Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

PHÂN TÍCH TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC CỦA CÁC SINH CẢNH Ở RỪNG ĐẶC DỤNG ĐĂK UY, HUYỆN ĐĂK HÀ TỈNH KON TUM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC CỦA CÁC SINH
CẢNH Ở RỪNG ĐẶC DỤNG ĐĂK UY, HUYỆN ĐĂK HÀ
TỈNH KON TUM

SinhViên: NGUYỄN QUANG HUY
Ngành: LÂM NGHIỆP
Niên khoá: 2005 –2009

Tháng 7/2009



PHÂN TÍCH TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC CỦA CÁC SINH CẢNH Ở
RỪNG ĐẶC DỤNG ĐĂK UY, HUYỆN ĐĂK HÀ, TỈNH KON TUM

Tác giả

NGUYỄN QUANG HUY

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
LÂM NGHIỆP

Giáo viên hướng dẫn:
TS. NGUYỄN NGỌC KIỂNG


Tháng 7/2009


LỜI CẢM ƠN
Chúng tôi xin chân thành cảm tạ đến Trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ
Chí Minh, Khoa Lâm nghiệp, Bộ môn Điều chế rừng cùng toàn thể thầy cô giáo đã
tận tình truyền đạt kiến thức, tạo điều kiện và giúp đỡ trong quá trình học tập.
Để hoàn thành khoá luận này, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy TS:
Nguyễn Ngọc Kiểng đã tận tình hướng dẫn và động viên và giúp đỡ trong suốt quá
trình thực hiện đề tài. Ngoài ra, Tôi xin chân thành cảm tạ những ý kiến đóng góp
quí báu của các Thầy trong bộ môn Điều chế rừng.
Chân thành cảm ơn Ban giám đốc và các anh chị phòng kĩ thuật cùng các chú
kiểm lâm thuộc ban quản lí rừng đặc dụng Đăk Uy đã tạo điều kiện giúp đỡ trong
quá trình điều tra ngoại nghiệp.
Cuối cùng cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, khuyến khích giúp đỡ trong
quá trình thực hiện đề tài
Do kiến thức về chuyên môn có hạn chế nên trong quá trình thực hiện đề tài
không tránh những thiếu sót, rất mong sự góp ý chân thành của quý thầy cô giáo và
các bạn bè để khóa luận được hoàn thiện hơn.

TP.Hồ Chí Minh, Tháng 7/2009
Nguyễn Quang Huy

i


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Phân tích tính đa dạng sinh học của các sinh cảnh ở rừng
đặc dụng Đăk uy, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum” được tiến hành tại Ban Quản lí rừng
đặc dụng Đăk Uy, Thời gian thực hiện từ ngày 21 tháng 2 đến ngày 21 tháng 3 thời

gian thu thập số liệu tại thực địa, từ ngày 22 tháng 3 đến ngày 24 tháng 5 thời gian xử
lí số liệu và viết báo cáo tới ngày 10 tháng 7 hoàn thành. Thí nghiệm được bố trí theo
hình thức lập ô điều tra 100m2 tại mỗi sinh cảnh lập một ô 100m2 điều tra tất cả các
loài thực vật, sau khi có số liệu về đa dạng sinh học của từng sinh cảnh tại khu vực,
tiến hành xử lí bằng việc áp dụng các chỉ số đa dạng sinh học để phân tích tinh đa dạng
sinh học của các sinh cảnh trong khu vực.
Để đạt những kết quả nghiên cứu cần thiết tôi đa áp dụng một số biện pháp sau.
- Điều tra thực địa qua từng sinh cảnh lập ô tiêu chuẩn 100m2 ở từng sinh
cảnh đo điếm toàn bộ số cá thể trong ô điều tra, sau đó áp dụng các chỉ số đa dạng sinh
học loài, chỉ số giàu loài: Margaleft, Menhinick. Chỉ số đa dạng: Shannon, Simpson,
Meintosh. Trong đó quan tâm đến Độ Đa dạng (E), Độ Ưu Thế (Do) của các sinh
cảnh.
- Qua đó thực hiện biện pháp điều tra đánh giá và so sánh các sinh cảnh với
nhau qua các chỉ số đa dạng .
- Tim hiểu những nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng, tác động của các nhân tố
bên ngoài đến môi trường sống của các sinh cảnh.
Kết quả đạt được tại khu vực nghiên cứu có ba sinh cảnh: sinh cảnh Trảng cỏ,
sinh cảnh cây bụi, sinh cảnh rừng kín thường xanh.
Tính đa dạng sinh học tại sinh cảnh Trảng cỏ, trong ô điều tra điển hình là kém
đa dạng nhất trong ba sinh cảnh xuất hiên tại khu vực gồm 12 loài, 10 họ và tổng số cá
thể 83 cá thể. Chiếm diện tích 75.5ha với 11% tổng diện tích khu rừng đặc dụng
thường phân bố trên các vùng bằng trống trải có khi rải rác, chỉ số giàu loài margalef
ii


2.48934,chỉ số đa dạng simpson 6,67254, chỉ số đa dạng Shannon 2,0091, độ đa dạng
0,80852, độ ưu thế 0,19148.
Tính đa dạng sinh học tại sinh cảnh Trảng cây bụi, tính đa dạng trung bình gồm
16 loài, 14 họ và tổng số 130 cá thể. Chiếm diện tích 112.5ha với 16.3% tổng diện tích
khu rừng, chỉ số giàu loài Margalef 3,08164, chỉ số đa dạng simpson 6,91261, chỉ số

đa dạng Shannon 2,28307, độ da dạng 0,823443, độ ưu thế 0,176557.
Tính đa dạng sinh học tại sinh cảnh rừng kín thường xanh, tính đa dang cao
nhất gồm 20 loài, 14 họ và 230 cá thể chiếm diên tích lớn nhất Chiếm diện tích
430.5ha với 62.3% tổng diện tích có rừng, chỉ số giàu loài margalef 3,49388, chỉ số đa
dạng simpson 9,41544, chỉ số đa dạng Shannon 2,5503, độ đa dạng 0,85131, độ ưu thế
0,14869.

