Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MỨC ĐỘ ẨM HẠT VÀ THỜI GIAN CẤT TRỮ 1, 2, 3 TUẦN TỚI CHẤT LƯỢNG NẢY MẦM HẠT MÔ CA (Buchanania reticulata Hance)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (797.39 KB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MỨC ĐỘ ẨM HẠT VÀ
THỜI GIAN CẤT TRỮ 1, 2, 3 TUẦN TỚI CHẤT LƯỢNG NẢY
MẦM HẠT MÔ CA (Buchanania reticulata Hance)

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN VĂN CHÍ
Ngành: LÂM NGHIỆP
Niên khóa: 2005 - 2009

Tp HCM, tháng 06/ 2009


NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MỨC ĐỘ ẨM HẠT VÀ THỜI
GIAN CẤT TRỮ 1, 2, 3 TUẦN TỚI CHẤT LƯỢNG NẢY MẦM HẠT MÔ CA
(Buchanania reticulata Hance)

Tác giả

Nguyễn Văn Chí

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành Lâm nghiệp

Giáo viên hướng dẫn:
Ths. Trương Mai Hồng

Tháng 06 năm 2009


i


LỜI CẢM ƠN
Ơn đức sinh thành, nuôi dưỡng của cha, mẹ và sự dạy bảo, truyền đạt của thày
cô đã cho con thành quả ngày hôm nay. Giờ đây con xin dâng lên cha, mẹ và thày cô
kết quả với vô vàn lời cảm ơn:
Cảm ơn công sinh thành, dưỡng dục của cha, mẹ.
Cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Tp HCM cùng toàn thể quý
thày cô đã truyền đạt và trang bị cho em những kiến thức trong suốt quá trình theo học
tại trường.
Cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp cùng quý thày cô trong khoa, bộ
môn đã tạo điều kiện tốt cho em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Lòng biết ơn sâu sắc đến cô Trương Mai Hồng giảng viên khoa Lâm Nghiệp,
Trường Đại học Nông Lâm Tp HCM, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi làm khóa luận.
Gửi lời cảm ơn đến anh Nguyễn Văn Sơn – Phòng Kỹ Thuật – Khu Bảo tồn
thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, các bạn Hoa, Lãnh lớp
DH05QR, bạn Tuyền lớp DH05SH đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian làm
đề tài.
Và chân thành cảm ơn tập thể các bạn sinh viên lớp LN 31 đã giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian học tập.

Tp HCM, tháng 06/ 2009
Sinh viên: Nguyễn Văn Chí

ii


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................



NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................


TÓM TẮT
Đề tài “ Nghiên cứu ảnh hưởng của các mức độ ẩm hạt và thời gian cất trữ 1, 2,
3 tuần tới chất lượng nảy mầm hạt mô ca (Buchanania reticulata Hance)”, đã được
tiến hành nghiên cứu từ ngày 22/03/2009 đến 10/06/2009 tại phòng thí nghiệm khoa
Lâm nghiệp - Trường Đại học Nông Lâm Tp HCM.
Mục đích của đề tài nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của các mức độ ẩm hạt, nhiệt
độ và thời gian cất trữ tới chất lượng nảy mầm hạt mô ca. Trên cơ sở đó đề xuất các
biện pháp kỹ thuật bảo quản loại hạt trên trong điều kiện ở Việt Nam.
Đề tài đã tiến hành khảo sát các chỉ tiêu ban đầu về hạt, rút khô hạt trong
silicagel, cất trữ hạt ở nhiệt độ phòng và 150C, kiểm tra nảy mầm trên giá thể BP, đánh
giá nhanh khả năng nảy mầm của hạt bằng thuốc thử TZZ 1%, đánh giá cây con mô ca
1 tháng tuổi tại vườn ươm khoa Lâm nghiệp và thu được các kết quả như sau:
Các chỉ tiêu ban đầu về hạt mô ca: Trọng lượng ban đầu 1000 hạt là 490,48 (gr),
trọng lượng 1000 trái là 1.684,05 (gr), ẩm độ hạt ban đầu là 21,57%.
Hạt đã được rút khô độ ẩm hạt xuống các mức 21,57% (độ ẩm hạt ban đầu);
17,75%; 14,25%; 11,11% và 4,82%.
Kiểm tra bằng thuốc thử TZZ 1% cho thấy tỷ lệ hạt sống đạt lần lượt theo 5
mức độ ẩm hạt rút khô khi chưa qua cất trữ là : 100%; 90,00%; 90,00%; 90,00% và
85,00%.
Kết quả kiểm tra tỷ lệ nảy mầm ở 5 mức độ ẩm hạt khi chưa qua cất trữ lần lượt
theo độ ẩm hạt giảm dần là 96,67%; 80,00%; 60,00%, 53,33% và 83,33%.
Các kết quả cất trữ hạt ở 2 nhiệt độ phòng và 150C cho 5 mức độ ẩm hạt:
Sau 1 tuần: hầu hết hạt có tỷ lệ nảy mầm đạt trên 50% ở nhiệt độ 150C cho 5
mức độ ẩm hạt và lần lượt là 86,67%; 73,33%; 53,33%; 50,00% và 65,67%. Ở nhiệt độ
phòng tỷ lệ nảy mầm lần lượt là 90,00%; 76,67%; 56,67%; 46,67% và 70,00%.
Sau 2 tuần: tỷ lệ nảy mầm đã giảm đi so với tuần 1. Ở nhiệt độ phòng tỷ lệ này
lần lượt là 83,33%; 66,67%; 43,33%; 40,00% và 63,33%. Ở 150C lần lượt là 66,67%;

