Phương lòng biết ơn chân thành nhất. Cảm ơn
Thầy đã rất nhiệt tình giảng dạy, chỉ bảo, truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích, và
sự hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này.
Cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường ĐH. Nông Lâm TP.HCM, Ban Chủ Nhiệm
Khoa Kinh Tế, các Thầy Cô giảng dạy, cùng các bạn lớp Kinh Tế Tài Nguyên Môi
Trường khóa 31 đã gắn bó với tôi trong suốt 4 năm học vừa qua.
Cảm ơn các anh chị, cô chú thuộc Trung Tâm Thông Tin Khoa Học và Công
Nghệ TPHCM, Trung Tâm Nước Sinh Hoạt và Vệ Sinh Môi Trường Nông Thôn
TP.HCM đã nhiệt tình cung cấp số liệu và hướng dẫn tận tình cho tôi hoàn thành
nghiên cứu này.
Xin cảm ơn sự giúp đỡ của các hộ gia đình trên địa bàn quận Thủ Đức đã nhiệt
tình cung cấp số liệu.
Sau cùng, để có được như ngày hôm nay tôi không thể nào quên công ơn ba mẹ
đã sinh thành, dưỡng dục, không ngại vất vả, hy sinh trong suốt thời gian qua để con
được bước tiếp con đường mà mình đã chọn. Xin cảm ơn tất cả những người thân
trong gia đình đã luôn động viên và ủng hộ cho tôi.
Xin chân thành cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 05 năm 2009
Sinh viên
Lương Trần Thảo Nguyên
NỘI DUNG TÓM TẮT
LƯƠNG TRẦN THẢO NGUYÊN. Tháng 07 năm 2009. “Phân tích Nhu Cầu
Nước Sinh Hoạt tại Quận Thủ Đức Thành Phố Hồ Chí Minh”.
LUONG TRAN THAO NGUYEN.July 2009. “ Analzying Demand of Water
Used on Household at Thu Duc District – Ho Chi Minh City”.
Khóa luận nghiên cứu nhu cầu nước sinh hoạt tại quận Thủ Đức – TPHCM,
trên cơ sở số liệu thứ cấp từ các cơ quan có liên quan và số liệu sơ cấp từ phỏng vấn
63 hộ dân sử dụng nước sinh hoạt, đã mô tả thực trạng cung – cầu nước sinh hoạt.
Với nguồn số liệu từ cuộc điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên 63 hộ dân trên địa bàn
quận Thủ Đức, đề tài đã xây dựng được mô hình đường cầu nước ngầm cho sinh hoạt
dưới dạng hàm Cobb-Douglas:
Q = e-0,147*P-0,454*TN0,364*SN0,6A1
Hàm cầu này được sử dụng để phân tích tác động biên để thấy được sự tác động
các yếu tố trong mô hình đến lượng cầu nước sinh hoạt. Bên cạnh đó, nó còn được sử
dụng để dự đoán nhu cầu về nước sinh hoạt cho toàn Quận Thủ Đức đến năm 2015.
Thông qua phân tích về thực trạng sử dụng nước sinh hoạt và mô hình đường
cầu, khóa luận đã đề xuất một số hướng góp phần giải quyết tình hình thiếu nước sinh
hoạt tại đây.
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH
x
DANH MỤC PHỤ LỤC
xi
CHƯƠNG 1:MỞ ĐẦU
1
U
1.1.Đặt vấn đề
1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
2
1.2.1. Mục tiêu chung
2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
2
1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận
3
1.3.1. Phạm vi không gian
3
1.3.2. Phạm vi thời gian
3
1.3.3. Nội dung nghiên cứu
3
1.4. Cấu trúc của khóa luận
3
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN
5
2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
5
2.1.1. Nghiên cứu về định giá nước ngầm sử dụng trong công nghiệp tại
Metro Manila, Philippines (Maria Corazon M.Ebarvia, 2003).
5
2.1.2. Nghiên cứu về phương án đo lường và cấp phép sử dụng nước
ngầm tại Thành Phố Caganyan de Oro, Philippines (Rosalina Palanca – Tan và
Germelino M. Bautista, 2003).
5
2.1.3. Nghiên cứu kinh tế và quản lý tài nguyên nước ngầm tại huyện
Cần Giuộc, tỉnh Long An (Chế Thị Mai Hiếu, 2007).
5
2.1.4. Kinh tế và quản lý tài nguyên nước: Trường hợp nước ngầm tại
huyện Bình Chánh – thành phố Hồ Chí Minh (Nguyễn Thị Thanh Tuyền, 2008).
