Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT SỐ LOÀI CHIM VÀ THÚ RỪNG Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN BÌNH CHÂU – PHƯỚC BỬU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.51 MB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT SỐ LOÀI CHIM VÀ THÚ RỪNG
Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN
BÌNH CHÂU – PHƯỚC BỬU

Họ và tên sinh viên : NGUYỄN THỊ SONG TUYỀN
Ngành : QUẢN LÍ TÀI NGUYÊN RỪNG
Niên Khóa: 2005 - 2009

Tháng 06/2009


ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT SỐ LOÀI CHIM VÀ THÚ RỪNG Ở KHU BẢO
TỒN THIÊN NHIÊN BÌNH CHÂU – PHƯỚC BỬU

Tác giả

NGUYỄN THỊ SONG TUYỀN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
Quản Lí Tài Nguyên Rừng

Giáo viên hướng dẫn:
TS. NGUYỄN NGỌC KIỂNG

Tháng 06/2009


i


LỜI CẢM TẠ
Đầu tiên, con xin cảm ơn gia đình, người thân đã nâng bước, giúp cho con có
đầy đủ điều kiện học tập về mặt vật chất cũng như tinh thần.
Xin cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, đặc biệt là
quý thầy cô trong khoa Lâm nghiệp đã tạo môi trường học tập cho em trong suốt 4
năm qua.
Gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Nguyễn Ngọc Kiểng, thầy là người đã tận
tình hướng dẫn, giúp cho em có định hướng để có thể hoàn thành để tài tốt nhất.
Không thể quên gửi lời cảm ơn đến Ban quản lí, các cán bộ kiểm lâm Khu bảo
tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu, đặc biệt là anh Lê Văn Sơn, anh Ngô Sinh
Khung, Giấm đốc Khu bảo tồn chú Võ Văn Sung đã tạo điều kiện, giúp đỡ em trong
suốt quá trình ngoại nghiệp, thu thập tài liệu, đó là điều kiện cơ bản nhất để em có thực
hiện đề tài.
Cũng xin gởi lời cảm ơn đến các bạn cùng lớp, các bạn cùng khoa đã luôn bên
tôi, giúp đỡ nhau trong học tập.
Chân thành cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 06 năm 2009
NGUYỄN THỊ SONG TUYỀN

ii


TÓM TẮT
Đề tài điều tra “Đặc điểm của một số loài chim và thú rừng ở khu bảo tồn thiên
nhiên Bình Châu – Phước Bửu” được tiến hành tại khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu
– Phước Bửu, thời gian từ ngày 15/3/2009 – 25/5/2009.
Đề tài là kết quả của sự điều tra, khảo sát, phỏng vấn thực tế và tổng hợp lại các

tài liệu đã thu thập được. Kết quả của đề tài giới thiệu về đặc điểm tự nhiên, dân sinh,
kinh tế của Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu, tính cần thiết và ý nghĩa
của đề tài trong tình hình ngày nay. Nội dung trọng tâm của đề tài trình bày về các đặc
điểm, giá trị, tình trạng của các loài chim và thú đang tồn tại ở Khu bảo tồn để từ đó
giúp nhận dạng chúng một cách dễ dàng, hiểu thêm về chúng, đặc biệt đối với các loài
quý hiếm. Hoặc đó cũng là tài liệu tuyên truyền góp phần giúp nâng cao ý thức gìn
giữ, bảo vệ Khu bảo tồn nói riêng và bảo vệ rừng nói chung, bảo vệ môi trường, môi
trường sống của các loài động vật rừng. Trên cơ sở những hiểu biết sẽ đưa ra kết luận
và các kiến nghị nhằm bảo vệ, phát triển Khu bảo tồn tốt hơn. Trong phần phụ lục sẽ
trình bày hình ảnh của các loài chim, thú, các sinh cảnh khác nhau của Khu bảo tồn và
các nội dung liên quan khác. Trong quá trình thực hiện đề tài sẽ không tránh khỏi
những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của đọc giả.

iii


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa ....................................................................................................................... i
Lời cảm tạ...................................................................................................................... ii 
Tóm tắt.......................................................................................................................... iii 
Mục lục ......................................................................................................................... iv 
Danh sách các bảng ..................................................................................................... vi 
Danh sách các hình ..................................................................................................... vii 
CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................1 
1.1. Lí do thực hiện đề tài................................................................................................1 
1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................2 
1.2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................2 
1.2.2. Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................2 
1.3. Mục đích ...................................................................................................................2 

1.4. Mục tiêu....................................................................................................................2 
CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI CỦA VÙNG NGHIÊN CỨU .....3 
2.1. Vị trí, phạm vi, lịch sử thành lập và chức năng của khu bảo tồn thiên nhiên Bình
Châu – Phước Bửu...........................................................................................................3 
2.2. Đặc điểm tự nhiên.....................................................................................................4 
2.2.1. Địa hình - địa mạo .................................................................................................4 
2.2.2. Địa chất thổ nhưỡng ..............................................................................................4 
2.2.3. Khí hậu thuỷ văn ...................................................................................................5 
2.3. Đặc điểm kinh tế xã hội............................................................................................6 
2.4. Tài nguyên đa dạng sinh học ....................................................................................6 
2.4.1. Sự đa dạng về thành phần thực vật rừng ...............................................................6 
2.4.2. Sự đa dạng về thành phần động vật rừng ..............................................................7 
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................8 
3.1. Nội dung nghiên cứu ................................................................................................8 
3.2. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................8 
3.2.1. Phương pháp ngoại nghiệp ....................................................................................8 
3.2.2. Phương pháp nội nghiệp........................................................................................9 
iv


CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..............................................................12
4.1. Về các loài chim rừng trong Khu bảo tồn ..............................................................11 
4.1.1. Bộ hạc – Coconiiformes ......................................................................................12 
4.1.2. Bộ ngỗng – Anseriformes....................................................................................14 
4.1.3. Bộ cắt – Falconifomes .........................................................................................15 
4.1.4. Bộ gà – Galliformes.............................................................................................17 
4.1.5. Bộ sếu – Gruiformes............................................................................................19 
4.1.6. Bộ rẽ – Charadriiformes .....................................................................................19 
4.1.7. Bộ bồ câu – Columbiformes................................................................................20 
4.1.8. Bộ vẹt – Psittaciformes........................................................................................23 

