Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

THIẾT KẾ HỆ THỐNG CÂY XANH CHO KHU VUI CHƠI TRẺ EM TRONG KHU DU LỊCH SINH THÁI MẮT XANH (GREEN EYES) TẠI NAM TÂN UYÊN, BÌNH DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.97 MB, 70 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THIẾT KẾ HỆ THỐNG CÂY XANH CHO KHU VUI CHƠI
TRẺ EM TRONG KHU DU LỊCH SINH THÁI MẮT XANH
(GREEN EYES) TẠI NAM TÂN UYÊN, BÌNH DƯƠNG

Họ và tên sinh viên: TRƯƠNG THÙY QUYÊN
Ngành: LÂM NGHIỆP
Niên khóa: 2003-2007

Tháng 7/2009


THIẾT KẾ HỆ THỐNG CÂY XANH CHO KHU VUI CHƠI TRẺ EM
TRONG KHU DU LỊCH SINH THÁI MẮT XANH (GREEN EYES) TẠI
NAM TÂN UYÊN, BÌNH DƯƠNG

Tác giả

TRƯƠNG THÙY QUYÊN

Khóa luận được đệ trình đề để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành
Lâm nghiệp

Giáo viên hướng dẫn:
Thạc sỹ Trương Mai Hồng


Tháng 7 năm 2009
i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn này, em đã
nhận được sự giúp đỡ rất tận tình từ những thầy cô trong khoa Lâm Nghiệp, các thầy
cô giáo trường Đại Học Nông Lâm - Thành Phố Hồ Chí Minh.
Riêng đối với cô Trương Mai Hồng, giảng viên khoa Lâm Nghiệp trường Đại
Học Nông Lâm - Thành Phố Hồ Chí Minh, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô người đã trực tiếp giúp đỡ và hướng dẫn em rất nhiều trong quá trình thực hiện luận
văn.
Em xin cảm ơn Ban quản lý khu du lịch sinh thái Mắt Xanh (Green eyes), Nam
Tân Uyên, Bình Dương đã tạo mọi điều kiện và cung cấp những tài liệu cần thiết cho
em trong thời gian thực hiện đề tài.
Cảm ơn những người bạn đã cùng tôi chia sẽ niềm vui nỗi buồn trong suốt quá
trình sinh hoạt và học tập.
Sau cùng, xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình đã luôn giúp đỡ, động viên và tạo
mọi điều kiện cho tôi có được kết quả như ngày hôm nay.

Sinh viên
Trương Thùy Quyên

ii


TÓM TẮT
Đề tài “Thiết kế hệ thống cây xanh cho khu vui chơi trẻ em trong khu du lịch
sinh thái mắt xanh (Green eyes) tại Nam Tân Uyên, Bình Dương”, từ 17/01/2009 đến
17/06/2009.
Mục tiêu của đề tài nhằm đánh giá hiện trạng cây xanh tại tỉnh Bình Dương, từ

đó làm cơ sở để chọn lựa những loài cây phù hợp và đưa vào thiết kế hệ thống cây
xanh cho khu vui chơi trẻ em, góp phần tạo cảnh quan, cải thiện môi trường và nâng
cao chất lượng cuộc sống cho người dân tỉnh Bình Dương.
Kết quả thu được:
-

Khu vui chơi trẻ em có tổng diện tích 400 m 2, hiện tại khu vực đang trong

quá trình xây dựng nên chưa có mảng xanh.
-

Để thuận tiện cho việc thiết kế nên khu vui chơi trẻ em đã được chia ra làm

3 khu vực: khu vực 1 (KV1), khu vực 2 (KV2), khu vực 3 (KV3). Trong khu vực 1 và
khu vực 2 lại được chia ra thành các khu vực nhỏ kí hiệu: KV1a, KV1b và KV2a,
KV2b, KV2c, KV2d, KV2e.
-

Đề tài đã chọn ra 27 loài cây: trong đó cây bóng mát gồm 7 loài (Bằng lăng,

Lim xẹt, Muồng hoàng yến, Ngọc lan, Vông kê, Xà cừ, Sứ đại), cây hoa kiểng gồm 20
loài (Ác ó, Bìm bìm, Bụp thái, Cau sâm banh, Cau vua, cỏ Lá gừng, Cọ dầu, Dừa, Dừa
cạn, Hồng môn, Hồng lộc, Lan ý, Mai chiếu thủy, Mười giờ, Phất dụ thơm, Tía tô
cảnh, Trạng nguyên, Xuyến chi, Đại tướng quân, Kim phát tài).
-

Đề tài đã xây dựng bản thiết kế 2D và phối cảnh 3D cho toàn bộ khu vui

chơi và cho 3 khu vực. Đưa ra bảng tham khảo giá cho các loài cây trồng tại đây.
-


Tỷ lệ phủ xanh của khu vui chơi đạt 45%.

iii


SUMMARY
Dissertation: “Design trees system for amusement park of children at Green
eyes ecological tourist area at Nam Tan Uyen, Binh Duong”, from 17/01/2009 to
17/06/2009.
The objective is to appreciate state of green – spaces in Binh Duong province.
Accordiry to that result, there has achoice of suitable trees and plants. Then, designing
trees system for amusement park of children that contributed to create landscape, to
improve invironment, to raise the quality of life for its population.
The result:
-

This amusement park has an area of 400 square meters, which has no

landscape because it was being built now.
-

To convenient for designing, this place was devide into 3 areas (KV1, KV2,

KV3). Area 1 and area 2 were devided again into smaller areas (KV1a, KV1b and
KV2a, KV2b, KV2c, KV2d, KV2e).
-

This essay had chosen 27 species of trees and plants, include: 7 species of


trees and 20 species of plants.
-

Had built 2D and 3D model for each private area and for general area. Had

given an estimate price sheet of that trees and plants.
-

The rate of green – spaces at this place is 45%.

