Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN GIẢM SÚT TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÁC CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN RỪNG TẠI XÃ PHÚ SƠN, HUYỆN LÂM HÀ, TỈNH LÂM ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (789.36 KB, 88 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LÂM NGHIỆP

NGUYỄN DANH TÙNG

TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN GIẢM SÚT TÀI
NGUYÊN RỪNG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÁC CHƯƠNG
TRÌNH PHÁT TRIỂN RỪNG TẠI XÃ PHÚ SƠN,
HUYỆN LÂM HÀ, TỈNH LÂM ĐỒNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ LÂM NGHIỆP

TP.HCM – NĂM 2009


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LÂM NGHIỆP

TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN GIẢM SÚT TÀI
NGUYÊN RỪNG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÁC CHƯƠNG
TRÌNH PHÁT TRIỂN RỪNG TẠI XÃ PHÚ SƠN,
HUYỆN LÂM HÀ, TỈNH LÂM ĐỒNG

NGÀNH
GVHD
SVTH
KHOÁ

:
:
:


:

LÂM NGHIỆP
TS. BÙI VIỆT HẢI
NGUYỄN DANH TÙNG
2005 – 2009

TP.HCM – NĂM 2009



LỜI CẢM ƠN
Xin chân trọng cảm ơn:
- Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
- Ban chủ nhiệm Khoa Lâm Nghiệp
- Phòng Đào tạo Trường ĐHNL TP.HCM
- Cùng toàn thể quý thầy cô, cán bộ công nhân viên Trường Đại Học
Nông Lâm đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức quý báu và giúp
đỡ chúng tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
Xin bảy tỏ lòng biết ơn sâu sắc:
- Đến thầy Bùi Việt Hải đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn
thành tốt luận văn này.
- Cảm ơn Ban giám đốc và tập thể cán bộ công nhân viên Ban Quản lý
rừng Nam Ban, Trưởng phòng phát triển Lâm nghiệp Sở Nông Nghiệp và
Phát triển Nông Thôn, bà con xã Phú Sơn.
Xin chân thành cảm ơn:
- Toàn thể bạn bè trong và ngoài khóa đã giúp đỡ và động viên tôi trong
quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu này.
- Gia đình và những người thân, thành kính xin dâng lên cha mẹ kết quả
này với trọn niềm biết ơn vô hạn.


Sinh Viên: Nguyễn Danh Tùng

i


MỤC LỤC
Chương 1: MỞ ĐẦU

1

Chương 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Định hướng phát triển chính sách Lâm nghiệp Việt Nam

4

2.2 Một số chính sách liên quan đến quản lý tài nguyên rừng

5

2.3 Mục đích và ý nghĩa của công tác giao rừng

8

2.4 Các kết quả liên quan đến giao khoán rừng và sự tham gia

11

Chương 3: ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Địa điểm nghiên cứu


13

3.2 Mục đích và mục tiêu đề tài

15

3.3 Nội dung nghiên cứu

15

3.4 Phương pháp nghiên cứu

16

Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Thực trạng của việc thực hiện giao khoán và QLBVR

20

4.1.1 Các chính sách của tỉnh cho các hoạt động QLBVR

20

4.1.2 Sơ lược về hiện trạng rừng nơi giao khoán

21

4.2 Tiến trình thực hiện công tác giao khoán và bảo vệ rừng


23

4.2.1 Điều tra thiết kế diện tích giao khoán QLBVR

23

4.2.2 Diện tích, trữ lượng và tiền công giao khoán

25

4.2.3 Tổ chức thực hiện giao khoán quản lý bảo vệ

27

4.2.3 Kết quả thực hiện giao khoán và QLBV rừng

29

4.3 Các nhân tố ảnh hưởng trong tiến trình giao khoán rừng

33

4.3.1 Những thuận lợi và khó khăn

33

4.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến tiến trình giao khoán rừng