66,67%; 43,33%; 33,33% và 56,67%.

iii


Sau 3 tuần: tỷ lệ nảy mầm tương đương như tuần thứ hai, lần lượt là 70,00%;
73,33%; 46,67%; 36,67% và 56,67% cho nhiệt độ phòng. Còn ở 150C tỷ lệ nảy mầm
lần lượt là 63,33%; 56,67%; 30,00%; 36,67% và 50,00%.
Cây con 1 tháng tuổi của số hạt nảy mầm ở 5 mức độ ẩm hạt khi chưa qua cất
trữ sinh trưởng tại vườn ươm khoa Lâm nghiệp đạt chiều cao trung bình (cm) cho 5
mức độ ẩm hạt lần lượt là 10,15; 10,00; 9,90; 9,25 và 9,52; đường kính cổ rễ trung
bình (mm) đạt 3,23; 3,18; 3,15; 2,94 và 3,03; số lá trung bình đạt lần lượt là 6; 6; 6; 5
và 5 lá cho 5 mức độ ẩm hạt.
Qua kết quả thu được, đề tài đã đưa ra các đề xuất: các nghiên cứu tiếp theo cần
có số lượng hạt nhiều hơn nữa và cần có những nghiên cứu chuyên sâu hơn về loài cây
này như xác định nguyên nhân hạt có độ ẩm 4,82% lại duy trì được tỷ lệ nảy mầm cao;
theo dõi cây con sinh trưởng tại vườn ươm theo các mức thời gian 3, 6, 9 và 12 tháng
và kiểm tra tỷ lệ nảy mầm tại vươn ươm.

iv


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa...........................................................................................................................i
Lời cảm ơn.......................................................................................................................ii
Tóm tắt........................................................................................................................... iii
Mục lục ............................................................................................................................v
Danh sách các từ viết tắt.............................................................................................. viii
Danh sách các bảng ........................................................................................................ix

Danh sách các biểu đồ ....................................................................................................xi
Danh sách các hình ........................................................................................................xii
Chương 1: Giới thiệu đề tài............................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề..................................................................................................................1
1.2 Mục đích – ý nghĩa của đề tài....................................................................................3
1.3 Mục tiêu của đề tài ....................................................................................................3
1.4 Giới hạn của đề tài.....................................................................................................3
Chương 2: Tổng quan vấn đề nghiên cứu ......................................................................4
2.1 Đặc điểm tự nhiên – điều kiện khí hậu khu vực sinh trưởng và phát triển của cây
mẹ thu hái hạt giống ........................................................................................................4
2.2 Giới thiệu về loài cây nghiên cứu..............................................................................6
2.3 Sơ lược về phân loại hạt giống cây rừng...................................................................7
2.3.1 Giới thiệu về bản chất tồn trữ hạt giống.................................................................7
2.3.1.1 Hạt ưa khô (oxthodox seed) ................................................................................7
2.3.1.2 Hạt ưa ẩm (recalcitrant seed)...............................................................................8
2.3.1.3 Hạt trung gian (intermediate seed) ......................................................................9
2.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến sức sống và phẩm chất hạt giống...............................9
2.3.3 Sự thay đổi về độ ẩm hạt ......................................................................................10
2.3.4 Mối quan hệ giữa nhiệt độ bảo quản và ẩm độ hạt...............................................11
2.4 Một số nghiên cứu về bản chất tồn trữ hạt trên Thế giới và Việt Nam...................14
2.4.1 Trên Thế giới ........................................................................................................14
2.4.2 Việt Nam...............................................................................................................15
v


Chương 3: Nội dung và phương pháp ..........................................................................17
3.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu ...........................................................................17
3.2 Đối tượng và điều kiện nghiên cứu .........................................................................17
3.2.1 Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................17
3.2.2 Điều kiện nghiên cứu............................................................................................17

3.3 Nội dung nghiên cứu ...............................................................................................18
3.4 Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................18
3.4.1 Thu hái và vận chuyển trái ...................................................................................18
3.4.2 Xử lí hạt ................................................................................................................18
3.4.3 Xác định các chỉ tiêu ban đầu ..............................................................................19
3.4.4 Xác định ẩm độ ban đầu của hạt mô ca ................................................................19
3.4.5 Xác định khả năng nảy mầm (Va%) theo các mức độ ẩm hạt bằng thuốc thử
Tetrazolium chloride (TTZ) 1% ....................................................................................20
3.4.6 Phương pháp kiểm tra nảy mầm...........................................................................20
3.4.7 Bố trí các thí nghiệm ............................................................................................21
3.4.7.1 Thí nghiệm 1: ảnh hưởng của các mức độ ẩm hạt tới chất lượng nảy mầm hạt
mô ca..............................................................................................................................21
3.4.7.2 Thí nghiệm 2: ảnh hưởng của thời gian cất trữ hạt 1, 2, 3 tuần tới khả năng nảy
mầm của hạt...................................................................................................................21
3.4.8 Kiểm tra khả năng hình thành cây con tại vườn ươm ..........................................21
3.5 Phương pháp và phương tiện sử lí số liệu ...............................................................22
3.5.1 Phân tích số liệu....................................................................................................22
3.5.2 Phương tiện xử lí số liệu.......................................................................................23
Chương 4: Kết quả và thảo luận...................................................................................24
4.1 Kết quả xác định các chỉ tiêu ban đầu của hạt mô ca ..............................................24
4.2 Kết quả khảo sát khả năng nảy mầm theo 5 mức độ ẩm hạt bằng thuốc thử
Tetrazolium chloride 1% (TZZ) ...................................................................................25
4.3 Kết quả kiểm tra tỷ lệ nảy mầm hạt mô ca ở 5 mức độ ẩm hạt khi chưa cất trữ.....26
4.4 Kết quả nảy mầm hạt mô ca sau thời gian 1, 2, 3 tuần cất trữ ................................30
4.4.1 Kết quả nảy mầm hạt mô ca sau thời gian 1 tuần cất trữ .....................................30
4.4.2 Kết quả nảy mầm hạt mô ca sau thời gian 2 tuần cất trữ .....................................33
vi


