Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Đánh giá kết quả công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (672.28 KB, 71 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-------------------

NGUYỄN HOÀNG HIỆP

Tên đề tài:

“ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÔNG TÁC CHUYỂN QUYỀN
SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI TỪ,
TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2011 - 2013”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

:

Chuyên ngành :
Khoa
:
Khoá học
:

CHÍNH QUY
ĐỊA CHÍNH MÔI TRƯỜNG
QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN
2010 - 2014

THÁI NGUYÊN, NĂM 2014



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-------------------

NGUYỄN HOÀNG HIỆP

Tên đề tài:

“ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÔNG TÁC CHUYỂN QUYỀN
SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI TỪ,
TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2011 - 2013”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành : Địa chính Môi trường
Khoa
: Quản lý Tài nguyên
Khoá học
: 2010 - 2014
Giáo viên hướng dẫn: TS. VŨ THỊ QUÝ
Khoa Quản lý tài nguyên - Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Thái Nguyên, năm 2014


LỜI CẢM ƠN

“Lý thuyết đi đôi với thực tiễn” luôn là phương thức quan trọng và là
sự cố gắng nỗ lực trong công tác giảng dạy tại các trường Đại học hiện nay.
Xuất phát từ nhu cầu đó, được sự đồng ý của khoa Quản lý tài nguyên
- Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, em tiến hành thực tập tốt nghiệp
tại Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Đại Từ - Tỉnh Thái Nguyên.
Thời gian thực tập đã kết thúc và em đã có được kết quả cho riêng mình.
Em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu, Ban chủ
nhiệm khoa Quản lý tài nguyên, đặc biệt là cô giáo TS. Vũ Thị Quý - người
đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn em hoàn thành tốt khoá luận tốt nghiệp,
người đã luôn cố gắng hết mình vì sự nghiệp giáo dục và đào tạo.
Em xin gửi lời cảm ơn tới các bác, các cô chú, các anh chị đang ông
tác tại phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Đại Từ đã nhiệt tình giúp đỡ,
chỉ bảo để cháu có được thành công như ngày hôm nay.
Cảm ơn gia đình và người thân của tôi đã luôn cổ vũ, động viên tôi
trong suốt thời gian thực tập.
Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu có hạn, kinh nghiệm còn hạn chế
nên em không thể tránh khỏi những sai sót. Vì vậy em mong được sự giứp
đỡ của các thầy cô để khoá luận của em được tốt hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm!
Thái Nguyên, ngày.... tháng.... năm 2014
Sinh viên

Nguyễn Hoàng Hiệp


MỤC LỤC
Trang
Phần 1. MỞ ĐẦU ....................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................. 1
1.2. Mục đích của đề tài ............................................................................... 2

1.3. Yêu cầu của đề tài ................................................................................. 3
1.4. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................. 3
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ...................................................................... 4
2.1.1. Cơ sở pháp lý của đề tài .................................................................. 4
2.1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài................................................................ 5
2.2. Các nội dung về chuyển quyền sử dụng đất ........................................... 6
2.2.1. Các hình thức chuyển quyền sử dụng đất ........................................ 6
2.2.2. Điều kiện thực hiện quyền chuyển quyền sử dụng đất .................... 9
2.2.3. Hồ sơ thực hiện các quyền chuyển quyền sử dụng đất .................... 9
2.3. Thực trạng công tác chuyển quyền sử dụng đất ở việt nam .................. 11
2.3.1. Thực trạng công tác chuyển quyền sử dụng đất ở một số tỉnh ....... 11
2.3.2. Thực trạng công tác chuyển quyền sử dụng đất tỉnh Thái Nguyên...... 12
Phần 3. ĐỐI TƯƠNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU... 13
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ........................................ 13
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................... 13
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 13
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu của đề tài ........................................ 13
3.3. Nội dung nghiên cứu đề tài .................................................................. 13
3.3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Đại Từ ......... 13
3.3.2. Đánh giá Tình hình quản lý và sử dụng đất đai ở huyện Đại Từ ......... 13
3.3.3. Đánh giá thực trạng công tác chuyển quyền sử dụng đất tại
địa bàn huyện Đại Từ giai đoạn 2011 - 2013 .......................................... 13


3.3.4. Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất qua ý kiến
người dân và cán bộ làm công tác chuyển quyền sử dụng đất ................. 13
3.4.5. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong công tác chuyển
quyền sử dụng đất và nguyên nhân, giải pháp khắc phục ........................ 13
3.4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 13

3.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu .......................................... 13
3.4.2. Phương pháp thống kê .................................................................. 14
3.4.3. Phương pháp so sánh .................................................................... 14
Phần 4. KẾT QUẢ THẢO LUẬN ........................................................... 15
4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Đại Từ ................. 15
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................ 15
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.............................................................. 21
4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi
trường tác động đến việc sử dụng đất đai của huyện Đại Từ ................... 25
4.2. Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất đai ở huyện Đại Từ............ 27
4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Đại Từ ..................................... 27
4.2.2. Tình hình quản lý đất đai của huyện Đại Từ ................................. 28
4.3. Đánh giá thực trạng công tác chuyển quyền sử dụng đất đai tại địa
bàn huyện Đại Từ giai đoạn 2011-2013...................................................... 32
4.3.1. Kết quả công tác chuyển quyền sử dụng đất ................................. 32
4.4. Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất qua ý kiến người
dân và cán bộ làm công tác chuyển quyền sử dụng đất ............................... 50
4.4.1. Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất thông qua ý kiến của
cán bộ làm công tác chuyển quyền sử dụng đất……………………………51
4.4.2. Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất thông qua ý kiến của
người dân…………………………………………………………………..53