35


4.3.3 Vai trò của các bên liên quan trong giao khoán

37

4.4 Đánh giá kết quả của công tác giao khoán và QLBVR

40

4.4.1 Về mặt chủ trương, chính sách và xã hội

40

4.4.2 Về mặt đời sống của các hộ dân

42

4.4.3 Đánh giá hiệu quả của quá trình giao khoán

45

4.5 Đánh giá mức độ tham gia của người dân nhận khoán
ii

47


4.5.1 Mức độ tham gia của người dân theo loại hoạt động

47


4.5.2 Mức độ tham gia của người dân theo bước công việc

49

4.5.3 Đánh giá chung về sự tham gia của người dân

51

Chương 5: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận

53

5.3 Kiến nghị

54

TÀI LIỆU THAM KHẢO

56

PHẦN PHỤ LỤC

57

iii


DANH SÁNH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BQL


Ban quản lý

BVR

Bảo vệ rừng

CCKL

Chi cục kiểm lâm

KNKL

Khuyến nông lâm

KTXH

Kinh tế xã hội



Tỉnh Lâm Đồng

LNXH

Lâm nghiệp xã hội

NLKH

Nông Lâm kết hợp


NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
PCCR

Phòng chống cháy rừng

PTLN

Phát triển Lâm nghiệp

QLBVR

Quản lý bảo vệ rừng

TCĐC

Tổng cục địa chính

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

UBND

Ủy ban nhân dân

iv


Luận Văn Tốt Nghiệp


Chương 1
GIỚI THIỆU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Tài nguyên rừng là một kho tàng vô cùng quý báu, nếu chúng ta sử dụng
đúng mức vào trong việc phát triển tiềm năng lâm nghiệp. Trong những năm qua,
việc quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng còn lỏng lẻo, thiếu sự quan tâm
của các ban ngành liên quan, đặc biệt là ngành lâm nghiệp đã dẫn đến tài nguyên
rừng ngày càng bị suy giảm, vai trò phòng hộ của rừng bị giảm sút theo dẫn đến
thay đổi khí hậu, thiên tai xảy ra liên tục, các loại động thực vật quý hiếm đã dần
dần bị mất đi.
Trước tình hình diện tích rừng ngày càng bị giảm sút, vấn đề quan trọng là
do người dân tác động vào rừng với những hoạt động như: lấn chiếm đất rừng để
canh tác (làm rẫy, trồng hoa màu …), chặt phá rừng để lấy củi làm chất đốt, lấy gỗ
cho xây dựng, … Đặc biệt hơn là đời sống của cộng đồng dân cư sống phụ thuộc
hoàn toàn vào thiên nhiên càng trở nên nghèo đói và thiếu thốn. Cũng chính vì cuộc
sống đói nghèo mà nạn phá rừng để sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản của
người dân càng gia tăng. Đây chính là nguyên nhân chính dẫn đến tài nguyên rừng
ngày càng bị giảm sút nghiêm trọng.
Để giải quyết thực trạng trên, Đảng và Nhà nước ta đưa ra nhiều chính sách,
nhiều dự án đầu tư phát triển rừng nhằm góp phần bảo vệ, xây dựng và tiếp tục
phục hồi các hệ sinh thái rừng, phủ xanh đất hoang hóa, phát triển nông – lâm –
ngư nghiệp và thu hút hộ dân tham gia nghề rừng, tạo công ăn việc làm cho người
lao động, góp phần phát triển kinh tế – xã hội tại địa phương. Đây chính là những
hoạt động phát triển lâm nghiệp xã hội (LNXH), bởi vì cuộc sống của người dân
được ổn định thì họ mới gắn bó với rừng được bền vững và họ sẽ yên tâm hơn khi
tham gia nghề rừng. Đồng thời, góp phần thay đổi việc nhận thức của người dân tại
địa phương về vai trò cũng như chức năng của rừng.
1



Luận Văn Tốt Nghiệp

Theo đó, giao khoán đất rừng là một trong những chính sách phát triển nông
- lâm - ngư nghiệp và thu hút hộ dân tham gia nghề rừng. Khi được thực thi thì đất
thuộc quyền sở hữu của người dân và người dân sẽ yên tâm đầu tư về vốn, công
sức và thời gian trên phần đất được giao nhằm góp phần tăng thu nhập, giải quyết
được công ăn, lao động tại chổ, và phát triển kinh tế nông hộ và cộng đồng. Có như
vậy thì việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng mới được ổn định, tài nguyên rừng
sẽ được phát triển bền vững.
Phú Sơn là một xã miền núi thuộc vùng cao của huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm
Đồng, thiếu thốn về cơ sở hạ tầng cũng như về vật chất. Dân số sống tập trung và
phụ thuộc nhiều vào rừng. Trình độ dân trí của người dân và nhất là đồng bào dân
tộc còn thấp, nền sản xuất còn lạc hậu, thu nhập bình quân của từng hộ còn bấp
bênh. Vì vậy, diện tích rừng ngày càng giảm và dần dần bị thu hẹp, đất rừng ngày
càng mất đi do tình trạng phá rừng rất phổ biến và như là hoạt động chính để đem
lại thu nhập cho gia đình.
Để khắc phục tình trạng trên, Ban quản lý rừng Nam Ban thuộc huyện Lâm
Hà và Hạt kiểm lâm kết hợp với chính quyền địa phương đã và đang thực hiện một
số chủ trương, chính sách có liên quan đến phát triển lâm nghiệp xã hội, hỗ trợ vốn
cho người dân, triển khai giao đất cho nhân dân trồng rừng, khoán rừng cho nhân
dân chăm sóc và bảo vệ, khoanh nuôi phục hồi tái sinh rừng, thực hiện trồng rừng
mới trên diện tích đất quy hoạch của dự án. Đồng thời đẩy mạnh phát triển kinh tế
xã hội nhằm góp phần ổn định và từng bước nâng cao mức sống nhân dân tại nơi
nghiên cứu.
Mặc dù tại địa bàn còn rất nhiều vấn đề cần được nghiên cứu, nhưng do thời
gian và điều kiện không cho phép nên chúng tôi chỉ đi sâu nghiên cứu khía cạnh
giảm sút, bảo vệ và phục hồi tài nguyên rừng. Xuất phát từ thực tế thay đổi tài
nguyên rừng của Ban quản lý rừng Nam Ban, được sự đồng ý của Bộ môn Nông

Lâm kết hợp và LNXH, chúng tôi tiến hành đề tài: “Tìm hiểu nguyên nhân dẫn
đến giảm sút tài nguyên rừng và đánh giá kết quả các chương trình phát triển
rừng tại xã Phú Sơn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng”.

2


Luận Văn Tốt Nghiệp

Với khả năng, trình độ còn hạn chế và bước đầu làm quen với việc nghiên
cứu khoa học, nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi rất
mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của quý thầy cô, các cán bộ ban ngành có
liên quan và các bạn đồng nghiệp.
1.2 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Từ khi LNXH ra đời cho thấy rằng: rừng cây và con người có một mối quan
hệ khăng khít với nhau. Vai trò của con người là hết sức quan trọng. Có thể nói:
con người vừa là mục tiêu vừa là đối tượng và động lực rất quan trọng thúc đẩy
trong các hoạt động LNXH. Do đó, mọi hoạt động của LNXH gắn liền với mối
quan hệ tương hỗ giữa con người và rừng. Trong đó việc quản lý, bảo vệ và phát
triển rừng là một trong những hoạt động của LNXH mang ý nghĩa kinh tế - xã hội
và sinh thái sâu sắc. Không những thế, nó còn mang tính quần chúng rộng rãi đi
cùng với những chính sách, những dự án đang thực hiện.
Đề tài nghiên cứu này nhằm xác định nguyên nhân dẫn đến sự giảm sút tài
nguyên rừng và đánh giá được giải pháp nhằm hạn chế tốc độ suy thoái tài nguyên
rừng. Ngoài ra, cần chú trọng việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng nhằm phục
hồi rừng. Đồng thời, về phía các cơ quan ban ngành có liên quan cần quan tâm tạo
điều kiện cho người dân trong việc cải thiện kinh tế và đời sống vật chất của cộng
đồng nơi đây để họ yên tâm gắn bó lâu dài với rừng. Xã Phú Sơn là một địa điểm
thích hợp cho việc nghiên cứu và tìm hiểu về đề tài này. Do địa bàn nơi đây thuộc
vùng sâu, rất khó khăn trong việc đi lại, cuộc sống của người dân còn bấp bênh

