Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC VÀ TÌNH HÌNH KHAI THÁC MỦ CÂY CAO SU Ở TUỔI 7 VÀ 8 TẠI NÔNG TRƯỜNG CAO SU IANHIN – CÔNG TY CAO SU CHƯ PĂH – GIA LAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 61 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC VÀ TÌNH HÌNH
KHAI THÁC MỦ CÂY CAO SU Ở TUỔI 7 VÀ 8 TẠI
NÔNG TRƯỜNG CAO SU IANHIN – CÔNG TY
CAO SU CHƯ PĂH – GIA LAI

Họ và tên sinh viên: PHẠM THANH HOÀNG
Ngành: LÂM NGHIỆP
Niên khóa: 2005-2009

Tháng 4 /2009


NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC VÀ TÌNH HÌNH KHAI THÁC
MỦ CÂY CAO SU Ở TUỔI 7 VÀ 8 TẠI NÔNG TRƯỜNG CAO SU
IANHIN – CÔNG TY CAO SU CHƯ PĂH – GIA LAI

TÊN TÁC GIẢ

PHẠM THANH HOÀNG

Tiểu luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng
Kỹ sư ngành Lâm nghiệp

Giáo viên hướng dẫn
Thạc sỹ: LÊ BÁ TOÀN


Tháng 04 năm 2009


LỜI CẢM ƠN
Cảm ơn ba mẹ và những người thân yêu đã nuôi dưỡng, đùm bọc và luôn dành
những gì tốt đẹp nhất cho tôi.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp cùng tất
cả các thầy cô đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học
tập tai trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
Tôi xin cảm ơn sâu sắc đến Ban giám đốc và toàn thể cán bộ công nhân viên Nông
trường cao su Ianhin – công ty cao su Chư Pah đã tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành
thực tập tốt nghiệp này.
Tôi xin cảm ơn thầy Lê Bá Toàn, người đã tận tình hướng dẫn tôi thực hiện thực
tập tố nghiệp này.
Tôi in gởi lời cảm ơn tới các anh chị, bạn bè đã quan tâm động viên và giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian qua.
Cuối cùng tôi chân thành cảm ơn và gởi lời chúc sức khoẻ tới tất cả.

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN

i

MỤC LỤC

ii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

v

DANH SÁCH CÁC BẢNG

vi

DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ

vii

CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

1

CHƯƠNG 2 :TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

2.1 : Điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu.

3

2.1.1 : Vị trí địa lý và phạm vi ranh giới của nông trường cao su.

3

2.1.2 : Khí hậu thuỷ văn:


3

2.1.3 : Địa hình

4

2.1.4 Diện tích, đất đai:

4

2.2 Khai quát chung về nông trường cao su Ianhin:

5

2.2.1 Qúa trình hình thành và cơ cấu tổ chức:

5

2.2.2 Tài nguyên rừng:

6

2.2.3 Tình hình quản lý và bảo vệ rừng:

7

2.3 Tình hình dân sinh –kinh tế - xã hội:

7


2.3.1 Dân số, dân tộc và lao động:

7

2.3.2 Cơ sở hạ tầng:

8

2.3.3 Tình hình sản xuất nông –lâm nghiệp

8

2.4 Đặc điểm cây cao su:

9

2.4.1 Đặc điểm phân bố của cây cao su

9

2.4.2 Hình thái và đặc tính sinh trưởng:

9

2.4.3 Đặc tính sinh thái:

10

2.4.4 Công dụng và ý nghĩa kinh tế:


10

2.5 Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cao su ở giai đoạn KTCB:

11

ii


2.5.1 Thu hoạch trái và chế biến hạt:

11

2.5.2 Gieo ươm cây con

12

2.5.2 Đất trồng cao su:

12

2.5.3 Phương pháp trồng:

12

2.5.4 Chăm sóc và nuôi dưỡng:

12

2.6 Kỹ thuật cạo mủ cao su:


13

CHƯƠNG 3 :ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU, NỘI DUNG

15

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu:

15

3.2 Mục tiêu nghiên cứu:

15

3.3 Nội dung nghiên cứu:

15

3.4 Phương pháp nghiên cứu:

16

3.4.1 Thu thập số liệu

16

3.4.2 Xử lý số liệu:


16

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

18

4.1 Kết cấu của một số nhân tố điều tra cây cao su ở 2 dạng tuổi 7 và 8

18

tại khu vực nghiên cứu:
4.1.1 Định lượng một số nhân tố kết cấu rừng:

18

4.1.2 Phân bố đường kính 1.3 m (N-D) của cây cao su ở 2 dạng tuổi:

19

4.1.3 Phân bố số cây theo chiều cao vút ngọn (N-H) của cây cao su

23

4.2 Phân tích tương quan giữa các nhân tố điều tra

27

4.2.1 Tương quan giữa chiều cao vút ngọn và đường kính tại vị trí 1.3 m

28


4.2.2 Tương quan giữa trữ lượng rừng và đường kính tại vị trí 1. 3 m

30

4.3 Độ tàn che của rừng và tắc đồ David – Richards

33

biểu diễn cấu trúc rừng:
4.4 Tình hình đầu tư và khai thác mủ cao su tại khu vực nghiên cứu

37

4.4.1 Tình hình đầu tư trong giai đoạn KTCB

37

4.4.2 Tình hình khai thác mủ

39

4.5 Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh và quản lý bảo vệ trong

