Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔ HÌNH NUÔI TÔM SÚ QUẢNG CANH CẢI TIẾN TẠI XÃ BÌNH KHÁNH HUYỆN CẦN GIỜ TP. HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3 MB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔ HÌNH NUÔI TÔM SÚ
QUẢNG CANH CẢI TIẾN TẠI XÃ BÌNH KHÁNH
HUYỆN CẦN GIỜ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2009


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Đánh giá hiệu quả kinh tế
mô hình nuôi tôm sú quảng canh cải tiến tại xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ, TP. Hồ
Chí Minh” do Nguyễn Thị Hoàng Yến, sinh viên khóa 31 ngành Kinh Tế Nông Lâm
thực hiện, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày ___________________

Thái Anh Hòa
Người hướng dẫn

____________________
Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo


Tháng

Năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

________________________

_________________________

Ngày

Ngày

Tháng

Năm

Tháng

Năm


LỜI CẢM TẠ
Đầu tiên con xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cha mẹ, người đã bỏ công sinh
thành, yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ và chỉ bảo, cho con những lời khuyên bổ ích để
con đạt được kết quả ngày hôm nay.
Trải qua 4 năm phấn đấu học tập, hôm nay em xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các
Thầy Cô trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM đã tận tình dạy dỗ và truyền đạt cho em
những kiến thức và kinh nghiệm quý báu của mình.

Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy giáo hướng dẫn Thái Anh
Hòa đã tận tình giúp đỡ và chỉ dẫn cho em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này
Và cuối cùng xin được gởi lời cảm ơn đến UBND xã Bình Khánh cùng toàn thể
Cô Chú, Anh Chị các phòng ban đã nhiệt tình chỉ dẫn trong thời gian thực tập cũng
như tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành tốt luận văn.
TP. Hồ Chí Minh, Ngày 04/06/2009
Nguyễn Thị HoàngYến


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN. Tháng 6 năm 2009. “Đánh Giá Hiệu Quả
Kinh Tế Mô Hình Nuôi Tôm Sú Quảng Canh Cải Tiến tại Xã Bình Khánh, Huyện
Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh”.
NGUYEN THI HOANG YEN. JUNE 2009. “Eraluation of Economic
Efficiency of Black Tiger Prawn Cultivation in Binh Khanh Commume, Can Gio
District, Ho Chi Minh City”.
Đề tài đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình nuôi tôm sú quảng canh cải tiến tại xã
Bình Khánh, huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh, đồng thời xác định các yếu tố ảnh
hưởng đến năng suất tôm sú trên cơ sở sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phân
tích kinh tế lượng với sự hỗ trợ của EXCEL và EVIEW. Số liệu sử dụng là số liệu sơ
cấp thu thập được thông qua quá trình phỏng vấn 85 hộ dân nuôi tôm sú theo mô hình
quảng canh cải tiến tại địa phương, bên cạnh đó cũng sử dụng số liệu thứ cấp từ các
báo cáo ở các phòng ban của xã. Kết quả nghiên cứu cho thấy có ba nhân tố chủ yếu
ảnh hưởng đến năng suất tôm sú theo mô hình này tại địa phương đó là lượng thức ăn,
lượng phân bón, số năm kinh nghiệm. Cũng từ kết quả nghiên cứu ta thấy một đồng
chi phí bỏ ra cuối vụ các hộ nuôi tôm thu được 0,16 đồng lợi nhuận và 0,46 đồng thu
nhập. Đề tài cũng tiến hành phân tích hiệu quả theo quy mô, kết quả là những hộ nuôi
tôm với quy mô lớn hơn 0,7 ha đạt được hiệu quả kinh tế cao hơn các quy mô khác.



MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

x

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

xi

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đăt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2


1.2.1. Mục tiêu tổng quát

2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

2

1.3.1. Phạm vi không gian

2

1.3.2. Phạm vi thời gian

2

1.4. Cấu trúc khóa luận

3

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

4

2.1. Giới thiệu tổng quan về xã Bình Khánh


4

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

4

2.1.2. Điều kiện Kinh tế - Xã hội

8

2.1.3. Cơ sở hạ tầng

10

2.2. Nguồn gốc con tôm sú, sự phát triển nghề nuôi tôm và các hình thức nuôi
11

tôm sú ở nước ta hiện nay
2.2.1. Nguồn gốc tôm sú

11

2.2.2. Sự phát triển nghề nuôi tôm

12

2.2.3. Các hình thức nuôi tôm sú ở nước ta hiện nay

13


2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ thủy sản
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu

13
16
16

3.1.1. Một số đặc điểm cơ bản trong kỹ thuật nuôi tôm sú

16

3.1.2. Hiệu quả kinh tế

20
v


3.2. Phương pháp nghiên cứu

21

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

21

3.2.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

22


CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Tình hình nuôi tôm ở xã Bình Khánh