iv


MỤC LỤC
Trang
i

Trang tựa
Lời cảm ơn

ii

Tóm tắt

iii

Summary

iv


Mục lục

v

Danh sách các bảng

viii

Danh sách các hình

ix

CHƯƠNG 1.MỞ ĐẦU

1

1.1 Đặt vấn đề

1

1.2 Mục đích, ý nghĩa của đề tài

2

1.3 Mục tiêu

2

1.4 Giới hạn đề tài


2

CHƯƠNG 2.TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3

2.1 Điều kiện tự nhiên, dân sinh kinh tế của tỉnh Bình Dương

3

2.1.1 Vị trí địa lý

3

2.1.2 Địa hình, thổ nhưỡng

4

2.1.3 Khí hậu, thời tiết

5

2.1.4 Dân cư

5

2.1.5 Kinh tế

5


2.2 Giới thiệu sơ lược về khu vực thiết kế

6

2.3 Vai trò của cây xanh trong môi trường đô thị

7

2.4 Một số nguyên tắc chọn loài cây trồng

10

2.5 Các nguyên lý xây dựng cảnh quan hoa viên

11

2.5.1 Các cơ sở của việc bố cục cảnh quan hoa viên

11

2.5.1.1 Điểm nhìn

12

2.5.1.2 Tầm nhìn

12

2.5.1.3 Góc nhìn


13
v


2.5.2 Kỹ sảo tạo hình, trang trí không gian, cảnh quan hoa viên

13

2.5.2.1 Tạo hình không gian

13

2.5.2.2 Xử lý các thành phần tạo không gian

14

2.5.2.3 Tạo cảnh và trang trí không gian

14

2.5.3 Các quy luật bố cục chủ yếu

14

2.5.3.1 Bố cục cân xứng

14

2.5.3.2 Bố cục tự do


14

2.5.3.3 Điểm nhấn

15

2.6 Các nguyên lý thiết kế hoa viên

15

2.6.1 Nguyên lý trồng cây trong thiết kế hoa viên

15

2.6.1.1 Cây độc lập

15

2.6.1.2 Khóm cây

16

2.6.1.3 Hàng cây

17

2.6.2 Nguyên lý trang trí hoa viên bằng cỏ

18


2.6.3 Nguyên lý trang trí hoa viên bằng hoa

19

2.6.3.1 Cây hoa

19

2.6.3.2 Bồn hoa, chậu hoa -cây cảnh nhỏ

20

CHƯƠNG 3.NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

21

3.1 Địa điểm, thời gian nghiên cứu

21

3.2 Đối tượng nghiên cứu

21

3.3 Nội dung nghiên cứu

21

3.4 Phương pháp nghiên cứu


21

3.4.1 Ngoại nghiệp

21

3.4.2 Nội nghiệp

22

3.4.3 Phương tiện xử lý số liệu

22

3.4.4 Quan điểm thiết kế ứng dụng vào khu vui chơi trẻ em của KDLST Mắt Xanh 23
CHƯƠNG 4.KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

25

4.1 Phân tích hiện trạng khu vực thiết kế

25

vi


4.2 Khảo sát các chủng loài cây được trồng trong công viên, khuôn viên tại tỉnh Bình
Dương

28


4.3 Xây dựng các bản thiết kế cây xanh cho khu vui chơi trẻ em

30

4.3.1 Mục đích thiết kế

30

4.3.2 Thuyết minh thiết kế

30

4.3.2.1 Khu vực 1

30

4.3.2.2 Khu vực 2

33

4.3.2.3 Khu vực 3

38

4.3.2.4 Tổng thể

40

4.4 Bảng dự toán giá thành các loài cây được trồng tại khu vui chơi


42

4.5 Đề xuất giải pháp kỹ thuật

43

4.5.1 Bứng cây

43

4.5.2 Đào hố

44

4.5.3 Trồng cây

44

4.6 Đề xuất biện pháp quản lý

44

4.6.1 Bảo dưỡng lớp đất mặt có cỏ

44

4.6.2 Bảo dưỡng cây che phủ và cây bụi

45


4.6.3 Bảo dưỡng các bồn hoa

45

CHƯƠNG 5.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

47

5.1 Kết luận

47

5.2 Kiến nghị

48

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng

Trang

Bảng 4.1: Các loài cây được trồng ở khu vui chơi trẻ em


29

Bảng 4.2: Dự toán giá thành các loài cây được trồng tại khu vui chơi

42

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình

Trang

Hình 2.1: Sơ đồ tỉnh Bình Dương

3

Hình 2.2: Sơ đồ quy hoạch tổng thể KDLST Mắt Xanh

7

Hình 3.1: Sơ đồ phân chia khu vực thiết kế

22

Hình 4.1: Hiện trạng khu vui chơi trẻ em

25


Hình 4.2: Mặt bằng hiện trạng khu vui chơi trẻ em

26

Hình 4.3: Hiện trạng khu vực 1

27

Hình 4.4: Hiện trạng khu vực 2

27

Hình 4.5: Hiện trạng khu vực 3

28

Hình 4.6: Mặt bằng khu vực 1

30

Hình 4.7: Phối cảnh khu vực 1a

31

Hình 4.8: Phối cảnh khu vực 1b

32

Hình 4.9: Mặt bằng khu vực 2


33

Hình 4.10: Phối cảnh khu vực 2a

34

Hình 4.11: Bồn hoa hình mặt trời ở khu vực 2b

35

Hình 4.12: nhà nấm ở khu vực 2c

36

Hình 4.13: Đường đi hình ốc sên ở khu vực 2d

36

Hình 4.14: Tiểu cảnh non bộ ở khu vực 2d

37

Hình 4.15: Phối cảnh khu vực 2e

37

Hình 4.16: Mặt bằng khu vực 3

38


Hình 4.17: Bãi cát ở khu vực 3

39

Hình 4.18: Phối cảnh khu vực 3

39

Hình 4.19: Mặt bằng tổng thể của khu vui chơi trẻ em

40

Hình 4.20: Phối cảnh tổng thể

41

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Cây xanh là một yếu tố tạo nên diện mạo và đời sống đô thị. Trong nhiều
trường hợp, niềm tự hào của công dân về thành phố không phải là tăng trưởng kinh tế,
công trình cao tầng mà lại là cây xanh.
Càng ngày người ta càng khám phá ra các gíá trị khác của cây xanh trên tất cả
các phương diện sinh học, kỹ thuật, kinh tế và văn hoá xã hội. Ngoài các gíá trị đã
được biết đến như cung cấp ôxy, ngăn và lọc bụi, giảm tiếng ồn, tạo ra vi khí hậu, còn
rất nhiều giá trị khác mà người ta không thể ngờ tới. Chẳng hạn, công viên cây xanh