41

iii


nuôi dưỡng rừng cao su tại khu vực nghiên cứu

CHƯƠNG 5 :KẾT LUẬN V KIẾN NGHỊ

43

5.1 Kết luận

43

5.2 Kiến nghị

44

TÀI LIỆU THAM KHẢO

46

PHỤ BIỂU

47

PHỤ LỤC

51

iv


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
D1.3


: Đường kính tại độ cao 1.3 m

Dbq

: Đường kính bình quân

Dmax

: Đường kính lớn nhất

Dmin

: Đường kính nhỏ nhất

Hvn

: Chiều cao vút ngọn

Hbq

: Chiều cao bình quân

Hmax

: Chiều cao lớn nhất

Hmin

: Chiều cao nhỏ nhất


QLBVR

: Quản lý bảo vệ rừng

KTCB

: Kiến thiết cơ bản

PCCCR

: Phòng cháy chữa cháy rừng

NN&PTNT

: Nông nghiệp và phát triển nông thôn

v


DANH SÁC CÁC BẢNG
Bảng 4.1 Tổng hợp các đặc trưng của cây cao su tại 2 dạng tuổi là 7 và 8

19

Bảng 4.2 Tổng hợp các đặc trưng thống kê về đường kính của 2 dạng tuổi

20

cây cao su 7 và 8 tại khu vực nghiên cứu:
Bảng 4.3 : Phân bố N-D của cây cao su tuổi 7


21

Bảng 4.4 : Phân bố N –D của cây cao su tuổi 8

22

Bảng 4.5 : Tổng hợp các đặc trưng thống kê về chiều cao của cây cao su

24

tại tuổi 7 và 8 tại khu vực nghiên cứu
Bảng 4.6 : Phân bố N-H của cây cao su tuổi 7

25

Bảng 4.7 : Phân bố N-H của cây cao su tuổi 8

26

Bảng: Mật độ và độ tàn che của quần thụ cây cao su tuổi 7 và 8

34

tại khu vực nghiên cứu:
Bảng 4.8 : Vốn đầu tư trung bình trong giai đoạn KTCB / Ha

38

Bảng 4.9 : Bảng so sánh tình hình khai thác mủ của nông trường


39

cao su Ianhin trong năm 2008

vi


DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 4.1 : Trắc đồ ngang và dọc biểu diễn cấu trúc cây cao su tuổi 7

35

tại khu vực nghiên cứu
Hình 4.2 : Trắc đồ ngang và dọc biểu diễn cấu trúc cây cao su tuổi 8

36

tại khu vực nghiên cứu
Biểu đồ 4.1 : Phân bố N-D của cây cao su tại tuổi 7

21

Biểu đồ 4.2 : Phân bố N –D của cây cao su tuổi 8

23

Biểu đồ 4.3 : Phân bố N- H của cây cao su tuổi 7

25


Biểu đồ 4.4 : Phân bố N – H của cây cao su tuổi 8

27

Biểu đồ 4.5 : Tương quan giữa chiều cao vút ngọn và đường kính

29

tại vị trí 1.3 m của cao su tuổi 7
Biểu đồ 4.6: Tương quan giữa chiều cao vút ngọn và đường kính

30

tại vị trí 1.3 m của cao su tuổi 8
Biểu đồ 4.7 : Tương quan giữa trữ lượng M và đường kính

32

tại vị trí 1.3 m của cao su tuổi 7
Biểu đồ 4.8 : Tương quan giữa trữ lượng M và đường kính
tại vị trí 1.3 m của cao su tuổi 8

vii

33


CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng là món quà vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho loài người chúng ta. Hiện nay

trên thế giới nói chung và Việt Nam chúng ta nói riêng tài nguyên rừng ngày càng cạn
kiệt, diện tích rừng giảm sút một cách ngiêm trọng, để phục vụ cho nhiều mục đích
khác nhau. Đó có thể nói là nguyên nhân của sự tuyệt chủng của nhiều loại động thực
vật quý hiếm và bây giờ nhiều loại khác cũng đang đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt.
Đối với môi trường đã gây ra sự đảo lộn cân bằng sinh thái, ô nhiễm môi trường đất,
môi trường nước, thiên tại thường xuyên sảy ra… là các thách thức lớn mà con người
chúng ta đang phải đối mặt.
Sau ngày giải phóng đất nước năm 1975, đất nước Việt Nam chúng ta bắt tay vào
công cuộc xây dựng lại đất nước và phát triển nền kinh tế đã bị trì trệ do những năm
tháng chiến tranh. Chúng ta đã khai thác rừng bừa bãi và thiếu hợp lý khoa học đã làm
cho diện tích rừng trên toàn quốc bị suy giảm một cách nhanh chóng. Nếu như năm
1943 diện tích rừng của chúng ta là 18.7 triệu ha (Maurand) thì đến những năm cuối
thập niên 80 chúng ta chỉ còn lại là 8.8 triệu ha (UNDP. 1990). Rừng bị tàn phá thì con
người chúng ta không những vô tình đánh mất đi môt nguồn tài sản to lớn mà đã để lại
những hậu quả nghiêm trọng đến đời sống con người chúng ta. Trong những năm gần
đây những trận thiên tại, lũ lụt xuất hiện ngày càng nhiều và với cường độ mạnh hơn là
những bằng chứng thiết thực nhất. Đứng trước tình hình chung của cả thế giới chúng
ta phải ra tay ngăn chặn tình trạng phá rừng bừa bãi và phục hồi lại các diện tích rừng
đã mất bằng các chủ chương và chính sách của nhà nước. Ngoài ra nhà nước phải
khuyến khích các đơn vị và các cá nhân, hộ gia đình tham gia vào công tác trồng và
quản lý và bảo vệ rừng.Từ năm 2008 theo quyết định của Bộ nông nghiệp và phát triển
nông thôn thì cây cao su là một loại cây Lâm nghiệp đa tác dụng và cho hiệu quả kinh
tế cao. Với diện tích rộng lớn như hiện nay thì nó đã góp phần to lớn đến việc nâng
cao độ che phủ rừng của Việt Nam và nó là một sự lựa chọn rất hợp lý cho vấn

