Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

THIẾT KẾ TỦ 8 HỘC T08 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GỖ MINH DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (865.57 KB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THIẾT KẾ TỦ 8 HỘC T-08 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
GỖ MINH DƯƠNG

Họ và tên sinh viên: LÊ ĐÌNH DUY
Ngành CHẾ BIẾN LÂM SẢN
Niên khóa 2005 - 2009

Tháng 6/2009


THIẾT KẾ TỦ 8 HỘC T-08 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
GỖ MINH DƯƠNG
Tác giả
Lê Đình Duy

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư
Ngành Chế Biến Lâm Sản

Giáo viên hướng dẫn
TS. Hoàng Thị Thanh Hương

Tháng 6/2009

i



LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt đề tài như hôm nay tôi xin chân thành cảm ơn:
Cha mẹ, người đã có công sinh thành và nuôi dưỡng tôi đến hôm nay.
Ban giám hiệu cùng tòan thể quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố
Hồ Chí Minh.
Ban Chủ nhiệm Khoa cùng quý thầy cô Khoa Lâm nghiệp, đặc biệt là quý thầy cô
bộ môn Chế Biến Lâm Sản.
TS. Hoàng Thị Thanh Hương – giáo viên hướng dẫn, người đã trực tiếp hướng
dẫn, giúp đỡ tận tình cho tôi trong suốt thời gian thược hiện đề tài này.
Ban lãnh đạo công ty cổ phần gỗ Minh Dương, Ban quản đốc xưởng 4, phòng kỹ
thuật, phòng kế hoạch, phòng vật tư và cùng toàn thể anh, chị em công nhân xưởng 4 tại
công ty đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi thực hiện đề tài này.
Tập thể lớp Chế Biến Lâm Sản K31 và bạn bè tôi đã động viên, giúp đỡ tôi trong
thời gian học tập tại trường.
Trân trọng cảm ơn
Lê Đình Duy

ii


TÓM TẮT
Hiện nay khi thị hiếu người tiêu dùng ngày càng nâng cao, để đáp ứng nhu cầu này
thì ngành trang trí nội thất luôn đưa ra nhiều sản phẩm mới với kiểu dáng phong phú, mẫu
mã đặc sắc, màu sắc hài hòa. Xuất phát từ nhu cầu thực tế đó chúng tôi tiến hành thiết kế
tủ 8 hộc T-08. Đề tài được thực hiện tại công ty cổ phần gỗ Minh Dương trong thời gian 3
tháng thực tập.
Sản phẩm tủ 8 hộc T-08 có kích thước tổng thể là 1524x558x1041 (mm) mang
phong cách cổ điển của Châu Mỹ, nhắm đánh vào thị hiếu của thị trường Châu Mỹ là một
trong những thĩ trường quan trọng của công ty. Ngoài chức năng bình thường, sản phẩm
còn mang tính trưng bày cao nhằm tôn thêm vẽ đẹp cho phòng ngủ.

Nguyên liệu chính được sử dụng là gỗ cao su, ván ghép thanh từ gỗ cao su, ván
MDF. Tỷ lệ lợi dụng gỗ đạt 69,88%. Công nghệ gia công sản phẩm đơn giản phù hợp với
tình hình máy móc và trình độ tay nghề công nhân tại công ty. Sản phẩm sử dụng liên kết
đơn giản, tiên lợi cho việc tháo lắp.
Giá thành sản phẩm là 1.975.870 đồng, đây là mức giá hợp lý phù hợp với người
tiêu dùng trong nước và ngoài nước.

iii


MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn....................................................................................................................... ii
Tóm tắt............................................................................................................................. iii
Mục lục ............................................................................................................................ iv
Danh sách các chữ viết tắt ............................................................................................... viii
Danh sách các hình và bảng ............................................................................................ ix
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu và mục đích nghiên cứu ...................................................................... 1
1.2.1 Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 1
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2
1.2.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn........................................................................ 2
1.3 Yêu cầu nghiên cứu ............................................................................................. 2
1.3.1 yêu cầu sử dụng .............................................................................................. 2
1.3.2 Yêu cầu thẩm mỹ............................................................................................ 2
1.3.3 Yêu cầu về kinh tế .......................................................................................... 3
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN......................................................................................... 4
2.1 Tổng quan về công ty cổ phần gỗ Minh Dương................................................ 4
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển.................................................................. 4

2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty................................................................ 6
2.1.3 Tình hình sản xuất hàng mộc tại công ty........................................................ 7
2.1.3.1 Nguyên liệu ........................................................................................... 7
2.1.3.2 Thiết bị máy móc và công tác tổ chức tại xưởng 4 ............................... 7
2.1.3.3 Một số sản phẩm công ty đang sản xuất................................................ 8
CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 10
iv


