BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP THỤ CO2 TRÊN MẶT ĐẤT
CỦA RỪNG CÂY LÁ RỘNG THUỘC TRUNG TÂM LÂM
NGHIỆP NHIỆT ĐỚI PLEIKU – GIALAI
Họ và tên sinh viên: Phạm Thị Mỹ Diệu
Ngành: LÂM NGHIỆP
Niên khoá: 2005 – 2009
Tp. Hồ Chí Minh
Tháng 7 / 2009
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP THỤ CO2 TRÊN MẶT ĐẤT CỦA
RỪNG CÂY LÁ RỘNG THUỘC TRUNG TÂM LÂM NGHIỆP NHIỆT
ĐỚI PLEIKU – GIALAI
Tác giả
PHẠM THỊ MỸ DIỆU
Khoá luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
Lâm nghiệp
Giáo viên hướng dẫn:
TS. VIÊN NGỌC NAM
Tp. Hồ Chí Minh
Tháng 7 năm 2009
i
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên con xin thành kính dâng lên Ba, Mẹ lời cảm tạ chân thành vì đã có
công sinh thành dưỡng dục và động viên trong suốt quá trình học tập để con có được
ngày hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn :
- Quý thầy cô trường Đại học Nông Lâm và trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai
đã tận tình truyền đạt những kiến thức vô cùng quý báu trong suốt quá trình học tập tại
trường.
- Lời đặc biệt xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến thầy Viên Ngọc
Nam đã hết lòng hướng dẫn, giúp đỡ tôi thực hiện đề tài này.
- Cảm ơn cán bộ công nhân viên Ban Quản lý Trạm thực nghiệm Kon Hà Nừng
– Kbang và bạn Mai Quý Nhơn đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu.
- Cảm ơn anh Cầm, các chú ở Trung tâm Lâm nghiệp Nhiệt đới Pleiku – Gia
Lai đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực tập và thu thập số liệu.
Sinh viên thực hiện
PHẠM THỊ MỸ DIỆU
ii
TÓM TẮT
Đề tài "Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 trên mặt đất của rừng cây lá rộng
thuộc trung tâm Lâm nghiệp Nhiệt đới Pleiku – Gia Lai" được tiến hành tại Trạm Thực
nghiệm Kon Hà Nừng thuộc Trung tâm Lâm nghiệp Nhiệt đới, thời gian từ 17 tháng
01 đến 11 tháng 07 năm 2009. Số liệu được thu thập trên 12 ô tiêu chuẩn với mỗi ô
tiêu chuẩn có diện tích là 1.000 m2, trong đó tiến hành đo đếm 3 ô phụ có diện tích lần
lượt là 50m2, 595 m2, 1.000 m2.
Dựa trên các phương pháp nghiên cứu sinh trưởng, năng suất và sinh khối của
rừng, đã phân tích, tính toán lượng các bon trong sinh khối trên mặt đất, xác định được
mối tương quan giữa chiều cao và đường kính cây, giữa thể tích cây với chiều cao và
đường kính. Kết quả nghiên cứu cũng đã bước đầu lượng giá được giá trị thu nhập
bằng tiền từ khả năng hấp thụ CO2.
Kết quả thu được về lượng CO2 hấp thụ của cây cá thể chủ yếu tập trung ở phần
thân 622,56 kg/cây chiếm 62,2 % tổng trữ lượng CO2 hấp thụ của cây, ở cành 352,76
kg/cây chiếm 35,25 % còn lại lá hấp thụ ít nhất 25,55 kg/cây chiếm 2,55 % trong tổng
CO2 hấp thụ của cây.
Kết quả thu được về khả năng hấp thụ CO2 của quần thể cho thấy ô phụ 2 (595
m2) có khả năng hấp thụ CO2 lớn nhất 364,06 ± 89,7 tấn/ha chiếm 62,1 %, ô phụ 1 (50
m2) lượng CO2 hấp thụ trung bình 198,76 ± 41,42 tấn/ha chiếm 33,9 % và ô phụ 3
(1.000 m2) có lượng CO2 hấp thụ là ít nhất 23,5 ± 4,2 tấn/ha chiếm 4%.
Lượng CO2 trung bình trong mỗi ô đo đếm là 777,84 tấn/ha. Với tổng diện tích
của khu vực lập ô là 1.350 ha, thông qua hệ số chuyển đổi ta có lượng CO2 hấp thụ là
1.050.084 tấn. Như vậy, với diện tích 1.350 ha thì năng lực hấp thụ CO2 lượng giá
bằng tiền sẽ là 15.362.728,92 Euro. Tương đương với 363.958.410.843,72 VNĐ.
iii
MỤC LỤC
Trang tựa............................................................................................................ i
Lời cảm ơn......................................................................................................... ii
Tóm tắt............................................................................................................... iii
Mục lục .............................................................................................................. iv
Danh mục các từ viết tắt .................................................................................... vi
Danh mục các hình ảnh ..................................................................................... vii
Danh mục các bảng biểu.................................................................................... viii
Chương 1: MỞ ĐẦU ....................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề.................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu đề tài ............................................................................................. 2
1.3 Giới hạn đề tài ............................................................................................. 2
Chương 2: TỔNG QUAN ............................................................................... 3
2.1 Tình hình nghiên cứu CO2 trên thế giới ...................................................... 3
2.2 Tình hình nghiên cứu CO2 trong nước ........................................................ 14
2.3 Thảo luận về tổng quan nghiên cứu ............................................................ 16
Chương 3: NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN
CỨU .................................................................................................................. 18
3.1 Nội dung nghiên cứu ................................................................................... 18
3.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 18
3.2.1 Phương pháp luận ................................................................................. 18
3.2.2 Ngoại nghiệp ........................................................................................ 18
3.2.3 Nội nghiệp ............................................................................................ 20
3.3. Đặc điểm khu vực nghiên cứu.................................................................... 22
3.3.1 Vị trí, phạm vi hành chính.................................................................... 22
3.3.2. Điều kiện, đặc điểm tự nhiên của khu vực nghiên cứu ....................... 23
3.3.2.1 Địa hình .......................................................................................... 23
3.3.2.2 Điều kiện khí hậu, thời tiết ............................................................. 23
3.3.2.3 Thổ nhưỡng .................................................................................... 23
iv
3.3.2.4 Điều kiện dân sinh, giao thông ....................................................... 24
3.3.2.5 Tình hình tài nguyên....................................................................... 24
3.3.3 Những tác động vào rừng ..................................................................... 25
3.4 Dụng cụ........................................................................................................ 26
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 27
