Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ HỢP TẠI HUYỆN XUÂN LỘC VÀ ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG MÔ HÌNH TỔ HỢP TÁC KHOAI LANG NHẬT TẠI XÃ XUÂN HÒA – HUYỆN XUÂN LỘC – TỈNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1015.57 KB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ HỢP TẠI
HUYỆN XUÂN LỘC VÀ ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG MÔ HÌNH
TỔ HỢP TÁC KHOAI LANG NHẬT TẠI
XÃ XUÂN HÒA – HUYỆN XUÂN LỘC – TỈNH ĐỒNG NAI

NGUYỄN NỮ QUỲNH ĐOAN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VÀ KHUYẾN NÔNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2009


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Tìm Hiểu Hoạt Động của
Tổ Hợp Tác tại Huyện Xuân Lộc và Đề Xuất Xây Dựng Mô Hình Tổ Hợp Tác
Khoai Lang Nhật tại Xã Xuân Hòa, Huyện Xuân Lộc, Tỉnh Đồng Nai” do Nguyễn
Nữ Quỳnh Đoan, sinh viên khóa 2005 – 2009, ngành Phát Triển Nông Thôn và
Khuyến Nông, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày _____________________________.

Nguyễn Ngọc Thùy
Người hướng dẫn,

____________________________
Ngày
tháng


năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

____________________________
Ngày
tháng
năm

____________________________
Ngày
tháng
năm


LỜI CẢM TẠ
Khóa luận được hoàn thành ngoài sự nỗ lực của bản thân còn có sự động viên, giúp
đỡ cả về vật chất, tinh thần và kiến thức của nhiều cá nhân, tổ chức. Để có được kết quả
như ngày hôm nay tôi xin:
Gửi đến thầy TS. Nguyễn Ngọc Thùy lòng biết ơn chân thành nhất. Cảm ơn Thầy
đã rất nhiệt tình giảng dạy, chỉ bảo, truyền đạt cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm bổ
ích, tạo điều kiện cho tôi vận dụng những kiến thức học được từ sách vở vào thực tế và sự
hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này.
Cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường ĐH. Nông Lâm TP.HCM, Ban Chủ Nhiệm Khoa
Kinh Tế các Thầy Cô giảng dạy, cùng các bạn lớp Phát triển nông thôn và Khuyến nông
Khóa 31 đã gắn bó với tôi trong suốt 4 năm học vừa qua.
Cảm ơn cô Ninh, anh Tài thuộc UBND huyện Xuân Lộc; chú Hùng, anh Tuấn và
các anh, chị thuộc UBND xã Xuân Hòa đã nhiệt tình cung cấp số liệu và hướng dẫn tôi

hoàn thành nghiên cứu này.
Xin cảm ơn sự giúp đỡ của các hộ gia đình trên địa bàn xã Xuân Hòa, đặc biệt là
gia đình bác Liềng Cắm Giểng, gia đình chú Nguyễn Hoàng Sương và bà con thuộc tổ 18,
ấp 2, xã Xuân Hòa, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, gia đình chú Nguyễn Đức Mầu (xã
Xuân Tâm, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai) đã giúp đỡ tôi rất nhiều cả về vật chất lẫn
tinh thần để tôi có thể hoàn thành khóa luận này.
Và trên tất cả đó là sự tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ba Mẹ đã sinh thành, dưỡng dục
tôi nên người và luôn bên cạnh mỗi khi tôi gặp khó khăn. Cảm ơn gia đình đã luôn là
nguồn động viên, ủng hộ, giúp đỡ và hỗ trợ tôi về mọi mặt.
Xin chân thành cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 06 năm 2009
Sinh viên
Nguyễn Nữ Quỳnh Đoan


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN NỮ QUỲNH ĐOAN. Tháng 6 năm 2009. “Tìm Hiểu Hoạt Động của
Tổ Hợp Tác tại Huyện Xuân Lộc và Đề Xuất Xây Dựng Mô Hình Tổ Hợp Tác Khoai
Lang Nhật tại Xã Xuân Hòa, Huyện Xuân Lộc, Tỉnh Đồng Nai”.
NGUYEN NU QUYNH DOAN. June 2009. “Searching for Activity of
Cooperation Group in Xuan Loc District and Promote to Build Japan Batata
Cooperation Group at Xuan Hoa Commune, Xuan Loc District, Dong Nai
Province”.
Khóa luận tìm hiểu về tình hình hoạt động của KTTT nói chung và của THT nói
riêng trên cơ sở phân tích số liệu thứ cấp và số liệu điều tra 30 hộ tham gia THT trên địa
bàn huyện cho thấy các THT đang hoạt động tương đối hiệu quả, là nơi sinh hoạt, chuyển
giao KH-KT, giúp nông dân sản xuất đồng bộ nhằm đem lại lợi ích thiết thực cho tổ viên
trong THT.
Mô hình THT theo nông hộ là cần thiết trong tổ chức sản xuất cho nông hộ, cải
thiện được những khó khăn mà tự nông hộ không thể giải quyết được. Tuy nhiên thì các

hoạt động trong THT hiện tại vẫn chưa gắn kết được với nhau và còn mang tính tự phát.
Thông qua tình hình hoạt động của các THT trên địa bàn huyện và kinh nghiệm tổ
chức hoạt động, quản lý của các THT khác, thực trạng sản xuất khoai lang Nhật trên địa
bàn xã Xuân Hòa và dựa trên kết quả điều tra 50 hộ trồng khoai lang Nhật, khóa luận đã
đề xuất xây dựng THT khoai lang Nhật trên địa bàn xã.
Kết quả nghiên cứu cho thấy các hộ trồng khoai lang Nhật trên địa bàn xã đều
muốn tham gia vào THT với mục đích trao đổi, học hỏi kinh nghiệm sản xuất lẫn nhau.
Đồng thời, thông qua THT các chương trình hỗ trợ sản xuất có thể đến với nông hộ dễ
dàng hơn. Và từ mô hình này, có thể nhân rộng sang các địa phương khác có trồng khoai
lang Nhật.


