Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA CÔNG NHÂN NHẬP CƯ TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG LINH TRUNG QUẬN THỦ ĐỨC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA CÔNG
NHÂN NHẬP CƯ TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG
LINH TRUNG QUẬN THỦ ĐỨC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGÔ THỊ THỦY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2009


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học Khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Khảo sát chất lượng
cuộc sống của công nhân nhập cư trên địa bàn phường Linh Trung quận Thủ Đức Tp.
HCM” do Ngô Thị Thủy, sinh viên khóa 31, ngành Quản Trị Kinh Doanh, đã bảo vệ
thành công trước hội đồng vào ngày

.

Th.S. Nguyễn Duyên Linh
Người hướng dẫn,

_______________________
Ngày



Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

__________________________
Ngày

tháng

năm

tháng

năm

Thư kí hội đồng chấm báo cáo

__________________________
Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Trong suốt quá trình học tập và đặc biệt là trong thời gian thực hiện đề tài, cho
phép tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành đến:
Ba mẹ tôi, người có công sinh thành và nuôi dưỡng tôi, cho tôi được học hành và trở
thành một sinh viên đại học như ngày nay. Tự đáy lòng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tôi
đến các bậc sinh thành và nuôi dưỡng tôi từ thời thơ ấu cho tới khi tôi trưởng thành.

Trong suốt thời gian học tập tại trường, cho phép tôi được gửi lòng tri ân chân
thành đến:
-

Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.

-

Ban chủ nhiệm, quý thầy cô khoa Kinh tế đã tận tình hướng dẫn, truyền
đạt những kiến thức quý báu về đạo đức, lối sống và đặc biệt về kiến
thức chuyên ngành cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.

-

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến thầy:
Nguyễn Duyên Linh – người thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi
trong suốt thời gian tôi thực hiện đề tài. Sự chỉ bào của thầy trong suốt
thời gian làm đề tài là niềm tin cho tôi vững bước vào tương lai.

-

Xin gửi đến những người bạn đã ở bên cạnh tôi, ủng hộ tôi trong suốt
những năm tháng đại học và đặc biệt là trong thời gian tôi thực hiện
khóa luận này những lời cảm ơn và những lời chúc tốt đẹp nhất.

-

Cuối cùng, xin chúc ban giám hiệu, quý thầy cô luôn dồi dào sức khỏe
và công tác tốt, chúc các bạn thành công trên con đường đã chọn!


Xin chân thành cảm ơn !
Thành phố Hồ Chí Minh ngày 30/05/2009
Sinh viên: Ngô Thị Thủy


NỘI DUNG TÓM TẮT
Ngô Thị Thủy – Khoa Kinh Tế - Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Tháng 07/2009. “Khảo sát chất lượng cuộc sống của công nhân nhập cư trên địa
bàn phường Linh Trung quận Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh”.
Ngo Thi Thuy- Faculty of Economics, Nong Lam University – Ho Chi Minh City.
July, 2009. “Researching the life quality of workers immigrage in Linh Trung
commune, Thu Duc district, Ho Chi Minh City”.
Năm 2008 đi qua cùng với lạm phát tăng cao, giá cả lương thực, thực phẩm,
nhiên liệu, lãi suất ngân hàng… tăng cao ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Việt
Nam, làm cho đời sống nhân dân vô cùng khó khăn. Năm 2009 bắt đầu với sự bùng nổ
của khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu, và trong bối cảnh này Việt Nam
cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng. Vậy phía sau những sự kiện ấy thì đời sống
nhân dân, đặc biệt là công nhân lao động - những người mà theo quan điểm của Karl
Marx họ người phải bán sức lao động để đổi lấy tiền lương, là giai cấp tạo ra các giá
trị thặng dư và sự giàu có cho xã hội sẽ ra sao. Mong muốn được tìm hiểu cuộc sống
của công nhân đặc biệt là trong bối cảnh suy thoái kinh tế hiện nay và gợi ý một số
giải pháp nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống của công nhân trong thời
gian tới, tôi xin thực hiện đề tài: “Khảo sát chất lượng cuộc sống của công nhân nhập
cư trên địa bàn phường Linh Trung quận Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh”.
Đề tài đã tiến hành khảo sát ý kiến của 125 công nhân nhập cư trên địa bàn
phường Linh Trung quận Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài quan tâm nhiều đến
đời sống vật chất, tinh thần của công nhân nhập cư trên địa bàn phường, về thời gian
làm việc bình quân mỗi ngày, thu nhập bình quân tháng, mức chi tiêu cho đời sống của
công nhân, tình hình sở hữu nhà ở, diện tích nhà ở bình quân người, tình hình tham
quan du lịch, giải trí và sự hài lòng về công việc hiện tại thể hiện qua ý định thay đổi

nghề nghiệp của công nhân nhập cư, sự tham gia học tập nâng cao kiến thức, trình độ
chuyên môn nhằm tạo cơ hội thăng tiến cho bản thân trong tương lai. Ngoài ra, đề tài


tổng hợp những ý kiến, những nguyện vọng của công nhân nhập cư và đề ra những
giải pháp nhằm cải thiện, nâng cao hơn nữa chất lượng chất lượng cuộc sống của họ,
đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân mà Đảng ta đã đề ra
trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