4.5. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong công tác chuyển quyền
sử dụng đất và nguyên nhân, giải pháp khắc phục ...................................... 54
4.5.1. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong công tác chuyển
quyền sử dụng đất đai ............................................................................. 54
4.5.2. Một số nguyên nhân và giải pháp khắc phục................................. 55
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................... 57
5.1. Kết luận ............................................................................................... 57

5.2. Đề nghị ................................................................................................ 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 59


LỜI CẢM ƠN
“Lý thuyết đi đôi với thực tiễn” luôn là phương thức quan trọng và là
sự cố gắng nỗ lực trong công tác giảng dạy tại các trường Đại học hiện nay.
Xuất phát từ nhu cầu đó, được sự đồng ý của khoa Quản lý tài nguyên
- Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, em tiến hành thực tập tốt nghiệp
tại Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Đại Từ - Tỉnh Thái Nguyên.
Thời gian thực tập đã kết thúc và em đã có được kết quả cho riêng mình.
Em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu, Ban chủ
nhiệm khoa Quản lý tài nguyên, đặc biệt là cô giáo TS. Vũ Thị Quý - người
đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn em hoàn thành tốt khoá luận tốt nghiệp,
người đã luôn cố gắng hết mình vì sự nghiệp giáo dục và đào tạo.
Em xin gửi lời cảm ơn tới các bác, các cô chú, các anh chị đang ông
tác tại phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Đại Từ đã nhiệt tình giúp đỡ,
chỉ bảo để cháu có được thành công như ngày hôm nay.
Cảm ơn gia đình và người thân của tôi đã luôn cổ vũ, động viên tôi
trong suốt thời gian thực tập.
Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu có hạn, kinh nghiệm còn hạn chế
nên em không thể tránh khỏi những sai sót. Vì vậy em mong được sự giứp
đỡ của các thầy cô để khoá luận của em được tốt hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm!
Thái Nguyên, ngày.... tháng.... năm 2014
Sinh viên

Nguyễn Hoàng Hiệp



DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1:

Diện tích, dân số và mật độ dân số huyện Đại Từ năm 2012 ........ 23

Bảng 4.2:

Hiện trạng sử dụng đất của huyện Đại Từ năm 2013 ............... 27

Bảng 4.3:

Biến động diện tích đất đai của huyện Đại Từ giai đoạn
2011- 2013 .............................................................................. 29

Bảng 4.4:

Kết quả công tác chuyển quyền sử dụng đất của huyện
Đại Từ giai đoạn 2011- 2013................................................... 32

Bảng 4.5:

Kết quả chuyển quyền sử dụng đất theo mục đích sử dụng ..... 35

Bảng 4.6:

Kết quả công tác chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo
đơn vị hành chính của huyện Đại Từ giai đoạn 2011-2013...... 36

Bảng 4.7:


Kết quả công tác chuyển nhượng quyền sử dụng đất ............... 37

Bảng 4.8:

Kết quả công tác tặng cho quyền sử dụng đất của huyện
Đại Từ giai đoạn 2011 - 2013.................................................. 39

Bảng 4.9:

Kết quả tặng cho quyền sử dụng đất theo mục đích sử dụng ........ 40

Bảng 4.10: Kết quả tặng cho theo đơn vị hành chính................................. 41
Bảng 4.11: Kết quả thừa kế QSDĐ giai đoạn 2011 - 2013 ........................ 43
Bảng 4.12: Kết quả thừa kế quyền sử dụng đất theo mục đích sử dụng ..... 44
Bảng 4.13: Kết quả thừa kế quyền sử dụng đất theo đơn vị hành chính ..... 45
Bảng 4.14: Kết quả thực hiện công tác thế chấp quyền sử dụng đất
của huyện Đại Từ giai đoạn 2011 - 2013 ................................. 47
Bảng 4.15: Kết quả thế chấp quyền sử dụng đất theo mục đích sử dụng ........ 48
Bảng 4.16: Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất qua ý kiến
cán bộ phòng tài nguyên và môi trường .................................. 51
Bảng 4.17: Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất qua ý kiến
cán bộ VPĐK QSDĐ .............................................................. 52
Bảng 4.18: Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất qua ý kiến
người sử dụng đất.................................................................... 53


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1. Bản đồ hành chính huyện Đại Từ năm 2013 .............................. 15

Hình 4.2. Kết quả tặng cho QSDĐ huyện Đại Từ giai đoạn 2011 - 2013 ....... 39
Hình 4.3. Kết quả thừa kế QSDĐ huyện Đại Từ giai đoạn 2011 - 2013 .... 43
Hình 4.4. Kết quả thế chấp QSDĐ huyện Đại Từ giai đoạn 2011 - 2013 ....... 47