27
27

4.1.1. Lịch thời vụ

27

4.1.2. Tình hình nuôi tôm

28

4.2. Thông tin tổng quát về các nông hộ điều tra

30

4.2.1. Tình hình nhân khẩu và lao động tại các hộ điều tra

30

4.2.2. Trình độ học vấn của hộ điều tra

31

4.2.3. Thâm niên canh tác

32


4.2.4. Tình hình tham gia khuyến nông

32

4.2.5. Nguồn vốn tham gia sản xuất của các hộ nuôi tôm

33

4.3. Tình hình nuôi tôm tại các hộ điều tra

34

4.3.1. Quy mô diện tích canh tác

34

4.3.2. Nguồn giống và mật độ thả

34

4.3.3. Tình hình thu nhập từ nuôi tôm của các hộ điều tra

35

4.4. Kết quả - hiệu quả kinh tế mô hình nuôi tôm sú quảng canh cải tiến tại địa
36

phương
4.4.1. Chi phí sản xuất


36

4.4.2. Kết quả, hiệu quả của một vụ nuôi tôm

39

4.5. Phân tích hiệu quả nuôi tôm trên 1 ha theo quy mô

39

4.5.1. Chi phí đầu tư ban đầu cho 1 ha nuôi tôm theo quy mô

40

4.5.2. Chi phí sản xuất cho 1 ha nuôi tôm theo quy mô

41

4.5.3. Kết quả - hiệu quả của 1 ha nuôi tôm theo quy mô

42

4.6. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất tôm sú

43

4.6.1. Xây dựng hàm hồi quy

43


4.6.2. Ước lượng các tham số của mô hình

44

4.6.3. Kiểm định giả thiết mô hình

45

4.6.4. Kiểm định sự vi phạm giả thiết

46

4.6.5. Phân tích mô hình

48
vi


4.7. Thuận lợi và khó khăn trong quá trình nuôi tôm tại địa phương

50

4.7.1. Thuận lợi

50

4.7.2. Khó khăn

51


CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

53

5.1. Kết luận

53

5.2. Kiến nghị

53

5.2.1. Đối với chính quyền địa phương

53

5.2.2. Đối với người nuôi tôm

54

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CP

Chi phí


ĐVT

Đơn vị tính

FAO

Tổ Chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (Food and
Agricullturl Organization)

Ha

Hecta

LN

Lợi nhuận

QCCT

Quản canh cải tiến

R2

Hệ số xác định

TCPSX

Tổng chi phí sản xuất


TN

Thu nhập

TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Tình Hình Sử Dụng Đất Tại Xã Bình Khánh

8

Bảng 3.1 Yêu Cầu Kỹ Thuật Đối Với Ao Nuôi Tôm Sú

17

Bảng 4.1 Tình Hình Thả Nuôi Tôm Tại Xã Năm 2008

28

Bảng 4.2 Tình Hình Thu Hoạch của Các Hộ Nuôi Năm 2008


29

Bảng 4.3 Hiệu Quả Kinh Tế của Các Hộ Nuôi Năm 2008

30

Bảng 4.4 Tình Hình Sử Dụng Lao Động tại Các Hộ Nuôi Tôm

31

Bảng 4.5 Trình Độ Học Vấn của Chủ Hộ

31

Bảng 4.6 Số Năm Nuôi Tôm của Các Chủ Hộ

32

Bảng 4.7 Tình Hình Vay Vốn của Các Hộ Điều Tra

33

Bảng 4.8 Nguồn Vay Vốn của Các Nông Hộ

33

Bảng 4.9 Quy Mô Diện Tích Canh Tác của Các Hộ Điều Tra

34


Bảng 4.10 Nguồn Gốc Tôm Giống của Các Hộ Điều Tra

34

Bảng 4.11 Mật Độ Thả Nuôi của Các Hộ

35

Bảng 4.12 Tình Hình Thu Nhập của Các Hộ Nuôi Tôm

35

Bảng 4.13 Mức Thu Nhập của Các Hộ Nuôi Tôm

36

Bảng 4.14 Chi Phí Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản cho 1 Ha Nuôi Tôm

37

Bảng 4.15 Chi Phí Sản Xuất cho 1 Ha Nuôi Tôm

38

Bảng 4.16 Kết Quả - Hiệu Quả của 1 Ha Nuôi Tôm

39

Bảng 4.17 Chi Phí Đầu Tư Ban Đầu Theo Quy Mô


40

Bảng 4.18 So Sánh Chi Phí Sản Xuất của Các Quy Mô

41

Bảng 4.19 Kết Quả - Hiệu Quả Nuôi Tôm Theo Quy Mô

42

Bảng 4.20 Kết Quả Ước Lượng Mô Hình Hồi Quy

44

Bảng 4.21 Kiểm Định T của Mô Hình Hồi Quy

45

Bảng 4.22 Ma Trận Tương Quan Cặp

47

Bảng 4.23 Hồi Quy Bổ Sung Cho Các Biến Độc Lập, Kiểm Tra Đa Cộng Tuyến

47

ix



DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Bản đồ địa lý Huyện Cần Giờ

5

Hình 3.1 Hình dạng của ao nuôi tôm

18

Hình 4.1 Lịch Thời Vụ Nuôi Tôm tại Xã Bình Khánh

28

x


DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Mô hình hồi quy gốc
Phụ lục 2. Kiểm định hiện tượng phương sai không đồng đều
Phụ lục 3. Ước lượng các mô hình hồi quy bổ sung
Phụ lục 4. Bảng câu hỏi điều tra