chưa ổn định và phụ thuộc nhiều vào rừng.
Hiện nay, xã Phú Sơn được sự quan tâm, chỉ đạo của UBND tỉnh và sở
NN&PTNT đầu tư phát triển rừng nhằm phục hồi lại diện tích rừng đã bị mất. Phú
Sơn cũng là nơi tiêu biểu thể hiện nhiều hoạt động của cộng đồng dân cư đang tác
động rất lớn vào tài nguyên rừng. Như vậy, đề tài cần có sự giúp đỡ của các cơ
quan ban ngành như Ban quản lý rừng Nam Ban (đơn vị chủ quản), hạt Kiểm lâm,
UBND xã Phú Sơn, các trưởng thôn và người dân sinh sống trong xã Phú Sơn.

3


Luận Văn Tốt Nghiệp

Chương 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ

2.1 MỘT SỐ CHÍNH SÁCH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ BẢO VỆ,
PHÁT TRIỂN RỪNG, GIAO ĐẤT GIAO RỪNG VÀ LNXH
Trong hơn hai thập kỷ qua, chính phủ Việt Nam đã ưu tiên phát triển chính
sách lâm nghiệp quốc gia nhằm mục đích gìn giữ và phát triển tài nguyên rừng gắn
với phát triển kinh tế xã hội. Từ đó đã có khá nhiều nghiên cứu để đề xuất chính
sách và các mục tiêu của ngành lâm nghiệp:
Từ sau Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ 6 năm 1986 đến nay, Đảng và Nhà
nước ta chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần, phát triển kinh tế hàng hoá
gắn liền với cơ chế thị trường với sự quản lý của Nhà nước, chú trọng đến sự phát
triển kinh tế hộ gia đình, coi cơ chế hộ gia đình là đơn vị kinh tế cơ bản, tự chủ…
Trong giai đoạn này, nhiều chủ trương đã mở cửa cho LNXH phát triển. Quyết
định 171 quy định về quy chế quản lý các loại rừng: sản xuất, phòng hộ, đặc dụng,
trong quy định này ghi rõ cơ chế quản lý, quy hoạch 3 loại rừng, chức năng nhiệm
vụ của từng loại rừng trong phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường ở địa

phương và trong cả nước.
Đặc biệt là sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 7 năm 1992 đã khẳng định
vai trò kinh tế hộ gia đình và kinh tế xã hội miền núi. Từ đó, hàng loạt nghiên cứu
tập trung vào vấn đề kinh tế xã hội, phát triển các hệ thống canh tác… đã được thực
thi như sau:
- Nghị định 02/CP về giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, cá nhân, hộ gia đình
sử dụng vào mục đích lâm nghiệp, ban hành ngày 15.01.1994.
- Nghị định 01/CP về giao khoán đất sử dụng vào mục đích sản xuất lâm
nghiệp, nông nghiệp và thủy sản trong các doanh nghiệp nhà nước ban hành ngày
04.01.1995. Gần đây, thực hiện nghị định 163, đất lâm nghiệp thuộc đối tượng sản

4


Luận Văn Tốt Nghiệp

xuất sẽ được giao cho hộ gia đình, và như vậy còn lại đa số diện tích rừng phòng hộ
và đặc dụng được thực hiện theo Nghị định 01 là giao khoán.
- Nghị định 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 của Chính phủ về giao đất,
cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu
dài vào mục đích lâm nghiệp.
- Nghị quyết 22/NQ-TW của Bộ Chính Trị, QĐ 72/HĐBT, chỉ thị 525 TTg
về phát triển kinh tế xã hội miền núi đã làm thay đổi bước đầu về cơ sở hạ tầng tạo
môi trường kinh tế xã hội thuận lợi cho phát triển LNXH.
Với mục tiêu quản lý bảo vệ và sử dụng ngày càng tốt hơn tài nguyên thiên
nhiên để xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống người dân và phát triển bền vững
nguồn tài nguyên thiên nhiên. Trong những năm gần đây đã có nhiều chính sách
được ban hành có liên quan đến đầu tư và tín dụng trong các hoạt động LNXH:
- Chỉ thị số 202-CT về việc cho vay vốn sản xuất nông lâm ngư nghiệp đến
hộ gia đình ngày 28/06/1991.

- Quyết định 264/HĐBT ngày 22/07/1992 của chủ tịch Hội đồng bộ trưởng
về chính sách đầu tư và phát triển rừng.
- Nghị định số 14/CP về chính sách cho hộ vay vốn để sản xuất nông lâm
ngư nghiệp ngày 02/02/1993.
- Quyết định 202/TTg ngày 02/05/1994 vềquy định khoán bảo vệ rừng,
khoanh nuôi tái sinh rừng và trồng rừng.
- Quyết định 661/QĐ-TTg ngày 29/07/1998 của Thủ Tướng Chính phủ về
mục tiêu, nhiệm vụ và tổ chức thực hiện dự án về trồng mới 5 triệu ha rừng.
- Quyết định 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của Thủ Tướng Chính phủ
về quyền lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, thuê nhận khoán rừng.
- Chỉ thị 18/1999/CT-TTg, ngày 01/7/1999 của Thủ Tướng Chính Phủ về
một số biện pháp đẩy mạnh việc hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất ở nông thôn.