1


đề trồng rừng, phủ xanh đất với lợi ích lâu dài, thường xuyên cho các đối tượng trồng
rừng. Mặt khác trong những năm gần đây cây cao su được trồng ở những nơi địa bàn

xung yếu, biên giới, vùng xâu vùng xa nơi đang còn nghèo nàn và kinh tế chưa phát
triển đã làm cho bộ mặt kinh tế ở những nơi đó có sự thay đổi rõ rệt. Với các chính
sách đưa con em đồng bào dân tộc địa phương vào làm trong công ty cao su đang đóng
chân trên địa bàn đã giải quyết một lượng lớn lao động tại địa phương, tạo công ăn
việc làm cho các hộ gia đình khó khăn. Đồng thời giúp họ có một công việc ổn định và
một nơi ăn ở cố định, xoá được tập quán du canh du cư và đốt phá rừng làm nương rẫy
của đồng bào dân tộc từ bao đời nay.
Đây là một loại cây đươc du nhập và trồng ở nước ta vào những năm cuối của thế
kỉ 19. Là một loại cây cho sản phẩm thường xuyên trong những năm khai thác là nhựa
mủ cây và một lượng gỗ lớn vào thời kỳ thay thế. Đồng thời nó có chức năng phòng
hộ như là giảm tác hại của gió, bảo vệ đất, giữ nước, điều hoà không khí... Ở đất nước
chúng ta cây cao su được trồng chủ yếu từ vĩ tuyến 16 trở vào vì phù hợp với đặc tính
sinh thái của nó. Tuy nhiên để cây cao su thật sự có hiệu quả thì chúng ta phải có các
biện pháp trồng, chăm sóc, và nuôi dưỡng, tác động phù hợp nhằm tạo mọi điều kiện
tốt nhất để cây có thể sinh trưởng và phát triển.
Thấy rằng đây là mối quan tâm chung của toàn xã hội, môi trường, kinh tế và được
sự phân công của Ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp và sự hướng dẫn tận tình của thầy
Lê Bá Toàn đã giúp tôi thực hiện bài tiểu luận mang tên “Nghiên cứu đặc điểm lâm
học và tình hình khai thác nhựa mủ cây cao su tuổi 7 và tuổi 8” tại nông trường cao su
IaNhin thuộc công ty cao su Chư Păh tỉnh Gia Lai.
Trong quá trình thực hiện vì lý do thời gian hạn chế, tài liệu tham khảo chưa chuẩn
bị kịp thời và đây là lần đầu thực hiện nên còn thiếu nhiều kinh nghiệm nên bài tiểu
luận này có thể mắc nhiều thiếu sót nên tôi mong có sự chia sẻ và thông cảm. Tôi xin
chân thành cảm ơn với sự quan tâm và giúp đỡ của những người đã giúp tôi thực hiên
bài tiểu luận này.

2


CHƯƠNG 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1: Điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu.
2.1.1: Vị trí địa lý và phạm vi ranh giới của nông trường cao su.
* Vị trí địa lý :
Nông trường cao su đóng chân trên địa bàn 3 xã: IaNhin, IaKa, và xã Nghĩa Hoà
thuộc huyện Chư Păh. Cách thành phố Pleiku khoảng 25 km về phía Tây Bắc.
Nơi đây có một vị trí chiến lươc rất quan trọng đối với quốc phòng, an ninh và
kinh tế. Nơi đây từng là chiến trường của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Hiện tại có một tuyến đường huyết mạch đối với giao thông nhằm giao lưu với thị
trường, xã hội trong huyện nói riêng và với các huyện khác trong tỉnh.
* Phạm vi ranh giới của nông trường.
- Phía Nam giáp với thôn 2 xã Nghĩa Hoà.
- Phía Bắc giáp với xã IaMơNông.
- Phía Tây giáp với xã IaSao và xã IaH’Rung –huyện IaGrai.
- Phía Đông giáp với xã Hoà Phú.
2.1.2 Khí hậu thuỷ văn:
Cũng giống như đặc điểm chung của khí hậu Tây Nguyên, nơi đây nằm trong khu
vực nhiệt đới gió mùa. Một năm có 2 mùa rõ rệt. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 và
mùa mưa từ tháng 5 đến hết tháng 10.
- Nhiệt độ bình quân

:

210c

- Nhiệt độ cao nhất

:

330c


- Nhiệt độ thấp nhât

:

100c

3


- Độ ẩm bình quân

:

65 %

- Lượng mưa bình quân / năm

:

1750 mm

- Số ngày mưa trên năm

:

119 ngày-125 ngày

- Có 2 loại gió chính hàng năm đó là:
+ Gió mùa Tây Nam vào tháng 6 -10.