1

Phần 1

MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Nói về tầm quan trọng của đất đai từ rất lâu trước đây Karl Marx đã
từng nói: “Đất là mẹ, sức lao động là cha, sản sinh ra mọi thứ của cải vật
chất”. Chính vì vậy quá trình khai thác và SDĐ đai phải luôn gắn liền với sự
phát triển của xã hội.
Đất đã tạo ra con người và con người cùng với sức lao động, cộng với
trí thông minh tuyệt vời của mình đã làm thay đổi hẳn bộ mặt của trái đất.
Cũng từ đó, đất đai trở thành điều kiện sinh tồn, thành cơ sở để thực hiện quá
trình sản xuất, tạo ra của cải vật chất cho sản xuất. Mọi quá trình sản xuất và
các hoạt động của con người đều cần đến một mặt bằng và khoảng không gian
lãnh thổ nhất định. Nếu không có đất đai thì không có một ngành nào, một xí
nghiệp nào có thể hoạt động được. Như vậy, nếu không có đất thì sẽ không có
sản xuất, không có sự tồn tại của con người.
Đất là bất động sản nhưng luôn “động” QSDĐ được người dân trao đổi
trên thị trường khiến cho thị trường đất đai trở thành một thị trường nóng và
sôi động rất khó quản lý. Các hình thức chuyển quyền diễn ra mạnh, người
dân ngày càng có nhiều nhu cầu SDĐ cho ở, kinh doanh,… để đảm bảo cho
mọi hoạt động chuyển quyền diễn ra hợp lý theo pháp luật thì công tác quản
lý hoạt động này cần phải thường xuyên hơn.
Để quản lý chặt chẽ và sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài

nguyên quý giá này thì Nhà nước ta đã sớm ban hành và hoàn thiện các văn
bản luật về đất đai: như các Luật Đất đai năm 1987, 1993 và mới đây nhất là
Luật Đất đai năm 2003. Và chuyển QSDĐ là một trong những quyền lợi cơ
bản của người sử dụng đất đã được quy định. Chuyển QSDĐ là một hoạt
động diễn ra thường xuyên từ xưa tới nay và tồn tại dưới nhiều hình thức đa
dạng. Tuy nhiên chỉ đến Luật đất đai năm 1993 chuyển QSDĐ mới được quy
định một cách có hệ thống và các hình thức chuyển quyền cũng như các trình
tự, thủ tục thực hiện chúng. Trong quá trình thực hiện và sửa đổi bổ sung Luật


2

Đất đai 2003 ra đời hoàn thiện hơn và khắc phục những tồn tại của Luật đất
đai năm 1993 những vấn đề về chuyển QSDĐ được quy định chặt chẽ và cụ
thể về số hình thức chuyển quyền cũng như nhiều vấn đề liên quan khác.
Đại Từ là một huyện miền núi, nằm ở phía bắc tỉnh Thái Nguyên , cách
thành phố Thái Nguyên 25km. Nhờ đó các hoạt động thương mại dịch vụ,
giao lưu trao đổi hàng hóa phát triển ngày càng sôi động. Sự phát triển đó đã
kéo theo những vấn đề liên quan trực tiếp đến đất đai và trong những năm trở
lại đây việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của Nhà nước đại diện chủ sở hữu và
chủ sử dụng đất trong quản lý và sử dụng đất đai đã đạt nhiều thành tích đáng
kể, tuy nhiên song vẫn gặp nhiều khó khăn, những tồn tại nhất định trong quá
trình thực hiện Luật Đất đai, đặt ra nhiều thách thức cho công tác quản lý Nhà
nước về đất đai nói chung và công tác thực hiện các quyền của các chủ thể sử
dụng đất nói riêng. Do đó, để thấy được những mặt tồn tại và yếu kém trong
công tác quản lý Nhà nước về đất đai nói chung và trong việc đảm bảo quyền
lợi cũng như nghĩa vụ của Nhà nước, chủ sử dụng trong quá trình quản lý và
sử dụng đất đai, ta cần phải đánh giá một cách khách quan những kết quả đã
đạt được, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm quản lý và sử dụng
đất đai một cách hiệu quả nhất.

Xuất phát từ thực tiễn, tầm quan trọng của những vấn đề trên, được sự
nhất trí của Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm, ban chủ nhiệm khoa
Tài nguyên và Môi trường và đặc biệt dưới sự hướng dẫn tận tình của cô giáo
T.S Vũ Thị Quý em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết quả công tác
chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
giai đoạn 2011 - 2013”.
1.2. Mục đích của đề tài
- Đánh giá thực trạng công tác chuyển quyền sử dụng đất tại huyện
Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 - 2013 nhằm xác định những thuận
lợi, khó khăn từ đó đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn
trong công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Đại Từ giai
đoạn 2011 - 2013...


3

1.3. Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá được về điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của địa phương
làm cơ sở cho việc đánh giá công tác chuyển quyền
- Đánh giá nội dung của công tác chuyển quyền SDĐ đai theo quy định
của Luật Đất đai 2003, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai
của trung ương và địa phương.
- Đánh giá thực trạng của công tác chuyển quyền SDĐ đang diễn ra ở
địa phương trong thời gian qua. Thu thập số liệu điều tra đảm bảo tính trung
thực, khách quan.
- Đánh giá được mức độ quan tâm của người dân về công tác chuyển quyền
sử dụng đất.
- Xác định những khó khăn và đề xuất các giải pháp khắc phục khó
khăn đó trong công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Đại Từ
giai đoạn 2011 - 2013.

1.4. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa trong học tập: Thông qua thời gian thực tập sẽ giúp sinh viên
tiếp cận với các công việc thực tế tại địa phương nhằm áp dụng được các kiến
thức đã được học trong nhà trường, đồng thời làm phong phú hơn các kiến
thức thực tế, linh hoạt trong áp dụng lý thuyết ra thực tiễn đặc biệt là xung
quanh những vấn đề nghiên cứu. Mặt khác, trong quá trình thực tập tạo cơ hội
khẳng định mình, từ đó sẽ làm tốt các công việc sau khi tốt nghiệp ra trường.
- Ý nghĩa trong thực tiễn: Việc đánh giá kết quả chuyển quyền sử dụng
đất sẽ giúp sinh viên hiểu rõ hơn về công tác quản lý Nhà nước về đất đai tại địa
phương, từ đó có thể đưa ra nhưng giải pháp khả thi để giải quyết những khó
khăn và hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước về đất đai trong thời gian tiếp.