x

DANH MỤC PHỤ LỤC

xi

CHƯƠNG 1


1

MỞ ĐẦU

1

U

1.1

Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1. Mục tiêu chung

2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

3

1.3. Phạm vi nghiên cứu của tiểu luận

3


1.3.1. Phạm vi nội dung thực hiện

3

1.3.2. Phạm vi thời gian

3

1.3.3. Phạm vi không gian

3

1.4. Cấu trúc của luận văn

3

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

3

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

3

U

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4


CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4

U

CHƯƠNG 2

5

TỔNG QUAN

5

2.1. khái quát về phường Linh Trung

5

2.1.1. điều kiện tự nhiên

5

2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

8


2.2. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

16

CHƯƠNG 3

18

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
U

v

18


3.1. Cơ sở lý luận

18

3.1.1. Khái niệm về công nhân

18

3.1.2. Thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh năm 2009

21

3.1.2. Khái niệm chất lượng cuộc sống


23

3.3. Phương pháp nghiên cứu

28

3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu

28

3.3.2. Phương pháp phân tích

29

CHƯƠNG 4

31

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

31

4.1. Lao động, doanh thu theo cơ cấu kinh tế trên địa bàn phường Linh Trung quận
Thủ Đức TP.HCM

31

4.2. Đặc điểm mẫu điều tra

32


4.2.1. Độ tuổi của công nhân nhập cư

32

4.2.2. Giới tính

33

4.2.3. Quê quán

34

4.2.4. Trình độ văn hóa

35

4.3. Đánh giá chất lượng cuộc sống của công nhân

36

4.3.1. Nhu cầu cơ bản

36

4.3.2. Nhu cầu an toàn

45

4.3.3. Nhu cầu xã hội


53

4.3.4. nhu cầu được quý trọng

58

4.3.5. Nhu cầu được thể hiện mình

59

4.4. Một số giải pháp được đề xuất nhằm cải thiện, nâng cao đời sống công nhân lao
động nhập cư

60

CHƯƠNG 5

63

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

63

5.1. Kết luận

63

5.2. Kiến nghị


65

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
KCN: khu công nghiệp
KCX: khu chế xuất
TM-DV: thương mại-dịch vụ
TP.HCM: thành phố Hồ Chí Minh

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Diện Tích Tự Nhiên Phường Linh Trung

7

Bảng 2.2. dân số phường Linh Trung qua các năm

8

Bảng 4.2 Giá Trị Sản Xuất Thực Tế Của Các Ngành Trên Địa Bàn Phường

10


Bảng 3.1. những đặc điểm cơ bản về lao động Việt Nam

20

Bảng 3.2. Dự báo nhu cầu lao động năm 2009

22

Bảng 4.1 Cơ Sở Và Tổng Số Lao Động Trong Các Ngành Trên Địa Bàn Phường

31

Bảng 4.2. Độ tuổi của công nhân

32

Bảng 4.3. Thống Kê Giới Tính Công Nhân

33

Bảng 4.4. Quê Quán của Công Nhân

34

Bảng 4.5. Trình Độ Văn Hóa của Công Nhân

35

Bảng 4.6. Thời Gian Làm Việc/Ngày Của Người Lao Động


36

Bảng 4.7. Thu Nhập Khả Dụng Bình Quân của Công Nhân Nhập Cư

38

Bảng 4.8. Thu Nhập Bình Quân Tháng của Công Nhân Lao Động Nhập Cư

39

Bảng 4.9. nhu cầu năng lượng cân đối cho người lao động chân tay

40

Bảng 4.10. Cân đối thu nhập-chi tiêu bình quân tháng của Công Nhân Nhập Cư

42

Bảng 4.11. Mức Sống Trung Bình của Người Dân TP.HCM

42

Bảng 4.12. Việc Sử Dụng Nguồn Nước của Công Nhân

44

Bảng 4.13. Thực Trạng Sở Hữu Tài Sản của Công Nhân Nhập Cư

44


Bảng 4.14. Thống Kê Về Tôn Giáo

46

Bảng 4.15. Tình Hình Sở Hữu Nhà Ở

47

Bảng 4.16. Về Diện Tích Nhà Ở Bình Quân của Công Nhân

47

Bảng 4.17. Các thông số thống kê về diện tích nhà ở trung bình của công nhân nhập cư
Bảng4.18. Diện tích nhà ở bình quân/người qua các năm tại TP.HCM qua các năm 48
Bảng 4.19. Thực trạng giải quyết nhà ở cho công nhân tại Phường

49

Bảng 4.20. Chi Phí Y Tế, Chữa Bệnh Mỗi Tháng Của Công Nhân

50

Bảng 4.21. Thông Số Thống Kê Về Chi Phí Y Tế, Chữa Bệnh/Tháng của Công Nhân
Nhập Cư