iii


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................i
TÓM TẮT .....................................................................................................................ii

MỤC LỤC ..........................................................................................................iv
DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................. vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................................ viii
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................1
1.1. Sự cần thiết của đề tài .......................................................................................... 1
1.2. Mục đích của đề tài .............................................................................................. 3
1.3. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 3
1.4. Mục tiêu của đề tài ............................................................................................... 3
Chương 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU.......................................................4
2.1. Tổng quan về đa dạng sinh học .......................................................................... 4
2.1.1. Khái niệm đa dạng sinh học...........................................................................4
2.2. Phân loại đa dạng sinh học .................................................................................. 4
2.3. Giá trị của đa dạng sinh học ................................................................................ 6
2.5. Nguyên nhân chủ yếu của sự suy thoái sinh cảnh ............................................ 7

Chương 3: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU..................................................................................................11
3.1. Vị trí địa lí, phạm vi, lịch sử thành lập và chức năng của khu vực nghiên
cứu ............................................................................................................................................ 11
3.1.1. Vị trí địa lí, phạm vi .....................................................................................11
3.1.2. Lịch sử thành lập và chức năng của khu vực nghiên cứu ............................12
3.2. Đặc điểm tự nhiên .............................................................................................. 13
3.2.1. Địa hình địa mạo ..........................................................................................13
3.2.2. Địa chất thổ nhưỡng.....................................................................................13
3.2.3. Khí tượng thủy văn ......................................................................................14
3.3. Đặc điểm kinh tế xã hội ..................................................................................... 14
3.4. Tài nguyên đa dạng sinh học............................................................................. 16
iv


3.4.1. Thảm thực vật khu vực nghiên cứu..............................................................16
3.4.2. Đa dạng về thành phần thực vật...................................................................18
3.2.3. Đa dạng về thành phần động vật..................................................................19
Chương 4: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................21
4.1. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 21
4.1.1. Đánh giá mức độ đa dạng sinh học của các sinh cảnh.................................21
4.1.2 Phân loại các sinh cảnh .................................................................................21
4.1.3 Mô tả đặc điểm của các sinh cảnh.................................................................21
4.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 23
4.2.1. Thiết lập các ô tiêu chuẩn ............................................................................23
4.2.2. Tính các chỉ số giàu loài, chỉ số đa dạng loài và độ đa dạng .......................24
Chương 5 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..........................27
5.1. Kết quả tính toán các chỉ số đa dạng loài ở các sinh cảnh ........................... 27
5.1.1 Đối với sinh cảnh (Trảng cỏ) A ....................................................................27
5.1.2 Đối với sinh cảnh (Trảng cây bụi) B.............................................................29

5.1.3 Đối với sinh cảnh (Rừng kín thường xanh) C...............................................31
5.2. Phân tích tính đa dạng của các sinh cảnh ........................................................ 32
5.2.1. Tính đa dạng của sinh cảnh (Trảng cỏ ) A...................................................34
5.2.2. Tính đa dạng của sinh cảnh (Trảng cây bụi) B ............................................35
5.2.3 Tính đa dạng của sinh cảnh (Rừng kín thường xanh) C ...............................37
5.3. So sánh đối chiếu tính đa dạng sinh học của các sinh cảnh .......................... 38
5.4. Đặc điểm của các sinh cảnh .............................................................................. 42
5.4.1. Đặc Điểm Sinh cảnh (Trảng cỏ)A................................................................42
5.4.2 Đặc Điểm Sinh cảnh (Trảng cây bụi)B.........................................................43
5.4.3 Đặc Điểm Sinh cảnh (Rừng kín thường xanh)C ...........................................43
5.5. Nguyên nhân làm mất sinh cảnh và các biện pháp bảo tồn. ......................... 44
5.5.1. Nguyên nhân làm mất sinh cảnh tại khu vực ...............................................44
5.5.2. Các biện pháp bảo tồn..................................................................................45
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. .....................................................48
6.1. Kết luận ................................................................................................................ 48
6.2. Kiến nghị. ............................................................................................................ 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................51
v


PHỤ LỤC……………………………………………………………………... a
Phụ lục 1
Hình1. Một số loài cây ở các sinh cảnh rừng đặc dụng Đăk Uy.......................a
Hình 2. Bản đồ hiện trạng rừng đặc dụng đăk uy………..................................e
Phụ lục 2
Bảng 1. Danh mục thực vật rừng đặc dụng Đăk uy……………………………f
Bảng 2. Phân tích số liệu ô điều tra 100m2 sinh cảnh (Trảng cỏ) A……….......h
Bảng 3. Phân tích số liệu ô điều tra 100m2 sinh cảnh (Trảng cây bụi) B……....i
Bảng 4. Phân tích số liệu ô điều tra 100m2 sinh cảnh (Rừng kín thường xanh)
C.....................................................................................................................j


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1: Thông tin đa dang sinh học vườn thực vât của khu vực ..................... 16
Hình 5.1: Tổng quan đặc điểm thành phần thực vật sinh cảnh A .....................34
Hình 5.2: Tổng quan Đặc điểm thành phần thực vật sinh cảnh B.....................35
Hình 5.3: Tổng quan đặc điểm thành phần thực vật sinh cảnh C......................37
Biểu đồ 5.2: So sánh chỉ số margaleft và chỉ số simpson của 3 sinh cảnh........40
Biểu đồ 5.3: So sánh giữa chỉ số Shannon, độ ưu thế(J’), độ đa dạng (Do) các
sinh cảnh.............................................................................................................41
Hình 5.4: Tình trạng khái thác lâm sản quá mức tại khu vực ...........................44

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Sự mất đi của sinh cảnh rừng nguyên sinh trong một số nước vùng
nhiệt đới của cửu thế giới (old world)..................................................................9
Bảng 3.1 Thống kê Diện tích và trữ lượng các loại đất loại rừng khu rừng đặc
dụng. ...................................................................................................................18
Bảng 3.2. Thống kê thành phần thực vật khu rừng đặc dụng. ...........................19
Bảng 5.1 Thành phần các loài thực vật xuất hiện trong ô điều tra sinh cảnh
(Trảng cỏ) ...........................................................................................................28
Bảng 5.2 Thành phần các loài thực vật xuất hiện trong ô điều tra sinh cảnh
(Trảng cây bụi)B.................................................................................................29
Bảng 5.3 Thành phần các loài thực vật xuất hiện trong ô điều tra sinh cảnh
(Rừng kín thường xanh)C...................................................................................31

vii



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
S:

Số loài

N:

Số lượng cá thể

d:

Chỉ số giàu loài Margalef

H’:

Chỉ số đa dang Shannon

Do:

Độ ưu thế

J’:

Độ đa dạng

D:

Chỉ số đa dạng Simpson


KH:

Kí hiệu

GIS:

Hệ thống thông tin địa lí

UBND:

Uỷ ban nhân dân

QĐUB:

Quyết định uỷ ban

KL:

Kiểm lâm

WWF:

Quỹ bảo tồn động vật hoang dã

IUCN:

Tổ chức quốc tế bảo tồn thiên nhiên

In situ:


Bảo tồn nguyên vị

Ex situ:

Bảo tồn chuyển vị

Nnk :

Những người khác

KHKT :

Khoa học kĩ thuật

CP :

Chính phủ

Đ DSH :

Đa dạng sinh học

UNEP :

Chương trình Môi Trường liên Hiệp Quốc

UNDP :

Chương trình phát triển liên Hiệp Quốc


Sinh cảnh A: Trảng cỏ
Sinh cảnh B: Trảng cây Bụi
Sinh cảnh C: Rừng kín thường xanh nhiệt đới

viii


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Sự cần thiết của đề tài
Từ xưa đến nay rừng là một tài nguyên vô cùng quí giá của nhân loại. Con
người sống phụ thuộc rất nhiều vào nguồn tài nguyên này cùng với sự phát triển của xã
hội và hàng loạt hoạt động của con người đã ảnh hưởng rất lớn đến tài nguyên rừng và
môi trường tự nhiên của con người. Thế nhưng, con người đã không biết giữ gìn nguồn
tài nguyên quí giá đó mà lại đang khai thác quá mức tiêu hao và phá hủy nó trên danh
nghĩa là phát triển. Sự suy thoái đa dạng sinh thái trên trái đất đang âm thầm phá hủy
khả năng phát triển của con người. Vì thế để đảm bảo sự phát triển bền vững phải có
biện pháp bảo tồn hợp lí và sử dụng nguồn tài nguyên này một cách hợp lí. Để đạt
được mục đích đó hoạt động nghiên cứu về đa dạng sinh học nói chung hay đa dạng
sinh cảnh nói riêng là một đỏi hỏi tất yếu, nó sẽ góp phần cung cấp cơ sơ dữ liệu cho
các biện pháp bảo tồn, hoạch định chính sách và kế hoạch phát triển bền vững của tài
nguyên. Nguyên cứu tài nguyên đa dạng sinh học là một hoạt động mạng tính thiết
thực phù hợp với mọi giai đoạn phát triển của xã hội và một trong những chiến lược
phát triển toàn cầu. Nghiên cứu đa dạng sinh học là một hoạt động hết sức tốn kém,
mất nhiều thời gian và công sức. Vì vậy nhu cầu bức thiết được đặt ra là làm sao tìm ra
được những biện pháp tối ưu để phục vụ cho nghiên cứu đa dạng sinh học.
Đối với Việt Nam các hệ sinh thái tự nhiên các loài các nguồn gen di truyền là
một cấu thành của nền kinh tế và văn hóa của đất nước, đa dạng sinh học có đóng góp
to lớn đối với nhiều lĩnh vực phát triển lâm nghiệp, nông nghiệp, thủy sản, y tế, công

nghiệp và du lịch ,vẻ đẹp của thiên nhiên đã mang lại lợi ích to lớn cho nền kinh tế của
đất nước và thu nhập cho người dân địa phương thông qua phát triển du lịch sinh thái,
ngoài ra các hệ sinh thái thiên nhiên của Việt Nam cung cấp các dịch vụ môi trường
quan trọng như bảo vệ đất lưu vực sông, làm cho đất đai màu mỡ, giao thông đường
thủy, tưới tiêu, chúng góp phần điều hòa khí hậu địa phương và trên toàn cầu. Nhìn
1


chung vì nguồn tài nguyên đa dạng sinh học của Việt Nam phong phú và rất đa dạng
nên cần phải có những biện pháp tích cực để bào tồn giá trị của nguồn tài nguyên này
không bị suy thoái.
Dưới sự phát triển về kinh tế xã hội, khoa học kĩ thuật công nghê, và sự bùng
nổ dân số thế giới đã làm giảm một cách đáng kể về cả chất lượng lẫn số lượng tài
nguyên rừng và diện tích đất rừng thêm vào đó là sự giảm sút về đa dạng sinh học và
loài, sự thay đổi khi hậu và sinh cảnh của từng vùng quốc gia và trên thế giới trong
nhũng năm gần đây đa làm giảm đáng kể tính đa dang sinh học. Vấn đề đặt ra là làm
sao có thể giữ được những cánh rừng cho thế hệ mai sau và nó sẽ trở thành tấm áo cho
trái đất thoát khỏi tình trạng ô nhiễm môi trường như hiện nay vấn đề đó mãi là nỗi lo
sợ của con người sống trên đó.
Đối với khu rừng đặc dụng tình hình khai thác lâm sản và sự xâm lấn đất rừng
của người dân địa phương vẫn là vấn đề nan giải, mạc dù ban quản lí đã có nhiều biện
pháp giải quyết tuy nhiên tình trạng khai thác và tác động vào rừng của người dân vẫn
mang tính tích cực. Họ chỉ thấy cái lợi trước mắt mà quên đi những ảnh hưởng xấu đến
cuộc sống chính bản thân họ sống xung quanh khu rừng, khu rừng có thành phần loài
Trắc, sao xanh, gõ đỏ, giáng hương và một số loài cây có giá trị kinh tế khác trong đó
cây Trắc sống tập trung thành tổ thành loài, việc người dân khai thác vẫn là một cách
trộm nhưng trong khía cạnh nào đó thì nó vẫn được xâm phạm quá mức, ngoài ra cần
quan tâm tính đa dạng sinh học tại khu vực là cần thiết. Tính đa dạng sinh học có liên
quan tới khả năng tự ổn định và tự điều chỉnh của hệ sinh thái, tính đa dạng sinh học
càng cao tạo điều kiện thuận lợi và là môi trường hoạt động cho các loài động vật, thực