4.1.9. Bộ cu cu – Cuculiformes ....................................................................................24 
4.1.10. Bộ cú – Strigiformes .........................................................................................24 
4.1.11. Bộ yến – Apodiformes ......................................................................................25 
4.1.12. Bộ sả – Coraciiformes........................................................................................25 
4.1.13. Bộ gõ kiến – Piciformes ....................................................................................27 
4.1.14. Bộ sẻ – Passeriformes........................................................................................29 
4.2. Về các loài thú rừng trong Khu bảo tồn .................................................................35 
4.2.1. Bộ linh trưởng – Primates ...................................................................................36 
4.2.2. Bộ ăn thịt – Carnivora .........................................................................................41 
4.2.3. Bộ ngón chẵn – Artiodactyla...............................................................................45 
4. 2.4. Bộ gặm nhấm – Rodentia .........................................................................................48
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................................51 
5.1. Kết luận...................................................................................................................51 
5.2. Thuận lợi, khó khăn................................................................................................52 
5.2.1. Thuận lợi: ............................................................................................................52 
5.2.2. Khó khăn: ............................................................................................................52 
5.3. Kiến nghị ................................................................................................................52 
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................54 
PHỤ LỤC .......................................................................................................................a 

v


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Bảng thống kê so sánh về chim ...................................................................11 
Bảng 4.2. Bảng thống kê so sánh về thú ......................................................................35 

vi



DANH SÁCH CÁC HÌNH
A. DANH SÁCH HÌNH LOÀI CHIM VÀ THÚ CỦA KHU BẢO TỒN
1. Chim lặn (Tachybaptus ruficollis)............................................................................... l
2. Cò bợ (Ardeola bacchus)............................................................................................. l
3. Cò trắng (Egretta garzetta) ......................................................................................... l
4. Diệc lửa (Ardea purpure) ............................................................................................ l
5. Le nâu (Dendrocygna javanica).................................................................................. l
6. Mòng két (Anas crecca) .............................................................................................. l
7. Diều trắng (Elanus caeruleus)..................................................................................... l
8. Ó cá (Pandion haliatus)............................................................................................... l
9. Cắt nhỏ bụng hung (Microhierax caerulescens) ....................................................... m
10. Gà rừng (Gallus gallus)........................................................................................... m
11. Gà lôi hông tía (Lophura diardi) ............................................................................. m
12. Cuốc ngực trắng (Amaurornis phoenicurus)........................................................... m
13. Cun cút nhỏ (Turnix sylvatica) ................................................................................ m
14. Choi choi khoang cổ (Charadrius alexandrius)...................................................... m
15. Rẽ giun (Gallinago gallinago) ................................................................................ m
16. Nhàn nhỏ (Sterna albifrons).................................................................................... m
17. Cu ngói (Streptopelia tranquebarica) ..................................................................... m
18. Cu xanh mỏ quặp (Treron curvirostra) ................................................................... m
19. Gầm gì lưng xanh (Ducula aenea) .......................................................................... m
20. Vẹt ngực đỏ (Psittacula alexandri) ......................................................................... m
21. Phướn (Rhopodytes tristis) ........................................................................................n
22. Bìm bịp nhỏ (Centropus bengalensis).......................................................................n
23. Cú mèo Latusơ (Otus spilocephalus) ........................................................................n
24. Cú lợn (Phodilus badius)...........................................................................................n
25. Cú muỗi Ấn Độ (Caprimulgus indicus) ....................................................................n
26. Yến cầm trắng (Apus affinis).....................................................................................n

vii



27. Yến núi (Collocalia brevirostris) ..............................................................................n
28. Bồng chanh (Alcedo atthis) .......................................................................................n
29. Trảu đầu hung (Merops orientalis)............................................................................n
30. Sả rừng (Coracias benghalensis) ..............................................................................n
31. Cao cát bụng trắng (Anthracoceros malabaricus) ....................................................n
32. Thầy chùa đầu xám (Megalaima faiostricta) ............................................................n
33. Gõ kiến vàng nhỏ (Dinopium javanense) ................................................................ o
34. Nhạn bụng trắng (Hirundo rustica) ....................................................................... o
35. Chìa vôi núi (Motacilla cinerea)................................................................................o
36. Chào mào đít đỏ (Pericrocotus atriceps) ..................................................................o
37. Phường chèo đỏ lớn (Pericrocotus flammeus) .........................................................o
38. Cành cạch lớn (Criniger pallidus).............................................................................o
39. Chim xanh Nam Bộ (Chloropsis cochinchinensis) ...................................................o
40. Bách thanh nhỏ (Lanius collurioides) .......................................................................o
41. Chích chòe (Copsychus malabaricus) .......................................................................o
42. Oanh cổ trắng (Erithacus sibilans)............................................................................o
43. Khướu bụi đầu đen (Stachyris nigriceps)..................................................................o
44. Khướu đầu trắng (Garrulax leucolophus) .................................................................o
45. Khướu bạc má (Garrulax chinensis) .........................................................................p
46. Chiền chiện đồng hung (Cisticola juncidis) ..............................................................p
47. Chích mày lớn (Phylloscopus inornatus) ..................................................................p
48. Đướp ruồi xanh xám (Muscicapa thalassina) ...........................................................p
49. Đướp ruồi họng đỏ (Ficedula parva) ........................................................................p
50. Rẻ quạt họng trắng (Rhipidura albicollis).................................................................p
51. Bạc má (Parus major) ...............................................................................................p
52. Chim sâu vàng lục (Dicaeum concolor)....................................................................p
53. Bắp chuối mỏ dài (Arachnothera longirostra)..........................................................p
54. Di cam (Lonchura striata).........................................................................................p

55. Vành khuyên họng vàng (Zosterops palpebrosa) .....................................................p
56. Sẻ (Passer montanus) ................................................................................................p
viii