4.4.3 Kết quả nảy mầm hạt mô ca sau thời gian 3 tuần cất trữ .....................................36

4.5 Kết quả so sánh tỷ lệ nảy mầm hạt mô ca theo thời gian cất trữ 1, 2, 3 tuần..........39
4.5.1 Kết quả so sánh tỷ lệ nảy mầm hạt mô ca khi chưa cất trữ với cất trữ 1, 2, 3 tuần
ở nhiệt độ phòng cho 5 mức độ ẩm hạt .........................................................................39
4.5.2 Kết quả so sánh tỷ lệ nảy mầm hạt mô ca sau 1, 2, 3 tuần cất trữ ở 150C cho 5
mức độ ẩm hạt ...............................................................................................................41
4.6 Kết quả theo dõi cây con sinh trưởng tại vườn ươm ...............................................42
4.7 Thảo luận chung ......................................................................................................44
Chương 5: Kết luận và đề xuất.....................................................................................46
5.1 Kết luận....................................................................................................................46
5.2 Đề xuất.....................................................................................................................48
Tài liệu tham khảo .........................................................................................................49
Phụ lục ...........................................................................................................................51

vii


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
BP: Between paper
DRMT: Trắc nghiệm đa biên độ Ducan (viết tắt của Ducan’s multiple range test)
FAO: Food and Agriculture Organization
G% Bđ: Tỷ lệ nảy mầm hạt mô ca ở 5 mức độ ẩm hạt khi chưa cất trữ
G% PT1: Tỷ lệ nảy mầm của hạt mô ca sau 1 tuần cất trữ ở nhiệt độ phòng
G% PT2: Tỷ lệ nảy mầm của hạt mô ca sau 2 tuần cất trữ ở nhiệt độ phòng
G% PT3: Tỷ lệ nảy mầm của hạt mô ca sau 3 tuần cất trữ ở nhiệt độ phòng
G% 15T1: Tỷ lệ nảy mầm của hạt mô ca sau 1 tuần cất trữ ở 150C
G% 15T2: Tỷ lệ nảy mầm của hạt mô ca sau 2 tuần cất trữ ở 150C
G% 15T3: Tỷ lệ nảy mầm của hạt mô ca sau 3 tuần cất trữ ở 150C
ISTA: Hiệp hội thử nghiệm hạt giống quốc tế (viết tắt của International Seed Testing
Association).
P50: Số ngày cần thiết để hạt nảy mầm đạt 50%

TZZ: Thuốc thử Tetrazolium chloride 1%

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1: Kết quả ban đầu về hạt mô ca ......................................................................24
Bảng 4.2: Tỷ lệ phôi hạt mô ca nhuộm màu thuốc thử TZZ 1% theo 5 mức độ ẩm hạt
.......................................................................................................................................25
Bảng 4.3: Tỷ lệ nảy mầm của hạt mô ca ở 5 mức độ ẩm hạt khi chưa cất trữ .............27
Bảng 4.4: Phân tích biến lượng tỷ lệ nảy mầm hạt mô ca ở 5 mức độ ẩm hạt khác nhau
.......................................................................................................................................29
Bảng 4.5: Kết quả trắc nghiệm đa biên độ Ducan (DMRT) với mức ý nghĩa 5% cho
nhân tố độ ẩm hạt mô ca................................................................................................29
Bảng 4.6: Tỷ lệ nảy mầm hạt mô ca sau 1 tuần cất trữ ở hai nhiệt độ cất trữ ..............30
Bảng 4.7: Phân tích biến lượng tỷ lệ nảy mầm của hạt mô ca sau 1 tuần cất trữ với hai
nhân tố tác động ............................................................................................................32
Bảng 4.8: Kết quả trắc nghiệm đa biên độ Ducan (DMRT) với mức ý nghĩa 5% cho
nhân tố độ ẩm hạt sau một tuần cất trữ..........................................................................32
Bảng 4.9: Kết quả trắc nghiệm đa biên độ Ducan (DMRT) với mức ý nghĩa 5% cho
nhân tố nhiệt độ sau một tuần cất trữ ............................................................................33
Bảng 4.10: Tỷ lệ nảy mầm hạt mô ca sau hai tuần cất trữ ở 2 nhiệt độ phòng và 150C
.......................................................................................................................................33
Bảng 4.11: Phân tích biến lượng tỷ lệ nảy mầm của hạt mô ca sau 2 tuần cất trữ với hai
nhân tố tác động ............................................................................................................35
Bảng 4.12: Kết quả trắc nghiệm đa biên độ Ducan (DMRT) với mức ý nghĩa 5% cho
nhân tố độ ẩm hạt sau hai tuần cất trữ ...........................................................................35
Bảng 4.13: Kết quả trắc nghiệm đa biên độ Ducan (DMRT) với mức ý nghĩa 5% cho
nhân tố nhiệt độ cất trữ ..................................................................................................36