làm cho quan hệ cộng đồng gắn bó hơn. Các nhà nghiên cứu nhận thấy các công viên
cây xanh chính là một môi trường mở, tạo điều kiện cho dân cư khác nhau về dân tộc,
tôn giáo, đẳng cấp gặp gỡ nhau, trò chuyện, chia xẻ và thấu hiểu nhau hơn. Một khu
dân cư không thể được coi là “sống được” nếu không có công viên cây xanh.
Cây xanh làm giảm đi đáng kể các loại bệnh tật, đặc biệt là đối với các bệnh tật
do sức ép căng thẳng của đời sống xã hội công nghiệp mang lại. Trong xã hội đô thị,
con người luôn sống thường trực trong tình trạng bị “căng kéo” và “dồn nén”. Vì thế,
cần phải tìm ra cách thức để giải tỏa. Một trong những cách thức đó là công viên, cây
xanh, không gian công cộng.
Người ta có thể chấp nhận một thành phố không có khách sạn 5 sao, nhưng
không thể chấp nhận một thành phố trần trụi, không có cây xanh. Một thành phố
không (hay ít) cây xanh, công viên, vườn hoa, vườn dạo chơi bị coi là thành phố thiếu
sức sống, không có “hồn” và hơn cả là thiếu không gian văn hoá.
Nằm giữa một thung lũng tràn ngập màu xanh của rừng già, của dòng sông hiền
hòa, của mây trời lồng lộng, khu du lịch sinh thái (KDLST) Mắt Xanh thuộc Nam Tân
Uyên, Bình Dương với sự kết hợp hài hòa giữa vẽ đẹp thơ mộng, yên tĩnh của thiên
nhiên với những kiến trúc độc đáo sẽ là nơi vui chơi giải trí cho người dân nơi đây và
1


du khách từ nơi khác đến, góp phần tạo cảnh quan cho khu vực cũng như giáo dục về ý
thức bảo vệ môi trường cho người dân địa phương và du khách.
Đến với Mắt Xanh, du khách sẽ được khám phá một thế giới thiên nhiên huyền
diệu, ẩn chứa biết bao điều mới lạ, hấp dẫn cũng như tận hưởng những khoảnh khắc
thư giãn tuyệt vời.
Để đạt được những yêu cầu đó thì công tác quy hoạch, thiết kế mảng xanh và đề
xuất các giải pháp phát triển phù hợp cho khu du lịch Mắt Xanh trong đó có khu vui
chơi trẻ em giữ vai trò rất quan trọng và có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống văn hóa,
tinh thần cho trẻ em của tỉnh. Khu vui chơi trẻ em đặt ngay trung tâm của KDLST Mắt
Xanh, khu vực này có diện tích 400m2 (trong tổng số 150 ha của toàn khu du lịch).

Với nhũng lý do trên em đã chọn đề tài: “Thiết kế hệ thống cây xanh cho khu
vui chơi trẻ em trong khu du lịch sinh thái Mắt Xanh tại Nam Tân Uyên, Bình Dương”
dưới sự hướng dẫn của cô Trương Mai Hồng, giảng viên bộ môn Lâm nghiệp đô thị.
1.2 Mục đích, ý nghĩa của đề tài
Thiết kế hệ thống cây xanh cho khu vui chơi trẻ em trong khu du lịch sinh thái
Mắt Xanh tại Nam Tân Uyên, Bình Dương nhằm tạo môi trường gần gũi với thiên
nhiên, tạo một không gian xanh cho các hoạt động vui chơi của trẻ em trong tỉnh.
Đồng thời mảng xanh trong công viên sẽ góp phần làm tăng thêm diện tích xanh cho
khu vực và cho tỉnh Bình Dương, góp phần cải tạo môi trường và nâng cao chất lượng
cuộc sống cho người dân và các khu vực xung quanh.
1.3 Mục tiêu
-

Đánh giá được hiện trạng mảng xanh tại khu vui chơi trẻ em.

-

Chọn được loài cây trồng phù hợp cho khu vực thiết kế.

-

Xây dựng sơ đồ thiết kế mảng xanh 2D và 3D.

-

Dự toán giá thành của các loài cây xanh và cây hoa kiểng.

1.4 Giới hạn đề tài
Do thời gian thực hiện không dài nên đề tài chỉ tập trung vào thiết kế hệ thống
cây xanh trong khu vui chơi trẻ em.

Nguồn tài liệu tham khảo cho việc thiết kế cây xanh tại khu vui chơi trẻ em còn
hạn chế, đồng thời hạn chế về mặt chuyên môn. Đây là những khó khăn trong quá
trình tham khảo và thiết kế mảng xanh cho khu vui chơi này.
2


Chương 2
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1 Điều kiện tự nhiên, dân sinh kinh tế của tỉnh Bình Dương
Các thông tin về điều kiện tự nhiên, dân sinh kinh tế của tỉnh Bình Dương được
lấy từ website bách khoa toàn thư mở wikipedia ().
2.1.1 Vị trí địa lý
Bình Dương là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ:
-

Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước.

-

Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai.

-

Phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh.

-

Phía Nam giáp thành phố Hồ


Khu DLST
Mắt Xanh

Chí Minh.
Tỉnh nằm trên các trục đường
giao thông quan trọng của quốc gia như
quốc lộ 13, 14, tuyến đường sắt Bắc Nam, đường xuyên Á và là đầu mối
giao lưu của các tỉnh miền Trung, Tây
Nguyên theo quốc lộ 13, 14 về thành
phố Hồ Chí Minh.
Bình Dương có 1 thị xã và 6
huyện với 89 đơn vị hành chính cấp xã,
phường và thị trấn. Tỉnh lỵ của Bình
Dương hiện nay là thị xã Thủ Dầu Một,
cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 30 km.
Hình 2.1: Sơ đồ tỉnh Bình Dương

3


2.1.2 Địa hình, thổ nhưỡng
-

Tổng diện tích: 269.554 ha.

-

Đất ở: 5.845 ha.

-


Đất nông nghiệp: 215.476 ha.

-

Đất lâm nghiệp: 12.791 ha.