vật và vi sinh học trong mỗi sinh cảnh nói riêng và cả hệ sinh thái nói chung.
Hiện nay là làm sao có thể tác động hay sử dụng biện pháp nào đó có thể làm
tái tạo hoặc phục hồi nguồn tài nguyên tái tạo được nói chung và tài nguyên rừng nói
riêng để phần nào đó khắc phục hoặc hạn chế tới mức thấp nhất sự ảnh hưởng tới môi
trường sống của nhân loại. Ngoài ra cuộc sống của con người còn phụ thuộc rất nhiều
về rừng không những đảm bảo cuộc sống của họ mà còn đem lại một số giá trị khác về
tinh thần, văn hóa, tính ngưỡng của người dân địa phương. Vấn đề về đa dạng sinh hoc
đang là mối đe dọa của khu vực đối với khu vực và sự mất mát một số loại gen quí
hiếm mà chủ yếu là từ tài nguyên đa dạng sinh và hàng loạt những ảnh hưởng kéo theo
2


khác về kinh tế xã hội và môi trường, bệnh tật xảy ra liên miên đó là hậu quả nạn tàn
phá tài nguyên nói chung mà trong đó đa dạng sinh học là chủ yếu. Vì thế nhằm hạn
chế tác động đến tài nguyên này cần phải có biên pháp bảo tồn phù hợp hơn, vì những
lí do trên mà trong phạm vị đề tài kỹ sư Lâm nghiệp chuyên ngành quản lí tài nguyên
Rừng, chúng tôi thực hiện " Phân tích tính đa dạng sinh học của các sinh cảnh ở
rừng đặc dụng Đăk Uy, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum"
1.2. Mục đích của đề tài
• Về mặt lý luận : Đề tài thực hiện phương pháp đáng giá đa dạng sinh thái học
qua việc phân tích tính đa dạng sinh thái học cho từng sinh cảnh tại khu vực
• Về mặt thực tiễn: Thông qua quá trình điều tra đánh giá, phân tích các chỉ số
đa dạng sinh thái học thực vật nhằm cung cấp những dữ liệu đa dạng sinh thái học cho
từng sinh cảnh thực vật làm cơ sở cho việc theo dõi và sử dụng bền vững tài nguyên
thực vật theo không gian và thời gian, kết quả của đề tài cũng là cơ sở dữ liệu cho việc
theo dõi và đề xuất các biện pháp bảo tồn loài, từng sinh cảnh trước mắt và trong
tương lai để việc chọn lựa và đề xuất các phương án tác động có lợi cho từng sinh
cảnh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Ba loại sinh cảnh đặc trưng ở rừng đặc dụng Đăk Uy, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon

Tum.
1.4. Mục tiêu của đề tài
• Khảo sát cấu trúc thành phần thực vật ở các sinh cảnh.
• Đánh giá tính đa dạng sinh học của các sinh cảnh dựa vào độ giàu loài, các chỉ số
giàu loài, các chỉ số đa dạng loài, độ đa dạng và độ ưu thế

3


Chương 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan về đa dạng sinh học
2.1.1. Khái niệm đa dạng sinh học
Thuật ngữ đa dạng sinh học xuất hiện từ giữa những năm 1980 nhằm nhấn
mạnh trong các hoạt động nghiên cứu về tính đa dạng và phong phú của sự sống trên
trái đất, nguồn gốc đa dạng sinh học xuất hiện từ hai báo cáo được xuất bản năm 1980
(lovejoy,1980; Norse và Mc Manus, 1980). Lovejoy cho rằng đa dạng sinh học hay đa
dạng của sự sống được xác định bằng tổng số các loại sinh vật. Norse và Mc Manus
(1980) định nghĩa đa dạng sinh học bằng hai khái niệm có liên quan tới nhau là đa
dạng di truyền (tính đa dạng về mặt di truyền trong một loài) và đa dạng sinh thái (Số
lượng các loài trong quần xã sinh vật).
Định nghĩa do quỹ bảo tồn động vật hoang dã –WWF, 1989 đề xuất như sau
“Đa dạng sinh học là sự phồn thịnh của sự sống trên trái đất, là hàng triệu loài thực
vật, động vật và vi sinh vật là những gen chứa đựng trong các loài và các hệ sinh thái
vô cùng phức tạp cùng tồn tại trong môi trường.
Theo công ước đa dạng sinh học, khái niệm đa dạng sinh học “có nghĩa là sự
khác nhau giũa các sinh vật sống ở tất cả mọi nơi, bao gồm các hệ sinh thái trên cạn,
trong đại dương và các hệ sinh thái thuỷ vực khác, cũng như các phức hệ sinh thái mà
các sinh vật là một thành phần,…thuật ngữ này bao hàm sự khác nhau trong một loài
và giữa các loài và giữa các hệ sinh thái. Các nhà sinh học thường xem xét đa dạng

sinh học ở 3 mức độ: Đa dạng di truyền, đa dạng loài, đa dạng hệ sinh thái.
2.2. Phân loại đa dạng sinh học
• Đa dạng di truyền:
- Chỉ sự phong phú về gen và sự khác nhau về số lượng của các gen, bộ gen
trong mỗi quần thể và giữa các cá thể.
4


