Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CAO LÃNH – ĐỒNG THÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.31 MB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC
GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CAO LÃNH – ĐỒNG THÁP

Họ và tên sinh viên: LÊ GIA VI
Chuyên ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Niên khóa: 2005 – 2009
TP. Hồ Chí Minh, 08/2009


ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI
PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ CAO LÃNH – ĐỒNG THÁP

Sinh viên thực hiện

LÊ GIA VI

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành Quản lý Môi trường

Giáo viên hướng dẫn
KS. HOÀNG THỊ MỸ HƯƠNG

TP. Hồ Chí Minh, 08/2009




Bộ Giáo Dục & Đào Tạo
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
Độc Lập – Tự do – Hạnh phúc
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
”””””
”””””

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Khoa: MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Họ và tên sinh viên: LÊ GIA VI
Mã số sinh viên: 05149018
Niên khóa: 2005 – 2009
1. Tên đề tài: Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các giải pháp nhằm giảm
thiểu ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Cao Lãnh – Đồng Tháp.
2. Nội dung KLTN: Sinh viên phải thực hiện các yêu cầu sau:
• Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội địa bàn nghiên cứu
• Hiện trạng môi trường và đánh giá hiện trạng môi trường trên địa bàn thành phố
Cao Lãnh.
• Đánh giá công tác quản lý môi trường trên địa bàn nghiên cứu.
• Dự báo các tải lượng chất thải trong những năm tới.
• Đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trên địa bàn nghiên cứu.
• Kết luận và kiến nghị.
3. Thời gian thực hiện: Bắt đầu: 01/03/2009
Kết thúc: 30/06/2009
4. Họ tên Giáo viên hướng dẫn: KS. HOÀNG THỊ MỸ HƯƠNG
Nội dung và yêu cầu KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn

Ngày tháng năm 2009
Ban chủ nhiệm khoa

Ngày tháng năm 2009
Giáo viên hướng dẫn


Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Cao Lãnh – Đồng Tháp

LỜI CẢM ƠN
Mãi mãi khắc ghi công lao dạy bảo, truyền đạt kiến thức khoa học, kinh nghiệm
quý báu của thầy cô khoa công nghệ môi trường trong những năm qua.
Gửi về cha mẹ - điểm tựa của con trong cuộc sống và gia đình những lời
thương yêu và biết ơn mãi mãi.
Tôi xin chân thành cảm ơn:
Giáo viên hướng dẫn KS. Hoàng Thị Mỹ Hương – Giảng viên khoa Môi Trường
và Tài Nguyên đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi trong suôt thời gian học tập và
quá trình thực tập cũng như quá trình hoàn thành khóa luận.
Chân thành cảm ơn Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Tháp, Công ty
TNHH - Một thành viên Cấp nước và Môi trường Đô thị thành phố Cao Lãnh tỉnh
Đồng Tháp, Phòng Tài Nguyên và Môi trường - Ủy ban nhân dân thành phố Cao Lãnh
tỉnh Đồng Tháp đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình làm khóa luận.
Chân thành cảm ơn cùng các anh chị trong Chi Cục đã cho tôi những ý kiến
quý báu trong quá trình làm khóa luận. Đặc biệt tôi gửi lời cảm ơn đến KS. Phạm Việt
Thắng, CN. Huỳnh Lê Huyền Trân, ThS. Vũ Thị Nhung - Chi Cục trưởng Chi Cục Bảo
vệ Môi Trường tỉnh Đồng Tháp và tất cả những anh chị, cô chú trong Chi Cục đã tận
tình hướng dẫn, chỉ bảo và cung cấp tài liệu cho tôi trong suốt thời gian thực tập và
làm khóa luận.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn toàn thể các bạn lớp Quản lý Môi trường 2005 – 2009
đã chia sẻ những khó khăn và động viên tôi trong suốt quá trình học tập.

Sinh viên thực hiện

LÊ GIA VI

SVTH: Lê Gia Vi

i

GVHD: KS. HOÀNG THỊ MỸ HƯƠNG


Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Cao Lãnh – Đồng Tháp

TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài nghiên cứu: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp nhằm giảm
thiểu ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Cao Lãnh – Đồng Tháp” được
tiến hành tại phạm vi thành phố Cao Lãnh – Đồng Tháp từ tháng 03/2009 đến cuối
tháng 05/2009. Đề tài được thực hiện dựa trên phương pháp thu thập số liệu, so sánh,
khảo sát thực tế và phương pháp đánh giá nhanh,….
Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường của thành
phố Cao Lãnh – Đồng Tháp và công tác quản lý môi trường tại địa bàn. Từ đó nắm bắt
được các nguyên nhân gây ô nhiễm, đưa ra các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm
môi trường và dự báo tải lượng ô nhiễm trong tương lai.
Chương 1: Đặt vấn đề, đưa ra mục tiêu, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
của đề tài.
Chương 2: Nêu tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố
Cao Lãnh và tổng quan về Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Tháp.
Chương 3: Trình bày hiện trạng môi trường bao gồm môi trường nước mặt,
nước ngầm, không khí, nước thải, chất thải rắn và công tác bảo vệ môi trường tại địa
bàn. Từ đó, nhận diện các nguồn gây ô nhiễm và tiến hành đánh giá nhanh mức độ ô

nhiễm tại đây.
Chương 4: Dự báo quá trình phát triển kinh tế - xã hội và tải lượng ô nhiễm
cho thành phố đến năm 2012.
Chương 5: Từ những hiện trạng môi trường và các công tác bảo vệ môi trường
tại thành phố, tiến hành đưa ra những đề xuất về quản lý, kinh tế và công nghệ nhằm
giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Chương 6: Đưa ra kết luận về hiện trạng môi trường, từ đó đề ra một số kiến
nghị và giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề trên.