-

Đất chuyên dùng: 22.563 ha.

-

Đất chưa sử dụng: 12.879 ha.

Bình Dương nằm trong vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên Nam Trung Bộ với
đồng bằng sông Cửu Long nên địa hình chủ yếu là những đồi thấp, thế đất bằng phẳng,
nền địa chất ổn định, vững chắc, phổ biến là những dãy đồi phù sa cổ nối tiếp nhau với
độ cao trung bình 20-25m so với mặt biển, độ dốc 2o - 5° và độ chịu nén 2kg/cm². Từ
phía Nam lên phiá Bắc, theo độ cao có các vùng địa hình:
-

Vùng thung lũng bãi bồi, phân bố dọc theo các sông Đồng Nai, sông Sài

Gòn và sông Bé. Đây là vùng đất thấp, phù sa mới, khá phì nhiêu, bằng phẳng, cao
trung bình 6 – 10 m.
-

Vùng địa hình bằng phẳng, nằm kế tiếp sau các vùng thung lũng bãi bồi, địa


hình tương đối bằng phẳng, độ dốc 3 – 120, cao trung bình từ 10 – 30 m.
-

Vùng địa hình đồi thấp có lượn sóng yếu, nằm trên các nền phù sa cổ, chủ

yếu là các đồi thấp với đỉnh bằng phẳng, liên tiếp nhau, có độ dốc 5 – 120, độ cao phổ
biến từ 30 – 60 m.
Các nhà thổ nhưỡng đã tìm thấy ở Bình Dương 7 loại đất khác nhau, nhưng chủ
yếu là đất xám và đất đỏ vàng. Theo kết quả tổng điều tra đất năm 2000 thì hai loại đất
này chiếm 76,5% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, trong đó đất xám chiếm 52,5%; đất đỏ
vàng chiếm 24,0%.
Đây là hai loại đất rất thích hợp với các loại cây công nghiệp lâu năm và cây ăn
quả. Chính nhờ điều kiện thổ nhưỡng này mà Bình Dương từ lâu đã nổi tiếng với vườn
cây Lái Thiêu, trải rộng trên diện tích 1.250 ha, thuộc địa bàn bốn xã: An Sơn, An
Thạnh, Bình Nhâm và Hưng Định.
Với địa hình cao trung bình từ 6 – 60 m, nên chất lượng và cấu trúc đất Bình
Dương không chỉ thích hợp với các loại cây trồng mà còn rất thuận lợi đối với việc
xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển các khu công nghiệp.
4


Trên địa bàn Bình Dương có nhiều sông lớn chảy qua, nhưng quan trọng nhất là
sông Sài Gòn và sông Đồng Nai. Sông Đồng Nai là một trong những sông lớn của Việt
Nam, có tổng chiều dài 450 km, trong đó chảy qua Bình Dương 84 km.
2.1.3 Khí hậu, thời tiết
Mang tính chất nhiệt đới gió mùa, chia làm hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa
khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mưa nhiều, độ ẩm cao, mùa khô từ tháng 12
đến tháng 4 năm sau, thời tiết khô nóng. Nhiệt độ trung bình năm 26 – 270C. Số giờ
nắng trong năm 2.500 – 2.800 giờ, lượng mưa hàng năm 1.600 – 1.700 mm, độ ẩm
trung bình 79 – 80%. Khí hậu tương đối hiền hoà, ít thiên tai, bão lụt và mang tính

chất cận xích đạo, nên nhiệt độ cao quanh năm, ẩm độ cao và nguồn ánh sáng dồi dào,
rất thuận lợi cho sự phát triển các loài thực vật được trồng nơi đây.
2.1.4 Dân cư
-

Dân số: 883.200 người.

-

Số nam: 419.200 người.

-

Số nữ: 464.000 người

Bình Dương có diện tích tự nhiên 2695,5 km² và dân số năm 2004 ước tính
khoảng 883,2 nghìn người với mật độ dân số 285 người/km². Nếu so với 64 tỉnh, thành
phố thì Bình Dương đứng thứ 43 về diện tích, thứ 43 về dân số.
Do Bình Dương còn ít các loại hình du lịch sinh thái và với số dân như trên thì
việc xây dựng các khu DLST như Mắt Xanh đã góp phần phục vụ mục đích giải trí
cho người dân nơi đây cũng như việc thu hút khách và nguồn lao động từ những nơi
khác đến.
Trên địa bàn Bình Dương có 15 dân tộc, nhưng đông nhất là người Kinh và sau
đó là người Hoa, người Khơ Me.
2.1.5 Kinh tế
Bình Dương là một trong những địa phương năng động trong kinh tế, thu hút
đầu tư nước ngoài. Với chủ trương tạo ra một môi trường đầu tư tốt nhất hiện nay tại
Việt Nam, tỉnh đã có 1.285 dự án FDI với tổng số vốn 6 tỷ 507 triệu USD. Năm 2007,
tỉnh Bình Dương đã thu hút trên 900 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI), tăng hơn
2,5 lần so với năm ngoái.


5


Theo bảng xếp hạng Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2006, tỉnh
Bình Dương tiếp tục đứng đầu với 76,23 điểm, trong khi thủ độ Hà Nội và Thành phố
Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước, lần lượt xếp thứ thứ 40 với
50,34 điểm và xếp thứ 7 với 63,39 điểm.
Bình Dương có 13 khu công nghiệp đang hoạt động, trong đó nhiều khu công
nghiệp đã cho thuê gần hết diện tích như Sóng Thần II, Đồng An, Tân Đông Hiệp A,
Việt Hương, Sóng Thần 1.
Các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thu hút 938 dự án đầu tư, trong đó có
613 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn 3,483 triệu USD và 225 dự án đầu tư trong
nước có số vốn 2.656 tỉ đồng.
Với nền kinh tế năng động thì Bình Dương cũng không thể thiếu các loại hình
du lịch sinh thái như Mắt Xanh, đồng thời nó cũng góp phần vào việc phát triển kinh tế
cho Bình Dương.
2.2 Giới thiệu sơ lược về khu vực thiết kế
Khu du lịch sinh thái Mắt Xanh thuộc Xã Tân Định, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình
Dương. Cách trung tâm thị trấn Uyên Hưng 30 km về phía Tây Nam, cách thành phố
HCM 60 km về phía Tây Nam, cách thành phố Biên Hòa – tỉnh Đồng Nai 50 km về
phía Đông, cách thị xã Đồng Xoài – tỉnh Bình Phước 65 km về phía Bắc. Theo ban
quản lý KDLST Mắt Xanh:
-

Tổng diện tích toàn khu du lịch: 150 hecta.