3.1 Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 10
3.2 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 10
3.3 Cơ sở thiết kế sản phẩm mộc.............................................................................. 10
3.4 Tiến trình thiết kế................................................................................................ 11
3.5 Thiết kế sản phẩm ............................................................................................... 11
3.5.1 Khảo sát các sản phẩm cùng loại.................................................................... 11
3.5.2. Tạo dáng sản phẩm........................................................................................ 13
3.5.3 Lựa chọn nguyên liệu thiết kế ........................................................................ 14
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................... 16
4.1 Lựa chọn các giải pháp liên kết.......................................................................... 17
4.2 Kiểm tra bền các chi tiết và khả năng chịu lực................................................. 19
4.2.1 Lựa chọn kích thước....................................................................................... 19
4.2.2 Kiểm tra bền ................................................................................................... 20
4.3 Tính toán các chỉ tiêu kỹ thuật........................................................................... 23
4.3.1 Cấp chính xác gia công................................................................................... 23
4.3.2 Độ chính xác gia công .................................................................................... 23
4.3.3 Sai số gia công................................................................................................ 24
4.3.4 Dung sai lắp ghép ........................................................................................... 24
4.3.5 Lượng dư gia công.......................................................................................... 24
4.3.6 Yêu cầu lắp ráp và trang sức bề mặt............................................................... 26
4.3.6.1 Yêu cầu độ nhẵn bề mặt ........................................................................ 26

4.3.6.2 Yêu cầu lắp ráp...................................................................................... 26
4.3.6.3 Yêu cầu trang sức bề mặt ...................................................................... 27
4.4 Tính toán công nghệ ............................................................................................ 27
4.4.1 Tính toán nguyên liệu chính ........................................................................... 27
4.4.1.1 Thể tích gỗ tiêu hao để sản xuất một sản phẩm..................................... 27
4.4.1.2 Hiệu suất pha cắt ................................................................................... 29
4.4.1.3 Thể tích nguyên liệu cần thiết để sản xuất một sản phẩm mộc............. 29
4.4.1.4 Tỷ lệ lợi dụng gỗ ................................................................................... 29
v


4.4.1.5 Các dạng phế liệu phát sinh trong quá trình gia công ........................... 30
4.4.2 Tính toán vật liệu phụ..................................................................................... 31
4.4.2.1 Tính toán bề mặt cần trang sức.............................................................. 31
4.4.2.2 Tính toán vật liệu phụ cần dùng .................................................................. 32
4.5 Thiết kế lưu trình công nghệ .............................................................................. 34
4.5.1 Lưu trình công nghệ ....................................................................................... 34
4.5.2 Biểu đồ gia công sản phẩm............................................................................. 34
4.5.3 Lập bản vẽ thi công của từng chi tiết ............................................................. 34
4.5.4 Sơ đồ lắp ráp sản phẩm tủ 8 hộc T-08............................................................ 34
4.6 Tính toán giá thành sản phẩm............................................................................ 35
4.6.1 Chi phí mua nguyên liệu chính....................................................................... 36
4.6.2 Chi phí mua nguyên vật liệu phụ.................................................................... 37
4.6.2.1 Chi phí mua sơn..................................................................................... 37
4.6.2.2 Chi phí mua giấy nhám.......................................................................... 37
4.6.2.3 Chi phí mua băng nhám......................................................................... 37
4.6.2.4 Chi phí mua bông vải ............................................................................ 38
4.6.2.5 Chi phí mua keo..................................................................................... 38
4.6.2.6 Chi phí mua vật tư liên kết .................................................................... 38
4.6.3 Phế liệu thu hồi............................................................................................... 38

4.6.4 Các chi phí khác ............................................................................................. 39
4.6.4.1 Chi phí động lực sản xuất...................................................................... 39
4.6.4.2 Chi phí tiền lương công nhân ................................................................ 39
4.6.4.3 Chi phí khấu hao máy móc.................................................................... 39
4.6.4.4 Chi phí quản lý nhà máy........................................................................ 39
4.6.5 Giá thành sản phẩm ........................................................................................ 39
4.6.6 Biện pháp hạ giá thành sản phẩm................................................................... 39
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................... 41
5.1 Kết luận ................................................................................................................ 41
5.2 Kiến nghị .............................................................................................................. 42
vi


Tài liệu tham khảo......................................................................................................... 43
Phần Phụ lục .................................................................................................................. 45

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TNHH:

Trách nhiệm hữu hạn.

ĐKKD:

Đăng ký kinh doanh.

STT:


Số thứ tự.

T-08: Tên sản phẩm.
TCCT:

Tinh chế chi tiết.

TTTC:

Thể tích tinh chế.

SCCT:

Sơ chế chi tiết.

TTSC:

Thể tích sơ chế.

SCPP:

Sơ chế phế phẩm.

NL:

Nguyên liệu.

GN:

Giấy nhám.


BN:

Băng nhám.

BV:

Bông vải.

VLP:

Vậy liệu phụ.

PL:

Phế liệu.

ĐN:

Điện năng.

L:

Lương.

KHM:

Khấu hao máy.

QL:


Quản lý.

SP:

Sản phẩm.

LK:

Liên kết.

SPXX:

Sản phẩm xuất xưởng.