4

Phần 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Cơ sở pháp lý của đề tài
2.1.1.1. Một số các văn bản pháp quy của Nhà nước ban quy định liên quan
tới công tác chuyển quyền sử dụng đất
- Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992.
- Luật Đất đai 2003 ban hành ngày 26/11/2003 được Quốc hội thông qua
gồm 8 hình thức chuyển QSDĐ: chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê
lại, thừa kế, tặng cho QSDĐ, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị QSDĐ.
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của chính phủ về thi
hành Luật Đất đai.
- Nghị định 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của chính phủ về thu
tiền SDĐ

- Luật dân sự năm 2005 Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005.
- Thông tư liên tịch số 30/2005/TTLT/BTC-BTNMT ngày 18/04/2005
hướng dẫn việc luân chuyển hồ sơ của người SDĐ thực hiện nghĩa vụ tài chính.
- Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT/BTP-BTNMT ngày 16/06/2005
của Bộ tư pháp và Bộ tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc đăng ký thế
chấp, bảo lãnh bằng giá trị QSDĐ, tài sản gắn liền với đất.
- Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT/BTP-BTNMT ngày 13/06/2006
về sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư liên tịch số
05/2005/TTLT/BTP-BTNMT ngày 16 tháng 06 năm 2005 của Bộ tư pháp và
Bộ tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng
giá trị QSDĐ, tài sản gắn liền với đất.
- Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT/BTP-BTNMT ngày 13/06/2006
của Bộ tư pháp và Bộ tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc công chứng,
chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người SDĐ.
- Quyết định số 08/2006/QĐ-BTNMT ngày 21/07/2006 của Bộ tài
nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy định về GCN QSDĐ.


MỤC LỤC
Trang
Phần 1. MỞ ĐẦU ....................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................. 1
1.2. Mục đích của đề tài ............................................................................... 2
1.3. Yêu cầu của đề tài ................................................................................. 3
1.4. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................. 3
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ...................................................................... 4
2.1.1. Cơ sở pháp lý của đề tài .................................................................. 4
2.1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài................................................................ 5

2.2. Các nội dung về chuyển quyền sử dụng đất ........................................... 6
2.2.1. Các hình thức chuyển quyền sử dụng đất ........................................ 6
2.2.2. Điều kiện thực hiện quyền chuyển quyền sử dụng đất .................... 9
2.2.3. Hồ sơ thực hiện các quyền chuyển quyền sử dụng đất .................... 9
2.3. Thực trạng công tác chuyển quyền sử dụng đất ở việt nam .................. 11
2.3.1. Thực trạng công tác chuyển quyền sử dụng đất ở một số tỉnh ....... 11
2.3.2. Thực trạng công tác chuyển quyền sử dụng đất tỉnh Thái Nguyên...... 12
Phần 3. ĐỐI TƯƠNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU... 13
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ........................................ 13
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................... 13
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 13
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu của đề tài ........................................ 13
3.3. Nội dung nghiên cứu đề tài .................................................................. 13
3.3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Đại Từ ......... 13
3.3.2. Đánh giá Tình hình quản lý và sử dụng đất đai ở huyện Đại Từ ......... 13
3.3.3. Đánh giá thực trạng công tác chuyển quyền sử dụng đất tại
địa bàn huyện Đại Từ giai đoạn 2011 - 2013 .......................................... 13


6

về đất đai còn hạn chế, các hộ chưa thấy được tầm quan trọng của tính pháp lý
đối với đất đai mà các hộ đang có. Còn rất nhiều hộ tự ý chuyển quyền sử dụng
cho nhau mà không thông qua pháp luật, chính vì vậy công tác quản lý nhà nước
về đất đai còn khó khăn.
Bắt đầu từ khi có Luật đất đai 1993, Luật đất đai 2003 đến nay cùng
với sự cố gắng trong công tác tuyên truyền pháp luật đến người dân thì công
tác quản lý có nhiều thay đổi khả quan hơn trước. Người dân ý thức hơn về
vấn đề QSDĐ và việc thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý về chuyển quyền
SDĐ. Đây là một trong những nội dung cần phát huy hơn nữa nhằm tạo tiền