51

Bảng 4.22. Thực Trạng Tiết Kiệm-Gửi Về Quê Của Công Nhân


52

viii


Bảng 4.23. Tính Chất Ngành Nghề Của Công Nhân

54

Bảng 4.24. Sự Thường Xuyên Gặp Gỡ Bạn Bè Của Công Nhân

54

Bảng 4.25. Sự Thường Xuyên Tham Gia Du Lịch, Giả Ngoại, Vui Chơi Giải Trí

56

Bảng 4.26. Thực Trạng Tham Gia Du Lịch, Vui Chơi, Giải Trí của Công Nhân Nhập


56

Bảng 4.27. Ý Định Thay Đổi Nghề Nghiệp của Công Nhân

58

Bảng 4.28. Thống Kê Một Số Lý Do Công Nhân Muốn Thay Đổi Công Việc

59


ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Bản Đồ Phường

5

Hình 2.2. Chỉ Tiêu Về Dân Số Qua Các Năm

8

Hình 2.1 Dân Số Phường Linh Trung Qua Các Năm

9

Hình 2.2. Giá Trị Sản Xuất Thực Tế của Các Ngành tại Phường Linh Trung

10

Hình 3.1. Nhu Cầu Tuyển Dụng Lao Động Năm 2009

23

Hình 3.2. Tháp Nhu Cầu của Maslow (5 bậc nhu cầu)

25

Hình 3.3. Tháp 8 Bậc Nhu Cầu của Maslow


26

Hình 4.1. Tổng Lao Động Phân Theo Ngành của Phường Linh Trung Qua Các Năm
2007-2008

31

Hình 4.2. Độ tuổi của công nhân

33

Hình 4.3. Giới Tính của Công Nhân

34

Hình 4.4. Quê Quán Của Công Nhân

34

Hình 4.5. Trình Độ Văn Hóa của Công Nhân

35

Hình 4.6. Thời Gian Làm Việc Bình Quân Ngày của Công Nhân

36

Hình 4.7. Thu Nhập Bình Quân Tháng của Công Nhân


39

Hình 4.8 Mức Sống Trung Bình của Người Dân TP.HCM

43

Hình 4.8. Việc Sử Dụng Nguồn Nước của Công Nhân

44

Hình 4.9. Thực Trạng Sở Hữu Tài Sản của Công Nhân Nhập Cư

45

Hình 4.10. Tôn giáo của Công Nhân

46

Hình 4.11. Tình Hình Sở Hữu Nhà

47

Hình 4.12. Về Diện Tích Nhà Ở Bình Quân Mỗi Người của Công Nhân Nhập Cư

48

Hình 4.13. Chi Phí Y Tế, Chữa Bệnh của Công Nhân

51


Hình 4.14. Thực Trạng Tiết Kiệm-Gửi về Quê của Công Nhân

52

Hình 4.15. Tính Chất Công Việc của Công Nhân

54

Hình 4.16. Sự Thường Xuyên Gặp Gỡ Bạn Bè của Công Nhân

55

Hình 4.17. Sự Thường Xuyên Tham Gia Du Lịch, Giả Ngoại, Vui Chơi Giải Trí

56

Hình 4.18. Ý Định Thay Đổi Nghề Nghiệp Của Công Nhân

58

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Các vùng kinh tế theo quy định của nghị định 110/2008 NĐ-CP ngày
10 tháng 10 năm 2008 của chính phủ.
Phụ lục 2. Bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp công nhân nhập cư
Phụ lục 3. Thời gian làm việc của công nhân nhập cư
Phụ lục 4. Thu nhập bình quân tháng của công nhân nhập cư
Phụ lục 5. Diện tích nhà ở

Phụ lục 6. Chi phí y tế chữa bệnh bình quan tháng của công nhân nhập cư
Phụ lục 7. Thực trạng tiết kiệm bình quân tháng của công nhân nhập cư

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Trong điều kiện hiện nay, tất cả các quốc gia đều đã hội nhập, biên giới mỗi
quốc gia trở nên mờ nhạt đi trong nền kinh tế toàn cầu, vì vậy, “nhất cử, nhất động”
của một nền kinh tế nào đó đều có những ảnh hưởng nhất định đến thế giới. Năm 2008
nền kinh tế thế giới gặp rất nhiều khó khăn với nạn lạm phát, giá cả nhiên liệu, lương
thực tăng cao, kinh tế thế giới năm 2008 đã tác động rõ nét tới nền kinh tế nước ta.
Chúng ta đã phải đối mặt với những khó khăn về vấn đề thanh khoản của hệ thống tín
dụng, lãi suất ngân hàng cao, những cơn sốt giá lương thực và năng lượng, thị trường
chứng khoán tiếp tục bị sụt giảm…. làm cho đời sống nhân dân người lao động vô
cùng khó khăn. Đầu năm 2009, khi “quả bong bóng” tín dụng bất động sản ở Mỹ vỡ
tung, đi kèm là sự suy sụp, phá sản của hàng loạt công ty tài chính, ngân hàng lớn,
nhỏ, "cơn bão tài chính thế kỷ" bùng phát và lan rộng khắp toàn cầu, nền kinh tế nhiều
nước chao đảo. An ninh tài chính - tiền tệ trở thành mối quan tâm hàng đầu của thế
giới. Và trong bối cảnh này Việt Nam cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng.
Việt Nam gia nhập WTO chưa lâu, nền kinh tế Việt Nam chưa thực sự gọi là
hòa nhập một cách sâu rộng với nền kinh tế thế giới thế cho nên những tác động của
suy thoái nền kinh tế thế giới chưa thực sự tác động sâu sắc đến Việt Nam. Khủng
hoảng tài chính của Mỹ sẽ làm cho xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ giảm mạnh do thị
trường xuất khẩu chủ yếu của nước ta là Mỹ, Châu Âu, do suy thoái kinh tế nên các
nước này sẽ thu hẹp chi tiêu, tạo ra những rào cản để bảo vệ nền sản xuất trong nước,
thị trường chứng khoán suy giảm, vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam có thể chững