4.1 Vị trí khu vực nghiên cứu............................................................................ 27
4.2 Đặc điểm cấu trúc khu rừng tại khu vực nghiên cứu .................................. 28
4.3 Tương quan giữa chiều cao và đường kính ................................................ 29
4.4 Tương quan giữa thể tích cây với chiều cao và đường kính ...................... 31
4.5 Lượng CO2 hấp thụ của cây cá thể .............................................................. 32
4.6. Thể tích cây cá thể và trữ lượng rừng của lâm phần .................................. 34
4.6.1 Thể tích của cây cá thể ...................................................................... 34
4.6.2 Trữ lượng rừng của lâm phần............................................................ 36
4.7 Khả năng hấp thụ CO2 của lâm phần........................................................... 37
4.8 Tương quan giữa lượng CO2 với các nhân tố điều tra lâm phần
(N, Dbq, Hbq, G, M) ......................................................................................... 39
4.9 Tương quan giữa lượng CO2 và trữ lượng rừng (M)................................... 40
4.10 Tương quan giữa lượng CO2 và tiết diện ngang (G) ................................. 41
4.11 Lượng giá khả năng hấp thụ CO2 của rừng ............................................... 42
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 43
5.1 Kết luận........................................................................................................ 43
5.2 Kiến nghị ..................................................................................................... 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 45
PHỤ LỤC ......................................................................................................... 47
v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CDM
Clean Development Mechanistm - Cơ chế phát triển sạch
ICRAF
International Centre for Research in Agroforestry - Tổ chức nghiên
cứu nông lâm kết hợp thế giới
IPCC
Intergovernmental Panel on Climate Change - Liên chính phủ về biến
đổi khí hậu
LULUCF
Land Use Change and Forestry - Thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp
TEV
Total Economic Values - Tổng giá trị kinh tế
GIS
Geographical Information System - Hệ thống thông tin địa lý
GPS
Global Position System - Hệ thống định vị toàn cầu
EU
European Union - Liên minh Châu Âu
EC
European Commission - Uỷ ban Châu Âu
CO2
Carbon Dioxide – Cácbonit
Ppm
Percent per millions – 1 phần triệu
Tt
Terra ton – 1Tt = 1012 t = 108 g
Dbq
Đường kính bình quân
Hbq
Chiều cao bình quân
CO2 thân
Khả năng hấp thụ CO2 của bộ phận thân
CO2 cành
Khả năng hấp thụ CO2 của bộ phận cành
CO2 lá
Khả năng hấp thụ CO2 của bộ phận lá
vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Chu trình carbon toàn cầu ................................................................. 5..
Hình 2.2: Lượng carbon trên và dưới mặt đất ở các kiểu sử dụng đất rừng
ở Braxin, Cameroon, Indonexia. ....................................................... 7
Hình 3.1: Ô đo đếm ........................................................................................... 20
Hình 3.2: Mô hình ô đo đếm ............................................................................. 20
Hình 3.3: Những bộ phận của cây và kí hiệu về các chỉ tiêu đo đếm ............... 21
Hình 3.4: Đo đếm cây ngoài thực địa................................................................ 21
Hình 3.5: Khu vực nghiên cứu .......................................................................... 23
Hình 4.1: Vị trí khu vực nghiên cứu.................................................................. 27
Hình 4.2: Đồ thị tương quan giữa Hvn – D1,3.................................................... 33
Hình 4.3: Biểu đồ so sánh tỷ lệ carbon ở các bộ phận của cây ......................... 36
Hình 4.4: Đồ thị tương quan giữa lượng CO2 với trữ lượng M ........................ 42
Hình 4.5: Đồ thị tương quan giữa lượng CO2 với tiết diện ngang G ................ 43
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Lượng carbon tích luỹ trong các kiểu rừng....................................... 6
Bảng 2.2: Lượng carbon trên và dưới mặt đất ở các kiểu sử dụng đất rừng ..... 6
Bảng 2.3: Dự đoán phát thải khí nhà kính tương CO2
đến năm 2030 (triệu tấn)................................................................... 8
Bảng 2.4: Mật độ sinh khối trung bình một số kiểu rừng ở Australia............... 8
Bảng 4.1: Thống kê mô tả các nhân tố điều tra ................................................. 29
Bảng 4.2: Các dạng hàm tương quan Hvn – D1,3 .............................................. 31
Bảng 4.3: Hàm lượng CO2 hấp thụ theo từng bộ phận của cây ........................ 32
Bảng 4.4: Dữ liệu về % CO2 trong các bộ phận của cây................................... 34
Bảng 4.5: Kết quả xác định thể tích cây cá thể ................................................. 35
Bảng 4.6: Trữ lượng rừng của lâm phần ........................................................... 37
Bảng 4.7: Khả năng hấp thụ CO2 của lâm phần ................................................ 38
Bảng 4.8: Kết quả tổng hợp lượng CO2 hấp thụ và các chỉ tiêu lâm phần........ 39
Bảng 4.9: Các dạng hàm tương quan giữa CO2 – M......................................... 41
Bảng 4.10: Các dạng hàm tương quan giữa CO2 – G........................................ 42
viii
Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Trước đây, hầu như chúng ta chưa quan tâm và nghĩ đến sự thay đổi khí hậu
trên thế giới, “nóng lên toàn cầu” là một vấn đề nóng hiện nay và vẫn chưa được mọi
người chú ý đến ngoại trừ các nhà khoa học nghiên cứu các vấn đề có liên quan, nhưng
hậu quả nghiêm trọng mà hiện tượng nóng lên toàn cầu gây ra cũng làm mọi người
phải quan tâm: nóng lên toàn cầu làm cho băng hà tan chảy ra, mực nước biển dâng
cao, hạn hán xảy ra, ngoài ra trái đất nóng lên cũng làm cho các khí độc bốc lên gây ô
nhiễm không khí ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, nhiều loài động thực vật quý
hiếm có nguy cơ bị tiêu diệt, làm suy giảm đa dạng sinh học (Phan Minh Sang, Lưu
Cảnh Trung, trích dẫn 2006).
Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu là sự tăng lên của nồng
độ khí nhà kính. Khí nhà kính chỉ chiếm 1% bầu khí quyển nhưng có vai trò như tấm
chăn bao phủ trái đất vì chúng giữ nhiệt sưởi ấm cho trái đất, nơi mà nhiệt độ sẽ thấp
hơn khoảng 300C nếu như không có khí nhà kính. Các hoạt động của con người như sử
dụng nhiên liệu hoá thạch, sản xuất xi măng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất và hoạt
động công nghiệp làm dày thêm “lớp chăn” bao phủ này dẫn đến hiện tượng nóng lên
toàn cầu. Theo ước tính của IPCC, carbonit (CO2) chiếm tới 60% nguyên nhân của sự
nóng lên toàn cầu.
