Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

NGHIÊN CỨU QUY LUẬT SINH TRƯỞNG CỦA RỪNG CAO SU DÒNG GT1 TẠI CÔNG TY CAO SU KRÔNG BÚK, XÃ EA HỒ, HUYỆN KRÔNG NĂNG, TỈNNH ĐẮK LẮK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (919.18 KB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU QUY LUẬT SINH TRƯỞNG CỦA RỪNG CAO SU
DÒNG GT1 TẠI CÔNG TY CAO SU KRÔNG BÚK, XÃ
EA HỒ, HUYỆN KRÔNG NĂNG, TỈNNH ĐẮK LẮK

Họ và tên sinh viên: HUỲNH THANH LAM
Ngành: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG
Niên khóa: 2005 - 2009

Tháng 7/2009


NGHIÊN CỨU QUY LUẬT SINH TRƯỞNG CỦA RỪNG CAO SU
DÒNG GT1 TẠI CÔNG TY CAO SU KRÔNG BÚK, XÃ
EA HỒ, HUYỆN KRÔNG NĂNG, TỈNH ĐẮK LẮK

Tác giả

HUỲNH THANH LAM

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
quản lý tài nguyên rừng

Giáo viên hướng dẫn:
TS. Giang Văn Thắng


Tháng 7 năm 2009

i


LỜI CẢM TẠ
Xin chân thành cám ơn:
Gia đình, bố mẹ và bạn bè đã tạo điều kiện thuận lợi và động viên tôi hoàn
thành khóa luận này
Ban giám hiệu trường đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh cùng toàn thể quý
thầy cô đã truyền đạt, giãng dạy và trang bị cho tôi kiến thức trong suốt thời gian theo
học tại trường
Ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp cùng toàn thể quý thầy cô trong khoa đã tạo
điều kiện và giúp đỡ tôi hoàn thành cuốn khóa luận này
Đặc biệt, tôi xin tỏ lòng biết ơn chân thành đến thầy Giang Văn Thắng đã tận
tình chỉ dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiền đề tài
Xin chân thành cám ơn Ban quản lý Công ty Cao Su Krông Búk cùng các cô,
chú, anh, chị đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập tại Công
ty
Huỳnh Thanh Lam
TP. HCM ngày 10/ 07/2009

ii


TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Đề tài “Nghiên cứu quy luật sinh trưởng của rừng cao su dòng GT1 tại Công ty
Cao Su Krông Búk, xã Ea Hồ, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk”, được tiến hành tại
Công ty cao Su Krông Búk từ tháng 1/2009 đến tháng 6/2009.
Đề tài đã tiến hành thiết lập 27 ô tiêu chuẩn ở 9 cấp tuổi từ 5 đến 25, mỗi cấp

lập 3 ô tiêu chuẩn, mỗi ô diện tích 500 m2 và giải tích 2 cây cao su dòng GT1 ở 25
tuổi.
Kết quả thu được như sau:
- Cao su là loài sinh trưởng nhanh có khả năng thích nghi tương đối tốt với
điều kiện tự nhiên ở Công ty Cao su Krông Búk. Mật độ hiện tại cao nhất là 493
cây/ha còn mật độ thấp nhất là 467 cây/ha
- Phân bố đường kính của rừng cao su tại khu vực nghiên cứu chủ yếu là phân
bố bất đối xứng. Đỉnh đường cong lệch trái so với trung bình gồm các lâm phần tuổi
11, 13, 17, 19, 21. Đỉnh đường cong lệch phải bao gồm các lâm phần tuổi 5,10, 14. Ở
lâm phần 23 và 25 tuổi đường phân bố đường kính có dạng đối xứng và tiệm cận so
với phân bố chuẩn. Biên độ giao động về đường kính từ 7 cm – 22,7 cm. Biến động
đường bình quân từ 16,2% - 23,5%
- Phân bố chiều cao rừng cao su tại khu vực nghiên cứu chủ yếu là phân bố bất
đối xứng. Đỉnh đường cong lệch trái bao gồm các lâm phần tuổi 5, 10, 23. Đỉnh đường
cong lệch phải bao gồm các tuổi 19, 21, 25. Ở lâm phần 11, 14 và 17 tuổi đường phân
bố số chiều cao có dạng đối xứng và tiệm cận so với phân bố chuẩn. Biên độ giao
động về chiều cao từ 5,32 m – 19,27 m. Biến động về chiều cao bình quân từ 9,3% 15,7%
- Quá trình sinh trưởng đường kính của rừng cao su dòng GT1 diễn ra nhanh từ
tuổi 1 đến tuổi 7. Tăng trưởng bình quân về đường kính cao nhất là 1,5 cm/năm, trong
đó tăng trưởng thường xuyên hàng năm cao nhất là 1,7 cm ở tuổi 5, suất tăng trưởng
cao nhất ở tuổi 2 (39,2%). Tăng trưởng đường kính hàng năm giảm mạnh bắt đầu từ
tuổi 21 và tuổi 25 là chậm nhất.

iii


- Quá trình sinh trưởng chiều cao của rừng cao su dòng GT1 diễn ra nhanh từ
tuổi 1 đến tuổi 6. Tăng trưởng bình quân về chiều cao ở giai đoạn này giảm đều đặn,
cao nhất là 1,6 m/năm, thấp nhất là 1,2 m/năm. Từ tuổi 14 tăng trưởng chiều cao giảm
mạnh, mạnh nhất ở tuổi 21. Suất tăng trưởng qua các thời kỳ giảm đều và giảm mạnh

ở tuổi 8 và 9.
- Quá trình tỉa thưa tự nhiên của rừng cao su diễn ra chậm, so với mật độ trồng
ban đầu (513 cây/ha) mật độ sau khi trồng giảm từ 6,4% - 8,9% ở các tuổi.
- Quy luật tương quan giữa các nhân tố điều tra (đường kính, chiều cao, tuổi,
và lượng tăng trưởng chiều cao và đường kính…) rất chặt, hệ số tương quan cao, các
tham số của phương trình tồn tại rất có ý nghĩa. Phương trình được thiết lập có dạng:
D = 1/(0,017466+0,611/A)

Với r = 0,999

H = 1/(0,03444+0,59436/A)

Với r = 0,992

H = 1/(0,0175958+0,97158/D) Với r = 0,998
i d=1/(0,59663+0,018466*A)

Với r = 0,985

ih =1,64996 - 0,2104*ln(A)

Với r = 0,995

id = 1/(0,3551+0,07023*A)

Với r = 0,931

ih = 1,56406-0,3311*ln(A)

Với r = 0,966


ih =1/(2,3071 – 0,9677* id )

Với r = -0,969

ih = 1/(2,339-0,9793*id).