MỤC LỤC
Trang
vii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

ix

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

x

CHƯƠNG 1


1

MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu của đề tài

2

1.2.1. Mục tiêu tổng quát

2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

3

1.4. Cấu trúc của khóa luận

3


CHƯƠNG 2

4

TỔNG QUAN

4

2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

4

2.2. Tổng quan về xã Xuân Hòa

6

2.2.1. Điều kiện tự nhiên

6

2.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội

9

2.3. Tổng quan về tình hình phát triển KTTT trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

15

2.3.1. Tình hình phát triển THT trên địa bàn tỉnh Đồng Nai


15

2.3.2. Tình hình hoạt động của các HTX trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

16

2.3.3. Các văn bản về phát triển KTTT tỉnh Đồng Nai

18

CHƯƠNG 3

20

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
U

3.1 Cơ sở luận

20
20

3.1.1. Tổ chức dựa vào cộng đồng (Community based organization, CBO)

20

3.1.2. Sự cần thiết khách quan về phát triển kinh tế hợp tác của nông dân

21


v


3.1.3 Một số khái niệm

23

3.2. Phương pháp nghiên cứu

25

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

25

3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

25

CHƯƠNG 4

26

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

26

4.1. Quá trình phát triển HTX huyện Xuân Lộc từ năm 2001 đến nay


26

4.2. Tình hình hoạt động của các THT trên địa bàn huyện Xuân Lộc

29

4.2.1. Kết quả xây dựng các THT

29

4.2.2. Công tác tổ chức và chỉ đạo hoạt động các mô hình THT

31

4.2.3 Về công tác hỗ trợ tác động cho các THT hoạt

32

4.2.3. Chất lượng hoạt động của các THT

35

4.2.4. Ma trận SWOT của THT

37

4.3. Kết quả nghiên cứu thông qua cuộc điều tra chọn mẫu

37


4.3.1 Thực trạng sản xuất khoai lang Nhật trên địa bàn xã

38

4.3.2. Nhận thức của nông hộ về mô hình THT

45

4.4. Xây dựng THT khoai lang Nhật trên địa bàn xã Xuân Hòa

47

4.4.1 Tổ chức hoạt động THT

47

4.4.2. Điều hành tổ hợp tác

49

4.4.3. Sinh hoạt tổ hợp tác

50

4.4.4. Quỹ THT

51

4.4.5. Hỗ trợ cho tổ viên THT


51

CHƯƠNG 5

53

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

53

5.1. Kết luận

53

5.2 Kiến nghị

54

5.2.1. Đối với các cơ quan chức năng

54

5.2.2. Đối với THT

55

TÀI LIỆU THAM KHẢO

56
vi



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CBO

Tổ chức dự vào cộng đồng

ĐVT

Đơn vị tính

GD-ĐT

Giáo dục đào tạo

HTX

Hợp tác xã

KH-KT

Khoa học kỹ thuật

KTTT

Kinh tế tập thể

NN

Nông nghiệp


PTNT

Phát triển nông thôn

TCPCP

Tổ chức Phi chính phủ

TĐHV

Trình độ học vấn

THT

Tổ hợp tác

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

UBND

Ủy ban nhân dân

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 2.1. Diện Tích Các Loại Đất ở Xã Xuân Hòa

8

Bảng 2.2. Diện Tích Phân theo Độ Dốc Tầng Dày

9

Bảng 2.3. Giá Trị Sản Xuất Và Cơ Cấu Các Ngành Kinh Tế Xã Xuân Hòa

9

Bảng 2.4. Thực Trạng Phát Triển Ngành Chăn Nuôi Xã Xuân Hòa

12

Bảng 2.5. Diễn Biến Dân Số qua Các Năm 2001-2005 của Xã Xuân Hòa

13

Bảng 2.6. Hiện Trạng Giáo Dục 2004-2005 Của Xã Xuân Hòa

14

Bảng 4.1. Thống Kê Số Lượng THT Trên Địa Bàn Huyện Xuân Lộc

30

Bảng 4.2. So Sánh Năng Suất Bình Quân trong THT với Toàn Huyện


36

Bảng 4.3. Đời Sống Nông Hộ Sau Khi Tham Gia THT

45

Bảng 4.4. Đánh Giá Của Nông Hộ về Sự Cần Thiết của THT Trong Sản Xuất NN

45

Bảng 4.5. Đánh Giá Vai Trò Của Tổ Trưởng THT

46

Bảng 4.6. Số Vụ Trồng Khoai Lang Nhật Trong 1 Năm

48

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Bản đồ huyện Xuân Lộc – tỉnh Đồng Nai

6

Hình 4.1. Biểu Đồ Số Lượng HTX từ Năm 2001 đến 6 Tháng Đầu Năm 2009

26


Hình 4.2. Biểu Đồ Phân Loại Chất Lượng THT Trên Địa Bàn Huyện Xuân Lộc

35

Hình 4.3. Biểu Đồ Cơ Cấu Nhóm Tuổi Của Chủ Hộ qua Điều Tra

39

Hình 4.4. Biểu Đồ Cơ Cấu TĐVH Của Chủ Hộ qua Điều Tra

40

Hình 4.5. Biểu Đồ Cơ Cấu Số Năm Trồng Khoai Lang Của Nông Hộ qua Điều Tra

40

Hình 4.6. Cơ Cấu Đánh Giá Triển Vọng Phát Triển Khoai Lang Nhật trên Địa Bàn Xã 41
Hình 4.7. Biểu Đồ Cơ Cấu Số Hộ Tham Gia Trồng Khoai Lang Nếu Có ChươngTrình Hỗ
Trợ Trồng Khoai Lang Nhật