+ Gió mùa Đông Bắc vào tháng 11- 4.
- Có 2 dòng suối chảy ở 2 bên sườn của nông trường đó là suối IaNhin và suối
Nghĩa Hoà. Hàng năm cung cấp một lượng nước rất lớn phục vụ cho việc tưới tiêu
của các hộ dân trồng các loại cây công nghiệp và hoa màu ở khu vực gần suối.
- Mực nước ở khu vực này nới chung là ổn định và chưa có tình trạng thiếu
nước vào mùa khô.
- Ở các khu vực bên trên thì theo quan sát ở các giếng đào thì ở độ sâu 8-12 m
đã có các mặt nước ngầm. Xuống tới độ sâu chừng 25-30m thì mặt nước ngầm vô
cùng phong phú.
2.1.3 Địa hình:
Nhìn chung thì địa hình của nông trường và khu vực ở đây thì tương đối bằng
phẳng và không có sự chia cắt của đồi núi hay là sông suối.
Độ dốc dao động từ 5-120
Là thung lũng của các dãy núi theo tên địa phương là núi Cờ, núi Dù, núi Đá nên
độ cao ở đây không có sự chênh lệch đáng kể. Trung bình độ cao ở đây là 600m. Bởi
vì địa hình rất lý tưởng nên người dân ở đây có khả năng trồng được nhiều loại cây
phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau..
2.1.4 Diện tích, đất đai:
Tổng diện tích cao su nông trường đang quản lý là 1255.45 ha. Trong đó chứa tất
cả các lứa tuổi từ KTCB đến tuổi đang khai thác. Hai dạng cây là KTCB và dang khai
thác có diện tích gần bằng nhau.
Theo số liệu của phòng kỹ thuật nông trường thì có các dạng đất sau:
- Đất Feralit vàng đỏ trên đất bazan.
4


- Đất Feralit xám vàng trên phiến đá thạch sét.
- Đất phù sa ven suối.
2.2 Khai quát chung về nông trường cao su Ianhin:
2.2.1 Qúa trình hình thành và cơ cấu tổ chức:

Sau ngày giải phóng nông trường được thành lâp với tên gọi là nông trường Ninh
Đức với mục tiêu là thành lập ra một khu kinh tế mới và hình thành một cộng đồng
dân cư phát triển. Trước kia là một đơn vị sản xuất và kinh doanh của công ty cao su
Chư Păh do Sở NN&PTNT quản lý và nay là một đơn vị kinh doanh tự chủ trong kinh
tế dưới sự quản lý của nhà nước.
Năm 1976 Nông trường cao su Ianhin thành lập. Ngày đầu thành lập với rất nhiều
khó khăn, nhân lực và vật lực thiếu thốn. Công cuộc khai phá đất đai khó khăn vì
thiếu các trang thiết bị, nơi đây từng là chiến trường xưa kia nên gặp nhiều bom mìn
để lại trong việc khai hoang do vậy để hình thành được một Nông trường có nhiều
thành quả như ngày hôm nay thì trước kia đã trải qua gian khổ của những thế hệ
trước.
Cơ cấu tổ chức của nông trường tính đến năm 2009 như sau:
- Tổng số cán bộ công nhân viên của nông trường là: 350 người, trong đó:
+ Bộ phận lao động gián tiếp là: 33 người
+ Bộ phận lao động trực tiếp là: 317 người
(bộ phận khai thác là 213 người, bộ phận KTCB là 104 người)
- Bộ phận quản lý và chức năng bao gồm:
+ 02 giám đốc, 01 phó giám đốc, 01 trợ lý kiêm kế toán nông truờng.
+ Phòng kế hoạch 1 người, phòng kỹ thuật 02 người.
+ Phòng bảo vệ nông trường 13 người.
- Nhà trẻ và mẫu giáo và những người tạp vụ là 13 người.
Hiện tại là nông trường trực thuộc nên mọi kế hoạch hoạt động sản xuất và kinh
doanh đều do công ty cao su Chư Păh giao và chỉ đạo thực hiện và tất cả cán bộ công
nhân viên đều được hưởng lương từ ngân sách của công ty cao su Chư Păh và được
khen thưởng theo mức mà nông trường sản xuất được trong năm.

5


Trụ sở của nông trường đóng tại vị trí trung tâm của các lô khai thác và sản xuất

nên công tác quản lý và bảo vệ rất thuận tiện và dễ dàng. Tuy nhiên cần phải nâng cao
năng lực công việc cho mỗi vị trí làm việc để công tác QLBVR ngày càng được hoàn
thiện hơn.
2.2.2 Tài nguyên rừng:
Tổng diện tích các lô khoảnh mà nông trường đang quản lý chăm sóc, kinh doanh
và bảo vệ là 1255.45 ha, trong đó:
- Diện tích rừng cao su kinh doanh là

: 618.75 ha

- Diện tích rừng cao su trong giai đoan KTCB là

: 636.7 ha

KINH DOANH

KTCB

Năm trồng

S (ha)

Năm trồng

S (ha)

1984

22.26


2003

92.78

1985

48

2004

344.59

1995

307.78

2005

107.24

1996

75.85

2006

89

2001


63.56

2007

3.09

2002

100.9

TỔNG

618.75

636.7

Hiện tại thì nông trường đang tìm một diện tích rừng để khai phá và trồng thêm.
Tuy nhiên để tìm những nơi lý tưởng để tăng diên tích so với hiện tại là khó khăn.
6


Bởi vì diện tích đất hầu hết đã có chủ sở hữu là người dân địa phương trong khi không
thể lấn chiếm đất rừng tự nhiên hiện tại được.
2.2.3 Tình hình quản lý và bảo vệ rừng:
Nông trường có một đội bảo vệ chuyên trách về công tác bảo vệ các diên tích.
Đồng thời việc quản lý các phần cây cao su là công việc chung của tất cả các cán bộ
công nhân viên nông trường.
Nông trường thường xuyên thực hiện các biện pháp về tuyên truyền QLBVR đến
với tất cả mọi người, có các hình thức khen thưởng xứng đáng đối với tất cả những
người làm tốt công tác QLBVR.