- Là tất cả các gen di truyền khác nhau của tất cả các cá thể thực vật, động vật
nấm, và vi sinh vật. Đa dạng di truyền tồn tại trong một loài và giữa các loài khác
nhau.
- Là sự đa dạng về thành phần gen giữa các cá thể trong cùng một loài và giữa
các loài khác nhau là sự đa dạng về gen có thể di truyền được trong một quần thể hoặc
giữa các quần thể.
- Là sự di truyền của các biến di có thể di truyền trong cùng một loài, một quần
xã hoặc giữa các loại, các quần xã. Xét cho cùng đa dạng di truyền chính là sự biến dị
của sự trình tự của bốn cặp bazơ cơ bản, thành phần của axit nucleic, tạo thành mã di
truyền.
Nghiên cứu về đa dạng di truyền tốn nhiều thời gian và công sức, thiết bị, tài
chính, kỹ thuật và hiểu biết gen trên thế giới còn ít. Tuy nhiên đa dạng di truyền có
tầm quan trọng đối với bất kì một loài sinh vật nào để duy trì khă năng sinh sản hữu
thụ, tính bền vững và khă năng thích nghi của các cá thể trong loài với điều kiện sống
luôn biến đổi (Nguồn:http//www.nea.gov.vn).
• Đa dạng loài:
- Là sự phong phú về số loài và trữ lượng các loài trong hệ sinh thái.
- Là số lượng và sự đa dạng của các loài được tìm thấy tại một khu vực nhất
định tại một vùng nào đó.
- Là tất cả sự khác biệt trong một hay nhiều quần thể của một loài cũng như đối
với quần thể của các loài khác nhau.
Do thế giới sự sống chủ yếu được xem xét ở khía cạch các loài nên thuật ngữ

“Đa dạng sinh học “thường dược thường đuợc dùng như từ đồng nghĩa của “đa dạng
loài”đặc biệt là “sự phong phu về loài “thuật ngữ dùng để chỉ số lượng loài trong một
vùng hoặc một nơi cư trú. Đa dạng sinh học toàn cầu thường được hiểu là số lượng các
loài thuộc các nhóm phân loại khác nhau trên toàn cầu. Mức độ loài thường được coi
một mức cố nhiên được dùng khi xem xét sự đa dạng của tất cả các sinh vật. Loài cũng
là yếu tố cơ bản của cơ chế tiến hoá, sự hình thành cũng như tuỵệt chủng của loài là
tác nhân chính chi phối đa dạng sinh học.
Tuy nhiên, các nhà phân loại học không thể nhân biết và phân loại loài với độ
chính xác tuyệt đối cho nên khái niệm loài rất khác nhau giữa các nhóm sinh vật. Số
5


lượng các loài chỉ đơn thuần cho biết về đa dạng sinh học, ẩn chứa trong thuật ngữ nay
là khái niệm về mức độ hoặc quy mô của sự đa dạng, tức là những sinh vật có sự khác
biệt rõ rệt về một số đặc điểm đặc thù sẽ có vai trò quan trọng đối với đa dạng sinh học
hơn nhiều so với sinh vật giống nhau môt loài có sự khác biệt so với các loài khác thì
càng đóng góp nhiều đối với mọi mức độ đa dạng sinh học toàn cầu.
• Đa dạng hệ sinh thái.
- Là sự phong phú về trạng thái và loại hình của các mối quan hệ giữa quần xã
sinh học và môi trường tự nhiên.
- Là tất cả sinh cảnh, mọi quần xã sinh vật và moi qúa trình sinh thái khác nhau,
cũng như sự biến đổi trong từ hệ sinh thái. Loài không thể tồn tại nếu không có loài
khác, mỗi loài là một phần của hệ sinh thái. Những hệ sinh thái có thể quan trọng như
tất cả các loài sống trong đó và chúng có thể có một số giá trị vượt qua giá trị tính toán
của tất cả các loài.
Giá trị bên trong: Các hệ sinh thái là quan trọng bởi vì chúng cung cấp loài và
các gen. Thông thường khó có thể có thể bảo tồn một loài và các gen của nó nếu không
bảo tồn các quá trình của hệ sinh thái bởi nó liên quan đến sự sống sót và sinh sản của
loài.
Giá trị lợi dụng: Hệ sinh thái cung cấp các dịch vụ cho xã hội loài người, điều

đó làm cho chúng rất có giá trị. Hệ sinh thái có vai trò cải thiện những ảnh hưởng có
hại của môi trường. Hệ sinh thái có khă năng duy trì nước và chu trình dinh dưỡng, lọc
nước và cung cấp nguồn nước sạch cho con người.
Giá trị sinh học: Các hệ sinh thái chứa đựng những mối tương tác sinh thái lớn
mà tất cả sự sống và các quá trình tiến hoá của chính chúng phụ thuộc vào. Hệ sinh
thái là cơ sở của tất cả sự sống ( Nguồn:http//www.nea.gov.vn)
2.3. Giá trị của đa dạng sinh học
Giá tri đa dạng sinh học là không thể thay thế được đối với sự tồn tại và phát
triển của thế giới sinh học trong đó có con người với kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục,
cụ thể. (Phạm Nhật, 2003).
- Giá trị về mặt kinh tế: Đa dạng sinh học đã, đang và mãi là nguồn lương thực thực
phẩm, nơi cư trú nguồn giống vật nuôi cây trồng và là nguồn dược liệu quí giá đảm
bảo cho con người tồn tại và phát triển. Ngoài ra đa dang sinh học con cung cấp các
6


nguồn vật liệu như gỗ, nhựa, sợi, da, lông. Đặc biệt là củi đun cho hàng tỉ người trên
thế giới.
- Giá trị sinh thái và môi trường: Các hệ sinh thái là cơ sở sinh tồn của mọi sinh
vật. Nó còn có vai trò trong điều hoà khí hậu, làm sạch môi trường không khí, khí, bảo
đảm các chu trình cơ bản trong thiên nhiên như chu trình dinh dưỡng, chu trình nước,
chu trình nitơ, chu trình cacbon, chu trình photpho, đa dạng sinh học có vai trò trong
việc giữ độ phì cho đất, cân bằng nguồn nước và ngăn chặn dịch bệnh.
- Giá trị về thẩm mỹ, văn hoá, tín ngưỡng, giải trí: Nhưng cảnh quan tự nhiên
do các loài sinh vật cũng như các hệ sinh thái tạo nên đã giúp con người mở mang trí
tuệ, làm giàu trí thức của mình, khám phá thiên nhiên hoang dã luôn là niềm đam mê
của hàng triệu người trên thế giới và du lịch sinh thái là một ngành có tốc độ phát triển
tương đối nhanh thu lợi nhuận lớn ở môt số nước trên thé giới.
Bảo tồn đa dạng sinh học mang ý nghĩa sống còn đối với toàn nhân loại không
những bảo tồn những loài những sinh cảnh chỉ thấy giá trị trước mắt mà chúng ta phải