42

Hình 4.8. Biểu Đồ Thể Hiện Những Hạn Chế trong Quá Trình Trồng và Tiêu Thụ Khoai
Lang Nhật

43

Hình 4.9. Kênh Tiêu Thụ Của Khoai Lang Nhật Trên Địa Bàn Xã Xuân Hòa


43

Hình 4.10. Biểu Đồ Cơ Cấu Nhu Cầu của Nông Hộ Khi Tham Gia THT

46

Hình 4.11. Biểu Đồ Nhu Cầu Của Những Nông Hộ Trồng Khoai Lang Nhật

51

ix


DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Số THT ở Mỗi Xã trên Địa Bàn Huyện Xuân Lộc
Phụ lục 2: Quy Trình Thành Lập THT
Phụ lục 3: Bảng Câu Hỏi Phỏng Vấn Nông Hộ Tham Gia THT Sản Xuất
Phụ lục 4: Bảng Phỏng Vấn Nông Hộ Trồng Khoai Lang Nhật
Phụ lục 5: Danh Sách Các Hộ Phỏng Vấn

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Hội nhập kinh tế là một động lực to lớn thúc đẩy sản xuất nông nghiệp trong nước
phát triển, là cơ hội để nông sản Việt Nam tiếp cận nhiều thị trường trên thế giới. Đây
cũng là cơ hội để nông dân tiếp cận với những công nghệ mới, bên cạnh những sức ép

buộc nông dân trong nước phải liên tục đổi mới và nâng cao về chất lượng, cải tiến công
nghệ và giá cả cạnh tranh.
Hiện nay nông nghiệp nông thôn Việt Nam đang đối đầu với nhiều khó khăn của
sự phát triển kinh tế như: quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, công nghệ lạc hậu, năng
suất, độ đồng đều, chất lượng sản phẩm còn thấp, khả năng hợp tác của nông dân Việt
Nam nói chung còn rất yếu. Dịch vụ và cơ sở hạ tầng hỗ trợ cho việc phát triển nông
nghiệp nông thôn không theo kịp với đà tăng trưởng kinh tế của toàn xã hội.
Với thực trạng nền nông nghiệp nói trên và trước những cơ hội, thách thức to lớn
trong thời kỳ hội nhập thì có thể nói kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn có vị trí
rất quan trọng trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông
thôn, trong đó có thể kể đến hình thức THT.
Việc hình thành và phát triển THT không chỉ có ý nghĩa to lớn về kinh tế, ở góc độ
xã hội cũng có những tác động tích cực và sâu sắc. Các THT hình thành và hoạt động dựa
trên cơ sở tận dụng nguồn lực về tài nguyên, nguồn nguyên liệu tại chỗ và lực lượng lao
động địa phương dồi dào (lao động thường xuyên cũng như lao động mùa vụ)… thông
qua đó, người lao động có điều kiện tham gia vào quá trình phân công lao động xã hội và
hưởng lợi từ các thành quả phát triển kinh tế. Về mặt xã hội, các THT là mô hình tự trợ
giúp và tương trợ lẫn nhau, đề cao tinh thần tương thân, tương ái, vì cộng đồng.


Huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai là một địa phương điển hình trong việc hình
thành các THT giúp đỡ nhau trong sản xuất, góp phần xoá đói giảm nghèo và nâng cao
đời sống cho các hộ thành viên, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, tạo
tiền đề cho cung cách làm ăn mới, hướng sản xuất tới thị trường.
Trong thời gian gần đây, huyện đã thực hiện chủ trương của Huyện Ủy, UBND
huyện Xuân Lộc về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên vùng đất bạc màu, giống khoai
lang Nhật đã được đưa về trồng thí điểm tại huyện và bước đầu cho những kết quả khả
quan. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất nông hộ trồng khoai lang Nhật vẫn gặp phải
nhiều khó khăn mà một cá nhân không thể tự giải quyết được mà cần phải có một tổ chức.
Trong thời gian tới, để có thể mở rộng diện tích sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế cho

nông hộ thì vấn đề đặt ra là phải tìm kiếm thị trường tiêu thụ ổn định, đảm bảo chất lượng
sản phẩm đồng đều, tạo thương hiệu cho cây khoai lang Nhật.
Xã Xuân Hòa, huyện Xuân Lộc là xã có diện tích, số hộ trồng khoai lang Nhật
nhiều nhất huyện và bước đầu cũng đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân.
Từ những vấn đề trên tôi muốn thực hiện “Tìm Hiểu Hoạt Động của Tổ Hợp Tác
tại Huyện Xuân Lộc và Định Hướng Xây Dựng Mô Hình Tổ Hợp Tác Khoai Lang
Nhật tại Xã Xuân Hòa, Huyện Xuân Lộc, Tỉnh Đồng Nai”.
1.2. Mục tiêu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
- Tìm hiểu tình hình hoạt động của các THT trên địa bàn huyện Xuân Lộc và thực
trạng sản xuất khoai lang trên địa bàn xã Xuân Hòa và từ đó đề xuất xây dựng mô hình
THT khoai lang Nhật.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu tình hình hoạt động của các THT tại huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.
- Thực trạng sản xuất khoai lang trên địa bàn xã Xuân Hòa, huyện Xuân Lộc, tỉnh
Đồng Nai.
- Đánh giá nhận thức của người dân về mô hình THT tại xã Xuân Hòa, huyện
Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.
- Đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng và phát triển THT khoai lang Nhật.
2