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BẢNG
Trang
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty cổ phần gỗ Minh Dương ............................ 6
Hình 2.2: Tủ rượu MD-T02............................................................................................... 8
Hình 2.3: Ghế đơn MD-G09.............................................................................................. 8
Hình 2.4: Giường ngủ Montery bed Twin......................................................................... 9
Hình 2.5: Bộ bàn ăn Vancover .......................................................................................... 9
Hình 3.1: Sản phẩm 1 ........................................................................................................ 12
Hình 3.2: Sản phẩm 2 ........................................................................................................ 12
Hình 3.3: Sản phẩm 3 ........................................................................................................ 12
Hình 4.1: Mô hình 3 chiều sản phẩm tủ 8 hộc T-08.......................................................... 16
Hình 4.2: 3 hình chiếu của sản phẩm ................................................................................ 17

Hình 4.3: Liên kết vis ........................................................................................................ 17
Hình 4.4: Liên kết chốt có gia keo .................................................................................... 18
Hình 4.5: Liên kết mộng.................................................................................................... 18
Hình 4.6: Liên kết bulong – tán cấy .................................................................................. 18
Hình 4.7: Biểu đồ ứng suất uốn tĩnh.................................................................................. 22
Hình 4.8: Biểu đồ ứng suất nén ......................................................................................... 23
Hình 4.9: Biểu đồ tỷ lệ lợi dụng nguyên liệu .................................................................... 31
Hình 4.10: Sơ đồ lắp ráp tủ 8 hộc T-08 ............................................................................. 35
Bảng 2.1: Bảng thống kê máy móc ở xưởng 4 .................................................................. 7
Bảng 4.1: Bảng số lượng và kích thước các chi tiết sản phẩm T-08................................. 20

ix


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Gỗ là một trong những loại vật liệu được con người biết đến và sử dụng từ lâu
đời. Với những đặc tính riêng biệt mà không có một loại vật liệu nào có được như màu
sắc, vân thớ, mùi hương đặc trưng, cách điện, cách âm… đã khiến nhu cầu sử dụng đồ
gỗ ngày càng tăng. Các sản phẩm mộc làm từ gỗ có nhiều loại, có nguyên lý kết cấu đa
dạng và phong phú, được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Trong đời sống
hàng ngày chúng ta tìm thấy những sản phẩm mộc thông dụng như: bàn, ghế, tủ,
giường…, trong xây dựng như cửa, sàn nhà, trần nhà, cầu thang… bằng gỗ. Tuy nhiên
việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu, tạo các mẫu mã mới với dây chuyền công
nghệ…luôn là những vấn đề khó khăn của các doanh nghiệp nước ta. Vì thế việc thiết
kế luôn giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa nhiều mặt. Tuy nhiên, công việc thiết kế
phải mang tính thiết thực, phù hợp với tình hình sản xuất thực tiễn và tình hình nguyên
liệu ngày càng khan hiếm hiện nay. Chính vì vậy mà việc thiết kế sản phẩm mới mang
phong cách hiện đại, mang đậm truyền thống dân tộc nhằm đáp ứng thị hiếu của người

tiêu dùng. Sản phẩm phải tiết kiệm nguyên vật liệu, gia công đơn giản…đó là vấn đề
cấp thiết của đề tài.
1.2 Mục tiêu và mục đích nghiên cứu
1.2.1 Mục đích nghiên cứu
Xã hội ngày càng phát triển, kinh tế thị trường chạy đua cùng khoa học kỹ
thuật, mức sống của người dân từ đó cũng ngày càng được nâng cao, nhu cầu người
tiêu dùng ngày càng tăng. Do đó các sản phẩm mộc ngày nay chưa thể đáp ứng hết
được nhu cầu của người sử dụng nếu không có sự thay đổi về mẫu mã. Mục đích thiết
kế tủ 8 hộc T-08, chúng ta muốn đưa ra một mô hình sản phẩm mới vừa đảm bảo tính
thẩm mỹ, vừa tiết kiệm diện tích, đơn giản, phù hợp với nhịp sống năng động hiện đại.

Trang 1


1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài là thiết kế và đề xuất mô hình sản phẩm tủ 8 hộc T-08 mang
phong cách mới lạ, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng trong nước cũng như
người tiêu dùng nước ngoài cụ thể là người Mỹ, đồng thời tính toán được các chỉ tiêu
kỹ thuật, công nghệ, giá thành sản phẩm phù hợp. Sản phẩm phải đảm bảo tính công
năng cũng như đảm bảo tính thẩm mỹ, khả năng sử dụng. Sản phẩm được thiết kế dựa
trên điều kiện sản xuất trong nước, dễ gia công phù hợp với trình độ tay nghề công
nhân và cơ sở vật chất của Công ty cổ phần gỗ Minh Dương.
1.2.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Trong công nghiệp chế biến gỗ hiện nay, công tác thiết kế mang ý nghĩa to lớn.
Đối với dòng sản phẩm trong nước, nếu chú trọng đến thiết kế sẽ dần loại bỏ được việc
sản xuất theo kinh nghiệm, sản phẩm mang tính khoa học công nghệ cao, đáp ứng nhu
cầu và thị hiếu của người tiêu dùng ngày càng cao. Đối với dòng sản phẩm xuất khầu
hiện đang là thế mạnh của xuất khẩu Việt Nam thì việc thiết kế giúp cho sản phẩm
mang đậm phong cách người Việt Nam, không còn phụ thuộc vào các Cataloge của
khách hàng, nhằm tạo thương hiệu uy tín trên thương trường cũng như đưa ngành chế