Với r = - 0,864

iv


MỤC LỤC
trang
Trang tựa ......................................................................................................i
Lời cảm ơn...................................................................................................ii
Tóm tắt........................................................................................................iii
Mục lục........................................................................................................ v
Danh sách các bảng ..................................................................................viii
Danh sách các hình.....................................................................................ix
1. MỞ ĐẦU................................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................. 2
2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ............................................................. 3
2.1 Một số khái niệm cơ bản về cây cao su................................................. 3
2.1.1 Tên họ và nguồn gốc .......................................................................... 3
2.1.2 Đặc điểm hình thái và sinh thái .......................................................... 3
2.1.3 Đặc tính công dụng............................................................................. 5
2.1.4 Phương pháp gây trồng ...................................................................... 6
2.1.5 Đặc điểm của dòng GT1..................................................................... 7

2.1.6 Khái quát phân bố và sản xuất cao su trên thế giới............................ 7
2.2 Đặc điểm điều kiện tự nhiên.................................................................. 8
2.2.1 Vị trí địa lý và mối quan hệ vùng....................................................... 8
2.2.3 Địa hình .............................................................................................. 9
2.2.4 Địa chất ............................................................................................. 9
2.2.5 Khí hậu, thời tiết................................................................................. 9
2.2.6 Thủy văn .......................................................................................... 10
2.2.7 Thổ nhưỡng ...................................................................................... 11
2.2.8 Hiện trạng sử dụng đất và tài nguyên của Công ty .......................... 11
2.3 Tổng quan về kết quả nghiên cứu cấu trúc và sinh trưởng rừng......... 12
2.3.1 Những kết quả nghiên cứu về cấu trúc rừng .................................... 12
2.3.2 Những kết quả nghiên cứu về sinh trưởng rừng............................... 13
v


3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
3.1 Đối tượng và địa điểm nghiên cứu ...................................................... 22
3.2 Nội dung nghiên cứu ........................................................................... 22
3.3 Phương pháp nghiên cứu..................................................................... 22
3.3.1 Phương pháp chung .......................................................................... 22
3.3.2. Phương pháp ngoại nghiệp.............................................................. 23
3.3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu trong các ô tiêu chuẩn.................... 23
3.3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu trên cây giải tích ............................ 23
3.3.2 Phương pháp nội nghiệp................................................................... 24
3.3.2.1 Xác định phân bố số cây theo đường kính và chiều cao ............... 24
3.3.2.2 Xác định quy luật sinh trưởng ....................................................... 25
4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............................................................. 28
4.1 Đặc điểm lâm học rừng Cao su dòng GT1.......................................... 28
4.2 Phân bố đường kính và chiều cao của rừng cao su Dòng GT1 ........... 30
4.2.1 Phân bố số cây theo đường kính....................................................... 31

4.2.2 Phân bố số cây theo chiều cao.......................................................... 35
4.3 Quy luật sinh trưởng đường kính và chiều của rừng .......................... 39
4.3.1 Quy luật tăng trưởng đường kính .................................................... 39
4.3.2 Quy luật tăng trưởng chiều cao ........................................................ 40
4.4.3 Quy luật tương quan giữa đường kính và chiều cao41
4.4.4 Quy luật tương quan giữa lượng tăng trưởng đường kính bình quân
( id ) với tuổi ............................................................................................... 42
4.4.5 Quy luật tương quan giữa lượng tăng trưởng chiều cao bình quân
( ih ) với tuổi ............................................................................................... 43
4.4.6 Quy luật tương quan giữa lượng tăng trưởng chiều cao bình quân
( ih ) với đường kính bình quân ( id ) ......................................................... 43
4.4.7 Quy luật tương quan giữa lượng tăng trưởng đường kính thường
xuyên (id) với tuổi..................................................................................... 44
4.4.8 Quy luật tương quan giữa lượng tăng trưởng chiều cao thường xuyên
(ih) và tuổi ................................................................................................. 45
vi


4.4.9 Quy luật tương quan giữa lượng tăng trưởng thường xuyên chiều cao
(ih) và đường kính thường xuyên (id) ........................................................ 45
5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................. 47
5.1 Kết luận ............................................................................................... 47
5.2 Đề nghị ............................................................................................... 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 49
MỤC LỤC ................................................................................................ 50

vii


DANH SÁCH BẢNG

trang
Bảng 4.1: Tổng hợp các chỉ tiêu điều tra bình quân của rừng cao su 5- 25
tuổi............................................................................................................ 28

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
trang
Hình 4.1: So sánh phân bố N – D thực nghiệm với phân bố chuẩn
(lý thuyết) của lâm phần cao su tuổi 5, 10, 11, 14 .................................... 32
Hình 4.2: So sánh phân bố N – D thực nghiệm với phân bố chuẩn
(lý thuyết) của lâm phần cao su tuổi 17, 19, 21, 23, 25............................ 33
Hình 4.3: So sánh phân bố N – H thực nghiệm với phân bố chuẩn
(lý thuyết) của lâm phần cao su tuổi 5, 10, 11, 14 .................................... 36
Hình 4.4: So sánh phân bố N – H thực nghiệm với phân bố chuẩn
(lý thuyết) của lâm phần cao su tuổi 17, 19, 21, 23, 25 ............................ 37
Hình 4.5: Quy luật sinh trưởng đường kính (D1,3) của dòng cao su
GT1............................................................................................................ 40
Hình 4.6: Quy luật sinh trưởng chiều cao (H) của dòng cao su GT1........ 41
Hình 4.7: Quy luật tương quan chiều cao (H) và đường kính (D1,3)......... 42
Hình 4.8: Quy luật tương quan giữa lượng tăng trưởng đường kính bình
quân với tuổi.............................................................................................. 42
Hình 4.9: Quy luật tương quan giữa lượng tăng trưởng chiều cao bình
quân với tuổi.............................................................................................. 43
Hình 4.10: Quy luật tương quan giữa lượng tăng trưởng chiều cao bình
quân ( ih ) với đường kính bình quân ( id ).................................................. 44
Hình 4.11:Quy luật tương quan giữa lượng tăng trưởng đường kính
thường xuyên (id) với tuổi ........................................................................ 44
Hình 4.12: Quy luật tương quan giữa lượng tăng trưởng chiều cao

thường xuyên (ih) và tuổi........................................................................... 45
Hình 4.13: Quy luật tương quan giữa lượng tăng trưởng thường xuyên
chiều cao (ih) và đường kính thường xuyên (id) ....................................... 46