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đăt vấn đề

Trong nền kinh tế thời hội nhập như hiện nay, ngành sản xuất nông nghiệp vẫn
tiếp tục đóng vai trò quan trọng đối với đời sống của gần 70 % dân số Việt Nam chúng
ta. Trong những năm qua nước ta đã và đang chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi
theo hướng có giá trị phù hợp với điều kiện sản xuất của từng vùng. Phát huy thế mạnh
của nông nghiệp để xây dựng một nền kinh tế vững mạnh, đa dạng hóa nông nghiệp,
nâng cao chất lượng nông phẩm hướng tới thị trường xuất khẩu đang là vấn đề hết sức
cần thiết. Một trong những lĩnh vực mà nông nghiệp nước ta đang chú trọng phát triển
là ngành sản xuất thủy sản. Hiện nay, thuỷ sản nước ta đã trở thành ngành mũi nhọn,
giữ vai trò quan trọng duy trì tốc độ tăng khá của khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ
sản và có đóng góp đáng kể trong kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong đó có sự
đóng góp đáng kể của con tôm sú.
Bình Khánh là một xã lớn nằm ở phía Bắc huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh có
đặc điểm của vùng cửa sông thuộc rừng ngập mặn phù hợp cho việc phát triển các mô
hình nuôi tôm. Trước năm 1998 do điều kiện khí hậu và thời tiết không thuận lợi nên
sản xuất lúa gặp nhiều khó khăn, liên tiếp bị mất mùa do mưa bão, hạn hán, nước mặn
xâm nhập nên đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Từ sự thử nghiệm thành công
mô hình nuôi tôm sú của Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện (nay là
Phòng kinh tế) và Trạm khuyến nông, trong năm 1999 có 12 hộ thả nuôi với diện tích
6,6 ha, tôm sú thích nghi tốt và cho năng suất khá cao so với cây lúa. Nhận thấy con
tôm sú phù hợp với địa phương, Đảng ủy – Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân xã
thống nhất xác định chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên cơ sở chuyển
đổi nhanh, bền vững nhằm phát triển sản xuất, tăng thu nhập, giúp ổn định cuộc sống
cho người dân. Chính nhờ chủ trương đúng đắn đó mà phong trào nuôi tôm sú trên địa


bàn phát triển nhanh cả về quy mô và số lượng, góp phần thực hiện thắng lợi trong
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại địa phương.
Hoạt động nuôi tôm sú đem lại lợi nhận lớn nhưng cũng phải đương đầu với
không ít rủi ro vì vậy vấn đề đặt ra là phải làm sao khắc phục được rủi ro đồng thời
phát huy lợi nhuận. Muốn được như vậy cần phải có những giải pháp thiết thực cho

các hộ nuôi tôm sú để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất. Đáp ứng yêu cầu trên, cùng
với sự hỗ trợ của các cán bộ xã Bình Khánh và sự chỉ dẫn tận tâm của Thầy Thái Anh
Hòa tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình nuôi tôm sú
quảng canh cải tiến tại xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình nuôi tôm sú quảng canh cải tiến tại xã Bình
Khánh, huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Nghiên cứu tình hình thực tế về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tình hình
nuôi tôm của vùng.
Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình nuôi tôm sú quảng canh cải tiến tại địa
phương.
Phân tích hiệu quả kinh tế theo quy mô.
Tìm hiểu các nhân tố tác động đến năng suất tôm sú nuôi theo mô hình QCCT.
Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của mô hình nuôi tôm quảng canh cải
tiến tại Bình Khánh từ đó kiến nghị những giải pháp để quá trình nuôi tôm sú đạt hiệu
quả kinh tế cao hơn.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi không gian
Đề tài thực hiện trên phạm vi xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh
thông qua thu thập các tài liệu, các báo cáo của xã và tiến hành phỏng vấn trực tiếp các
nông hộ nuôi tôm sú theo mô hình quảng canh cải tiến tại xã.
1.3.2. Phạm vi thời gian
Thời gian thực hiện từ ngày 2/2/2009 đến ngày 20/6/2009.

2


1.4. Cấu trúc khóa luận

Luận văn gồm có 5 chương:
Chương 1: Mở đầu
Chương này trình bày sự cần thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi
nghiên cứu, cấu trúc của toàn bộ luận văn.
Chương 2: Tổng quan
Trình bày tổng quan về điều kiện tự nhiên, điều kiện khinh tế xã hội xã Bình
Khánh, huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương này nêu lên môt số khái niệm có liên quan đến vấn đề nghiên cứu và
trình bày phương pháp phân tích để có được kết quả nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả và thảo luận
Trình bày và phân tích kết quả của quá trình nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Tóm tắt lại các kết quả đã đạt được của đề tài trong quá trình nghiên cứu và
kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong quá trình nuôi tôm sú
quảng canh cải tiến tại địa phương.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Giới thiệu tổng quan về xã Bình Khánh
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Bình Khánh là một xã lớn nằm ở cửa ngõ phía Bắc của huyện Cần Giờ,
TP.HCM. Bình Khánh có diện tích 4344,58 ha, được chia thành 8 ấp: Bình Mỹ, Bình
Trung, Bình An, Bình Lợi, Bình Phước, Bình Thạnh, Bình Thuận, Bình Trường.
Phía Bắc giáp sông Nhà Bè (xã Phú Xuân, huyện Nhà Bè).