biến gỗ Việt Nam lên một tầm cao mới.
1.3 Yêu cầu nghiên cứu
1.3.1 Yêu cầu sử dụng
Khi thiết kế sản phẩm tủ 8 hộc T-08 cũng như bất kỳ sản phẩm nào, người thiết
kế cũng đều phải quan tâm đến tính hữu dụng của sản phẩm, nhu cầu của người sử
dụng đối với sản phẩm. Độ bền và tuổi thọ là một trong những yêu cầu quan trọng.
Sản phẩm thiết kế phải có tính ổn định đối với kết cấu chịu lực, phải giữ được nguyên
hình dạng ban đầu trong quá trình sử dụng lâu dài, không bị mối mọt. Vì vậy trong quá
trình tính toán, lựa chọn giải pháp liên kết giữa các chi tiết và bộ phận của sản phẩm
phải chịu lực lớn nhất và dư bền. Ngoài ra trước khi gia công phải lựa chọn nguyên
liệu, đảm bảo độ ẩm nguyên liệu từ (8 – 12)% để ngăn sự co rút và biến dạng của chi
tiết, hạn chế tối đa mắt rơi vào chi tiết chịu lực hoặc lộ ra ngoài.
1.3.2 Yêu cầu thẩm mỹ
Ngoài các yếu tố trên, do tủ 8 hộc T-08 được thiết kế còn mang tính trưng bày
nên nó đòi hỏi phải có tính thẩm mỹ cao.
Trang 2


Hình dáng sản phẩm nhỏ ngọn, hài hoà, cân đối, đường nét uốn lượn tạo cảm
giác mềm và thoải mái, phù hợp với nhu cầu sử dụng, tăng tính thẩm mỹ cho phòng
ngủ. Kích thước các chi tiết và tổng thể của sản phẩm thích hợp với người sử dụng.
Đường nét cũng góp phần làm tăng giá trị của sản phẩm. Các đường chỉ viền
của tủ tạo nên sự mềm mại và trang nhã cho sản phẩm.
Màu sắc là yếu tố quan trọng, nó tôn lên vẻ đẹp, quyết định đến tính thẩm mỹ,
giá thành cũng như giá trị của sản phẩm. Vì vậy màu sắc phải hài hoà, phù hợp với căn
phòng cũng như các vật dụng đặt bên trên sẽ tạo cảm giác thoải mái và thư giãn cho
người sử dụng.
Mẫu mã của sản phẩm mang phong cách mới lạ, hiên đại nhưng không quá cầu
kỳ, góp phần làm thoả mãn nhu cầu, thị hiếu ngày càng cao của người tiêu dùng.
1.3.3 Yêu cầu về kinh tế

Nếu sản phẩm tủ 8 hộc T-08 chỉ đạt yêu cầu về sử dụng và thẩm mỹ mà không
đạt yêu cầu về giá trị kinh tế thì vẫn không thu hút được sự quan tâm từ phía khách
hàng. Vì thế phải định giá cả hợp với sản phẩm với đối tượng mà nhà sản xuất muốn
hướng đến. Do đó sản phẩm nên sử dụng nguyên liệu hợp lý để đưa ra giá cả cạnh
tranh.

Trang 3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan về công ty cổ phần gỗ Minh Dương
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Công ty TNHH Minh Dương được thành lập vào ngày 26/12/2002 do ông
Dương Minh Chính làm chủ tịch hội đồng thành viên. Đến ngày 01/10/2007 công ty
TNHH Minh Dương được Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương cho phép chuyển
đổi thành công ty cổ phần gỗ Minh Dương theo giấy chứng nhận ĐKKD số
4603000403 do ông Dương Minh Chính làm chủ tịch hội đồng quản trị và ông Dương
Minh Định làm tổng giám đốc với số vốn điều lệ là 50.000.000.000 đồng. Ngành nghề
kinh doanh của công ty: sản xuất gia công, mua bán đồ mộc gia dụng và mỹ nghệ, các
mặt hàng trang trí nội thất, sản xuất gia công, mua bán hàng may mặc, sản xuất mua
bán giày da, mua bán đồ chơi trẻ em, đại lý mua bán, ký gửi hàng hóa, mua bán hàng
nông sản, thực phẩm công nghiệp, cho thuê kho, đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng kỹ
thuật khu công nghiệp, khu dân cư, khu đô thị, trồng cây cao su, cây điều, cây bạch
đàn, kinh doanh nhà hàng, công ty chuyên về sản xuất, chế biến, gia công đồ gỗ nội
thất gia dụng xuất khẩu làm từ nguyên liệu gỗ cao su. Diện tích nhà xưởng khoảng
30.000 m2, diện tích tổng thể khoảng 56.000 m2 nằm trong kế hoạch xây dựng và phát
triển của công ty.
Đây là khu vực có điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, giao thông thuận lợi, tiếp
giáp với Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai và khu vực miền Tây Nam Bộ. Là