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, nhu cầu gỗ củi và các loại lâm sản khác của con
người gia tăng dẫn đến tốc độ khai thác rừng lớn. Vì vậy nhà nước luôn coi trọng công
tác trồng rừng để phủ xanh đất trống, đồi trọc. Có thể nói việc tìm ra loại cây đáp ứng
nhu cầu kinh tế mà vẫn hoàn thành nhiệm vụ phủ xanh đất trống đồi trọc, nhanh chóng
kiến thiết lại diện tích rừng là vấn đề khó khăn. Đứng trước tình trạng đó, Đảng và
Nhà nước đã có chủ trương trồng cây cao su để đáp ứng hai nhiệm vụ nêu trên. Cây
cao su có nguồn gốc từ Amazon đã trở thành cây trồng có giá trị kinh tế cao ở nhiều
nước châu Á trong đó có Việt Nam. Đây là loài cây trồng đã được khẳng định là có
hiệu quả kinh tế cao, ổn định và góp phần cải thiện kinh tế, xã hội và môi trường. Cao
su là loài cây sinh trưởng nhanh, có khả năng thích ứng với nhiệm vụ phủ xanh đất
trống đồi trọc. Hiện nay cây cao su đang được nhìn nhận là loại cây đa mục đích để
phát triển theo hướng nông lâm kết hợp. Trong tương lai diện tích rừng cao su sẽ tăng
do nhu cầu tăng. Hiện đang có sự chuyển đổi từ cây trồng khác sang cây cao su và mở
rộng vùng trồng cao su.
Ngày nay cao su không chỉ là cây lấy mủ mà gỗ cũng được chú ý bởi đó là
nguyên liệu đang được sử dụng rộng rải vì có giá trị cao. Trong 25 năm gần đây gỗ cao
su sử dụng nhiều trong đồ gia dụng, làm giấy do có nhiều ưu điểm về đặc tính nguyên
liệu. Do đó, có nhiều nơi đã chọn giống cao su gỗ - mủ vào trồng rừng trong đó có
Công ty Cao Su Krông Búk, xã Ea Hồ, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk.
Nghiên cứu quy luật sinh trưởng của rừng cao su là việc làm cần thiết, làm cơ

sở để đánh giá khả năng sản xuất gỗ - mủ, qua đó đề xuất biện pháp chăm sóc, quản lý
rừng cao su hiệu quả hơn tại Công ty Cao Su Krông Búk.
Xuất phát từ những lý do trên đề tài “ Nghiên cứu quy luật sinh trưởng của rừng
cao su dòng GT1 tại Công ty Cao Su Krông Búk – xã Ea Hồ, huyện Krông Năng, tỉnh
1


Đắk Lắk” đã thực hiện với hi vọng kết quả đạt được làm cơ sở khoa học cho việc nuôi
dưỡng rừng cao su hợp lý và đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu đặc điểm phân bố của một số chỉ tiêu sinh trưởng cơ bản của rừng
cao su dòng GT1 trên đất nâu đỏ phát triển trên đá bazan.
- Xác định quy luật sinh trưởng của rừng cao su dòng GT1 trên đất nâu đỏ phát
triển trên đá bazan.
- Làm cơ sở để đề xuất các biện pháp chăm sóc, quản lý rừng cao su hiệu quả
hơn tại Công ty và những nơi khác có điều kiện tương tự.

2


Chương 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1 Một số khái niệm cơ bản về cây cao su
2.1.1 Tên họ và nguồn gốc
Cây cao su có tên khoa học là Hevea brasiliensis Muell. Arg thuộc chi Hevea,
họ Euphorbiaceae (Họ Thầu Dầu). Họ Euphorbiaceae gồm rất nhiều cây có mủ duới
dạng cây đại mộc, cây bụi nhỏ và cây cỏ sống ở vùng nhiệt đới và ôn đới. Trong chi
Hevea, còn có 9 loài khác: H. benthamina, H. camargoana, H. camporum,
H. guianensis, H. nitida, H. microphylla, H. pauciflora, H. rigidifolia và
H. spruceana. Mặt dù tất cả các loài Hevea đều có mủ cao su nhưng chỉ có loài Hevea

brasiliensis là loài có ý nghĩa về kính tế và được trồng rộng rãi nhất.
Cây Hevea brasiliensis được tìm thấy trong tình trạng hoang dại tại vùng Châu
thổ Amazone (Nam Mỹ) bao gồm các nước: Brazil, Bolivia, Peru, Colombia, Ecuador,
Venezuela, Guiyane thuộc Pháp… nói chung là ở khu vực có vĩ độ 5o Bắc và Nam.
Cây cao su Hevea brasilensis được đưa vào Đông Nam Á vào những năm đầu thế kỹ
19, lần đầu tiên trồng ở Java (Inđônêxia), đưa vào Việt Nam trồng từ 1897. Hiện nay
được trồng chủ yếu ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên (Đồng Nai,
Bình Dương, Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum, …).
Ở vùng Rio Tapajoz, nơi Wickham thu lượm hạt, cây Hevea brasilensis mọc rải
rác hay mọc tập trung từ 4-5 cây ở mỗi nơi, các cây này cách nhau ít nhất là 400 m với
mật độ là một cây cho 5 ha. Cây lưỡng bội (2n) có bộ nhiễm sắc thể là 2n=36.
2.1.2 Đặc điểm hình thái và sinh thái
Cây cao su ( Hevea brasiliensis Muell. Arg) là loài thân gỗ, sinh trưởng nhanh,
trong rừng cao trên 40 m, vòng thân có thể đạt 5 m và có thể sống hàng trăm năm.
Trong các đồn điền ít khi cây đạt tới 25 m do việc khai thác mủ đã làm giảm khả năng
sinh trưởng và được thanh lý sau thời gian 25 – 30 năm. Cây cao su có 3 lá chét. Hoa
nhỏ, màu vàng, đơn tính đồng chủ, khó tự thụ. Quả có 3 mảnh vỏ chứa 3 hạt, quả tự
3


khai, Hạt nâu nhẵn, nhiều chấm trắng, kích thước khoảng 2 cm, trong hạt có chứa
nhiều dầu. Hạt dể mất sức nẩy mầm. Cây có thời kỳ qua đông, lá rụng hoàn toàn sau
đó nẩy lộc phát triển bộ lá mới. Cây thay lá sớm hay muộn, từng phần hay toàn phần
phù thuộc vào đặc tính của giống và điều kiện môi trường. Trong điều kiện Việt Nam
cây rụng lá qua đông vào khoảng giữa tháng 12 đến tháng 2 năm sau, ở Tây Nguyên
và Miền Trung cây rụng lá qua đông sớm hơn. Sau đó cây ra hoa vào tháng 3, trái rụng
trong tháng 8 – 9 hàng năm Trong tự nhiên cao su thụ phấn nhờ gió và côn trùng. Tỷ
lệ đậu trái trong tự nhiên rất thấp dưới 3%. Cao su có bộ rễ phát triển, ở độ tuổi 7 – 8
rễ cọc phát triển đến 2 – 4 m. Rễ hút tập trung chủ yếu ở tầng đất từ 0 – 30 cm. Ở cây
trưởng thành bộ rễ có thể chiếm đến 15% tổng sinh khối của cây.