Phía Đông giáp sông Lòng Tàu (xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch, Tỉnh
Đồng Nai).
Phía Tây giáp sông Soài Rạp (xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè).
Phía Nam giáp xã An Thới Đông và xã Tam Thôn Hiệp, huyện Cần Giờ


Hình 2.1 Bản đồ địa lý Huyện Cần Giờ

Nguồn: Ủy Ban Nhân Dân xã Bình Khánh.
5


b) Khí hậu- thủy văn
Xã Bình Khánh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có khí hậu điều hòa
quanh năm. Nhiệt độ không khí tương đối cao, tổng nhiệt độ lớn, không có sự phân
hóa theo không gian và thời gian. Nhiệt độ trung bình năm là 270C, tháng nóng nhất là
tháng 4 và tháng 5 (280C – 300C), trong năm không có nhiệt độ ban ngày nhỏ hơn
200C, nhiệt độ nóng nhất vào lúc quá trưa, giá trị tuyệt đối đạt 360C. Biên độ nhiệt
trung bình là 300C, cao nhất là 500C, giao động nhiệt độ ngày và đêm khá cao, bình
quân đạt tới 140C vào mùa khô và 110C và mùa mưa.Tiềm năng dồi dào và ổn định
của nhiệt lượng rất thuận lợi cho việc bố trí mùa vụ sản xuất nông nghiệp và nuôi
trồng thủy sản nước lợ.
Chế độ gió của vùng thuộc chế độ gió mùa, trong một năm được phân biệt
thành hai mùa gió trùng với mùa mưa và mùa khô với hướng gió chính: mùa hạ gió
thịnh hành là gió mùa Tây Nam có hướng gió từ Tây Nam đến Tây Tây Nam, thổi vào
từ biển mang nhiều hơi ẩm với vận tốc trung bình cấp 3 – 4 (10,9 m/s); mùa Đông có
gió Đông Bắc và Đông Nam, hướng thổi từ Đông Bắc đến Đông Nam, tốc độ bình
quân cấp 3 – 4, thời tiết khô hanh, gió này thường gọi là “gió chướng”, gió chướng
thường ảnh hưởng mạnh đến triều dâng. Tốc độ gió trong năm không quá cấp 7, thời
gian có gió lớn không nhiều. hầu như không có bão xảy ra, tuy nhiên vẫn bị ảnh hưởng

của bão biển Đông vào các tháng 10 dến tháng 1 năm sau.
Bình Khánh có 2 mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 11 đến tháng tháng 4 với gió
mùa Đông, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 trùng với gió mùa Hạ. Lượng
mưa phân bổ không điều theo không gian và thời gian, mùa mưa chiếm trên 90%
lượng mưa cả năm còn mùa khô thì lượng mưa rất thấp và hầu như không mưa. Đây là
vùng có lượng mưa trung bình thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long, lượng mưa trung
bình hàng năm vào khoảng 1.450 mm. Lượng mưa năm cao nhất là 2.275 mm, năm
thấp nhất là 955mm, số ngày mưa trung bình trong năm là 96 ngày. Có 2 tháng chuyển
tiếp mùa là tháng 4 (từ mùa khô sang mùa mưa) và tháng 1 (từ mùa mua sang mùa
khô), có 2 đỉnh mưa thường vào tháng 6 và tháng 10. Trong mùa mưa thường có đợt
hạn ngắn từ 5 – 15 ngày, nhân dân hay gọi là “hạn bà chằn”. Mùa mưa ở đây thường
bắt đầu muộn và kết thúc sớm hơn các nơi khác ở thành phố Hồ Chí Minh.

6


Chế độ thủy triều: Bình Khánh chịu ảnh hưởng trực tiếp của sông Lòng Tàu,
mật độ dòng chảy cao nhất so với các nơi khác (7 – 11 km/km2). Toàn bộ sông, rạch
chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều, mỗi ngày xuất hiện 2 lần nước
lên và 2 lần nước xuống, số ngày nhật triều trong tháng hầu như không đáng kể. Trong
ngày, hai đỉnh triều xấp xỉ nhau nhưng hai chân triều lại lệch nhau rất xa. Biên độ triều
nói chung khá lớn và có xu thế giảm dần từ phía cửa sông lên phía thượng lưu. Độ lớn
dao động mực nước triều trong khoảng 2,24 – 3,06 m, trị số cực đại là 3,34m. Phần
lớn diện tích đất đai ở đây ngập nước theo chu kỳ tháng, thời gian ngập trong ngày vào
kỳ nước cường là không dưới 1 giờ 30 phút.
Về tài nguyên nước ngầm: theo kết quả điều tra và kết quả khảo sát thăm dò của
địa phương cho thấy: nguồn nước mặn ngầm khá dồi dào nhưng nguồn nước ngọt hầu
như không có. Ở độ sâu từ 58 - 74 m, nước có độ mặn 7,4 g/l; độ sâu 347 m, nước có
độ mặn 33 g/l.
c) Địa hình và thổ nhưỡng

Về địa hình:Bình Khánh là vùng đất bồi trẻ, địa hình tương đối bằng phẳng và
thuộc địa hình trũng của huyện Cần Giờ. Theo nghiên cứu, các mức cao trình được
thống kê như sau:
- Cao trình nhỏ dưới 0,7 m (ngập theo chu kỳ ngày) chiếm 39 %.
- Cao trình khoảng 0,7 – 1,0 m (ngập theo chu kỳ tháng) chiếm 54 %.
- Cao trình 1,0 – 1,5 m (ngập theo chu kỳ năm) chiếm khoảng 3%.
- Cao trình trên 1,5 m (không ngập nước) chiếm 4 %.
Về thổ nhưỡng: đất ở xã Bình Khánh thuộc nhóm phù sa trên nền phèn tiềm
tàng, nhiễm mặn. Trong đất thường có chứa các loại độc tố dễ gây hại cho cây trồng
như: SO42- Cl-, Al3+, Fe3+. Ở độ sâu 0,0 – 0,2 m phần lớn đất thuộc loại chua ít. Đặc
biệt các loại đất mặn (nhiều Mn), phèn tiềm tàng, đất phèn hoạt động nhiễm mặn nặng
thường ở các vùng thấp và không thích nghi với công tác nông nghiệp. Trong phạm vi
độ sâu 2 m chỉ số pH/H2O của đất thay đổi không nhiều từ 6,5 – 7,5. Nhìn chung vùng
này có các nhóm đất sau:
- Nhóm đất phù sa trên nền phèn tiềm tàng: nhiễm mặn vào mùa khô, phân bố
thành hành lang theo đê tự nhiên ven sông – nơi có địa hình cao trên dưới 2 m, phân bố
với diện tích 95 ha. Đặc tính của loại đất này là hàm lượng mùn ở tầng mặt tương đối
7