vùng kinh tế trọng điểm của khu vực phía Nam Việt Nam, thu hút nguồn vốn đầu tư
trực tiếp từ nước ngoài lớn nhất của cả nước. Đặc biệt Thành phố Hồ Chí Minh là
trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất Việt Nam.
Với đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành sản xuất là những người được đào tạo
chuyên sâu và có kinh nghiệm lâu năm trong ngành sản xuất đồ gỗ, đã từng làm việc

Trang 4


trong các công ty hàng đầu về lĩnh vực này ở Việt Nam. Vì thế sản phẩm của công ty
ngay từ bước đầu có mặt ở thị trường đã đáp ứng được yêu cầu của khách hàng cả về
kỹ thuật, mỹ thuật và chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó công ty cũng nhận được
nhiều sự ủng hộ và hỗ trợ từ các quốc gia và tổ chức thế giới như: chương trình hợp
tác phát triển từ Hà Lan, Đan Mạch, Quỹ hỗ trợ Mê Kông,… Họ đã cử những chuyên
gia hàng đầu đến tư vấn và hướng dẫn công ty về cách thức tổ chức sản xuất, quản lý
chất lượng sản phẩm,… Với sự phát triển của công ty và nhu cầu về hàng hóa của
khách hàng ngày càng tăng. Vì vậy để đáp ứng nhu cầu đó, công ty đã quyết định mở
rông quy mô sản xuất. Công ty đã thuê và đầu tư nhà máy thứ hai cũng chuyên về sản
xuất đồ gỗ tại xã An Bình, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương, diên tích nhà xưởng
khoảng 15.000 m2, diện tích tổng thể 28.000 m2, chính thức hoạt động vào tháng
03/2005, nâng tổng số công nhân của cả công ty lên khoảng trên 2.300 công nhân và
doanh thu trên 2.000.000 USD/tháng. Đội ngũ công nhân là lao động trẻ, độ tuổi từ 18
đến 25, năng động, sáng tạo trong công việc, là yếu tố đem lại sự phát triển và góp
phần vào sự thành công của công ty.
Công ty luôn chú trọng đến điều kiện và môi trường làm việc, đảm bảo sức
khỏe, y tế cho người lao động. Thực hiện theo đúng chế độ, quy định pháp luật, luôn
có ý thức bảo vệ môi trường chung, đang hướng dần đến mục tiêu quản lý chất lượng
theo tiêu chuẩn ISO.
Công ty đã được Bộ Thương Mại Việt Nam xếp vào 1 trong 50 Doanh nghiệp
xuất khẩu đồ gỗ hàng đầu của Việt Nam, và được tặng bằng khen về danh hiệu: “

Doanh nghiệp đạt thành tích cao trong xuất khẩu đồ gỗ ”.

Trang 5


P. VẬT


Trang 6

P. KẾ
HOẠCH

P. KỸ
THUẬT

PHÓ GIÁM ĐỐC

P. KẾ TOÁN
TÀI VŨ

P. NHÂN
SỰ

P. XUẤT
NHẬP KHẨU

KHỐI VĂN PHÒNG

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty cổ phần gỗ Minh Dương


CÁC TỔ SẢN
XUẤT

XƯỞNG

KHỐI SẢN XUẤT

GIÁM ĐỐC

CHỦ TỊCH HỘI
ĐỒNG QUẢN TRỊ

2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty


2.1.3 Tình hình sản xuất hàng mộc tại công ty
2.1.3.1 Nguyên liệu
Nguyên liệu công ty nhập về đã qua công đoạn tẩm sấy. Nguyên liệu nhập về
chủ yếu là gỗ cao su, bên cạnh đó còn có gỗ thông, gỗ Beech. Ngoài ra công ty còn sử
dụng nhiều mặt hàng ván nhân tạo như ván ghép thanh, ván MDF có dán verneer, ván
dán. Tùy theo yêu cầu của đơn hàng mà sản phẩm sẽ sử dụng nguyên liệu phù hợp.
2.1.3.2 Thiết bị máy móc và công tác tổ chức tại xưởng 4
Tình trạng máy móc thiết bị của phân xưởng 4 nói riêng cũng như toàn công ty
nói chung là khá ổn định và đầy đủ cho việc sản xuất. Thống kê các loại máy móc thiết
bị hiện có tại xưởng 4
Bảng 2.1: Bảng thống kê máy móc ở xưởng 4
STT