-

Diện tích đầu tư quy hoạch khai thác:80 hecta.


-

Diện tích bảo vệ và phát triển rừng: 70 hecta.

Các thị trấn, khu đô thị ở Tân Uyên được quy hoạch, nâng cấp và xây dựng
mới, nhất là các khu công nghiệp được nhà nước chú trọng đầu tư. Sự đổi thay mang
tính bao trùm trên cả lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp. Với lợi thế đất rừng được
bao bọc bởi sông Ðồng Nai, sông Bé dự án du lịch sinh thái Mắt Xanh đang phát triển
bền vững và hài hòa với môi trường sống.
Khu du lịch sinh thái Mắt Xanh đang trong quá trình xây dựng, nên hệ thống
mảng xanh ở đây còn đơn điệu, chưa được hoàn thiện, chưa cho nhiều bóng mát và các
giá trị khác. Khu vui chơi trẻ em nằm trong khu DLST Mắt Xanh có diện tích 400 m2.

6


Hình 2.2: Sơ đồ quy hoạch tổng thể KDLST Mắt Xanh
2.3 Vai trò của cây xanh trong môi trường đô thị
Theo Trương Mai Hồng (2007), vai trò của cây xanh trong môi trường đô thị
được thể hiện như sau:
Thứ nhất, cây xanh điều hòa khí hậu: tán cây ngăn chặn, lọc và làm giảm bức
xạ nhiệt của mặt trời bằng sự hấp thu trong quá trình quang hợp, phản xạ và khuếch
tán. Bức xạ nhiệt qua tán cây chỉ còn lại từ 5 – 40 %. Cây xanh làm giảm sự bốc hơi
của ẩm độ đất, giữ vai trò quan trọng trong chu kỳ tuần hoàn nước, ngăn lượng mua và
làm chậm dòng chảy trên mặt đất. Cây xanh làm tăng sự lưu thông không khí nhờ vào
không khí mát dưới tán cây tràn qua xung quanh tạo thành gió cục bộ, dưới tán lá nhiệt
độ có thể giảm từ 20 – 40 C. Các hàng cây dọc lối vào thành phố có tác dụng hướng
luồng cho sự di chuyển không khí từ ngoại thành vào nội thành. Các vườn cây, rặng
cây, bồn hoa, bãi cỏ…trong đô thị góp phần tạo nên không khí mát mẻ trong lành cho

7


người dân nghỉ ngơi, tránh tạo nên những khu vực ẩm thấp, mất vệ sinh. Những
khoảng xanh đó có tác dụng tích cực đối với vấn đề làm giảm hiệu ứng “nhà kính” cho
môi trường.
Thứ hai, cây xanh có giá trị về kiến trúc, cảnh quan và giá trị tinh thần: sự kết
hợp hình dáng, màu sắc, kết cấu lá và kích thước cho phép sử dụng cây xanh vào
những mục đích kiến tạo công trình kiến trúc hài hòa với cảnh quan đô thị. Cây xanh
trồng hai bên đường phố, tại các khu tập thể, cơ quan, trường học, công viên…không
chỉ góp phần vào cải thiện môi trường sinh thái mà rõ ràng nó tạo nên nét đẹp mới, độc
đáo riêng cho mỗi thành phố, công trình kiến trúc. Những lúc đắm chìm vào thiên
nhiên, con người sẽ dễ giải tỏa được ưu phiền của cuộc sống, hiệu quả làm việc cao
hơn. Ngoài ra cây xanh còn được dùng để chỉ các biến cố hay ẩn dụ lịch sử.
Thứ ba, làm giảm sự ô nhiễm của không khí: cây xanh hấp thụ CO2, SO2 và các
khí độc khác thông qua quang hợp, đồng thời không ngừng làm gia tăng lượng khí O2
cho khí quyển. Ngoài ra, cây xanh còn có khả năng hấp thu mùi hôi thối hay thay bằng
mùi khác do cây thải ra như các loài cây thông, long não, bạch đàn… Các cây này
phóng ra các phitonxit, không chỉ tạo ra mùi thơm mà còn có tác dụng kiềm hãm sự
phát triển, thậm chí tiêu diệt các vi trùng gây bệnh trong không khí.
Thứ tư, thu hút và ngăn cản sự lây lan của bụi ô nhiễm: bụi ô nhiễm qua tán cây
bị giữ lại từ 30 – 50 % bám vào tán cây và trở về đất theo nước mưa. Cây xanh còn có
khả năng hạn chế các chất độc khác do sự hấp thụ hay ngăn cản bởi hệ lá, bề mặt đất
trồng cây đối với các chất như SO2, chì, các monoxit carbon…, các hạt bụi mù khói
công nghiệp.
Thứ năm, giảm thiểu và chống tiếng ồn, cản bớt tốc độ gió bão: vỏ cây, tán cây,
thảm cỏ đều có tác dụng giảm bớt tiếng động khoảng 30%. Đường phố có cây giảm
tiếng ồn 5 – 6 lần so với đường không có cây. Những hàng cây, rặng cây, đặc biệt là
những rừng cây phòng hộ, rừng cây cảnh quan du lịch nằm ở xung quanh các đô thị
góp phần quan trọng cản trở tốc độ gió làm giảm thoát hơi nước, tạo các vùng yên tĩnh

trước và sau gió. Cây to cũng như cây bụi kiểm soát gió bởi sự cản trở, làm lệch hướng
và lọc gió. Gió có thể gia tăng sự bốc hơi nước và làm mát suốt ngày. Gió cũng có tác
động đến tiện nghi của con người. Tác động có thể là tích cực hay tiêu cực tùy thuộc
rất lớn vào sự hiện diện của cây xanh đô thị.
8