đề cho người dân tích cực tham gia sản xuất phát triển kinh tế nói riêng và
cho huyện nói chung trong việc thu hút các nguồn đầu tư từ bên ngoài để
xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống cho nhân dân, thay đổi bộ mặt
của huyện trong tương lai.
2.2. Các nội dung về chuyển quyền sử dụng đất
2.2.1. Các hình thức chuyển quyền sử dụng đất
2.2.1.1. Quyền chuyển đổi quyền sử dụng đất
Quyền chuyển đổi QSDĐ là quyền mà người SDĐ được tự động
chuyển đổi đất đai cho nhau, thực chất của hoạt động đổi đất cho nhau là bao
hàm việc “ đổi đất lấy đất ” giữa các chủ thể SDĐ nhằm mục đích chủ yếu là
tổ chức lại sản xuất cho phù hợp với tình hình của các hộ gia đình sản xuất
nông nghiệp, khắc phục tình trạng manh mún, phân tán đất đai như hiện nay
(Nguyễn Khắc Thái Sơn, 2007)
Việc chuyển đổi QSDĐ nông nghiệp chỉ được thực hiện giữa các hộ gia
đình, cá nhân trong cùng một xã, phường, thị trấn theo khoản 2 điều 113 của
Luật Đất đai 2003 và điều 99 của Nghị định 181/2004/NĐ-CP.
Ngoài ra, theo điều 102 của Nghị định 181/2004/NĐ-CP quy định hộ
gia đình, cá nhân SDĐ nông nghiệp do được Nhà nước giao đất hoặc do
chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, nhận tặng cho QSDĐ hợp
pháp từ người khác thì được chuyển đổi đất nông nghiệp đó cho hộ gia đình,
cá nhân khác trong cùng một xã, phường, thị trấn để thuận lợi cho sản xuất
nông nghiệp; Hộ gia đình, cá nhân chuyển đổi QSDĐ nông nghiệp theo chủ


7

trương chung về “dồn điền đổi thửa” thì không phải nộp thuế thu nhập từ việc
chuyển quyền SDĐ, lệ phí trước bạ, lệ phí địa chính.
Trình tự thủ tục của chuyển đổi quyền SDĐ được quy định tại điều 126
của Luật đất đai 2003 và điều 147 của Nghị định 181/2004/NĐ-CP.

2.2.1.2. Quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Chuyển nhượng QSDĐ là một trong các hình thức chuyển quyền SDĐ
phổ biến nhất. Thực chất chuyển nhượng QSDĐ là việc chuyển quyền SDĐ
cho người khác trên cơ sở có giá trị, người nhận QSDĐ phải trả cho người có
đất một khoản tiền hoặc hiện vật tương ứng với chi phí mà họ đã bỏ ra để có
được QSDĐ và tất cả những chi phí đầu tư làm tăng giá trị của đất (Nguyễn
Khắc Thái Sơn, 2007).
Luật đất đai 2003 chỉ cho phép chuyển nhượng QSDĐ khi đảm bảo đủ
các điều kiện quy định tại điều 106.
Theo Nghị định 181/2004/NĐ - CP (2004) tại điều 103 quy định cụ thể
các trường hợp được nhận chuyển nhượng QSDĐ trừ các trường hợp sau:
1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng,
nhận tặng cho QSDĐ đối với các trường hợp mà pháp luật không cho phép
chuyển nhượng, tặng cho QSDĐ.
2. Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng QSDĐ chuyên trồng
lúa nước, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ
trường hợp được chuyển mục đích QSDĐ theo quy hoạch, kế hoạch SDĐ đã
được xét duyệt.
3. Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không
được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho QSDĐ chuyên trồng lúa nước.
4. Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng
cho QSDĐ ở, đất nông nghiệp trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu
phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng; trong khu vực rừng phòng hộ nếu
không sinh sống trong khu vực rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đó.
Trình tự, thủ tục chuyển nhượng QSDĐ được quy định cụ thể tại điều
127 của Luật đất đai 2003 và điều 148 của Nghị định 181/2004/NĐ-CP.


8


2.2.1.3. Quyền cho thuê và cho thuê lại quyền sử dụng đất
Cho thuê và cho thuê lại QSDĐ là việc người SDĐ nhường QSDĐ của
mình cho người khác theo sự thỏa thuận trong một thời gian nhất định bằng
hợp đồng theo quy định của pháp luật.
Cho thuê khác với cho thuê lại QSDĐ. Cho thuê QSDĐ là việc người
SDĐ nhường QSDĐ của mình cho người khác mà đất đó không có nguồn gốc
đất thuê. Còn cho thuê lại QSDĐ là việc người SDĐ nhường QSDĐ của mình
cho người khác mà đất đó có nguồn gốc là đất thuê. Trong Luật đất đai 1993
thì việc cho thuê lại chỉ diễn ra với đất mà người SDĐ thuê lại của Nhà nước
trong một số trường hợp nhất định, còn trong Luật đất đai 2003 thì không cấm
việc cho thuê lại (Nguyễn Khắc Thái Sơn, 2007) [3].
Trình tự, thủ tục đăng ký cho thuê, cho thuê lại QSDĐ được quy định tại
điều 128 của Luật đất đai 2003 và điều 149 của Nghị định 181/2004/NĐ-CP.
2.2.1.4. Quyền thừa kế quyền sử dụng đất
Thừa kế QSDĐ là việc người SDĐ khi chết đi để lại QSDĐ của mình
cho người khác theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Quyền thừa kế QSDĐ được quy định chủ yếu trong Bộ luật Dân sự.
Tại khoản 5 điều 113 của Luật đất đai 2003 và điều 99 của Nghị định
181/2004/NĐ-CP quy định quyền thừa kế QSDĐ:
1. Cá nhân có quyền để thừa kế QSDĐ của mình theo di chúc hoặc
theo pháp luật.
2. Hộ gia đình được Nhà nước giao đất, nếu trong hộ có thành viên chết thì
QSDĐ của thành viên đó được để thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.
3. Trường hợp người được thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước
ngoài thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 điều 121 của Luật này thì được
nhận thừa kế QSDĐ; nếu không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 điều
121 của Luật này thì được hưởng giá trị của phần thừa kế đó.
Trình tự, thủ tục của việc đăng ký thừa kế QSDĐ được quy định cụ thể
tại điều 129 Luật đất đai 2003 và điều 151 của Nghị định 181/2004/NĐ-CP.