57. Sáo sậu (Sturnus nigricollis) .....................................................................................q
58. Sáo đen (Acridotheres cristatellus) ...........................................................................q
59. Nhồng (Gracula religiosa) ........................................................................................q
60. Chèo bẻo (Dicrurus macrocercus) ............................................................................q
61. Chèo bẻo cờ đuôi bằng (Dicrurus remifer) ...............................................................q
62. Vàng anh đầu đen (Oriolus xanthornus) ...................................................................q
63. Giẻ cùi (Urocissa erythrorhyncha) ...........................................................................q
64. Nhen (Dendrogale murina) .......................................................................................q
65. Đồi (Tupaia glis) .......................................................................................................q
66. Dơi muỗi nâu (Pipistrellus coromandra) ..................................................................q
67. Cu li lớn (Nycticebus coucan) ...................................................................................q
68. Cu li nhỏ (Nycticebus pygmaeus) ..............................................................................q
69. Khỉ đuôi dài (Macaca fascicularis)........................................................................... r
70. Khỉ đuôi lợn (Macaca nemestrina) ........................................................................... r
71. Gấu chó (Helarctos malayanus)................................................................................ r
72. Lửng lợn (Arctonyx collaris) ..................................................................................... r
73. Chồn vàng (Martes flavigula) ................................................................................... r
74. Cầy vòi mốc (Paguma larvata) ................................................................................. r
75. Cầy vòi hương (Paradoxurus)................................................................................... r
76. Cầy gấm (Prionodon pardicolor).............................................................................. r
77. Cầy hương (Viverra indica) ...................................................................................... r
78. Lỏn tranh (Herpestes javanicus) ............................................................................... r
79. Mèo rừng (Felis bengalensis).................................................................................... r
80. Beo lửa (Felis temmincki) ........................................................................................ r
81. Báo hoa mai (Panthera pardus) ................................................................................ s

82. Lợn rừng (Sus Scrofa) ............................................................................................... s
83. Cheo cheo Nam Dương (Tragulus javanicus)........................................................... s
84. Hoẵng (mễn) (Muntiacus muntjak) ........................................................................... s
85. Nai (Cervus unicolor)................................................................................................ s
86. Tê tê Ja Va (Manis javanica)..................................................................................... s
ix


87. Thỏ nâu (Lepus nigricolis) ........................................................................................ s
88. Nhím bờm (Acanthion subcristatum) ........................................................................ s
89. Voọc bạc (Trachipithecus cristata) ........................................................................... s
90. Khỉ mặt đỏ (Macaca arctoides)................................................................................. s
91. Mèo ri (Felis chaus) .................................................................................................. s
92. Chuột đất bé (Bandicota savilei) ............................................................................... s
B. DANH SÁCH HÌNH SINH CẢNH KHU BẢO TỒN
1. Cổng đi vào khu bảo tồn.............................................................................................. t
2. Đường tham quan trong rừng ...................................................................................... t
3. Trảng cỏ....................................................................................................................... t
4. Hệ sinh thái rừng tràm sinh trưởng trên cát................................................................. t
5. Hệ sinh thái rừng dầu................................................................................................... t
6. Rừng dầu trên đất cát ven biển .................................................................................... t
7. Rừng le trên núi đá ven biển ....................................................................................... t
8. Rừng dương ven biển .................................................................................................. t
9. Suối nước nóng Bình Châu ......................................................................................... t
10. Hệ sinh thái cồn cát ................................................................................................... t
11. Hồ Tràm.....................................................................................................................u
12. Biển hồ cốc ................................................................................................................u
13. Bầu nhám...................................................................................................................u

x



Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lí do thực hiện đề tài
Việt Nam là một trong những nước có vốn tài nguyên sinh học cao nhất trên thế
giới nhưng chúng đang mất dần với nguy cơ báo động, nên cần được bảo vệ thật chặt
chẽ và sử dụng thật hợp lí vốn tài nguyên này. Và một trong những biện pháp tốt nhất
đã được Nhà nước ta thực hiện là việc chủ trương thành lập nhiều vườn quốc gia,
nhiều khu bảo tồn thiên nhiên trên khắp cả nước. Với diện tích khá khiêm tốn của
mình (11392 ha), Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu thuộc huyện
Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng tàu là khu rừng nguyên sinh ven biển duy nhất còn lại
tương đối nguyên vẹn ở Việt Nam. Khu bảo tồn hiện đang được đầu tư và thu hút rất
nhiều du khách tham quan trong và ngoài nước. Khu bảo tồn có tiềm năng du lịch cao,
đa dạng bao gồm cả núi, rừng, suối, hồ và biển. Đến đây du khách có thể vừa tham
quan cảnh quan tự nhiên của rừng vừa tham quan cảnh đẹp của biển, rất phù hợp với
các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, thư giản, nghiên cứu khoa học, thể thao, leo núi, cấm
trại, tắm biển… Đặc biệt thu hút nhất ở đây là có tính đa dạng sinh học rất cao với các
hệ động thực vật vô cùng phong phú, có nhiều loài quý hiếm, đặc hữu được đưa vào
Sách đỏ như về các loài thú có: báo hoa mai, gấu chó, tê tê, khỉ (đuôi dài, khỉ mặt đỏ,
khỉ đuôi lợn), voọc bạc, cầy gấm, cầy hương, heo rừng, hoẳng, nai, cheo…; về các
loài chim có: cu xanh mỏ quặp, gầm ghì lưng xanh, gà lôi hông tía, yến núi, chim xanh
Nam Bộ, cao cát bụng trắng, cú lợn rừng, vành khuyên họng vàng, diều trắng, ó cá,
vẹt ngực đỏ, …; bò sát có: tắc kè, trăn gấm, kỳ đà vân, kỳ đà hoa, rắn cạp nông, rắn
cạp nia, rắn choàm quạp, rùa núi vàng, rùa hộp lưng đen, cua đinh, nhái bầu
hoa,…Điều quan tâm hàng đầu là các loài động vật hoang dã ở đây đang bị đe dọa và
đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt. Nhận thức được tầm quan trọng và sự quý báu của
Khu bảo tồn, đề tài được thực hiện nhằm cung cấp những thông tin về các loài động
vật hoang dã ở đây, trong giới hạn đề tài là các loài chim và thú để du khách có thể
thấy được sự phong phú và đặc điểm nhận biết của chúng. Từ đó giới thiệu đến khách