Gỗ cao su là loại gỗ lá rộng, mềm, khi mới cưa xẻ gỗ có màu vàng nhạt, lúc khô
biến thành màu kem nhạt, thớ thẳng, ít xoắn thớ. Gỗ giác và gỗ lõi khó phân biệt.
Vòng sinh trưởng rỏ ràng, dứt khoát, rộng từ 2 – 4 mm. Lỗ mạch khá lớn có thể nhìn
thấy bằng mắt thường, đường kính từ 385-396 μm theo chiều xuyên tâm, phân bố phân
tán, khối lượng thể tích 0,543 g/cm3.
Cây cao su phát triển tốt ở nhiệt độ trung bình 25oC – 28oC. Trong điều kiện
nhiệt độ thấp hơn, cây phát triển chậm, thời gian kiến thiết cơ bản kéo dài. Khi nhiệt
độ xuống đến 4oC – 5oC cây bắt đầu tổn hại vì lạnh, khô lá và chết chồi non, trong
trường hợp nghiêm trọng có thể cây chết hoàn toàn. Lượng mưa tối thiểu cần cho cây
sinh trưởng và phát triển bình thường khoảng 1500 mm/năm, nếu phân bố đều trong
năm thì cây phát triển tốt nhất. Cao su trưởng thành có sức chịu hạn tốt, khi cây mới
trồng khô hạn sẽ có tác hại rất lớn. Ở Tây Nguyên, do có hai mùa mưa nắng rỏ rệt nên
cây có sản lượng thấp cũng như sinh trưởng kém vào mùa khô.
Cây cao su phát triển trong điều kiện tối thiểu 1600 giờ nắng/năm. Phát triển tốt
trong điều kiện gió nhẹ 3 m/s. Nếu tốc độ lớn hơn 17 m/s cây bắt đầu gãy thân, cành,
lớn hơn 25 m/s cây sẽ gãy thân và lật gốc. Mức độ thiệt hại do gió phụ thuộc vào dòng
vô tính, kỹ thuật canh tác. Ở Trung Quốc, những vùng có gió mạnh thường được trồng
các dòng vô tính có khả năng kháng gió tốt như PR 107, RRIM 600 và Haiken 1, đồng
thời kết hợp với qui mô diện tích nhỏ (2 – 3 ha), đai chắn gió và mật độ cao hơn,
630 cây/ha (Pan, 19830).

4


Cây cao su phát triển tốt ở cao trình dưới 200 m, cao trình càng cao cây càng
chậm phát triển, thời gian kiến thiết cơ bản kéo dài hơn. Cây thích nghi tốt với đất hơi
chua, độ pH khoảng từ 4,5 – 5,5. Yêu cầu hóa tính đất cho việc trồng cao su không
khắt khe, nhưng lý tính đòi hỏi phải có: Tầng đất dày, không úng, địa hình ít dốc là tốt
nhất. Tuy nhiên, nhờ những thành công trong công tác tuyển chọn giống và các biện
pháp nông học, ngày nay đã có thể phát triển cây cao su ngoài vùng truyền thống với

cao trình 600 – 700 m và đến vĩ tuyến 29o Bắc.
Theo Chee (1976), ở cao su có trên 540 loài vi sinh vật gây hại, trong đó 24 loài
có tầm quang trọng về phương diện kinh tế. Cây cao su ở Việt Nam bị tác hại bởi một
số bệnh quan trọng như phấn trắng (Oidium Hevea), héo đen đầu lá
(Colletrichum gloesosporioides), rụng lá mùa mưa (Phytophthora botryosa và
Phytophthora palmivora), nấm hồng (Corticium salmonicolor), loét sọc miệng cạo
(Phytophthora palmivora). Đặc biệt trong những năm gần đây bệnh Corynespora
(Corynespora cassiicola) gây hại nghiêm trọng cây cao su.
2.1.3 Đặc tính công dụng
Cây cao su (Hevea brasiliensis) được nhân trồng với quy mô lớn trên thế giới
(năm 2004 đạt được 9,78 triệu ha) là nhờ vào sản phẩm đặc biệt của cây là mủ cao su,
đó là một nguyên liệu cần thiết trong nhiều ngành công nghiệp hiên nay. Ngoài ra, cây
cao su còn có các sản phẩm khác cũng có công dụng không kém như gỗ, dầu hạt…
Cây cao su có tác dụng bảo vệ môi trường sinh thái, cải thiện vấn đề kinh tế xã hội
nhất là ở các vùng trung du, miền núi, góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng tại các
vùng biên giới. Các sản phẩm chính của cao su gồm:
- Các sản phẩm kinh tế
+ Vỏ, ruột xe: từ các loại vỏ xe đơn giản như xe đạp, xe gắn máy đến các loại xe
du lịch, xe tải và cả đến vỏ ruột máy bay. Ngành kỹ nghệ này sử dụng đến 70% lượng
cao su thiên nhiên sản xuất trên thế giới.
+ Các vật thung dụng: Ống dẫn nước, giày dép, vải không thấm nước, dụng cụ gia
đình, y tế, thể dục thể thao, đồ chơi trẻ em…
+ Các gối đệm chống xốc như gối đệm cầu, gối đệm nhà chống động đất.
+ Các sản phẩm cao su xốp.