9

2.2.2. Điều kiện thực hiện quyền chuyển quyền sử dụng đất
Theo Luật đất đai 2003 tại điều 106 của Luật đất đai quy định như sau:
Người SDĐ được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho
thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho QSDĐ; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng
QSDĐ theo quy định tại khoản 2 điều 110; khoản 2 và khoản 3 điều 112; các
khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 điều 113; khoản 2 điều 115; điểm b khoản 1, các
điểm b, c, d, đ và e khoản 3 điều 119; điểm b khoản 1, điểm b và c khoản 2
điều 120 của Luật này khi có các điều kiện sau đây:
a/ Có GCN QSDĐ;
b/ Đất không có tranh chấp;
c/ QSDĐ không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d/ Trong thời hạn SDĐ.
2.2.3. Hồ sơ thực hiện các quyền chuyển quyền sử dụng đất
2.2.3.1. Hồ sơ thực hiện quyền chuyển đổi quyền sử dụng đất
Hồ sơ gồm hợp đồng chuyển đổi QSDĐ và GCN QSDĐ hoặc một
trong các loại giấy tờ về QSDĐ quy định tại khoản 1,2 và 5 điều 50 của Luật
đất đai 2003 (nếu có).
Hợp đồng chuyển đổi QSDĐ của hộ gia đình, cá nhân phải có chứng
thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất hoặc chứng nhận
của công chức Nhà nước.
Hồ sơ chuyển đổi QSDĐ nộp tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất
để chuyển cho văn phòng đăng ký QSDĐ.
2.2.3.2. Hồ sơ thực hiện quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Hồ sơ gồm hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ và GCN QSDĐ hoặc một
trong các loại giấy tờ về QSDĐ quy định tại khoản 1,2 và 5 điều 50 của Luật
đất đai 2003 (nếu có).
Hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ phải có chứng nhận của công chức

Nhà nước; trường hợp hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ của hộ gia đình, cá
nhân thì được lựa chọn hình thức chứng nhận của công chức nhà nước hoặc
chứng thực của UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất.
Hồ sơ chuyển nhượng QSDĐ nộp tại văn phòng đăng ký QSDĐ ;
trường hợp hộ gia đình, cá nhân SDĐ tại nông thôn thì nộp tại UBND xã nơi
có đất để chuyển cho văn phòng đăng ký QSDĐ.


10

2.2.3.3. Hồ sơ thực hiện quyền cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất
Hồ sơ gồm hợp đồng cho thuê, cho thuê lại QSDĐ và GCN QSDĐ
hoặc một trong các loại giấy tờ về QSDĐ quy định tại khoản 1,2 và 5 điều 50
của Luật đất đai 2003 (nếu có).
Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại QSDĐ phải có chứng nhận của công
chức Nhà nước; trường hợp hợp đồng cho thuê, cho thuê lại QSDĐ của hộ gia
đình, cá nhân thì được lựa chọn hình thức chứng nhận của công chức nhà
nước hoặc chứng thực của UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất.
Hồ sơ được nộp tại văn phòng đăng ký QSDĐ ; trường hợp hộ gia đình,
cá nhân SDĐ tại nông thôn thì nộp tại UBND xã nơi có đất để chuyển cho văn
phòng đăng ký QSDĐ.
2.2.3.4. Hồ sơ thực hiện quyền thừa kế QSDĐ
Hồ sơ gồm di chúc hoặc biên bản phân chia thừa kế hoặc bản án, quyết
định giả quyết tranh chấp về thừa kế QSDĐ của Tòa án nhân dân đã có hiệu
lực pháp luật và GCN QSDĐ ; trường hợp người được nhận thừa kế là người
duy nhất thì hồ sơ thừa kế gồm đơn đề nghị và GCN QSDĐ hoặc một trong
các loại giấy tờ về QSDĐ quy định tại khoản 1,2 và 5 điều 50 của Luật Đất
đai 2003 (nếu có).
Hồ sơ được nộp tại văn phòng đăng ký QSDĐ ; trường hợp hộ gia đình,
cá nhân SDĐ tại nông thôn thì nộp tại UBND xã nơi có đất để chuyển cho văn

phòng đăng ký QSDĐ.
2.2.3.5. Hồ sơ thực hiện quyền tặng cho quyền sử dụng đất
Hồ sơ gồm văn bản cam kết tặng cho hoặc hợp đồng tặng cho hoặc
quyết định của tổ chức tặng cho QSDĐ và GCN QSDĐ hoặc một trong các
loại giấy tờ về QSDĐ quy định tại khoản 1,2 và 5 điều 50 của Luật đất đai
2003 (nếu có).
Hợp đồng tặng cho QSDĐ phải có chứng nhận của công chức Nhà
nước; trường hợp hợp đồng tặng cho QSDĐ của hộ gia đình, cá nhân thì được
lựa chọn hình thức chứng nhận của công chức nhà nước hoặc chứng thực của
UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất.
Hồ sơ được nộp tại văn phòng đăng ký QSDĐ; trường hợp hộ gia đình,
cá nhân SDĐ tại nông thôn thì nộp tại UBND xã nơi có đất để nộp cho văn
phòng đăng ký QSDĐ.