Trong công tác quản lý mỗi công nhân hoạt động trực tiếp được giao một phần cây
để chăm sóc đồng thời bảo vệ phần cây đã nhận.
Nông trường thực hiện các biện pháp PCCCR vào mùa khô nhờ đó mà từ trước
đến nay chưa có một vụ cháy đáng tiếc nào xảy ra.
Đối với người dân tại địa phương thì họ có ý thức trong việc bảo vệ tài sản nhà
nước và chấp hành nghiêm trong việc PCCCR.
2.3 Tình hình dân sinh –kinh tế - xã hội:
2.3.1 Dân số, dân tộc và lao động:
Chưa có thông tin chính xác về tổng số dân sống trong khu vực nông trường.
Nhưng theo ước tính sơ bộ thì có khoảng 10.5 ngàn người sống tại khu vực nông
trường đóng chân trong đó khu vực xã Nghĩa Hoà là 2.4 ngàn người, tại xã Ianhin là 6
ngàn người và tại xã Iaka là 2.1 ngàn người. Nói chung đối với khu vực miền núi thì
dân số tại đây tương đối cao và mật độ lớn.
Đối với thành phần dân tộc thì người Kinh chiếm tỉ lệ cao (trên 80%) và tỉ lệ còn
lại là các dân tộc anh em như Giarai, Thái, Tày, …
Hầu như người dân có trình độ và sự hiểu biết canh tác cũng như nắm bắt các tiến
bộ khoa học và ứng dụng vào công việc trồng và chăm sóc các loại cây công nghiệp
phù hợp nên sự phát triển kinh tế xã hội cao, tỉ lệ hộ nghèo thấp.

7


Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao, theo số liệu riêng của xã
IaNhin thì tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động là 42.3%. Đây là nguồn lực to lớn
cho sự phát triển kinh tế địa phương, tuy nhiên phải có các giải pháp để sử dụng hết
nguồn lực này tránh để tình trạng dư thừa lao động và thất nghiệp với hậu quả là ảnh
hưởng tới an ninh xã hội và phát triển kinh tế địa phương, đặc biệt là công tác
QLBVR cao su như nạn ăn trộm mủ, lấn chiếm đất cao su trái phép.
2.3.2 Cơ sở hạ tầng:
Nhìn tổng quát thì cơ sở hạ tầng trong khu vực địa phương là phát triển vượt bậc

nếu so sánh với các địa phương miền núi khác. Được sự quan tâm của nhà nước và
các chương trình dự án phát triển nông thôn miền núi mà đã có được một hệ thống
lưới điện quốc gia từ hơn 10 năm nay.
Đối với giao thông và vận chuyển thì đã có một hệ thống đường giao thông thuận
lợi. Đi qua các trục đường chính của xã là con đường nhựa kiên cố nối quốc lộ 14 với
nhà máy thuỷ điện IaLy xây dựng hơn 15 năm nay và hiện tại vẫn đang sử dụng tốt.
Riêng với công ty cao su Chư Păh đã đầu tư cho nông trường một hệ thống đường lâm
nghiệp phục vụ cho việc vận chuyển và đi lại cho việc sản xuất và kinh doanh của
nông trường và người dân địa phương. Với chương trình nhà nước và người dân cùng
làm đường nông thôn thì hiện nay đã có một hệ thống giao thông lý tưởng.
Bên cạnh đó là trường học mẫu giáo, nhà trẻ, trạm y tế phục vụ cho người dân và
mọi đối tượng. Nói chung thì với sự phát triển của cơ sở hạ tầng là nền móng cho mọi
hoạt động để phát triển kinh tế và xã hội tại nông trường nói riêng và địa phương nói
chung.
2.3.3 Tình hình sản xuất nông – lâm nghiệp:
Là một vùng đất Tây Nguyên có các điều kiện và được sự ưu đãi của tự nhiên nên
sản xuất cây công nghiệp là hoạt động sản xuất chính đem lại nguồn lợi lớn nhất tại
đây. Các loại cây trồng chính đưa vào sản xuất phục vụ cho các nghành chế biến công
nghiệp là cây cà phê với sản lượng hàng chục ngàn tấn/năm, cây điều… Ngoài ra thì
cây cao su trồng theo dạng tiểu điền, theo quy mô hộ gia đình với diện tích 1-15 ha
mang lại nguồn thu nhập thường xuyên tương đối lớn.
8


Cây mì, ngô… cũng được trồng với quy mô trung bình đều mang lại nguồn thu
đáng kể, tuy nhiên trong mùa vụ 2008 giá có giảm nên ảnh hưởng tới người nông dân.
Ngoài cây công nghiệp ra thì người dân địa phương cũng chú ý tới việc trồng các
loại cây ăn quả với quy mô nhỏ tại vườn nhà hay xen trong các diện tích cây công
nghiệp để tự cung cấp cho chính gia đình và một phần nhỏ đem ra chợ bán.
Các loại cây lâm nghiệp như quế, bời lời được trồng với diện tích nhỏ tại những

nơi đất xấu cũng là nguồn lợi không nhỏ.
Tại các diện tích gần suối người dân trồng các loại hoa màu, nuôi trồng các cây
con và sản phẩm đó không những phục vụ cho bữa ăn gia đình mà đã được đưa ra thị
trường bên ngoài tránh được tình trạng tự cung tự cấp như trước kia.
2.4 Đặc điểm cây cao su:
2.4.1 Đặc điểm phân bố của cây cao su:
Cây cao su có tên khoa học là : Hevea brasillensis Muell Arg
Thuộc họ Phụ bã đậu

