Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

TÌM HIỂU VỀ SỰ PHÂN QUYỀN TRONG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI ĐỊA BÀN HUYỆN DI LINH TỈNH LÂM ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (914.21 KB, 61 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
KHOA LÂM NGHIỆP

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÌM HIỂU VỀ SỰ PHÂN QUYỀN TRONG QUẢN LÝ, SỬ
DỤNG TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI ĐỊA BÀN
HUYỆN DI LINH - TỈNH LÂM ĐỒNG

Họ và tên sinh viên: ĐOÀN THỊ HÀ PHƯƠNG
Ngành: LÂM NGHIỆP
Niên khóa: 2005-2009

Tháng 07/2009


TÌM HIỂU VỀ SỰ PHÂN QUYỀN TRONG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI
NGUYÊN RỪNG TẠI ĐỊA BÀN HUYỆN DI LINH – TỈNH LÂM ĐỒNG

Tác giả

ĐOÀN THỊ HÀ PHƯƠNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư ngành
Lâm nghiệp

Giáo viên hướng dẫn:
Ts. La Vĩnh Hải Hà

Tháng 7 năm 2009


i


LỜI CẢM ƠN
Có được ngày hôm nay, tôi vô cùng biết ơn công sinh thành và dưỡng dục của
ba mẹ; ơn dạy dỗ của thầy cô Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
trong suốt quá trình học tập tại trường.
Xin gởi lời cảm ơn chân thành đến Ban chủ nhiệm Khoa Lâm Nghiệp cùng toàn
thể quý thầy cô đã tận tình giảng dạy và truyền đạt cho em nhiều kiến thức quý báu.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô bộ môn Lâm Nghiệp Xã Hội đã có những ý
kiến đóng góp cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Đặc biệt xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy La Vĩnh Hải Hà đã tận tình
hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành tốt luận văn này.
Xin cảm ơn các tổ chức và cá nhân tại huyện Di linh, tỉnh Lâm đồng đã giúp đỡ
và trả lời phỏng vấn: Sở NN&PTNT, sở TN&MT, Chi cục Kiểm Lâm, Hạt Kiểm lâm,
Chi cục Lâm Nghiệp, UBND tỉnh, UBND huyện, UBND xã Gung ré; phòng Kỹ thuật
và QLBVR các Lâm trường Bảo Thuận, Di Linh; người dân các thôn tại xã Gung ré,
huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng.
Xin bày tỏ lòng biết ơn đến chú Lê Văn Trung, Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Lâm
Đồng và cô Thủy Tiên, phòng QLBVR công ty Lâm Nghiệp Di Linh đã động viên và
nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian làm khóa luận.
Cảm ơn sự quan tâm, khích lệ của người thân, các bạn và tập thể lớp Quản Lý
Tài Nguyên Rừng niên khóa 2005- 2009, đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá
trình học tập tại trường.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2009
Đoàn Thị Hà Phương

ii



TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “ Tìm hiểu về sự phân quyền trong quản lý, sử dụng tài nguyên
rừng tại địa bàn huyện Di Linh – Tỉnh Lâm Đồng”, được tiến hành tại huyện Di
Linh, tỉnh Lâm Đồng, thời gian từ ngày 01/03/2009 đến ngày 30/03/2009.
Kết quả thu được
Trong nhiều năm qua, để phục vụ cho công tác quản lý, bảo vệ rừng, Đảng và
Nhà nước đã đề ra nhiều chiến lược và chương trình hành động nhằm nâng cao hiệu
quả về các mặt của ngành Lâm nghiệp. Bao gồm trong đó có cả sự thay đổi về cơ cấu
tổ chức quản lý Nhà nước về Lâm nghiệp; các hoạt động phân chia đất rừng nhằm trao
quyền nhiều hơn cho người dân trong việc quản lý và hưởng dụng tài nguyên rừng.
Tại địa bàn nghiên cứu, hệ thồng bộ mày quản lý nước về Lâm nghiệp đều có
sự thay đổi theo từng thời kỳ phát triển chung của cả nước, mặc dù vẫn còn một vài
vướng mắc nhưng cũng đem lại hiệu quả ngày cảng tích cực hơn trong trách nhiệm
quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng địa phương.
Riêng về các hoạt động phân chia đất rừng, với tính chất là một huyện miền
núi, có diện tích rừng phòng hộ chiếm tỷ lệ nhiều thì thích hợp cho giao khoán
QLBVR. Các chính sách giao khoán thực hiện tại địa phương trong những năm qua đi
kèm với các chính sách hỗ trợ nhà, đất, ở, điều kiện sản xuất đã phần nào giúp cho
cuộc sống của đồng bào khu vực gần rừng có phần khấm khá hơn. Tuy nhiên kết quả
đó vẫn chưa đem lại đủ sự thành công như mong đợi của các chính sách, người dân
cũng chưa thực sự được làm chủ trên diện tích đất rừng được giao.
Thực hiện chủ trương xã hội hóa nghề rừng của Nhà nước, những năm gần đây
Di Linh cũng mở rộng thu hút sự đầu tư của các đơn vị, tổ chức vào hoạt động trồng
rừng, mở ra cơ hội cho tăng trưởng ngành Lâm nghiệp. Bên cạnh đó là Sự đổi mới về
cơ chế và tổ chức của các Nông, Lâm trường quốc doanh theo tinh thần của nghị định
200/NĐ-CP của Thủ tướng chính phủ đã đem lại khả năng về sực tự chủ; sự phát huy
tối đa năng lực quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của các đơn vị chủ rừng. Việc thu
hẹp diện tích quản lý của các Lâm trường quốc doanh (sau này là công ty Lâm nghiệp)
cũng tạo ra cơ hội tiến đến phân chia trách nhiệm, quyền lợi nhiều hơn cho cộng đồng

dân cư khu vực sống gần rừng
iii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. ii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... vi
DANH SÁCH CÁC HÌNH........................................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................................ viii
Chương 1: MỞ ĐẦU .......................................................................................................1
U

