ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
HOÀNG DUY TÙNG
Tên chuyên đề :
“THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƢỠNG, PHÒNG
VÀ ĐIỀU TRỊ CHO ĐÀN GÀ ISA BROWN TẠI CÔNG TY THIÊN
THUẬN TƢỜNG – QUẢNG NINH”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo:
Chính quy
Chuyên ngành:
Thú y
Khoa:
Chăn nuôi thú y
Khóa học:
2013 – 2017
Thái Nguyên – năm 2017
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
HOÀNG DUY TÙNG
Tên chuyên đề :
“THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƢỠNG, PHÒNG
VÀ ĐIỀU TRỊ CHO ĐÀN GÀ ISA BROWN TẠI CÔNG TY THIÊN
THUẬN TƢỜNG – QUẢNG NINH”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo:
Chính quy
Lớp:
Thú y K45-N01
Chuyên ngành:
Thú y
Khoa:
Chăn nuôi thú y
Khóa học:
2013 – 2017
Giảng viên hƣớng dẫn:
PGS.TS Từ Trung Kiên
Thái Nguyên – năm 2017
i
LỜI CẢM ƠN
Bản khóa luận tốt nghiệp đƣợc hoàn thành sau một thời gian học
tập,nghiên cứu và thực hiện đề tài thực tập.
Có đƣợc kết quả nhƣ ngày hôm nay, em xin bày tỏ lòng biết ơn, sự kính
trọng sâu sắc tới: Ban Giám hiệu, Khoa Chăn nuôi Thú y, cùng tập thể các
thầy cô giáo Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho em
hoàn thành khóa luận đúng thời gian quy định.
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của
toàn thể cán bộ và anh chị em công nhân của Công ty Thiên Thuận Tƣờng
Quảng Ninh, thầy giáo PGS.TS.Từ Trung Kiên. Sự động viên và tạo điều kiện
tốt nhất của mọi ngƣời đã giúp em hoàn thành bản khóa luận đƣợc tốt.Một lần
nữa em kính chúc toàn thể thầy cô giáo sức khỏe,hạnh phúc và thành đạt trong
công tác giảng dạy và nghiên cứu.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, ngày… tháng …năm 2017.
Sinh viên
Hoàng Duy Tùng
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Chƣơng trình sử dụng vắc xin ........................................................ 29
Bảng 4.2. Kết quả thực hiện công tác phòng vắc-xin cho gà tại cơ sở ........... 30
Bảng 4.3.Tổng hợp kết quả công tác chăm sóc, nuôi dƣỡng .......................... 32
Bảng 4.4.Tỷ lệ nuôi sống của gà Isa Brown qua các tuần tuổi ....................... 34
Bảng 4.5.Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng của gà Isa Brown ................................ 36
Bảng 4.6.Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng (gam) ............................................... 39
Bảng 4.7. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh trên gà Isa Brown................... 42
iii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình4.1: Đồ thị tỷ lệ đẻ của gà Isa Brown...................................................... 37
Hình 4.2:Đồ thị năng suất trứng của gà Isa Brown......................................... 38
iv
DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
Từ, cụm từ viết tắt
Ý nghĩa
Cs
cộng sự
đ
đồ ng
FAO
Tổ chức Lƣơng thực và Nông nghiệp Liên Hiệp
Quốc
Nxb
Nhà xuất bản
STT
Số thƣ́ tƣ̣
TP
Thành phố
TTTA
Tiêu tố n thƣ́c ăn
v
MỤC LỤC
Phần 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1.1.Đặt vấn đề.................................................................................................... 1
1.2.Mục đích và yêu cầu của đề tài ................................................................... 2
Phần 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ............................................................. 3
2.1.Điều kiện cơ sở nơi thực tập ....................................................................... 3
2.1.1. Điều kiện tự nhiên của Công ty .............................................................. 3
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ........................................................................ 3
2.2.3.Tình hình sản xuất của Công ty ............................................................... 3
2.2. Tổng quan tài liệu và các nghiên cứu trong, ngoài nƣớc ........................... 4
2.2.1. Tổng quan tài liệu.................................................................................... 4
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc ........................................... 20
Phần 3 ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ...... 25
3.1. Đối tƣợng ................................................................................................. 25
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 25
3.3. Nội dung thực hiện ................................................................................... 25
3.4. Các chỉ tiêu và phƣơng pháp theo dõi ...................................................... 25
3.4.1.Các chỉ tiêu theo dõi ............................................................................... 25
3.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu........................................................................ 26
PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................... 28
4.1. Kết quả công tác nuôi dƣỡng và chăm sóc .............................................. 28
4.1.1. Công tác vệ sinh và phòng bệnh ........................................................... 28
4.1.2. Nuôi dƣỡng và chăm sóc....................................................................... 30
Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................. 43
5.1. Kết luận .................................................................................................... 43
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 44
vi
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 45
I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT.............................................................................. 45
II. TÀI LIỆU TIẾNG ANH ............................................................................. 47
PHỤ LỤC
1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1.Đặt vấnđề
Ngành chăn nuôi gia cầm gần một thập kỷ qua đã đƣợc cả thế giới quan
tâmvà phát triển mạnh mẽ cả về số lƣợng và chất lƣợng. Chăn nuôi gia cầm
chiếm một vị trí quan trọng trong chƣơng trình cung cấp protein động vật
chocon ngƣời.Gia cầm chiếm từ 20 -25% trong tổng sản phẩm thịt,ở các nƣớc
phát triển, thịt gà chiếm từ 30% hoặc hơn nữa. Theo số lƣợng thống kê của
FAO (2014) thì năm 2012 toàn thế giới đã sản xuất ra 21.867,323 triệu con gà
tƣơng đƣơng với 92.811,674 nghìn tấn thịt gà, 1.698,767 triệu thủy sản,
66.372,549 nghìn tấn trứng.
Chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam đang phát triển cả về số lƣợng và chất
lƣợng.Với 4 phƣơng thức chủ yếu là: Chăn nuôi nhỏ nông hộ; Chăn nuôi vịt
thả đồng; Chăn nuôi bán công nghiệp; Chăn nuôi công nghiệp. Năm 2012 đã
sản xuất ra 2.042 ngàn tấn thịt, 8.763,9 triệu quả trứng, trong đó có 5.549
triệu quả trứng gà và 3.294,9 triệu quả trứng vịt.
Hầu hết các giống gia cầm cao sản của thế giới đều đƣợc nhập vào nuôi
ở Việt Nam thông qua các công ty nƣớc ngoài,công ty liên doanh (Japfa, ,
Dabaco, Pro Conco,…) và Trung tâm nghiên cứu gia cầm –Viện chăn nuôi.
Trong đó có gà Isa Brown, nguồn gốc ở Pháp, hiện nay đang đƣợc nuôi phổ
biến ở nƣớc ta.Đây là giống gà có đặc điểm ít bệnh, dễ nuôi, năng suất trứng
cao, thích nghi tốt với điều kiện khí hậu ở Việt Nam.
Để khai thác tối đa khả năng sản xuất của vật nuôi, các phƣơng thức
chăn nuôi khép kín là sự lựa chọn của các trang trại có vốn đầu tƣ lớn và hệ
thống mạng lƣới chăn nuôi gia công do các công ty nƣớc ngoài triển khai
đang phát triển hầu khắp cả nƣớc.Trong đó quy trình chăm sóc nuôi dƣ ỡng có
ảnh hƣởng trực tiếp đến năng suất và chất lƣợng các sản phẩm của gia cầm.
2
Đƣợc sự hƣớng dẫn của thầy giáo PGS TS.Từ Trung Kiên, tôi tiến hành
đề tài: “Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng phòng và điều trị cho
đàn gà Isa Browntại công ty Thiên Thuận Tường – Quảng Ninh”
1.2.Mục đích và yêu cầu của đề tài
Hiểu rõ và thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dƣỡng gà sinh sản tại
công ty Thiên Thuận Tƣờng – Quảng Ninh.
Đánh giá quá trình sinh trƣởng và phát triểncủa gà ở các giai đoạn.
Đánh giá đƣợc khả năng sản xuất trứng của gia cầm và hiệu quả kinh tế.
Rèn luyện kỹ năng và thái độ nghề nghiệp để trở thành kỹ sƣ chăn nuôi giỏi.
Có khả năng giải quyết các vấn đề liên quan đến sự vận hành dây
chuyền sản xuất trong phƣơng thức chăn nuôi hiện đại.
3
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1.Điều kiện cơ sở nơi thực tập
2.1.1.Điều kiện tự nhiên của Công ty
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Công ty cổ phần khai thác khoáng sản Thiên Thuận Tƣờng Quảng Ninh
thuộc Tổ 2 - Khu 1- Phƣờng Cửa Ông - TP Cẩm Phả. Phƣờng Cƣ̉a Ông có địa
hình khá phức tạp, phía Bắc là những dải núi cao. Độ cao trung bình 600m,
thuộc cánh cung bình phong Đông Triều – Móng Cái.
Phía đông giáp sông Mông Dƣơng – huyê ̣n Vân Đồ n
Phía tây giáp phƣờng Cẩm Phú, xã Dƣơng Huy
Phía nam giáp biể n
Phía bắc giáp phƣờng Mông Dƣơng
2.1.1.2.Đặc điểm khí hậu
Thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình 22,7 -24,10C;
Lƣợng mƣa trung bình 1.297 – 1.9105 mm; Độ ẩm trung bình 81,3%; Số giờ
nắng trong năm từ 1530-1776 giờ.
Gió chủ đạo là gió Đông Nam và Đông Bắc. Hàng năm có gió bão, mƣa
to, gió mạnh.
2.1.2.Điều kiện kinh tế - xã hội
Công ty có rất nhiều tiềm năng về phát triển kinh tế nhƣ công
nghiệp khai thác chế biến than,chăn nuôi quy mô tập trung, trồng trọt, chế
biến thực phẩm.
2.2.3.Tình hình sản xuất của Công ty
Hiện nay có các ngành nghề sản xuất nhƣ:
Trang trại chăn nuôi lợn nái sinh sản giống gốc GGP, GP và thƣơng
phẩm đƣợc nhập khẩu và lai tạo từ Công ty Genetics Limited (JSR) – Anh
4
Quốc. Liên doanh cùng đối tác JSR thành lập hệ thống trại chăn nuôi lợn nái
và đực giống gốc theo hình thức nhƣợng quyền thƣơng mại (Franchise) đầu
tiên tại Việt Nam.
- Trang trại chăn nuôi gà thịt và gà đẻ trứng với quy mô lớn có áp dụng
những công nghệ, thiết bị chăn nuôi và quản lý tiên tiến nhất.
- Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi phục vụ hệ thống trang trại của
Công ty và trang trại chăn nuôi vệ tinh – liên kết.
- Nhà máy sản xuất phân bón tổng hợp, phân bón hữu cơ, phân bón sinh
học phục vụ chƣơng trình cải tạo đất nghèo dinh dƣỡng vùng Đông Bắc phục
vụ nhu cầu trồng trọt tại địa phƣơng.
- Hệ thống trang trại trồng rau, củ an toàn theo tiêu chuẩn VietGHAP.
- Xây dựng nhà máy chế biến thực phẩm phục vụ thị trƣờng khu vực và
hệ thống siêu thị thực phẩm trên cả nƣớc.
- Hợp tác với cơ quan nhà nƣớc xây dựng và thực hiện những dự án phát
triển chăn nuôi gia súc và gia cầm theohƣớng bảo tồn nguồn vốn gen và phát
triển chăn nuôi theo hƣớng an toàn sinh học – sạch bệnh.