Tên thiết bị


Số lượng

Xuất xứ

Tình trạng máy

1

Máy bào 2 mặt

2

Đài Loan

80%

2

Máy cắt đơn

10

Đài Loan

80%

3

Máy cắt 2 đầu


1

Đài Loan

80%

4

Máy đánh Finger

2

Đài Loan

80%

5

Máy ghép thanh

2

Việt Nam

80%

6

Máy rong cạnh


4

Đài Loan

80%

7

Máy cưa lọng

3

Đài Loan

75%

8

Máy ghép tấm

2

Đài Loan

80%

9

Máy khoan nằm


5

Đài Loan

80%

10

Máy khoan đứng

9

Đài Loan

85%

11

Máy khoan dàn

1

Đài Loan

85%

12

Máy router


5

Đài Loan

80%

13

Máy tupi

7

Đài Loan

80%

14

Máy đánh mộng âm

2

Đài Loan

85%

15

Máy đánh mộng dương


1

Đài Loan

80%

16

Máy nhám thùng

2

Đài Loan

80%

17

Máy nhám băng

4

Đài Loan

80%

18

Máy nhám chổi


4

Việt Nam

75%

19

Máy nhám cạnh

1

Đài Loan

80%

20

Máy nhám bầu hơi

2

Việt Nam

75%

Trang 7



21

Máy nhám trục đứng

2

Việt Nam

75%

22

Máy nhám song tròn

1

Việt Nam

75%

23

Máy nhám tiện

1

Việt Nam

80%


24

Máy lắp ráp sản phẩm

2

Việt Nam

75%

25

Máy cấy tán

1

Việt Nam

75%

26

Súng đinh

10

Đài Loan

80%


27

Súng vặn vít

15

Đài Loan

80%

28

Khoan điện

1

Đài Loan

80%

29

Súng phun sơn

10

Đài Loan

80%


30

Máy sơn tĩnh điện

2

Đài Loan

80%

31

Máy hút sơn

4

Đài Loan

80%

2.1.3.3 Một số sản phẩm công ty đang sản xuất

Hình 2.2: Tủ rượu MD-T02

Trang 8

Hình 2.3: Ghế đơn MD-G09


Hình 2.4: Giường ngủ Montery bed Twin


Hình 2.5: Bộ bàn ăn Vancover

Kết luận: Nhìn chung trang thiết bị máy móc của công ty có thể đáp ứng được quá
trình sản xuất sản phẩm mà chúng tôi đang nghiên cứu.

Trang 9


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung nghiên cứu
ƒ Tìm hiểu nguồn nguyên liệu hiện có tại công ty cỗ phần gỗ Minh Dương.
ƒ Tìm hiểu các sản phẩm hiện tại của công ty và các sản phẩm cùng loại
trên thị trường hiện có.
ƒ Khảo sát dây chuyền công nghệ sản xuất hàng mộc tại công ty.
ƒ Thực hiện tiến trình thiết kế sản phẩm mộc chúng tôi đã chọn là “ Tủ 8
hộc T-08 ” như: Những căn cứ, cơ sở thiết kế, tính toán bền và các chỉ tiêu kỹ thuật,
thiết kế công gnhệ, tính toán giá thành sản phẩm, đề xuất mô hình thiết kế.
ƒ Đề xuất các biện pháp để cải thiện sản phẩm về mọi mặt.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
Để thiết kế sản phẩm Tủ 8 hộc T-08, chúng tôi thực hiện phương pháp khảo sát
các mẫu mã sản phẩm cùng loại, nguyên vật liệu, thiết bị hiện có tại công ty đồng thời
ứng dụng một số phần mềm hỗ trợ cho công việc thiết kế như Excell, Autocad, 3D
Max và Photoshop để thể hiện nội dung thiết kế và tính toán giá thành sản phẩm.
Ngoài ra chúng tôi còn ứng dụng thêm một số công thức tính toán khả năng chịu lực
của của sản phẩm, các chỉ tiêu kỹ thuật…
3.3 Cơ sở để nghiên cứu thiết thiết kế sản phẩm mộc
Khi thiết kế bất kỳ sản phẩm mộc nào, người thiết kế đều phải dựa vào các căn
cứ sau:

ƒ Căn cứ vào loại hình và chức năng của sản phẩm.
ƒ Điều kiện môi trường sử dụng như.
ƒ Đối tượng sử dụng.
ƒ Những cơ sở về kích thước và tải trọng người sử dụng.