5


- Gỗ cao su
+ Mỗi cây cao su khi hết hạn kinh tế cho 0,25- 0,3 m3 gỗ, mỗi ha cho khoảng

50-60 m3 gỗ và một khối lượng củi ước lượng từ 30-40 % lượng gỗ.
+ Sự phát triển của công nghệ gỗ dán, gỗ ép, gỗ ghép, yêu cầu sử dụng với đường
kính nhỏ hơn thì trữ lượng gỗ cao su trên mỗi ha có thể sử dụng được nâng cao hơn rất
nhiều. Ngoài ra, khuynh hướng trồng cao su như một dạng cây rừng chỉ để lấy gỗ đang
được nhiều nước thử nghiệm trên thế giới.
Ngoài ra cây cao su còn có một số công dụng từ dầu hạt cao su như: Sơn và vẹc
ni, xà phòng, pha thuốt kích thích mủ cao su, dầu thục vật.
2.1.4 Phương pháp gây trồng
Có 2 phương pháp trồng cao su là bằng hạt và bằng cây giống. Dù trồng theo
phương pháp nào thì cây con đạt đến một kích thước nhất định cần được ghép bằng
mầm của dòng vô tính đã được tuyển lựa với các đặc tính sinh trưởng và sản lượng
hơn gốc ghép. Thông thường cây con được ghép khi gốc có đường kính 20 – 25 mm
với kiểu ghép nâu và đường kính 12 – 15 mm ở chiều cao 10 cm với ghép xanh.
- Trồng bằng hạt: Phương pháp này hiện nay ít được sử dụng vì đạt hiệu quả
thấp. Hạt ở những lô cao su đảm bảo thuần giống, cây từ 10 – 20 tuổi, sinh trưởng
khỏe, sản lượng cao, nhất là những cây không bị sâu bệnh, không bị cháy được thu
lượm. Chỉ dùng hạt tươi, vỏ có màu sáng bóng, nặng, loại bỏ hạt lép, bệnh, dị hình,
nên đập nhẹ làm vỏ hạt vừa nứt để chọn hạt tốt, ruột còn trắng, đầy. Trước khi gieo hạt
ngâm hạt trong nước sạch 20 giờ. Hạt cao su được trồng tại vị trí vĩnh viễn, sau đó
ghép tại chỗ.
- Trồng bằng cây giống : Cây giống được chuẩn bị trong vườn ươm, năm sau
được mang trồng trên diện tích sản xuất. Trong phương pháp trồng này, việc sản xuất
cây giống là một khâu rất quan trọng và chất lượng cây giống là một trong những yếu
tố quan trọng quyết định chất lượng cây ở vườn ươm. Có hai dạng vườn ươm:
+ Vườn ươm tum (stump): Hạt được trồng trực tiếp trên nền đất, chăm sóc và ghép
để sản xuất ra cây giống dạng tum, còn gọi là tum trần
+ Vườn ươm bầu : Cây giống được trồng trong bầu chứa đầy đất, chăm sóc và
ghép để sản xuất thành cây ghép mắt ngủ hay cây bầu ghép có tầng lá.

6



2.1.5 Đặc điểm của dòng GT1
Ngoài đặc điểm chung của của loài cao su, dòng GT1 là dòng vô tính được
tuyển chọn tại Indonesia và được trồng nhiều nơi trên thế giới từ những năm
1960 - 1980. GT1 được trồng qui mô rộng ở Việt Nam từ 1981. Ở Đông Nam Bộ, sinh
trưởng và sản lượng của GT1 từ kém đến trung bình. Trong điều kiện bất thuận của
cao trình trên 600 m hoặc ở miền Trung, GT1 sinh trưởng và sản lượng khá. Năng suất
của GT1 khởi đầu thấp, sau đó ổn định từ 1 - 1,4 tấn/ha/năm ở Đông Nam Bộ và
1,1 - 1,2 tấn/ha/năm ở Tây Nguyên cao dưới 600 m trong 20 năm khai thác đầu. GT1
khi cạo tăng trưởng trung bình, ít nhiễm bệnh loét sọc mặt cạo, nhiều bệnh nấm hồng
và rụng lá mùa mưa, tương đối dễ nhiễm bệnh lá phấn trắng, đáp ứng tốt với chất kích
thích mủ và chịu được cường độ cạo cao, ít khô mủ, kháng gió khá. GT1 không còn
được khuyến cáo ở Malaysia do hiệu quả kinh tế kém hơn nhiều giống khác nhưng vẫn
còn được khuyến cáo ở một số nước khác như: Ấn Độ, Indonesia, Côte D'Ivoire,
Cambodia. GT1 được khuyến cáo qui mô vừa ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên dưới
600 m và qui mô lớn cho vùng Tây Nguyên 600 - 700 m và miền Trung.
2.1.6 Khái quát phân bố và sản xuất cao su trên thế giới
Vào cuối thế kỷ 19, sự gia tăng nhu cầu cao su thiên nhiên trong công nghiệp
đồng thời với việc suy thoái của các đồn điền cà phê thuộc địa, người Anh đã bắt đầu
nghĩ đến trồng cây cao su thay thế. Năm 1876, Henry Wickham nhà thực vật học
người Anh đã đưa thành công hạt cao su từ Brazil sang các nước châu Á, mở đầu cho
một cuộc phát triển trồng cây cao su. Sau khi được thuần hóa, cây cao su đã được phát
triển rộng rãi ở nhiều nước châu Á và châu Phi. Trong khi đó diện tích cao su chỉ
chiếm một phần nhỏ ở châu Mỹ la – tinh vì tác dụng của bệnh cháy lá Nam Mỹ
(South American Leaf Blight). Theo số liệu thống kê năm 2004 (IRSG, 2004), tổng
diện tích cao su trên thế giới là 9,78 triệu ha với sản lượng là 7,98 triệu tấn, trong đó
châu Á chiếm 94% tổng sản lượng và 92% tổng diện tích, châu Phi 5% sản lượng và
6% diện tích. Các nước sản xuất cao su hàng đầu là Thái Lan (1,97 triệu tấn mủ,
2004), Indonesia (1,79 triệu tấn mủ), Malaysia (985 ngàn tấn mủ), Ấn Độ (707 ngàn

tấn mủ) và Trung Quốc (480 ngàn tấn mủ). Ở Việt Nam cây cao su lần đầu tiên du
nhập vào năm 1879 bởi bác sĩ Yersin. Đến năm 2003 diện tích khoảng 436.500 ha, với
tổng sản lượng khoảng 313.900 tấn, trong đó trên 80% xuất khẩu, góp phần tăng kim
7