11

2.2.3.6. Hồ sơ thực hiện quyền thế chấp, bảo lãnh bằng giá trị quyền sử dụng đất
Hồ sơ gồm hợp đồng thế chấp, bảo lãnh bằng QSDĐ và GCN QSDĐ
hoặc một trong các loại giấy tờ về QSDĐ quy định tại khoản 1,2 và 5 điều 50
của Luật Đất đai 2003 (nếu có).
Hợp đồng thế chấp, bảo lãnh QSDĐ phải có chứng nhận của công chức
Nhà nước; trường hợp hợp đồng thế chấp, bảo lãnh QSDĐ của hộ gia đình, cá
nhân thì được lựa chọn hình thức chứng nhận của công chức nhà nước hoặc
chứng thực của UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất.
Hồ sơ được nộp tại văn phòng đăng ký QSDĐ; trường hợp hộ gia đình,
cá nhân SDĐ tại nông thôn thì nộp tại UBND xã nơi có đất để nộp cho văn
phòng đăng ký QSDĐ.
2.2.3.7. Hồ sơ thực hiện quyền góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất
Hồ sơ gồm hợp đồng góp vốn bằng QSDĐ và GCN QSDĐ hoặc một

trong các loại giấy tờ về QSDĐ quy định tại khoản 1,2 và 5 điều 50 của Luật
Đất đai 2003 (nếu có).
2.3. Thực trạng công tác chuyển quyền sử dụng đất ở việt nam
2.3.1. Thực trạng công tác chuyển quyền sử dụng đất ở một số tỉnh
* Tỉnh Bắc Giang: Bắc Giang là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt
Nam, nằm trong vùng trung du và miền núi phía Bắc và là tỉnh nằm giáp tỉnh
Thái Nguyên. Bắc Giang là một tỉnh có nhiều thế mạnh và tiềm năng phát
triển kinh tế. Các hoạt động liên quan đến lĩnh vực đất đai là vấn đề nổi trội
được quan tâm, đặc biệt là công tác chuyển quyền SDĐ. Ở Bắc Giang diễn ra
các hoạt động chuyển quyền như chuyển nhượng, thế chấp, tặng cho, thừa kế
QSDĐ và không ngừng tăng mạnh. Hoạt động mua bán, chuyển quyền SDĐ
đã đóng góp tích cực vào số thu ngân sách nhà nước trên địa bàn.
* Tỉnh Bắc Ninh: Bắc Ninh là một tỉnh thuộc miền Bắc của Việt Nam,
là cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội, gần sân bay Quốc tế Nội Bài, nằm
trong vùng kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Vì thế Bắc
Ninh có một nền kinh tế tương đối phát triển. Các hoạt động chuyển quyền
diễn ra đa dạng với nhiều hình thức. Đặc biệt là chuyển nhượng QSDĐ nhất
là đối với các khu công nghiệp. Nhìn chung công tác giải quyết biến động
QSDĐ ở tỉnh được tiến hành mau lẹ và hiệu quả.


12

* Hà Nội: Hà Nội là thủ đô, đồng thời là thành phố đứng đầu Việt Nam
có nền kinh tế, văn hóa, xã hội rất phát triển. Vì thế công tác quản lý và SDĐ
đai rất được chú trọng và quan tâm. Trong đó công tác chuyển quyền SDĐ
cũng là một hoạt động diễn ra rất sôi nổi trên địa bàn thành phố. Ở đây tập
trung hầu như toàn bộ các hình thức chuyển quyền SDĐ như chuyển nhượng,
thừa kế, thế chấp, bảo lãnh và góp vốn bằng QSDĐ. Từ khi Hà Nội mở rộng
địa giới hành chính sang toàn bộ tỉnh Hà Tây và huyện Mê Linh của tỉnh Vĩnh

Phúc, Hà Nội trở thành thủ đô có diện tích lớn nhất cả nước theo đó hoạt động
chuyển quyền cũng diễn ra sâu rộng, phức tạp hơn đòi hỏi sự quản lý được
quan tâm nhiều hơn.
2.3.2. Thực trạng công tác chuyển quyền sử dụng đất tỉnh Thái Nguyên
Là một tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam, với sự phát triển kinh tế xã hội nói chung hiện nay, việc SDĐ để phát triển các ngành kinh tế đang
ngày một gia tăng. Đất đai sử dụng ngày một nhiều và ngày càng được các
cấp, các ngành quan tâm. Công tác chuyển quyền SDĐ ở tỉnh Thái Nguyên
nói chung có sự biến động rất lớn. Người dân tham gia vào việc chuyển quyền
tương đối nhiều, nhưng chưa đa dạng, chủ yếu là hình thức chuyển nhượng,
tặng cho, thừa kế và thế chấp QSDĐ. Trong đó huyện Đại Từ là một huyện
miền núi còn gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý đất đai, tuy nhiên
trong những năm gần đây nhận được sự đầu tư cũng như quan tâm của tỉnh
Thái Nguyên công tác quản lý đất đai được đẩy mạnh và đã đạt được những
thành tựu nhất định song sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý đất đai mang
lại hiệu quả và bền vững.