1.1. Đặt vấn đề .............................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................3
1.3. Đối tượng nghiên cứu ...........................................................................................3
Chương 2: TỔNG QUAN ...............................................................................................4
2.1. Sự phân quyền.......................................................................................................4
2.2. Sự phân quyền và xã hội hóa nghề rừng tại Việt Nam .........................................5
2.3. Một số chính sách, chương trình liên quan đến phân quyền quản lý tài nguyên
rừng ..............................................................................................................................6
Chương 3: ĐỊA ĐIỂM - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................8
U

3.1. Địa điểm nghiên cứu:............................................................................................8
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ..........................................................................................8
3.1.1.1. Vị trí địa lý...............................................................................................8
3.1.1.2. Khí hậu, thủy văn ....................................................................................9
3.1.1.3. Địa hình, thổ nhưỡng:..............................................................................9

3.1.2. Tình hình dân sinh kinh tế - xã hội ..............................................................10
3.1.2.1. Phát triển kinh tế....................................................................................10
3.1.2.2. Dân số - Lao động .................................................................................11
3.1.3 Tình hình quản lý tài nguyên rừng tại địa phương: ......................................13
3.1.3.1 Tài nguyên rừng .....................................................................................13
3.1.3.2 Tình hình quản lý, sử dụng tài nguyên rừng ..........................................14
3.2 Nội dung nghiên cứu:...........................................................................................18
3.3. Phương pháp nghiên cứu: ...................................................................................18
iv


3.3.1. Chọn đối tượng cung cấp thông tin:.............................................................18
3.3.2. Thu thập dữ liệu: ..........................................................................................18
Chương IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................................20
4.1. Sự phân cấp trong quản lý tài nguyên rừng. .......................................................20
4.1.1. Cơ cấu quản lý nhà nước về Lâm nghiệp qua các thời kỳ. ..........................20
4.1.1.1 Cơ cấu quản lý nhà nước về Lâm nghiệp từ năm 1975 đến năm 1995..20
4.1.1.2 Cơ cấu quản lý nhà nước về Lâm nghiệp từ năm 1995 đến nay: ...........21
4.1.2. Hoạt động giao đất, giao rừng tại địa phương..............................................26
4.1.2.1 Các chính sách giao đất, giao rừng tại địa phương ................................26
4.1.2.2. Định hướng giao đất của huyện trong giai đoạn hiện nay: ..................35
4.2. Hiệu quả tác động của chính sách phân cấp .......................................................36
4.2.1. Sự đổi mới về cơ chế và tổ chức của lâm trường Quốc Doanh ...................36
4.2.1.1. Định hướng chuyển đổi thành Công ty Lâm nghiệp .............................36
4.2.1.2. Định hướng chuyển đổi thành Công ty Lâm nghiệp: ............................39
4.2.2. Tiếp cận của cộng đồng đối với tài nguyên rừng.........................................44
Chương V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................48
5.1. Kết luận...............................................................................................................48
5.2. Kiến Nghị............................................................................................................49
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................52


v


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GKQLBVR

Giao khoán quản lý bảo vệ rừng

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

UBND

Ủy ban nhân dân xã

CCKL

Chi cục Kiểm lâm

LTQD

Lâm trường quốc doanh

TN&MT

Tài nguyên và Môi trường

NN&PTNT


Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

HĐCI

Hoạt động công ích

LSNG

Lâm sản ngoài gỗ

SXKD

Sản xuất kinh doanh

vi


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 3.1 - 1 : Tỷ lệ hộ nghèotại địa phương ................................................................13
Hình 3.1 - 2 : Hiên trạng sử dụng đất phân theo chủ quản quản lý sử dụng ................16
Hình 3.1 - 3 : Tình hình giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận......................16
Hình 4.1 - 1 : Các cấp trong hệ thống quản lý tài nguyên rừng tại Việt Nam...............21
Hình 4.1 - 2 : Các cấp trong hệ thống quản lý tài nguyên rừng tại Việt Nam...............23
Hình 4.1 - 3 : Hình ành về việc lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy tại Di Linh-Lâm
Đồng ..............................................................................................................................35
Hình 4.2 - 1 : Chức năng và nhiệm vụ của Lâm trường Di Linh qua các thời kỳ phát triển
.......................................................................................................................................38
Hình 4.2 - 2 : Diện tích đất Lâm nghiệp Lâm trường Di Linh quản lý phân theo chức
năng ...............................................................................................................................38

Hình 4.2 - 3 : Định hướng thuê đất của công ty Lâm nghiệp Di Linh .........................42
Hình 4.2 - 4 : Lúa nước của đồng bào DTTS ở thôn Lăng Kú- xã Gung Ré- Di Linh
.......................................................................................................................................47

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 3.1 - 1 : Một số chỉ tiêu kinh tế huyện Di Linh, 1996-2005 ...............................11
Bảng 3.1 - 2 : Phát triển dân số huyện Di Linh, 2000-2005.........................................12
Bảng 3.1 - 3 : Diện tích và trữ lượng các loại rừng –huyện Di Linh ............................14
Bảng 3.1 - 4 : Hiện trạng quy hoạch và sử dụng đất Lâm nghiệp phân theo mục đích sử
dụng của 3 loại rừng (đến tháng 6/2008).......................................................................15
Bảng 3.1 - 5 : Hiện trạng sử dụng đất phân theo chủ quản quản lý sử dụng.................16
Bảng 3.1 - 6 : Các doanh nghiệp hoạt động ngành Lâm nghiệp ...................................17
Bảng 3.1 - 7 : Danh sách các doanh nghiệp hiện đang thuê đất thực hiện dự án đầu tư
trên địa bàn huyện Di Linh-Tỉnh Lâm Đồng.................................................................17
Bảng 4.1 - 1 : Tình hình giao khoán QLBVR theo dự án 661 tại huyện Di Linh........28
Bảng 4.1 - 2 : Tình hình giao khoán theo Nghị định 178 tại Di Linh-Lâm Đồng........30
Bảng 4.1 - 3: Thống kê giao khoán QLBVR theo 304 tại Huyện Di Linh ...................32
Bảng 4.1 - 4 : Giao khoán theo chương trình 135 tại Di Linh-Lâm Đồng....................34
Bảng 4.2 - 1 : Hoạt động sản xuất và kinh doanh cũa Lâm trường trước và sau chuyển
đổi ..................................................................................................................................39
Bảng 4.2 - 2 : Thuyết minh định hướng giao và thuê đất rừng của Công ty Lâm nghiệp
Di Linh giai đoạn 2008-2015 ........................................................................................43