Các nhà nghiên cứu cho rằng sự gia tăng các khí gây hiệu ứng nhà kính, đặc biệt
là CO2, là nhân tố ảnh hưởng đến sự nóng lên của trái đất và gây nên những hậu quả
lớn về khí hậu. Trong khi đó rừng là bể chứa carbon có vai trò điều tiết khí hậu, đặc
biệt là khả năng hấp thụ CO2, trên thực tế lượng CO2 hấp thụ được phụ thuộc vào kiểu
rừng, trạng thái rừng, cấu trúc rừng và tuổi lâm phần (Phạm Tuấn Anh, trích dẫn
2006). Do đó điều chúng ta quan tâm hiện nay là làm thế nào để ước lượng và dự báo
khả năng hấp thụ CO2 của rừng và xây dựng các phương thức quản lý, làm cơ sở xây
1
dựng cơ chế dịch vụ chi trả cho môi trường. Đây cũng chính là vấn đề còn thiếu trong
nhiều nghiên cứu ở Việt Nam.
Để góp phần giải quyết các vấn đề nêu trên chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên
cứu khả năng hấp thụ CO2 trên mặt đất của rừng lá rộng thuộc Trung tâm Lâm
nghiệp Nhiệt đới Pleiku – Gia Lai”
1.2 Mục tiêu đề tài
- Tính toán lượng CO2 hấp thụ của rừng cây lá rộng
- Dự báo năng lực hấp thụ CO2 của lâm phần để làm cơ sở tính toán chi phí chi
trả môi trường
- Đề xuất biện pháp làm tăng khả năng hấp thụ CO2 của rừng.
1.3 Giới hạn đề tài
Trên cơ sở kế thừa các nguồn tài liệu có sẵn của Bảo Huy (2008) trong cuốn
Asia – Pacific Agroforestry Newsletter về sử dụng các phương trình để tính toán CO2.
Trung tâm Lâm nghiệp nhiệt đới có 2 chi nhánh: Một chi nhánh đặt ở Kon Hà
Nừng, một chi nhánh đặt ở Pleiku. Khoá luận chỉ thực hiện thu thập số liệu ở Kon Hà
Nừng.
2
Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Tình hình nghiên cứu CO2 trên thế giới
Trải qua hàng trăm triệu năm, hàm lượng các chất khí vốn có trong không khí
bị biến động hoặc xuất hiện nhiều loại khí mới, điều đó dẫn tới sự ô nhiễm không khí
làm ảnh hưởng xấu đến môi trường sống và hệ sinh thái trong sinh quyển.
Hàm lượng CO2 trong khí quyển hiện nay là 0,35% và tỉ lệ này đang có xu
hướng gia tăng, hiện nay hàm lượng CO2 tăng đều đặn mỗi năm là 1,4 ppm và người ta
tiên đoán đến năm 2030, hàm lượng CO2 trong khí quyển Trái đất lên tới 600 ppm
(0,06%) gấp đôi hàm lượng của thế kỉ 19.
Sự gia tăng hàm lượng CO2 trong không khí sẽ dẫn tới hậu quả là ô nhiễm cho
môi trường, sự tăng cao này đến một mức nào đó sẽ gây hại cho cuộc sống của con
người và sinh vật. Có 2 nhân tố có khả hấp thụ CO2 làm giảm lượng CO2 gây ô nhiễm
không khí đó là thảm thực vật và đại dương. Có nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm
không khí bởi CO2:
* Các hoạt động công nghiệp
* Hoạt động đốt phá rừng bừa bãi, đốt nương làm rẫy
* Hoạt động giao thông vận tải
* Hoạt động tự nhiên như phún xuất núi lửa,…….
• Những nghiên cứu về sự biến động CO2 trong khí quyển
Những kết quả thu được từ các công trình nghiên cứu trong những năm 60 đến
nay cho thấy sự gia tăng đáng kể lượng CO2 trong khí quyển đã lôi kéo được sự quan
tâm của cộng đồng khoa học quốc tế mà trước tiên là các nhà nghiên cứu khí hậu.
+ Kết quả phân tích của đài thiên văn Mauna Loa (trên đảo Haoai) cho biết hàm
lượng CO2 trong khí quyển năm 1958 là 315 ppm. Đến năm 1989 qua phân tích đã cho
thấy hàm lượng CO2 đã tăng lên 350 ppm và đến năm 1990 là 354 ppm. Như vậy trong
khoảng thời gian 1 thế kỷ, nghĩa là từ năm 1850 đến nay hàm lượng CO2 đã tăng lên
25% [16]. Sự tăng cao hàm lượng CO2 trong không khí sẽ dẫn tới nhiều hậu quả do ô
3
nhiễm môi trường. Trước đây, các nhà khoa học cho rằng một nữa khối lượng chất
carbon dioxit tích tụ trong không khí, phần còn lại do đại dương và cây xanh hấp thụ.
Ngày nay theo sự đo lường của các nhà khoa học đã cho thấy thảm thực vật đã thu giữ
một trữ lượng CO2 lớn hơn một nữa khối lượng chất khí đó do sinh ra từ sự đốt cháy
các nhiên liệu hoá thạch trên thế giới. Và từ nguyên liệu carbon này hằng năm thảm
thực vật trên trái đất đã tạo ra được 150 tỷ tấn vật chất khô thực vật. Khám phá này đã
khẳng định thêm vai trò của thảm thực vật, việc trồng nhiều cây xanh có thể làm giảm
lượng CO2 trong khí quyển hay nói khác đi thì việc chặt phá rừng sẽ làm tăng lượng
CO2 ảnh hưởng đến môi trường và sự sống của sinh vật trên trái đất.
Điều này càng khẳng định thêm vai trò của cây xanh: việc trồng nhiều cây xanh
làm giảm hàm lượng CO2 khí quyển và ngược lại việc phá rừng đã làm tăng hàm
lượng đó trong khí quyển.
Một cuộc khảo sát trong năm nay của các nhà khoa học Hoa Kỳ tại Viện Hải
dương học Scripps cho thấy Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương đang
ấm lên trong những thập kỉ gần đây.
Các số liệu được nêu lên từ những nghiên cứu khác nhau thuộc các nước khác
nhau mặc dù được diễn đạt bằng những hình thức khác nhau nhưng đều khẳng định rõ
một điều sự gia tăng hàm lượng CO2 trong khí quyển là một điều xác thực.