2.2. Tổng quan về quận Thủ Đức
6
6
v
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
6
2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
8
2.3. Đánh giá khái quát chung
10
2.3.1. Thuận lợi
10
2.3.2. Khó khăn
11
CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
U
3.1. Nội dung nghiên cứu
13
13
3.1.1. Tầm quan trọng của tài nguyên nước
13
3.1.2. Một số khái niệm về nước
14
3.1.3. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước
15
3.1.4. Một số lý luận cơ bản về cầu
17
3.2. Phương pháp nghiên cứu
22
3.2.1. Phương pháp phân tích hồi quy
22
3.2.2. Phương pháp xây dựng đường cầu nước sinh hoạt
24
3.2.3. Phương pháp thu thập số liệu
25
3.2.4. Phương pháp xử lý số liệu
26
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Tổng quan về cuộc điều tra và đặc điểm của nhóm hộ điều tra
27
27
4.1.1. Quy mô của hộ gia đình
27
4.1.2. Trình độ học vấn
28
4.1.3. Thu nhập của người dân
29
4.2. Thực trạng cung cấp nước sinh hoạt tại quận Thủ Đức
31
4.3. Thực trạng sử dụng nước sinh hoạt tại quận Thủ Đức
34
4.3.1. Nguồn nước sinh hoạt chính trong gia đình
34
4.3.2. Nhận thức của người dân về việc sử dụng nước và ý thức bảo vệ
nguồn nước sinh hoạt
36
4.3.3. Lý do sử dụng nước máy sinh hoạt của người dân
4.4. Mô hình ước lượng hàm cầu nước cho sinh hoạt
38
38
4.4.1. Kết quả ước lượng các thông số của mô hình
39
4.4.2. Kiểm định mô hình
40
vi
4.4.3. Nhận xét chung và phân tích mô hình đường cầu
41
4.5. Phân tích và dự báo lượng cầu nước khi thu nhập tăng
45
4.6. Một số đề xuất
49
4.6.1. Thực hiện hoạt động xã hội hóa hoạt động cấp nước sạch và vệ
sinh môi trường nông thôn
49
4.6.2. Mở rộng quy mô cung cấp nước sạch sinh hoạt cho người dân
49
4.6.3. Ứng dụng khoa học công nghệ vào phục vụ việc cung cấp nước và
vệ sinh môi trường
50
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
51
5.1. Kết luận
51
5.2. Kiến nghị:
52
5.2.1. Đối với công ty quản lý hệ thống cung nước:
52
5.2.2. Đối với chính quyền địa phương, các cơ quan có liên quan
52
5.2.3. Đối với người dân
52
TÀI LIỆU THAM KHẢO
54
PHỤ LỤC
49
vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CN – TTCN
Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
ĐT & TTTH
Điều tra và tính toán tổng hợp
ĐVT
Đơn vị tính
OLS
Phương pháp bình phương tối thiểu thông thường
SAWACO
Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
TM – DV
Thương mại – dịch vụ
TP.HCM
Thành phố Hồ Chí Minh
TTNSH & VSMT NT
Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Một Số Tiêu Chuẩn Chất Lượng Nước Ăn Uống, Sinh Hoạt Theo Quy Định
505 BYT/QĐ của Bộ Y Tế.
16
Bảng 3.2. Một Số Trị Số Tiêu Chuẩn Chất Lượng Nước Mặt.
17
Bảng 3.1. Kỳ Vọng Dấu cho Hệ Số của Mô Hình Ước Lượng
24
Bảng 4.1. Quy Mô Hộ và Kích Cỡ Nhân Khẩu của Hộ qua Cuộc Điều Tra
28
Bảng 4.2. Tổng Thu Nhập của Hộ Gia Đình
29
Bảng 4.3. Đánh Gía của Người Dân về Nguồn Nước Đang Sử Dụng
36
Bảng 4.4. Nhận Thức của Người Dân về Nước Sạch
37
Bảng 4.5. Lý Do Sử Dụng Nước của Người Dân
38
Bảng 4.6. Các Thông Số Ước Lượng của Mô Hình Đường Cầu Nước Sinh Hoạt
39
Bảng 4.7. Kiểm Tra Lại Dấu Các Thông Số Ước Lượng Mô Hình Đường Cầu
40
Bảng 4.8. Dự Đoán Lượng Cầu Nước Khi Dân Số và Thu Nhập Tăng Từ Năm 2010 2015
47
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1. Bản Đồ Quận Thủ Đức
12
Hình 3.1. Đường Cầu
17
Hình 3.2. Đường Tổng Cầu
18
Hình 3.3. Đàn hồi dọc theo đường cầu.