Trang 10


ƒ Điều kiện sản xuất sản phẩm trong nước ( nguyên liệu, vật liệu và trang
thiết bị ).
ƒ Căn cứ vào yêu cầu kinh tế.
3.4 Tiến trình nghiên cứu thiết kế
Tiến trình của việc thiết kế sản phẩm mộc bao gồm các bước sau:
Bước 1: Quan sát, tham khảo nhửng sản phẩm cùng loại mà chúng tôi muốn thiết kế.
Ở đây việc tham khảo, quan sát các sản phẩm có thể thực hiện thông qua Catalogues,
tham khảo ý kiến của khách hàng, hệ thống Maketing… và điều quan trọng là không
sao chép sản phẩm nhưng phải nắm được những ưu nhược điểm của các sản phẩm
trước đó để cải tiến phù hợp với người tiêu dùng hơn.
Bước 2: Sáng tạo sản phẩm: Sau khi tiến hành xong bước 1, chúng tôi bắt đầu phác
thảo hình dạng, lựa chọn màu sắc cho sản phẩm thiết kế, đưa ra mô hình. Sau đó thảo
luận với bạn bè, khách hàng để tham khảo ý kiến để phát triển sản phẩm theo chiều
sâu. Cuối cùng là lên bản vẽ, đưa ra hình dạng và màu sắc của sản phẩm.
Bước 3: Cải thiện sản phẩm: Khi việc đưa ra mô hình sản phẩm đã hoàn thành, người
thiết kế phải khảo sát dây chuyền công nghệ tại công ty có đáp ứng được yêu cầu sản
xuất sản phẩm hay không, có cần cải tiến sản phẩm cho quá trình sản xuất thuận lợi, dễ
dàng hơn không.
Bước 4: Hoàn thiện sản phẩm: Luôn đảm bảo quá trình sản xuất cũng như các chi tiết
đúng theo bản vẽ thiết kế.
3.5 Thiết kế sản phẩm
3.5.1 Khảo sát các sản phẩm cùng loại

Các sản phẩm mộc ngày càng đa dạng về mẫu mã, màu sắc, kết cấu cũng như
giá thành. Vì vậy người thiết kế phải tiến hành khảo sát, nghiên cứu các sản phẩm
cùng loại trước khi đưa ra một sản phẩm mới. Để từ đó đưa ra những phân tích về ưu
và nhược điểm, những cơ sở đánh giá nhằm dựa vào đó cải tiến và đưa ra sản phẩm
mới hoàn thiện, có tính thẩm mỹ, tiện nghi hơn và phù hợp với môi trường sử dụng.
Sau đây chúng tôi đưa ra 3 sản phẩm tham khảo và phân tích ưu và nhược điểm của
từng sản phẩm.

Trang 11


Hình 3.1: Sản phẩm 1

Hình 3.2: Sản phẩm 2

Hình 3.3: Sản phẩm 3

Mẫu sản phẩm 1:
Ưu điểm: Mẫu mã đơn giản, bề mặt trang sức đẹp, sang trọng, phù hợp
với phong cách người Mỹ.
Nhược điểm: Sản phẩm không có đường nét mới trong thiết kế, các cạnh
hơi vuông vức, không có những đường nét cong.
Trang 12


Mẫu sản phẩm 2:
Ưu điểm: Mẫu mã đơn giản, giá thành thấp, dễ gia công
Nhược điểm: Sản phẩm hơi đơn điệu, không có nhiều đường nét cong,
thiếu tay nắm hộc kéo, không gây được sự chú ý đến người sử dụng.
Mẫu sản phẩm 3:

Ưu điểm: Mẫu mã đơn giản, màu sắc sáng, giá thành thấp, dễ gia công.
Nhược điểm: Cũng như sản phẩm 1, sản phẩm cũng chỉ là những đường
nét vuông vức, tạo cảm giác khô cứng cho người sử dụng, không gây sự chú ý cho
người sử dụng.
Qua khảo sát và phân tích ưu và nhược điểm của 3 sản phẩm trên tôi nhận thấy
mỗi sản phẩm đều có ưu và nhược điểm riêng, nên đòi hỏi người thiết kế phải làm như
thế nào để đưa ra một sản phẩm mới hoàn thiện hơn. Chính vì vậy chúng tôi muốn đưa
ra sản phẩm hoàn thiện hơn về mặt kết cấu lẫn chức năng sử dụng và đảm bảo yêu cầu
về thẩm mỹ, tính kinh tế cũng như yêu cầu về sử dụng.
3.5.2 Tạo dáng sản phẩm
Một sản phẩm mộc có chất lượng tốt nghĩa là sản phẩm đó không có khiếm
khuyết gì về mặt kỹ thuật, bên cạnh đó nó được tạo dáng một cách hài hoà. Chất lượng
của một sản phẩm mộc là sự tổng hợp mọi tính chất khách quan xác định khả năng sử
dụng và giá trị thẩm mỹ của nó. Vì vậy để đánh giá chất lượng sản phẩm mộc, trước
hết phải xem xét về các chỉ tiêu kỹ thuật và về sự tạo dáng cho sản phẩm. từ đó chúng
ta thấy rằng một trong những nội dung cơ bản và quan trọng của công việc thiết kế
một sản phẩm mộc là tạo dáng sản phẩm. Tạo dáng sản phẩm phải đảm bảo sự phù
hợp với việc sử dụng, đẹp và hợp lý về mặt công nghệ chế tạo. Để đạt được yêu cầu
đó, khi thiết kế tạo dáng cần phải chú ý đến việc vận dụng những nguyên lý cơ bản sau
đây:
ƒ Các kích thước cần thiết cho nhu cầu sử dụng, các số liệu kích thước của
người là sở để xác định các kích thước cơ bản của sản phẩm. Ngoài ra còn xét đến
trọng lượng của các vật dụng, tải trọng bản thân.
ƒ Sử dụng nguyên vật liệu hợp lý sẽ làm tăng giá trị sử dụng của sản
phẩm.