viii


Chương 1

MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Rừng là tài sản quý giá của quốc gia. Ngay từ những ngày mới dành được độc lập,
Đảng và nhà nước đã ban hành nhiều chương trình hành động nhằm bảo vệ, phát triển
nguồn tài nguyên này. Tuy nhiên cho tới nay, chúng ta lại đang phải đối mặt với nguy
cơ suy thoái và mất rừng. Nguyên nhân của sự suy thoái này một phần là do chiến
tranh, còn lại là do các hoạt động quản lý, sản xuất không hiệu quả cộng thêm áp lực
của sự gia tăng dân số và tình trạng đói nghèo của cộng đồng dân cư trên đất dốc.
Thêm một thực tế nữa, đó là công tác quản lý tài nguyên rừng còn nhiều yếu kém, thực
trạng ngành Lâm nghiệp vẫn còn nhiều vấn đề chưa giải quyết được như vấn đề về
kinh phí, trang bị vật chất, khoa học kỹ thuật cho các hoạt động lâm nghiệp, quy hoạch
sử dụng đất chưa ổn định, cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp ở các cấp còn thiếu
và chưa phân định cụ thể chức năng. Chính sách nhà nước còn thiếu đồng bộ, chưa tạo
động lực mạnh thu hút người dân và cộng đồng địa phương tham gia quản lý, bảo vệ
và phát triển rừng. Bên cạnh đó, các lâm trường quốc doanh được nhà nước giao phần
lớn diện tích rừng và đất Lâm nghiệp chưa có kế hoạch quản lý và sử dụng hiệu quả,
nhiều lâm trường thiếu vốn sản xuất, thiếu việc làm, thu nhập thấp, làm giảm động lực
phát triển ngành lâm nghiệp (tổng hợp).
Quản lý tài nguyên rừng không còn là vấn đề mới mẻ nhưng nó là một trong những
nhiệm vụ cấp bách của nước ta trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện
nay. Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020 đã nêu rõ mục
tiêu phát triển lâm nghiệp đến năm 2020 là thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử
dụng bền vững 16,24 triệu ha đất quy hoạch cho lâm nghiệp; nâng tỷ lệ đất có rừng lên
42 - 43% vào năm 2010 và 47% vào năm 2020; đảm bảo có sự tham gia rộng rãi của
các thành phần kinh tế và tổ chức xã hội vào phát triển lâm nghiệp nhằm đóng góp
ngày càng tăng vào phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa
1


dạng sinh học và cung cấp các dịch vụ môi trường, góp phần xóa đói giảm nghèo,

nâng cao mức sống cho người dân nông thôn, miền núi và giữ vững an ninh quốc
phòng.
Để đáp ứng được những mục tiêu trên, đòi hỏi chúng ta phải có những thay đổi và
hành động cụ thể. Phát triển lâm nghiệp phải đồng bộ từ quản lý. Trong nhiều năm
qua, nhiều chương trình và chính sách quốc gia đã được thực hiện nhằm thực hiện
quản lý rừng bền vững. Trong đó việc đẩy nhanh công tác xã hội hóa nghề rừng, thu
hút được cao độ sự tham gia của người dân vào các hoạt động lâm nghiệp, “Bảo đảm
cho người làm rừng sống được bằng nghề rừng” là đường lối, chủ trương , chính sách
phát triển lâm nghiệp mà Đảng đã đề ra ít nhất là gần 25 năm nay ( kể từ Chỉ thị số 29CT/TW ngày 12/11/1983 của Ban Bí thư TW Đảng Khoá V).
Thực hiện chủ trương đó của Đảng, chính phủ đã ban hành nhiều Công văn, Nghị
định, Nghị quyết, Quyết định liên quan đến việc trao quyền nhiều hơn cho người dân
trong việc quản lý và bảo vệ rừng như Quyết định 202/TTg ngày 02/05/1994 về giao
khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng, Nghị định 163 NĐ-CP ngày 16/11/1999
về giao, cho thuê rừng và đất rừng. Quyết định 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001
của thủ tướng chính phủ về quyền lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao,
thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp…Đây chính là cơ sở cho sự phân cấp trong
quản lý tài nguyên rừng cũng như việc chia sẻ lợi nhuận, trách nhiệm trong bảo vệ
rừng và đất rừng tại Việt Nam.
Trong quá trình phát triển đất nước, hệ thống phân cấp quản lý tài nguyên rừng
Việt Nam cũng có những sự thay đổi nhất định theo cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà
nước. Trong hệ thống đó có lâm trường Quốc doanh, là một trong những đơn vị có
chức năng và nhiệm vụ rất quan trọng về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng; vai trò và
trách nhiệm của lâm trường Quốc doanh cũng có sự thay đổi theo từng thời kỳ của
chiến lược phát triển ngành lâm nghiệp.Thực hiện theo quyết định 187/QĐ-TTg của
Thủ Tướng Chính phủ ban hành ngày 16/9/1999, các Lâm trường Quốc doanh đã có
sự thay đổi về cơ chế và tổ chức quản lý. Do đó cũng dẫn đến sự thay đổi trong cơ chế
phân quyền quản lý tài nguyên rừng ở nước ta. Nhìn chung, hệ thống có xu hướng
chuyển giao quyền quản lý bảo vệ và hưởng dụng tài nguyên rừng, đất rừng đến các

2



chủ thể địa phương. Điều này được thực hiện ở những mức độ khác nhau và đem lại
những kết quả khác nhau tuỳ từng thời điểm và địa phương cụ thể.
Từ những vấn đề trên, chúng tôi thực hiện nghiên cứu: “Tìm hiểu về sự phân quyền
trong quản lý, sử dụng tài nguyên rừng tại địa bàn huyện Di Linh - Tỉnh Lâm Đồng”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
9 Tìm hiểu cơ chế phân cấp trong quản lý, sử dụng rừng và đất rừng tại địa phương.
9 Tìm hiểu sự ảnh hưởng của cơ chế phân cấp đến tình hình quản lý và hưởng
dụng tài nguyên rừng tại địa phương.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
9 Cơ cấu quản lý Nhà nước về Lâm Nghiệp.
9 Lâm trường quốc doanh
9 Cộng đồng dân cư khu vực sống gần rừng.