5


Luận Văn Tốt Nghiệp

- Thông tư liên tịch số 1442/1999/TTLT-TCĐT-BTC, ngày 12/9/1999 của
tổng Cục Địa chính và Bộ tài chính hướng dẫn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, theo chỉ thị số 18/1999/CT-TTg của Thủ Tướng Chính phủ.
Việc phát triển kinh tế xã hội là một trong những mục tiêu chung của
LNXH. Chính vì vậy, một số chính sách từ trước tới nay của Nhà nước đã ban hành
và thực thi về lâm nghiệp có liên quan đến phát triển kinh tế xã hội cũng không
nằm ngoài mục tiêu chung trên. Đó là giải quyết các vấn đề kinh tế của cộng đồng,
và giữ cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường. Những chính sách đó có thể được đề
cập đến những nội dung sau:
- Ngày 06.03.1968, Hội đồng Chính phủ ra nghị quyết số 38 về định canh
định cư kết hợp với công tác nông nghiệp ở miền núi.

- Ban chấp hành trung ương Đảng ra chỉ thị 29/CT-TW ngày 12.11.1983 về
việc đẩy mạnh giao đất giao rừng, xây dựng rừng và tổ chức kinh doanh theo
hướng nông lâm kết hợp (NLKH).
- Chỉ thị 100, Nghị quyết 10 của Bộ chính trị (1988) về đổi mới tổ chức lâm
nghiệp đã thúc đẩy các lâm trường quốc doanh áp dụng chế độ khoán sản phẩm đến
các hộ gia đình công nhân viên.
- Quyết định số 72-HBĐT về chủ trương chính sách cụ thể phát triển kinh tế
xã hội miền núi ngày 13.03.1990.
- Thông tư liên bộ số 01/TT/LB của Bộ Lâm Nghiệp và Tổng cục quản lý
ruộng đất ngày 06/12/1991 đã hướng dẫn việc giao rừng và đất để trồng rừng cho
các tổ chức và cá nhân để sử dụng vào mục đích lâm nghiệp.
- Quyết định số184 ngày 06.11.1992 của Hội đồng Bộ trưởng về việc đẩy
mạnh giao rừng cho tập thể và cá nhân trồng cây gây rừng.
- Nghị định 178 năm 2002 của Chính phủ về phân chia lợi ích cho người
nhận đất, nhận rừng.

6


Luận Văn Tốt Nghiệp

2.2 QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN VIỆC PHÂN CẤP QUẢN LÝ BẢO VỆ,
PHÁT TRIỂN RỪNG
Hiện tại chưa có quản lý rừng cấp xã, ấp. Một số xã có cử cán bộ kiêm
nhiệm nhưng không có quy chế rõ ràng, không có quỹ lương. Có thể nói vấn đề
quản lý rừng, lâm nghiệp ở từng cộng đồng chưa có cơ chế chính sách thoả đáng để
phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong công tác này. Hệ thống tổ chức ngành
lâm nghiệp chậm đổi mới, còn yếu và thiếu về biện pháp tổ chức thực hiện, chưa
xây dựng chiến lược phát triển lâm nghiệp lâu dài bền vững. Cơ chế chính sách cho
mô hình lâm trường công ích, lâm trường sản xuất chưa xác định được rõ ràng nên

trong thực tế rất khó khăn trong tổ chức hoạt động.
Trong những năm gần đây, đã có chính sách cho việc đổi mới lâm trường
quốc doanh như: giao tài nguyên cho lâm trường; các ban quản lý rừng có quyền tự
chủ trong kinh doanh, tổ chức hoạt động hổ trợ kỹ thuật, cung cấp đầu tư vào và
tìm kiếm thị trường cho cộng đồng trên địa bàn, đổi mới tổ chức, hành chính; nghĩa
là tăng tính tự chủ của lâm trường, các ban quản lý rừng trong kinh doanh, quản lý
bảo vệ và phát triển vốn rừng. Tuy nhiên, công tác này còn đang bước đầu và còn
có những trở ngại trong cơ chế cải cách hành chánh lâm nghiệp, kinh doanh…
Quyết định 245/QĐ-TTg đã quy định rõ về phân cấp quản lý rừng của các
đơn vị hành chính, điều này phân định rõ trách nhiệm tổ chức quản lý, bảo vệ và
phát triển rừng của từng cấp, từng địa phương, giúp cho việc quản lý tài nguyên
rừng được xác định rõ ràng và có định hướng phát triển. Nhiều địa phương đã từng
bước xây dựng bộ máy tổ chức quản lý bảo vệ và phát triển rừng theo chức năng
nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên, trong thực tế điều này còn đòi hỏi nhiều thời gian,
đặc biệt là nguồn nhân lực để có thể tổ chức tốt, đặc biệt là quản lý bảo vệ và phát
triển rừng ở cấp xã.
2.3 Ý NGHĨA THỰC TIỄN CÔNG TÁC GIAO ĐẤT GIAO RỪNG
2.3.1 Bảo vệ tài nguyên, đa dạng sinh học của rừng và cân bằng sinh thái

7


Luận Văn Tốt Nghiệp

Bảo vệ tài nguyên rừng là một trong những công việc quan trọng, trong đó
công tác giao khoán rừng là gắn trách nhiệm của người dân với rừng, đưa người
dân làm trọng tâm trong nghề rừng. Nhưng hiện nay, do sự tiếp cận thiếu hiểu biết
của cộng đồng bên ngoài vào rừng làm ảnh hưởng lớn đến nhiều diện tích rừng. Vì
nhu cầu cuộc sống buộc họ phải làm như vậy, họ không cần biết những ảnh hưởng
của rừng như thế nào, điều cần trước mắt là ổn định thu nhập cho cuộc sống của họ.