Thứ sáu, hạn chế sự thoái hóa đất đai, bảo vệ lưu vực tích thủy ở những khu
vực đất dốc và mực thủy cấp sâu, cây xanh ngăn cản hạt mưa, giữ đất trong hệ rễ, gia
tăng sự hấp thu nước thông qua tích tụ chất hữu cơ, cây xanh là một thành phần cần
thiết của hệ thống lọc nước thải, việc trồng cây có tác dụng rất lớn trong việc bảo vệ
lưu vực tích thủy và chống xói mòn, rữa trôi, bảo vệ mùa màng, các hệ thống thủy lợi,
nhà cửa của người dân.
Thứ bảy, giảm sự chiếu sáng, phản chiếu và kiểm soát giao thông: thực vật,
mảng xanh có thể dùng để che chắn và làm dịu bớt ánh sáng phụ thuộc vào kích thước
và mật độ cây xanh. Thực vật có thể lọc hay ngăn ánh sáng sơ cấp (ánh sáng trực tiếp)
cũng như ánh sáng thứ cấp (ánh sáng phản chiếu) suốt ngày hay đêm, bằng cách đặt
đúng chỗ các cây, cây bụi xung quanh các sân, cửa sổ hoặc dọc đường phố để bảo vệ
tần nhìn lái xe. Ánh sáng thứ cấp có thể được kiểm soát bằng cách trồng cây che chắn
nguồn sáng sơ cấp trước khi nó đến vật phản chiếu hoặc sau khi chạm vào vật phản
chiếu và đi vào mắt người. Từ đó, cây xanh có thêm vai trò tham gia kiểm soát giao
thông đô thị như không tạo những khoảng trống cho người qua lại mà phải đi theo
hướng đã định, không hạn chế tầm nhìn, thẩm mỹ… qua việc hình thành các hàng rào
giậu, trên đường phố, hoa viên, công viên. Mức độ và hiệu quả kiểm soát giao thông
phụ thuộc vào đặc tính của từng loài cây như chiều cao, tập tính phân cành, độ mềm
dẻo của cành, có gai hoặc không gai… cũng như mật độ trồng, cấu trúc tán cây.
Ngoài ra, cây xanh còn là nguồn cung cấp gỗ có giá trị kinh tế cao sau chu kỳ
nuôi dưỡng của một số chủng loại cây xanh đô thị. Là nơi cung cấp hạt giống một số
loài cây khá quí hiếm của hệ thực vật bản địa cũng như nhập nội. Là nơi vui chơi, giải
trí, đi dạo, ngắm thiên nhiên, hít thở không khí trong lành. Cây xanh được sử dụng như

một chỉ dẫn của biến cố lịch sử, nơi tưởng niệm qua việc đặt tên cây xanh cho một số
địa danh.
Tóm lại: Cây xanh đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc giữ cân bằng sinh
thái, kiến tạo cảnh quan, phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí cho người dân thành phố.
2.4 Một số nguyên tắc chọn loài cây trồng
Theo website Công viên cây xanh (www.congviencayxanh.com.vn), trên cơ sở
các nguyên lý chung về thiết kế trồng cây đường phố, việc chọn loài, giống cây cần

9


xem xét đến yếu tố sinh lý, sinh thái cây trồng. Trên quan điểm đó, một số tiêu chí đề
nghị để chọn loại cây trồng đường phố như sau:
- Cây có tán lá đẹp, hoa lá trái có màu sắc xinh tươi.
- Dây leo có tán lá đẹp, hoa lá có màu sắc xinh tươi.
- Hoa, lá, trái, mùi, nhựa không gây độc hại.
- Không có hệ thống rễ ăn ngang, lồi lõm làm hư hại mặt đường nhà cửa công
trình, dễ đổ ngã.
- Thân cành nhánh không thuộc loại dòn dễ gãy, trái không to, dễ gây nguy
hiểm cho người đi đường, không thu hút ruồi muỗi.
- Lá thường xanh, không thuộc chủng loại rụng lá toàn phần, kích thước không
nên quá nhỏ (sẽ gây khó khăn cho việc vệ sinh đô thị).
- Cây (hoặc dây leo) có khả năng thích nghi, có thể thích nghi và phát triển tốt
trong môi trường bị ô nhiễm, đất đai nghèo dưỡng chất, chu trình nước rối loạn ở đô
thị.
- Tăng trưởng không quá nhanh cũng không quá chậm.
Trên thực tế rất ít có chủng loại nào thỏa mãn được tất cả các yếu tố trên do đó,
việc chọn chủng loại cây trồng đường phố chỉ có tính tương đối.
Đối với khu chung cư, khu phố, khuôn viên công sở thì tùy theo hiện trạng có
thể sử dụng các loài cây bóng mát, kiểng, hoa, dây leo,... tùy theo yêu cầu.

Đối với một số vòng xoay, tiểu đảo (vòng xoay Hàng xanh, Nguyễn Bỉnh
Khiêm, Quách Thị Trang, Phú Lâm, An Lạc,...), dãy phân cách (đường Điện Biên Phủ,
Hùng Vương, Lê Lợi, Nguyễn Huệ,...) sẽ bố trí những chủng loại có hoa và màu sắc
làm điểm nhấn để gây ấn tượng.
Một số loài được chọn trồng trên đường phố và công viên:
Dầu con rái (Dipterocarpus alatus), Sao đen (Hopea odorata), Viết (Mimusops
elengi), Gõ mật (Sindora cochinchinensis), Nhạc ngựa (Swietenia macrophylla), Me
chua (Tamarindus india), Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa), Bằng lăng (Lagerstroemia
speciosa),…
Một số cây tiềm năng đang thực nghiệm có khả năng trồng trên đường phố và
công viên:

10


Vấp (Mesua ferrea), Giáng hương (Pterocarpus macrocarpus), Xoay (Dialium
cochinchinensis), Chập choại (Beilscmiedia roxburghiana), Chiêu liêu (Terminania
chebula), Tách - Giá tỵ giả (Berrya cordifolia), Long não (Cinnamomum
camphora),…
Các loại hoa dùng trang trí trên vỉa hè trong dịp Lễ, Tết:
Cúc chuồn (Cosmos sulphureus), Cúc ngũ sắc (Cosmos bipinnatus), Cúc vạn thọ
(Tagetes erecta), Hướng dương (Helianthus erecta), Hoa hồng (Rosa chinensis),…
Các loại dây leo được trồng trên đường phố, công viên, khuôn viên cơ quan,
trường học, bệnh viện:
Hoa giấy (Bougainvillea brasiliensis), Huỳnh anh (Allamanda cathartica), Dây
giun (Quiqualis indica), Tigon (Antigonon leptpus), Lá tỏi (Bignonia floribunda), Bìm
bìm khói (Ipomoea carnea),…
Các loại tre, trúc, cau - dừa trồng trong công viên, khuôn viên, tiểu đảo, cơ
quan, trường học, bệnh viện...:
Tre vàng sọc (Bambusa vulgaris), Trúc đùi gà (Bambusa ventricosa), Cau