bảo vệ các nguồn tài nguyên có giá trị và hoặc có giá tri giản đơn vì chúng ta chưa biết
hết được các giá trị của nó.
2.5. Nguyên nhân chủ yếu của sự suy thoái sinh cảnh
• Sự phá huỷ sinh cảnh:
Những nguyên nhân của sự phá huỷ sinh cảnh và suy thoái là thường xuyên.
Kết quả của sự gia tăng dân số và việc thúc đẩy kinh tế toàn cầu hướng về công nghiệp
hoá phát triển. Cả công nghiệp lẫn nông nghiệp thay thế những quần xã thực vật tự
nhiên bằng các rừng nhân tạo. Những cấu trúc như nhà, đường, đập nước và hàng rào
không chỉ giảm số lượng các sinh cảnh có sẵn mà còn có thể nghiêm trọng giới hạn
khả năng của một loài đi lang thang và cách nhìn lạc quan về vùng của nó bằng cách
tạo ra những quần thể nhỏ hơn.
Những sinh cảnh đặc trưng bị đe doạ bởi việc sử dụng đất đai và tài nguyên của
con người là những rừng mưa, những rừng khô nhiệt đới, những khu đất ướt và những
đồng cỏ tươi tốt hoang dã. Những hệ sinh thái này có mức cao về đa dạng sinh học vì
vậy sự mất đi của những sinh cảnh này nghĩa là sẽ mất đi nhiều loài

7


• Sự chia cắt của sinh cảnh:
Các ngăn cản khác gây ra cản trở quyền tự do di chuyển từ bên này sang bên
kia một sinh cảnh của một loài.Những mức độ chia cắt thấp hơn xuất hiện khi một sinh
cảnh bị chia cắt bởi một con đường Sự chia cắt của sinh cảnh là một nơi rộng, diện tích
liên tục của sinh cảnh bị gián đoạn bởi canh tác nông nghiệp, thành thị hoá, xây dựng
đường mới hoặc sự thay đổi cảnh quan khác và bị chia thành hai hoặc hơn những sinh
cảnh nhỏ hơn với tổng diện tích ít hơn. Sự chia cắt này thường là kiểu suy thoái sinh
cảnh phổ biến nhất và thường tạo ra những ảnh hưởng rất lớn. Những quần thể thực
chất lâm vào những mảnh vụn của sinh cảnh bị chia cắt ở giữa một biển tác động của
con người và đối với chúng những diện tích không thể cư trú đó làm giảm khả năng.
Những sinh cảnh bị chia cắt cũng tạo ra một tình huống được biết đến là tác

động biên. Tác động biên là nơi một sinh cảnh đã bị chia cắt bây giờ có tổng diện tích
biên nhiều hơn (diện tích chu vi xung quanh những mảnh sinh cảnh) và trung tâm của
mỗi mảnh là gần đường biên. Loài nào đó rất nhạy cảm với biên của các sinh cảnh và
chỉ có thể thịnh vượng nếu chúng sống ở vùng bên trong sinh cảnh
• Sự ô nhiễm
Có nhiều cách mà con người làm ô nhiễm, trong đó có một số ôi nhiễm như ôi
nhiễm đất ôi nhiễm khí hậu.như sự ôi nhiễm thuốc trù sâu với nồng độ cao sẽ ảnh
hưởng các sinh vật sống dưới nước cũng như không khí xung quang làm chết và huỷ
diệt tát cả các sinh vật sống trong mội trường tự nhiên đó và làm giảm đáng kể về mặt
đa dạng sinh học cũng như sự mất mát sinh cảnh làm thay đổi sinh cảnh hiện tại.
Nước chứa rác thải công nghiệp, rác cống, phân bón, dầu tràn và nhiều các hoạt
động khác của con người. Điều này có quan hệ mật thiết với con người và nhiều cơ thể
sinh vật khác. Ô nhiễm có thể phá huỷ các loài sống ở nước nhạy cảm các loài là
nguồn thức ăn và làm ô nhiễm nước uống.
• Xói mòn, lửa và những mức xáo trộn phi tự nhiên
Sự gia tăng của xói mòn chịu trách nhiệm về sự suy thoái của các hệ sinh thái
ngầm san hô của thế giới. Sự phát triển của đất rất chậm nhưng có thể xói mòn tất cả
trong 1 giờ.Lũ lụt, xói mòn, lửa, sự phun trào núi lửa, bão, sự lở đất và động đất là tất
cả sự xuất hiện của tự nhiên đã tạo ra các cảnh quan và đa dạng hệ sinh thái. Tuy

8


nhiên, nhiều hoạt động của con người đã đẩy nhanh những quá trình này hơn nữa
những gì là tự nhiên và tỷ lệ thay đổi mà loài có thể thích nghi. Xói mòn đất
Lửa là một dạng khác của sự xáo trộn, ở mức tự nhiên và thường xuyên là một
quá trình bình thường của hệ sinh thái nhưng ở tỷ lệ phi tự nhiên có thể phá hủy và làm
biến đổi nghiêm trọng Khi một khu rừng nhiệt đới bị cháy, trơ lại đất khô, nghèo dinh
dưỡng và dễ xói mòn và có thể thậm chí gây ra sa mạc hóa trong các vùng có lượng
mưa đáng kể.