13

Phần 3

ĐỐI TƯƠNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Công tác chuyển quyền SDĐ tại Huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên giai
đoạn 2011 - 2013.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tất cả các hình thức chuyển quyền sử dụng đất theo
luật Đất đai năm 2003 xảy ra trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu của đề tài

Thời gian:
Địa điểm: Phòng tài nguyên và môi trường huyện Đại Từ
3.3. Nội dung nghiên cứu đề tài
3.3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Đại Từ
- Điều kiện tự nhiên
- Điều kiện kinh tế - xã hội
3.3.2. Đánh giá Tình hình quản lý và sử dụng đất đai ở huyện Đại Từ
3.3.3. Đánh giá thực trạng công tác chuyển quyền sử dụng đất tại địa bàn
huyện Đại Từ giai đoạn 2011 - 2013
3.3.4. Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất qua ý kiến người dân
và cán bộ làm công tác chuyển quyền sử dụng đất
3.4.5. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong công tác chuyển quyền sử

dụng đất và nguyên nhân, giải pháp khắc phục
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu
- Thu thập số liệu thứ cấp:
+ Thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên của huyện Đại Từ.
+ Thu thập các số liệu, tài liệu về kinh tế - xã hội của huyện Đại Từ.
+ Thu thập các số liệu, tài liệu có liên quan tới công tác chuyển quyền
SDĐ của huyện và các văn bản pháp luật có liên quan.


3.3.4. Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất qua ý kiến
người dân và cán bộ làm công tác chuyển quyền sử dụng đất ................. 13
3.4.5. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong công tác chuyển
quyền sử dụng đất và nguyên nhân, giải pháp khắc phục ........................ 13
3.4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 13
3.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu .......................................... 13
3.4.2. Phương pháp thống kê .................................................................. 14

3.4.3. Phương pháp so sánh .................................................................... 14
Phần 4. KẾT QUẢ THẢO LUẬN ........................................................... 15
4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Đại Từ ................. 15
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................ 15
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.............................................................. 21
4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi
trường tác động đến việc sử dụng đất đai của huyện Đại Từ ................... 25
4.2. Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất đai ở huyện Đại Từ............ 27
4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Đại Từ ..................................... 27
4.2.2. Tình hình quản lý đất đai của huyện Đại Từ ................................. 28
4.3. Đánh giá thực trạng công tác chuyển quyền sử dụng đất đai tại địa
bàn huyện Đại Từ giai đoạn 2011-2013...................................................... 32
4.3.1. Kết quả công tác chuyển quyền sử dụng đất ................................. 32
4.4. Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất qua ý kiến người
dân và cán bộ làm công tác chuyển quyền sử dụng đất ............................... 50
4.4.1. Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất thông qua ý kiến của
cán bộ làm công tác chuyển quyền sử dụng đất……………………………51
4.4.2. Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất thông qua ý kiến của
người dân…………………………………………………………………..53


15

Phần 4

KẾT QUẢ THẢO LUẬN
4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Đại Từ
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1.Vị trí địa lý
Đại Từ là một huyện miền núi nằm về phía Tây - Tây Bắc của tỉnh Thái

Nguyên, cách thành phố Thái Nguyên 25 km theo Quốc lộ 3 và Quốc lộ 37;
nằm trong tọa độ từ 21030’, đến 21050’ độ vĩ bắc, từ 105032’ đến 105042’ độ
kinh đông, với tổng diện tích tự nhiên là: 57415,73 ha, có 31 đơn vị hành
chính cấp xã trong đó có 02 thị trấn và 29 xã (đến năm 3/2014 sẽ tiến hành
gộp xã Hùng Sơn và thị trấn Đại Từ thành thị trấn Hùng Sơn ). Huyện Đại Từ
có vị trí địa lý tiếp giáp với các đơn vị sau:

Hình 4.1: Bản đồ hành chính huyện Đại Từ năm 2013


16

Phía Đông giáp với huyện Phú Lương và thành phố Thái Nguyên;
Phía Tây giáp với tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Vĩnh Phúc;
Phía Nam giáp với huyện Phổ Yên và thành phố Thái Nguyên;
Phía Bắc giáp với huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên
Với vị trí địa lý và giao thông như vậy, huyện Đại Từ có điều kiện
thuận lợi để giao lưu với các huyện lân cận và có điều kiện thuận lợi để phát
triển kinh tế - xã hội trên địa bàn theo hướng đẩy mạnh phát triển du lịch,
thương mại, công nghiệp.
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Địa hình của huyện Đại Từ tương đối phức tạp, hướng chủ đạo của địa
hình dốc dần từ hướng Tây Bắc xuống Đông Nam, địa hình mang đặc trưng
vùng núi trung du, được phân thành 3 vùng tương đối rõ nét:
Vùng 1: Là vùng địa hình của dãy núi Tam Đảo chạy theo hướng Tây
Bắc xuống Đông Nam, phía bắc của dãy núi Tam đảo có các ngọn núi cao từ
300 đến 600 mét, đỉnh cao nhất là Đèo Khế cao 1591 mét, phía nam của dãy
Tam Đảo có các ngọn núi thấp hơn có độ cao 300 đến 500 mét.
Vùng 2: Nằm về phía Đông và Đông Bắc của huyện có các ngọn núi
thấp với độ cao 150 đến 300 mét, phía Đông Nam có các ngọn núi cao hơn

trên 400 mét thuộc cánh cung Ngân Sơn.
Vùng 3: Là vùng thung lũng hẹp, nhỏ song song với dãy núi Tam Đảo,
vùng chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Nam và dòng địa hình ở phía Đông
dãy núi Tam Đảo.
Với địa hình trên rất thuyện lợi cho phát triển cây công nghiệp và cây
ăn quả có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là cây chè. Ngoài ra là sự phát triển của
cây lúa ở những vùng thung lũng.
Nhìn chung Đại từ có địa hình Đa dạng và tương đối phức tạp mang
đặc trưng của vùng trung du miền núi Bắc Bộ với địa hình chủ yếu là đồi núi
thấp xen kẽ những thũng lũng nhỏ hẹp.


×