3


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Sự phân quyền
Sự phân cấp hay phân quyền (cách dùng thuật ngữ này được sử dụng trong từng
trường hợp cụ thể) có thể được định nghĩa là việc chuyển giao trách nhiệm quy hoạch,
quản lý, phát triển và phân chia tài nguyên từ chính quyền Trung ương và các cơ quan
cấp trung ương xuống các đơn vị, tổ chức cấp thấp hơn ( Rodinelli và Nellis, 1986: 5
dẫn trong Ostrom, Schoeder, và Wyne, 1993: 165)
Thuật ngữ phân quyền bao hàm một số khía cạnh.Có ít nhất ba khía cạnh được đề
cập tới trong phân quyền, đó là (1) chính trị (dân chủ hoá, xã hội dân sự), (2) địa lý và
quản lý (phi tập trung, uỷ quyền, uỷ thác), (3) kinh tế (tư nhân hoá). Phân quyền thật
sự cần thiết phải có sự chuyển giao phù hợp của ba khía cạnh trên đến chính quyền địa

phương.
FAO (2002) định nghĩa “ Phân quyền là sự chuyển giao một phần quyền lực của
chính quyền trung ương đến các chính quyền cơ sở”. Vì thế phải có hai điều kiện tất
yếu trong quá trình phân quyền: (1) sự tồn tại của sự “tự quyết định” và ( 2) sự chuyển
giao quyền lực tới chính quyền địa phương. Nó được giải thích: thứ nhất, các đơn vị
của chính quyền địa phương phải được quyền tự quyết trong một phạm vi nào đó theo
luật định, độc lập tương đối và phải được coi là những cấp riêng biệt mà chính quyền
trung ương ít hoặc không có ảnh hưởng trực tiếp. Thứ hai, chính quyền địa phương
nhận thức rõ ràng và công nhận tính hợp pháp địa giới mà trong đó họ thực thi quyền
lực và thực hiện các chức năng công cộng. Thứ ba, chính quyền địa phương có tính
chất đoàn thể và sức mạnh để phục vụ và thực thi các chức năng của mình. Thứ tư, sự
uỷ thác chỉ tới sự cần thiết “Phát triển chính quyền địa phương như một đơn vị thể
chế” với ý nghĩa chính quyền địa phương được người dân coi như các tổ chức cung
cấp dịch vụ toàn diện nhằm thoả mãn nhu cầu của họ và như các đơn vị chính quyền
mà họ có ảnh hưởng nhất định ( FAO, 2002).
4


2.2. Sự phân quyền và xã hội hóa nghề rừng tại Việt Nam
Các chính sách của nhà nước về đất đai sẽ xác định quyền tiếp cận với đất đai và
an ninh hưởng dụng tài nguyên rừng và đất rừng của người dân. Đây là một trong
những nhân tố chiến lược quyết định sinh kế của cộng đồng dân cư khu vực sống gần
rừng. Hiện nay diện tích rừng Việt Nam đang bị suy giảm nghiêm trọng, theo thống
kê, từ năm 1943 đến 1995, bình quân 1 năm giảm 0,79 % diện tích rừng tự nhiên, tỷ lệ
này còn cao hơn (2,2 %) vào giai đoạn 1980-1985. Cũng có nghiên cứu cho rằng
những khu vực nào mất rừng nhiều thường đi kèm với những vấn đề phức tạp của mối
quan hệ người dân - tài nguyên rừng. Thực tế, có nhiều nguyên nhân gây mất rừng,
nhưng giải quyết vấn đề trên cũng là một trong những khả năng đem lại sự đảm bảo tài
nguyên rừng và sự phát triển lâm nghiệp bền vững.
Trong thời kỳ bao cấp, chính sách quản lý của nhà nước trong Lâm nghiệp là tất cả

đất đai đều thuộc về Nhà nước; việc giao đất và quyền tiếp cận với tài nguyên rừng
cho ai là phụ thuộc vào nhà nước. Qua nhiều thời kỳ đổi mới, hệ thống quản lý nhà
nước về Lâm nghiệp cũng đã có sự thay đổi. Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách,
chương trình hành động cho ngành Lâm nghiệp. Trong đó phải kể đến Luật bảo vệ và
Phát triển rừng (năm 1991) và Luật Đất đai (năm 1993), là những bộ Luật quan trọng
quy định về quyền và trách nhiệm của các cấp, ngành, các tổ chức, cá nhân về quản lý,
bảo vệ, sử dụng và phát tài nguyên rừng của nước ta. Bên cạnh đó là các quyết định,
nghị định như 163 NĐ-CP (02/CP cũ) quy định về việc giao, cho thuê đất lâm nghiệp
đối với các tổ chức địa phương, hộ gia đình, cá nhân hay Nghị định 01/CP về việc giao
đất trong các Nông, Lâm trường Quốc doanh cho các tổ chức, cá nhân… Đây là sự
đánh dấu cho quá trình phân cấp quản lý tài nguyên thiên nhiên.
Mục đích của sự phân quyền đó chính là: phài đảm bảo, tạo điều kiện cho các chủ
thể có cơ hội ngang nhau tham gia vào các hoạt động giao đất, giao rừng và hưởng thụ
lợi ích chính đáng từ sự tham gia của họ; sự phân quyền đảm bảo cho có nhiều thành
phần kinh tế tham gia chứ không phải tư nhân hoá ngành lâm nghiệp. Tiếp theo đó là
xuất phát từ lợi ích mà mỗi chủ thề tự nhận biết quyết định tham gia của mình, từ các
hoạt động cụ thề của họ sẽ góp phần cải thiện kinh tế, xoá đói giàm nghèo đồng thời
đầy nhanh tăng trưởng ngành lâm nghiệp và đáp ứng mục tiêu bảo vệ môi trường. Sự
phân quyền trong quản lý, sử dụng tài nguyên rừng cũng chính là cơ sở cho “xã hội
5