1.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: các hộ nông dân sản xuất khoai lang Nhật và các hộ tham gia
THT trên địa bàn xã Xuân Hòa – huyện Xuân Lộc – tỉnh Đồng Nai.
Phạm vi thời gian: từ ngày 2/3/2009 – 26/5/2009.
1.4. Cấu trúc của khóa luận
Đề tài nghiên cứu gồm 5 chương:
Chương1. Mở đầu
Trình bày sự cần thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, nội

dung nghiên cứu và cấu trúc của khóa luận.
Chương 2. Tổng quan
Giới thiệu tổng quan về tài liệu tham khảo, trình bày về điều kiện tự nhiên, kinh tế,
xã hội của xã Xuân Hòa, tổng quan về tình hình hoạt động của THT trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai.
Chương 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày một số khái niệm về lĩnh vực nghiên cứu và phương pháp để tiến hành
nghiên cứu.
Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Trong chương này sẽ trình bày những kết quả nghiên cứu chính bao gồm: tình hình
hoạt động của các THT trên địa bàn huyện Xuân Lộc, thực trạng sản xuất khoai lang
Nhật, đánh giá triển vọng phát triển khoai lang Nhật trên địa bàn xã Xuân Hòa, nhận thức
của hộ nông dân tham gia THT về mô hình này và định hướng xây dựng THT khoai lang
Nhật.
Chương 5. Kết luận và kiến nghị
Tóm lược các kết quả nghiên cứu và đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động của THT.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Hợp tác trong sản xuất nói chung và hợp tác trong nông nghiệp nói riêng không
còn là một mô hình mới mẻ. Do đó, cũng đã có nhiều nghiên cứu nói về vấn đề này.
Nhóm công tác của các TCPCP (CARE, Oxfam GB, IFAD, SRD), 2007 đã
phối hợp thực hiện: 01 nghiên cứu tổng thể về khung pháp lý, 04 nghiên cứu tại cơ sở
về hiện trạng THT tại: An Giang (do CARE tiến hành); Ninh Thuận (do Oxfam Anh

tiến hành); Hà Tĩnh (do IFAD tiến hành); Phú Thọ (do SRD tiến hành) với mục tiêu
thu thập thông tin tổng thể, các chính sách hiện hành liên quan đến THT; nghiên cứu
hiện trạng các loại hình THT, nhu cầu, cơ hội, thách thức, quản lý nhà nước và vai trò
của THT trong sự nghiệp xoá đói giảm nghèo; đề xuất một số vấn đề, nội dung cần
được nghiên cứu sâu thêm tại cấp cơ sở để từ đó đưa ra khuyến nghị đối với quá trình
xây dựng nghị định cho THT.
Phan Trọng An, trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng, nghiên cứu kinh nghiệm phát
triển HTX nông nghiệp ở Nhật Bản và bài học rút ra cho Việt Nam. Bài báo đã đưa ra
kết luận: HTX nông nghiệp chỉ phát triển và phát huy tác dụng tốt cho hộ nông dân
khi: HTX thực sự hoạt động theo nguyên tắc tự lực, tự chịu trách nhiệm, quản lý dân
chủ, hiệu quả hoạt động cao; việc lựa chọn khâu dịch vụ nào để HTX làm là hết sức
quan trọng. Bốn khâu: cung ứng vật tư, hàng hoá tiêu dùng, tín dụng tương hỗ, tiêu thụ
sản phẩm và khuyến nông là rất phù hợp với HTX. Nhưng để chiến thắng tư nhân thì
HTX nên tổ chức theo kiểu đa năng và tuyển chọn người giỏi làm giám đốc để quản
lý, điều hành. Ngoài ra để HTX nông nghiệp phát triển cũng cần sự hỗ trợ của Nhà
nước. Đây là nguồn tư liệu cần thiết cho tôi để có thể xác định được những vấn đề cần
chú ý giải quyết trong việc xây dựng THT khoai lang Nhật.
Ths.Bảo Trung, trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và PTNT II, 2006, đẩy
mạnh tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng. Báo cáo cho rằng mô hình HTX, THT
làm cầu nối tiêu thụ hàng nông sản bằng hợp đồng ký kết giữa nông dân và doanh


nghiệp phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam. HTX và THT đã khắc phục
hạn chế của việc sản xuất nhỏ, manh mún, phân tán. Tuy nhiên, để HTX, THT phát
triển bền vững thì chúng ta cần chú ý đến các yếu tố văn hóa để xây dựng phương thức
vận động phù hợp và HTX và THT tác thực sự là tổ chức tự nguyện của nông dân.
Qua bài báo cáo cho thấy vai trò quan trọng của HTX và THT trong việc tiêu thụ nông
sản cho nông dân, và từ đó có thể áp dụng trong mô hình THT khoai lang Nhật mà tôi
đang nghiên cứu xây dựng.
PGS.TS Lê Trọng, 2001, nghiên cứu về kinh tế hợp tác của nông dân trong nền

kinh tế thị trường. Qua nghiên cứu về tình hình kinh tế hợp tác của nông dân qua từng
thời kỳ, tác giả đã rút ra những ưu điểm và nhược điểm của từng thời kỳ đó. Qua đó
chỉ ra sự cần thiết phải đổi mới tổ chức quản lý kinh tế hợp tác và những kiến nghị để
xây dựng kinh tế hợp tác có hiệu quả hơn.
Tóm lại, những nghiên cứu trên đây là nguồn tư liệu quý giá cho tôi trong quá
trình thực hiện đề tài. Cùng nghiên cứu về vấn đề kinh tế hợp tác trong nông nghiệp,
nhưng khác với các nghiên cứu trước, chỉ nghiên cứu chung về các THT và đưa ra các
đề xuất chung cho quá trình xây dựng và phát triển THT; nghiên cứu này sử dụng các
nguồn số liệu thứ cấp sẵn có và số liệu sơ cấp qua điều tra phỏng vấn hộ về hoạt động
của các THT và thực trạng sản xuất của một lĩnh vực sản xuất cụ thể để đề xuất xây
dựng một THT cụ thể.