• Những nghiên cứu về sự tích luỹ cacbon trong hệ sinh thái
Theo ước tính, hoạt động trồng rừng và tái sinh rừng trên thế giới có tỷ lệ hấp
thụ CO2 ở sinh khối trên mặt đất là 0,4 – 1,2 tấn/ha/năm ở vùng cực bắc, 1,5 – 4,5
tấn/ha/năm ở vùng ôn đới, và 4 – 8 tấn/ha/năm ở vùng nhiệt đới (Dixon và ctv, 1994;
IPPC, 2000).
Theo Schimel và ctv (2000), trong chu trình cacbon toàn cầu, lượng cacbon lưu
trữ trong thực vật thân gỗ và trong lòng đất khoảng 2,5 Tt, trong khi đó khí quyển chỉ
chứa 0,8Tt (trích dẫn từ Phan Tuấn Anh, 2006). Và hầu hết lượng carbon trên trái đất
được tích luỹ trong sinh khối cây rừng, đặc biệt là rừng mưa nhiệt đới.
4
0.8Tt.
Hình 2.1 : Chu trình cacbon toàn cầu
Theo nghiên cứu của Watson, R. T (2000): Các hệ sinh thái trên cạn có vai trò
to lớn trong vai trò carbon của sinh quyển, lượng carbon trao đổi giữa các hệ sinh thái
này với khí quyển ước tính khoảng 60 tỷ tấn/năm. Các hoạt động lâm nghiệp và sự
thay đổi phương thức sử dụng đất, đặc biệt là suy thoái rừng nhiệt đới là một nguyên
nhân quan trọng làm tăng lượng CO2 trong khí quyển. Do đó rừng nhiệt đới và sự biến
động của nó có ý nghĩa rất to lớn trong việc hạn chế biến đổi khí hậu toàn cầu (trích
dẫn bởi Nguyễn Thị Hà, 2005).
Từ những nghiên cứu trong lĩnh vực này, Woodwell (1973) đã đưa ra bảng
thống kê lượng carbon theo kiểu rừng :
Bảng 2.1: Lượng Carbon tích lũy trong các kiểu rừng (Woodwell, Pecan, 1973)
Tỷ lệ (%)
Kiểu rừng
Lượng carbon (tỷ tấn)
Rừng mưa nhiệt đới
340
62.16
Rừng nhiệt đới gió mùa
12
2.19
Rừng thường xanh ôn đới
80
14.63
Rừng phương bắc
108
19.74
Đất trồng trọt
7
1.28
Tổng carbon ở lục địa
547
100
(Nguồn: Woodwell, Pecan, 1973)
5
Qua số liệu bảng 2.1 cho thấy lượng carbon được lưu giữ trong kiểu rừng
mưa nhiệt đới là cao nhất, chiếm hơn 62% tổng lượng carbon trên bề mặt trái đất,
trong khi đó đất trồng trọt chỉ chứa khoảng 1%. Điều đó chứng tỏ rằng việc chuyển đổi
đất rừng sang đất nông nghiệp sẽ làm mất cân bằng sinh thái, gia tăng lượng khí phát
thải gây hiệu ứng nhà kính.
Một kết quả nghiên cứu của Joyotee Smith và Sara J. Scherr (2002) đã định
lượng được lượng carbon lưu giữ trong các kiểu rừng nhiệt đới và trong các loại hình
sử dụng đất ở Brazin, Indonexia và Camerron, bao gồm trong sinh khối thực vật và
dưới mặt đất từ 0 – 20 cm.
Bảng 2.2: Lượng carbon trên và dưới mặt đất ở các kiểu sử dụng đất rừng ở Brazin,
Indonexia và Camerron.
TT
Các kiểu rừng
Dưới mặt đất (tấn)
Trong thực vật (tấn)
1
Rừng nguyên sinh
48
310
2
Rừng đã khai thác chọn
48
230
3
Rừng bỏ hóa sau nương rẫy
48
75
4
Đất Nông Lâm kết hợp
45
50
5
Cây trồng ngắn ngày
25
5
6
Đồng cỏ chăn thả gia súc
20
2
Kết quả nghiên cứu cho thấy lượng carbon lưư trữ trong thực vật giảm dần từ
kiểu rừng nguyên sinh đến rừng phục hồi sau nương rẫy và giảm mạnh đối với các loại
đất trong nông nghiệp. Trong khi đó phần dưới mặt đất lượng carbon ít biến động hơn,
nhưng cũng có xu hướng giảm dần từ rừng tự nhiên đến đất không có rừng. Hay nói
theo cách khác thì sự suy giảm lượng carbon tích luỹ trong sinh khối thực vật từ trạng
thái rừng nguyên sinh đến đồng cỏ diễn ra rất mạnh. Vì vậy cần có những giải pháp
hữu hiệu để bảo vệ rừng tự nhiên nói chung rừng nhiệt đới nói riêng và những chương
trình khuyến khích nông dân sử dụng đất theo hướng nông lâm kết hợp.
6
Lượng carbon trên và dưới mặt đất ở các kiểu sử dụng đất rừng
(tấn/năm)
400
350
300
250
200
150
100
50
0
Trong thực vật (tấn)
Dưới mặt đất (tấn)
Rừng
nguyên
sinh
Rừng đã
khai thác
chọn
Rừng bỏ Đất Nông Cây trồng Đồng cỏ
hóa sau Lâm kết ngắn ngày chăn thả
gia súc
hợp
nương
rẫy
Hình 2.2: Lượng carbon trên và dưới mặt đất ở các kiểu sử dụng đất rừng ở
Braxin, Cameroon, Indonexia (Nguồn: Joyotee, 2002)
Nhìn chung các nhà nghiên cứu đều quan tâm đến sự gia tăng CO2 trong khí
quyển và những ảnh hưởng của nó đến môi trường sống và hệ sinh thái, quan tâm đến
việc giảm thiểu khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính. Điều này càng cho thấy rằng việc
nghiên cứu sự hấp thụ CO2 trong hệ sinh thái rừng là rất cần thiết.
• Tầm quan trọng của hấp thụ carbon trong ngành lâm nghiệp
Theo dự đoán phát thải khí nhà kính đến năm 2030 thì phát thải khí nhà kính
các nghành sản xuất gồm năng lượng và nông nghiệp đều tăng lên nhanh chóng, thậm
chí đối với ngành năng lượng năm 2030 gấp hơn 14 lần so với năm 1993 (396,35 triệu
tấn so với 27,55 triệu tấn). Chỉ duy nhất ngành lâm nghiệp được kỳ vọng sẽ tăng dần
lượng carbon và lên đến khoảng 32,10 triệu tấn vào năm 2030 (bảng 2.3). Lượng hấp
thụ này sẽ đóng góp vào việc giảm tổng phát thải của Việt Nam, mà sẽ gia tăng nhanh
chóng do phát triển kinh tế, công nghiệp và nông nghiệp, đồng thời là nguồn tiềm năng
để tham gia Cơ chế Phát triển sạch, qua đó nhận được tín dụng từ các quốc gia phát
triển. bảng dưới đây là số liệu dự đoán chi tiết của các ngành theo các giai đoạn.