21
Hình 3.4. Đường cầu thẳng đứng và đường cầu nằm ngang.
21
Hình 4.2. Trình Độ Học Vấn của Người Dân Quận Thủ Đức.
29
Hình 4.3. Thu Nhập Bình Quân/Người/Tháng của Hộ Gia Đình
30
Hình 4.4. Mô Hình Nhà Máy Nước BOO Thủ Đức
32
Hình 4.5. Nhà Máy Nước Đã Vận Hành, Nhưng Phải Xả Nước Ra Ngoài Vì Không Có
Đường Ống
33
Hình 4.6. Nhà Máy Nước BOO Thủ Đức Chính Thức Cấp Nước Sau Nhiều Lần Trễ
Hẹn
33
Hình 4.7. Nước Bị Nhiễm Phèn Tại Phường Hiệp Bình Phước
35
Hình 4.8. Người Dân Phải Tự Bỏ Tiền Đi Mua Nước Sạch
35
Hình 4.9. Người Dân Chuẩn Bị Lu Để Trữ Nước
36
Hình 4.10. Đường Cầu Nước Sinh Hoạt Theo Giá Dạng Cobb – Douglas
44
Hình 4.11. Đường Cầu Nước Sinh Hoạt Theo Thu Nhập Dạng Cobb - Douglas
45
Hình 4.12. Sự Dịch Chuyển Đường Cầu Nước Sinh Hoạt
47
x
DANH MỤC PHỤ LỤC
Trang
Phụ lục 1: Kết xuất Eviews mô hình đường cầu nước sinh hoạt chạy bằng phương
pháp OLS
Phụ lục 2: Kết xuất kiểm định White mô hình đường cầu nước sinh hoạt chạy bằng
phương pháp OLS
Phụ lục 3: Kết xuất các mô hình hồi quy phụ
Phụ lục 4: Bảng giá trị thống kê mô tả các yếu tố ảnh hưởng đến lượng cầu nước sinh
hoạt
Phụ lục 6: Kiểm tra các phạm vi giả thiết trong mô hình
Phụ lục 7: Bảng câu hỏi phỏng vấn
xi
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Nước là một nhu cầu thiết yếu không thể thiếu trong sự sống của sinh vật. Có
thể nói nếu như không có nước thì có lẽ không có sự sống trên trái đất này, trong quá
trình phát triển nhất là đối với con người, nước luôn luôn đóng vai trò rất quan trọng,
trong cơ thể con người nước chiếm 3/4 trọng lượng cơ thể. Trong cuộc sống hằng
ngày, mỗi chúng ta đều có nhu cầu sử dụng nước rất nhiều, từ những nhu cầu tối thiểu
như: ăn, uống, cho đến những nhu cầu vệ sinh thân thể, nấu ăn, tắm giặt quần áo…đều
cần đến một lượng nước đáng kể.
Tuy nhiên cùng với sự phát triển về kinh tế thì khan hiếm nước là vấn đề hiện
nay mà cả thế giới đang phải đối mặt. Theo tổng thư ký Liên hiệp quốc, ông
Bankimoon: ”hiện nay có 700 triệu người tại 43 quốc gia đang sống trong điều kiện
thiếu nước, và đến năm 2025 con số này sẽ lên đến 3 tỉ người”. Thêm vào đó, số liệu
thống kê từ tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho thấy mỗi năm có trên 1,1 tỉ người chủ
yếu ở châu Phi và một số khu vực nghèo nhất trên thế giới phải sử dụng những nguồn
nước có hại cho sức khỏe. Hậu quả là hàng năm có trên 3,4 triệu người chết vì những
bệnh có liên quan đến nguồn nước bị nhiễm bẩn; đối với trẻ em có khoảng 4500
trường hợp tử vong do nguồn nước bị nhiễm và thiếu những điều kiện vệ sinh cơ bản
(WHO). Từ đó, việc giải quyết nhu cầu nước sạch cho sinh họat đang trở thành vấn đề
cấp thiết ở nhiều quốc gia.
Cuộc “khủng hoảng về nước sạch” diễn ra trên toàn thế giới và Việt Nam cũng
không nằm ngoài cuộc khủng hoảng này. Hiện nay nguồn nước mặt tại một số nơi
đang ô nhiễm ở mức đáng báo động, nguồn nước ngầm cũng bị sụt giảm nghiêm trọng.
1
Nhu cầu nước sạch cho sinh họat ngày càng tăng trong khi nguồn cung không đáp ứng
đủ. Ngoài ra, mức chênh lệch về khả năng tiếp cận với nước giữa các tỉnh thành đã trở
nên rõ rệt hơn. Tỷ lệ hộ được tiếp cận với nước sạch ở khu vực thành thị là 78%, trong
khi đó tỷ lệ này ở khu vực nông thôn chỉ có 44%.