phong phú nhưng giảm nhanh theo chiều sâu, lượng lân và kali tổng số ở mức trung
bình.
- Nhóm đất phèn: loại đất này bị nhiễm mặn theo mức độ khác nhau về mùa
khô, phân bố ở phía Nam. Đây là loại đất nặng, tầng sinh phèn nông, có thể trồng lúa.
Tính chất của loại đất này từ nông đến sâu có hàm lượng mùn khá cao, giàu lượng
Mn2+, có sự mất cân đối giữa Ca2+ và Mg2+, do đó có thể kìm hãm sự phát triền của cây
trồng. Trị số pH của đất tương đối cao (pH = 5,8 ở tầng 0m, pH = 5,5 ở tầng 0,7m)
2.1.2. Điều kiện Kinh tế - Xã hội
a) Tình hình phân bố đất đai
Tổng diện tích đất của Bình Khánh là 4.345,27 hecta được phân thành nhiều

loại đất chuyên dùng như: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng, …
Bảng 2.1 Tình Hình Sử Dụng Đất Tại Xã Bình Khánh.
Loại đất

Diện tích (ha)

Đất trồng cây hàng năm

Tỷ lệ (%)

87,08

2,004

Đất trồng lúa

899,26

20,695

Đất trồng cây lâu năm

418,36

9,628

Đất nuôi trồng thủy sản

1.453,12


Đất ở

33,441

147,73

3,400

52,62

1,211

Đất tôn giáo, tín ngưỡng

0,03

0,001

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

6,93

0,159

Đất chuyên dùng

Đất sông suối và mặt nước

1.279,58


Đất chưa sủ dụng

0,56

Tổng

4.345,27

29,448
0,013
100,000

Nguồn: Ủy Ban Nhân Dân Xã Bình Khánh, 2007
Qua bảng trên cho thấy đất ở Bình Khánh được sử dụng cho mục đích nuôi
trồng thủy sản mà chủ yếu dùng nuôi tôm là nhiều nhất chiếm 33,44 %. Tuy nhiên diện
tích trồng lúa cũng khá cao chiếm 20,69 %.Với 29,45% diện tích sông suối và mặt
nước cho thấy hệ thống sông ngòi chằn chịt, thuận lợi cho việc thay đổi nước trong
công tác nuôi tôm của địa phương.
8


b) Dân số và lao động
Bình Khánh là xã có dân số cao nhất huyện Cần Giờ với tổng số hộ là 3.939 hộ,
số nhân khẩu là 17.852 (số liệu năm 2007) được chia làm 8 ấp và 157 tổ nhân dân, xã
có địa bàn rộng, đông dân và sống rải rác ngoài đồng ruộng. Nghề nghiệp của các hộ
gia đình được phân thành các diện như thuần nông nghiệp, thuần lâm nghiệp, chuyên
đánh bắt – khai thác thủy sản và chuyên về công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Tổng
số lao động trong toàn xã là 9.745 người phân ra thành các dạng lao động khác nhau
như: nghề nông, nuôi trồng và khai thác thủy sản nghề xây dựng, thương nghiệp, giao
thông - vận tải, …Theo thống kê của xã đến cuối năm 2008 chỉ còn 0,68 % hộ gia

đình thuộc diện hộ nghèo. Nhìn chung thì mức sống của người dân nơi đây thuộc loại
trung bình khá.
c) Y tế - giáo dục
Về y tế: hiện tại, xã có một trạm y tế với sức chứa 20 giường bệnh. Ngoài ra, xã
còn có 4 điềm dịch vụ y tế tư nhân kịp thời chăm sóc sức khỏe cho người dân.
Về giáo dục: cùng với xu hướng phát triển chung, xã đã có nhiều nổ lực nâng
cao trình độ học vấn của người dân, hiện nay, toàn xã có 1 trường cấp 3, 1 trường cấp
2, 4 trường tiểu học và 1 trường mầm non. Hệ thống cơ sở vật chất và đội ngũ giáo
viên được đầu tư đúng mức, phục vụ tốt công tác giáo dục tại địa phương.
d) Văn hóa thông tin, thể dục thể thao
Xã có một trung tâm văn hóa – thể thao, một khu văn hóa ở ấp Bình Trung, bốn
đài truyền thanh phục vụ công tác tuyên truyền những chủ trương chính sách của
Đảng, pháp luật của nhà nước đến với nhân dân gồm: đài truyền thanh xã phục vụ cho
ấp Bình Phước, Bình Thuận, Bình Trung, Bình Trường, Bình Mỹ và Bình An; đài
truyền thanh tại khu dân cư Cọ Dầu; đài truyền thanh tại ấp Bình Thạnh và đài truyền
thanh tại ấp Bình Lợi. Hầu hết các hộ dân ở xã đều có phương tiện nghe nhìn và điện
thoại. Hoặt động thể dục thể thao ở xã phát triển khá mạnh, xã thường xuyên tổ chức
các hội thi thể dục thể thao vào những dịp lễ được đông đảo quần chúng tham gia, ủng
hộ. Toàn địa bàn xã có một sân bóng đá mini do tư nhân đầu tư và quản lý, 4 sân bóng
chuyền chủ yếu nằm trong khu vực các trường học và nhiều sân cát nằm rải rác trong
các ấp. Phong trào văn hóa - văn nghệ của xã cũng phát triển mạnh mẽ.
e) Tín dụng
9