SVTH: Lê Gia Vi

ii

GVHD: KS. HOÀNG THỊ MỸ HƯƠNG


Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Cao Lãnh – Đồng Tháp

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................................ i
TÓM TẮT KHÓA LUẬN........................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ................................................................................................vii
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT..................................................viii
Chương 1. MỞ ĐẦU................................................................................................................. 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................................................................. 1
1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI .............................................................................................................................. 1
1.3 GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI ĐỀ TÀI ................................................................................................................ 1
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................................................................. 2
1.5 CÁC ĐƠN VỊ PHỐI HỢP .............................................................................................................................. 2


Chương 2. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU THÀNH PHỐ CAO LÃNH ..... 3
2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ................................................................................................................................. 3
2.1.1 Vị trí địa lý ............................................................................................................................................ 3
2.1.2 Địa hình ................................................................................................................................................. 3
2.1.3 Đất đai ................................................................................................................................................... 4
2.1.4 Đặc điểm về thời tiết – khí hậu thủy văn:.............................................................................................. 4
2.2 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI................................................................................................................... 4
2.2.1 Dân số.................................................................................................................................................... 5
2.2.2 Kinh tế ................................................................................................................................................... 5
2.2.3 Giáo dục ................................................................................................................................................ 5
2.2.4 Y tế ........................................................................................................................................................ 5
2.3 TỔNG QUAN VỀ SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐỒNG THÁP..................................... 6
2.3.1 Cơ cấu tổ chức....................................................................................................................................... 6
2.3.2 Vị trí và chức năng ................................................................................................................................ 6
2.3.3 Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Đồng Tháp...................................... 6
2.3.4 Nhiệm vụ và quyền hạn của Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Đồng Tháp............................................ 6

Chương 3. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CAO
LÃNH......................................................................................................................................... 8
3.1 HIỆN TRẠNG NGUỒN NƯỚC MẶT .......................................................................................................... 8
3.1.1 Các nguồn gây ô nhiễm nước mặt tại thành phố.................................................................................... 8
3.1.2 Tác hại của ô nhiễm nước mặt............................................................................................................... 8
3.1.3 Hiện trạng nguồn nước mặt tự nhiên ..................................................................................................... 9
3.1.3.1 Chỉ tiêu BOD................................................................................................................................ 9
3.1.3.2 Chỉ tiêu COD.............................................................................................................................. 11
3.1.3.3 Chỉ tiêu SS.................................................................................................................................. 12
3.1.3.4 Chỉ tiêu Coliform........................................................................................................................ 13
3.1.4 Hiện trạng nguồn nước mặt vùng nuôi thủy sản.................................................................................. 14
3.1.4.1 Chỉ tiêu BOD.............................................................................................................................. 14

3.1.4.2 Chỉ tiêu COD.............................................................................................................................. 15
3.1.4.3 Chỉ tiêu SS.................................................................................................................................. 15
3.1.4.4 Chỉ tiêu Coliform........................................................................................................................ 16
3.1.5 Đánh giá mức độ ô nhiễm nước mặt.................................................................................................... 16
SVTH: Lê Gia Vi

iii

GVHD: KS. HOÀNG THỊ MỸ HƯƠNG


Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Cao Lãnh – Đồng Tháp

3.2 HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC NGẦM........................................................................................ 18
3.2.1 Phân tích chất lượng nước ngầm tầng nông (<100 m)......................................................................... 18
3.2.1.1 Chỉ tiêu độ cứng ......................................................................................................................... 18
3.2.1.2 Chỉ tiêu Arsen............................................................................................................................. 19
3.2.1.3 Chỉ tiêu Coliform........................................................................................................................ 20
3.2.2 Phân tích chất lượng nước ngầm tầng sâu (>100 m) ........................................................................... 20
3.2.3 Đánh giá chất lượng nước ngầm.......................................................................................................... 21
3.3 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ ......................................................................................... 21
3.3.1 Các nguồn gây ô nhiễm ........................................................................................................................ 21
3.3.2 Tác hại của ô nhiễm không khí............................................................................................................. 22
3.3.3 Chất lượng môi trường không khí ........................................................................................................ 22
3.3.3.1 Độ ồn.......................................................................................................................................... 22
3.3.3.2 Hàm lượng bụi lơ lửng ............................................................................................................... 23
3.3.2 Đánh giá mức độ ô nhiễm không khí .................................................................................................... 23
3.4 HIỆN TRẠNG NƯỚC THẢI ....................................................................................................................... 24
3.4.1 Hiện trạng nước thải sinh hoạt............................................................................................................. 24
3.4.1.1 Lưu lượng và thành phần trong nước thải sinh hoạt.................................................................. 24