2.2.Tổng quan tài liệu và các nghiên cứu trong, ngoài nƣớc
2.2.1.Tổng quan tài liệu
2.2.2.1. Giới thiệu về gà Isa Brown và phương thức nuôi lồng tại cơ sở
Gà Isa Brown
Là giống gà chuyên trứng có nguồn gốc tại Pháp,hình thành do việc lai
tạo giữa giống gà Rohde Đỏ với gà Rohde Trắng.Đây là giống gà hƣớng trứng
đƣợc nuôi phổ biến trên thế giới.Ở Việt Nam chúng đƣợc xếp vào nhóm gà
siêu trứng cho năng suất cao.
- Đặc điểm
Gà Isa Brown là những giống gà chuyên trứng tiên tiến trên thế giới
cho năng suất 280–300 trứng/mái/năm.Đây là giống gà có đặc điểm ít bệnh,
5
dễ nuôi, trứng dễ bán và năng suất trứng cao.Gà có sức đẻ trứng cao, thời gian
đẻ trứng kéo dài, khối lƣợng trứng lớn, lên đến 58-60 gam, vỏ trứng màu nâu.
Tiêu tốn thức ăn để sản xuất 10 quả trứng khoảng 1,5–1,6 kg thức ăn, khối
lƣợng trứng nặng bình quân 50–60 gam.
Gà mái thƣơng phẩm có màu nâu, có thể phân biệt trống mái từ lúc 1 ngày
tuổi, con trống lông màu trắng, mái màu nâu, rất thân thiện trong quá trình
chăn nuôi.
Giới thiệu về phƣơng thức nuôi nhốt lồng
Nuôi gà trong lồng đã phát triển khoảng 30 năm nay nhƣng nó mới đƣợc
phổ biến trong những năm gần đây, gà nuôi lồng có thể nhốt 1, 2, 3 hoặc nhiều
con một lồng.Phƣơng thức này phù hợp với những vùng có khí hậu lạnh, vì
trong chuồng nhỏ có thể nuôi đƣợc nhiều gà, chi phí chuồng trại thấp, chi phí
nhiệt để sƣởi ấm cho gà cũng ít vì bản thân chúng thải nhiệt làm ấm
chuồng nuôi.
Lồng nhốt gà
Lồng gà đƣợc làm bằng kim loại, thiết kế phía trƣớc và đáy lồng,có thể
sản xuất và bán hai phần này cho ngƣời nuôi còn các phần khác có thể tự làm
và lắp ghép theo kích thƣớc gà. Đáy lồng đƣợc đặt hơi dốc. Khi trứng đẻ ra có
thể lăn tròn ra bên ngoài qua khe hở của tấm phên phía trƣớc và đƣợc giữ lại
bởi vỉ cong bên ngoài của đáy lồng. Nhƣ vậy trứng không bị dẫm đạp hay bị
mổ vỡ trứng.
Gà thải phân có thể trực tiếp xuống nền chuồng nếu là kiểu chuồng
lồng một tầng hay nhiều tầng kiểu bậc thang. Chuồng nuôi của Công ty Thiên
Thuận Tƣờng thiết kế theo kiểu tầng, có băng chuyề n tải phân và băng chuyền
tải trứng. Máng ăn, máng uống đƣợc gắn phía ngoài đằng trƣớc cửa lồng để
gà có thể tự do ăn – uống theo nhu cầu và hoàn toàn tự động. Mật độ nuôi
nhốt 0,12 – 0,15 m2/gà.
6
Chuồng gà
Chuồng phải có mái tốt, đủ ánh sáng, thông thoáng đảm bảo. Chuồng
nuôi phải đủ rộngtheo thiết kế đặt các hệ thống lồng, phòng chứa thức ăn và
băng chuyền tải thức ăn. Sự lắp đặt phù hợp các lồng đều có ánh sáng đƣợc
chiếu đến đồng đều mọi nơi.
Chăm sóc, quản lý
Gà đƣợc chuyển vào lồng trƣớc khi đẻ 14 ngày và ở đó đến tận khi loại thải
(11 – 12 tháng). Ƣu thế của ngƣời nuôi gà lồng (đặc biệt là mỗi con một lồng)
cho phép loại thải chính xác cao những gà mái đẻ kém và nhƣ vậy sẽ nâng cao tỷ
lệ đẻ, nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn và chính là nâng cao hiệu quả kinh tế.
Thức ăn cho gà nuôi lồng phải đầy đủ - cân đối tất cả các thành phần
dinh dƣỡng, vì gà không có khả năng tự kiếm đƣợc bất kì cái gì ngoài thức ăn,
nƣớc uống do ngƣời cung cấp.
Mặc dù nuôi lồng là phƣơng thức rất vệ sinh, ít bệnh tật nhƣng vì mật độ
nuôi nhốt cao nên giữ vệ sinh là việc làm thƣờng xuyên nhất là máng ăn,
máng uống. Chuồng, lồng nuôi sau mỗi lứa phải vệ sinh sát trùng toàn diện,
chu đáo. Thiết bị, dụng cụ chăn nuôi cũng phải đƣợc tháo rời để đƣa ra ngoài
vệ sinh tiêu độc một cách kỹ càng, thƣờng xuyên kiểm tra, phát hiện ngoại ký
sinh trùng nhƣ mạt, mò, rận ăn lông, bọ gà…Thƣờng xuyên kiểm tra đàn gà
để loại thải, cách ly những con gà bị chảy máu, ốm yếu.
Lợi ích.
Lợi ích của phƣơng thức này là đạt tiêu chuẩn vệ sinh cao, gà không tiếp
xúc trực tiếp với phân, thức ăn, nƣớc uống không bị nhiễm bẩn, ít mắc bệnh
ký sinh trùng. Thêm nữa gà đƣợc nuôi tách riêng từng nhóm nhỏ trong một
lồng nên việc lây nhiễm bệnh và ngoại ký sinh trùng cũng hạn chế hơn so với
các phƣơng thức nuôi đàn tập trung. Dễ phát hiện và loại ra những gà ốm, yếu
khỏi đàn nuôi. Sức sản xuất sản phẩm cao và hiệu quả, mỗi gà tự do ăn, uống
7
không phải cạnh tranh nhau. Ảnh hƣởng của thời tiết xấu đến gà là nhỏ nhất.