Ngoài nguồn vốn từ ngân hàng nông nghiệp, ngân hành chính sách, quỹ xóa đói
giảm nghèo, vốn liên minh hợp tác xã thành phố, vốn tự có thì trên địa bàn của xã còn
có các quỹ tín dụng khác như: nguồn vốn từ chương trình 105 (chương trình khuyến
khích chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và hổ trợ lãi suất vay vốn sản xuất của
Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh), Quỹ tín dụng của hội phụ nữ, Quỹ tín dụng

của hội cựu chiến binh xã.
f) Tình hình khuyến nông tại xã
Công tác khuyến nông tại xã phát triển khá mạnh mẽ, trong năm 2008 xã phối
hợp với Trạm khuyến nông, Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức 8 buổi
tập huấn, hội thảo, tham quan với 93 lượt người tham dự. Trong đó, có 3 lớp tập huấn
về kỷ thuật nuôi tôm sú, 1 lớp tập huấn bảo vệ thực vật về xử lý rầy nâu, bệnh vàng
lùn, lùn xoắn lá, 2 buổi hội thảo về các mô hình chăn nuôi có hiệu quả, 1 buổi tham
gia mô hình nuôi trùng quế, 1 buổi tham quan mô hình nuôi tôm càng xanh tại địa
phương. Đồng thời, đài truyền thanh xã, các ấp cũng thường xuyên phát thanh, tuyên
truyền, khuyến cáo kỷ thuật trong nuôi trồng thủy sản và sản xuất vụ mùa, dự báo khí
tượng thủy văn để kịp thời khuyến cáo nhân dân có biện pháp chủ động trong sản xuất.
2.1.3. Cơ sở hạ tầng
a) Giao thông
Xã có một trục đường chính - đường Rừng Sác - đường được trán nhựa với
chiều dài 9km. Bên cạnh đó cũng có một số tuyến đường nằm rải rác trong xã như:
đường Trần Quang Đạo, đường Trần Quan Quờn, đường Hà Quang Vóc, đường đê EC
và đường Bà Xán, … rất thuận tiện cho việc đi lại.
b) Hệ thống điện – nước
Hệ thống điện: xã sử dụng hệ thống lưới điện quốc gia kéo từ năm 1990, với
100 % hộ có điện chiếu sáng, phục vụ tốt cho sinh hoạt và sản xuất. Đây là yếu tố giúp
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong xã.
Hệ thống nước sinh hoạt: toàn xã có 8 hệ thống cấp nước do dân tự làm (có thu
phí dân). Nguồn nước lấy từ nguồn nước máy thành phố Hồ Chí Minh về với giá 2740
đ/m3 (trong định mức 4m3/tháng /người).
Hệ thống cống thoát nước: toàn xã có 3 đường cống thoát nước sinh hoạt tập
trung tại ấp Bình Phước (trên tuyến đường chính).
10


Hệ thống thủy lợi: quanh xã có các con sông lớn thuận lợi cho việc cung cấp

nước phục vụ sản xuất như sông Soài Rạp, sông Nhà Bè, sông Chà, sông Lòng
Tàu,…Hệ thống kênh rạch hầu hết là kênh rạch tự nhiên chảy tự do theo thủy triều,
chưa có một công trình điều tiết nào. Hệ thống kênh nội đồng cũng vậy, đa phần bị bồi
lắng, một số tuyến rạch cũ đã bị san lắp, cải tạo thành ruộng hoặc ao nuôi trong những
năm gần đây. Bình Khánh có một đê thủy lợi EC xây dựng năm 1994 với chiều dài
8500 m. Hệ thống thủy lợi chủ yếu làm nhiệm vụ ngăn mặn giữ ngọt đã góp phần tích
cực trong việc tăng năng suất, sản lượng nhưng còn bộc lộ nhiều khuyết điểm như:
chưa hoàn chỉnh, không đồng bộ, kênh mương bị bồi lắp, phân bố không đều, thiếu
công trình đầu mối điều tiết, ngăn mặn, gạn triều cho vùng trồng lúa, …do vậy chưa
chủ động trong việc tưới tiêu, làm ảnh hưởng tới sản xuất.
2.2. Nguồn gốc con tôm sú, sự phát triển nghề nuôi tôm và các hình thức nuôi tôm
sú ở nước ta hiện nay
2.2.1. Nguồn gốc tôm sú
Tôm sú (Tên tiếng Anh: Giant/Black Tiger Prawn) được định loại là:
- Ngành: Arthropoda
- Lớp: Crustacea
- Bộ: Decapoda
- Họ chung: Penaeidea
- Họ:PenaeusFabricius
- Giống:Penaeus
- Loài: Monodon - Tên khoa học: Penaeus monodon Fabricius
Tôm sú có nguồn gốc tự nhiên kéo dài từ Đông Nam Á đến tận bờ Đông của
châu Phi (đến Somalie). Tuy nhiên tôm tự nhiên tập trung nhiều quanh Ấn Độ và
Indonesia.Phạm vi phân bố của tôm sú khá rộng, từ Ấn Độ Dương qua hướng Nhật
Bản, Đài Loan, phía Đông Tahiti, phía Nam châu Úc và phía Tây châu Phi (Racek 1955, Holthuis và Rosa - 1965, Motoh - 1981, 1985). Nhìn chung, tôm sú phân bố từ
kinh độ 30E đến 155E từ vĩ độ 35N tới 35S xung quanh các nước vùng xích đạo, đặc
biệt là Indonesia, Malaixia, Philippines và Việt Nam. Tôm bột (PL.), tôm giống
(Juvenile) và tôm gần trưởng thành có tập tính sống gần bờ biển và rừng ngập mặn ven
bờ. Khi tôm trưởng thành di chuyển xa bờ vì chúng thích sống vùng nước sâu hơn.
11