3.4.1.2 Hiện trạng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải.................................................................... 25
3.4.1.3 Đánh giá hiện trạng thoát nước và xử lý nước thải ................................................................... 26
3.4.2 Hiện trạng nước thải sản xuất .............................................................................................................. 26
3.4.2.1 Hiện trạng xử lý nước thải ở các cơ sở sản xuất........................................................................ 26
3.4.2.2 Phân tích chất lượng nước thải tại một số cơ sở có hệ thống xử lý ........................................... 27
3.4.3 Hiện trạng nước thải y tế ..................................................................................................................... 28
3.5 HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI RẮN .............................................................................................................. 30
3.5.1 Hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt......................................................................................................... 30
3.5.1.1 Thành phần và tải lượng chất thải rắn sinh hoạt:...................................................................... 30
3.5.1.2 Công tác thu gom và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt .......................................................... 30
3.5.1.3 Tình hình quản lý chất thải rắn và bãi rác................................................................................. 32
3.5.2 Chất thải rắn nguy hại.......................................................................................................................... 32
3.5.2.1 Chất thải công nghiệp ................................................................................................................ 32
3.5.2.2 Chất thải rắn y tế........................................................................................................................ 33
3.6 CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI THÀNH PHỐ CAO LÃNH................................................ 33
3.6.1 Công tác xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường.............................................................................. 33
3.6.2 Công tác thu phí bảo vệ môi trường .................................................................................................... 34
3.6.2.1 Thu phí nước thải công nghiệp................................................................................................... 34
3.6.2.2 Thu phí nước thải sinh hoạt........................................................................................................ 34
3.6.3 Công tác thanh tra môi trường, xử lý vi phạm...................................................................................... 35
3.6.4 Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về môi trường ........................................................................... 35
3.6.5 Công tác quan trắc môi trường ............................................................................................................ 35
3.6.6 Công tác tuyên truyền, vận động.......................................................................................................... 36
3.7 CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CÒN TỒN ĐỘNG TẠI THÀNH PHỐ CAO LÃNH ............................ 36
3.7.1 Các vấn đề môi trường do hoạt động phát triển đô thị ......................................................................... 37
3.7.2 Các vấn đề môi trường do hoạt động sản xuất công nghiệp ................................................................. 38
3.7.3 Ý thức của người dân........................................................................................................................... 38

Chương 4. DỰ BÁO Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CAO
LÃNH....................................................................................................................................... 39

4.1 DỰ BÁO PHÁT TRIỂN KINH TẾ.............................................................................................................. 39
4.2 DỰ BÁO DÂN SỐ THÀNH PHỐ CAO LÃNH ĐẾN NĂM 2012 ............................................................. 39
SVTH: Lê Gia Vi

iv

GVHD: KS. HOÀNG THỊ MỸ HƯƠNG


Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Cao Lãnh – Đồng Tháp

4.3 DỰ BÁO TẢI LƯỢNG NGUỒN NƯỚC THẢI ......................................................................................... 40
4.3.1 Dự báo lượng nước cấp và nước thải sinh hoạt ................................................................................... 40
4.3.1.1 Lưu lượng nước cấp sinh hoạt ................................................................................................... 40
4.3.1.2 Lưu lượng nước thải sinh hoạt ................................................................................................... 41
4.3.2 Dự báo lượng nước thải công nghiệp .................................................................................................. 42
4.4 DỰ BÁO CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ........................................................................ 43
4.5 DỰ BÁO CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT................................................................................................. 44

Chương 5. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI
TRƯỜNG ................................................................................................................................ 45
5.1 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ................................................................................................................................ 45
5.1.1 Giải pháp quy hoạch ............................................................................................................................ 45
5.1.2 Cải thiện hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị .................................................................................... 46
5.1.3 Giám sát chất lượng môi trường .......................................................................................................... 46
5.1.4 Giáo dục, nâng cao nhận thức người dân............................................................................................. 47
5.1.4 Giải pháp về quản lý và tăng cường năng lực...................................................................................... 47
5.2 CÁC BIỆN PHÁP KINH TẾ........................................................................................................................ 47
5.2.1 Áp dụng phí bảo vệ môi trường........................................................................................................... 47
5.2.2 Áp dụng nhãn môi trường.................................................................................................................... 48

5.2.3 Áp dụng các lệ phí hành chính và xử phạt vi phạm hành chính .......................................................... 48
5.2.4 Các hình thức hỗ trợ tài chính ............................................................................................................. 48
5.3 CÁC BIỆN PHÁP CÔNG NGHỆ ................................................................................................................ 49
5.3.1 Xây dựng hệ thống xử lý nước thải ..................................................................................................... 49
5.3.1.1 Đối với khu vực dân cư hiện hữu ............................................................................................... 49
5.3.1.2 Đối với các dự án đầu tư mới..................................................................................................... 49
5.3.2 Công tác quản lý bãi rác ...................................................................................................................... 50

Chương 6. KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ.................................................................................... 51
6.1 KẾT LUẬN .................................................................................................................................................... 51
6.1.1 Hiện trạng môi trường không khí ........................................................................................................ 51
6.1.2 Hiện trạng môi trường nước và hệ thống thoát nước........................................................................... 51
6.1.3 Hiện trạng quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn.............................................................................. 51
6.2 KIẾN NGHỊ ................................................................................................................................................... 52

TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................... 53
PHỤ LỤC A. CÁC BẢN ĐỒ ................................................................................................. 54
PHỤ LỤC B. CÁC BẢNG BIỂU........................................................................................... 58
PHỤ LỤC C. CÁC BIỂU ĐỒ ................................................................................................ 76
PHỤ LỤC D. CÁC HÌNH ẢNH ............................................................................................ 79

SVTH: Lê Gia Vi

v

GVHD: KS. HOÀNG THỊ MỸ HƯƠNG


Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Cao Lãnh – Đồng Tháp


DANH MỤC CÁC BẢNG
BẢNG 3.9: TẢI LƯỢNG NƯỚC CẤP CHO THÀNH PHỐ CAO LÃNH NĂM 2006....................................... 24
BẢNG 3.10: KẾT QUẢ QUAN TRẮC NƯỚC THẢI SINH HOẠT TP.CAO LÃNH NĂM 2006..................... 24
BẢNG 3.13: KẾT QUẢ QUAN TRẮC TẠI MỘT SỐ CƠ SỞ TẠI TP.CAO LÃNH NĂM 2008 ...................... 27
BẢNG 3.14 : KẾT QUẢ QUAN TRẮC NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH ĐỒNG THÁP NĂM
2008....................................................................................................................................................................... 29
BẢNG 3.15: THÀNH PHẦN CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT.......................................................................... 30
BẢNG 3.19: DANH SÁCH CÁC CƠ SỞ ĐÓNG PHÍ BVMT ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI NĂM 2008 .................. 34
BẢNG 3.20: MỨC THU PHÍ BVMT ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI SINH HOạT. ...................................................... 35
BẢNG 3.21: MỨC ĐỘ Ô NHIỄM CỦA CÁC KHU VỰC TẠI THÀNH PHỐ CAO LÃNH ............................. 37
BẢNG 4.1: DỰ BÁO DÂN SỐ TP.CAO LÃNH NĂM 2007 – 2012 .................................................................. 40
BẢNG 4.2: DỰ BÁO LƯỢNG NƯỚC CẤP SINH HOẠT NĂM 2008 – 2012................................................... 41
BẢNG 4.3: DỰ BÁO LƯỢNG NƯỚC THẢI SINH HOẠT NĂM 2008 – 2012................................................. 42
BẢNG 4.4: LƯU LƯỢNG NƯỚC THẢI CỦA KCN TRẦN QUỐC TOẢN ĐẾN NĂM 2012 .......................... 42
BẢNG 4.5: ƯỚC TÍNH NỒNG ĐỘ TRUNG BÌNH CÁC CHẤT Ô NHIỄM TRONG NƯỚC THẢI CÁC
KCN ...................................................................................................................................................................... 42
BẢNG 4.6: TẢI LƯỢNG TRUNG BÌNH CÁC CHẤT Ô NHIỄM TRONG NƯỚC THẢI CỦA KCN TRẦN
QUỐC TOẢN ĐẾN NĂM 2012 ........................................................................................................................... 43
BẢNG 4.7: DỰ BÁO TẢI LƯỢNG KHÔNG KHÍ KCN TRẦN QUỐC TOẢN ĐẾN NĂM 2012 .................... 43
BẢNG 4.8: DỰ BÁO TỔNG KHỐI LƯỢNG CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT PHÁT SINH NĂM
2008 – 2012........................................................................................................................................................... 44

SVTH: Lê Gia Vi

vi

GVHD: KS. HOÀNG THỊ MỸ HƯƠNG


Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Cao Lãnh – Đồng Tháp


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
BIỂU ĐỒ 3.1: BIỂU ĐỒ DIỄN BIẾN BOD TRÊN CÁC SÔNG RẠCH TP.CAO LÃNH NĂM 2007 – 2008 . 10
BIỂU ĐỒ 3.2: BIỂU ĐỒ DIỄN BIẾN COD TRÊN CÁC SÔNG RẠCH TP.CAO LÃNH NĂM 2007 – 2008 . 11
BIỂU ĐỒ 3.3: BIỂU ĐỒ DIỄN BIẾN SS TRÊN CÁC SÔNG RẠCH TP.CAO LÃNH NĂM 2007 – 2008..... 12
BIỂU ĐỒ 3.4: BIỂU ĐỒ DIỄN BIẾN COLIFORM TRÊN CÁC CON SÔNG RẠCH TP.CAO LÃNH
NĂM 2008 ................................................................................................................................... 13
BIỂU ĐỒ 3.5: BIỂU ĐỒ DIỄN BIẾN BOD TẠI CÁC ĐIỂM NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TP.CAO LÃNH
NĂM 2007 – 2008 ......................................................................................................................... 14
BIỂU ĐỒ 3.6: BIỂU ĐỒ DIỄN BIẾN COD TẠI CÁC ĐIỂM NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TP.CAO LÃNH
NĂM 2007 – 2008 ......................................................................................................................... 15
BIỂU ĐỒ 3.7: BIỂU ĐỒ DIỄN BIẾN HÀM LƯỢNG SS TẠI CÁC ĐIỂM NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
TP.CAO LÃNH NĂM 2007 – 2008 .................................................................................................. 15
BIỂU ĐỒ 3.8: BIỂU ĐỒ DIỄN BIẾN COLIFORM TẠI CÁC ĐIỂM NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TP.CAO
LÃNH NĂM 2008 ......................................................................................................................... 16
BIỂU ĐỒ 3.9: BIỂU ĐỒ BIỂU DIỄN ĐỘ CỨNG TẠI CÁC GIẾNG KHOANG NƯỚC NGẦM TP.CAO
LÃNH NĂM 2008 ......................................................................................................................... 18
BIỂU ĐỒ 3.10: BIỂU ĐỒ BIỂU DIỄN HÀM LƯỢNG ARSEN TẠI CÁC GIẾNG KHOANG NƯỚC NGẦM
TP.CAO LÃNH NĂM 2008 ............................................................................................................ 19
BIỂU ĐỒ 3.11: BIỂU Đồ BIỂU DIỄN COLIFORM TẠI CÁC GIẾNG KHOANG NƯỚC NGẦM TP.CAO
LÃNH NĂM 2008 ......................................................................................................................... 20
BIỂU ĐỒ 3.12. BIỂU ĐỒ DIỄN BIẾN ĐỘ ỒN TẠI CÁC KHU VỰC TP.CAO LÃNH NĂM 2008 ............. 22
BIỂU ĐỒ 3.13: BIỂU ĐỒ DIỄN BIẾN HÀM LƯỢNG BỤI LƠ LỬNG TRONG KHÔNG KHÍ TP.CAO LÃNH
NĂM 2008 ................................................................................................................................... 23