du lịch, kêu gọi mọi người cùng tham gia bảo vệ cũng như nâng cao nhận thức của
1


người dân, đồng thời đưa ra các biện pháp quản lý, bảo tồn để khai thác hết thế mạnh
và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên quý báu này, đặc biệt là động vật hoang dã.
1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Các loài chim và các loài thú hoang dã của Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu
- Phước Bửu
1.2.2. Phạm vi nghiên cứu
Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu.
1.3. Mục đích
Tìm hiểu đặc điểm các loài chim và thú ở Khu bảo tồn, giới thiệu đến khách
tham quan và bảo tồn loài, và đây cũng là tài liệu tham khảo cho những ai có nhu cầu
hoặc tài liệu truyền thông.
1.4. Mục tiêu
Tìm hiểu và mô tả đặc điểm từ đó giúp nhận biết các loài chim và thú rừng ở
Khu bảo tồn.
Thấy được sự phong phú, đa dạng về số lượng bộ, họ, chi, loài và sự quý hiếm
của loài.
Đề xuất các biện pháp bảo tồn và phát triển loài.

2


Chương 2
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI CỦA VÙNG NGHIÊN CỨU
2.1. Vị trí, phạm vi, lịch sử thành lập và chức năng của khu bảo tồn thiên nhiên
Bình Châu – Phước Bửu

Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được
thành lập từ năm 1978 theo Quyết định số 634/UB (6/5/1978) của Chủ tịch Ủy Ban
Nhân Dân tỉnh Đồng Nai (cũ) với tên là khu Rừng Cấm Bình Châu - Phước Bửu .
Đến năm 1986 Chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) đã
ban hành quyết định số 194/CT công nhận khu Rừng Cấm Bình Châu - Phước Bửu
nằm trong hệ thống các khu rừng cấm của nước ta.
Năm 1993 Phân Viện Điều Tra Quy Hoạch Rừng II kết hợp với BQL Rừng
Cấm Bình Châu - Phước Bửu xây dựng Luận chứng kinh tế kỹ thuật “Khu bảo tồn
thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu giai đoạn 1993 – 1997”. Ngày 12/7/1993 Chủ tịch
Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã kí Quyết định số 1017/QĐ – UBT phê
duyệt Luận chứng kinh tế kỹ thuật và đầu tư xây dựng Khu bảo tồn nhằm mục đích:
bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường, phục vụ nghiên cứu khoa học, vui chơi
giải trí, du lịch sinh thái và các nhu cầu khác của xã hội.
Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu nằm trên địa bàn hành chính
của 4 xã: Bình Châu, Bưng Riềng, Bông Trang, Phước Thuận.
- Phía Đông giáp huyện Hàm Tân – tỉnh Bình Thuận.
- Phía Tây giáp sông Hoả và xã Phước Thuận.
- Phía Nam giáp biển Đông từ ấp Thuận Biên – xã Phước Thuận đến Bến Lội –
xã Bình Châu.
- Phía Bắc giáp Lâm trường Xuyên Mộc.
Toạ độ địa lý:

Từ 10017’57” đến 10037’46” vĩ độ Bắc
Từ 107024’31” đến 107036’07” kinh độ Đông

3


Diện tích tự nhiên: 11.392 ha, phân thành các phân khu chức năng: phân khu
bảo vệ nghiêm ngặt 4.869 ha, phân khu phục hồi sinh thái 6.248 ha, phân khu hành

chính dịch vụ 275 ha. Vùng đệm khu bảo tồn diện tích: 6.782 ha.
™ Chức năng của khu bảo tồn :
- Bảo vệ một di sản của rừng cây họ Dầu ở vùng ven biển miền Đông Nam Bộ.
Bảo vệ đa dạng nguồn gen động vật, thực vật rừng và đa dạng của các hệ sinh thái.
- Cung cấp nơi cư trú cho các loài sinh vật đặc biệt là những loài động thực vật
quý hiếm đang có nguy cơ bị diệt chủng.
- Phòng hộ môi trường vùng ven biển.
- Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, phục vụ nghiên cứu khoa học và giáo dục bảo
tồn thiên nhiên, tham quan du lịch, giải trí, nghỉ dưỡng của nhân dân.
- Tạo vùng đệm xanh duy trì an ninh môi trường cho vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam.
2.2. Đặc điểm tự nhiên
2.2.1. Địa hình - địa mạo
Khu bảo tồn có địa hình tương đối bằng phẳng, thoai thoải từ 4 phía đổ vào
trung tâm, tạo thành 4 vùng địa hình khác nhau như sau:
-Vùng bằng phẳng chiếm diện tích 9.902 ha, trải rộng từ phía Bắc đến phía
Nam, độ cao từ 20 – 25m so với mặt biển, độ dốc bình quân từ 30 – 50.
-Vùng đồi bao gồm một số ngọn đồi có độ cao tuyệt đối từ 60 – 160m như:
Hồng Nhung (118m) nằm ở phía Bắc thuộc phân trường I, cụm Hồ Linh (cao từ 100 –
162m) nằm ở ven biển (tiểu khu 51), khu vực núi Mộ Ông, Gái Ma… ở phía Tây Nam
(tiểu khu 49). Tổng diện tích vùng có địa hình đồi là 350 ha.
- Vùng cồn cát ven biển diện tích 490 ha, chạy dọc theo 17km bờ biển, ở phía
Nam khu bảo tồn từ ấp Thuận Biên – xã Phước Thuận đến Bến Lội – xã Bình Châu,
gồm đồi cát đã ổn định thảm thực vật che phủ, độ cao từ 30 – 60m so với mặt biển.
- Vùng bàu, hồ diện tích khoảng 200ha, nằm rải rác trong khu bảo tồn như Hồ
Linh, Hồ Đắng, Bàu Nhám…
2.2.2. Địa chất thổ nhưỡng
Đất đai ở Khu bảo tồn được hình thành trên 3 loại đá mẹ chính: đá mắc ma
chứa Granit – Điôxit hạt lớn và đá Granit – Điôxit (trung tính), đá Bazan trẻ, trầm tích
4