hóa nghề rừng” một mục tiêu lớn của chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam
trong thời kỳ mới.
Xã hội hóa nghề rừng từ hai thập kỷ gần đây khi lâm nghiệp xã hội được hình
thành và thừa nhận như là một loại hình lâm nghiệp có sự tham gia của người dân.
Giao đất giao rừng cho các hộ nông dân, chính sách cho thuê đất lâm nghiệp đối với
các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, cổ phần hóa doanh nghiệp lâm nghiệp Nhà
nước là những dấu hiệu rõ ràng của trình xã hội hóa nghề rừng.
Xã hội hóa nghề rừng ở Việt Nam được hiểu là sự tham gia rộng rãi của các chủ

thể trong xã hội như hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng và các tổ chức vào thực hiện các
hoạt động gây trồng rừng, bảo vệ rừng, khai thác, chế biến lâm sản và các dịch vụ môi
trường, mang lại lợi ích thiết thực cho các chủ thể tham gia, mà trước đó các hoạt động
này do các cơ quan Nhà nước, các thành phần kinh tế Nhà nước và tập thể quản lý và
thực hiện là chủ yếu.
Tóm lại: Sự phân quyền trong quản lý tài nguyên thiên nhiên hay xã hội hóa nghề
rừng trên thực tế vẫn còn nhiều tồn tại đặc biệt là sự đón nhận khác nhau của cộng
đồng ở các khu vực khác nhau; tuy nhiên nó cũng đem lại những hiệu quả nhất định.
Đặc biệt, khi người dân địa phương, những người trực tiếp gánh chịu những tác động
từ khai thác tài nguyên thiên nhiên, có cơ hội tham gia vào việc ra quyết định liên quan
đến quản lý tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn mình, họ chắc chắn sẽ quan tâm đến
mục tiêu sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên (Trần Đức Viên và các
cộng sự, 2001a).
2.3. Một số chính sách, chương trình liên quan đến phân quyền quản lý tài
nguyên rừng
9 Chỉ thị 29/CT-TW ngày 12/11/1983 về đẩy mạnh giao đất, giao rừng, xây dựng
và tổ chức kinh doanh theo hướng Nông - Lâm kết hợp.
9 Quyết định 184 ngày 6/11/1992 của Hội đồng Bộ trưởng về đẩy mạnh giao đất
cho tập thể, cá nhân trồng rừng.
9 Nghị định 02/CP ngày 15/1/1994 của Thủ tướng Chính phủ về giao đất lâm
nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích
lâm nghiệp.
6


9 Quyết định 202 QĐ-TTg ngày 02/05/1994 của Thủ tướng Chính phủ ban hành
quy định về khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng và trồng rừng. Đối tượng
nhận khoán bao gồm: hộ gia đình, cá nhân, các cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ
trang, các trường học, tổ chức xã hội, các tổ chức kinh tế. Những hộ đồng bào dân tộc
còn du canh, du cư, những người đang sinh sống tại chỗ, những người từ nơi khác đến

lập nghiệp lâu dài được ưu tiên nhận khoán.
9 Nghị định 01/CP ngày 4/1/1995 của Thủ tướng chính phủ, quy định về việc
giao đất của các Nông , Lâm trường quốc doanh cho các tổ chức,cá nhân.
9 Quyết định 245/1998/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ về thực hiện trách
nhiệm quản lý nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp.
9 Chương trình 327/CT được thành lập theo nghị định 327/CT của Hội đồng Bộ
trưởng ban hành tháng 9/1992 khuyến khích việc trồng và bảo vệ rừng, cải thiện điều
kiện sử dụng đất nâng cao mức sống của người dân sống dựa vào rừng và hỗ trợ
chương trình định cư.
9 Chương trình 661 trồng mới 5 triệu ha rừng theo quyết định 08/1997/QH10 và
661 QĐ-TTg ban hành tháng 12/1997 và tháng 7/1998.
9 Chỉ thị số 18/1999/CT-TTg ngày 1/7/1999 của Thủ tướng chính phủ về một số
biện pháp đẩy mạnh việc hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Nông
nghiệp, lâm nghiệp, đất ở nông thôn năm 2000.
9 Quyết định 187 ngày 16/9/1999 của Thủ tướng chính phủ về đổi mới cơ chế và
tổ chức của lâm trường Quốc doanh.
9 Nghị định 163 NĐ-CP 16/11/1999 về việc giao và cho thuê đất đối với các tổ chức
địa phương, hộ gia đình, cá nhân sử dụng vào mục đích lâm nghiệp trong thời gian dài.
9 Quyết định 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của Thủ tướng chính phủ về
quyền lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, thuê đất lâm nghiệp.
9 Nghị định số 200/2004/NĐ-CP về sắp xếp đổi mới và phát triển Lâm trường
quốc doanh.