5


2.2. Tổng quan về xã Xuân Hòa
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Hình 2.1. Bản đồ huyện Xuân Lộc – tỉnh Đồng Nai

Nguồn: Sở Tài nguyên& Môi trường tỉnh Đồng Nai
Xã Xuân Hòa nằm ở phía Đông huyện Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai.
- Phía Bắc giáp xã Xuân Thành.
- Phía Nam, Đông giáp tỉnh Bình Thuận.
- Phía Tây giáp xã Xuân Hưng.
6


Xuân Hòa nằm giáp ranh với tỉnh Bình Thuận và có quốc lộ 1A chạy qua nên
thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội.

b. Địa hình
Địa hình của xã tương đối bắng phẳng, 93% diện tích có độ dốc nhỏ hơn 8, hiện
đang trồng cây ăn quả, lúa, mía,cây màu và rừng. Địa hình thấp dần từ hướng Tây Bắc
đến Đông Nam.
c. Khí hậu
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo nên nhiệt cao đều trong
năm, lượng mưa lớn và phân bố theo mùa sâu sắc với những đặc tính sau:
- Nắng nhiều( trung bình 5,7 – 6 giờ/ngày), nhiệt độ cao đều trong năm(trung
bình 25,4C), năng lượng bức xạ mặt trời dồi dào( trung bình 154 – 158Kcal/cm2/năm).
- Lượng mưa khá (trung bình 1,956-2,139 mm/năm), nhưng phân hóa sâu sắc
theo mùa, trong đó: mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đên tháng 10, chiếm trên 90% lượng
mưa cả năm.
- Lượng bốc hơi hàng năm trung bình 1100-1300 mm/năm, trong đó mưa
thường cao gắp 2-3 lần mùa mưa, tạo nên sự mất cân đối nghiêm trọng về độ ẩm, nhất
là trong các tháng cuối mùa khô nên hầu hết cây trồng cần phải được tưới bổ sung mới
cho năng suất và chất lượng cao.
- Gió: trong năm có 2 hướng gió chính là gió mùa Đông Bắc hình thành trong
mùa khô và gió mùa Tay Nam hình thành trong mùa mưa. Tốc độ gió trung bình hàng
năm từ 2,0-2,2m/s, lớn nhất 2,5-3,0m/s( 9-10km/h) và ít chịu ảh hưởng của bão.
d. Nguồn nước và thủy văn
- Nguồn nước mặt: Trên địa bàn xã Xuân Hòa có các nhánh suối nhỏ thuộc hệ
thống Sông Dinh, các nhánh suối này bắt nguồn từ khu vực phía Đông Nam núi Chứa
Chan, diện tích lưu vực: 227 km2, bao gồm các suối chính như: Suối Gia Ui, suối Da
Công Hoi, suối Da Kriê, mô-dun dòng chảy tương đối khá (khoảng 32,6l/s/km2) nhưng
do lưu vực hẹp, thảm phủ kém, mùa khô kéo dài nên các suối này đều bị kiệt vào cuối
mùa khô. Hiện nay đã xây dựng hồ Núi Le và Gia Ui, các hồ này đã có tác dụng tốt
trong việc cung cấp nước vào mùa khô nhưng trong phạm vi xã không có nguồn nước
này.
- Nguồn nước ngầm: Xuân Hòa nằm trong khu vực nghèo nước ngầm. Trên
đất đỏ vàng được phong hóa từ đá Bazan, nước ngầm thường thường xuất hiện từ độ

7


sâu 60-80m, lưu lượng trung bình 0,7-121l/s. Hiện nay nước ngầm đang được khai
thác phục vụ cho đời sống và sản xuất.
e. Các nguồn tài nguyên
- Tài nguyên đất
Toàn xã có 4 nhóm đất chính, được chia thành 9 loại đất khác nhau.
Bảng 1.1. Diện Tích Các Loại Đất ở Xã Xuân Hòa
STT Tên đất

1

2

3

4



Diện



hiệu

tích(ha)

cấu(%)


Đất xám vàng

AC

167

1,9

Đất xám vàng kết von

ACf

53

0,6

Đất xám vàng điển hình

ACh

114

1,3

Đất đỏ

FR

130


1,5

Đất đỏ thẩm

FRr

100

1,2

Đất đỏ vàng

FRx

30

0,3

Đất xám

LX

8202

95,1

Đất xám nâu kết von

LXf


377

4,4

Đất xám nâu gley

LXg

543

6,3

Đất xám nâu điển hình

LXh

4951

57,4

Đất xám nâu có màu đỏ

LXr

2331

27,0

Đất tầng mỏng


LPd

37

0,4

Sông suối

85

1,0

Diện tích tự nhiên

8621

100

Nguồn tin: UBND xã Xuân Hòa
- Nhóm đất xám vàng(AC): phân bố chủ yếu ở phía Tây và Bắc xã.
- Nhóm đất đỏ (FR): phân bố trên địa hình tương đối dốc (8-15o). Đất đỏ vàng
rất thích hợp cho trồng cây công nghiệp lâu năm, tiêu và cây ăn quả.
- Nhóm đất xám (LX): phân bố đều trên địa bàn xã.
- Độ dốc, tầng dày:
+ Độ dốc: Đất đai ở xã khá bằng phẳng, 93,7% diện tích co độ dốc nhỏ
hơn 80, khá thuận lợi cho sử dụng vào mục đích nông nghiệp và phát triển cơ sở
hạ tầng, đất có độ đốc từ 8-150 chiếm 4,9%, đất có độ dốc >250 chiếm 0,4%.