Bảng 2.3: Dự đoán phát thải khí nhà kính tính tương đương CO đến năm 2030 (triệu
tấn)
Ngành \ Giai đoạn
Năng lượng
Lâm nghiệp
Nông nghiệp
Tổng
2
1993
27,5
29,88
46,6
111,69
2000
44,48
4,20
52,50
101,18
2010
103,40
-21,70
57,20
138,90
2020
187,82
-28,40
64,70
224,12
(Trích dẫn bởi Phan Minh Sang và Lưu Cảnh Trung, 2006)
7
2030
396,35
-32,10
68,29
432,54
• Những phương pháp điều tra hấp thụ carbon trong lâm nghiệp
Có nhiều phương pháp điều tra hấp thụ carbon trong lâm nghiệp, các phương
pháp xác định sinh khối và hấp thụ carbon trên mặt đất được Phan Minh Sang, Lưu
Cảnh Trung (2006) trích dẫn như sau:
- Phương pháp dựa trên mật độ sinh khối rừng
Theo phương pháp này, tổng lượng sinh khối trên bề mặt trái đất có thể được
tính bằng cách nhân diện tích của một lâm phần với mật độ sinh khối tương ứng.
Carbon thường được tính từ sinh khối bằng cách nhân hệ số chuyển đổi cố định là 0,5.
Vì vậy việc chọn hệ số chuyển đổi có vai trò rất quan trọng trong tính chính xác của
phương pháp này.
Bảng 2.4: Mật độ sinh khối trung bình một số kiểu rừng ở Australia
Mật độ sinh
khối (tấn/ha)
450
Kiểu rừng
Rừng kín cao
Rừng kín trung bình
356
Rừng kín thấp
300
Rừng mở cao
Rừng mở trung bình
279
272
Kiểu rừng
Rừng mở thấp
Trảng cây gỗ cao
Trảng cây gỗ trung
bình
Trảng gỗ thấp
Rừng trồng
Mật độ sinh
khối (tấn/ha)
200
200
150
100
244
(Trích dẫn Phan Minh Sang và Lưu Cảnh Trung, 2006)
Do sai số của phương pháp này tương đối lớn nên nó thường chỉ được dùng để
ước lượng trong điều tra sinh khối rừng nhanh trên phạm vi quốc gia.
- Phương pháp dựa trên điều tra rừng thông thường
Để điều tra sinh khối và hấp thụ carbon của rừng, phương pháp đo đếm truyền
thống trên một số lượng ô tiêu chuẩn đủ lớn của các đối tượng rừng khác nhau cho kết
quả đáng tin cậy. Tuy nhiên, phương pháp này khá tốn kém. Ngoài ra, khi tiến hành
điều tra, các cây không có giá trị thương mại hoặc các cây nhỏ thường không được đo
đếm. Phương pháp tiến hành điều tra cụ thể từ các khâu như chọn điểm, lập ô, đến các
kĩ thuật đo đếm…
8
- Phương pháp dựa trên điều tra thể tích
Phương pháp dựa trên điều tra thể tích là sử dụng hệ số chuyển đổi để tính tổng
sinh khối trên mặt đất từ sinh khối thân cây. Đặc điểm cơ bản của phương pháp này
gồm ba bước:
1. Tính thể tích gỗ thân cây từ số liệu điều tra.
2. Chuyển đổi từ thể tích gỗ thân cây thành sinh khối và carbon của cây bằng
cách nhân với tỷ trọng gỗ và hàm lượng carbon trong gỗ.
3.Tính tổng sinh khối trên mặt đất bằng cách nhân với hệ số chuyển đổi sinh
khối (tỷ lệ giữa tổng sinh khối / sinh khối thân).
Phương pháp sử dụng hệ số chuyển đổi sinh khối – carbon đã được sử dụng để
tính sinh khối và carbon cho nhiều loại rừng trên thế giới trong đó có rừng tự nhiên
nhiệt đới. IPCC cho rằng, phương pháp này có sai số lớn nếu sử dụng tỷ lệ mặc định,
vì vậy cần thiết phải xác định hệ số chuyển đổi cho từng loại rừng, từng địa phương cụ
thể (IPCC, 2000).
- Phương pháp dựa trên các nhân tố điều tra lâm phần
Các nhân tố điều tra lâm phần như sinh khối, tổng tiết diện ngang, mật độ, tuổi,
chiều cao tầng trội, và thậm chí các yếu tố khí hậu và đất đai có mối liên hệ với nhau
và được mô phỏng bằng các phương trình quan hệ. Các phương trình này được sử
dụng để xác định sinh khối và hấp thụ carbon cho lâm phần.
Theo phương pháp này sinh khối lâm phần được xác định từ phương trình đơn
giản: ln (Y) = b0 + biln (Xi)
Trong đó:
Y là sinh khối, Xi có thể có được từ phép đo đơn giản (vd: tổng tiết diện
ngang), N là số cây trong lâm phần; b0 và bi là hệ số tự do.
Hạn chế chính của phương pháp này là yêu cầu phải thu thập một số lượng nhất
định số liệu các nhân tố điều tra của lâm phần để có thể xây dựng được phương trình.
Tổng tiết diện ngang, mật độ là những nhân tố điều tra dễ đo đếm, đảm bảo độ chính
xác, tuổi rừng cũng có thể xác định ở những lâm phần được quản lý tốt hoặc có thể
ước lượng từ chiều cao tầng trội. Tuy nhiên, những giá trị này thông thường không
được chỉ ra ở các nghiên cứu sinh khối. Các biến khí hậu và tính chất đất cũng có thể
9
được sử dụng để xây dựng các phương trình tương quan cho lâm phần, nhưng rất khó
khăn để thu thập những số liệu này.
- Phương pháp dựa trên số liệu cây cá lẻ
Theo phương pháp này, sinh khối cây cá lẻ được xác định từ mối quan hệ của
nó với các nhân tố điều tra khác của cây cá lẻ như chiều cao, đường kính ngang ngực,
tiết diện ngang ngực, tiết diện ngang, thể tích hoặc tổ hợp của các nhân tố này của cây.