7


Chương 3
ĐỊA ĐIỂM - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Địa điểm nghiên cứu:

3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Khoảng thập niên 1890, toàn quyền Pháp Paul Doumer thành lập tỉnh Đồng Nai
Thượng, Di Linh là trung tâm của tỉnh lỵ. Đến năm 1909 tỉnh Đồng Nai Thượng
nhập vào tỉnh Bình Thuận, sau 11 năm (1920) tỉnh Đồng Nai Thượng được tách ra
lúc này có 3 quận (Di Linh, Blao, Dran) tỉnh lỵ cũng đóng tại Di Linh. Năm 1950,
Ủy ban kháng chiến liên khu đã sát nhập 2 tỉnh Lâm Viên và Đồng Nai Thượng lấy
tên là tỉnh Lâm Đồng. Năm 1958, chính quyền Ngô Đình Diệm thành lập tỉnh Lâm
Đồng gồm 2 quận Di Linh và Blao. Sau giải phóng (1976), tỉnh Lâm Đồng được
thành lập, hiện nay toàn tỉnh có 12 đơn vị hành chánh cấp huyện, trong đó Di Linh
có diện tích tự nhiên lớn nhất so với các đơn vị cấp huyện khác trong tỉnh.
Huyện Di Linh nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Lâm Đồng, thuộc cao nguyên
Di Linh, phía Bắc Giáp tỉnh Đắc Nông và huyện Lâm Hà; phía Nam giáp tỉnh Bình
Thuận; phía Đông giáp huyện Lâm Hà và huyện Đức Trọng; phía Tây giáp huyện
Bảo Lâm Huyện có tổng diện tích tự nhiên 161.464ha (chiếm 16,7% diện tích tỉnh
Lâm Đồng), dân số năm 2004: 154.000 người ( chiếm 13,4% dân số tỉnh Lâm
Đồng). Hiện nay, Huyện có 17 xã và 1 thị trấn, trung tâm Huyện cách thành phố
Đà Lạt khoảng 80km. Di Linh nằm trên quốc lộc 20 (Đông Nam Bộ đi Đà Lạt) và
quốc lộ 28 (Nam Trung Bộ đi Đắc Nông và Tây Nguyên), do đó Di Linh có vị trí
khá thuận lợi trong trong giao lưu kinh tế với các huyện trong tỉnh và các vùng Tây
Nguyên, Trung Bộ, Đông Nam Bộ và đặc biệt là vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam.
8


3.1.1.2. Khí hậu, thủy văn
ƒ Khí hậu: Di Linh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với các đặc
điểm như sau: khí hậu ôn hòa, nhiệt độ trung bình khoảng 21-220C, số giờ nắng
khoảng 1.800-2.200 giờ, độ ẩm: 80-85%, hầu như không có bão và sương muối.
Mùa mưa từ tháng 4-tháng 11, mùa khô từ tháng 12-tháng 3 năm sau, lượng mưa

trung bình hàng năm 2.500-3.000mm. Khí hậu rất thuận lợi cho sản xuất nông
nghiệp, đặc biệt là cây công nghiệp dài ngày như cà phê, chè...
ƒ Thủy văn:
9 Tài nguyên nước mặt: mật độ sông suối khá dày (0,1-1,2km/km2), hệ thống
sông suối có độ dốc lớn, lòng sông hẹp và nhiều ghềnh thác. Di Linh có các hệ
thống sông chính: Da Dâng, Đại Nga và các nhánh sông thuộc hệ thống Sông
Lũy.
9 Tài nguyên nước ngầm:. Di Linh tương đối thuận lợi trong khai thác nước
ngầm. Nước có độ khoáng hoá thấp (0,03-0,1g/l) và trung tính (pH=6,5-7,5),
không độc hại cho cây trồng và sinh hoạt
3.1.1.3. Địa hình, thổ nhưỡng:
ƒ Địa hình:
9 Huyện Di Linh ở phía Nam của cao nguyên Di Linh, thuộc bậc thềm thứ 2
(Tỉnh Lâm Đồng có 3 bậc thềm), độ cao từ 800-1.200m. Địa hình có xu hướng
thấp dần từ Bắc xuống Nam, phía Bắc tương đối bằng phẳng, phía Nam địa hình
chia cắt mạnh tạo thành các thung lũng hẹp.Có thể chia địa hình trên địa bàn
huyện Di Linh thành 3 dạng địa hình chính: núi cao, đồi thấp và thung lũng.
9 Độ dốc khá lớn (tổng diện tích có độ dốc trên 150 chiếm đến 86,4% Diện
tích tự nhiên của Huyện) và địa hình chia cắt nên ngoại trừ số ít diện tích đất
bằng thích hợp với trồng cây hàng năm, hầu hết diện tích thích hợp với cây lâu
năm. Vì vậy, tập trung phát triển cây lâu năm có giá trị kinh tế cao, hạn chế rửa
trôi và xói mòn đất là hướng chủ yếu trong chiến lược sử dụng đất nông nghiệp
của Huyện.

9


ƒ Thổ Nhưỡng:
(1) Nhóm đất phù sa (Fluvisols): hầu hết đất phù sa chua gley đều có thành
phần cơ giới từ sét pha thịt đến sét. Một số nơi có thành phần cơ giới nhẹ hơn,

thích hợp với trồng cây hoa màu, cây ăn quả, lúa.
(2) Nhóm đất Gley (Gleysols): nhìn chung đất gley phân bố ở địa hình thấp
trũng, đất có độ phì cao hơn đất phù sa. Cùng với đất phù sa, đất gley là một
trong những nhóm đất trồng lúa chính của huyện Di Linh. Nên khai thác triệt để
và sử dụng hợp lý, cùng với thâm canh tăng vụ, nâng cao về độ phì, tăng năng
suất, đáp ứng nhu cầu lương thực của Huyện.
(3). Nhóm đất đỏ (Ferrasols): đất đỏ rất thích hợp với việc trồng cà phê, chè,
cây ăn quả, dâu tằm…. Đặc biệt thích hợp với trồng cà phê cho năng suất và chất
lượng cao, cần chú ý khai thác hợp lý nguồn tài nguyên này.
(4). Nhóm đất đen (Luvisols): đất có khả năng trồng các loại cây ăn quả, hoa
màu, một số nơi có nước tưới có thể trồng được lúa.
(5). Nhóm đất mới biến đổi (Cambisols): đất mới biến đổi thường có khả năng
trồng rừng mang lại hiệu quả cao, một số nơi thấp có thể trồng hoa màu, làm nương
rẫy…
3.1.2. Tình hình dân sinh kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Phát triển kinh tế
Nền kinh tế của huyện Di Linh vẫn còn phụ thuộc rất nhiều vào nông nghiệp
(tỷ trọng nông nghiệp 69-70% GDP), tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện phụ
thuộc vào giá cả nông sản, đặt biệt là giá cà phê. (Xem bảng 3.1-1)
Nguồn: Phòng thống kê, Phòng TC-KH huyện Di Linh,2005.
Ngành công nghiệp- xây dựng và Dịch vụ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu kinh
tế của Huyện (ngành CN-TTCN và XD chiếm 9,9%, dịch vụ chiếm 20,7%).
Nông - Lâm nghiệp là ngành chính, hiện thu hút khoảng 85-90% lao động xã
hội, đóng góp 69,4% trong tổng GDP toàn Huyện. Trong đó: nông nghiệp chiếm
88,5%, lâm nghiệp chỉ chiếm 1,5%.