8



+ Tầng dày: Diện tích có tầng dày trên 100cm chiếm 66,3%, 70-100cm
chiếm 15,5%, 50-70cm chiếm 3,7%, đất tầng mỏng chiếm 0,4%
Bảng 2.2. Diện Tích Phân theo Độ Dốc Tầng Dày
Diện

Tầng dày
Độ dốc

>100cm

Tỷ lệ

tích

70-

50-

30-

100cm

70cm

50cm

>250


<30cm ha
37

%

37

0,4

3613

41,9

0-30

3062

218

333

3-80

2479

1062

631

291


4463

51,8

8-150

177

53

163

30

423

4,9

85

1,0

Sông suối
Tổng cộng

5718

1333


1127

321

37

8621

Tỷ lệ(%)

66,3

15,5

13,1

3,7

0,4

100,0

100,0

Nguồn tin: UBND xã Xuân Hòa
- Tài nguyên rừng: Theo số liệu thống kê năm 2005 trên địa bàn xã có 2024ha
đất rừng trồng sản xuất. Định hướng trong thời gian tới sẽ tiếp tục ổn định đất rừng
hiện có.
f. Thực trạng môi trường
Nhìn chung môi trường sống của xã còn trong lành, chưa bị ô nhiễm. Tuy nhiên

do hiện nay tình trạng lạm dụng quá nhiều chất hóa học trong sản xuất nông nghiệp,
tình trạng kém vệ sinh ở các khu nông thôn có chiều hướng gia tăng, có thể sẽ gây ảnh
hưởng không nhỏ đến môi trường sống trong tương lai.
2.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội
a. Tăng trưởng kinh tế
Tổng giá trị sản phẩm toàn xã năm 2008 đạt 104,08 tỷ đồng (giá thực tế).

9


Bảng 2.3. Giá Trị Sản Xuất Và Cơ Cấu Các Ngành Kinh Tế Xã Xuân Hòa
Hạng mục

2004

2005

2006

2007

2008

Giá thực tế

61,3

69,4

86,88


114,30 104,08

Nông-lâm-thủy sản

42,5

45,3

51,18

67,69

6,5

8,2

5,26

8,77

7,23

DV

12,3

15,9

30,44


37,83

34,85

Giá cố định

55,1

59,3

72,49

82,98

76,33

Nông-lâm-thủy sản

39,6

41,3

44,58

48,15

46,16

CN-XD


5,7

6,8

3,82

4,85

4,31

DV

9,8

11,3

24,08

29,98

25,86

Cơ cấu

100

100

100


Nông-lâm-thủy sản

69,39

65,27

61,50

58,02

60,46

CN-XD

10,61

11,82

5,27

5,84

5,65

DV

20,01

22,90


33,22

36,13

33,88

Ước tính GDP trên địa
bàn (tỷ đồng)

CN-XD

100

62

100

Nguồn tin: UBND xã Xuân Hòa
b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế của xã đang có tốc độ chuyển dịch theo hướng tích cực. Cụ thể:
tỷ trọng ngành nông-lâm nghiệp giảm từ 69,39% năm 2004 xuống còn 60,46% năm
2008, tuy nhiên tỷ trọng ngành công nghiệp-xây dựng giảm từ 10,61% năm 2004
xuống còn 5,65% năm 2008, nhưng tỷ trọng ngành thương mại-dịch vụ tăng từ
20,01% năm 2004 lên 33,88% năm 2008.
c. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
- Ngành nông nghiệp
Trồng trọt:
Xuân Hòa là một xã miền núi, nông nghiệp là ngành sản xuất chính, giá trị sản
xuất năm 2008 đạt 4907 ha, đạt tốc độ tăng trưởng 5,25%/năm. Trong những năm qua

xã đã chuyển đỏi sản xuất NN theo hướng sản xuất hàng hóa, chú trọng phát triển các
cây chủ lực, có giá trị kinh tế cao, dần hình thành các vùng chuyên canh, vùng nguyên
liệu cho các vùng công nghiệp chế biến, cụ thể các loại cây trồng chính như sau:

10


+ Cây lúa: diện tích gieo trồng năm 2008 đạt 573 ha (tăng 5 ha so với
năm 2007), nguyên nhân diện tích lúa tăng là do trong những năm gần đây hiệu
quả kinh tế cây lúa tăng nên người dân có xu hướng chuyển sang trồng lúa.
Năng xuất lúa đạt 4,50 tấn/ha (năm 2008).
+ Cây bắp: diện tích năm 2008 là 143 ha, năng suất cây 5,31 tấn/ha.
Trong những năm gần đây năng suất trên cây bắp liên tục tăng do nông dân
thay đổi giống mới năng suất cao hơn.
+ Cây mỳ: được trồng trên những vùng đất xấu, không tưới nhưng năng
suất đạt khá cao 21,00 tấn/ha (năm 2008), diện tích đạt 2845 ha tăng 475 ha so
với năm 2007.
+ Mía: diện tích trồng liên tục giảm, năm 2008 chỉ đạt 40 ha. Nguyên
nhân là do người dân chuyển sang trồng mỳ vì hiệu quả kinh tế của cây mỳ
trong những năm gần đây cao hơn cây mía. Năng suất vẫn chưa được cải thiện,
chỉ 50 tấn/ha.
+ Đậu các loại: là cây màu chủ lực của xã nhưng năng suất thấp, hiệu
quả kinh tế không cao, diện tích năm 2008 đạt 873 ha, năng suất chỉ đạt 0,8
tấn/ha (bằng 1/3 năng suất vùng ĐBSCL).
+ Điều: Diện tích, năng suất giảm mạnh trong thời gian qua, nguyên
nhân là do năng suất điều liên tục giảm trong những năm gần đây, làm cho hiệu
quả kinh tế của cây điều giảm.
+ Cây ăn quả: diện tích năm 2008 đạt 348 ha, diện tích cho thu hoạch
318 ha, trong đó chủ yếu là các loại cây: xoài (240ha), nhãn (80ha), chuối
(15ha)…