Thủ Đức là một trong các quận ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh, không
có nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật cũng như hạ tầng xã hội. Mặc dù vậy nhưng Thủ
Đức lại là vùng làm cầu nối giữa thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam
Bộ giàu tiềm năng công nghiệp. Do đó, dưới chế độ cũ đã hình thành một số cụm công
nghiệp và hàng chục nhà máy nằm rải rác trong các khu dân cư. Là một quận ngoại
thành đang phát triển, cùng với xu thế đô thị hóa như hiện nay thì việc nâng cao chất
lượng cuộc sống như hiện nay của người dân nới đây cũng được chú trọng. Do đó,
nghiên cứu nhu cầu nước sinh hoạt của người dân quận Thủ Đức là việc làm cấp thiết
để tìm hiểu hiện trạng sử dụng nước sinh họat của người dân như thế nào, các nhân tố
nào ảnh hưởng đến lượng cầu nước sinh hoạt. Đồng thời sẽ giúp cho chính quyền địa
phương thấy được thực trạng và qua đó thực hiện vai trò của mình trong việc giải
quyết nhu cầu về nước cho người dân tại quận Thủ Đức.
Được sự chấp thuận của khoa Kinh Tế - trường Đại học Nông Lâm và sự hướng
dẫn của thầy TS. Đặng Minh Phương, tôi quyết định nghiên cứu đề tài “ Phân tích nhu
cầu nước sinh hoạt tại quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích nhu cầu nước sinh hoạt tại quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
− Đánh giá nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của người dân ở quận Thủ Đức và các
nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu này.
− Xây dựng đường cầu nước sinh hoạt bằng phương pháp hồi quy.
− Đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm quản lý nước sinh hoạt tại địa
phương.
2
1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận
1.3.1. Phạm vi không gian
Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh. Số
liệu sơ cấp được thu thập bằng cách điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên tại các phường:
Hiệp Bình Chánh, Linh Trung, Linh Chiểu, Tam Hà, Trường Thọ. Số liệu thứ cấp
được thu thập tại Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ thành phố Hồ Chí
Minh.
1.3.2. Phạm vi thời gian
Đề tài được thực hiện trong 2 tháng: từ 01/03/2009 đến 30/06/2009. Trong đó
từ ngày 003/2009 đến 01/04/2009 tiến hành thu thập số liệu thứ cấp. Từ ngày
02/04/2009 đến 01/05/2009 điều tra thử và điều tra chính thức thu nhập thông tin về
tình hình sử dụng nước sinh hoạt của các hộ gia đình và nhập số liệu. Thời gian còn lại
tập trung vào xử lý số liệu, chạy mô hình và viết báo cáo.
1.3.3. Nội dung nghiên cứu
Với mục tiêu chung là phân tích nhu cầu nước sinh hoạt tại quận Thủ Đức,
thành phố Hồ Chí Minh, đề tài bao gồm các nội dung chính sau:
− Thực trạng sử dụng nước sinh hoạt của người dân tại quận Thủ Đức.
− Nghiên cứu tình hình tiêu thụ nước hiện nay như: Giá nước, khối lượng tiêu
thụ, thu nhập hộ, chất lượng nước, hệ thống cung cấp nước.
− Xây dựng đường cầu nước sinh hoạt bằng phương pháp phân tích hồi quy.
− Đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm quản lý nước sinh hoạt tại địa
phương.
1.4. Cấu trúc của khóa luận
Đề tài gồm năm phần chính và được chia thành năm chương như sau:
Chương 1. Mở đầu
Trình bày sự cần thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, nội
dung nghiên cứu và cấu trúc của đề tài.
3
Chương 2. Tổng quan
Giới thiệu tổng quan về địa điểm nghiên cứu bao gồm điều kiện tự nhiên và
kinh tế xã hội của quận Thủ Đức; tổng quan về tài liệu tham khảo.
Chương 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày một số lý thuyết, khái niệm, cơ sở khoa học về nước sinh hoạt, cầu
nước sinh hoạt và những phương pháp phân tích để để đưa ra các kết quả ở các chương
sau. Những cơ sở này giúp người đọc hiểu rõ hơn những vấn đề trình bày trong luận
văn.
Chương 4. Kết quả và thảo luận
Mô tả tình hình sử dụng nước sinh hoạt tại quận Thủ Đức. Xây dựng đường
cầu nước sinh hoạt tại quận Thủ Đức. Phân tích sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng
đến nhu cầu nước sinh họat tại quận. Cuối cùng, rút ra kết luận và đề xuất giải pháp.