Dễ dàng loại bỏ những gà không đẻ và kém đẻ, hạn chế đƣợc gà làm dập, vỡ
và ăn trứng. Nhƣng nếu gà đẻ trứng non, vỏ mỏng sẽ bị rơi và vỡ xuống đất,
cho nên tỷ lệ canxi và vitamin D trong thức ăn gà mái đẻ nuôi lồng là điều
quan tâm. Thêm nữa trứng gà nuôi lồng thƣờng rất sạch sẽ, ít bị dính phân.
Gà đẻ sau giai đoạn sản xuất trứng, thịt có chất lƣợng tốt vì ít vận động
nên mềm hơn so với các phƣơng thức chăn thả.Lợi ích nữa của phƣơng thức
này là hệ thống linh động, nó rất phù hợp với đàn rất lớn và cả đàn nhỏ. Có
thể nuôi gà ở nhiều lứa tuổi khác nhau, hạn chế rỉa, mổ lông và mổ cắn
nhau.Không cần chi phí đệm lót.Có thể mở trại gà nuôi lồng ngay trong lòng
thành phố, nơi mà đất đai là một vấn đề hết sức khó khăn. Phƣơng thức này
cần ít đầu tƣ lao động hàng ngày.
Bất lợi
Đầu tƣ ban đầu quá lớn, làm cho phần lớn ngƣời chăn nuôi không dám
nghĩ đến phƣơng thức này. Kèm theo phƣơng thức nuôi lồng là cơ khí hóa,
điện khí hóa các dây chuyền thức ăn, chuyền phân, thu trứng…Nếu không
đồng bộ hay thiếu kiến thức, máy móc hỏng, mất điện sẽ làm đình đốn, ảnh
hƣởng rất lớn đến chiếu sáng, thông thoáng và hoạt động của các bộ phận
khác và kết quả là làm hỏng cả đàn.Ngƣời phụ trách chăn nuôi hệ thống này
phải đƣợc đào tạo, nếu so với các phƣơng thức khác thì cần lâu hơn để có kỹ
năng hoàn thiện.
2.2.1.2.Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản của gia cầm
Để duy trì và phát triển đàn gia cầm thì khả năng sinh sản là yếu tố cơ bản
quyết định đến quy mô, năng suất và hiệu quả sản xuất đối với gia cầm. Sản
phẩm chủ yếu là thịt và trứng, trong đó sản phẩm trứng đƣợc coi là hƣớng sản
xuất chính của gà hƣớng trứng. Còn với gà hƣớng thịt (cũng nhƣ gà hƣớng
trứng) khả năng sinh sản hay khả năng đẻ trứng quyết định đến sự nhân đàn di
8
truyền giống mở rộng quy mô đàn gia cầm. Từ đó, nó quyết định tới năng
suất, sản lƣợng sản phẩm của chăn nuôi gia cầm. Con ngƣời chú trọng đến
sinh sản của gia cầm, vì không những chức năng đó liên quan đến sự sinh
tồn của loài gia cầm điều mà từ đó con ngƣời mới có số lƣợng đông đảo gia
cầm để sử dụng 2 sản phẩm quan trọng trứng và thịt. Sinh sản là chỉ tiêu
cần đƣợc quan tâm trong công tác giống nói chung và công tác giống gia
cầm nói riêng.Ở các loại gia cầm khác nhau thì đặc điểm sinh sản cũng khác
nhau rõ rệt.
Tuổi thành thục về tính dục
Ở gà, tuổi thành thục về tính dục đƣợc tính từ khi gà đẻ bói đối với
từng cá thể hoặc lúc tỷ lệ đẻ đạt 5%, đối với đàn quần thể. Tuy nhiên xác định
tuổi đẻ của gà dựa trên số liệu của từng cá thể trong đàn là chính xác nhất.
Tuổi thành thục về tính dục chịu ảnh hƣởng bởi giống và môi trƣờng. Các
giống khác nhau thì tuổi thành thục về tính dục cũng khác nhau.
* Tuổi đẻ đầu
Đó là tuổi bắt đầu hoạt động sinh dục và có khả năng tham gia quá trình
sinh sản.Đối với gia cầm mái, tuổi thành thục sinh dục là tuổi bắt đầu đẻ quả
trứng đầu tiên.Đây là một trong những yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất
trứng.Đối với một đàn gà cùng lứa tuổi thì tuổi đẻ quả trứng đầu tiên là thời
điểm tại đó đàn gà đạt tỷ lệ đẻ 5%. Theo Hays (dẫn theo Brandsch và Bilchel,
1978 [1]) thì những gà có tuổi đẻ quả trứng đầu lớn hơn 245 ngày cho sản
lƣợng trứng thấp hơn những gà có tuổi đẻ quả trứng đầu nhỏ hơn 215 ngày là
6,9 quả. Tuổi đẻ trứng đầu phụ thuộc vào chế độ nuôi dƣỡng các yếu tố môi
trƣờng đặc biệt là thời gian chiếu sáng.Thời gian chiếu sáng dài sẽ thúc đẩy
gia cầm đẻ sớm. Tuổi đẻ đầu sớm hay muộn liên quan đến khối lƣợng cơ thể
ở một thời điểm nhất định. Những gia cầm thuộc giống bé có khối lƣợng cơ
thể nhỏ tuổi thƣờng thành thục sinh dục sớm hơn những gia cầm có khối
9
lƣợng cơ thể lớn. Trong cùng một giống, cơ thể nào đƣợc nuôi dƣỡng, chăm
sóc tốt, điều kiện thời tiết khí hậu và độ dài ngày chiếu sáng phù hợp sẽ có
tuổi thành thục sinh dục sớm hơn. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng
minh tuổi thành thục sinh dục sớm là trội so với tuổi thành thục sinh dục muộn.