2.2.2. Sự phát triển nghề nuôi tôm
Nghề nuôi tôm biển bắt đầu phát triển nhanh từ những năm đầu thập kỷ 80s đến
đầu thập kỷ 90s. Tổng thể, trong những năm hiện nay thì sự phát triển đã chậm lại mà
chủ yếu là do sự bộc phát và lây lan của bệnh, nhất là bệnh vi-rút và vấn đề môi trường
ở một số quốc gia.
− Ở một số quốc gia thì nuôi tôm biển phát triển khá nhanh trong các năm qua
(vd: Việt Nam), trong khi đó một số khác thì không phát triển, thậm chí còn giảm (Đài
Loan, Trung Quốc, …).
− Dù luôn phải đối phó với nhiều vấn đề, nhưng nghề nuôi tôm biển là một
ngành kinh tế quan trọng ở vùng ven biển của nhiều quốc gia Châu Á và Mỹ.
Nghề nuôi tôm biển trên thế giới có thể chia thành 3 giai đoạn chính như sau
− Giai đoạn 1: Giai đoạn nghiên cứu và phát triển sau đó là sự phát triển nhảy
vọt (những năm 60s-80s). Trong giai đoạn này tôm chủ yếu được nuôi quảng ao quảng
canh ven biển, có thể là sản phẩm phụ của các ao nuôi cá măng, cá đối như ở Đài
Loan, Philippines, Indonesia, … và trở thành đối tượng có giá trị thương phẩm cao nên
giá tôm tăng. Nhiều nghiên cứu đã được tiến hành để phát triển kỹ thuật làm cơ sở cho
phát triển sau này.
− Giai đoạn 2: Nghề nuôi tôm gặp nhiều khó khăn (những năm 80s-90s). Giai
đoạn này có nhiều trở ngại xảy ra liên quan đến bệnh tật, suy thoái tài nguyên, ô nhiễm
môi trường, mâu thuẫn về kinh tế xã hội.
− Giai đoạn 3: Nghề nuôi tôm hiện nay và tương lai. Do những trở ngại trên, xu
hướng hiện nay và trong thời gian tới là nuôi tôm theo hướng bền vững với sự đa dạng
hóa đối tượng nuôi, cải thiện qui hoạch và quản lý trong phát triển.
Đối tượng nuôi (nhóm loài):
− Theo thống kê của FAO thì chỉ có khoảng 10 loài tôm nuôi đạt sản lượng cao
(hơn 1.000 tấn/năm).
− Tôm sú (P. monodon) chiếm hơn 50 % tổng sản lượng. Ở một số quốc gia
như Thái Lan chẳng hạn thì sản lượng tôm sú không tăng nhưng tôm thẻ chân trắng (P.

vannamei) đang được đưa vào nuôi và sẽ đạt sản lượng lớn trong những năm tới đây.
− Những đối tượng tôm khác cũng có sản lượng đáng kể là tôm thẻ Trung Quốc
(P. chinensis), tôm thẻ Nhật Bản (P. japonicus).
12


Khi ngành nuôi tôm công nghiệp phát triển mạnh, con giống không còn lệ thuộc
vào tự nhiên nữa mà hoàn toàn do con người chủ động sinh sản. Kỹ thuật nuôi thâm
canh cũng phát triển lên đến mức cao, giúp người ta có thể nuôi với mật độ dầy trên
một diện tích ao nuôi. Thái Lan là nước dẫn đầu trong ngành nuôi tôm công nghiệp, và
là nước có sản lượng tôm sú nuôi cao nhất thế giới. Sản lượng này chủ yếu dùng để
xuất khẩu, đem lại nguồn ngoại tệ đáng kể cho Thái Lan. Ngành nuôi tôm cũng nhanh
chóng phát triển sang nhiều nước, chủ yếu là các nước ở Đông Nam Á, Nam Á.
2.2.3. Các hình thức nuôi tôm sú ở nước ta hiện nay
Quảng canh (QC): hình thức này sử dụng diện tích lớn tận dụng con giống và
nguồn thức ăn hoàn toàn tự nhiên. Tuy nhiên hiện nay người nuôi hầu hết chuyển sang
hình thức thả bổ sung con giống ở mật độ thấp và sử dụng hoàn toàn bằng thức ăn tự
nhiên (phổ biến nhiều nhất là ở tỉnh Cà Mau).
Quảng canh cải tiến (QCCT): phổ biến nhiều nhất ở các tỉnh ĐBSCL và các
tỉnh phía Bắc với một số hình thức sau:
-

Nuôi chuyên tôm

-

Nuôi tôm luân canh với trồng lúa: ở Cà Mau, Bạc Liêu, Bến Tre, Long An,
Duyên Hải - TP.Hồ Chí Minh, …

-


Nuôi tôm sú trong ruộng muối vào mùa mưa: ở Vĩnh Châu - Sóc Trăng, Bạc
Liêu, Trà Vinh, ...