ngạch xuất khẩu cho nền công nghiệp Việt Nam, đạt 380 triệu đô la, chiếm 1,9% tổng
giá trị xuất khẩu (thời báo kinh tế Việt Nam, 2004).
Cây cao su trên thế giới phát triển chủ yếu dưới dạng tiểu điền (70%), tại Thái
Lan, Malaysia và India khoảng 90% là do tiểu chủ quản lý ( IRSG, 2004). Việt Nam
có khoảng 70% diện tích cao su là dạng đại điền do công ty quốc doanh quản lý. Ước
chừng có khoảng 70% cao su được sử dụng trong ngành công nghiệp vỏ xe, 10% là
dùng trong dụng cụ y tế, 8% trong công nghiệp vải đi mưa, quần áo, giày dép, 7%
dùng trong công nghệ ống dẫn băng chuyền, 5% dùng trong nệm thảm.
2.2 Đặc điểm điều kiện tự nhiên
Theo số liệu thống kê của dự án Quy hoạch tổng thể Công ty Cao Su
Krông Búk thì tại khu vực Công ty có đặc điểm điều kiện tự nhiên như sau:
2.2.1 Vị trí địa lý và mối quan hệ vùng
Công ty Cao Su Krông Búk nằm về phía Đông Bắc thành phố Buôn Ma Thuột,
nằm trên địa bàn hai huyện. Một phần diện tích thuộc các xã Ea Hồ, Phú Lộc, Krông
Năng, Tam Giang, Delieya huyện Krông Năng và một phần thuộc xã Cưpơng Huyện
Krông Búk.
Tổng diện tích tự nhiên theo rà xét là 10.340 ha nằm trên địa bàn 2 huyện :
- Khu vực huyện Krông Năng: Diện tích tự nhiên : 8.350 ha
Tọa độ địa lý:
+ Kinh độ Đông :108o18’32”- 108o29’6”
+ Vĩ độ Bắc

: 12o 55’36”- 13o08’32”


- Khu vực huyện Krông Búk : Diện tích tự nhiên : 1990 ha
Tọa độ địa lý :
+ Kinh độ Đông :108o06’45”- 108o 12’18”
+ Vĩ độ Bắc

: 12o 58’24”- 13o04’02”

Phía Bắc giáp huyện Ea H’Leo
Phía Đông giáp huyện M’Drak
Phía Nam giáp huyện Eakar
Phía Tây giáphuyện Krông Buk
Trung tâm Công ty Krông Búk nằm cách thị trấn huyện Krông Năng 3 km, cách
thành phố Buôn Ma Thuật 48 km, cách quốc lộ 14 8 km.
8


2.2.3 Địa hình
Công ty cao su Krông Búk nằm trên dải đất tiếp giáp phía Nam Công ty cao su
Ea H’Leo trên thượng nguồn lưu vực các suối nhánh, sông suối chính của hai hệ thống
sông MêKông và Sông Ba đây là vùng tương đối cao của tỉnh với hai dạng địa hình
chủ yếu là dạng đồi, núi chia cắt nhiều ở vùng phía Bắc, Tây Bắc và dạng thoải gợn
sóng ở phía Nam Công ty.
+ Độ cao trung bình : 700 – 750 m
+ Độ cao nhất

: 996 m

+ Độ cao thấp nhất : 490 m
2.2.4 Địa chất
Căn cứ vào tài liệu và bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1/250000 kết hợp tham

khảo “ Atlas tài nguyên kinh tế xã hội” của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk, khu vực
Công ty cao su Krông Búk có những đặc trưng sau :
- Vùng Delieya, Tam Giang và Phú Lộc nằm trong khu vực tạo thành đá bazan
phun trào có tuổi từ Plioxen đến Pleistoxen hạ (BN2 – Q1). Các bazan đặc trưng cho
sự tạo thành đó là bazan dolerit và it bazan olivin kiềm.
- Vùng phía Bắc Phú Lộc còn thấy hệ jura hạ trung (hệ tầng bản đồ)
2.2.5 Khí hậu, thời tiết
Công ty cao su Krông Búk nằm trong hệ nhiệt đới gió mùa, với các số liệu khí
hậu như sau:
a. Nhiệt độ:
- Nhiệt độ trung bình năm : 20 – 22oC
- Nhiệt độ tối cao

: 24,8oC

- Nhiệt độ thấp

: 17 – 18oC : tháng 12, 1

Tổng nhiệt độ năm từ

: tháng 4

: 8500 – 9000oC

b. Nắng :
- Tổng số giờ nắng bình quân năm > 2600 giờ
- Tháng có số giờ nắng cao nhất là tháng 3 : gồm 300 giờ
- Tháng có giờ nắng ít nhất là tháng 6,9


: 160 giờ.

c. Lượng mưa:
- Lượng mưa bình quân năm

: 1400 – 1600 mm
9


- Tháng có lượng mưa nhiều nhất : từ tháng 6 – 9
- Tháng có lượng mưa ít nhất

: 12,1 ,2, 3

Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 – 11. Số ngày mưa trung bình từ 130 – 150 ngày /năm
d. Độ ẩm không khí:
- Độ ẩm bình quân năm

: 82 %

- Tháng có độ ẩm cao nhất

: tháng 9 – 10 : 85 %

- Tháng có độ ẩm thấp nhất

: tháng 2 – 4 : 75 %

e. Lượng bốc hơi : Lượng bốc hơi bình quân năm : 930 – 1100 mm
f. Gió:

Hướng gió chính thay đổi theo hai mùa rỏ rệt :
- Gió mùa đông :Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau từ hướng Đông với tốc độ
gió bình quân 1,1 – 4m/s
- Gió mùa hạ : Từ tháng 5 – 10, gió có thành phần tây là chủ yếu, tôc độ gió
bình quântừ 1,1 – 3m/s.
Tốc độ gió bình quân thay đổi từ 2 -4 m/s bình quân 2,5 m/s.
g. Sương mù :
Bình quân 18 ngày/ năm, không có sương muối.
2.2.6 Thủy văn
a. Nước mặt :
Đây là vùng có mật độ sông suối lớn : 1,15 km/ km2, do ảnh hưởng của địa
hình nên sông suối trong vùng có hướng chảy chủ yếu Bắc – Nam, các suối trong vùng
lòng sâu, hẹp, độ dốc vên suối và lòng suối lớn.
- Sông Krông Búk : Bắt nguồn từ phía Bắc Delieya, chiều dài chảy dọc Công ty
39 km, lưu lượng bình quân năm 4,58 m3/s, lưu lượng lũ 15 m3/s, lưu lượng kiệt 0,658
m3/s. Các suối chính đổ về sông Krông Búk, Ekay, Ea Hồ.
- Sông Krông Năng : Bắt nguồn từ Đông Nam Deliya chiều dài chảy dọc Công
ty 29,5 km, lưu lượng bình quân năm 7,38 m3/s, lưu lượng lũ 20,3 m3/s, lưu lượng kiệt
0,658 m3/s. Các suối chính trong ranh giới Công ty đổ về sông Krông Năng .
Với tiềm năng nước mặt khá lớn thuận lợi cho việc phát triển sản xuất cây cao su
b. Nước ngầm :

10


Căn cứ vào tài liệu địa chất thủy văn kết hợp khảo sát thực địa,Công ty Cao Su
Krông Búk nằm chủ yếu trong vùng thuộc tầng chứa nước trong đá basalt cổ nứt nẻ
BN2 – Q1, chiều dày đới chứa nước trung bình từ 50 – 240 m.
Mực nước ngầm về mùa khô ở khu vực đỉnh và sườn đồi 30 – 50 m, khu vực
gần sông suối là 20 – 30m.