Chương 5. Kết luận và đề nghị
Tóm lược kết quả nghiên cứu và đưa ra những kiến nghị góp phần giải quyết
nhu cầu nước sinh hoạt tại quận Thủ Đức.
4
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
2.1.1. Nghiên cứu về định giá nước ngầm sử dụng trong công nghiệp tại Metro
Manila, Philippines (Maria Corazon M.Ebarvia, 2003).
Bằng phương pháp phân tích hồi quy tác giả đã ước lượng được hàm cầu nước
cho công nghiệp dưới dạng log – log: logW = -3,693 – 0,798*logPW + 0,79*logY –
1,613*S. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng tính được giá nước ngầm thích hợp để
sử dụng cho công nghiệp dưới nhiều kịch bản khác nhau.
2.1.2. Nghiên cứu về phương án đo lường và cấp phép sử dụng nước ngầm tại
Thành Phố Caganyan de Oro, Philippines (Rosalina Palanca – Tan và Germelino
M. Bautista, 2003).
Nghiên cứu đã điều tra tính khả thi của việc đo lường nước và thu phí khai thác
nước ngầm. Từ đó định hướng đề xuất lập ra hệ thống giấy phép khai thác hướng đến
việc khai thác và sử dụng tối ưu nguồn tài nguyên này. Kết quả cho thấy với lượng
nước khai thác hiệu quả là 94 ngàn m3/ngày và nếu người sử dụng sẵn lòng trả 3.31
Peso cho mỗi m3 nước thì tổng doanh thu từ việc bán giấy phép khai thác nước là
113.6 triệu Peso. Đây là một con số có ý nghĩa để thực hiện kiểm soát và bảo vệ lưu
vực nước.
2.1.3. Nghiên cứu kinh tế và quản lý tài nguyên nước ngầm tại huyện Cần Giuộc,
tỉnh Long An (Chế Thị Mai Hiếu, 2007).
5
Mặc dù đề tài chỉ tập trung chủ yếu vào cầu nước sinh hoạt nhưng cũng giúp
cho tôi tham khảo trong nghiên cứu này đặc biệt là so sánh các tham số ước lượng mô
hình cầu nước ngầm cho sinh hoạt.
2.1.4. Kinh tế và quản lý tài nguyên nước: Trường hợp nước ngầm tại huyện
Bình Chánh – thành phố Hồ Chí Minh (Nguyễn Thị Thanh Tuyền, 2008).
Đề tài nghiên cứu kinh tế và quản lý tài nguyên nước ngầm trên cơ sở phân tích
số liệu kỹ thuật về địa chất thủy văn để tính toán được trữ lượng nước ngầm của
huyện: trữ lượng động, trữ lượng tĩnh, trữ lượng tiềm năng. Giá trị tính toán trữ lượng
làm cơ sở để xác định lượng cung bền vững hàng năm. Với nguồn số liệu từ cuộc điều
tra chọn mẫu ngẫu nhiên 120 hộ dân trên địa bàn huyện Bình Chánh, đề tài đã xây
dựng được mô hình đường cầu nước ngầm cho sinh hoạt dưới dạng hàm Cobb –
Douglas là:
Q = e-0,661*P-0,483*HHSIZE0,912*INCOPER0,38*e0,171*DUM
Ứng dụng kết quả đường cầu và xác định đường cung bền cững, đề tài đã xác
định được mức giá tối ưu và giá trị tài nguyên. Từ đó, đề xuất ra hướng chinh sách cho
địa phương để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của người dân và khai thác nước ngầm ở
mức trữ lượng khai thác bền vững phục vụ sản xuất công nghiệp.
2.2. Tổng quan về quận Thủ Đức
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý :
Thủ Đức sau ngày 30/4/1075 là huyện ngoại thành, nằm ở phía Đông – Bắc
thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1997, huyện Thủ Đức chia thành 3 quận: quận 2, quận 9
và quận Thủ Đức
Quận Thủ Đức là một quận phía Đông Bắc thành phố Hồ Chí Minh, là trung tâm
đầu mối giao thông nối liền các tỉnh miền Bắc – Trung và Nam. Quận Thủ Đức được
định hình như sau:
- Phía Tây: giáp Quận 12 và quận Bình Thạnh (qua sông Sài Gòn)
- Phía Bắc: giáp huyện Thuận An của tỉnh Bình Dương.