Bảng 4.14: Tỷ lệ nảy mầm hạt mô ca sau ba tuần cất trữ 2 nhiệt độ cất trữ khác nhau36
Bảng 4.15: Phân tích biến lượng tỷ lệ nảy mầm hạt mô ca sau 3 tuần cất trữ với hai
nhân tố tác động.............................................................................................................38
Bảng 4.16: Kết quả trắc nghiệm đa biên độ Ducan (DMRT) với mức ý nghĩa 5% cho
nhân tố độ ẩm hạt mô ca sau ba tuần cất trữ .................................................................38
ix


Bảng 4.17: Kết quả trắc nghiệm đa biên độ Ducan (DMRT) với mức ý nghĩa 5% cho
nhân tố nhiệt độ sau ba tuần cất trữ ...............................................................................39
Bảng 4.18: Kết quả theo dõi cây mô ca 1 tháng tuối tại vườn ươm khoa Lâm nghiệp 42

x


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ nảy mầm hạt mô ca ở 5 mức độ ẩm hạt khi chưa cất trữ................27
Biểu đồ 4.2: Mối liên hệ giữa độ ẩm hạt mô ca và số ngày nảy mầm đạt 50% (P50) ...28
Biểu đồ 4.3: Kết quả nảy mầm hạt mô ca sau 1 tuần cất trữ ở hai nhiệt độ khác nhau 31
Biểu đồ 4.4: Kết quả nảy mầm hạt mô ca sau 2 tuần cất trữ với hai nhiệt độ khác nhau
.......................................................................................................................................34
Biểu đồ 4.5: Kết quả nảy mầm hạt mô ca sau 3 tuần cất trữ ở 2 nhiệt độ khác nhau...37
Biểu đồ 4.6: Kết quả so sánh tỷ lệ nảy mầm hạt mô ca khi chưa cất trữ với cất trữ 1, 2,
3 tuần ở nhiệt độ phòng cho 5 mức độ ẩm hạt ..............................................................40
Biểu đồ 4.7: Kết quả so sánh tỷ lệ nảy mầm hạt mô ca sau 1, 2, 3 tuần cất trữ ở 150C
cho 5 mức độ ẩm hạt......................................................................................................41
Biểu đồ 4.8: Mối liên hệ giữa tỷ lệ cây sống và cây chết của cây con mô ca sau 1 tháng
tại vườn ươm khoa Lâm nghiệp ....................................................................................43

xi



DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1: Biểu đồ vũ nhiệt Gaussen ...............................................................................5
Hình 2.2: Cành lá và trái cây mô ca ...............................................................................6
Hình 2.3: Hạt cây mô ca .................................................................................................6
Hình 4.1: Phôi nhuộm màu TZZ ..................................................................................25
Hình 4.2: Phôi nhuộm màu và không nhuộm màu TZZ...............................................25
Hình 4.3: Hạt mô ca nảy mầm trong hộp nhựa ............................................................26
Hình 4.4: Dạng nảy mầm hạt mô ca .............................................................................26
Hình 4.5: Cây mô ca 1 tháng tuổi tại vườn ươm khoa Lâm nghiệp .............................44

xii


Chương 1
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1

Đặt vấn đề
Việt Nam là quốc gia nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa thuộc khu vực

Đông Nam Á nằm ở phía Bắc bán cầu, vĩ độ địa lý kéo dài từ vĩ độ 90 Bắc đến vĩ độ
230 Bắc với hơn 3.000 km bờ biển, hơn 1 triệu km2 mặt biển, diện tích đất liền khoảng
33 triệu ha trong đó diện tích rừng và đất rừng chiếm khoảng 20 triệu ha chiếm hơn
60% diện tích lãnh thổ (Tổng cục thống kê, 1994). Số liệu thống kê liên quan đến diện
tích rừng cho đến cuối năm 1993 là như sau:
Rừng tự nhiên

8.630.000 ha


Rừng trồng

758.000 ha

Đất không có rừng 11.420.000 ha
Ngành Lâm nghiệp hiện đang quản lí khoảng 19 triệu ha rừng và đất rừng (trừ 1
triệu ha núi đá), trong đó có 9.650.000 ha rừng với độ che phủ 29,1% (Tổng cục thống
kê, 1994). Căn cứ vào mục tiêu sử dụng, diện tích đất rừng được chia thành 3 loại là:
Rừng đặc dụng

924.000 ha

Rừng phòng hộ

2.798.000 ha

Rừng sản xuất

5.926.400 ha

Điều đó cho thấy Việt Nam là quốc gia có hệ sinh thái rừng phong phú và đa
dạng về động thực vật.
Việt Nam được xếp hạng quốc gia thứ 16 về phong phú đa dạng sinh học với
khoảng 12.000 chủng loại thực vật thượng đẳng trong đó có 50% loài cây bản địa, tuy
nhiên diện tích rừng Việt Nam ngày càng bị thu hẹp và chất lượng rừng cũng giảm sút
đáng kể. Một số loài cây quý hiếm có giá trị kinh tế đang có số lượng giảm dần (Trần
Đăng Hồng, 2001). Vì thế các phương án bảo tồn đã được các nhà khoa học đề xuất và
xây dựng riêng cho từng loài như: quy hoạch các vùng bảo tồn in situ, triển khai các
biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt tại các khu rừng cấm và các khu bảo tồn, xúc tiến tái