Y (sinh khối, hấp thụ carbon) = f (nhân tố điều tra cây cá lẻ)
Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về sinh khối được thực hiện theo
phương pháp này, vì thế kết hợp được những thông tin có sẵn này để xây dựng mối
quan hệ tổng thể cho lâm phần tử đó xác định khả năng hấp thụ carbon của rừng là rất
quan trọng.
Những hạn chế của phương pháp ước lượng sinh khối từ cây cá lẻ: lựa chọn
mẫu đo đếm một cách chủ quan, số lượng mẫu nếu ít dễ dẫn đến sai số, không đảm
bảo được những đo đếm và tính toán có được độ tin cậy cần thiết. Chủ quan trong lựa
chọn mô hình toán học, ghi chép dữ liệu – mô tả lâm phần phức tạp.
- Phương pháp dựa trên vật liệu khai thác
Lượng carbon mất đi từ rừng từ khai thác kinh tế được tính bằng công thức:
C=H.E.D
Trong đó H là thể tích gỗ tròn khai thác được; D là tỷ trọng gỗ và e là hệ số
chuyển đổi từ tổng sinh khối khai thác từ rừng. Từ đó tính được sinh khối, lượng
carbon và động thái quá trình này, đặc biệt sau khai thác.
Phương pháp này thường được sử dụng để ước lượng carbon bị mất do khai
thác gỗ thương mại. Vì thế nó giúp cho việc tính tổng lượng carbon của rừng và động
thái của đổi carbon trong rừng.
- Phương pháp dựa trên mô hình sinh trưởng
Mô hình nghiên cứu sinh khối và hấp thụ carbon và động thái CO2Fix được
phát triển bởi Viện Nghiên cứu Lâm nghiệp Châu Âu, đã được sử dụng cho rừng nhiều
nước trên thế giới. Kiểm tra và đánh giá sai số cho thấy nó có thể sử dụng cho nhiều hệ
sinh thái khác nhau, trong đó có hệ sinh thái rừng, nông lâm kết hợp các vùng nhiệt
đới. Mô hình này cũng đã được sử dụng độc lập hoặc kết hợp với các mô hình khác để
10
xây dựng mô hình mô phỏng áp dụng cho hệ thống điều tra sinh khối và carbon của
một số nước, hoặc các khu vực, dự án các nước.
Mô hình CO2Fix có khả năng áp dụng cho các nước, khu vực đang phát triển
chưa có điều kiện thực hiện và thu thập số liệu trên các thí nghiệm, ô định vị lâu năm.
Mô hình này đã được sử dụng độc lập hoặc kết hợp với các mô hình khác để điều tra
hấp thụ carbon và động thái quy mô lâm phần cho đên quy mô quốc gia như các nước
Châu Âu, Australia, Indonexia, Costa Rica…
- Phương pháp dựa trên công nghệ viễn thám và Hệ thống thông tin địa lý
(GIS)
Phương pháp này sử dụng các công nghệ viễn thám và GIS với các công cụ như
ảnh hàng không, ảnh vệ tinh, laze, rada, hệ thống định vị toàn cầu (GPS)… để đo đếm
lượng carbon trong hệ sinh thái và biến đổi của chúng. Nó thường được áp dụng cho
các điều tra ở phạm vi quốc gia hoặc vùng và cũng rất phù hợp cho việc kiểm tra, giám
sát của các dự án sử dụng đất, chuyển đổi sử dụng đất và lâm nghiệp (LULUCF). Tuy
nhiên, với quy mô dự án, đặc biệt là dự án CDM quy mô nhỏ - thường có ở các nước
đang phát triển, diện tích đất của các chủ rừng không lớn, phương pháp này không
thích hợp lắm vì sai số lớn và không dễ thực hiện do đòi hỏi các nguồn lực đầu vào
như thiết bị xử lý, nhân lực trình độ cao….
• Những nghiên cứu về phương pháp xác định carbon trong cây
Carbon được xác định thông qua việc tính toán sự thu nhận và điều hoà CO2 và
O2 trong khí quyển của thực vật bằng cách phân tích hàm lượng hoá học của carbon,
hydro, oxy, nitơ và tro trong 1 tấn chất khô.
Ví dụ : Đối với cây Vân Sam hàm lượng kg/1 tấn chất khô lần lượt là:
C = 510,4; H = 61,9; O = 408,0; N = 5,3 và tro = 14,4. Từ đây tính được lượng CO2
mà loài này hấp thụ và lượng O2 mà loài này điều hoà trong khí quyển ứng với 1 tấn
chất khô. (Below (1976), dẫn theo Nguyễn Văn Thêm (2006))
Để tạo được 510,4 kg carbon, cây rừng cần phải hấp thụ 1 lượng CO2 được xác
định theo phương trình hóa học sau :
CO2 = C + O2 = 510,40 + (510,40 * 2,67) = 510,40 + 136,77 = 1.873,17 kg.
Tương tự, trong quá trình hình thành nên 61,9 kg hydro, cây rừng đã sản xuất
một lượng oxy là:
11
H2O = H2 + 1/2 O2 = 61,90 + (61,9*8) = 61,90 + 495,20 =557,10 kg
Từ kết quả tính toán ở trên, ta được:
Để tạo ra 01 tấn chất khô, cây rừng đã hấp thụ 1.873,17 kg CO2 và thải ra khí
quyển (1.362,77 + 495,20) – 408,00 = 1.449,97 kg O2
Như vậy, để tạo thành 01 tấn sinh khối khô tuyệt đối, cây rừng đã sử dụng
khoảng 1,87 tấn CO2 và thải vào khí quyển 1,5 tấn O2 tự do.
Vậy, dựa vào lượng carbon trong sinh khối thực vật, chúng ta xác định được
lượng CO2 mà cây hấp thụ được trong không khí.
Mục tiêu của ước lượng và đánh giá năng lực hấp thụ CO2 của rừng là nhằm:
i) Đánh giá khả năng lưu giữ khí CO2 của rừng để thẩm định được tiềm năng,
vai trò của rừng tự nhiên trong bảo vệ môi trường, mà cụ thể là năng lực hấp thụ khí
phát thải gây hiệu ứng nhà kính - một trong những vấn đề thời sự về môi trường toàn
cầu hiện nay, để làm cơ sở cho việc quy hoạch bảo vệ phát triển rừng với mục tiêu
phòng hộ, bảo vệ môi trường. Trên cơ sở đó có thể đưa ra kế hoạch chiến lược trong
quy hoạch các khu rừng với chức năng môi trường.
ii) Mục tiêu thứ hai không kém phần quan trọng đó là lượng giá dịch vụ môi
trường rừng, mà trong đó vấn đề chính là định giá được khả năng lưu giữ, hấp thụ khí
CO2 của các trạng thái rừng, lâm phần khác nhau. Muốn làm được điều này cần có cơ
sở khoa học cũng như công cụ và phương pháp để đánh giá lượng CO2 lưu giữ trong
cây cũng như trong các kiểu trạng thái rừng, dự báo lượng CO2 được tích lũy theo thời
gian, .... vấn đề này đề tài đã đóng góp một phần như đã trình bày trong các phần kết
quả nêu trên. Nó sẽ làm cơ sở cho việc định giá giá trị dịch vụ môi trường từ việc tính
hiệu quả của khả năng hấp thụ khí CO2 của rừng, làm cơ sở phát triển chính sách, cũng
như tham gia vào các dự án, thị trường CO2, các chương trình cơ chế phát triển sạch
(CDM) trong nước và trên thế giới.