SVTH: Lê Gia Vi

vii

GVHD: KS. HOÀNG THỊ MỸ HƯƠNG



Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Cao Lãnh – Đồng Tháp

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT
QL
ĐBSCL
TP
UBND
TNHH
MTV
CEC
BOD
COD
DO
SS
NM
NN
KK
TDS
TCVN
TN&MT
BVMT
XNK
CP
SX
SC
NC – SH
NT – SH
ĐTM


SVTH: Lê Gia Vi

Quốc lộ.
Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Thành phố
Ủy ban nhân dân
Trách nhiệm hữu hạn.
Một thành viên.
Độ dẫn điện.
Nhu cầu oxy sinh hóa.
Nhu cầu oxy hóa học.
Hàm lượng oxy hòa tan.
Cặn lơ lửng.
Nước mặt.
Nước ngầm.
Không khí.
Tổng chất rắn hòa tan.
Tiêu chuẩn Việt Nam.
Tài nguyên và Môi trường.
Bảo vệ môi trường.
Xuất nhập khẩu.
Cổ phần.
Sản xuất.
Sửa chữa.
Nước cấp sinh hoạt.
Nước thải sinh hoạt.
Đánh giá tác động môi trường.

viii


GVHD: KS. HOÀNG THỊ MỸ HƯƠNG


Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Cao Lãnh – Đồng Tháp

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Cao Lãnh là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Đồng Tháp, là trung tâm chính trị, kinh
tế, văn hóa xã hội và an ninh quốc phòng của tỉnh. Thành phố Cao Lãnh còn là một
trong các trung tâm của vùng Đồng Tháp Mười, là điểm tựa và cơ sở hậu cần cho sự
phát triển bền vững khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.
Sự phát triển kinh tế sẽ thúc đầy các nhu cầu khai thác tài nguyên thiên nhiên và
sử dụng năng lượng. Nhiều ngành công nghiệp mới ra đời sẽ tác động mạnh mẽ đến
môi trường sinh thái và gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường xung quanh
cũng như con người. Trong những năm qua vấn đề môi trường đã được chú trọng tuy
nhiên vẫn còn tồn tại một số vấn đề khó khăn:
• Chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại ngày
càng gia tăng trong khi năng lực thu gom còn thấp và công nghệ xử lý cũng chưa được
đảm bảo.
• Các cơ sở doanh nghiệp và khu công nghiệp cũng chưa thực hiện đúng các
tiêu chuẩn môi trường, tình trạng vi phạm vẫn thường xuyên diễn ra.
• Rác thải và nước thải ở các vùng nông thôn, các lò giết mổ gia súc nhỏ lẻ và
các vùng nuôi trồng thuỷ sản cũng chưa được quan tâm đúng mức và có các giải pháp
xử lý kịp thời.
Do đó để kiểm soát và khống chế được tình trạng ô nhiễm môi trường tại các đô
thị do các hoạt động nói trên cần phải được nhận định và xem xét. Đây cũng chính là
mục đích thực hiện của đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải nhằm giảm
thiểu ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Cao Lãnh – Đồng Tháp”.

1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
• Tổng quan về hiện trạng, chất lượng môi trường của thành phố Cao Lãnh.
• Tìm hiểu cơ cấu tổ chức và các biện pháp bảo vệ môi trường tại địa bàn.
• Là cơ sở để đánh giá tác động do các hoạt động đối với chất lượng môi
trường.
• Dự báo mức độ ô nhiễm môi trường của thành phố trong những năm tiếp
theo. Đồng thời đưa ra những đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và giảm thiểu ô
nhiễm môi trường trên địa bàn.
1.3 GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI ĐỀ TÀI
Đề tài chỉ nghiên cứu trên địa bàn TP.Cao Lãnh thuộc tỉnh Đồng Tháp, thời
gian từ tháng 03/2009 đến cuối tháng 05/2009.
SVTH: Lê Gia Vi

1

GVHD: KS. HOÀNG THỊ MỸ HƯƠNG


Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Cao Lãnh – Đồng Tháp

Do giới hạn về thời gian đề tài chỉ tập trung nghiên cứu đến một số vấn đề sau:
• Hiện trạng nguồn nước mặt, nước ngầm của thành phố.
• Nước thải phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt và mức độ ô nhiễm nguồn
nước.
• Đánh giá ảnh hưởng do hoạt động phát triển đô thị đến chất lượng môi
trường không khí.
• Hiện trạng thu gom và xử lý chất thải rắn chủ yếu là chất thải rắn sinh hoạt.
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
• Phương pháp tham khảo tài liệu về các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm.
• Phương pháp thu thập, tổng hợp số liệu có liên quan.