1


sinh tự nhiên và nhân tạo nhằm tăng mật độ của loài vừa nhằm duy trì loài vừa để cung
cấp giống cho trồng rừng sau này, trong đó vấn đề giống cây trồng là một mắt xích của
hệ thống phương án bảo tồn. Mặt khác, việc sử dụng ngân hàng giống đang ngày càng
được quan tâm và được xem như là một phương án bảo tồn đa dạng sinh học có hiệu
quả. Các ngân hàng giống vừa có nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen vừa là nơi phục vụ cho
công tác trồng rừng.
Ở các nước phát triển thì việc sử dụng các ngân hàng giống để bảo tồn nguồn
gen động thực vật không phải là một vấn đề lớn đối với họ. Tuy nhiên, trong điều kiện
nước ta hiện nay thì vấn đề này còn rất mới mẻ và việc xây dựng một ngân hàng giống
còn gặp nhiều khó khăn về mọi mặt. Ngân hàng giống là nơi bảo quản hạt tốt hơn do
có điều kiện bảo quản tốt, rẻ tiền, chiếm không gian nhỏ, dễ dàng vận chuyển, có thể
tồn trữ ở nhiều nơi khác nhau. Nhưng không phải lọai hạt nào cũng có thể tồn trữ lâu
dài mà vẫn cho tỷ lệ nảy mầm cao. Do đó việc nghiên cứu, tìm hiểu về các loài hạt là
rất quan trọng nhằm đưa ra biện pháp tốt nhất để bảo quản hạt giống, duy trì sức sống
của hạt, đáp ứng nhu cầu trồng rừng trong tương lai là đặc biệt quan trọng và cấp bách.
Hiện nay trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, ngành Lâm nghiệp
đang phát triển theo hướng từng bước phục hồi bảo vệ, quản lí rừng một cách nghiêm
ngặt, bảo tồn và phát triển một số loài cây bản địa, cây quý hiếm, bảo tồn đa dạng sinh
học Việt Nam. Để thực hiện được nhiệm vụ này thì yếu tố giống đóng vai trò quan
trọng và cần thiết. Tuy nhiên, vấn đề bảo quản cho hạt giống của nhiều loài cây rừng
còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế về nhiều mặt. Với các lí do trên chúng tôi thực
hiện đề tài: “ Nghiên cứu ảnh hưởng của các mức độ ẩm hạt và thời gian cất trữ 1, 2, 3
tuần tới chất lượng nảy mầm hạt mô ca (Buchanania reticulata Hance)”.
Cây mô ca ở Việt Nam thường mọc trong rừng thưa, rụng lá, vùng núi là thành
phần phổ biến của rừng thưa khô rừng khộp ở độ cao dưới 500 – 600m, trên đất có độ
dày trung bình, thuộc các tỉnh Tây Nguyên: Đắc lắc và trong vùng rừng thưa rừng thấp
Nam Trung Bộ như Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa. Các tỉnh miền Đông như:

Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa Vũng Tàu… (Trần Hợp, 2002). Cây mọc tốt trên đất gò
đồi cát trắng ven biển, vào mùa khô tháng 3, tháng 4 mà cây vẫn xanh tươi và cho hoa
kết quả.

2


1.2

Mục đích – ý nghĩa của đề tài
Đề tài nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của các mức độ ẩm hạt và thời gian cất trữ

tới chất lượng nảy mầm hạt mô ca, đưa ra những kết quả ban đầu về loại hạt nghiên
cứu. Trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp kỹ thuật bảo quản loại hạt trên trong điều
kiện ở Việt Nam.
1.3

Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá khả năng sống của hạt bằng thuốc thử Tetrazolium chloride 1%

(TZZ) và kiểm tra nảy mầm trên giá thể BP (Between paper).
- Xác định ảnh hưởng của các mức độ ẩm hạt (5 mức) tới chất lượng nảy mầm
hạt.
- Xác định ảnh hưởng của thời gian cất trữ hạt 1, 2, 3 tuần tới chất lượng nảy
mầm hạt.
1.4

Giới hạn của đề tài
Do quỹ thời gian nghiên cứu đề tài của sinh viên ngắn, thời gian đi lấy hạt phụ


thuộc vào mùa quả chín nên đề tài chỉ thực hiện nghiên cứu ẩm độ hạt và thời gian cất
trữ hạt trên một loài cây trong một mùa ra hoa trái từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2009.
Những tài liệu nghiên cứu về loài cây trong đề tài còn rất ít cả trên thế giới cũng
như ở Việt Nam nên việc tham khảo hay kế thừa kết quả nghiên cứu trước là khó khăn.