(Areca catechu), Đủng đỉnh (Caryota mitis), Cau trắng (Veitchia merrillii),…
2.5 Các nguyên lý xây dựng cảnh quan hoa viên
Trong quá trình thiết kế bản vẽ một khu vực hoa viên, nhà thiết kế luôn luôn
phải tuân theo các nguyên lý cơ bản nhất đó là bố cục cảnh quan hoa viên, kĩ xảo tạo
hình, trang trí không gian cảnh quan hoa viên, và các quy luật bố cục chủ yếu.
Một vấn đề cần được quan tâm khi chọn loài cây và thiết kế cây xanh là cần tạo
sự phối hợp theo đặc điểm loài cây, màu sắc, chiều cao…và cần tuân theo những
nguyên tắc trong thiết kế.
2.5.1 Các cơ sở của việc bố cục cảnh quan hoa viên
Theo Hàn Tất Ngạn (1998) thì mỗi một bố cục cảnh quan hoa viên có toát lên
được giá trị thẩm mỹ hay không phụ thuộc vào các giác quan của con người, chủ yếu
là thị giác. Song hiệu quả thu nhận ra sao còn phụ thuộc vào các điều kiện nhìn, bao
gồm điểm nhìn, tầm nhìn và góc nhìn.

11


2.5.1.1 Điểm nhìn
Điểm nhìn là vị trí đứng nhìn. Nếu vị trí nhìn cùng chiều với ánh sáng thì chi
tiết của các vật thể được nhìn nổi rõ. Ngược lại, khi vị trí ngược chiều ánh sáng thì chi
tiết của các vật thể bị lu mờ đi, còn đường bao vật thể nổi rõ hơn do sự tương phản của
khoảng sáng bao quanh và diện tối toàn thân của vật thể.
2.5.1.2 Tầm nhìn
Tầm nhìn là khoảng cách từ điểm nhìn tới tiêu điểm nhìn (vật thể được nhìn).
Khoảng cách này có mối quan hệ gắn bó với đặc tính quang học của mắt, chiều cao và
ngang của vật thể và chi tiết, chất liệu bề mặt vật thể (cấu trúc mặt ngoài).
Đặc tính quang học của mắt người bình thường cho phép nhìn rõ trong góc hình
nón 28o. Với góc này tương quan giữa khoảng cách nhìn và chiều cao, ngang của vật
thể là 2 thì cho phép thu nhận trọn vẹn toàn thể vật thể D/2L (2H). Song nếu muốn
quan sát vật thể trong không gian rộng có bầu trời, cây cỏ xung quanh, cần được nhìn

dưới góc 18o, nghĩa là D/3L (3H). Như vậy, tỉ lệ D/L (H) là tương quan quan trọng để
xác định chất lượng không gian.
Nếu D/L (H) nhỏ hơn 1: tác động nội tại của các thành phần bao quanh không
gian là rất mạnh mẽ, không gian nhỏ hẹp, con người cảm thấy kín, khó thở và sợ hãi.
D/L (H) bằng 1: cảm giác có sự cân bằng tỷ lệ với con người, gây ấn tượng thân
mật, gần gũi.
D/L (H) từ 1 – 2, con người vẫn còn có cảm giác cân xứng; D/L (H) > 2 thì
không gian trở nên bao la, trống chếnh, kém lực hút và mối quan hệ giữa các thành
phần tạo không gian trở nên lỏng lẻo.
Song nếu L hay H có kích thước từ 150m trở lên, để nhìn được trọn vẹn vật thể,
tức D/L (H) = 2 thì phải đứng cách xa 300m. Ở khoảng cách này không thể nhìn thấy
chi tiết, chất liệu trang trí bề mặt vật thể. Do đó khi thiết kế cảnh quan hoa viên cần
phải lưu ý đặc điểm quan trọng này.
Qua điều tra xã hội học, D có kính thước không quá 25m là khoảng cách nhìn
rõ, hợp lý và gần gũi. Theo kinh nghiệm của các chuyên gia thiết kế cảnh quan hoa
viên, cải tạo mảng cây xanh cũng cần theo một module tương tự như bước cột trong

12


thiết kế công trình. Module trong thiết kế cảnh quan hợp lý là 21 – 24m. Đây được coi
là một đơn vị tiêu chuẩn trong thiết kế cảnh quan gần với tỉ lệ của con người.
2.5.1.3 Góc nhìn
Góc nhìn là hướng nhìn vật thể. Mỗi một vật thể có nhiều hướng nhìn khác
nhau dẫn đến sự thay đổi tương ứng của viễn cảnh và hình dạng của các vật thể trong
bố cục.
Hướng nhìn liên quan đến việc di chuyển điểm nhìn. Nếu tốc độ di chuyển
nhanh, hình ảnh lưu trên võng mạc quá ngắn chưa thể nhận rõ chi tiết bên trong vật
thể. Ngược lại, tốc độ di chuyển chậm, thời gian thu nhận lâu, nhận biết chi tiết rõ nét
hơn. Do đó khi thiết kế cảnh quan cần lưu ý kênh thị giác của tuyến đi bộ và cơ giới