• Giá trị của rừng với hấp thụ carbon
Rừng có chức năng sinh thái và môi trường quan trọng nếu được quản lý một
cách bền vững. Quản lý rừng bền vững có thể cung cấp nguồn thu nhập ổn định lâu dài
từ các sản phẩm như gỗ, lâm sản ngoài gỗ. Ngoài ra rừng còn gián tiếp đảm bảo cho
sản xuất bền vững của các ngành khác như nông nghiệp, thuỷ sản bằng những ích lợi
12
và chức năng sinh thái của nó như nguồn nước, bảo vệ đất, và tạo ra các kiểu khí hậu
ổn định (Cavatassi, 2004).
Từ lâu, giá trị của tài nguyên rừng là một trong những vấn đề nghiên cứu của
trung tâm lâm nghiệp. Tuy nhiên, phải đến tận gần đây, các nghiên cứu ngoài việc
đánh giá giá trị của gỗ thì đã quan tâm nghiên cứu những giá trị do những sản phẩm và
dịch vụ khác từ rừng mang lại.
Tổng giá trị kinh tế (Total Economic Value – TEV) của rừng được xác định:
TEV = {Giá trị sử dụng} + {Các giá trị lựa chọn} + {Giá trị chưa được sử
dụng} (Nguồn Cavatassi, 2004).
Trong đó:
+ Giá trị sử dụng: gồm giá trị sử dụng trực tiếp là những giá trị có liên quan
trực tiếp đến sử dụng sản phẩm hay dịch vụ từ rừng như gỗ, cọc, củi đun, (còn được
gọi là các sản phẩm bằng gỗ; lâm sản ngoài gỗ; giải trí, giáo dục, du lịch…..Giá trị sử
dụng không trực tiếp là các chức năng sinh thái của rừng như bảo vệ nguồn nước, ngăn
lửa, tái tạo nước, hấp thụ carbon, đa dạng sinh học, nâng cao độ phì của đất và năng
suất cây nông nghiệp.
+ Các giá trị lựa chọn: đề cập đến những giá trị tương lai của rừng (trực tiếp
hoặc gián tiếp). Nó thể hiện ở chỗ, những người quan tâm trả tiền cho các dịch vụ môi
trường, đa dạng sinh học để bảo tồn rừng.
+ Các giá trị chưa sử dụng: là những giá trị không liên quan đến sự sử dụng
của con người đối với rừng. Như sự tồn tại và phát triển cử các loài, dạng sống, sự đòi
hỏi của bảo tồn rừng cho thế hệ tương lai…
Việc xác định được giá trị có thể biến đổi thành tiền của rừng của tất cả các sản
phẩm và dịch vụ trên là chưa thể thực hiện được trong giai đoạn hiện nay, khi mà
nhiều loại sản phẩm dịch vụ (có giá trị trực tiếp hay gián tiếp) chưa có giá tiêu chuẩn
hoặc thậm chí không có giá ước tính. Vì vậy, người ta thường tính giá trị của rừng thực
tế hơn, dựa trên những cơ sở có thể xác định được đơn giá (Catassi, 2004).
Thị trường CO2 định hình – Cơ hội mới cho nghành lâm nghiệp
- Thị trường CO2 cũng đang dần được hình thành. Theo nguồn [13] thì ngày
01/01/2005 thành lập thị trường mua bán hạn ngạch các loại khí thải gây hiệu ứng nhà
kính của Liên minh châu Âu (EU) để mua bán, trao đổi hạn ngạch khí CO2 và 5 loại
13
khí thải khác gây hiệu ứng nhà kính nhằm khuyyến khích các công ty cắt giảm các loại
khí thải nguy hiểm ảnh hưởng đến khí hậu toàn cầu. Uỷ ban châu Âu (EC) trước đó
cho biết cơ chế này cũng là một trong những chính sách chủ chốt nhằm đảm bảo EU
cũng như các nước thành viên hạn chế hoặc giảm các loại khí thải gây ô nhiễm môi
trường.
- Tại thị trường này, bất cứ công ty nào có lượng khí thải thấp dưới mức quy
định đều có thể đem bán phần hạn ngạch khí thải “chưa dùng đến” cho một công ty
đang cần phải giảm lượng khí thải do vượt quá mức cho pháp để tránh bị phạt tiền.
Trên cơ sở đó, thị trường CO2 được định hình với quy mô rộng lớn và ngày càng phát
triển hơn.
Thị trường mua bán phát thải khí nhà kính là một thị trường mới mẻ chưa từng
có trong lịch sử phát triển kinh tế từ trước tới nay. Do đó, chưa có được những qui
ước, quy định chặt chẽ và rõ ràng trong cơ chế này. Tuy nhiên, đã là thị trường thì
đương nhiên phải có người mua và người bán. Người mua ở đây là các nước phát triển
đó có Việt Nam. Đã là mua và bán nên phải có “cân đong, đo đếm”, giá cả rõ ràng.
Ngoài việc các bên tham gia thực hiện dự án phải giám sát “cân đo” chặt chẽ,
quốc tế còn quy định buộc phải có một tổ chức quốc tế được chỉ định để thẩm tra và đề
nghị Ban chấp hành (đại diện của các nước tham gia để công nhận và cấp chứng chỉ,
chứng nhận). Hiện nay, giá cả chưa hoàn toàn thống nhất, bộ phận nghiên cứu đang đề
xuất từ 2 đến 10 USD/tấn phát thải CO2 phụ thuộc theo từng dự án .
2.2 Tình hình nghiên cứu CO2 trong nước
Việt Nam là nước có nhiều tiềm năng để thực hiện việc giảm khí phát thải. Hiện
tại, việc phát thải khí CO2 vào khí quyển ở Việt Nam còn quá nhỏ so với tình hình
chung của thế giới nên chưa bắt buộc phải giảm. Đấy chính là cơ hội để các nước phát
triển đầu tư vào các dự án phát triển kinh tế, đặc biệt là dự án CDM để họ có thể nhận
được chứng chỉ môi trường.