3


Chương 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1

Đặc điểm tự nhiên – điều kiện khí hậu khu vực sinh trưởng và phát triển

của cây mẹ thu hái hạt giống
Cây sinh trưởng và phát triển chịu ảnh hưởng rất lớn của các yếu tố địa hình,
thời tiết khí hậu... nên sự thay đổi của một trong số các yếu tố này sẽ tác động nhiều
đến đời sống của cây. Ánh sáng ảnh hưởng tới thời gian chín của trái: số giờ chiếu
sáng kéo dài thì hạt sẽ chín nhanh hơn và ngược lại. Địa hình là một nhân tố quyết
định tới sự xuất hiện của loài: chỉ có vùng thấp ngập mặn mới xuất hiện các loài họ
đước, ở độ cao trên 1000 m mới xuất hiện loài thông sinh sống. Vì vậy tìm hiểu điều
kiện sinh trưởng và phát triển của cây mẹ thu hái hạt là rất quan trọng.
Theo tài liệu của khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu năm 2002
thì:
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nằm ở phía đông khu vực Đông Nam Bộ, nằm trên vĩ
độ 110 Bắc. Phía bắc giáp tỉnh Bình Thuận, phía tây bắc giáp tỉnh Đồng Nai, phía đông
và nam giáp biển Đông. Diện tích tự nhiên của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là 1.965 km2.
Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu nằm trên địa bàn hành chính
của 4 xã là: Bình Châu, Bưng Riềng, Bông Trang, Phước Thuận.
- Phía Đông giáp huyện Hàm Tân – tỉnh Bình Thuận.

- Phía Tây giáp sông Hoả và xã Phước Thuận.
- Phía Nam giáp biển Đông từ ấp Thuận Biên – xã Phước Thuận đến Bến Lội –
xã Bình Châu.
Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu nằm trong vùng khí hậu nhiệt
đới mưa mùa với nền nhiệt độ cao, nóng ẩm quanh năm, biên độ nhiệt giữa các tháng
trong năm thấp hơn 30C, không có mùa đông và các tháng quá lạnh, các số liệu cụ thể
như sau:
4


Nhiệt độ không khí: Bình quân hàng năm là 25,80C, cao nhất là 380C, vào tháng
4 – 5, thấp nhất là 150C, vào tháng 12.
Lượng mưa: Bình quân hàng năm là 1.396 mm, trong đó lượng mưa tập trung
vào tháng 7, 8, 9 hàng năm. Mùa mưa thường từ tháng 5 đến tháng 10, với số tháng
mưa là 6 tháng, số ngày mưa bình quân trong năm là 124 ngày. Mùa khô thường kéo
dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Số tháng khô từ 1 – 3 tháng. Số tháng hạn từ 2 –
3 tháng. Số tháng kiệt từ 0 – 1 tháng.

Hình 2.1: Biểu đồ vũ nhiệt Gaussen
Độ ẩm không khí:
. Độ ẩm tuyệt đối bình quân hàng năm :

85,20%

. Độ ẩm tuyệt đối hàng năm

:

100%


. Độ ẩm tuyệt đối

:

36,00% (tháng 12 và tháng 1)

. Lượng bốc hơi cao nhất

:

43,70% vào tháng 3.

5


Chế độ gió: Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu chịu ảnh hưởng
của 2 hướng gió thịnh hành là:
Gió Tây Nam thổi vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11.
Gió Đông Bắc thổi vào mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Tốc độ gió trung bình là 8 – 10 km/h.
2.2

Giới thiệu về loài cây nghiên cứu
Các đặc điểm lâm học của cây mô ca được dẫn theo tài liệu Tài nguyên cây gỗ

Việt Nam của Trần Hợp (2002) và giáo trình Thực vật và đặc sản rừng của Nguyễn
Thượng Hiền (2005) như sau:
Tên Việt Nam: mô ca, mà ca màng.
Tên khoa học: Buchanania reticulata Hance.
Chi Sấu: Dracontomelon.

Họ Đào lộn hột: Anacardiaceae.

Hình 2.2: Cành lá và trái cây mô ca

Hình 2.3: Hạt cây mô ca

Cây gỗ cao trung bình 10 m, cành non cong queo, phân cành thấp, phủ lông
màu gỉ sắt, khi già nhẵn.
Lá đơn mọc cách, phiến lá dày cứng, hình trái xoan thuôn hay bầu dục ngược,
đầu lá tròn có khía lõm. Gốc lá hình nêm rộng. Gân giữa nổi rõ, gân bên 15 – 20 đôi,
gân nhỏ làm thành mạng lưới, nổi rõ ở mặt bên.
Cụm hoa thành chùm, dài bằng hoặc dài hơn lá, phủ đầy lông màu gỉ sắt, phân
nhánh nhiều, ngắn, mang hoa ít. Hoa không cuống hoặc có cuống rất ngắn. Cánh đài
6


tròn, mép có lông. Cánh tràng thuôn, có gân khá rõ. Đĩa mật lớn, dạng tuyến. Nhị đực
10, chỉ nhị dài gấp hai lần bao phấn, bao phấn không hình mác, bầu có lông.
Quả hạch, hình bán cầu, phủ lông mềm, lá mầm dày.
Cây phân bố ở Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan.
Ở Việt Nam cây mọc trong rừng thưa, rụng lá, vùng núi là thành phần phổ biến
của rừng thưa khô (rừng khộp) ở độ cao dưới 500 – 600 m, trên đất có độ dày trung
bình, thuộc các tỉnh Tây Nguyên: Đăk Lắc, và trong rừng thưa vùng thấp Nam Trung
bộ như Ninh Thuận, Bình Thuận, Nha Trang. Các tỉnh miền Đông như: Tây Ninh,
Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu…
Gỗ nhỏ nhưng khá tốt, cứng, giòn, thớ gỗ không mịn, màu thẫm thường dùng
trong xây dựng và đóng đồ gỗ thông thường.
Ngoài ra cây còn có một số tác dụng khác như: Quả và hạt ăn được. Lá cũng
dùng ăn sống như các loại rau. Vỏ được dùng làm thuốc chữa các vết thương, chữa
viêm lợi răng. Nhựa gôm chảy ra từ gỗ cây có màu vàng sáng, cũng có những tính chất

như gôm arabic, dùng được làm thuốc trị ỉa chảy, vỏ chứa tamin, hạt chứa dầu (http://
www.thaythuoccuaban.com).
2.3