Đứng trước thực trạng tài nguyên rừng ngày càng bị suy giảm cả về số lượng và
chất lượng, Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương chính sách đúng đắn
nhưng phải phù hợp với xu thế phát triển lâm nghiệp hiện nay. Chính sách này
không những dễ áp dụng cho cộng đồng miền núi mà còn có thế áp dụng ở nhiều
khu vực khác. Trọng tâm là giao khoán rừng, trước mắt là bảo vệ rừng.
Ngày nay khi mà sự tác động quá mức của con người vào rừng, sự tiếp cận
của con người quá lớn làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, rừng không còn
giữ được sự phong phú của một số loài thực vật và nhiều muông thú sẽ không còn
nơi để trú ẩn. Công tác giao rừng được tiến hành với phương châm bảo vệ và tái tạo
lại sự phong phú của vốn rừng trước đây.
Hệ sinh thái trên trái đất bao gồm con người, đất, thực vật,… tất cả tồn tại
như một mắt xích chung nhất. Khi có một lý do nào đó mà một mắt xích bị phá vỡ
nó sẽ kéo theo sự mất đi của mắt xích khác. Nhưng để tồn tại thì mắt xích đó phải
có đầy đủ yếu tố để tồn tại. Tài nguyên rừng cũng như vậy, chúng phải có những
điều kiện cần như: các yếu tố về điều kiện tự nhiên đất, nước, không khí. Chúng
tồn tại theo chu trình cân bằng nhau, nếu một trong số các yếu tố này mất đi sẽ ảnh
hưởng đến sự tồn tại của cây. Ví dụ khi hệ thực vật rừng không còn thì hệ động vật
rừng cũng sẽ không tồn tại được,… Chính vì vậy, việc bảo vệ tài nguyên rừng phần
nào bảo vệ và giữ được các hệ sinh thái tồn tại trong tự nhiên, chúng tự điều chỉnh
và cân bằng.
2.3.2 Nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư với rừng
Người dân vùng nông thôn vốn kém hiểu biết, họ cho rằng tài nguyên rừng
do thiên nhiên ban tặng sẽ tồn tại vĩnh viễn, dẫu có mất đi trước mắt nhưng về lâu
8


Luận Văn Tốt Nghiệp

dài sẽ hình thành trở lại. Với suy nghĩ ấy mà người dân tác động vào rừng mà
không cần chú ý đến những lợi ích do rừng mang lại như: các giá trị sinh học, sinh

thái, khoa học, du lịch sinh thái; cũng như không chú ý đến những bất lợi do khai
thác gây ra như: lũ lụt, hạn hán,… Khi khai thác đến một lúc nào đó tài nguyên
rừng sẽ bị cạn kiệt thì dẫn đến cân bằng sinh thái sẽ không còn và những ảnh
hưởng như đã nói ở trên là không thể tránh khỏi.
2.4

MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN Ở TRƯỜNG ĐẠI
HỌC NÔNG LÂM
Sau đây là một vài kết quả nghiên cứu có liên quan từ các tài liệu của

Trường Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh.
(1) Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Luận, luận văn tốt nghiệp 2005, tại
Lâm trường Sông Kôn, Bình Định “Tìm hiểu về tiến trình giao khoán đất rừng Lâm
trường Sông Kôn thực hiện ở xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Thạnh”.
(2) Nghiên cứu của Trần Văn Hớn, luận văn tốt nghiệp 2005 “Xác định
nguyên nhân dẫn đến sự giảm sút tài nguyên rừng và đánh giá giải pháp nhằm hạn
chế tốc độ suy thoái tài nguyên rừng ở xã Sơn Kiên – huyện Hòn Đất – tỉnh Kiên
Giang”.
(3) Nghiên cứu của Trương Hải Vân (2007) với đề tài “Tìm hiểu sự tham gia
của người dân trong giao khoán bảo vệ rừng tại cộng đồng xã Đông Tiến-huyện
Hàm Thuận Bắc- Tỉnh Bình Thuận”.

9


Luận Văn Tốt Nghiệp

Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1 TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI TẠI ĐỊA PHƯƠNG
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
Xã Phú Sơn thuộc huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng có toạ độ địa lý
o

11 52’30” vĩ độ Bắc, 108o15 kinh độ Đông. Phía Bắc giáp xã Phi Liêng, Nam giáp
xã Đạ Đờn, Đông giáp xã Phi Tô, Tây giáp xã Đan Phượng.
Địa hình địa mạo: Có địa hình đồi núi, độ dốc lớn, có các dãy núi thấp dần
từ Bắc xuống Nam, diện tích bằng phẳng chiếm khoảng 5%. Độ cao bình quân
1.100 m, độ cao tuyệt đối: 1.500 – 1.600 m, độ cao tương đối: 250 – 300 m.
Khí hậu và thủy văn:
-

Nhiệt độ bình quân năm 21oC, nhiệt độ thấp nhất 16,4oC vào tháng 12,
nhiệt độ cao nhất 32,2oC vào tháng 4. Số giờ nắng bình quân 6,4
giờ/ngày.

-

Lượng mưa bình quân năm 1.625 m/m, lượng mưa cao nhất năm 1.967
m/m, lượng mưa thấp nhất năm 990 m/m. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng
10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

-

Độ ẩm bình quân năm 80,2%, lượng bốc hơi bình quân năm 1.070 m/m.
Hướng gió chính là gió Đông và gió Tây

-


Xã Phú Sơn có 3 nguồn suối chính là suối Dasebung, sông Da Dâng, suối
Dachomo, mặt suối rộng từ 4-8m, lưu lượng là 10m/s. lưư lượng mùa
khô là 1-2 m/s. mặt nước cao nhất là 1m. Thấp nhất là 0,3m.