6
- Phía Đông giáp quận 9 (qua xa lộ Hà Nội)
- Phía Nam giáp quận Bình Thạnh và quận 2 (qua sông Sài Gòn) .
b) Địa hình
Là một địa bàn nhiều kênh, rạch được bao bọc xung quanh bởi sông Sài Gòn,
chạy từ hướng Tây Bắc xuống hướng Tây Nam đổ vào sông Rạch Đĩa chạy vòng lên
hướng Đông Bắc, qua sông Vĩnh Bình Hòa vào sông Sài Gòn.
Địa hình bằng phẳng nằm trên lưu vực sông Sài Gòn, có dạng địa hình đặc trưng
đô thị và vùng mới phát triển đô thị.
c) Thời tiết - khí hậu
Nằm trong khu vực gió mùa nhiệt đới ít bị ảnh hưởng của bão, thời tiết trong
năm được chia thành hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa nắng:
- Mùa mưa từ thàng 5 đến tháng 10
- Mùa nắng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau
Nhiệt độ khí hậu từ 24 đến 320C, trung bình cả năm là 280C
- Tháng 4 có nhiệt độ thấp nhất là 29,10C
- Tháng 10 có nhiệt độ thấp nhất là 26,70C
Số giờ nắng trong năm là 2.245,9 giờ
- Tháng 2 có số giờ nằng ít nhất là 193,1 giờ
- Tháng 10 có số giờ nắng ít nhất là 105,6 giờ
Lượng mưa cả năm là 1.779,4 mm.
- Tháng 5 có lượng mưa nhiều nhất là 478,0mm.
- Tháng 2 có lượng mưa ít nhất là 27,3 mm.
Vào những ngày có lượng mưa cao nhất, nước mưa làm quá tải khả năng tiêu
thoát nước, đặc biệt vào lúc triều cường gây ngập úng trên diện rộng, gây ảnh hưởng
đến sinh hoạt, đời sống của bà con nhân dân.
Độ ẩm trung bình cả năm là 74%
7
c) Thổ nhưỡng:
Quận Thủ Đức có diện tích 47,46 km2 . Trong đó diện tích đất nông nghiệp là
1.4000 ha.
Quận được chia thành 12 phường: Linh Đông, Linh Tây, Linh Chiểu, Linh
Trung, Linh Xuân, Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phước, Tam Phú, Trường Thọ, Bình
Chiểu, Bình Thọ, Tam Bình.
d) Sông ngòi – Thủy văn:
Hệ thống sông ngòi gồm có sông chính là sông Sài Gòn. Ngoài ra còn có 2 nhánh
sông là sông Rạch Đĩa và sông Vĩnh Bình.
Mực nước sông Sài Gòn:
−
Thấp nhất: tháng 8 (-2,40 mét)
−
Cao nhất: tháng 10 (+1,46 mét)
Thủy triều bán nhật (không đều) lên xuống ngày 2 lần, mỗi lần cách nhau 6 giờ.
2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
a) Tình hình kinh tế
- Về nông nghiệp:
Chủ trương về chuyển dịch cơ cấu cây trồng – vật nuôi trong sản xuất nông
nghiệp ở Thủ Đức mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội rõ rệt. Hàng loạt sản phẩm
chuyển thành hàng hóa có giá trị như mai vàng, bon sai, hoa lan, cây cảnh, xoài, thanh
long và các loại rau, củ, quả. Thủ Đức cũng thành công lớn trong “chương trình bò
sữa”.
Đất sản xuất lúa của Thủ Đức ngày càng bị thu hẹp do tốc độ đô thị hóa nhanh và
dành cho phát triển công nghiệp, thương mại nên năm 2004 chỉ còn khoảng 1.400 ha.
8
- Về công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp:
Là địa phương có nền sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp lâu năm, từ
năm 1991 đến nay, nhiều mặt hàng truyền thống của Thủ Đức nhanh chóng có chỗ
đứng tại thị trường trong nước và nhiều nước khác.
Sự phát triển nhanh của công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trong những năm đổi
mới là tăng tỷ trọng trong tổng giá trị kinh tế của quận lên 62% - một trong những
quận có tỷ trọng công nghiệp cao nhất thành phố Hồ Chí Minh.
Giá trị tổng sản lượng CN – TTCN của quận Thủ Đức tăng trưởng nhanh. Từ
năm 2000 tỉ lệ tăng trưởng giá trị sản lượng đạt bình quân 529,4 tỷ, năm 2002 là 902,7
tỷ, năm 2003 là 1.119,6 tỷ và năm 2004 đạt 1,444,12 tỷ đồng.