và phù sa cổ. Các loại đá mẹ dưới ảnh hưởng của địa hình, khí hậu, sinh vật và các
hoạt động của biển tạo nên các loại đất chính sau:
- Đất Feralit vàng nhạt: phát triển trên đá Mắc ma – Granit và trầm tích thuộc
nhóm đất hình thành tại chỗ chiếm diện tích rất lớn, có màu xám trắng đến vàng nhạt,
thành phần cơ giới nhẹ (cát chiếm tới 40 – 60%), tầng đất sâu, tầng mùn mỏng, hàm
lượng NPK thấp do bị rửa trôi mạnh.
- Đất Feralit màu đỏ: phát triển trên đá Bazan có màu nâu vàng đến nâu đỏ,
tầng đất dày, thành phần cơ giới thịt nặng (sét tới 60%), hàm lượng NPK cao.
- Đất phèn: chiếm diện tích khá lớn, được hình thành trên các bưng ngập nước
vào mùa mưa. Đất có màu xám trắng đến xám đen, độ pH từ 4 – 4.5, thành phần cơ
giới nhẹ (cát từ 50 – 60%).
- Đất cát ven biển: chạy dọc theo bờ biển hình thành 2 dạng đất khác nhau: cồn
cát di động không ngập nước biển, đất cát ướt thường bị ngập thuỷ triều dâng.
Cả 2 loại đất này đều có tỷ lệ cát cao hơn 70%, tầng mùn hầu như không có, hàm
lượng NPK rất thấp, hút và thoát nước mạnh, độ che phủ thực vật thấp dưới 10%.
- Đất cát trắng và đất cát vàng trong nội địa: có tỷ lệ khá cao từ 60 – 70%, hàm
lượng NPK thấp.
2.2.3. Khí hậu thuỷ văn
Khu bảo tồn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với nền nhiệt độ cao,
nóng ẩm quanh năm, biên độ nhiệt giữa các tháng trong năm thấp hơn 30C, không có
mùa đông và các tháng quá lạnh, các số liệu cụ thể như sau:
- Nhiệt độ không khí: bình quân hàng năm là 25.80C, cao nhất là 380C, vào
tháng 4 – 5, thấp nhất là 3150C, vào tháng 12.
- Lượng mưa: bình quân hàng năm là 1.396mm, trong đó lượng mưa tập trung
vào tháng 7, 8, 9 hàng năm. Mùa mưa thường từ tháng 5 đến tháng 10, với số tháng
mưa là 6 tháng, số ngày mưa bình quân trong năm là 124 ngày. Mùa khô thường kéo
dài từ tháng 11 – tháng 4 năm sau. Số tháng khô từ 1 – 3 tháng. Số tháng hạn từ 2 – 3
tháng. Số tháng kiệt từ 0 – 1 tháng.

- Độ ẩm không khí: độ ẩm tuyệt đối bình quân hàng năm 85.2%, độ ẩm tuyệt
đối hàng năm100%, độ ẩm tuyệt đối 36% (tháng 12 và tháng 1), lượng bốc hơi cao
nhất 43.7% vào tháng 3.
5


- Chế độ gió: Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu chịu ảnh hưởng
của 2 hướng gió thịnh hành là: gió Tây Nam thổi vào mùa mưa từ tháng 5 – tháng 11,
gió Đông Bắc thổi vào mùa khô từ tháng 12 – tháng 4 năm sau.Tốc độ gió trung bình
là 8 – 10km/h.
2.3. Đặc điểm kinh tế xã hội
Dân cư thuộc 4 xã quanh Khu bảo tồn có 11.149 hộ gia đình, số nhân khẩu là
53.349 người. Dân cư ở đây đến từ 30 tỉnh thành trong cả nước do di dân có tổ chức và
di dân tự do. Người dân chủ yếu sống bằng nông nghiệp, ngư nghiệp, buôn bán nhỏ,
dịch vụ, lâm nghiệp,… trong đó có một số người vẫn lén lút vào phá rừng để sinh
sống, vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng.
2.4. Tài nguyên đa dạng sinh học
2.4.1. Sự đa dạng về thành phần thực vật rừng
Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu có 732 loài thực vật bậc cao,
thuộc 123 họ đã được định danh, phân ra như sau: cây thân gỗ (G) có 342 loài chiếm
47%, cây thân thảo sống trên mặt đất (C) có 224 loài chiếm 31%, dây leo (thân gỗ và
thân thảo) (L) có 100 loài chiếm 14%, cây kí sinh trên thân cây khác (K) có 9 loài
chiếm 1%, cây phụ sinh (P) có 25 loài chiếm 3%, cây bụi (B) có 32 loài chiếm 4%.
Trong thành phần thực vật trên, nhóm thực vật đặc hữu và quý hiếm được xếp
vào sách đỏ thực Việt Nam có 17 loài.
Các họ có nhiều loài nhất là họ Đậu (Fabaceae) với 68 loài, họ Cói
(Cyperaceae) với 46 loài, họ Cà phê (Rubiaceae) với 39 loài, họ Hoà thảo (Poaceae)
36 loài và họ Thầu dầu đứng thứ 5 với 35 loài. Họ Sao dầu (Dipterocarpaceae) đại
diện cho luồng di cư từ hướng Đông Nam (Malaysis – Indonesia) lên cũng được ghi
nhận với 13 loài.

Đại diện của luồng di cư thứ hai từ hướng Tây Nam (Ấn Độ – Miến Điện) sang
là các họ Tử vi (Lythraceae) với 7 loài, họ Bàng (Combretaceae) với 6 loài.
Ở khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu cũng có nhiều đại diện điển
hình của khu hệ thực vật vùng Á nhiệt đới như: Họ Re (Lauraceae) có 7 loài, họ Dâu
tằm (Moraceae) có 22 loài, họ Dẻ (Fagaceae) có 2 loài, họ Thị (Ebennaceae) có 8 loài.