• Sự phá rừng làm nông nghiệp:
Trong canh tác nông nghiệp Sự tăng về số lượng tiêu thụ của con người đối với
nguồn tài nguyên như kết quả phát triển kinh tế và công nghiệp hoá là thiếu cân đối
với nguồn tài nguyên sẵn có cho thế giới phân chia.đây là một trong những nguyên
nhân chủ yếu ảnh hưởng trực tiếp đến sự suy thoái sinh cảnh của từng loại sinh thái
rừng, canh tác nông nghiệp trên đất nghèo và sườn đồi dốc là một trong những đe dọa
nghiêm trọng nhất đến đa dạng sinh học. (Nguồn: Nguyên lý Sinh học Bảo tồn trang
77→80)
Bảng 2.1. Sự mất đi của sinh cảnh rừng nguyên sinh trong một số nước vùng nhiệt đới
của cửu thế giới (old world)
Nước
Châu Phi
Gambia
Ghana
Kenya
Madagasca
Rwanda
Zaire
Zimbabwe
Châu Á
Bangladesh
India
Indonesia
Malaysia
Myanmar (Burma)
Philippines
Sri Lanka
Thailand
Vietnam


Rừng nguyên sinh còn lại
(x 1000 ha)

Tỷ lệ phần trăm của sinh
cảnh mất đi

122
4,254
2,274
13,049
184
83,255
17,169

89
82
71
75
80
57
56

482
49,929
60,403
18,008
24,131
< 1,000
610
13,107

6,758

96
78
51
42
64
97
86
73
76

9


(Nguồn: WRI/UNEP/UNDP 1994)

Nhìn chung trong tất cả các nước châu á, châu phi đều bị mất sinh cảnh chiếm tỉ
lệ rất lớn nếu không có sự can thiệp thì không bao lâu những sinh cảnh này trong
tương lại se bị mất hết đó là điều cần phải quan tâm của các chính phủ các quốc gia
chứ không phải một cá nhân nao cả

10


Chương 3
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI
KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Vị trí địa lí, phạm vi, lịch sử thành lập và chức năng của khu vực nghiên cứu
3.1.1. Vị trí địa lí, phạm vi

Khu rừng dặc dụng Đăk Uy nằm trong đia giới hành chính của hai xã Đăk
H’rinh và Hà mòn thuộc huyện Đăk Hà tỉnh Kon Tum có toạ độ địa lí và vị trí hành
chính như sau: Toạ độ địa lí:Từ 14031’57” đến 14033’25”vĩ độ bắc.
Từ 107053’05” đến 107055’20” kinh độ đông.
+ Vị trí hành chính, ranh giới:
-

Phía bắc giáp nông trường cao su Đăk H’ring.

-

Phía nam giáp nông trường càphê Đăk Uy IV.

-

Phía đông giáp nông trường cà phê Đăk Uy III.

-

Phía tây giáp nông trường cà phê Đăk Uy IV.

+ Diên tích: Theo quyết định của UBND tỉnh KonTum thì tổng diện tích tự nhiên
khu rừng đặc dụng là 690 ha, trong đó:
-

Đất Lâm Nghiệp: 659,5 ha chiếm 95,6% tổng diện tích tự nhiên của khu rừng,

-

Đất nông nghiêp là 16 ha chiếm 2,3% tổng diện tích tự nhiên của khu rừng,


-

Các loại đất khác 14,5 ha chiếm 2,1% diện tích tự nhiên của khu rừng,

+ Quy hoạch sử dụng đất: Để hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của khu
rừng đặc dụng là quản lí bảo vệ những nguồn tài nguyên thiên nhiên và các giá trị khác
của khu rừng, Dựa trên những đặc trưng về hiện trạng và đặc điểm kinh tế xã hội của
khu rừng, Phân chia quy hoạch sử dụng đất các loại đất đai trong khu rừng đặc dụng
như sau:
-

Diện tích bảo vệ 393ha chiếm 57%,

-

Diện tích khoanh nuôi phục hồi 37ha chiếm 5,4%,

-

Diện tích xây dựng vườn thực vật 30ha chiếm 4,3%,

-

Diên tích Trung tâm cứa hộ các thú quí hiếm 10ha chiếm1,4%
11


-


Diện tích rừng trồng 41 ha chiếm 6%,

-

Diện tích trồng rừng 137,5 ha chiếm 19,9%

-

Diện tích cà phê 16 ha chiếm 2,3%

-

Các loại diện tích khác 25,5ha chiếm 3,7%,

3.1.2. Lịch sử thành lập và chức năng của khu vực nghiên cứu
• Lịch sử thành lập:
Theo quyết định số 04/QĐUB ngày 3.1.1987 của UBND tỉnh Gia Lai Kon Tum
(cũ)về việc khoanh vùng rừng đặc dụng Đăk Uy. Sau đó tại tờ trình số 188/KL của chi
cục kiểm lâm tỉnh Kon Tum, UBND tỉnh ngày 9.11.1993 đã ra quyết định số
462/QĐUB về việc giao rừng và đất rừng tại khu rừng đặc dụng cho lược lượng kiểm
lâm tỉnh.
Thực hiện quyết định của UBND tỉnh Kon Tum, Chi cục kiểm lâm tỉnh đã tiến
hành thành lập dự án bảo vệ và xây dựng khu rừng đặc dụng tháng 5 năm 1994 . Trải
qua một thời gian bảo vệ, xây dựng và phát triển .khu rừng đã thu được một số kết quả
nhất định. Để đưa khu rừng tiếp tục phát triển và mở rộng xây dựng và có cơ sở đầu tư
xây dựng nhằm hoàn thành những mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra của một khu rừng đặc
dụng.


Chức năng và nhiệm vụ của khu vực nghiên cứu

Chức năng chủ yếu của khu rừng, xây dụng khu rừng đặc dụng nhằm bảo vệ và

phát triển nguồn gen của các loài thực vật động vật quí hiếm, đặc biệt là cây Trắc
(Dalbergia cochinchinensis) Khôi phục và phát triển hệ sinh thái tự nhiên (bao gồm
thực vật, khí hậu, môi trường, cảnh quan…) một cách hài hòa, khoa học với mục đích
bảo tồn tính đa dạng sinh học của khu rừng.
Bảo vệ và khai thác những lợi thế, tiềm năng và cảnh quan thiên nhiên vốn có
của khu rừng còn giữ lại là nơi nghiên cứu rừng nhiệt đới, về thực vật, động vật, tham
quan cũng như việc tổ chức học tập nghiên cứu giá trị bảo tồn tự nhiện của khu rừng.
- Cải tạo, nâng cấp và xây dựng cơ sở hạ tầng.
+Chương trình bảo vệ: Hệ thống trạm bảo vệ khu rừng đăc dụng, 2 trạm, 2 đài
quan sát lửa rừng, đội tuần tra cơ động.
- Xây dựng và củng cố hệ thống mạng lưới đường giao thông trong khu rừng.