lại, thậm chí vốn đã cam kết sẽ thực hiện trễ hơn… do đó nền kinh tế bị giảm sút, sản
xuất thu hẹp, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng. Một thực tế không thể phủ nhận đang diễn ra ở
Việt Nam là tình trạng dư thừa lao động giản đơn nhưng đang rất thiếu lao động có


trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm quản lý. Trong giai đoạn khó khăn như hiện nay,
những lao động giản đơn sẽ là những người đầu tiên nằm trong danh sách cắt giảm lao
động.
Kinh tế đất nước suy giảm, chất lượng đời sống nhân dân, người lao động giảm,
kéo theo nhiều vấn đề trật tự an ninh xã hội, thấu hiểu được đời sống nhân dân, người
lao động sẽ giúp ích các công ty, doanh nghiệp tìm ra các chiến lược kinh doanh mới,
giải quyết việc làm, tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, giúp Đảng và nhà
nước đề ra những chính sách khắc phục khó khăn về kinh tế, giúp kinh tế nước ta vươn
lên, phát triển bền vững, giảm khoảng cách về kinh tế giữa các quốc gia.
Thành Phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế Nam Bộ, là một trong những đầu
tàu kinh tế đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế đất nước và việc hình thành và
phát triển các KCN đã và đang tạo động lực cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ
nông nghiệp sang phát triển công nghiệp và dịch vụ, cơ cấu lao động cũng được thay
đổi phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Năm 2008, do biến động giá cả, lạm
phát tăng gần 30%, giá cả các mặt hàng lương thực nhu yếu phẩm, gạo, xăng dầu, lãi
suất cho vay của ngân hàng…hiện nay vẫn còn ở mức cao, tình trạng đình công ở các
doanh nghiệp trên địa bàn xảy ra liên tiếp, trong khi đó giá điện, dịch vụ công cộng,
thuế, phí công cộng… sẽ tăng cao trong năm 2009, thiên tai, lũ lụt… Đối với người lao
động, nhân tố quan trọng trong việc hình thành và phát triển các KCN. Vậy chất lượng
cuộc sống của người dân, đặc biệt là người lao động nhập cư trên địa bàn TP.HCM
trong bối cảnh hiện nay như thế nào? Họ có những tâm tư, nguyện vọng gì? Chúng ta
cần phải làm gì để nâng cao chất lượng cuộc sống người lao động? Chính những đièu
này thúc giục tôi thực hiện đề tài nghiên cứu “KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CUỘC
SỐNG CỦA CÔNG NHÂN NHẬP CƯ TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG LINH TRUNG
QUẬN THỦ ĐỨC TP.HCM”.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá, đo lường chất lượng cuộc sống của nguoi lao động tại phường Linh
Trung quận Thủ Đức TP.HCM trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu để từ đó đưa
ra những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống người lao động ở
TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung.
2


1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu khái quát những nét chung nhất về chất lượng cuộc sống người lao
động
Xác định những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người lao
động.
Đánh giá chất lượng cuộc sống người lao động hiện nay ở TP.HCM.
Đề xuất một số hướng giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống người lao
động ở TP.HCM.
1.3. Phạm vi nghiên cứu của tiểu luận
1.3.1. Phạm vi nội dung thực hiện
Đề tài chỉ khảo sát chất lượng cuộc sống của công nhân nhập cư trên địa bàn
phường Linh Trung quận Thủ Đức TP.HCM trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu
và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động
trong bối cảnh hiện nay của nền kinh tế, không thực hiện các nghiên cứu khác như
nguyên nhân suy thoái kinh tế, mặt tích cực, tiêu cực của suy thoái kinh tế, những
động thái, biện pháp cần thiết của các nước nhằm khắc phục tình trạng suy thoái kinh
tế, cũng như so sánh giữa khủng hoảng tài chính Châu Á 1997 và khủng hoảng tài
chính xảy ra tại Mỹ hiện nay…
1.3.2. Phạm vi thời gian
Thời gian thực hiện từ 24/03/2009 đến 10/06/2009.
1.3.3. Phạm vi không gian

Đề tài nghiên cứu chất lượng cuộc sống công nhân nhập cư trên địa bàn phường
Linh Trung quận Thủ Đức TP.HCM, đối tượng là những công nhân nhập cư, sống và
làm việc trên địa bàn phường Linh Trung quận Thủ Đức TP.HCM.
1.4. Cấu trúc của luận văn
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
Chương mở đầu giới thiệu tổng quát lý do chọn lựa đề tài, mục tiêu nghiên cứu,
phạm vi nghiên cứu và tổng quan về cấu trúc luận văn.
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN
Mô tả vấn đề nghiên cứu như giới thiệu tổng quát về phường Linh Trung quận
Thủ Đức TP.HCM. tổng quan tài liệu nghiên cứu.
3


CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương này liên quan đến những khái niệm, định nghĩa có liên quan đến vấn đề
cần nghiên cứu như công nhân, đặc điểm nguồn lao động Việt Nam, tình hình của thị
trường lao động TP.HCM hiện nay, chất lượng cuộc sống, cơ sở lý thuyết về chất
lượng cuộc sống người lao động, … và phương pháp nghiên cứu dùng trong đề tài.
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Trình bày kết quả nghiên cứu và thảo luận mà tác giả đã thu thập được trong
quá trình điều tra nghiên cứu để đạt được mục tiêu nghiên cứu ban đầu.
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Rút ra những kết luận qua quá trình tìm hiểu, khảo sát nghiên cứu và thảo luận,
từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm giải quyết vấn đề, đồng thời đề xuất một số hướng
nghiên cứu tiếp theo.

4


CHƯƠNG 2

TỔNG QUAN

2.1. khái quát về phường Linh Trung
2.1.1. điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Hình 2.1. Bản Đồ Phường

Phường Linh Trung được thành lập ngày 01/04/1997 trên cơ sở xã Linh Trung,
một phần của xã Hiệp Phú. Khi mới thành lập có 5 ấp, 71 tổ dân phố với dân số
12,456 người. Năm 1999, phường có 6 khu phố, 81 tổ dân phố, tổng diện tích tự
nhiên là 706 ha. Hiện nay phường Linh Trung có diện tích tự nhiên là 706.12 ha (theo
cục thống kê 2007), được chia thành 6 khu phố với 79 tổ dân phố.
Trụ sở phường đặt tại 1262 Kha Vạn Cân khu phố 2 phường Linh Trung quận
Thủ Đức TP.HCM.
Phía Đông giáp phường Tân Phú và phường Hiệp Phú thuộc quận 9 TP.HCM.


Phía Tây giáp phường Linh Tây quận Thủ Đức và xã An Bình huyện Dĩ An tỉnh
Bình Dương.
Phía Nam giáp phường Linh Chiểu và phường Bình Thọ quận Thủ Đức
TP.HCM.
Phía Bắc giáp phường Linh Xuân quận Thủ Đức và huyện Đông Hòa tỉnh Bình
Dương.
Các cơ sở kinh tế – trường học – bệnh viện:
- 01 khu chế xuất Linh Trung
- 01 khu công nghiệp địa phương
- 98 C/ty TNHH và doanh nghiệp tư nhân.
- 45 hộ sản xuất TTCN
- 409 hộ kinh doanh nhà trọ.
- 367 hộ kinh doanh TM-DV.

- 06 trường học ( 02 Tiểu học và 01 THCS được công nhận
trường đạt chuẩn Quốc gia, 03 Mầm non)
- 01 khu Đại học quốc quốc gia
- 01 trường Đại học Nông lâm.
- 01 trường Đại học TDTT TW 2 .
- 01 trường Đại học An ninh .
- 01 trường bồi dưỡng nghiệp vụ CA.TPHCM
- 01 bệnh viện đa khoa khu vực.
- 01 nhà máy nước Thủ Đức.
- 01 Nghĩa trang Thành phố
Tốc độ đô thị hóa trên địa bàn phường cũng đang diễn ra nhanh, từ năm 20052007 diện tích đất ở đô thị liên tục tăng theo thứ tự 433.49; 99.7082; 100.9724, còn
diện tích đất nông nghiệp liên tục giảm theo thứ tự: 140.99; 142.48; 138.30.

6


Bảng 2.1. Diện Tích Tự Nhiên Phường Linh Trung
ĐVT: ha
Đất sử dụng

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Đất nông nghiệp


148.3

142.48

140.99

140

Đất phi nông nghhiệp

557.78

563.61

565.09

566.08

Đất chưa sử dụng

0.03

0.03

0.03

0.03

Tổng diện tích


706.12

706.12

706.12

706.12

Niên giám thống kê năm 2007-2008
b. Địa hình
Phường Linh Trung có địa hình gò, đồi, công trình cao từ 10-25m, địa hình dốc
dần về phía Bắc, hứong ra Suối Cái, thuận tiện cho việc thoát nước trên địa bàn
Phường. Cấu trúc địa hình vững chắc thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp. Theo
quy hoạch toàn Quận, đến năm 2010, phường Linh Trung là một trong những cụm
công nghiệp trong điểm của Quận với các loại hình như dệt may, điện tử, chế biến
thực phẩm, cơ khí, vật liệu xây dựng, sản xuất đồ gia dụng, nội thất, giấy,…
c. Khí hậu
Khí hậu của Phường là một bộ phận khí hậu của Quận: nằm trong khu vực nhiệt
đới gió mùa, phân thành hai mùa: mùa mưa và mùa khô với các đặc điểm:
¾

Mùa mưa tương ứng với giío mùa Tây Nam, từ tháng 5 đến tháng 10.