10


Bảng 3.1 - 1 : Một số chỉ tiêu kinh tế huyện Di Linh, 1996-2005

Tăng
TT

Hạng mục

BQ

Đơn vị

Năm

Năm

Năm

ƯTH

(%)

tính

1996

2000

2004

2005

96-


200

2000

0-05

Giá trị SX

Triệu đ

346.535

946.415

1.145.752

1.285.230

28,6

6,3

Nông nghiệp

Triệu đ

272.254

804.434


948.057

1.051.000

31,1

5,5

Công nghiệp-XD

Triệu đ

36.996

56.746

100.602

121.212

11,3

16,4

Dịch vụ

Triệu đ

37.285


85.235

97.093

113.018

23,0

5,8

2

GDP (giá 1994)

Triệu đ

214.852

425.514

602.900

676.000

18,6

9,7

3


Cơ cấu GDP

%

100,0

100,0

100,0

100,0

Nông nghiệp

%

84,9

83,3

70,6

69,4

Công nghiệp-XD

%

4,3


7,5

9,4

9,9

Dịch vụ

%

10,8

9,2

20,0

20,7

GDP/người

1000 đ

1.184

2.050

3.996

4.416


14,7

16,6

1

4

Nguồn: Phòng thống kê, Phòng TC-KH huyện Di Linh,2005.
Ngành trồng trọt chiếm khoảng 88% trong cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển
chủ yếu theo hướng mở rộng diện tích, chuyên canh, thâm canh và từng bước đa
dạng hóa cây trồng.
3.1.2.2. Dân số - Lao động
Giai đoạn 1990 - 2000 dân số của Huyện tăng khá nhanh, tốc độ tăng bình quân
5,78%/năm. Trong thời điểm này do giá cà phê tăng cao nên xuất hiện luồng di dân
tự do từ các tỉnh miền Bắc, miền Trung và Đông nam bộ đến định cư và sản xuất
cà phê. Dân số tăng nhanh nhất trong giai đoạn 1995-2000, bình quân mỗi năm
tăng khoảng 7.000-8.000 người.
Giai đoạn 2001-2005, dân số dần đi vào ổn định, tỷ lệ tăng dân số khoảng
2,6%/năm. Mật độ dân số 95 người/km2 thấp hơn nhiều so với mật độ dân số toàn
Tỉnh (117người/km2).

11


Bảng 3.1 - 2 : Phát triển dân số huyện Di Linh, 2000-2005
Đơn vị tính: người
Đơn


T Hạng

vị

T mục

tính

Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

2000

2001

2002

2003

2004


2005

1

Dân số

2

Tỷ lệ tăng %

6,48

2,87

2,8

2,54

2,50

2,60

%

2,12

2,07

1,99


1,98

1,95

1,90

tự %

4,36

0,80

0,71

0,56

0,55

0,70

người 69.339

71.449

73.207

75.036

77.106


80.517

người 68.053

71.181

72.961

74.791

76.894

77.483

người 137.392 142.630 146.168 149.827 154.000 158.000

dân số
Tăng
3

nhiên

Nguồn: phòng Thống kê huyện Di Linh.2005.
ƒ Lao động
9 Cơ cấu lao động huyện mất cân đối, lao động nông nghiệp hiện chiếm tỷ lệ
rất cao (86,1%); công nghiệp và xây dựng chiếm 1,6%; thương mại dịch vụ
chiếm 8,2%.
9 Việc thu hút lao động nông nghiệp vào công nghiệp và các lĩnh vực y tế,
giáo dục gặp nhiều khó khăn, vì đại đa số lao động còn hạn chế về trình độ khoa
học kỹ thuật. Vì vậy cần phải sớm quan tâm đến công tác phát triển giáo dục phổ

thông, tạo nguồn cho đào tạo lực lượng lao động kỹ thuật.
ƒ

Hiện trạng thu nhập và đói nghèo:

Qua 5 năm (2000-2005) thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo tình
trạng đói nghèo đã giảm từ 11,5% (năm 2001) còn 8% (năm 2005), thu nhập
bình quân đầu người có xu thế tăng từ 2.050 đồng (2000) lên 4.416 đồng (năm
2005), nguồn thu nhập từ nông nghiệp chiếm 75-80%. Đến nay đã xoá được tình
trạng đói triền miên ở các vùng dân tộc.

12


Hình 3.1 - 1 : Tỷ lệ hộ nghèotại địa phương
tỷ lệ hộ nghèo tại địa phương
30.000
Phần trăm (%)

25.000
20.000

Phần
trăm hộ
nghèo

15.000
10.000
5.000
0.000

2005

2006

2007

2008

Năm

Nguồn: báo cáo của phòng lao động thương binh và xã hội huyện Di Linh,năm 2008
3.1.3 Tình hình quản lý tài nguyên rừng tại địa phương:
3.1.3.1 Tài nguyên rừng
Theo kết qủa thống kê năm 2000 và bổ sung đến năm 2002, huyện Di Linh có
95.196,75 ha . Trong đó rừng tự nhiên có 88.733,15 ha. Đất rừng trồng 6.463,75
ha. Độ che phủ là 58,46%. (Xem hình 3.1 – 3).
Rừng ở Di Linh không chỉ có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và bảo
vệ môi trường của địa phương mà còn có vai trò quan trọng bảo vệ nguồn nước cho
hệ thống sông Đồng Nai, Sông Luỹ...