Lâm nghiệp:
Diện tích rừng năm 2008 là 2.471 ha và toàn bộ là rừng sản xuất, giai
đoạn 2006 -2008, xã đã phát động nhân dân hàng năm trồng 447 ha, riêng năm 2008
trồng được 157. Công tác chăm sóc bảo vệ rừng đã trồng co chuyển biến tốt, công tác
quản lý nhà nước về lâm nghiệp được chú trọng, các trường hợp nào vi phạm đều được
xử lý theo luật.
Ngành công nghiệp -tiểu thủ công nghiệp:
Tiểu thủ công nghiệp của xã phát triển theo hướng gắn liền với sản xuất nông
nghiệp, tích cực khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài xã đầu tư sản
11


xuất. Các ngành nghề được phát triển trên địa bàn: vật liệu xây dựng, chế biến lương
thực -thực phẩm, cửa sắt, may mặc,…
Nhìn chung, tiểu thủ công nhiệp có mức tăng trưởng khá, chất lượng sản phẩm
cơ bản đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, giá trị sản xuất năm 2005 dạt
12,65 tỷ đồng. Tổng số hộ tham gia sản xuất TTCN là 32 hộ, 1 doanh nghiệp, thu hút
500 lao động.
Chăn nuôi:
Phát triển theo hướng hộ gia đình, chủ yếu là heo, bò và gia cầm. Giá trị sản
xuất năm 2005 là 29,32 tỷ đồng, chiếm 35,63% trong cơ cấu ngành NN.
Bảng 2.4. Thực Trạng Phát Triển Ngành Chăn Nuôi Xã Xuân Hòa
Hạng mục

ĐV tính

2004

2005


2006

2007

2008

-Trâu

Con

16

20

20

14

20

-Bò

Con

3.002

3.075

3.185


3.610

3.500

-Heo

Con

4.567

5.022

4.200

4.283

4.300

-Dê

Con

300

654

685

750


705

-Gia cầm

1000 con

35,3

38,7

19

19

19,5

-Thịt trâu hơi

Tấn

0,58

0,72

0,58

0,72

0,71


-Thịt bò hơi

Tấn

251

293

270

293

302

-Thịt heo hơi

Tấn

673

705

661

674

670

-Thịt gia cầm


Tấn

127

149

35

48

46

Trứng gia cầm

Tấn

1386

1625

379

525

520

Tổng đàn

Sản phẩm chủ yếu


Nguồn tin: UBND xã Xuân Hòa
Thương mại-dịch vụ:
Hoạt động thương mại –dịch vụ chủ yếu là của tư nhân, đáp ứng nhu cầu đời
sống và sản xuất của nhân dân lao động, tổng mức sử dụng hàng hóa và dịch vụ bán ra
năm 2008 đạt 47,72 tỷ đồng, số cơ sở thương nghiệp 364 cơ sở (trong đó 6 doang
nghiệp, 358 hộ kinh doanh).
Ngoài ra, các hoạt động giao thông vận tải, bưu điện, điện lực…ngày càng phát
triển đáp ứng được nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa, sản xuất, đời sống,…của nhân
dân trong vùng.
12


d. Dân số, lao động,việc làm và thu nhập
- Dân số
Dân số của xã năm 2008 là 11.634 người, tốc độ tăng dân số tự nhiên 1,24%.
Bảng 2.5. Diễn Biến Dân Số qua Các Năm 2001-2005 của Xã Xuân Hòa
Hạng mục

2004

2005

2006

2007

2008

Dân số trung bình


11380 11571 11486 12019 11634

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên

1,35

1,30

1.25

1.24

1.24

Số người trong độ tuổi lao động

5912

6155

6070

6612

6155

Số lao động đang làm việc

4279


5652

6105

6281

6330

Lao động NN

3270

3462

4318

4253

4185

Lao động phi NN

1009

2190

1787

2028


2145

Số hộ

2460

2535

2414

2451

2449

Nguồn tin: UBND xã Xuân Hòa
- Lao động: Tổng lao động của xã năm 2008 là 6155 người, trong đó lao động
đang làm việc trong các ngành kinh tế là 6330 người, tuy nhiên do lao động chủ yếu
trong ngành nông nghiệp (chiếm 66,1%) việc thất nghiệp thời vụ vẫn thường xuyên
xảy ra. Nên việc giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động là một việc làm cần
thiết và cấp bách.
- Thu nhập: Thu nhập bình quân đầu người năm 2008 ước đạt 9 triệu đồng gấp.
Hiện toàn xã số hộ nhà kiên cố, bán kiên cố: 75,5%, hộ có tivi 90%, hộ có xe máy
66%. Hiện toàn xã vẫn còn 3,5% hộ đói nghèo.
e. Thực trạng hệ thống cơ sở hạ tầng, hạ tầng xã hội
- Thủy lợi: Hiện trên địa bàn xã có đập dâng Sóc Ba Buôn phục vụ tưới cho
40ha cây lâu năm, ngoài ra còn cấp nước cho trên 25 hộ dân tộc Châu Ro tại Soc Ba
Buôn. Tuy nhiên hiện nay vẫn còn 1700ha cây lâu năm, 350ha cây ngắn ngày và 97 hộ
dân tộc thiếu nước sinh hoạt.
- Giao thông: Trên địa bàn xã hiện có tuyến quốc lộ 1A, đường huyện Sóc Ba
Buôn, 6 tuyến đường xã và 8 tuyến nội ấp, tổng chiều dài 90km, trong đó 5,8km

đường quốc lộ 1A và 0,6km đường bưu điện ấp 3 là đường nhựa, còn lại hầu hết là
đường cấp phối và đường đất, đi lại thường gặp khó khăn trong mùa mưa. Mật độ đạt
1,67km/km2, phân bố tương đối đều, diện tích chiếm đất 198,2ha.