(Hàn Tất Ngạn, 1998).
2.5.2 Kỹ sảo tạo hình, trang trí không gian, cảnh quan hoa viên
2.5.2.1 Tạo hình không gian
Không gian là một bộ phận thẩm mỹ - chức năng cơ bản của cảnh quan. Việc
tạo hình không gian với quy mô, hình dạng hợp lý, phù hợp với chức năng hoạt động
và tâm lý của con người là hết sức quan trọng. Có ba loại không gian chủ yếu: không
gian mở, không gian đóng và không gian hỗn hợp đóng mở.
Theo kinh nghiệm Nhật Bản, một module đơn vị của không gian là 21 – 24m.
Kích thước không gian từ 1 – 5 đơn vị, cùng lắm đến 10 đơn vị là phạm vi tối đa để
các thành phần trong không gian có thể hòa hợp tổng thể. Trong trường hợp không
gian rộng và dài, cần có điểm dừng hoặc chuyển hướng. Nếu không có điểm dừng
hoặc chuyển hướng thì không gian cảnh quan bị nhạt dần về cuối trục, nó phân tán và
hớp lực bị tan biến đi. Do đó các điểm dừng hay chuyển hướng không gian là hết sức
cần thiết, chúng dồn nén ngoại lực của thị giác trong phạm vi của không gian làm cho
người ta chú ý hơn đến xung quanh. Khi điểm dừng hay chuyển hướng là những công
trình độc đáo thì chúng chính là những điểm nhấn thị giác quan trọng và đặc trưng có
ý nghĩa cho không gian cảnh quan.

13


2.5.2.2 Xử lý các thành phần tạo không gian
Kiến trúc nền là thành phần cơ bản của không gian. Sự lồi lõm của nó đã tạo
nên cảm giác về các không gian – chức năng khác nhau. Sự chênh lệch cao độ giữa
đường dành cho xe cơ giới với vỉa hè đã tạo nên hai không gian sử dụng riêng.
Các yếu tố hình khối được bố trí trên mặt nền góp phần quan trọng để phân
định không gian như những bậc thang, tường chắn đất, bức tường thấp, bể nước,... tạo
nên chuỗi không gian liên tục. Các yếu tố trang trí trên bề mặt nền góp phần tạo không
gian sinh động.
2.5.2.3 Tạo cảnh và trang trí không gian

Các yếu tố tạo cảnh và trang trí trong không gian có thể là địa hình phần lồi, các
kiến trúc công trình, cây hay các tác phẩm hoành tráng – trang trí khi được xử lý bằng
các kỹ sảo tạo cảnh sẽ gây ấn tượng lớn về sự biến đổi không gian.
-

Các giải pháp như sử lý không gian mặt nước.

-

Các giải pháp sử lý không gian bề mặt đất.

-

Trang trí không gian.

2.5.3 Các quy luật bố cục chủ yếu
2.5.3.1 Bố cục cân xứng
Là tổ chức không gian hình học, các yếu tố hình khối đối xứng qua hệ thống
trục bố cục. Quy luật này thường áp dụng trên địa hình bằng phẳng, các yếu tố tạo
cảnh thường có hình khối hình học, cây xanh có hình cân xứng trong quá trình sinh
trưởng hoặc được cắt xén tạo hình.
Trên địa hình phẳng, việc sử lý bố cục đăng đối chọn vẹn hai phương, dọc,
ngang, dễ dàng biểu đạt sự quy tụ của bố cục về trung tâm. Ngược lại, bố cục cân xứng
trên địa hình phức tạp khó khăn hơn, thường chỉ sử lý đăng đối được trên một trục.
2.5.3.2 Bố cục tự do
Đó là một tổ chức không gian tự do, các yếu tố hình khối không đối xứng
nhưng cân bằng qua trục bố cục. Bố cục tự do có hệ thống đường, mặt nước, rừng thưa
dường như được mô phỏng từ cảnh quan thiên nhiên.

14



2.5.3.3 Điểm nhấn
Điểm nhấn là điểm nổi trội nhất và có ý nghĩa rất lớn trong thiết kế ngoại cảnh.
Điểm nhấn chở thành tiêu điểm, đủ sức lôi cuốn hướng nhìn khi kết hợp tương tác chặt
chẽ với xung quanh. Các thành tố của ngoại cảnh là động lực dẫn dắt tia nhìn hướng về
điểm nhấn (tiêu điểm). Điểm nhấn mang lại không gian nghỉ cho thị giác, đồng thời
giúp cho người nhìn định hướng được thứ bậc của các thành tố tổ hợp (Võ Đình Diệp
và ctv, 1996).
2.6 Các nguyên lý thiết kế hoa viên
Khác với vùng ngoại ô, cây xanh thường được thụ cảm ở những mảng rộng,
cảnh quan lớn, cây được mọc một cách tự nhiên. Ở đô thị, để tổ hợp với khu xây dựng,
cây xanh thường được trồng theo mảng, cây độc lập, khóm cây,... hình thức cây có thể
ở dạng tự nhiên hay cắt xén, uốn theo hình thù nhất định.
Đặc biệt, trong các không gian nhỏ của vườn, quảng trường hay sân trong,...
cây thường được cắt xén, tỉa tót. Ở đây, khoảng cách nhìn gần nên hình dáng và màu
sắc cây rất quan trọng. Do đó để sử dụng tối đa giá trị nghệ thuật và các tính chất khác
của cây cỏ hoa lá cần nghiên cứu việc chọn loài cây và nguyên tắc phối kết cây xanh.
2.6.1 Nguyên lý trồng cây trong thiết kế hoa viên
Để có được bản vẽ thiết kế như mong muốn, trong từng trường hợp cụ thể cần
phải tìm tòi hình khối dáng dấp và màu sắc cây có tính phù hợp cao nhất cho ý đồ của
công trình. Mặt khác cũng cần chú ý đến khoảng cách trồng giữa các cây, khoảng cách
giữa các cây với công trình xây dựng (xem thêm phụ lục bảng 2, dẫn theo Trương Mai
Hồng, 2006).
Thông thường trong thiết kế cảnh quan đô thị, thiết kế hoa viên có một số dạng
phối kết hợp cây: cây độc lập, khóm cây, hàng cây.
2.6.1.1 Cây độc lập
Cây có hình khối dáng dấp và màu sắc đẹp, độc lập, có kích thước tỉ lệ hài hòa
với không gian trong quần thể kiến trúc, thường được bố trí độc lập. Khi bố trí cần chú
ý đến yếu tố đặc trưng về hình khối dáng dấp và màu sắc sao cho có thể thụ cảm được

trọn vẹn các yếu tố ấy và đồng thời góp phần thể hiện tính chất bố cục chung.

15


×