6


2.4.2. Sự đa dạng về thành phần động vật rừng
Kết quả nghiên cứu về động vật hoang dã (TS. Lê Xuân Cảnh và cộng sự,
2000) đã thống kê được 205 loài thuộc các lớp bò sát, ếch nhái, chim và thú. So với
tổng số loài động vật hoang dã đã được ghi nhận trong toàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
thì số loài động vật hoang dã của khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu
chiếm 91%.
- Lớp ếch nhái có 12 loài thuộc 4 họ, 1 bộ.
- Lớp bò sát có 38 loài thuộc 14 họ, 3 bộ, trong đó có 15 loài quí hiếm đã được
ghi vào Sách đỏ động vật Việt Nam.
- Lớp chim, kết quả khảo sát năm 2000 đã thống kê được 106 loài chim trong
khu bảo tồn. Trong đó có 5 loài được ghi vào Sách đỏ động vật Việt Nam, đặc biệt
trong nhóm này có 2 loài nằm trong danh sách 47 loài bị đe doạ của thế giới ở bậc VU
là Gà lôi hồng tía (Lophura diardi) và Bồ câu nâu (Columa pucicea).
- Lớp thú, khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu có 49 loài, thuộc 21
họ và 9 bộ, chiếm 75% tổng số loài thú của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Trong đó có 10
loài được ghi trong Sách đỏ động vật Việt Nam (1992) chiếm 20.4% tổng số lượng
loài, 8 loài được ghi trong Sách đỏ thế giới (1996) chiếm 16.3%, 18 loài được ghi
trong Công ước CITES cấm buôn bán trên thế giới, chiếm 36.7% tổng số lượng loài.

7



Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu
Đặc điểm một số loài chim rừng
Đặc điểm một số loài thú rừng
Thực trạng, sự phân bố, độ quý hiếm, giá trị sử dụng và tình hình khai thác
Đề xuất các biện pháp bảo tồn, bảo vệ và phát triển loài.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp ngoại nghiệp
Sử dụng phối hợp nhiều biện pháp để mang lại kết quả tốt nhất như sau:
3.2.1.1. Thu thập, tổng hợp các tài liệu đã có:
Đây là quá trình thu thập các tài liệu có liên quan đến nội dung đề tài từ nhiều
nguồn khác nhau, đặc biệt là xin tài liệu có sẵn của Khu bảo tồn là kết quả của các
đoàn nghiên cứu đi trước để lại, tài liệu có giá trị và gần đây nhất là bài báo cáo: Kết
quả điều tra, khảo sát khu hệ động vật (thú, chim, ếch, nhái, bò sát) khu bảo tồn thiên
nhiên Bình Châu - Phước Bửu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu của Viện sinh thái và tài
nguyên sinh vật Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia (năm 2000).
3.2.1.2. Phỏng vấn các cán bộ chuyên môn, lâm nghiệp, kỹ thuật, người dân địa
phương (bản địa) và người dân sống các vùng lân cận :
Trên cơ sở tài liệu về danh sách các loài đã dược thống kê của Khu bảo tồn, ta
tiến hành phỏng vấn cán bộ chuyên môn và người dân để kiểm tra lại độ chính xác của
tài liệu trong thời điểm điều tra làm đề tài, đồng thời để thu thập thêm kiến thức về các
loài như: đặc điểm nhận biết, số lượng loài còn ít nhiều, tập tính sinh sống, làm tổ,
sinh sản của các loài như thế nào, tình hình săn bắt, quản lí bảo tồn ở đây ra sao, có
nhiều vụ vi phạm xảy ra hay không, quản lí có chặt chẽ hay không, còn tồn tại những
vấn đề gì cần giải quyết, phấn đấu trong tương lai.
3.2.1.3. Khảo sát thực địa:
8



Là quá trình đi vào các khu vực cụ thể của rừng để tiến hành quan sát, tìm hiểu
chúng một cách trực tiếp, có thể tiến hành chụp ảnh, lấy các số liệu cần thiết. Đã tiến
hành đi khảo sát lại các khu vực trong đó có một số tuyến mà đoàn khảo sát năm 2000
đã thực hiện (dựa vào đặc điểm cảnh quan sinh thái, đường giao thông chính trong
Khu bảo tồn). Có 3 khu vực đó là:
+ Khu vực 1: toàn bộ phần phía bắc Khu bảo tồn, diện tích gần 400 ha gồm các
tiểu khu 41, 42, 46, 47. Giới hạn phía nam là đường nhựa Bưng Riềng tới suối nước
nóng Bình Châu. Đặc điểm chính khu vực: rừng thường xanh đã bị khai thác kiệt
nhiều năm về trước, đang tái sinh và hồi phục tốt, rừng tràm tự nhiên và rừng trồng,
nương rẫy trồng điều và các loại cây trồng khác (nhất là ở khu vực chuông Đất Đỏ và
quanh khu dân cư) xen kẽ trong các vạc rừng thứ sinh, có núi Hồng Nhung và suối
nước nóng Bình Châu.
+ Khu vực 2: phía đông nam Khu bảo tồn, diện tích trên 3500 ha, phía bắc là
đường nhựa Bưng Riềng tới suối nước nóng Bình Châu. Phía tây là đường Bưng Riềng
đi biển Hồ Cốc, phía nam là biển. Đặc điểm chính của khu vực là rừng kín thường
xanh cây lá rộng, cây họ dầu xen kẽ, nhiều bưng hoặc trảng cỏ rộng với cây bụi lúp
xúp ven biển. Có nhiều hồ nước và cụm núi quanh Hồ Linh, cụm núi này có đỉnh cao
162 m, núi đá xen lẫn đất cát sỏi. Gồm các tiểu khu 51, 52 là chính.
+ Khu vực 3: phía tây Khu bảo tồn, diện tích trên 3500 ha. Phía tây đường từ
Bưng Riềng đi biển Hồ Cốc tới núi Mộ Ông. Đặc trưng của khu vực là rừng già
(nguyên sinh), rừng tràm, rừng tre trúc trên núi đá xen kẽ cây gỗ, trảng cỏ ở các bưng
và cây lúp xúp ven biển. Có khu vực núi Mộ Ông, núi Gái Ma,...có hồ nước lớn (hồ
núi Tè) và nhiều bưng nước cạn vào mùa khô. Điển hình là khu vực láng Cà Thi với
rừng tràm tự nhiên thuần loại chuyển tiếp rừng thường xanh bằng tập đoàn cây họ dầu.
3.2.1.4. Kiểm tra trên internet:
Ngày nay, iternet là tài sản chung của mọi người, đó là kho kiến thức vô cùng
phong phú và đa dạng trên tất cả các lĩnh vực để chúng ta có thể tìm kiếm mọi tài liệu.
Kiểm tra đồng thời thu thập thêm tài liệu giúp đề tài được hoàn chỉnh.
3.2.2. Phương pháp nội nghiệp