Thổ nhưỡng: Xã Phú Sơn có các loại đất chính sau:
-

Đất phù sa sông suối

-

Đất dốc tụ ven sông suối màu xám trắng

10


Luận Văn Tốt Nghiệp

-

Đất ferelit màu vàng đỏ

-

Đất Feralit màu đỏ vàng

-

Đất Feralit màu đỏ vàng phát triển trên đá Pa xit


Hiện trạng đất đai và tài nguyên rừng: Tổng diện tích đất tự nhiên là 13.418
ha. Bao gồm:
o Đất lâm nghiệp 11.723 ha
o Đất có rừng 9.753 ha
o Đất không có rừng 1.979 ha
Toàn bộ đất lâm nghiệp có rừng và không có rừng của xã Phú Sơn thuộc
Ban quan lý rừng phòng hộ Nam Ban quản lý, đã giao khoán quản lý bảo vệ diện
tích là 4.950 ha. Số hộ nhận khoán là 595 hộ.
3.1.2 Tình hình dân cư và xã hội
Xã Phú Sơn được thành lập tháng 02/1925, trước năm 1950 chỉ có 3 thôn,
nay có 11 thôn. Trong đó có 4 thôn là dân tộc, chiếm 35% dân số. Thành phần dân
tộc gồm K’ho, Tày, Thái, Chil, Nùng, Thổ, Hoa nhưng chiếm đa số là dân tộc K’ho
với 60%. Tính tới ngày 31/12/2007, xã có 8.153 người và 1.682 hộ; trong đó nam
có 4.138 người, nữ có 4.015 người.
Các chương trình Lâm nghiệp đã thực hiện ở xã đó là chương trình 327,
chương trình 611, chương trình 135.
+ Diện tích rừng giao khoán theo chương trình 135 tại xã là 300 ha và các hộ
dân đã trồng rừng bằng vốn tự có.
+ Diện tích rừng giao khoán quản lý bảo vệ chủ yếu là rừng tự nhiên, chiếm
80% phần giao khoán.
Thu nhập chính của cộng đồng người dân tộc ở đây chủ yếu là từ tiền giao
khoán QLBVR, trồng và chăm sóc rừng của các nguồn dự án. Ngoài ra, bà con còn
tận thu nguồn lâm sản phụ theo mùa như song, mây, tre nứa, lồ ô, hạt dẻ … Thu
nhập từ nông nghiệp là không đáng kể, chỉ chiếm khoảng 30% tổng thu nhập.

11


Luận Văn Tốt Nghiệp


3.2 MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Phân tích đánh giá sự giảm sút tài nguyên rừng là do sự tác động của con
người gây ra, từ đó đưa ra giải pháp hữu hiệu làm hạn chế sự giảm sút tài nguyên
rừng. Sau khi hoàn thành đề tài sẽ đạt được những mục tiêu sau đây:
- Xác định các loại tài nguyên rừng hiện có tại khu vực nghiên cứu, để từ đó
biết được tình hình rừng ở đây như thế nào?
- Xác định mức độ làm giảm sút tài nguyên rừng, phân tích các nguyên nhân
nhằm biết được đâu là nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp làm cho rừng bị giảm sút.
- Xác định mối liên hệ giữa phân bố tài nguyên với các hoạt động kinh tế xã
hội của khu vực. Xem xét ảnh hưởng của các hoạt động dẫn đến sự suy thoái tài
nguyên rừng tại khu vực nghiên cứu.
- Đánh giá các giải pháp đã được thực thi nhằm làm giảm tốc độ suy thoái
tài nguyên rừng, đưa ra kiến nghị về kết quả thực hiện dự án trên. Đồng thời, đề
xuất những giải pháp thích hợp nhằm áp dụng cho điều kiện rừng ở đây được bền
vững và quy mô hơn nữa.
3.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
(1) Các loại tài nguyên rừng hiện có tại địa điểm nghiên cứu (đất rừng, rừng tự
nhiên, rừng trồng).
+ Hiện trạng sử dụng đất đai tại địa phương
+ Các loại tài nguyên rừng (thực vật, động vật)
(2) Các nguyên nhân gây suy thoái tài nguyên rừng.
+ Nguyên nhân trực tiếp (nạn chặt phá rừng, lấn chiếm đất rừng để
canh tác và nuôi trồng thủy sản, …)
+ Nguyên nhân gián tiếp (giao đất, giao rừng cho người dân, cá nhân
và tập thể)
(3) Mối liên hệ qua lại giữa sự phân bố tài nguyên với các hoạt động

12



Luận Văn Tốt Nghiệp

+ Mối liên hệ giữa tài nguyên với các hoạt động kinh tế xã hội
+ Ảnh hưởng của các hoạt động đến suy thoái tài nguyên rừng
(4) Đánh giá các giải pháp đã thực thi để duy trì tài nguyên rừng, hạn chế tốc
độ làm suy thoái tài nguyên rừng.
+ Các giải pháp (chương trình, dự án) đã được thực hiện
+ Kiến nghị từ một góc độ có hướng giải quyết tốt hơn.
3.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4.1 Phương pháp thu thập thông tin
+ Các thông tin thứ cấp qua thu thập tại văn phòng xã Phú Sơn và BQL rừng
Nam Ban:
- Các dữ liệu về điều kiện tự nhiên và tình hình dân sinh kinh tế và xã hội
của xã Phú Sơn.
- Các dữ liệu về điều kiện tự nhiên và tình hình dân sinh kinh tế và xã hội
của BQL rừng Nam Ban.
- Các số liệu liên quan đến các chương trình và dự án đã được áp dụng thực
hiện ở xã Phú Sơn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng (giao đất, giao rừng, chương
trình 661).
+ Các thông tin qua phỏng vấn và điều tra, gồm có:
(1) Phỏng vấn: Thông qua việc tiếp cận địa bàn nơi thực hiện đề tài nghiên
cứu, có những cuộc tiếp xúc với các hộ gia đình (đặc biệt là người dân nhận giao
khoán rừng và đất rừng). Phỏng vấn để tìm hiểu các hoạt động đã áp dụng trên diện
tích rừng và đất rừng họ đã nhận và những dự án ấy được thực hiện khi nào theo
quy định của chính quyền đảm nhiệm. Qua đó nhằm đánh giá được nguyên nhân
làm giảm sút tài nguyên rừng ở đây.
(2) Bản đồ tài nguyên phác hoạ: Có thể nhờ một số người dân sống lâu năm
hay cán bộ quản lý lâm nghiệp thông thạo về tình hình tài nguyên của khu vực