Là một nước đang phát triển, Việt Nam nhanh chóng tham gia cam kết với
các tổ chức quốc tế như ký công ước khung, Nghị định thư Kyoto, tham gia các dự án
CDM, thành lập các cơ quan đầu mối quốc gia,…tức là Việt Nam đủ điều kiện theo
quy trình của thế giới về việc xây dựng và thực hiện các dự án tiềm năng về CDM
trong các lĩnh vực: bảo tồn và tiết kiệm năng lượng, trồng rừng, chuyển đổi nhiên liệu
14
hoá thạch,….Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, Việt Nam đã có nhiều cố gắng
khi thực hiện một số nghiên cứu và hoạt động có liên quan đến vấn đề biến đổi khí hậu
và CDM.
Bởi vậy trong thời gian đến cần nâng cao nhận thức cộng đồng về CDM ở cấp
quốc gia và địa phương, xác định các chỉ tiêu và chỉ số phát triển bền vững với các
ngành ưu tiên như năng lượng và lâm nghiệp để xây dựng dự án CDM, đồng thời
nghiên cứu về tiềm năng bán cacbon của các dự án có triển vọng cho những quốc gia
có nhu cầu.
Quan niệm về giá trị của rừng tự nhiên Việt Nam
Quan niệm về giá trị của rừng tự nhiên còn tuỳ thuộc vào nhận thức từ góc độ
chuyên môn, nghề nghiệp hay sở thích của từng cá nhân hay nhóm người cụ thể: Các
nhà kỹ thuật cho rằng rừng tự nhiên Việt Nam có những giá trị như: cung cấp lâm sản;
phòng hộ; bảo tồn; bảo vệ đất; điều tiết nước; lâm sản ngoài gỗ; môi sinh; và tích lũy
carbon. Trong khi đó, các nhà kinh tế lại thừa nhận những giá trị sau đây của rừng tự
nhiên là: kinh tế; phòng hộ; bảo tồn; văn hoá - xã hội; lịch sử; nghiên cứu khoa học;
giáo dục; môi sinh; tham quan giải trí; cảnh quan; nguồn nước; an ninh quốc phòng…
Tuy vậy, hầu hết các giá trị được nhận biết ở trên vẫn chưa phản ánh hết quan
niệm phổ biến hiện nay về tổng giá trị kinh tế TEV của tài nguyên rừng tự nhiên. Như
vậy có một số vấn đề đặt ra cần được quan tâm: thứ nhất, cho dù chúng ta có cố gắng
ước lượng một phần giá trị được nhận biết ở trên thì tổng của chúng vẫn chưa phản
ánh hết được tổng TEV của rừng tự nhiên; thứ hai, với quan niệm của giá trị rừng tự
nhiên như vậy, việc ước lượng chúng sẽ gặp nhiều khó khăn do không kế thừa được kỹ
thuật định giá rừng phổ biến hiện nay để áp dụng vào điều kiện của Việt Nam mà có lẽ
chúng ta tự đưa các phương pháp của mình. Hậu quả là, có thể là có sự khác biệt rất
lớn về giá trị kinh tế của rừng tự nhiên trong quan điểm của các nhà khoa học Việt
Nam và các nhà khoa học trên thế giới.
Được sự tài trợ của các chính phủ và tổ chức quốc tế trên thế giới, Việt Nam đã
thực hiện một số nghiên cứu và hoạt động liên quan về các vấn đề biến đổi khí hậu và
CDM. Kết quả kiểm kê khí nhà kính quốc gia đã được công bố năm 1994. Theo kết
quả kiểm kê cho thấy, tổng phát thải nhà kính ở Việt Nam năm 1994 là 103,80 triệu
tấn CO2 tương đương. Do đó, phát thải nhà kính tính theo đầu người của Việt Nam là
15
vào khoảng 1,4 tấn CO2 tương đương. Các nguồn phát thải khí nhà kính chính trong
nước là năng lượng, nông nghiệp, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp
Nghiên cứu Chiến lược Quốc gia về CDM ở Việt Nam
CDM là một cơ chế đối tác đầu tư giữa các nước phát triển và các nước đang
phát triển. CDM cho phép và khuyến khích các vơ quan, tổ chức, doanh nghiệp của
các nước phát triển đầu tư, thực hiện các dự án giảm khí phát thải nhà kính. Cơ hội thị
trường khí nhà kính đối với Việt Nam cũng được nghiên cứu trong dự án này . Tuy
nhiên việc thực hiện công ước Kyoto và Cơ chế phát triển sạch CDM vẫn còn nhiều
rào cản cũng như quá trình thể chế hoá và hoàn thiện các thủ tục CDM, khả năng có
được các thông tin có chất lượng, các công nghệ có hiệu quả và có tính thực thi, thiếu
năng lực để tạo ra các nguồn vốn carbon, thực hiện các vụ giao dịch và thương lượng.
Do thị mua bán giảm phát thải khí nhà kính còn quá mới mẻ nên các doanh
nghiệp còn thiếu nhiều thông tin mặc dù tiềm năng ở Việt Nam là rất lớn. Vậy nên
chúng ta cần phổ biến nhiều thông tin hơn để các nhà doanh nghiệp tham gia vào thị
trường.
2.3 Thảo luận về tổng quan nghiên cứu
Qua các tài liệu thu thập được có liên quan đến đề tài như hệ thống khí hậu toàn
cầu và biến động CO2 trong khí quyển, tích luỹ cacbon trong các hệ sinh thái và những
nghiên cứu về phương pháp xác định cacbon trong thực vật, nghị định thư Kyoto và
tiềm năng thực hiện ở Việt Nam
Tổng hợp kết quả nghiên cứu những vấn đề liên quan đến CO2 trong nước và
quốc tế, nhận thấy các vấn đề như:
- Việc xác định lượng CO2 mà rừng hấp thụ là một vấn đề khá phức tạp, vì thế
các nghiên cứu mới chỉ tập trung vào xác định lượng CO2 tích luỹ trong thực vật tại
thời điểm nghiên cứu.
- Trên thế giới các nghiên cứu mới chỉ tập trung vào đánh giá lượng carbon.
- Trong những năm gần đây có nhiều nghiên cứu liên quan đến khả năng hấp
thụ CO2 nhưng chỉ tập trung ở đối tượng rừng trồng và chưa nghiên cứu ở nhiều kiểu
rừng tự nhiên, thảm thực vật khác.
16