¾

Mùa khô tương ứng với gió mùa Đông Bắc, từ tháng 9 đến tháng 4 năm

sau.
Nhiệt độ ổn định và ít thay đổi qua các năm, nhiệt độ cao nhất vào tháng 4,
khoảng 30o (nhiệt độ trung bình trong tháng), nhiệt độ thấp nhất vào tháng 12, nhiệt

độ trung bình trong tháng khoảng 25o.
d. Thủy văn
Độ chảy của khu vực phụ thuộc chặt chẽ vào dòng chảy của sông lớn như sông
Đồng Nai, sông Sài Gòn. Thủy triều của các sông lớn rất mạnh, nhưng khi xâm nhập
vào hệ thống kênh rạch chính trong khu vực thì biên độ chiều giảm khoảng 20cm.
Do ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều nên một ngày đêm mực nước trong các
kênh rạch lên xuống hai lần với 22 chân triều không bằng nhau. mực nước đỉnh triều
cao nhất đạt 1.54m, thấp nhất đạt 0.8m, mực nước chân triều cao nhất đạt -0.5m, thấp
7


nhất đạt -2.25m. Dòng chảy biến đổi không đều trong năm. Vào mùa khô mưa ít nên
lưu lượng giảm, đặc biệt là vào tháng 4, lưu lượng đạt đến trị số nhỏ nhất. ngược lại
vào các tháng mùa mưa, lưu lượng tăng cao và đạt cực đại vào tháng 9 và tháng 10.
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
a. Dân cư
Tình hình dân cư có nhiều biến động, nguyên nhân chủ yếu là do đền bù giải tỏa
và dân nhập cư đông. Theo báo cáo của Phường cuối năm 2008, tổng số hộ là 4,805
hộ với số dân là 40,026 người (trong đó thường trú 3,120 hộ với 15,031 người).
Bảng 2.2. Dân Số Phường Linh Trung Qua Các Năm
năm

Tổng số dân Mật độ dân số Tỷ lệ tăng tự Tỷ lệ tăng cơ
(người)

(người/km2)

nhiên (%)

học (%)


2005

35,903

5,100

0.84

2.12

2006

36,995

5,225

0.57

2.0

2007

38,175

5,423

0.45

1.78


2008

40,026

5,143

0.37

1.13

Nguồn tin: UBND phường Linh Trung
Hình 2.2. Chỉ Tiêu Về Dân Số Qua Các Năm
2.5

41000
40026
2.12

39000

2

2

38175

38000

1.5


36995

37000
36000

1.78

1.13

35903

35000

1

tỷ lệ tăng cơ học (%)

tổng số dân (người)

40000

tổng số dân
tỷ lệ tăng cơ
học

0.5

34000
0


33000
năm 2005 năm 2006 năm 2007 năm 2008

Nguồn tin: UBND phường Linh Trung

8


Hình 2.1 Dân Số Phường Linh Trung Qua Các Năm

40026

35903

năm 2005

38175

36995

tổng số dân

năm 2006

năm 2007

năm 2008

Nguồn tin: UBND phường Linh Trung

Dân số phường linh Trung đang trên đà tăng trưởng nhanh, mỗi năm tăng
khoảng 1-2 triệu người. Dân số tăng nhanh giúp cho quá trình đô thị hóa, công nghiệp
hóa của Phường diễn ra nhanh chóng vì có lực lượng lao động dồi dào. Tuy nhiên,
lượng dân số trên chủ yếu là người dân từ các tỉnh di cư vào và sinh viên theo học ở
các trường đại học. chính vì vậy, dân số trên địa bàn luôn biến động phức tạp gây
nhiều khó khăn cho chính quyền địa phương trong việc đảm bảo đời sống vật chất tinh
thần, nhu cầu học tập và chăm sóc sức khỏe cho người dân, đảm bảo trật tự an toàn xã
hội.
b. Hoạt động kinh tế
Toàn phường có 194 đơn vị kinh tế, so với năm 2007 giảm 47 đơn vị; đã giải
quyết việc làm cho 8,132 lao động, bên cạnh đó còn có 921 hộ, cá thể kinh doanh
thương mại dịch vụ và 742 hộ kinh doanh nhà cho thuê.
Tổng thu ngân sách 6,025,111,053 đồng/2,942,600,000 đạt 204.7%. thực thu
trong năm 5,062,194,457 đồng, đạt 172% chì tiêu giao và tăng 4% so với cùng kỳ
năm 2007.
Tổng chi ngân sách 4,734,024,164 đồng/ 2,942,600 đồng đạt 164.3% so với dự
toán chi và tăng 11.2% so với năm 2007.
™ Về nông nghiệp: nhiều hộ nông dân đã thực hiện chuyển đổi cơ cấu vật
nuôi, cây trồng như cá kiểng, phong lan, bon sai… theo xu hướng phát triển phù hợp
với đặc thù đô thị hoặc xây nhà cho thuê để tăng thu nhập ổn định, nâng cao chất
lượng cuộc sống. tập trung công tác tuyên truyền và phòng chống dịch cúm gia cầm
và tiêm phòng dịch lở mồm long móng ở trâu bò gia súc, bệnh tai heo xanh…