Tuổi gà đẻ đạt 50% :
Tuổi gà đẻ đạt đỉnh cao: Đây là chỉ tiêu đánh giá sức đẻ trứng của đàn gia
cầm. Đỉnh cao của tỷ lệ đẻ cho biết mối tƣơng quan với năng suất trứng. Tỷ lệ đẻ
cao, thời gian đẻ kéo dài trong thời kỳ sinh sản chứng tỏ là giống tốt. Chế độ
chăm sóc nuôi dƣỡng đảm bảo thì năng suất sinh sản sẽ cao và ngƣợc lại. Gà
chăn thả sẽ có tỷ lệ đẻ thấp trong mấy tuần đầu của chu kỳ đẻ, sau đó tăng dần và
tỷ lệ đẻ đạt cao ở những tuần tiếp theo rồi giảm dần ở cuối kỳ sinh sản. Năng
suất trứng trên năm của một quần thể gà mái cao sản đƣợc thể hiện theo quy luật,
cƣờng độ đẻ trứng đạt cao nhất vào tháng thứ hai, thứ ba sau đó giảm dần đến
hết năm đẻ (Khavecman (1972) [7].
* Những yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thành thục về tính
Thời gian chiếu sáng cũng ảnh hƣởng lớn đến tuổi thành thục về tính
dục. Thí nghiệm của Morris T. R. (1967) [21] trên gà Legohrn đƣợc ấp nở
quanh năm cho biết, những gà đƣợc ấp nở vào tháng 12 và tháng 1 thì nó có
tuổi thành thục về tính là 150 ngày. Những gà đƣợc ấp nở từ tháng 4 đến
tháng 8 thì tuổi thành thục trên 170 ngày. Những gà nở sau đó có tuổi thành
thục về tính ngắn hơn vì thời gian sinh trƣởng giai đoạn hậu bị của chúng diễn
ra trong những ngày có thời gian chiếu sáng giảm dần, sau đó ánh sáng lại
tăng dần lên, do vậy sẽ kích thích cơ quan sinh dục phát triển và rút ngắn tuổi
thành thục về tính dục.
Tuổi đẻ trứng đầu phụ thuộc vào chế độ nuôi dƣỡng các yếu tố môi
trƣờng đặc biệt là thời gian chiếu sáng; thời gian chiếu sáng dài sẽ thúc đẩy
gia cầm đẻ sớm. Tuổi đẻ đầu sớm hay muộn liên quan đến khối lƣợng cơ thể
10
ở một thời điểm nhất định. Những gia cầm thuộc giống có khối lƣợng cơ thể
nhỏ, tuổi thành thục sinh dục thƣờng sớm hơn những gia cầm có khối lƣợng
cơ thể lớn. Trong cùng một giống, cơ thể nào đƣợc chăm sóc, nuôi dƣỡng tốt,
điều kiện thời tiết khí hậu và độ dài ngày chiếu sáng phù hợp sẽ có tuổi thành
thục sinh dục sớm hơn. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh tuổi
thành thục sinh dục sớm là trội so với tuổi thành thục sinh dục muộn.
Cường độ đẻ trứng
Cƣờng độ đẻ trứng là sức đẻ trứng trong một thời gian ngắn. Trong thời
gian này có thể loại trừ ảnh hƣởng của môi trƣờng. Thời gian kéo dài sự đẻ có
liên quan tới chu kỳ đẻ trứng. Chu kỳ đẻ kéo dài hay ngắn phụ thuộc cƣờng
độ và thời gian chiếu sáng. Đây là cơ sở để áp dụng chiếu sáng nhân tạo trong
chăn nuôi gà đẻ. Giữa các trật đẻ, gà thƣờng có những khoảng thời gian đòi
ấp. Sự xuất hiện bản năng đòi ấp phụ thuộc nhiều vào yếu tố di truyền vì ở
các giống khác nhau có bản năng đòi ấp khác nhau.
- Chu kỳ đẻ trứng: Chu kỳ đẻ trứng đƣợc tính từ khi đẻ quả trứng đầu
tiên đến khi ngừng đẻ và thay lông, đó là chu kỳ thứ nhất. Chu kỳ thứ hai bắt
đầu từ khi gia cầm bắt đầu đẻ lại (sau khi thay lông) tới khi ngừng đẻ và thay
lông lần thứ hai. Cứ nhƣ thế có thể xác định tiếp tục các chu kỳ tiếp theo.
Chu kỳ đẻ trứng liên quan tới vụ nở gia cầm con mà bắt đầu và kết thúc ở
các tháng khác nhau thƣờng ở gà là một năm. Nó có mối tƣơng quan thuận
với tính thành thục sinh dục, nhịp độ đẻ trứng, sức bền đẻ trứng và chu kỳ đẻ
trứng, yếu tố này do hai gen P và p điều hành. Sản lƣợng trứng phụ thuộc
vào thời gian kéo dài chu kỳ đẻ trứng.
* Các yếu tố ảnh hưởng đến cường độ đẻ trứng
Thời gian nghỉ đẻ ngắn hay dài có ảnh hƣởng trực tiếp đến sản lƣợng
trứng cả năm. Gà thƣờng hay nghỉ đẻ mùa đông do nguyên nhân giảm dần về
11
cƣờng độ và thời gian chiếu sáng tự nhiên. Ngoài ra sự nghỉ đẻ này còn do khí
hậu, sự thay đổi thức ăn, chu chuyển đàn.
- Ảnh hưởng của tuổi thành thục về tính dục
Tuổi thành thục về tính của gia cầm có ảnh hƣởng rõ ràng đến sản
lƣợng trứng trong chu kỳ đẻ đầu và chu kỳ đẻ tiếp theo. Gà thành thục về tính
quá sớm sẽ đẻ trứng nhỏ với thời gian dài, ảnh hƣởng xấu tới giá trị kinh tế vì
không thu đƣợc trứng giống. Tuổi và năm đẻ của gia cầm có liên quan đến
sản lƣợng trứng, gà đẻ năm thứ hai sản lƣợng trứng giảm khoảng 10-20%.