13



Luận Văn Tốt Nghiệp

nghiên cứu để phác hoạ cơ bản về bản đồ tài nguyên được phân chia trên cơ sở đất
và nước, dùng để mô tả điều kiện tự nhiên tại địa điểm nghiên cứu.
(3) Bản đồ lát cắt: Đi thực tế tại nơi nghiên cứu, đồng thời quan sát trực tiếp
để phác họa bản đồ nhằm thể hiện được bức tranh toàn cục thu nhỏ những tình hình
hoạt động sản xuất, những chi tiết về các tài nguyên, những ưu điểm và hạn chế của
địa điểm nghiên cứu.
(4) Cây và mạng lưới vấn đề: Mô tả được tổng thể toàn cục những tình hình
hoạt động sản xuất, những chi tiết về tài nguyên, những hạn chế trở ngại và triển
vọng phát triển.
(5) Thảo luận các nhóm điểm: Thông qua việc tiếp xúc với người dân trong
cộng đồng tại nơi nghiên cứu, sau đó tổ chức một cuộc họp nhóm để thảo luận với
nhau, bước đầu hướng dẫn và động viên thúc đẩy người dân làm sao cho họ hiểu từ
nhu cầu sản xuất của họ.
(6) Dòng thời gian và chiều hướng: Tổ chức một hay nhiều nhóm tại địa
điểm nghiên cứu. Điều quan trọng là giúp cho người nghiên cứu hiểu biết tốt hơn
về những sự kiện quan trọng trong lịch sử của cộng đồng tại nơi nghiên cứu, chính
những sự kiện ấy đã gây ra những tai hoạ tự nhiên như thế nào trong quá khứ (tài
nguyên rừng trước đây, giao khoá đất lâm nghiệp, trồng rừng, phá rừng, các hoạt
động sản xuất…).
3.4.2 Phương pháp phân tích thông tin
+ Phân tích SWOT: Dùng phương pháp SWOT để xác định điểm mạnh,
điểm yếu, các cơ hội có được và những rủi ro của cộng đồng tại nơi nghiên cứu.
Quá trình thực hiện phương pháp SWOT được tiến hành như sau:
- Lựa chọn thành phần nhóm và số người cần để thảo luận và đưa ra được
thế mạnh, điểm yếu, triển vọng và nguy cơ.
- Cử ra một thành viên của nhóm thảo luận ghi biên bản trên tờ giấy gồm 4

cột như sau: điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ.

14


Luận Văn Tốt Nghiệp

- Khi vấn đề được thảo luận xong và thông tin ghi trên tờ giấy được lấy làm
tài liệu phục vụ cho nghiên cứu đề tài.
+ Phân tích quá trình (CIPP):
Phân tích các nguyên nhân làm suy thoái tài nguyên rừng và mối liên hệ
giữa sự phân bố tài nguyên với các hoạt động làm cho tài nguyên rừng bị giảm sút.
Đồng thời phân tích và đánh giá các giải pháp đã thực thi để duy trì tài nguyên
rừng. Để thực hiện được điều này cần phải nắm rõ được tình hình sản xuất hoạt
động của cộng đồng, sự tác động của người dân vào rừng và diện tích đất lâm
nghiệp đang quản lý được người dân và cộng đồng sử dụng và bảo vệ.
Phân tích quá trình thực hiện dự án trong việc quản lý bảo vệ tài nguyên
rừng nhằm xác định những vướng mắc, những thuận lợi và khó khăn từ chính
quyền và các nhà quản lý lâm nghiệp. Đồng thời phân tích sự tác động của người
dân vào rừng. Từ đó tìm ra các giải pháp thích hợp nhất để tiếp tục thực hiện và
phục vụ cho rừng ở đây được tốt hơn, bền vững hơn. Như vậy, lý do cần phân tích
quá trình thực hiện nhằm đưa ra ý kiến và kiến nghị trong đề tài nghiên cứu này.
+ Tiến trình xác định nguyên nhân dẫn đến sự giảm sút tài nguyên rừng và
đánh giá các giải pháp:
Bước 1: Khảo sát và xác định tình hình tài nguyên rừng. Sau khi định hướng
được địa điểm hay khu vực nghiên cứu, bước đầu khảo sát tình hình tài nguyên
rừng cũng như tìm hiểu quá trình hoạt động của cộng đồng nơi đây, lập kế hoạch
chi tiết cho toàn bộ quá trình thực hiện. Muốn xác định được loại tài nguyên rừng,
thực hiện các vấn đề sau:
- Thu thập thông tin bao gồm: các số liệu, tài liệu, bản đồ và sơ đồ. Thu thập

các tài liệu có liên quan: số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã. Thu
thập các tài liệu, số liệu về hiện trạng tài nguyên rừng của xã. Thu thập các tài liệu,
số liệu về tình hình quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Thu thập các tài liệu về tình
hình sử dụng đất đai. Thu thập các văn bản pháp lý có liên quan.