Nguồn nước ngầm trong vùng được đánh giá từ kém phong phú đến phong phú.
2.2.7 Thổ nhưỡng
Trong vùng gồm những loại đất sau:
- Đất nâu đỏ phát triển trên đá mẹ bazan : Đất được hình thành trên sản phẩm
phong hóa của đá bazan. Tầng mặt có màu nâu, nâu đỏ thẩm do tích tụ nhiều chất hứu
cơ. Tầng dưới có màu nâu đỏ, tầng đất dày. Đây là loại đất thoát nước và giữ ẩm tốt
hàm lượng các chất dinh dưỡng từ trung bình dến cao, thích hợp để trồng cao su.
- Đất nâu vàng phát triển ttrên trên đá bazan có hàm lượng các chất dinh
dưỡng đạt, có thể phát triển cao su ở nơi độ dốc và tầng đất cho phép.
- Đất vàng đỏ phát triển trên đá Granit:
- Đất đen thẩm trên sản phẩm bồi tụ của đa bazan.
- Đất đen thẩm trên sản phẩm bồi tụ của đá bazan.
- Đất dốc tu.
Vì vậy cần có những biện pháp lâm sinh thích hợp sẻ góp phần vào hạn chế tác
dụng xấu do điều kiện tự nhiên gây ra.
2.2.8 Hiện trạng sử dụng đất và tài nguyên của Công ty
+ Tổng diện tích rừng cao su là 2619,45 ha trong đó diện tích trồng các năm như
sau:
Năm trồng

Diện tích (ha)

Năm trồng

Diện tích (ha)

1984

25


1992

19,44

1985

299,5

1995

41,9

1986

387,27

1996

440,71

1987

233,2

1997

201,92

1988


90,3

1998

119,66

1989

165

1999

214,27

1990

284,23

2004

116

11


+ Diện tích trồng dòng GT1 chiếm 1752, 38 ha.
+ Diện tích rừng cao su kinh doanh (được lấy mủ) 1900 ha.
Tóm lai: Cây cao su xuất thân từ loài thân gỗ sống trong rừng, có thể cao 40 m,
vòng thân có thể đạt đến 5 m và sống hàng trăm năm. Mục tiêu thuần hóa cây cao su
ban đầu ở nhiều nước châu Á, châu Phi là nhằm thu hoach mủ. Những năm gần đây

người ta đã quan tâm đến cây cao su như là cây cho gỗ và kiến thiết lại diện tích rừng.
Vì vậy nghiên cứu quy luật sinh trưởng có ý nghĩa thực tiễn trong kinh tế và bảo vệ
môi trường.
Nhìn chung điều kiện tự nhiên của Công ty Cao Su Krông Búk có nhiều thuận
lợi cho việc phát triển rừng cao su. Sinh trưởng của cây cao su ở đây bị chi phối và
chịu ảnh hương của sự chăm sóc của con người. Diện tích cao su của Công ty không
lớn lắm và tập trung chủ yếu là dòng GT1. Việc nghiên cứu quy luật sinh trưởng dòng
GT1 trên đất nâu đỏ phát triển trên đá bazan có thể thực hiên được tại Công ty.
2.3 Tổng quan về kết quả nghiên cứu cấu trúc và sinh trưởng rừng
2.3.1 Những kết quả nghiên cứu về cấu trúc rừng
Theo trích dẫn của Đồng Sĩ Hiền (1974), một số tác giả đã nghiên cứu vị trí của
cây có đường kính bình quân. Đối với lâm phần thuần loài, đều tuổi, một tầng, Weise
W. xác định là cây có đường kính bình quân nằm ở vị trí 57,5% tổng số cây kể từ cây
nhỏ nhất nếu sắp xếp tất cả cây trong lâm phần theo thứ tự đường kính từ nhỏ đến lớn.
Fekete xác định đường kính của cây ở vị trí 10%, 20%, …cho những lâm phần có
đường kính bình quân nhất định.
Rutkowski và Boleslaw (1963) đã nghiên cứu bằng phương pháp biểu đồ sự
phân bố số cây theo đường kính trên một hecta theo đại lượng tương đối. Cách dùng
đường biểu thị đường kính và số cây theo đơn vị (lấy sai quân phương của chúng sd và
sn làm đơn vị) đã cho phép so sánh những lâm phần khác nhau.
Kết quả quang trọng nhất là kết luận của Tiourin A. V. (1923, 1927,1931) xác
định rằng nếu lấy đường kính bình quân làm đơn vị để biểu thị các đường kính ( cỡ tự
nhiên) thì sự phân bố số cây (tính theo phần trăm) theo cỡ tự nhiên không phụ thuộc
vào loài cây đối với lâm phần thuần loại và đều tuổi. Tiourin đã lập dãy phân bố số cây
tính theo % tổng số cây của lâm phần thuần loại, đều tuổi theo cỡ tự nhiên chung cho
các loài, các đường bình quân và các cấp đất, phạm vi biến động từ 0,4 – 1,7d.
12