Sơ lược về phân loại hạt giống cây rừng

2.3.1 Giới thiệu về bản chất tồn trữ hạt giống
Theo Trần Đăng Hồng và R.H.Ellis (1996) thì có ba loại bản chất tồn trữ hạt:
+Hạt ưa khô (Oxthodox) hay còn gọi là hạt chính thống.
+Hạt ưa ẩm (Recalcitrant) hay còn gọi là hạt phản tính.
+Hạt trung gian (Intermediate).
2.3.1.1 Hạt ưa khô (oxthodox seed)
Những loại hạt thuộc nhóm này có thể được làm khô đến một lượng nước thấp
khoảng 5% (so với trọng lượng tươi ban đầu) và bảo quản tốt ở nhiệt độ thấp hoặc
dưới 00C trong thời gian dài.
Trong nhóm này, lại được chia làm nhiều nhóm phụ như nhóm hạt ưa khô có vỏ
cứng, nhóm hạt ưa khô không có vỏ cứng.
*Hạt ưa khô có vỏ cứng:
Đa số loài cây có hạt sống được đến hàng chục năm đều là những loài mà hạt
của chúng có vỏ cứng, điển hình là các cây trong họ Đậu.
7


Một số nghiên cứu cho thấy một số loài hạt đã sống rất lâu trong bảo quản tiêu
bản (Harrington, 1970) (dẫn theo Willan, 1992) như các cây họ Đậu dưới đây:
- Cassia muntijuga: 158 năm
- Albizia julibrissin: 149 năm
- Cassia bicapsularis: 115 năm
- Leucaena leucocephala: 99 năm
Các ý kiến chung cho rằng hàm lượng nước thấp, nhiệt độ thấp và ấp suất oxi

thấp là ba yếu tố quan trọng nhất trong bảo quản hạt giống mà chúng ta cần tạo ra để
nâng cao tuổi thọ bảo quản của hạt ưa khô lên đến tối đa.
*Hạt ưa khô không có vỏ cứng:
Bao gồm các loài cây thuộc các chi như: Pinus, Picea, Eucalyptus. Đa số loại
hạt thuộc nhóm này có thể bảo quản trong 10 năm ở nhiệt độ bình thường mà tỉ lệ sống
chỉ giảm tương đối ít (Turnbull, 1975) (dẫn theo Willan, 1992).
2.3.1.2 Hạt ưa ẩm (recalcitrant seed)
Là những hạt không thể sống được nếu hàm lượng nước của chúng giảm xuống
dưới một giới hạn mà tại đó hàm lượng nước còn tương đối cao, thường khoảng 20 –
50 % và không thể bảo quản trong thời gian dài được.
Trong nhóm này được chia thành nhóm hạt ưa ẩm vùng ôn đới và nhóm hạt ưa
ẩm vùng nhiệt đới.
*Hạt ưa ẩm vùng ôn đới:
Những loại hạt ưa ẩm vùng ôn đới như Quercus và Castanea thường được bảo
quản qua mùa đông. Giảm nhiệt độ bảo quản xuống gần bằng nhiệt độ đóng băng sẽ
kéo dài được tuổi thọ của hạt (Bonner, 1973) (dẫn theo Willan, 1992). Tài liệu cho biết
có thể bảo quản hạt dẻ Quercus fulcata trong 30 tháng mà tỉ lệ nảy mầm vẫn đạt
90,00% ở nhiệt độ bảo quản 300C và hàm lượng nước ban đầu bảo quản là 33,00%.
Hàm lượng nước thấp hơn hoặc nhiệt độ bảo quản cao hơn khoảng 8 – 100C đều làm
giảm tỉ lệ nảy mầm.
* Hạt ưa ẩm vùng nhiệt đới:
Hạt thuộc nhóm này thường có kích thước lớn nhưng lại không chịu được nhiệt
độ bảo quản thấp, khả năng tồn trữ hạt chỉ đo được bằng ngày hoặc tuần, thông thường
nhỏ hơn 6 tháng.
8