- Ảnh hưởng của bản năng đòi ấp
Bản năng đòi ấp là một đặc tính bẩm sinh của gia cầm để duy trì nòi
giống. Sự xuất hiện bản năng đòi ấp phụ thuộc vào các yếu tố di truyền, ở các
dòng, các giống khác nhau thì tỷ lệ xuất hiện bản năng đòi ấp cũng khác nhau.
Các giống gà chuyên dụng qua quá trình lai tạo và chọn lọc thì bản năng đòi ấp
hầu nhƣ không còn. Riêng đối với các giống gà địa phƣơng bản năng đòi ấp vẫn
còn và có tỷ lệ rất cao, ở gà Ri tỷ lệ đòi ấp trên 30%, chính vì vậy mà sản lƣợng
trứng thấp hơn, Gà Ri nuôi đại trà trong nông thôn hộ chỉ đẻ 86,99 quả/mái (Hồ
Xuân Tùng, 2009) [13], trong khi đó ở gà Lƣơng Phƣợng là 168,73 quả/mái
(Trần Công Xuân và cs(2004)[17].
- Ảnh hưởng của sự thay lông
Sự thay lông của gà là một quá trình sinh lý tự nhiên. Ở gia cầm hoang
dã thì thời gian thay lông vào mùa thu. Thời gian thay lông càng dài, sản
lƣợng trứng càng thấp. Sức đẻ trứng giảm ngay sau khi gà rụng lông. Trong
thời kỳ thay lông buồng trứng bị thoái hóa và khối lƣợng của buồng trứng bị
giảm đi khoảng 5% so với khối lƣợng lúc trƣớc.
- Ảnh hưởng của nhiệt độ
Nhiệt độ môi trƣờng xung quanh có liên quan mật thiết với sản lƣợng
trứng. Nhiệt độ cao hoặc thấp đều ảnh hƣởng đến sản lƣợng trứng thông qua
12
mức độ tiêu thụ thức ăn. Khi đƣợc nuôi trong điều kiện nhiệt độ 20oC nhu cầu
về năng lƣợng là thấp, mức tiêu thụ thức ăn cao, mức tiêu thụ thức ăn này sử
dụng cho việc sƣởi ấm cơ thể, do vậy tiêu thụ thức ăn và tiêu tốn nhiều cho
quá trình hô hấp, lƣợng thức ăn ăn vào không đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất và
sản lƣợng trứng sẽ giảm.
- Ảnh hưởng của độ ẩm
Độ ẩm quá cao (>80%) làm cho chất độn chuồng bị ƣớt, ẩm độ cao tạo
thành một lớp hơi nƣớc bao phủ không gian chuồng nuôi, tạo điều kiện cho mầm
bệnh phát triển, đặc biệt là cầu trùng; tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hƣởng đến
năng suất trứng và mức độ tiêu tốn thức ăn. Độ ẩm quá thấp (<31%) làm cho gia
cầm mổ lông và rỉa thịt nhau, ảnh hƣởng đến tỷ lệ hao hụt và khả năng sản xuất,
tuy nhiên ở miền Bắc Việt Nam thì không bị ảnh hƣởng của độ ẩm thấp.
- Ảnh hưởng của mùa vụ và chế độ chiếu sáng
Mùa vụ với thời tiết, khí hậu, độ dài ngày chiếu sáng và nguồn thức ăn
tự nhiên giữ một vai trò quan trọng, nó chi phối và ảnh hƣởng lớn sức đẻ
trứng của gia cầm, đặc biệt đối với gia cầm nuôi theo phƣơng thức quảng
canh hoặc bán thâm canh.
Ngoài ra yếu tố về thời gian chiếu sáng đóng một vai trò quan trọng.
Đối với gà đẻ, chế độ chiếu sáng ảnh hƣởng lớn đến tuổi thành thục về tính
dục, cƣờng độ đẻ trứng và độ dài trật đẻ.
- Ảnh hưởng của dinh dưỡng và chế độ nuôi dưỡng
Thức ăn không chỉ ảnh hƣởng tới khối lƣợng cơ thể, tỷ lệ hao hụt trong
giai đoạn nuôi dƣỡng mà còn ảnh hƣởng đến tuổi đẻ quả trứng đầu tiên cũng
nhƣ sản lƣợng trứng, khối lƣợng trứng và chất lƣợng trứng. Trong chăn nuôi
gia cầm sinh sản thì lipit, năng lƣợng, acid amin (arginine, methionine),
vitamin (A, D, B1, B2, B6 và acid pantothenic), khoáng vi lƣợng (đặc biệt là
Mn) cần đƣợc chú ý nhất, vì chúng ảnh hƣởng trực tiếp đến trứng.
13
Trật đẻ
Trật đẻ là khoảng thời gian mà gia cầm đẻ trứng liên tục. Độ dài trật đẻ
phụ thuộc vào giống, các yếu tố ngoại cảnh nhƣ thức ăn dinh dƣỡng, thời gian
và cƣờng độ chiếu sáng, v v ....
Năng suất trứng
Năng suất trứng hay sản lƣợng trứng là số lƣợng trứng của một gia cầm
mái đẻ ra trên một đơn vị thời gian. Đối với gia cầm thì đây là chỉ tiêu quan
trọng, nó phản ánh trạng thái sinh lý và khả năng hoạt động của hệ sinh dục.
Năng suất trứng là một tính trạng số lƣợng nên nó phụ thuộc nhiều vào điều
kiện ngoại cảnh. Năng suất trứng phụ thuộc nhiều vào loài, giống, hƣớng sản
xuất, mùa vụ và đặc điểm của cá thể. Năng suất trứng đƣợc đánh giá qua sự
phụ thuộc vào cƣờng độ đẻ và thời gian kéo dài sự đẻ.
Sản lƣợng trứng là số lƣợng trứng của một gia cầm mái đẻ ra trong một
chu kỳ đẻ hoặc trong một thời gian nhất định, có thể tính theo tháng hoặc theo
năm, Fairfull và cs, (1990) [20] cho biết: Khi điều kiện môi trƣờng thích hợp
(nhiệt độ, ánh sáng, dinh dƣỡng…) nhiều gen tham gia điều khiển quá trình
liên quan đến sinh sản đều phát huy tác dụng, cho phép gia cầm phát huy
đƣợc đầy đủ tiềm năng di truyền của chúng. Hệ số di truyền về sản lƣợng
trứng của gà là: 0,12 - 0,3 (Nguyễn Văn Thiện, 1995) [15].
* Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất trứng
Ảnh hưởng của tuổi thành thục về tính
Tuổi thành thục về tính của gia cầm có ảnh hƣởng rõ ràng đến năng
suấttrứng trong chu kỳ đẻ đầu và các chu kỳ đẻ tiếp theo. Đồ thị đẻ trứng của
gia cầm đạt đến đỉnh cao nhanh chủ yếu là do tuổi thành thục về tính của từng
cá thể trong đàn sớm. Gà thành thục về tính sớm sẽ đẻ nhiều trứng hơn trong
một năm sinh học. Nhƣng nếu gà thành thục về tính quá sớm sẽ đẻ trứng nhỏ
14
kéo dài. Tuổi và năm đẻ của gia cầm có liên quan đến sản lƣợng trứng/năm.
Khi gia cầm đẻ năm thứ hai thì sản lƣợng trứng giảm 10-20%.
Ảnh hưởng của sự thay lông
Sự thay lông là một quá trình sinh lý học tự nhiên. Ở gia cầm hoang thì
thời gian thay lông thƣờng phụ thuộc vào mùa. Thông thƣờng, chúng thay
lông vào mùa thu. Thời gian thay lông càng dài thì sản lƣợng trứng càng thấp.
Sự thay lông là kết quả hoạt động tƣơng tác phức hợp của các hormon
gonadotropin. Các hormon khác nhƣ thyroxine và prolactin cũng hoạt động
tƣơng tác với hormon gonadotropin. Sức đẻ trứng giảm ngay khi gà rụng
lông. Thời gian rụng lông kéo dài trong vòng 10 ngày và sau khoảng 15 ngày
thì lông mới đƣợc mọc ra. Gia cầm có thể đẻ trở lại trƣớc khi bộ lông mới
mọc đầy đủ.
Ảnh hưởng của bệnh tật thông qua việc làm giảm đầu con, giảm khả
năng đẻ trứng.
* Ảnh hưởng của môi trường bên ngoài
- Ảnh hưởng của nhiệt độ: Gia cầm trƣởng thành chịu đựng nhiệt độ
thấp tốt hơn với nhiệt độ cao. Sự thay đổi nhiệt độ có ảnh hƣởng trực tiếp đến
tiêu tốn thức ăn. Khi gia cầm đƣợc nuôi trong điều kiện nhiệt độ trung bình
(200C) thì nhu cầu về năng lƣợng là thấp nhất. Sự thay đổi nhiệt độ môi
trƣờng sẽ ảnh hƣởng đến việc chuyển hóa thức ăn liên quan đến sự thay đổi
hoạt động của tuyến giáp trạng.
Nhiệt độ cao hoặc thấp ảnh hƣởng đến sản lƣợng trứng thông qua mức
độ tiêu tốn thức ăn. Ở nhiệt độ thấp, mức tiêu thụ thức ăn cao, lƣợng thức ăn
này đƣợc sử dụng cho việc sƣởi ấm của cơ thể, do vậy tiêu tốn thức ăn cho
việc sản xuất ra một quả trứng là cao. Trong khi đó nhiệt độ cao sẽ làm giảm
mức tiêu thụ thức ăn, lƣợng thức ăn ăn vào không đáp ứng đủ nhu cầu sản
xuất và nhƣ vậy sản lƣợng trứng sẽ bị giảm đi.
15
- Ảnh hưởng của độ ẩm: Khi độ ẩm quá cao làm cho chất độn chuồng
bị ƣớt, tạo thành một lớp hơi nƣớc bao phủ không gian của chuồng nuôi. Nếu
tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hƣởng đến sự hô hấp của gia cầm và làm ảnh
hƣởng đến năng suất và tiêu tốn thức ăn.
Độ ẩm quá thấp sẽ làm cho gia cầm mổ lông và rỉa thịt nhau, ảnh
hƣởng đến tỷ lệ hao hụt và khả năng sản xuất.
- Ảnh hưởng của mùa vụ và ánh sáng: Trong tất cả các yếu tố bên ngoài
ảnh hƣởng đến sản lƣợng trứng thì yếu tố về thời gian chiếu sáng đóng một vai
trò quan trọng. Đối với gia cầm đẻ thì chế độ chiếu sáng có ảnh hƣởng rất lớn
đến tuổi thành thục về tính, ánh sáng ảnh hƣởng đến bộ máy sinh dục của gia
cầm theo cơ chế sau: ánh sáng tác động lên mắt, thông qua dây thần kinh lên
não bộ từ đó tác động lên vùng dƣới đồi giải phóng hormon LH đồng thời kích
thích sự giải phóng hormon gonandotropin. Một mặt các hormon này kích thích
sự phát triển của nang trứng, mặt khác còn điều tiết quá trình rụng trứng. Lợi
dụng ảnh hƣởng của ánh sáng, ngƣời ta đã áp dụng các chƣơng trình chiếu sáng
thích hợp để nhằm các mục đích sau:
+ Đạt đƣợc tuổi thành thục về tính theo yêu cầu (đây là một chỉ tiêu có
ý nghĩa kinh tế lớn).
+ Làm tăng cƣờng độ đẻ trứng
+ Kéo dài thời gian đẻ trứng
Quá trình hình thành trứng trong ống dẫn trứng do các hormon điều
khiển trong chu kỳ 24 giờ sáng/tối. Khoảng cách giữa 2 lần rụng trứng thƣờng
dài hơn một chút chính vì vậy nếu gà đẻ vào sáng sớm hôm trƣớc thì hôm sau
sẽ đẻ muộn hơn một chút và cứ nhƣ vậy hôm sau lại muộn hơn hôm trƣớc và
cuối cùng sẽ có một ngày gà sẽ không đẻ trứng sau đó lại tiếp tục nhƣ vậy.