Nuôi tôm Bán công nghiệp (BCN) và Công nghiệp (CN): phổ biến nhiều nhất ở
duyên hải miền trung, bắt đầu phát triển mạnh ở ĐBSCL và ở các tỉnh phía Bắc.
Mật độ thả tôm thích hợp cho hình thức nuôi công nghiệp (25 - 30 con/m2), bán
công nghiệp (15 - 20 con/m2) và quảng canh cải tiến (5 - 10 con/m2). Có thể thả với
mật độ nhiều hơn hay ít hơn là tuỳ thuộc vào điều kiện môi trường tự nhiên tại chỗ
(đất đai, nguồn nước, ...), mức độ đầu tư, kinh nghiệm của người nuôi, ... Thực tế tại
Bình Khánh các hộ nuôi tôm sú quảng canh cải tiến nuôi với mật độ 5 – 15 con/m2 cao
hơn mật độ nêu trên.
2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ thủy sản
Trong hai thập kỷ qua, sự gia tăng dân số và sự phát triển kinh tế xã hội là một
trong những nguyên nhân dẫn đến nhu cầu thuỷ sản trên toàn cầu không ngừng tăng
cao với tốc độ tăng hằng năm 4,3%. Thị trường tiêu thụ ngày nay quan tâm nhiều hơn
13


đến thuỷ sản như nguồn thực phẩm dinh dưỡng quan trọng không chỉ cung cấp 16%
nhu cầu prôtêin của con người mà còn đáp ứng các chất khoáng và axit Omega 3 cần
thiết cho cơ thể để phát triển trí não và ngăn ngừa một số bệnh. Cùng với sự gia tăng
dân số và sự phát triển kinh tế xã hội, mức tiêu thụ thuỷ sản trên thị trường thế giới
ngày càng tăng cao.
Lượng cung cấp thực phẩm thủy sản cho tiêu thụ của con người trên toàn cầu
tăng từ 53,4 triệu tấn năm 1981 đến hơn 104 triệu tấn năm 2003. Mức tiêu thụ thủy sản
bình quân theo đầu người trên thế giới tăng từ 11,8 kg đến 16,5 kg trong giai đoạn này.
Theo FAO dự báo, nhu cầu thủy sản còn có thể tăng mạnh nữa trong tương lai và mức
tiêu thụ sẽ có thể lên đến 18,4 kg/người/năm vào năm 2010 và 19,1 kg/người/năm vào
năm 2015. Châu Á và Thái Bình Dương là khu vực khai thác và nuôi trồng thủy sản

quan trọng nhất. Một số nước trong khu vực này có mức tiêu thụ thủy sản bình quân
theo đầu người cao nhất thế giới. Thủy sản là thực phẩm cho bữa ăn hằng ngày của
người dân ở khu vực này nên mức tiêu thụ thủy sản bình quân theo đầu người cao, đạt
39,6kg/người năm 2003.
Không chỉ tại Việt Nam mà ngay cả tại nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á
như Philippine, Đài Loan, Thái Lan, Indonesia hoạt động nuôi thủy sản, nhất là nuôi
tôm đã tạo ra một sự chuyển đổi hiệu quả và đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho nông
dân. Hiện nay, trên 80% sản lượng tôm trên thế giới là từ nguồn tôm nuôi công nghiệp
với các giống tôm chính như tôm sú, tôm thẻ, tôm thẻ đỏ đuôi. Số liệu thống kê cho
biết tổng số lượng trại nuôi tôm trên thế giới là khoảng 380.000 trại nuôi, chiếm
khoảng 1,25 triệu ha, với sản lượng hàng năm từ 50 tới 10.000 kg/ha. Hoạt động nuôi
tôm bao gồm nuôi quảng canh, bán thâm canh và thâm canh.
Hiện nay, thuỷ sản trong thực đơn hằng ngày của người dân vùng nông thôn
đang dần thay đổi, do việc giảm nguồn lợi khai thác, chuyển đổi nghề nghiệp và sự
thay đổi cơ chế quản lý nguồn nước. Thực phẩm từ nguồn nuôi trồng đang dần thay
thế thủy sản từ nguồn khai thác tự nhiên. Từ năm 1950 - 1970 lượng tiêu thụ thủy sản
bình quân theo đầu người tăng gấp đôi và từ đó ổn định ở mức 9 - 10 kg/đầu người.
Tuy nhiên, tiêu thụ thủy sản bình quân theo đầu người dự kiến sẽ tiếp tục tăng cao
cùng với sự tăng trưởng dân số thế giới. Lượng cung cấp thủy sản có thể sẽ bị hạn chế
do các yếu tố môi trường và phạm vi nhu cầu có thể là 150 đến 160 triệu tấn, hoặc 1914


×