2.3.1.3 Hạt trung gian (intermediate seed)
Là hạt có khả năng chịu được việc rút khô nước trong hạt xuống 7 – 10% ẩm
độ, nhưng nếu rút xuống thấp hơn nữa thì hạt giảm tuổi thọ và chết. Đối với loại hạt

này có thể bảo quản từ 3 – 10 năm.
2.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến sức sống và phẩm chất hạt giống
Các nhân tố ảnh hưởng đến sức sống và phẩm chất hạt giống dẫn theo Trương
Mai Hồng (2005) gồm:
*Lượng nước chứa trong hạt: ảnh hưởng rất lớn đến cường độ, tính chất của
quá trình hô hấp, đến sự chuyển hoá chất hữu cơ trong hạt và hoạt động của vi sinh vật
trên bề mặt hạt.
Nước trong hạt càng nhiều, tác dụng thủy giải càng mạnh, dưỡng khí tiêu hao
nhiều và hạt hô hấp mạnh, thải ra nhiều axit cacbonic. Lượng nước trong hạt tăng lên,
cường độ hô hấp tăng lên rất nhiều.
Lượng nước chứa trong hạt cao, hô hấp càng mạnh và nhả ra nhiều axit
cacbonic, nhiệt và hơi nước, nếu hạt ở trong tình trạng không thoáng khí thì nhiệt độ
và hơi nước sẽ tích tụ lại làm cho đống hạt trở nên nóng và ẩm, hạt sẽ hô hấp trong
tình trạng thiếu dưỡng khí, vừa cung cấp ít năng lượng, vừa tạo ra những sản phẩm
gây độc hại, làm cho sức sống của hạt bị ngắn lại. Hạt khô quá thì quá trình chuyển
hoá vật chất rất chậm, các enzyme ở trạng thái ít hoạt động, cường độ hô hấp thấp, hạt
quá khô có thể làm mất cơ năng hoạt động bình thường của enzyme, phôi bị chết hoặc
protein bị phá hủy…, do đó làm cho hạt mất sức nảy mầm.
Thành phần nước trong hạt:
- Nước liên kết chặt: từ 0 – 10% RH (độ ẩm tương đối) tương đương 3 – 5% độ
ẩm hạt (W.b)
- Nước liên kết yếu: từ 10 – 85% RH tương đương 5 – 25% độ ẩm hạt.
- Nước tự do: chiếm trên 85% RH tương đương trên 25% độ ẩm hạt.
Khi phần nước tự do bị mất có thể làm một số hạt ưa ẩm (recalcitrant) chết.
Loại bỏ phần nước liên kết yếu làm giảm khả năng nảy mầm của hạt trung gian
(intermediate). Còn nếu loại bỏ phần nước liên kết chặt có thể làm giảm khả năng nảy
mầm của một số hạt ưa khô (orthodox).

9



*Nhiệt độ: có ảnh hưởng rất lớn đến sức sống của hạt, vì nhiệt độ có ảnh hưởng
đến hoạt động của các enzyme, đến quá trình chuyển hóa chất hữu cơ trong nội bộ hạt.
Năng lực thích ứng với nhiệt độ của hạt cao hay thấp phụ thuộc vào đặc tính loài cây,
cấu tạo vỏ hạt, lượng nước chứa trong hạt.
*Không khí: thiếu không khí làm hô hấp của hạt không thuận lợi, sức sống
giảm nhanh hoặc chết. Ảnh hưởng của mức độ thoáng khí đến sức sống của hạt còn
phụ thuộc vào lượng nước chứa trong hạt và nhiệt độ môi trường.
*Mức độ chín của hạt nói lên mức độ thành thục của phôi và khả năng tích lũy
các chất dự trữ của hạt trong quá trình hình thành hạt. Những hạt đã đủ độ chín thì
phôi được hình thành đầy đủ, những hạt như thế có sức sống và phẩm chất tốt nhất.
Ngược lại những hạt chưa chín kỹ (trước thời kì chín sinh lí) ngoài sự thiếu hụt các
thành phần chất dự trữ, hàm lượng nước trong hạt còn rất lớn, quá trình chuyển hóa
các chất đơn giản thành những chất phức tạp dự trữ chưa hoàn tất, những hạt này có
sức sống yếu, phẩm chất hạt xấu. Tuy nhiên sự chín sinh lý của hạt thường khó xác
định bằng quan sát, mà thường được biểu hiện qua các chỉ tiêu như hình thái trái (lớn
hơn), màu sắc đậm hơn, vỏ trái, hạt cứng hơn… Đặc biệt là trọng lượng khô của hạt tại
đó thường cao nhất (Shaw và Loomis, 1950). Thường sau thời điểm chín sinh lí một
thời gian ngắn (1 – 2 tuần), độ ẩm hạt giảm đi một cách nhanh chóng và người ta
thường thu hái hạt ở thời điểm này (chín khối lượng hoặc chín hình thái). Khi đã chín
khối lượng thì hạt có sức chịu rút khô cao, tiềm năng tuổi thọ cao, chất lượng hạt cao.
2.3.3 Sự thay đổi về độ ẩm hạt
Những vấn đề về độ ẩm hạt dựa trên phân loại cho hạt ưa khô (orthodox) và hạt
ưa ẩm (recalcitrant). Hạt orthodox là hạt có thể rút khô xuống độ ẩm thấp (< 10% theo
trọng lượng tươi) mà không mất năng lực nảy mầm. Hạt ưa ẩm (recalcitrant) không thể
rút khô (thường không dưới 25 – 50%) phụ thuộc mỗi loài mà không làm mất sức nảy
mầm của hạt. Sự mẫn cảm với việc rút khô này là thông tin quan trọng cho quá trình
cất trữ hạt.
Ngay ở hạt orthodox, kiểu hạt khô nói chung thường bị rụng ở ẩm độ thấp, biến
động từ 10% - 15% cho hạt các loài Acer negumdo L. (Bonner, 1996) (dẫn theo

Trương Mai Hồng, 2005).

10


×