13


f. Giáo dục-Đào tạo
Ngành GD-ĐT của xã đã không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học, toàn xã
hiện có 4 trường, 1 trường mầm non (mầm non xã Xuân Hòa và 1 phân hiệu), 2 trường
tiểu học (Xuân Hòa và Hòa Hiệp), 1 trường THCS Xuân Hòa và 1 trường THPT. Đã
thu hút tỷ lệ học sinh ra lớp đạt: hệ mầm non 47%, tiểu học 100%, THCS 98% trong
độ tuổi, chất lượng giáo dục trong những năm qua không ngừng được nâng cao, nề
nếp, kỉ cương trong nhà trường có nhiều tiến bộ, tỷ lệ học sinh lên lớp ngày càng tăng,
năm 2003 xã được công nhận đạt chuẩn quốc gia phổ cập THCS.
Bảng 2.7. Hiện Trạng Giáo Dục 2007-2008 Của Xã Xuân Hòa
STT

Cấp học

Số lớp học

Số giáo viên

Tổng số

89

156


1

Mẫu gáo-mầm non

18

48

2

Tiểu học

45

66

3

THCS

26

42

Nguồn tin: UBND xã Xuân Hòa
g. Y tế
Mạng lưới y tế được xây dựng cũng cố về tổ chức và nâng cao chất lượng
chuyên môn, trạm y tế xã có 1 bác sĩ, 1 trung cấp, 5 cán bộ y tế và các cộng tác viên
thôn ấp. Công tác khám và điều trị được bảo đảm, thực hiện tốt chương trình y tế quốc
gia, đẩy lùi và ngăn chặn các loại dịch có hiệu quả. Hoạt động y tế tư nhân từng bước

được chấn chỉnh, chất lượng hoạt động y học cổ truyền được phát huy, công tác vệ
sinh môi trường, vệ sinh thực phẩm được phát huy. Năm 2004, trạm y tế xã Xuân Hòa
được công nhận đạt chuẩn quốc gia.
h. Văn hóa-thể thao
Hiện xã đã có trung tâm văn hóa-thể thao phục vụ tốt các hoạt động văn hóa thể
thao của địa phương, hiện có 4/4 ấp, 2535 hộ gia đình đạt ấp văn hóa, gia đình văn
hóa.
i. Điện
Mạng lưới điện quốc gia đã được kéo đến tất cả các ấp trên địa bàn xã, hiện
toàn xã có 2141 hộ sử dụng điện lưới quốc gia (đạt tỷ lệ 84,5% số hộ).

14


j. Bưu chính viễn thông
Xã có một bưu điện văn hóa phục vụ nhu cầu báo chí, giải trí,…của nhân dân.
Ngoài ra, mạng lưới thông tin liên lạc của xã tương đối tốt, số máy điện thoại đạt 5,6
máy/100 dân (cao hơn so với bình quân toàn huyện 5,4 máy/100 dân).
2.2.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội
a. Thuận lợi
Xuân Hòa là cửa ngõ giao lưu giữa Xuân Lộc và Bình Thuận qua quốc lộ 1A,
nên rất thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội.
Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng tích cực, trong đó: tỷ trọng ngành
công nghiệp, dịch vụ tăng, nông nghiệp có xu hướng giảm.
Chất lượng giáo dục có tiến bộ, các công trình phúc lợi xã hội như: Văn hóa-thể
thao, giao thông, điện, thông tin liên lạc về cơ bản đã được hình thành và đáp ứng tốt
một phần nhu cầu sản xuất và đời sống ngà càng tăng của xã.
b. Hạn chế
Địa bàn xã khá rộng (chiều dài xã khoảng 25km), đã hình thành nhiều khu vực
tách biệt, đường giao thông giữa các ấp chất lượng kém, gây khó khăn cho quản lý và

chất lượng xã hội.
Xã có đất đai khá tốt, địa hình bằng phẳng nhưng thiếu nước tưới cho cây trồng
vào mùa khô, đã gây khó khăn cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và sử dụng đất
đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Điểm xuất phát của nền kinh tế thấp, thu nhập của nông hộ chưa cao, nếu không
có giải pháp đúng đắn kinh tế xã có nguy cơ tụt hậu so với xã khác.
Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn xã có quy mô nhỏ, công
nghiệp chế biến nông sản đã hình thành nhưng chưa được đầu tư đúng mức.
2.3. Tổng quan về tình hình phát triển KTTT trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
2.3.1. Tình hình phát triển THT trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
Từ nhu cầu và điều kiện kinh tế - xã hội từng địa phương nên các THT được
thành lập với quy mô và nội dung hoạt động ngày càng đa dạng và phong phú hơn.
Theo báo cáo tổng hợp của Hội nông dân các huyện, thị xã Long Khánh, TP Biên Hòa
đến nay trên địa bàn tỉnh có 5.364 THT nghề nghiệp và THT dân cư, trong đó có 2.713
tổ, nhóm hợp tác hoạt động trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp (464 Chi hội nghề
nghiệp, 307 CLB năng suất cao, 649 tổ vay vốn, 857 tổ vay vốn ngân hàng chính sách
15


×