• Phương pháp phân tích, xử lý số liệu.
• Phương pháp so sánh số liệu biến động giữa các năm.
• Phương pháp khảo sát trực tiếp.
• Phương pháp đánh giá hiện trạng môi trường.
1.5 CÁC ĐƠN VỊ PHỐI HỢP
Trong quá trình thực hiện đề tài có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị:
• Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Đồng Tháp.
• Phòng Tài nguyên & Môi trường thành phố Cao Lãnh.
• Công ty TNHH – Một thành viên Cấp nước và Môi trường Đô thị thành phố
Cao Lãnh – Đồng Tháp.

SVTH: Lê Gia Vi

2

GVHD: KS. HOÀNG THỊ MỸ HƯƠNG


Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Cao Lãnh – Đồng Tháp

Chương 2
TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
THÀNH PHỐ CAO LÃNH
2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
2.1.1 Vị trí địa lý
Thành phố Cao Lãnh có diện tích tự nhiên 107 km2, nằm về phía hữu ngạn sông
Tiền, là tuyến giao thông thủy huyết mạch của Đồng Bằng Sông Cửu Long, nối với
cảng Cần Thơ, TP.Hồ Chí Minh và Campuchia.
• Phía Bắc và phía Đông giáp huyện Cao Lãnh.
• Phía Nam giáp huyện Lấp Vò.

• Phía Tây giáp huyện Chợ Mới tỉnh An Giang.
Với vị trí tọa độ địa lý như sau:
• Từ 10o24’ đến 10o30’ Bắc.
• Từ 105o33’ đến 105o41’ Đông.
Thành phố Cao Lãnh có hệ thống giao thông thủy bộ phát triển khá đồng bộ.
Trên địa bàn thành phố có Quốc lộ 30 là tuyến quan trọng nhất. Đầu QL30 nối với
QL1A, cuối giáp biên giới Campuchia. Do vậy, từ tuyến này có thể đi TP.Hồ Chí
Minh và ngược lại về các huyện phía Bắc của tỉnh và biên giới Campuchia. Tuyến tỉnh
lộ 28 qua phà Cao Lãnh nối với tỉnh lộ 23 đi thị xã Sa Đéc, các huyện phía Nam và
Châu Đốc – An Giang.
Thành phố có mạng lưới sông rạch chằng chịt, phong phú là điều kiện thuận lợi
để phát triển giao thông đường thủy. Do đó, nó có vị trí thuận lợi trong quan hệ đối
ngoại và phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội với các huyện thị trong tỉnh, với vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam và quốc tế.
2.1.2 Địa hình
Địa hình của TP.Cao Lãnh cao ở ven sông Tiền và ven sông Cao Lãnh, thấp
dần ở giữa, độ cao phổ biến từ 1,2 – 1,5 m cao nhất là 2,5 m và thấp nhất là 1 m. Bề
mặt địa hình bị chia cắt bởi hệ thống kênh mương dày đặc thuận lợi cho tưới tiêu.
Nhìn chung, địa hình của TP.Cao Lãnh mang đặc điểm chung của địa hình
ĐBSCL, rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên cũng do đặc điểm này mà
một số khu vực bị ngập vào mùa mưa, mùa lũ gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt
của người dân.