12


+Chương trình phục hồi sinh thái và tái tạo rừng: Trồng rừng tập trung; 127,5
ha, loại cây trồng chủ yếu là: Trắc, Hương, Cate, giổi, sao xanh, sao đen…
Khoanh nuôi rừng tự nhiên: 37 ha
1) Tổ chức quản lí bảo vệ toàn bộ cảnh quan thiên nhiên hiện có của khu rừng đặc
dụng, đảm bảo cho điều kiện môi trường sinh thái được ổn định để bảo tồn các loại
động vật, thực vật quí hiếm hiện đang tồn tại trong khu rừng.
2) Tổ chức nghiên cứu về qui luật sinh tồn, quá trình diễn thế các hệ sinh thái động,
thực vật sưu tập xây dựng và bổ sung để hoàn chỉnh các tài liệu cơ bản về giá trị bảo
tồn các nguồn gen quí hiếm của các loài thực vật động vật trong khu rừng và các giá trị
khác
3) Nghiên cứu tổ chức thực nghiệm gây trồng và chăn thả một số loài thực vật,
động vật có khả năng tồn tại thích nghi và phát triển trong khu rừng.
4) Tổ chức giới thiệu cho quí khách đến tham quan du lịch hiểu biết về giá trị và

vai trò bảo tồn tự nhiên của khu rừng qua đó thu hút sự đầu tư hợp tác xây dựng khu
rừng cả trong và ngoài nước. Làm cho khu rừng trở thành khu giáo dục ý thức bảo vệ
môi trường, bảo vệ thiên nhiên cho hoc sinh và nhân dân trong vùng. Nâng cao trình
độ thẩm mỹ, đời sống văn hoá tinh thần cho nhân dân lao đông tai đia phương.
5) Tuyên truyền giáo dục đồng bào dân tộc đia phương tham gia bảo vệ và xây
dựng khu rừng.
3.2. Đặc điểm tự nhiên
3.2.1. Địa hình địa mạo
Khu rừng đặc dụng Đăk Uy nằm trên địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc
bình quân 2-50 bề mặt địa hình hơi lượn sóng và thoải dần về phía tây nam, nói chung
đia hình đơn giản không có sự chia cắt, nó là kết quả lâu đời của sự tích tụ lâu đời ở
những vùng trũng, ven suối trải qua biến đổi của lịch sử kiến tạo địa chất. Độ cao
trung bình từ 640 m – 662 m so với mặt nước biển.
3.2.2. Địa chất thổ nhưỡng
Theo kết quả điều tra lập đia, nền vật chất kiến tạo chủ yếu của khu rừng đặc
dụng Đăk Uy bởi các loại đá mẹ chính sau:
Nhóm đá Mácma – axit trong đó đá Granit và sạn kết là phổ biến bao gồm một
số loại đất sau:
13


a) Đất Felarit vàng hay nâu xám phát triển trên đá Granit, tầng dày (> 100cm)
thành phần cơ giới nhẹ tơi xốp.
b) Đất dốc tụ hay lầy thụt ven suối, vùng trũng:
3.2.3. Khí tượng thủy văn
Khí hậu khu rừng đặc dụng Đăk Uy thuộc khí hậu tây trường sơn, một năm có
hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4
năm sau. Lượng mưa hàng năm đạt 1736mm cao nhất là 2172mm thấp nhất là
1300mm ,mưa không đều và lượng mưa tập trung chủ yếu tháng 8 và tháng 9 .
Nhiệt độ bình quân 23,60, mà cao nhất 29.60và thấp nhất 18.40 không có hiện

tương sương muối . biên độ nhiệt ngày và đêm biến đổi lớn ( từ 10 - 110C ) nhưng
biên độ biến đổi trong năm lại nhỏ hơn (từ 3 - 60 C) như vậy khu rừng nằm trong khu
vực có nhiệt độ cao, thuộc loại hình khí hậu nhiệt đới, là yếu tố thích hợp cho thực vật
sinh trưởng và phát triển.
Trong khu Rừng có hai hồ nước bán tự nhiên, với một hệ thống tưới tiêu nhân
tạo từ đập Đắk Uy chạy ngang qua theo chiều dài của khu rừng sẽ là điều kiên thuận
lợi cho việc sinh hoạt và cuộc sống của nhân dan xung quanh khu rừng.
Mật độ Sông Suối phân bố thấp, do mùa mưa kéo dài nên mùa mưa lượng nước
thường dư thừa, ngược lại về mùa khô lượng mưa ít gây hiện tượng thiếu nước nghiêm
trọng làm cho cây cối khô cằn, sinh trưởng và phát triển kém.
Hướng gió thịnh hành là gió Tây nam thổi từ tháng 5 đến tháng 8, từ tháng 9
đến tháng 4 chủ yếu là gió mùa tây bắc và đông nam, khi có gió mùa tây nam hoạt
động thì thường làm cho khí hậu khô nóng, Bốc hơi bề mặt.
3.3. Đặc điểm kinh tế xã hội
1. Dân số và sự phân bố: khu rừng đặc dụng Đăk Uy nằm trong 2 xã Đăk H’ring
và xã Hà Mòn. Hiện nay trong khu rừng đặc dụng không có dân cư. Một bản làng hay
một xí nghiệp nào phân bố. Đây là một thuận lợi hết sức cơ bản cho công tác quản lí
bảo vệ rừng.
2.

Dân số trong vùng phụ cận trên 20000 người chủ yếu là dân tộc kinh số lao

động là 9.780 người.
- Nông trường cao su Đăk H’ring 390 khẩu với 264 lao động
- Nông trường cà phê Đăk Uy III 1700 khẩu với 400 lao động
14


×