: Crotonoidace

Bộ Thầu dầu

: Euphorbiaceae

Cây cao su phân bố rộng ở các nước Thái Lan, Inđônêxia, Malayxia, các nước
Nam Mỹ… nơi có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm.
Cây cao su có nguyên sản tại lưu vực sông Amazôn (Nam Mỹ) là một loại cây
mọc hoang dại trong các khu rừng nhiệt đới tại đây và được người bản sứ lấy nhựa vì
công dụng của nó trước khi người châu Âu biết đến.
Cây cao su được du nhập vào nước ta lần đầu vào năm 1897 do Raun một người
dược sỹ hải quan Pháp lấy hạt giống ở đảo Giava (Inđônexia) về trồng ở khu vực Bến
Cát –Bình Dương hiện nay. Ở nước ta hiện nay cây cao su được trồng chủ yếu từ khu
vực vĩ tuyến 16 trở vào trong như các tỉnh Bình Dương, Tây Ninh, Gia Lai, Bà Rịa Vũng Tàu… và hiện tại đang được trồng thử nghiệm ở các tỉnh Tây Bắc, những nơi
có các đặc tính sinh thái phù hợp với cây cao su.
2.4.2 Hình thái và đặc tính sinh trưởng:

9



Là một loại cây gỗ trung bình đến lớn, thân tròn và thẳng. Có khả năng tỉa cành tự
nhiên tốt, cây có đường kính từ 30 - 40 cm và đạt độ cao là 20 - 25m ở tuổi thành
thục. Tuổi thọ của cây có thể lên tới 60 năm.
Ở những nơi khô cằn thì các chỉ tiêu trên giảm rõ rệt so với những cây ở điều kiện
tốt.
Cây phân cành ở độ cao 2 - 2.5m, lá kép 3 lá chét, lá chét dài từ 4 - 6 cm. Đặc biệt
là ở các cuống lá có các túi mật.
Hoa cao su đơn tính, hoa đực và hoa cái cùng mọc trên một cây, hoa màu vàng
mọc thành nhánh ở các nách lá. Cây 4 tuổi trở lên mới ra hoa và ra hoa vào tháng 2- 3,
quả nang có 3 mảnh ghép tạo thành 3 buồng, mỗi buồng có 1 hạt tròn hay bầu dục.
Thân cây và cành cây có vỏ màu xám, gỗ mềm và giòn. Tỷ trọng gỗ là d = 0.5 - 0.55.
2.4.3 Đặc tính sinh thái:
Cây cao su thích hợp dưới độ cao 600 m, lượng mưa tối thiểu là 1500 mm /năm.
Nhiệt độ tối ưu là 25 0c và cây có thể chịu đượcở nhiệt độ là 10 - 15 0C.
Cây cao su thích hợp với địa hình bằng phẳng, độ dốc không quá 20 0, với độ dốc
cao dễ sảy ra sói mòn đất khi cây cao su còn nhỏ. Về tính chất đất thì độ PH từ 4.5 - 6
là phù hợp.
Gỗ dòn nên dễ bị gãy khi gặp gió lớn từ cấp 8 trở lên nên cần phải lựa chọn những
giống có khả năng chịu được gió cao.
2.4.4 Công dụng và ý nghĩa kinh tế:
Cây cao su có sản phẩm chính là nhựa cây phục vụ cho các nghành công nghiệp
chế biến các mặt hàng cần thiết cho đời sống con người như lốp xe, giày dép… mà
không dùng các chất nhân tạo. Gỗ là sản phẩm thứ yếu sau cùng sau khi hoàn thành
một chu trình khai thác nhựa để làm ra các sản phẩm đồ mộc như ghế, giường, tủ…
đang được ưa chuộng trên thị trường.
Trong những năm gần đây giá cao su tăng mạnh nên giá trị về kinh tế rất cao nên
sự phát triển cây cao su diễn ra mạnh mẽ. Đồng thời cây có khả năng phòng hộ cho
các loài cây công nghiệp nhỏ khác, cải tạo môi trường nên cần phát triển rộng hơn
10



nữa trong các vùng kinh tế đảm bảo sự kết hợp hài hoà giữa kinh tế – môi trường – xã
hội.
2.5 Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cao su ở giai đoạn KTCB:
2.5.1 Thu hoạch trái và chế biến hạt:
Mùa thu hoạch trái vào tháng 8 hàng năm, hạt đươc lấy từ những cây trưởng thành
có phẩm chất tốt, không bị sâu bệnh, hạt có màu sáng bóng tự nhiên. Sau khi thu hái
xong cần phải mang đi ”rấm“ ngay để tỉ lệ nảy mầm cao nếu để quá lâu thì tỉ lên nảy
mần giảm một cách rõ rệt.
Trước khi rấm hạt cần phải gõ nhẹ hạt để cho vỏ hạt nứt ra và nảy mầm nhanh hơn
và sau đó là ngâm vào các dung dịch thuốc trừ sâu bệnh như Cryp-tenol 1/5000,
Dioldrin 5/1000… Khi rấm hạt cần đặt úp bụng hạt xuống đất để tránh tình trạng rễ
mầm bị cong lên. Nơi rấm hạt là nơi có địa hình bằng phẳng và được thiết kế dễ thoát
nước.
2.5.2 Gieo ươm cây con:
Sau 5 -7 ngày hạt bắt đầu nảy mầm, sau đó lấy ra trồng vào bầu ươm khi rễ vừa
mới nhú ra từ 3 - 5mm và không để rễ mọc quá dài vì dễ làm rễ cong queo. Khi ươm
tránh thời gian vào lúc trời nắng to. Vườn ươm phải có mái che và là nơi dễ thoát
nước.
Trong những năm gần đây phương pháp ươm hạt thẳng vào túi propilen và sau đó
ghép thẳng tại vườn ươm được sử dụng rộng rãi và phổ biến. Đất để ươm phải được
chuẩn bị kỹ càng như phơi ải, trộn phân, diệt các vi sinh vật có hại trong đất… trước
khi đóng bầu ương.
Các bầu ươm được sắp thành hàng và được đặt dưới những đường mương đất sâu
khoảng 20 cm, cách nhau khoảng 60 cm. Thường xuyên theo dõi tình hình phát triển
và chăm sóc cây con phù hợp.
Từ lúc ương hạt trong bầu từ tháng 8 thì đến tháng 11-12 người ta sử dụng phương
pháp ghép mắt xanh để ghép cho cây con và để mắt “ngủ“. Mắt ghép được lấy từ
vườn nhân gỗ ghép và giống của nó thuộc dòng vô tính định trồng. Nếu sau 3 tuần
11