9


™

Về công nghiệp: Giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh năm


2007 đạt 706 137 triệu đồng tăng khoảng 65% so với cùng kỳ năm 2006. tính đến hết
năm 2007, toàn phường có 24 cơ sở công nghiệp, 59 cơ sở tiểu thủ công nghiệp. các
ngành sản xuất trên địa bàn phường chủ yếu là dệt may, giày da, giấy, chế biến lương
thực thực phẩm, chế biến gỗ, sản xuất gia công cơ khí, sản xuất linh kiện điện
tử…nhìn chung, số cơ sở sản xuất Công Nghiệp và Tiểu thủ Công nghiệp giảm so với
năm 2006, tuy nhiên, giá trị sản xuất Công nghiệp lại tăng 49.5% so với năm 2006. giá
trị sản xuất Tiểu Thủ Công nghiệp giảm 10.5% so với năm 2006.
Bảng 2.3 Giá Trị Sản Xuất Thực Tế Của Các Ngành Trên Địa Bàn Phường
Giá trị sản xuất thực tế (trđ)
STT

Ngành

Tăng giảm (%)
Năm 2007

Năm 2008

1

Công nghiệp

460,204

688,124

49.53

2


TM-DV

730,399

987,173

35.16

3

Tiểu thủ công nghiệp

20,124

18,013

-10.49

Nguồn tin: Niên giám thống kê năm 2007-2008
Hình 2.2. Giá Trị Sản Xuất Thực Tế của Các Ngành tại Phường Linh Trung

biểu đồ giá trị sản xuất thực tế của các ngành tại
phường Linh Trung
987173

1000000
800000
600000

730399


688124

460204

400000
200000
0

20124
năm 2007

18013

công nghiệp
TM-DV
tiểu thủ công ngiệp

năm 2008

Nguồn tin: Niên giám thống kê năm 2007-2008
Giá trị sản xuất của các ngành thể hiện một phần quá trình công nghiệp hóa, sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn phường. Năm 2007 giá trị sản xuất thực tế của
ngành công nghiệp là 460,204 triệu đồng, năm 2008 là 688,124 triệu đồng, tăng
49.53% so với năm 2007. Ngành thương mại và dịch vụ năm 2007 là 730,399 triệu
10


đồng, năm 2008 là 987,173 triệu đồng, tăng 35.16%. Ngành tiểu thủ công nghiệp năm
2007 có giá trị sản xuất là 20,124 triệu đồng, năm 2008 là 18,013 triệu đồng, giảm

10.49%.
™

Thương mại dịch vụ: đi cùng với tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa

của toàn phường, các cơ sở sản xuất kinh doanh thương mại dịch vụ không ngừng gia
tăng, giá trị sản xuất của ngành này góp phần không nhỏ vào ngân sách của phường.
số cơ sở sản xuất kinh doanh thương mại dịch vụ trên địa bàn phường năm 2007 là
2,026 cơ sở tăng 245 cơ sở so với năm 2006, trong đó 40 doanh nghiệp công ty và
1,996 cá thể. Nhìn chung hoạt động sản xuất kinh doanh của các cơ sở diễn ra khá
nghiêm túc, chấp hành tốt các quy định. Song vẫn còn tồn tại các điểm kinh doanh
không có giấy phép kinh doanh, kinh doanh các mặt hàng có nguy cơ cháy nổ như gas,
xăng dầu…không đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ theo luật phòng cháy chữa
cháy 27/2001-QH10 và nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/04/2003 quy định chi
tiết một số điều của luật phòng cháy chữa cháy.
Ngoài ra còn nhiều doanh nghiệp vi phạm hành chính như khong xây dựng
thang lương, bảng lương, khong treo biển hiệu, kinh doanh không đúng ngàh nghề,
kinh doanh nhập lậu, kinh doanh không đúng địa chỉ đăng ký, không lập hóa đơn bán
hàng, không mở sổ kế toán…hoặc kinh doanh các ngành nghề nhạy cảm như Caraoke
ôm, café đèn mờ, bia ôm…gây ảnh hưởng đến trật tự xã hội trên địa bàn.
Nhận xét chung: nhìn chung, sự phát triển kinh tế của phường cũng có những
biến động qua hai năm 2007 và 2008. xét về quy mô và giải quyết việc làm của các
ngành tuy có suy giảm quan hai năm nhưng giá trị sản xuất thực tế của ngành công
nghiệp và thương mại-dịch vụ có sự gia tăng đáng kể ở năm 2008 so với năm 2007.
điều này cho thấy tốc độ đô thị hóa và phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa
rất nhanh của Phường.
™

Đầu tư xây dựng cơ bản: được sự quan tâm của Quận Ủy-UBND


Quận, trong năm, phường đã được quận phê duyệt một công ntrình bêtông nhựa hóa
đường hẻm với tổng kinh phí 420,000,000 đồng, nhân dân đóng góp 126,000,000
đồng. công trình đang được triển khai thực hiện và vận động nhân dân đóng góp đầu
tư thực hiện hệ thống cống thoát nước đường 18 khu phố 5 với tổng kinh phí