Giá trị sản xuất CN – TTCN quý I/2009 ước tính thực hiện đạt 702,975 tỷ đồng,
đạt 22,9% kế hoạch năm và chỉ tăng 1% so với cùng kỳ năm 2008. Nguyên nhân là do
khó khăn về tình hình kinh tế noí chung của thành phố và cả nước, đồng thời có một số
doanh nghiệp di chuyển đến địa bàn ngoài quận.
- Về thương mại dịch vụ:
Ngành thương mại ở Thủ Đức phát triển rất sớm. Ba mươi năm qua, chợ Thủ
Đức tuy không lớn vẫn là trung tâm mua bán tấp nập, có sức hấp dẫn khách hàng trong
và ngoài quận. Trong quy hoạch chợ của thành phố, quận Thủ Đức đã có chợ đầu mối
Tam Bình thay cho chợ đầu mối Cầu Muối – thuộc quận 1.
Ngoại thương hoạt động hiệu quả, tăng trưởng đạt bình quân 14%/năm, bảo đảm
sản phẩm công – nông nghiệp của quận, vừa tham gia thị trường xuất khẩu, vừa thu
ngoại tệ để nhập máy móc, nguyên phụ liệu sản xuất và nhu yếu phẩm cho thị trường
nội địa.
Doanh thu TM - DV: năm 2000 đạt 928 tỷ, năm 2001 đạt 1.188 tỉ, năm 2003 đạt
1.746 tỉ và năm 2004 đạt 2.252 tỉ đồng.
Doanh thu bán hàng hóa và dịch vụ quý I/2009 đạt 1.643 tỷ đồng, bằng 33% kế
hoạch năm và tăng 14,74% so với cùng kỳ (trong đó quốc doanh tăng 14,05%, hợp tác
xã tăng 68,29%, thương nghiệp ngoài quốc doanh tăng 14,68%).
9
b) Tình hình chung về xã hội:
Dân số quận Thủ Đức đến năm 2006 là 356.088 người.
Tỷ lệ dân số ngày càng có xu hướng giảm, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình
quân/năm giảm từ 0,25% đến 0,30%. Ngược lại tỷ lệ tăng dân số cơ học lại có xu
hướng tăng nhanh. Điều này chúng tỏ việc phát triển kinh tế, điều kiện làm ăn sinh
sống và học tập trên địa bàn có thuận lợi hơn những năm trước đây. Nhưng cũng là áp
lực đối với điạ phương trước nhu cầu về chỗ ở, và vấn đề về an ninh – trật tự xã hội
ngày càng một phức tạp hơn.
Do ảnh hưởng của tốc độ đô thị hóa nhanh, dân nhập cư ngày càng đông, sự
phân hóa giàu nghèo càng nhanh, trình độ dân trí không đồng đều.
Trên lĩnh vực xã hội đã có nhiều chuyển biến theo hướng tích cực. Công tác
xóa đói giảm nghèo, huy động thành nhiều nguồn lực chăm lo cho người nghèo, đối
tượng chính sách được tăng cường. Thu nhập, đời sống của dân tiếp tục tăng lên và
theo xu hướng cải thiện dần mức sống và chất lượng cuộc sống. Giáo dục – đào tạo –
dạy nghề phát triển, nâng cao khả năng và đảm bảo điều kiện cần thiết cho chăm sóc
sức khỏe ban đầu, vệ sinh môi trường sống trên địa bàn dân cư. Công tác văn hóa
thông tin – thể dục thể thao có nhiều tiến bộ.
Theo Nghị quyết Đại Hội Đảng Bộ quận nhiệm kỳ III, định hướng phát triển
không gian đô thị đến năm 2020, các khu trung tâm hành chính quận được di dời từ
phường Bình Thọ về địa điểm quy hoạch mới phường Tam Phú. Trung tâm thương
mại dịch vụ được phát triển theo hành lang dọc các tuyến giao thông quan trọng như
Xa Lộ Hả Nội, đường Xuyên Á, Võ Văn Ngân, Tân Sơn Nhất – Bình Lợi.
2.3. Đánh giá khái quát chung
Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội như trên đã đem lại cho quận Thủ Đức
những thuận lợi và khoá khăn như sau:
2.3.1. Thuận lợi
Là đầu mối giao thông quan trọng nối liền các tỉnh Bắc – Trung – Nam.
10
Là nơi tập trung các dự án lớn của Chính Phủ và Thành phố như dự án đường
vành đai ngoài Tân Sơn Nhất – Bình Lợi, các dự án quy hoạch nhà ở…
2.3.2. Khó khăn
Cơ sở hạ tầng của quận nhìn chung còn yếu kém, các tuyến giao thông đặc biệt
là mạng lưới giao thông nông thôn còn ít được đầu tư xây dựng.