nếu mắt ghép sống được thì người ta cắt ngọn. Ngoài ra người ta còn dùng phương
pháp ghép stum đối với cây cao su nhưng tỉ lệ cây sống ngoài thực địa thấp hơn nên
không được dùng rộng rãi lắm. Hiện tại phương pháp trồng và ghép trong bầu
propilen được lựa chọn phổ biến vì có hiệu quả kinh tế đối với công tác lựa chọn
giống và trồng cây.
2.5.2 Đất trồng cao su:
Đất trồng cao su phải được chẩn bị trước, đó là việc khai hoang, dọn sạch các gốc
rễ của cây trước đó, phải cày ải cho tơi xốp.
Với diện tích rộng phải được chia ra các lô hình vuông hay chữ nhật và phải làm
các đường đi thẳng hàng thẳng lối. Sau đó nữa là cắm mốc vị trí để đào hố trồng cây
sao cho lợi dụng được tất cả khoảng sống của cây. Các vị trí cây trồng phải thẳng
hàng với nhau theo kích thước đã quy định trước. Hố trồng có kích thước là
(50x50x50) cm và được đào trước khi trồng 1 tháng và không được quá sớm vì sẽ
phát sinh ra nhiều vi sinh vật tồn tại trong đất.
2.5.3 Phương pháp trồng:
Cây cao su đựơc bố trí trồng theo nhiều cự ly và kích thước khác nhau và hiện nay
thường được trồng với cự ly là 5 x 3 m nên mật độ trên là 665 cây / ha.
Bố trí trồng theo kiểu nanh sấu để lợi dụng được tối đa không gian sống của cây
khi lớn. Hàng được bố trí vuông góc với hướng Đông –Tây vì khoảng cách giữa hàng
với hàng lớn hơn khoảng cách cây với cây.
Khi trồng phải chú ý tới hướng của mắt ghép và không được song song với hướng
mặt trời vì ánh nắng trực tiếp sẽ ảnh hưởng tới mắt ghép. Đồng thời phải lấp đất
ngang với mặt đất để tránh bị úng trong mùa mưa.
Cần trồng dặm với những cây bị chết và thay thế những cây sống lay lắt khi cao su
vẫn còn không gian sinh trưởng.
2.5.4 Chăm sóc và nuôi dưỡng:

12



Tuy rằng cây cao su có khả năng chịu được khô hạn nên không cần tưới nước vào
mùa khô nhưng khi cây cao su còn nhỏ thì phải tủ gốc để giữ ẩm cho cây và tránh ánh
nắng mặt trời chiếu thẳng vào gốc làm thoái hoá đất.
Khi cây cao su đang còn nhỏ, độ tàn che chưa cao, khả năng tự bảo vệ đất chưa
cao, đất dễ bị rửa trôi thì cần phải trồng các loại cây phủ đất và chú ý tới việc diệt các
loại cỏ dại ảnh hưởng tới độ phì nhiêu của đất. Các loại cây phủ đất thường là các cây
họ đậu có khả năng cố định đạm tốt và cho các sản phẩm có giá trị như đậu phụng,
đậu ma …
Cần cắt bỏ chồi dại ảnh hưởng tới sự phát triển của cây và tỉa cành thường xuyên
đến độ cao 2.5 - 3m nhằm tạo ra thân cây nhẵn nhụi và tròn đều, dễ dàng thực hiện
các thao tác khi khai thác.
Đối với cây cao su khi còn non thì cần bón các loại phân giúp cho cây sinh trưởng
và phát triển nhanh chóng đồng thời chịu đựng với môi trường như sun phat, kali, các
loại phân vi sinh…
Theo dõi tình hình các loại sâu bệnh phá hoại cây và xử lý kịp thời. Định kỳ phun
thuốc để đề phòng các loại dịch bệnh có thể xảy ra. Thực hiện tốt công tác QLBVR.
2.6 Kỹ thuật cạo mủ cao su:
Kỹ thuật cạo mủ cao su phải tuân theo các quy định nghiêm khắc về độ nghiêng,
độ sâu, độ dày, hình dạng lát cạo...
- Miệng cạo thường nghiêng từ trái sang phải 300-350 vì các mạch mủ nghiêng từ
phải sang trái 50 so với đường thẳng đứng nhằm mục đích cắt các mạch mủ theo tiết
diện lớn nhất và đồng thời làm cho mủ chảy được dễ dàng, nhanh chóng.
- Lát cạo phải khá sâu để cắt được các lớp ống mủ hoạt động mạnh, chỉ chừa lại 11.4 mm gần tượng tầng.
- Mỗi lát cạo dày chừng 1-1.5 mm vỏ để cắt đứt lớp cao su đông dặc bịt kín các
miệng mạch mủ của lần cạo trước, lát cạo không được quá dày vì tiêu thụ nhiều vỏ và
cạo hết vỏ nhanh chóng. Cạo từ trên xuống bắt đầu từ độ cao 1.3 m cho đến cách mối
ghép 15 cm là tốt nhất vì càng xuống thấp sức sản xuất mủ càng cao (trừ cây già cỗi
hoặc đã qua tuổi thành thục).