11


54,100,000, hoàn thành 2 công trình nghiệm thu và đưa vào sử dụng hẻm 116 đường
17 khu phố 5, vỉa hè đường 6 khu phố 2 và hẻm 127 khu phố 3.
Đánh giá: nhìn chung phong trào thi đua thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh
tế trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp, thương mại dịch vụ,
đàu tư phát triển đạt kết quả khả quan. Trong đó nổi lên là công tác thu ngân sách trên
địa bàn bình quân đạt và vượt chỉ tiêu pháp lệnh Quân giao, đã góp phần cho phường
cân đối nguồn chi. Trong năm, nhiề công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng trên
địa bàn, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Đó là sự nổ lực phấn
đấu rất lớn của Đảng bộ, chính quyền cán bộ và nhân dân phường Linh Trung với
những gương điển hình về hiến đất làm đường, bêtông hóa đường hẻm…
c. Lĩnh vực văn hóa, xã hội
Trong năm được sự quan tâm chỉ đạo của Quận Ủy-UBND Quận và của các
ngành chức năng UBND phường đã chủ động trinể khai các chỉ tiêu thi đua phù hợp,
thiết thực đến các khu phố như: sữa chữa, chống dột nhà tình thương, đền ơn đáp
nghĩa, xóa đói giảm nghèo, trợ vốn từ quỹ quốc gia về hỗ trợ việc làm, chăm lo sự
nghiệp giáo dục, cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu
dân cư, xây dựng khu phố văn hóa. Đến nay đạt được những kết quả sau:
Duy trì cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân
cư với các phong trào người tốt, việc tốt, xây dựng gia đình văn hóa, xây dựng khu
phố văn hóa, khu dân cư xuất sắc, các điểm sáng văn hóa thường xuyên hoạt động và
đạt hiệu quả cao. Các nhà hàng tiệc cưới văn minh, lành mạnh, tiết kiệm, trạm y tế văn
minh y đức, từng bước xây dựng cơ sở theo đúng tiêu chí và quy chế hoạt động. có

3,152/3,516 họ (89.6%) đạt chuẩn gia đình văn hóa so với năm 2007, tăng 1.7%.
phong trào “người tốt việc tốt” đã tuyên dương 175 gương.
¾ Hoạt động thể dục thể thao, rèn luyện sức khỏe: duy trì rèn luyện sức khỏe
tại các địa bàn dân cư, các câu lạc bộ dưỡng sinh hoạt động đều với 73 cụ già tham
gia, số người tham gia tập luyện thường xuyên là 3,864 người, 75 hộ gia đình thể
thao. Hàng tuần, tháng tổ chức thi đấu giai hữu bóng đá giữa các đội bạn. Trong năm
đã tha gia các đội bóng chuyền, bóng đá nhân các ngày lễ do Quận tổ chức.

12


¾ Chương trình chăm lo người nghèo, gia đình chính sách:
-

Trong các đợt lễ tết, phường tổ chức các đoàn thăm viếng, tặng 472 phần quà cho
gia đình chính sách, gia đình nghèo với số tiền là 170,150,000 đồng.

-

Vận động quỹ đền ơn đáp nghĩa được 39,100,000/39,000,000 đồng đạt 103%kế
hoạch năm.

-

Trợ cấp khó khăn 91 suất.

-

Sữa chữa và chống dột 4 căn nhà.
¾ Chương trình xóa đói giảm nghèo: trong năm đã vận động vốn


26,200,000/25,000,000 đồng, đạt 104.8% kế hoạch, nâng tổng nguồn quỹ XĐGN là
1,487,467,011 đồng. đã trợ vốn 73 hộ với tổng số tiền là 838,000,000 đồng, đưa ra
khỏi chương trình 58/55.
Hội chữ thập đỏ phường đã trọ cấp khó khăn cho 418 trường hợp với tổng trị giá
là 21,132,000 đồng. phối với hội người cao tuổi tổ chức bữa cơm người nghèo neo,
đơn cho 29 trường hợp với tổng só tiền là 3,450,000 đồng.
¾ Chương trình giải quyết việc làm:
-

Đã chứng nhận và giới thiệu việc làm 1,124 hồ sơ lao động (trong đó 2 lao động là
bộ đội xuát ngũ).

-

Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm đã giải ngân 8 dự án cho 53 hộ gồm 62 lao động với
tổng số tiền là 790,000,000 đồng.
¾ Chăm lo sự nghiệp giáo dục: tập trung huy động các nguồn lực trong nhân

dân, chăm lo cho giáo dục. Phong trào xã hội hóa giáo dục tiếp tục được quan tâm,
chất lượng quản lý giáo dục được nâng cao, môi trường sư phạm ngày càng được
nâng cao và hoàn thiện hơn. Tỷ lệ huy động các cháu lớp 1 và lớp 6 đạt 100%. Hoạt
động của hội khuyến học của phường và khu phố ngày càng đi vào chiều sâu, giúp đỡ,
tạo điều kiện cho các em học sinh có những hoàn cảnh khó khăn nhằm giảm thiểu tối
đa việc các em có nguy cơ bỏ học.
¾ Chương trình xây dựng và phát triển mạng lưới y tế và chăm lo sức khoẻ
cộng đồng
Trong năm 2008, BCĐ hiến máu nhân đạo phường đã vận động được 271 ca,
đạt tỷ lệ 104.2% so với chỉ tiêu của Quận giao.


13


×