Đời sống của một bộ phận không nhỏ người dân vẫn còn nhiều khó khăn thiếu
thốn, lao động chưa qua đào tạo còn chiếm nhiều số đông.
Là địa bàn quy hoạch dân cư của thành phố nên tốc độ đô thị hóa diễn ra rất
nhanh làm cho diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp hơn.
11
Hình 4.1. Bản Đồ Quận Thủ Đức
Nguồn tin:
12
CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương này của đề tài sẽ trình bày chi tiết các vấn đề lý luận liên quan đến
nước sinh hoat và giới thiệu một cách có hệ thống các phương pháp nghiên cứu mà đề
tài sử dụng để đạt được các mục tiêu đã đặt ra. Nội dung trình bày đi theo trình tự: mở
đầu là những khái niệm và cơ sở lý luận liên quan đến nước sinh hoạt: tầm quan trọng
của nước đối với sự sống, tiêu chuẩn chất lượng nước sinh hoạt; phần kế đến là lý luận
về cầu; phần cuối của chương là các phương pháp nghiên cứu cụ thể được ứng dụng để
tìm ra kết quả nghiên cứu.
3.1. Nội dung nghiên cứu
3.1.1. Tầm quan trọng của tài nguyên nước
Con người mỗi ngày cần 1 kg thức ăn. Riêng cho uống cần đến 1,38 lít
nước/ngày. Nước giúp con người và động thực vật trao đổi, vận chuyển thức ăn tham
gia vào các phản ứng sinh hóa học, các mối liên kết và cấu tạo vào cơ thể. Nước cần
cho tất cả vi sinh vật, động vật, thực vật và con người. Con người có thể nhịn ăn 15
ngày, nhưng nhịn uống chỉ 2 – 4 ngày là cùng. Ở đâu có nước ở đó đã, đang hoặc sẽ có
sự sống. Nhưng ngược lại, ở đâu có sự sống thì ở đấy tất yếu phải có nước. Ngày nay,
khi xã hội càng phát triển, càng văn minh thì nước cho sinh hoạt càng cao, như ở Nhật
Bảnm Mỹ, Bắc Âu mỗi người cần 150 lít mỗi ngày. Ở nước ta hiện nay vào khoảng 90
– 100 lít mỗi ngày. Trong cơ thể người hơn 65% là nước. Khi mất đi từ 6 – 8% nước
con người có cảm giác mệt, nếu mất 12% có thể hôn mê và có thể chết. Do vậy, nước
là không thể thiếu đối với sự sống.
3.1.2. Một số khái niệm về nước
a) Nước sạch
Nước sạch là nước trong, không màu, không mùi, không vị, không có tạp chất,
không chứa chất tan và vi sinh vật gây bệnh. Tuy nhiên trên thực tế nước tự nhiên luôn
có một lượng chất hòa tan và có mức độ ô nhiễm nào đó. Do đó, nước được gọi là sạch
khi nồng độ các chất trong nước và lượng vi khuẩn hiện diện thấp hơn giới hạn cho
phép, đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng nước do bộ y tế ban hành.
b) Nước tương đối sạch
Bao gồm nước giếng, nước mưa, nước ao hồ được bảo vệ không bị ô nhiễm (có
nắp đậy, có bờ che chắn). Nước này dùng để tắm rửa, phải có lắng lọc, sát trùng đun
sôi mới dùng cho ăn uống.
c) Nước sinh hoạt
Nước sinh hoạt là nước được con người sử dụng trong các hoạt động sinh hoạt
hàng ngày như ăn, uống, tắm, rửa thức ăn, rửa chén, rửa bát, các dụng cụ nấu ăn và các
hoạt động khác.
d) Ô nhiễm nước
Ô nhiễm nước là quá trình biến đổi thành phần, tính chất, trạng thái tự nhiên
của nước dẫn đến vi phạm các quy định ứng với mục đích sử dụng nước (Nguyễn Văn
Ngà, 2007).
Các hiện tượng ô nhiễm nước bao gồm:
- Hiện tượng ô nhiễm nước về mặt hóa học: nguồn nước bị ô nhiễm do các hợp
chất hữu cơ hoặc vô cơ gây nên.
- Ô nhiễm nước về mặt vật lý: được biểu hiện qua màu sắc, độ đục, nhiệt độ của
nước.
- Ô nhiễm nước về mặt sinh lý: vị và mùi của nước bị thay đổi so với ban đầu.
- Ô nhiễm nước về mặt sinh học được biểu hiện qua sự có mặt của các vi khuẩn,
vi sinh vật gây bệnh.
14