13


- Hiện nay người ta thường cạo theo hình chữ S, tức là theo đường vòng xoắn từ
trái sang phải, ký hiệu là S (S/1, S/2, S/4…). Lát cạo càng dài lượng mủ thu được
càng nhiều nhưng không tăng theo tỉ lệ thuận với chiều dài.
- Nhịp độ cạo càng dày thì sản lượng mủ thu được càng nhiều nhưng không tỷ lệ
thuận với sự kéo dài đó. Thường thì nhịp độ cạo phổ biến ở Việt Nam và ở tại nơi
thực hiện nghiên cứu là cạo 1 ngày và nghỉ 1 ngày (d/2). Thời gian nghỉ cạo là vào
giữa mùa khô trong vòng 3 tháng (9m/12) vì thời gian này cây rụng lá và tái tạo lá
non.
- Thời gian cạo mủ đạt năng xuất cao nhất là vào lúc sáng sớm vì lúc này áp xuất
không khí là nhỏ nhất nên kích thích được lượng mủ chảy ra. Sắp xếp thời gian cạo và
thu mủ hợp lý.
-Dùng các loại vật liệu là nhựa mềm để che chắn nước mưa trước miệng cạo nếu
như có mưa bất ngờ khi vừa mới cạo hay không kịp trút mủ.
- Sản lượng mủ thu được phụ thuộc vào sự tái sinh mủ, sự kéo dài dòng chảy, sự
chậm bít mạch mủ ở miệng cạo nên cần sử dụng các biện pháp kích thích chảy mủ
như sử dụng dầu mỡ, gây chấn thương cơ học hay hoá học. Hiện nay phương pháp
dùng các chất ôcxin và hoocmôn kích thích chảy mủ.
- Tổ chức lao động hợp lý, thường xuyên kiểm tra kỹ thuật cạo mủ đối với công
nhân. Đồng thời cán bộ kỹ thuật phải thường xuyên hướng dẫn cho công nhân lao
động trực tiếp các biện pháp kỹ thuật mới để họ áp dụng trong công việc.
- Công nhân cạo mủ phải được đào tạo kỹ lưỡng các biện pháp kỹ thuật thu hoạch
mủ trước khi trực tiếp lao động.
- Mỗi đơn vị sản xuất thực hiện tốt các quy định quản lý khai thác, mỗi công nhân
thực hiện đúng các kỹ thuật khai thác đã được đào tạo.

14



CHƯƠNG 3
ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là rừng cao su tuổi 7 và 8 tại nông trường cao su IaNhin Công ty cao su Chư Păh tỉnh Gia Lai. Những lô cao su được trồng trong khu vực có độ
cao từ 600 - 650 m so với mặt nước biển và đất Feralit vàng đỏ trên nền đất bazan.
3.2 Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu cơ bản của tiểu luận là làm rõ một số đặc trưng lâm học và tình hình
khai thác nhựa của cây cao su tại tuổi vừa bắt đầu khai thác. Nhằm đưa ra những biện
pháp trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý bảo vệ phù hợp.
3.3 Nội dung nghiên cứu:
Để đạt được mục tiêu của bài tiểu luận nội dung nghiên cứu bao gồm:
- Kết cấu rừng ở 2 lứa tuổi 7 và 8.
- Kết cấu đường kính (N-D) và chiều cao (N-H) của rừng cao su tại 2 lứa tuổi trên.
- Tương quan giữa chiều cao vút ngọn với đường kính tại độ cao 1.3 m (H-D).
- Tương quan giữa trữ lượng rừng (M) với đường kính (M-D).
- Độ tàn che của rừng và trắc đồ David –Richards.
- Tình hình trồng và khai thác nhựa cây.
- Một số biện pháp nuôi dưỡng, kinh doanh và QLBVR trong khu vực
3.4 Phương pháp nghiên cứu:
Để giải quyết mục tiêu và nội dung cụ thể bài tiểu luận đã áp dụng phương pháp
điều tra ngoài thực địa tiến hành lạp 02 ô tiêu chuẩn trên mỗi cỡ tuổi riêng. Tổng cộng
là 4 ô tiêu chuẩn. Diện tích mỗi ô tiêu chuẩn là 500 m 2 (20m x25m), trong mỗi ô tiêu
chuẩn lập thêm 1 ô thứ cấp có diện tích là 200m 2 (20m x10m). Tiến hành đo đếm về

15


các chỉ tiêu về đường kính tại vị trí 1.3 m, chiều cao vút ngọn, chiều cao dưới cành, số

lượng cây trong ô, cụ thể
3.2.1 Thu thập số liệu
- Đo chu vi ở độ cao 1.3 m bằng thước dây.
- Đo chiều cao vút ngọn và chiều cao dưới cành bằng sào.
- Đánh dấu vị trí cây trong ô thứ cấp để vẽ trắc đồ David –Richards .
- Đo đếm khoảng cách giữa cây và cây và khoảng cách hàng vớí nhau vì
khoảng cách trồng là cố định và không có sự tỉa thưa .
3.2.2 Xử lý số liệu:
Nhập số liệu đã đươcï đo đếm để xử lý tính toán, phân tích số liệu trên phần
mềm Excel
Những đặc trưng mô tả về đường kính, chiều cao, tiết diện ngang, trữ lượng
rừng được tính toán như sau:
Đối với chỉ tiêu D 1.3m
™ D1.3 (em) =

C1.3
3.14

™ Sắp xếp theo tổ với cự ly là 0.5 em
™ Tần xuất của tổ
N%=

∑ fi *100
n

fi

:tần số xuất hiện của tổ

n


:số cây đo đếm

Đối với chỉ tiêu H VN
™ Sắp xếp theo tổ với cự ly là 0.5 m
™ Tàn xuất của tổ
N% = ∑

fi

n

* 100

Tính toán tiết diện ngang

λ
G = * D 21.3

Tính toán trữ lượng /ha

V (M 3 )/ha = G*H*F*. n

16

4


×