Thông tin thu được từ công tác ngoại nghiệp được phân tích, tổng hợp và viết
báo cáo theo nội dung đã đề ra.
9


3.2.2.1. Xác định loài và mô tả đặc điểm nhận biết của chúng, tình hình phân bố,
thực trạng:
Phần này chủ yếu dựa trên cơ sở tham khảo những tài liệu về các loài chim và
thú rừng đã được nghiên cứu như Sách Đỏ Việt Nam và các sách khác, tổng hợp lại để
đưa ra kết quả hay nhất, đầy đủ nhất.
3.2.2.2. Lập bảng danh lục các loài chim và thú, thu thập hình ảnh:
Bảng danh lục được thực hiện đảm bảo bám sát theo tài liệu nghiên cứu gần đây
nhất về các loài chim và thú của Khu bảo tồn, chỉ nêu những loài đang tồn tại ở Khu
bảo tồn, một số loài bị mất thông tin hiện tại như: báo hoa mai, beo lửa, voọc bạc là
những loài quý hiếm trước đó từng sống ở Khu bảo tồn, các loài mới chưa được
nghiên cứu, phát hiện và không rõ sự tồn tại hiện thời của chúng ở Khu bảo tồn thì
không được nêu trong danh lục. Thứ tự sắp xếp của các bộ, họ, chi loài đúng theo quy
định chung, với tên Việt Nam là tên phổ biến nhất, tên Latinh không nêu tên tác giả có
thể xem cụ thể trong phần miêu tả chi tiết các loài đó. Độ quý hiếm dựa vào Sách Đỏ
Việt Nam 1992, thế giới 1996 và các tài liệu khác. Hình ảnh được lấy từ nhiều khác
nhau: internet, chụp, từ Khu bảo tồn.
3.2.2.3. Đề xuất các biện pháp bảo tồn, phát triển loài:
Là kết quả của suốt quá trình tìm hiểu, thu thập tài liệu đến hoàn thành đề tài.
Dựa trên những hiểu biết, ý kiến cá nhân, kiến thức học tập 4 năm trên ghế nhà trường,
tham khảo tài liệu và ý kiến kinh nghiệm nhiều người.

10


Chương 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. VỀ CÁC LOÀI CHIM RỪNG TRONG KHU BẢO TỒN
Cho đến nay đã thống kê được ở Khu bảo tồn Bình Châu – Phước Bừu có 106
loài chim thuộc 44 họ trong 16 bộ. Nhưng do trong giới hạn đề tài chỉ miêu tả cụ thể
các loài đại diện và quý hiếm mà trong quá trình đi thực tế tôi đã tìm hiểu, quan sát
hoặc phỏng vấn được từ người dân.
™ Đánh giá tính đa dạng và phong phú về thành phần loài chim ở Khu bảo tồn:
Khu hệ chim ở đây tương đối đa dạng về cấu trúc thành phần loài. Có thể thấy
được điều này khi so sánh với thành phần loài chim ở một số vùng bảo vệ khác của
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và Vườn quốc gia Nam Cát Tiên là một trong những khu bảo
vệ gần Khu bảo tồn Bình Châu – Phước Bửu nhất.
Bảng 4.1: Bảng thống kê so sánh về chim
Đơn vị Khu BTTN Bình Tỉnh Bà Rịa – Vườn
so sánh

Châu – Phước Bửu Vũng Tàu

Đảo

Số bộ

16

17

16

Số họ

44


48

46

Số loài

106

116

193

QG

Côn

So sánh với toàn bộ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thì số loài chim ở Khu bảo tồn
chiếm 91% , số họ cũng bằng 91% và số bộ bằng 94%. So với Vườn quốc gia Nam
Cát Tiên thì số loài chim ở Khu bảo tồn bằng 55%, số họ bằng 96% và số bộ bằng
100%. Qua đó cho thấy rằng cấu trúc phần loài chim ở Khu bảo tồn là tương đối
phong phú, có tính đa dạng cao so với các khu hệ chim lân cận khác.
™ Giá trị khoa học về nguồn gen quý hiếm:
Có 5 loài đã được ghi tên trong sách đỏ Việt Nam, là những loài quý hiếm cần
phải bảo vệ ở nước ta, chiếm 4,7% tổng số loài chim toàn vùng nghiên cứu:

11


- Gà lôi vằn Lophura nycthemera annamensis, bậc T

- Gà lôi hông tía Lophura diardi, bậc T
- Bồ câu nâu Columa punicea, bậc T
- Cú lợn rừng Phodilus badius, bậc T
- Yến núi Collocalia brevirostris, bậc R
Có 2 loài (chiếm 4%) trong danh sách 47 loài chim ở Việt Nam được xếp vào
các loài bị đe dọa ở mức thế giới:
- Gà lôi hông tía Lophura diardi, bậc VU
- Bồ câu nâu Columa punicea, bậc VU
™ Phân tích sự phân bố thành phần loài chim theo các sinh cảnh:
Dựa vào điều kiện địa hình, sự phân bố thảm hực vật, theo tập tính hoạt động
trong ngày của các loài chim cũng như qua sự quan sát trên thực địa, có thể sắp xếp sự
phân bố của các loài chim theo 4 sinh cảnh sau: Rừng kín thường xanh nửa rụng lá,
Các trảng cỏ và cây bụi. Các hồ, suối và các bưng, láng cạn nước trong mùa khô, Ven
bờ biển (rừng trồng và các dải cát). Sinh cảnh Rừng kín thường xanh nửa rụng lá có số
loài phân bố là nhiều nhất, số loài ít nhất ở sinh cảnh Ven bờ biển.
4.1.1. BỘ HẠC – COCONIIFORMES
(I)

HỌ DIỆC – ARDEIDAE
1. CÒ BỢ
Ardeola bacchus (Bonaparte)
Buphus bacchus Bonaparte, 1855