15


Luận Văn Tốt Nghiệp

- Xác định nguyên nhân và hậu quả làm giảm sút tài nguyên: Nguyên nhân
trực tiếp, nguyên nhân gián tiếp.
Bước 2: Điều tra khảo sát thực địa và tìm hiểu nguyên nhân làm giảm sút tài
nguyên rừng:
- Điều tra và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp
- Điều tra đánh giá tình hình kinh tế xã hội
Muốn xác định chính xác nguyên nhân dẫn đến tài nguyên rừng bị giảm sút,
cần phải tiến hành hàng loạt các hoạt động như: xác định thành phần dân tộc, phân
loại kinh tế hộ, xác định tình hình hoạt động sản xuất và sự phụ thuộc của người
dân vào rừng … Các yếu tố này là cơ sở cho việc phân phối rừng và đất rừng.
Các công cụ đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA) và đánh giá
nhanh nông thôn (RRA) sau đây được sử dụng: phỏng vấn, dòng thời gian và chiều
hướng, phân loại kinh tế hộ, phân loại cây trồng lâm nghiệp, phân loại rừng, đánh
giá tiềm năng đất đai…
Bước 3: Tìm hiểu mối liên hệ giữa nhân tố tài nguyên với các hoạt động làm
suy thoái tài nguyên rừng.
Sự thay đổi phương thức lâm nông ngư nghiệp với phương châm phát triển
kinh tế nông lâm ngư theo mô hình kinh tế hộ gia đình, nhằm phát huy nội lực của
từng hộ gia đình và sự hỗ trợ ban đầu của Nhà nước về vốn xây dựng đồng ruộng,
hướng dẫn kỹ thuật, khuyến nông, vay vốn ưu đãi… để mô hình sớm đạt hiệu quả.

Đồng thời tạo vành đai bên ngoài để ổn định sản xuất cho hộ dân an tâm cuộc sống
vừa giữ gìn khu rừng bên trong dự án.
Bước 4: Mô tả, phân tích và đánh giá các giải pháp đã thực thi để duy trì tài
nguyên rừng. Thực hiện thông qua 3 bước nhỏ:
- Các giải pháp đã được thực hiện
- Đánh giá hiệu quả các giải pháp
- Đề xuất các kiến nghị khắc phục

16


Luận Văn Tốt Nghiệp

Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
4.1.1 Hiện trạng đất đai của xã Phú Sơn
Tổng diện tích đất quản lý của xã Phú Sơn: 13.418 ha, trong đó:
-

Đất quy hoạch cho lâm nghiệp: 11.732 ha, chia ra:
o Đất lâm nghiệp có rừng: 9.753 ha
o Đất lâm nghiệp không có rừng: 1.979 ha

-

Đất ngoài lâm nghiệp: 1.686 ha, gồm có:
o Đất có rừng: 105 ha
o Đất không có rừng: 1.763 ha


Theo đó, diện tích đất có rừng là 9.753 ha, trong đó phần rừng trên diện tích
đất quy hoạch cho lâm nghiệp chủ yếu là rừng tự nhiên (9.569 ha, chiếm 98,1%),
chỉ có 184 ha là rừng trồng, còn diện tích rừng ở đất ngoài lâm nghiệp hoàn toàn là
rừng trồng (105 ha).
Trong diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp thì ngoài diện tích đất trống
(Ib, Ic) là 964 ha vẫn có đất sản xuất nông nghiệp là 1.015 ha (chiếm 10,4%), còn
diện đất ngoài lâm nghiệp thì chỉ thuần túy đất nông nghiệp là 1.941 ha (theo sổ
sách thì đã có sự chênh lệch là 255 ha và hiện tại chưa được điều chỉnh).
Như vậy, số liệu thống kê về diện tích đất đai đã cho ta thấy, trong đất quy
hoạch cho lâm nghiệp vẫn có đất nông nghiệp và ngược lại đất ngoài lâm nghiệp
cũng có đất rừng trồng. Về mặt tài nguyên, chúng tôi sẽ quan tâm tới tài nguyên
động thực vật hiện được người dân sử dụng trên các loại đất quy hoạch cho lâm
nghiệp, nơi đang thuộc đối tượng quản lý của Ban quản lý rừng phòng hộ Nam
Ban, huyện Lâm Hà.

17


Luận Văn Tốt Nghiệp

4.1.2 Tình hình tài nguyên rừng
4.1.2.1 Phân bố diện tích các loại rừng
Sau đây là phân bố diện tích theo hiện trạng rừng trên 9.753 ha đất lâm
nghiệp của xã Phú Sơn:
Bảng 4.1: Diện tích (ha) các trạng thái rừng trên đất lâm nghiệp
Đối

Rừng lá rộng thường xanh


Rừng hỗn



(ha)

giao (ha)

Kim

Nứa trồng

tượng

Rừng

Nghèo

P.hồi

R-K

L-G

G-L

(ha)

(ha)


(ha)

4300

1677

1020

156

254

275

746

126

184

4232

1556

1001

156

247


271

738

124

184

68

121

19

7

4

8

2

Giàu

TB

Tổng

1015


SX

1015

PH

Tre

(Ghi chú: SX- rừng sản xuất, PH- rừng phòng hộ)
Nhận xét:
- Có tới 10 trạng thái rừng các loại là rừng giàu, rừng trung bình, rừng
nghèo, rừng phục hồi (thuộc rừng lá rộng thường xanh), rừng hỗn giao lá rộng-lá
kim, rừng hỗn giao lồ ô-gỗ, rừng hỗn giao gỗ-lồ ô (thuộc rừng hỗn giao), rừng lá
kim, rừng tre nứa và rừng trồng. Trong đó diện tích rừng lá rộng chiếm 82,2%,
rừng hỗn giao chiếm 7,0% và các loại rừng khác chiếm 10,8%.
- Trên tổng diện tích rừng lá rộng thường xanh thì diện tích rừng trung bình
chiếm ưu thế (4.300 ha chiếm 44,1%), diện tích rừng giàu là thấp nhất (1.015 ha,
chiếm 10,4%). Điều đó cũng có nghĩa là tài nguyên gỗ ở khu vực này thực sự là
không còn nhiều.
- Tổng diện tích các loại rừng thuộc đối tượng sản xuất là 9.524 ha (chiếm
tới 97,7% tổng diện tích), phần còn lại 229 ha là đối tượng rừng phòng hộ. Hiện
trạng rừng thuộc đối tượng là rừng sản xuất thì đa dạng, còn thuộc đối tượng phòng
hộ chủ yếu là rừng lá rộng nghèo kiệt. Vấn đề suy giảm tài nguyên diễn ra tại đây
chủ yếu thuộc đối tượng rừng sản xuất.

18


×