SVTH: LÊ GIA VI

3

GVHD: KS. HOÀNG THỊ MỸ HƯƠNG



Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Cao Lãnh – Đồng Tháp

2.1.3 Đất đai
Thành phố Cao Lãnh có 1 nhóm đất phù sa trong đó phân loại mức độ như sau:
• Đất phù sa được bồi: 3.604,58 ha.
• Đất phù sa chưa phân dị: 2.400,01 ha.
• Đất phù sa có tầng loang lỗ đỏ vàng: 1.819,37 ha.
Đất phù sa chưa phân dị là loại đất non trẻ thứ hai sau đất phù sa được bồi, phần
diện bắt đầu có sự biến đổi, xuất hiện các đốm nâu vàng, là loại đất có chất lượng cao
thích hợp với cây ăn trái, hoa màu và lúa.
Tính chất đất phù sa: chất hữu cơ khá cao, tương ứng lượng đạm tổng số rất
giàu (0,25 – 0,3 %), Hàm lượng Kali vào loại khá nhưng nghèo lân, cation kiềm trao
đổi cao và cân đối giữa Ca2+ và Mg2+, tỷ lệ Ca2+/Mg2+ > 1, CEC tương đối cao (15 –
20 me/100 g), phản ứng dung dịch đất chua.
2.1.4 Đặc điểm về thời tiết – khí hậu thủy văn:
Thành phố Cao Lãnh có đặc điểm khí hậu chung của tỉnh Đồng Tháp, chịu ảnh
hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa gần xích đạo thuận lợi cho cây trồng vật nuôi
phát triển quanh năm. Dựa vào Niên giám Thống kê năm 2007:
™ Nhiệt độ: bình hàng khá cao, khoảng 27,29 oC, ổn định theo không gian và
thời gian.
™ Độ ẩm không khí: cao và ổn định, ít biến đổi qua các năm, độ ẩm trung
bình là 83%.
™ Chế độ mưa: phân làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 4
và kết thúc vào tháng 11. Lượng mưa đạt trung bình 1218,9 mm/năm, tập trung vào
mùa mưa chiếm 90 – 92 % lượng mưa cả năm.
™ Lượng nước bốc hơi: khá cao và phân hóa rõ rệt theo mùa, trung bình/năm
là 1.165 mm, bình quân 3,1 mm/ngày.
™ Chế độ nắng: Số giờ nắng trung bình 6,5 giờ/ ngày, trong năm 2007 là
2.355 giờ/năm. Tháng 7, 8 ít nắng số giờ nắng thấp, tháng 2, 3, 4 số giờ nắng cao.
™ Chế độ thủy văn các sông rạch trong vùng: chịu tác động của 3 yếu tố: lũ,

mùa nội đồng và thủy triều Biển Đông. Với hai đỉnh triều mỗi ngày, hàng năm hình
thành 2 mùa rõ rệt: mùa kiệt trùng với mùa khô, mùa lũ trùng với mùa mưa.
2.2 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI
Đồng Tháp là tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế vào loại cao so với các tỉnh miền
Tây Nam Bộ trong đó TP.Cao Lãnh giữ vai trò quan trọng, là động lực trong quá trình
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm vừa qua và cả những năm tới. Nền
kinh tế của thành phố trong những năm gần đây đã dần đi vào thế ổn định, tốc độ tăng
trưởng kinh tế phát triển có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước.

SVTH: LÊ GIA VI

4

GVHD: KS. HOÀNG THỊ MỸ HƯƠNG


Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Cao Lãnh – Đồng Tháp

2.2.1 Dân số
Theo số liệu thống kê năm 2007, TP.Cao Lãnh có dân số 151.664 người, mật độ
khoảng 1.417 người/km2.
• Dân số đô thị 86.728 người (chiếm 57,2%).
• Dân số nông thôn 64.936 người (chiếm 42,8%)
2.2.2 Kinh tế
Thành phố Cao Lãnh nằm ở vị trí thuận lợi về giao thông đường thủy, những
năm gần đây cơ sở hạ tầng của thành phố được đầu tư xây dựng như nâng cấp mặt
đường, mở rộng nền đường, mở thêm các tuyến đường mới,…góp phần thúc đẩy sự
phát triển kinh tế xã hội và nâng cao mức sống của người dân.
Hiện tại kinh tế thành phố đang trên đà phát triển theo hướng bền vững, cơ cấu
kinh tế chuyển dịch theo hướng gia tăng lĩnh vực công nghiệp – xây dựng, thương mại

– dịch vụ và giảm dần lĩnh vực nông nghiệp.
Ngành thương mại và dịch vụ của thành phố khá phát triển đóng góp một tỷ lệ
lớn trong nền kinh tế của tỉnh. Do có vị trí thuận lợi trong lưu thông hàng hóa và đúng
chủ trương đã tạo cho ngành thương mại – dịch vụ phát triển mạnh.
Theo số liệu thống kê năm 2007 sản xuất công nghiệp đạt giá trị 3.564.698 tỷ
đồng. Toàn thành phố có khoảng 1.125 cơ sở hoạt động sản xuất công nghiệp và tiểu
thủ công nghiệp, giải quyết cho khoảng 8.898 lao động. Trong những năm gần đây,
ngành thủy sản phát triển mạnh đạt sản lượng 6.001 tấn (chủ yếu là cá nuôi).
2.2.3 Giáo dục
Tình hình giáo dục của TP.Cao Lãnh năm 2007 được trình bày trong Bảng 2.1.
Bảng 2.1: Tình hình giáo dục của thành phố Cao Lãnh
Nội dung

Mẫu giáo

Tiểu học

Trung học
cơ sở

Trung học
phổ thông

Số trường

13

32

11


5

Số lớp học

91

413

269

129

Phòng học

28

394

210

110

Giáo viên

117

579

557


284

Học sinh

2.721

12.233

10.428

5.173

(Nguồn: Niên giám thống kê 2007)
2.2.4 Y tế
Mạng lưới y tế của TP.Cao Lãnh (2007) có:
• 02 bệnh viện đa khoa với 780 giường bệnh.
• 01 phòng khám khu vực với 10 giường bệnh.
• 01 viện điều dưỡng với 60 giường bệnh.
SVTH: LÊ GIA VI

5

GVHD: KS. HOÀNG THỊ MỸ HƯƠNG


Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Cao Lãnh – Đồng Tháp

• 15 Trạm Y tế xã, phường với 82 giường bệnh.
• 1.102 cán bộ ngành y và 1.547 cán bộ ngành dược.