Chim trưởng thành:
Bộ lông mùa hè. Cằm và họng trắng. Phần còn lại của đầu, cổ và các lông seo
màu nâu. Lưng và vai đen, các lông dài nhất có phớt xám tro. Các lông ngực màu gụ
phớt xám, các lông dài nhất có mút đen chì. Phần còn lại của bộ lộng trắng, các lông
cánh sơ cấp ngoài có phớt nâu nhạt ở mút lông và ở phía ngoài.
Bộ lông mùa đông. Cằm và họng trắng. Đầu và cổ đen nhạt, giữa mỗi lông có
một vệt vàng hung, càng về phía hai bên đầu và cổ vệt vàng hung càng rộng dần. Các

lông ở vai và trên lưng nâu xám phớt hung, che kín cả phần trắng ở dưới lưng và hông.
Cánh, đuôi và bụng trắng. Các lông ở ngực trắng có đôi chỗ vàng nhạt, hai bên mép
lông có vệt lớn hay bé màu nâu xám hay hung nâu.
12


Các lông ở hai bên ngực và nách hung nâu có vệt vàng nhạt xám ở giữa. Các
lông cánh tam cấp nâu xám và vài lông cánh sơ cấp ngoài lấm tấm nâu nhạt. Mắt vàng.
Mỏ vàng, gốc mỏ lục nhạt, chóp mỏ đen nhạt. Chân lục vàng nhạt.
Kích thước:
Cánh: 195 - 240; đuôi: 60 - 90; giò: 51 - 60; mỏ: 55 - 67 mm.
2. CÒ TRẮNG
Egretta garzetta garzetta (Linnaeus)
Ardea garzetta Linnaeus, 1766
Tên khác: Nộc cò (Tày)
Chim trưởng thành:
Bộ lông mùa hè. Bộ lông hoàn toàn trắng. Sau gáy có 2 lông dài, mảnh. Ở cổ
dưới và ngực có nhiều lông dài và nhọn. Các lông ở lưng có phiến thưa trùm cả hông
và đuôi.
Bộ lông mùa đông. Không có các lông trang hoàng. Mắt vàng. Da quanh mắt
vàng xanh lục nhạt. Mỏ đen, mép và gốc mỏ dưới vàng nhạt. Chân đen trừ một điểm
xanh lục ở sau khớp cổ bàn, ngón chân xanh lục.
Kích thước:
Cánh: 230 - 289; đuôi: 90 - 100; giò: 81 - 105; mỏ: 71 - 85 mm.
Giá trị sử dụng:
Số lượng còn nhiều, có thể tận dụng khai thác để cung cấp thực phẩm ngon.
3. CÒ NGÀNG NHỎ
Egretta intermedia intermedia (Wagler)
Ardea intermedia Wagler, 1829
Chim trưởng thành:

Bộ lông mùa hè. Bộ lông hoàn toàn trắng, ở vai và lưng cũng có những lông dài
và thưa như cò ngàng lớn nhưng tương đối dài hơn. Ở cổ dưới và ngực trên cũng có
những lông trang hoàng tương tự như lông ở lưng nhưng ngắn hơn. Mắt vàng. Da
quanh mắt xanh lục. Mỏ và chân đen.
Bộ lông mùa đông. Không có các lông dài và thưa ở vai. Mỏ vàng, mút mỏ
thẫm, gốc mỏ nâu. Da quanh mắt vàng nhạt. Chân đen nhạt, các khớp và phía dưới đùi
xanh lục nhạt.
13


Kích thước:
Cánh: 295 - 333; đuôi: 113 - 125; giò: 110 - 130; mỏ: 73 - 85 mm.
4. DIỆC LỬA
Ardea purpurea manilensis Meyen
Ardea purpurea var. manilensis Meyen, 1834
Chim trưởng thành:
Trước mắt và một vệt sau mắt màu hung. Đỉnh đầu, gáy, mào lông và một dải
dài hẹp chạy dọc phía trên cổ: một dải khác bắt đầu từ mép mỏ kéo dài đến mào lông:
một dải thứ ba chạy dọc bên cổ suốt đến gần ngực màu đen. Cằm và họng trắng, phần
còn lại của cổ và đầu hung với nhiều vệt đen phía trước cổ. Mặt trên của phần gốc cổ,
lưng, hông, trên đuôi, cánh và đuôi đen, lông cánh và lông đuôi ngả về xám chì thẫm.
Các lông ở vai có nhiều sợi lông nhỏ màu xám nhạt với mút hơi hung. Chim già
thường có một vài lông nhọn hình lá tre màu xám rất nhạt ở mặt trên gốc cổ. Mép cánh
hung nhạt, phía trước gốc cổ và phần trên ngực có nhiều lông hẹp màu hung nâu nhạt
với một dải đen ở giữa lẫn lộn với các lông xám. Hai bên ngực có hai vệt nâu sáng.
Sườn, nách và các lông dưới cánh dài nhất màu xám: các lông dưới cánh khác hung,
phần dưới ngực và bụng đen lẫn nâu gụ. Đùi nâu, dưới đuôi đen lẫn một ít trắng.
Kích thước:
Cánh: 327 - 387; đuôi: 125 - 136; giò: 130 - 135; mỏ: 125 - 130 mm.
4.1.2. BỘ NGỖNG – ANSERIFORMES

(II)

HỌ VỊT – ANATIDAE
5. LE NÂU
Dendrocygna javanica (Horsfield)
Anas javanica Horsfield, 1821

Chim trưởng thành:
Trán và đỉnh đầu nâu, phía trước hơi phớt hung, phía sau hơi thẫm. Hai bên đầu
và cổ xám hung nhạt, cằm và họng gần như trắng. Màu này chuyển dần thành xám
hung vàng ở ngực, rồi thành hung nâu tươi ở cuối ngực, bụng và hai bên sườn và nhạt
dần ở phía cuối đuôi. Lưng và vai nâu, mỗi lông đều có mút viền hung. Hông đen nhạt.
Trên đuôi hung đỏ. Đuôi nâu. Lông bao cánh nhỏ và nhỡ hung nâu đỏ. Lông bao cánh
14


×