13


Bảng 3.1 - 3 : Diện tích và trữ lượng các loại rừng –huyện Di Linh
Đ.V.Tính: D.tích:ha, trữ lượng gỗ:1.000m3, tre nứa: 1.000cây
Số

Loại rừng

Diện tích


TT

Trữ lượng

Tổng

Rừng

Rừng

Tổng

Rừng

Rừng

Cộng

PH

KT

Cộng

PH

KT

5.227


1.553

3.674

20

20

I

Rừng tự nhiên

91.657

15.867

75.790

1

Rừng gỗ

44.792

9.912

34.880

Cấp trữ lượng II


72

72

Cấp trữ lượng III

21.157

8.156

13.001

3.627

1.399

2.228

Cấp trữ lượng IV

3.116

470

2.646

326

49


278

Cấp trữ lượng V

365

7

358

11

0

10

Rừng non có trữ lượng

19.640

1.186

18.454

1.243

85

1.158


Rừng non không Tr.lượng

442

21

421

2

Rừng tre nứa

3.328

533

2.795

16.505

2.561

13.944

3

Rừng hỗ giao

43.537


5.422

38.115

1.753.233

207.044

1.546.189

Rừng gỗ+tre nứa

40.479

5.083

35.396

1.411.367

166.073

1.245.294

Rừng lá rộng+lá kim

3.058

339


2.719

341.866

40.971

300.895

Rừng trồng

5.174

497

4.677

175

3

172

Rừng gỗ trữ lượng

2.589

71

2.518


175

3

172

Rừng gỗ không trữ lượng

2.585

426

2.159

0

II

Nguồn: Kiểm kê rừng năm 1999, sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng.
3.1.3.2 Tình hình quản lý, sử dụng tài nguyên rừng
Hoạt động ngành lâm nghiệp:
ƒ Về lâm sinh: Hoàn thành kế hoạch Nhà nước giao về trồng rừng tập trung và
trồng rừng phân tán, trong 5 năm (từ 2001-2005) đã trồng được 2.229ha, giao
khoán bảo vệ rừng 30.000ha rừng, chăm sóc rừng trồng 2.656ha, tạo công ăn việc
làm cho hàng ngàn hộ đồng bào dân tộc. Tuy nhiên, nạn phá rừng làm rẫy và cháy
rừng vẫn còn, cần phải có những biện pháp kiên quyết hơn trong bảo vệ rừng.
ƒ Về khai thác: Khai thác gỗ tròn và củi giảm, từ 18.030m3 gỗ, 3.017 ster
củi(năm 2001) giảm xuống còn 14.000m3 gỗ và 3.000 ster củi


(năm 2005).

Tuynhiên khai thác lồ ô và song mây tăng, từ 96 ngàn cây lồ ô và 17 tấn song
mây(năm 2001) tăng lên 250 ngàn cây lồ ô và 25 tấn song mây (năm 2005).

14


Bảng 3.1 - 4 : Hiện trạng quy hoạch và sử dụng đất Lâm nghiệp phân theo mục
đích sử dụng của 3 loại rừng (đến tháng 6/2008)
Loại rừng và đất đai

Diện tích

quy hoạch cho Lâm nghiệp

(ha)

I.Diện tích đất Lâm nghiệp

95370

1.Đất có rừng

90998

Rừng tự nhiên

83895


Rừng trồng

7103

2.Đất chưa có rừng

4372

IA,IA,IC

2524

Đất trồng lại rừng sau khai thác

208

Đất phục hồi rừng và NLKH

765

Đất khác

875

II.Mục đích sử dụng rừng

95370

1.Rừng phòng hộ


13600

a) Đất có rừng

12496

Rừng tự nhiên

12225

Rừng trồng

271

b) Đất chưa có rừng

1104

Đất khoanh nuôi phục hồi rừng

0

Đất để trồng rừng

1104

2. Rừng sản xuất

81770


a) Đất có rừng

78502

Rừng tự nhiên

71670

Rừng trồng

6832

b) Đất chưa có rừng

3268

Đất khoanh nuôi phục hồi rừng

0

Đất để trồng rừng

3268

III.Diện tích đất quy hoạchcho Lâm nghiệp

2570

đang sử dụng cho mục đích khác
1.Trồng cây công nghiệp


1645

2.Canh tác nông nghiệp

925

3. Mục đích khác

0

Nguồn: hạt kiểm lâm huyện Di Linh, 2008.

15


Bảng 3.1 - 5 : Hiện trạng sử dụng đất phân theo chủ quản quản lý sử dụng.
Đất

Doanh

Tổng
diện tích

nghiệp
nhà nước

BQLR

Liên


Đơn vị

phòng hộ

doanh

vũ trang

4253

18807

Có rừng

90998

54093

13845

Chưa có rừng

5410

3275

1436

Tổng


96408

57368

15281

699
4253

19506

Nguồn: số liệu của hạt kiểm lâm huyện Di Linh
Hình 3.1 - 2 : Hiên trạng sử dụng đất phân theo chủ quản quản lý sử dụng
Hiện trạng sử dụng đất Lâm nghiệp phân theo
chủ quản quản lý, sử dụng
16%

4%

20%
60%
Doanh nghiệp nhà nước
BQLR phòng hộ
Liên doanh
Đơn vị vũ trang

Hình 3.1 - 3 : Tình hình giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất tại địa phương
Tình hình giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận

quyền sử dụng đất Lâm nghiệp
80000
Diện tích (ha)

70000
60000

DT giao

50000

DT CGCN

40000
30000
20000
10000
0
DT giao
DT CGCN

DNNNN

BQLR phòng
hộ

Tổ chức
khác

Tổ chức

thuê

76689.5

15168

3373

139.5

69110

10177

56.3

Đơn vị

Nguồn: số liệu của hạt Kiểm lâm huyện Di Linh

16


×