Đi sâu hơn nữa, nhiều tác giả đã dùng phương pháp giải tích để tìm phương

trình của đường cong phân bố. Schiffel biểu thị đường cong phân bố cộng dồn bằng đa
thức bậc ba.
Prodan M. (1951) nghiên cứu qui luật phân bố, chủ yếu là phân bố theo đường
kính, có liện hệ với giai đoạn phát dục của lâm phần và biện pháp kinh doanh. Theo
Prodan, sự phân bố số cây theo cỡ kính có giá trị tiêu biểu nhất trong lâm phần, phản
ánh được kết cấu lâm sinh của lâm phần.
Đồng Sĩ Hiền (1974) cho thấy cấu trúc rừng tự nhiên hỗn loài của nước ta có
dạng phân bố giảm theo đường kính và phân bố nhiều đỉnh theo chiều cao. Sự phân bố
của hình số thân cây f0,1 và f1,3 thể hiện rỏ dạng phân bố một đỉnh, tiếp cận với dạng
phân bố chuẩn.
Những lâm phần thuần loại đều tuổi, đường cong phân bố N – D hầu hết là một
đỉnh lệch trái. Tuổi lâm phần càng tăng độ lệch phân bố càng giảm và càng tiệm cận
đến phân bố chuẩn. Đồng thời, khi tuổi tăng lên, phạm vi phân bố càng rộng và đường
cong phân bố càng bẹt, có nhiều đỉnh và răng cưa ( Vũ Tiến Hinh và cộng sự, 1997).
2.3.2 Những kết quả nghiên cứu về sinh trưởng rừng
2.3.2.1 Sự liên hệ giữa độ thon và hình số thân cây
Xuất hiện của hình số ngang ngực f1,3 đã đặt cơ sở cho việc đo cây đứng. Hình
số f1,3 vẫn giữ một vị trí trọng yếu trong khoa học và kỹ thuật điều tra, đo cây, nhưng
hình số f1,3 không đặc trưng cho hình dạng của thân cây, mà chỉ là một hệ số đổi toán,
một hệ số giảm để tính thể tích thân cây từ thể tích viên trụ, miễn là tỷ lệ giữa thể tích
của thân cây và thể tích viên trụ như nhau:
Cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, Schiffel (trích dẫn do Đồng Sĩ Hiền, 1974) đề
nghị dùng hệ số thon ngang ngực f1,3 (hình xuất) để đặc trưng cho hình dạng của thân
cây
qi =

di
;
d1,3


q1=

d 0, 25
d1,3

;

q 2=

d 0,5
d1,3

;

q 3=

d 0,75
d1,3

Các hệ số thon q1, q2, q3 là tỷ lệ giữa đường kính ở 1/4, 2/4, 3/4 chiều cao của
thân cây từ gốc so với đường kính ngang ngực (ở 1,3 m)

13


Độ thon thân cây tự nhiên hay số thon thân cây thực ( hệ số thon tương đối) là
tỷ lệ giữa đường kính thân cây tại một tầm cao 0,ih so với đường kính đo ở tầm cao
0,jh.
q0,i =


d o ,ih
d 0, jh

Hình số là một trong những chỉ tiêu chủ yếu biểu thị hình dạng thân cây, vì vậy
hình số và học thuyết hình số là một trong những cơ sở nền tảng của khoa học đo cây
(Vũ Tiến Hinh và cộng sự, 1997).
Theo Đồng Sĩ Hiền (1974), muốn lập biểu thể tích cần xác định hình số, thường
không thể đo trực tiếp được hình số mà cần xác định qua những nhân tố khác. Ta hãy
xét xem hình số phụ thuộc vào những nhân tố nào.
- Coi thân cây như một thể hình học đều, ta có phương trình đường sinh là:
y2 = r2 = pxm
Trong đó : y hay r là bán kính đo ở cự ly x kể từ ngọn cây
- Thể tích của cây sẽ là :
h

Vs = π ∫ px m dx =
0

1
πro2 h
m +1

Trong đó h là chiều cao, r0 là bán kính ở cổ rễ
- Thể tích viên trụ tiêu chuẩn có đáy ở tầm cao h’ là:
Vgh= π rh2' h
- Hình số thân cây, theo định nghĩa tổng quát cảu nó, sẽ là:


2
m

Vs
1 ⎛ r0 ⎞
1 ⎛ h ⎞
1 ⎜⎜ 1 ⎟⎟
⎜ ⎟ =
f=
=

⎟ =
h' ⎟
V gh m + 1 ⎜⎝ rh" ⎟⎠
m + 1 ⎝ h − h' ⎠
m +1⎜
⎜1− ⎟
h⎠


Theo đó hình số thân cây phụ thuộc vào thông số m, đặc trưng cho hình dạng
thân cây và tỷ lệ h’/h. Đối với hình số tự nhiên, h’/h = 1/j, nên hình số tự nhiên chỉ phụ
thuộc vào dạng thân cây. Đối với hình số mà đáy viên trụ được lấy ở tầm cao cố định,
ở tầm cao 1,3 (hình số ngang ngực f1,3), nó sẽ phụ thuộc vào chiều cao và dạng thân
cây.

14


Nghiên cứu kỹ hơn qui luật liên hệ của hình số ngang ngực f1,3 được dùng trong
các phương pháp lập biểu cổ điển và luôn luôn có giá trị trong thực tiễn sản xuất. Theo
công thức:
f1,3 = F(h, dạng thân cây)

Thân cây không phải là một thể hình học giản đơn, trị số m thay đổi theo từng
đoạn thân cây nên trong phương pháp cổ điển, người ta biểu thị hình dạng thân cây
bằng hệ số thon giữa thân q2, công thức là:
F1,3 = F(h, q2)
Để thấy rõ quan hệ giữa f1,3 và q2, ta sẽ tính thể tích thân cây bằng công thức
viên trụ giản đơn, coi thân cây như một viên trụ có cùng chiều cao và có đáy bằng tiết
diện ngang ở giữa thân:
Vs =

π
4

d 02,5 .h

Thể tích viên trụ có đáy ở 1,3 m là:
Vs =

π
4

d12,3 .h

Công thức hình trụ ngang ngực sẽ là:
f1,3 =

d 02,5
Vs
= 2 = q 22
V gh d1,3


2.3.2.2 Sự liên hệ giữa nhân tố hình dạng với đường kính và chiều cao
Xuất phát từ những vấn đề lý luận sự liên hệ giữa hình số và độ thon, các tác
giả đã đề xuất nhiều dạng phương trình tương quan của hình số f1,3 với đường kính và
chiều cao cây (Trích dẫn Đồng Sĩ Hiền, 1974):
- Spirance M. (1941) đặt quan hệ giữa hình số f1,3 và chiều cao theo bốn dạng
phương trình:
f1,3 = a.h2
f1,3 = a + blogh
f1,3 = a + bh
f1,3 = a + b1h + b2h2

Moixenko F. P. và Arechenko V. D. (1958) đã dùng phương trình tương quan
giữa hệ số thon q2 với chiều cao h:
hq2 = a + bh
15


×