Trang 13


ƒ Sự hoà hợp màu sắc hay tương phản hợp lý sẽ làm tăng vẻ đẹp của sản

phẩm.
ƒ Các yếu tố xung quanh môi trường sử dụng ảnh hưởng đến cảm giác của
con người.
Đối với tủ 8 hộc T-08 thì ngoài chức năng sử dụng còn để trưng bày nên khi tạo
dáng sản phẩm ta cần phải dựa vào các căn cứ sau đây để thiết kế tạo hình sản phẩm:
Chức năng sử dụng của sản phẩm là gì, phạm vi sử dụng và vị trí đặt nó, đối tượng sử
dụng, môi trường mà nó tồn tại, yêu cầu về thẩm mỹ, thiết bị gia công sản phẩm…
Một căn cứ khác cũng không kém phần quan trọng khi tạo hình sản phẩm đó là việc sử
dụng nguyên vật liệu hợp lý sẽ làm giảm giá thành sản phẩm.
Với sản phẩm này được đặt trong phòng ngủ gia đình. Vì vậy cần có hình dáng
hài hoà cân đối về chiều cao, rộng và sâu. Sự phân chia các phần trên bề mặt sản phẩm
phải cân xứng màu sắc trang nhã, độ chính xác gia công cao để làm tăng thêm giá trị
thẩm mỹ của sản phẩm. Mặt khác cần phải sử dụng nguyên vật liệu hợp lý để có thể
vừa tiết kiệm gỗ và vừa nâng cao được giá trị của sản phẩm. Ngoài ra, nó còn phải
đảm bảo độ bền khi sử dụng, chống được các tác nhân và côn trùng phá hoại, phù hợp
với tâm lý của người sử dụng. Nếu đảm bảo được các yêu cầu trên thì sản phẩm sẽ
được nhiều người quan tâm chú ý đến.
3.5.3 Lựa chọn nguyên liệu thiết kế
Lựa chọn nguyên liệu là khâu đầu tiên trong sản xuất hàng mộc và không kém
phần quan trọng, nó quyết định đến chất lượng, màu sắc và giá thành sản phẩm. Lựa
chọn nguyên liệu phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu hiện có và khả năng đáp ứng của
công ty, yêu cầu của đơn hàng. Ngoài ra nếu sử dụng nguyên liệu hợp lý sẽ tiết kiệm
nguyên liệu, hạ giá thành sản phẩm, đảm bảo tính kinh tế.
Nguyên liệu tại công ty chủ yếu là ván nhân tạo như ván ghép thanh, ván dán, ván
verneer, ván MDF, ngoài ra còn có gỗ tự nhiên như gỗ cao su, gỗ thông, gỗ beach. Ván
ghép thanh được sản xuất chủ yếu từ gỗ cao su. Căn cứ vào loại hình sản phẩm thiết kế
và điều kiệnhiện có của công ty, chúng tôi chọn nguyên liệu chính để gia công sản
phẩm là gỗ cao su đối với chi tiết nhỏ, còn các chi tiết có quy cách lớn thì chúng tôi
chọn ván ghép thanh từ gỗ cao su, ngoài ra còn sử dụng ván MDF.


Trang 14


Gỗ cao su: Ít xoắn thớ, gỗ giác và gỗ lõi khó phân biệt, mặt gỗ hơi thô nhưng
dều. Gỗ cao su trích nhựa có tỷ lệ co rút theo chiều tiếp tuyến và xuyên tâm ít chênh
lệnh so với các loại gỗ khác. Sau khi ngâm tẩm gỗ cao su có thể chế biến các đồ mộc
đẹp, làm các công trình nhẹ và làm đồ mỹ nghệ. Sau khi gia công có bề mặt đẹp,
không bị nổi thớ. Sản phẩm được làm từ gỗ cao su hiện rất được ưa chộng trên thị
trường quốc tế, là mặt hàng xuất khẩu có giá trị. Gỗ có tính chất cơ lý tốt đáp được úng
nhu cầu gia công sản xuất hàng mộc, cụ thể σ U = 751 kG / cm2 và σ N = 451 kG / cm 2 (
Nguồn: Phạm Ngọc Nam – Nguyễn Thị Ánh Nguyệt, 2005. Khoa học gỗ. Nhà xuất
bản Nộng nghiệp TP. Hồ Chí Minh 2005).
Ván ghép thanh từ gỗ cao su: kế thừa những tính chất của gỗ cao su nhưng có
tính chất cơ lý tương đương gỗ cao su.
Ván verneer: Tạo bề mặt trang sức đẹp, dễ trang sức.

Trang 15


×