Nếu gà đẻ hôm sau không muộn hơn hôm trƣớc thì nó sẽ đẻ 365 trứng/năm
theo lịch đúng với tiềm năng di truyền tối đa của chúng. Bằng phƣơng pháp
16
chọn lọc, ngày nay ngƣời ta đã tạo ra đƣợc những đàn gà thƣơng phẩm có sản
lƣợng trứng lên đến 300 trứng/năm hoặc có khi còn cao hơn nữa trong những
điều kiện nuôi dƣỡng tốt và môi trƣờng thích hợp. Từ những đánh giá trên,
ngƣời ta thấy có hai khả năng để làm tăng sản lƣợng trứng ở gia cầm là kéo
dài chu kỳ đẻ trứng thông thƣờng hoặc sử dụng gà mái qua 2, 3 hoặc 4 chu kỳ
đẻ trứng và phá vỡ điểm giới hạn đẻ 1 trứng/ngày. Kéo dài chu kỳ đẻ trứng
hoặc sử dụng gà đẻ nhiều chu kỳ sẽ kéo dài khoảng cách thế hệ.
Theo Fairfull và Gowe (1990) [20]: để phá vỡ giới hạn hình thành
trứng trong vòng 24 giờ yêu cầu cần thiết là làm thay đổi môi trƣờng, chú
trọng đến chế độ chiếu sáng. Theo các tác giả thì có 4 chế độ chiếu sáng có
thể sử dụng để làm thay đổi nhịp đẻ (khoảng cách giữa hai trứng): Đó là chế
độ chiếu sáng đơn giản (14 giờ sáng, 10 giờ tối), chế độ chiếu sáng liên tục,
chế độ tối liên tục và chế độ luân phiên tối sáng.
Ảnh hưởng của yếu tố dinh dưỡng: Cơ sở để xây dựng khẩu phần ăn cho
gia cầm đẻ phải căn cứ vào khẩu phần ăn của tất cả các giai đoạn chăn nuôi
trƣớc đó. Lƣợng thức ăn trong giai đoạn nuôi dƣỡng không chỉ ảnh hƣởng đến
khối lƣợng cơ thể, tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn nuôi dƣỡng mà còn ảnh hƣởng
đến tuổi đẻ quả trứng đầu tiên cũng nhƣ sản lƣợng trứng, khối lƣợng trứng,
chất lƣợng trứng, khối lƣợng cơ thể và tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn gia cầm đẻ.
Làm thế nào để có một khẩu phần ăn thích hợp đáp ứng đủ các yêu cầu trên đã
đƣợc đặt ra cho các nhà chăn nuôi.
Đối với gà chăn thả (gà nội) chỉ đẻ 50 - 80 trứng/năm thì ảnh hƣởng của
yếu tố dinh dƣỡng là không lớn lắm nhƣng đối với gà nuôi nhốt thì nhu cầu
dinh dƣỡng lại cần đƣợc quan tâm chú ý. Nhu cầu dinh dƣỡng của gà nuôi nhốt
phải tăng gấp đôi về protein, cacbonhydrate, lipit và phải bổ sung thêm khoáng
so với gà chăn thả. Tác giả cũng cho biết hàm lƣợng protein, Ca, P và lipit
trong máu gà đang đẻ trứng cao gấp 2, 3, thậm chí đến 4 lần so với trong máu
17
gà không đẻ trứng. Sự tăng lên về hàm lƣợng các chất này trong máu chứng tỏ
gà cần protein để tạo noãn hoàng và lòng trắng; cần Ca, P để tạo vỏ trứng; cần
lipit để lạo noãn hoàng. Khi gà ngừng đẻ thì hàm lƣợng các chất này trong máu
lại giảm đi.
Theo Simensen (1982) [22]: ảnh hƣởng của protein, năng lƣợng, axit
amin, vitamin, khoáng vi lƣợng cần đƣợc chú ý quan tâm vì chúng có ảnh
hƣởng gián tiếp đến sản lƣợng trứng.
Ảnh hưởng của năng lượng trong thức ăn:Gia cầm đẻ cần năng lƣợng
để duy trì các hoạt động của cơ thể và tạo trứng, ngoài ra còn cần để phát
triển. Nếu thừa năng lƣợng sẽ gây nên hiện tƣợng tích lũy mỡ và gia cầm quá
béo dẫn đến ảnh hƣởng đến sản lƣợng trứng. Còn nếu thiếu năng lƣợng thì
giảm tốc độ phát triển, giảm sản lƣợng trứng và ảnh hƣởng đến khối lƣợng
trứng. Nhu cầu về năng lƣợng tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của cá
thể và tuỳ thuộc từng giai đoạn đẻ.
Ảnh hưởng của protein trong thức ăn: Gia cầm đẻ cần protein (axit
amin) để duy trì hoạt động, sản xuất trứng và tăng trọng, đặc biệt là trong
việc hình thành trứng. Khác với nhu cầu về năng lƣợng, nhu cầu về protein
không thay đổi trong suốt giai đoạn đẻ. Thiếu protein (axit amin) thì gia cầm
sẽ huy động protein của cơ thể để đáp ứng quá trình sản xuất dẫn đến ảnh
hƣởng đến quá trình hình thành trứng.
Bên cạnh việc đáp ứng đầy đủ và hợp lý các nhu cầu về năng lƣợng và
protein thì việc thiếu các axit béo novà không no cũng có ảnh hƣởng đến sản
lƣợng trứng của gia cầm. Thức ăn quá nhiều xơ, nhiều dầu đều không thích
hợp. Thừa hoặc thiếu khoáng đều ảnh hƣởng đến sản lƣợng trứng. Trong các
yếu tố khoáng thì nhu cầu về P và Ca rất cao để tạo vỏ trứng. Thiếu P và Ca
thì gia cầm sẽ ngừng đẻ và thay lông. Tỷ lệ Ca/P thích hợp ở gà đẻ là: 5 : 1
Nguyễn Hiền, (2008) [5].