2.3 TỔNG QUAN VỀ SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐỒNG
THÁP
2.3.1 Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Đồng Tháp bao gồm: 1
Giám đốc, 3 Phó Giám đốc.
Các phòng ban chuyên môn được phân bố trong Phụ Lục D, Hình D – 1.
2.3.2 Vị trí và chức năng
Sở TN&MT tỉnh Đồng Tháp là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, tham
mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực TN&MT,
bao gồm: đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, địa chất, môi trường, khí
tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ; thực hiện các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc
phạm vi quản lý của Sở.
Sở TN&MT chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp về tổ chức, biên chế và công tác
của UBND tỉnh Đồng Tháp; đồng thời, chịu sự chỉ đạo, kiểm tra hướng dẫn về chuyên
môn, nghiệp vụ của Bộ TN&MT.
(Nguồn: />2.3.3 Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Đồng Tháp
• Trình UBND tỉnh dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản, dự thảo quy
hoạch, kế hoạch 05 năm và hàng năm; chương trình, đề án, dự án về lĩnh vực TN&MT
và các giải pháp quản lý, bảo vệ TN&MT trên địa bàn tỉnh.
• Trình Chủ tịch UBND tỉnh dự thảo các văn bản thuộc thẩm quyền ban hành
của Chủ tịch UBND tỉnh về lĩnh vực TN&MT.
• Trình Chủ tịch UBND tỉnh dự thảo các văn bản quy định cụ thể về quan hệ
công tác giữa Sở với các cơ quan có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh.
• Hướng dẫn tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch,
kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và định mức kinh
tế - kỹ thuật trong lĩnh vực TN&MT; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về
lĩnh vực TN&MT trên địa bàn tỉnh.
(Nguồn: />2.3.4 Nhiệm vụ và quyền hạn của Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Đồng Tháp
• Chủ trì hoặc tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, chương

trình, kế hoạch, dự án, đề án về bảo vệ môi trường theo phân công của Giám đốc Sở;
tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch, dự án, đề
SVTH: LÊ GIA VI

6

GVHD: KS. HOÀNG THỊ MỸ HƯƠNG


Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Cao Lãnh – Đồng Tháp

án liên quan đến chức năng, nhiệm vụ đã được cấp có thẩm quyền ban hành, phê
duyệt;
• Tham mưu cho Giám đốc Sở hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện các
quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường quốc gia trong các hoạt động
sản xuất, kinh doanh và dịch vụ;
• Tham mưu cho Giám đốc Sở trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương việc tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược
và việc thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của
pháp luật; kiểm tra việc thực hiện các nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi
trường sau khi được phê duyệt và triển khai các dự án đầu tư;
• Điều tra, thống kê các nguồn thải, loại chất thải và lượng phát thải trên địa
bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; trình Giám đốc Sở hồ sơ đăng ký hành
nghề, cấp mã số quản lý chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật;
• Giúp Giám đốc Sở phát hiện và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý
các cơ sở gây ô nhiễm môi trường; trình Giám đốc Sở việc xác nhận các cơ sở gây ô
nhiễm môi đã hoàn thành việc xử lý triệt để ô nhiễm môi trường theo đề nghị của các
cơ sở đó;
• Đánh giá, cảnh báo và dự báo nguy cơ sự cố môi trường trên địa bàn tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương; điều tra, phát hiện và xác định khu vực bị ô nhiễm

môi trường, báo cáo và đề xuất với Giám đốc Sở các biện pháp ngăn ngừa, khắc phục
ô nhiễm, suy thoái và phục hồi môi trường;
• Giúp Giám đốc Sở xây dựng chương trình quan trắc môi trường, tổ chức
thực hiện quan trắc môi trường theo nội dung chương trình đã được phê duyệt hoặc
theo đặt hàng của tổ chức, cá nhân; xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường và xây
dựng quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương; theo dõi, kiểm tra kỹ thuật đối với hoạt động của mạng lưới quan
trắc môi trường ở địa phương;
• Tham mưu cho Giám đốc Sở hướng dẫn nghiệp vụ về quản lý môi trường
đối với Phòng TN&MT huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và cán bộ địa
chính - xây dựng xã, phường, thị trấn; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về
bảo vệ môi trường theo phân công của Giám đốc Sở;
• Theo dõi, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi
trường trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; phối hợp với Thanh tra Sở
trong việc thực hiện thanh tra, phát hiện các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường
trên địa bàn và đề nghị Giám đốc Sở xử lý theo thẩm quyền; tham gia giải quyết khiếu
nại, tố cáo, tranh chấp về môi trường theo phân công của Giám đốc Sở.
(Nguồn: />SVTH: LÊ GIA VI

7

GVHD: KS. HOÀNG THỊ MỸ HƯƠNG


Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Cao Lãnh – Đồng Tháp

Chương 3
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ CAO LÃNH
3.1 HIỆN TRẠNG NGUỒN NƯỚC MẶT

Với hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt của thành phố đây là nét đặc
trưng của ĐBSCL. Các con sông chảy qua thành phố là sông Tiền dài 20 km, các
tuyến sông Cao Lãnh có chiều dài 13,25 km, và sông Đình Trung dài 7,5 km.
Trong những năm qua, Sở TN&MT đã tiến hành quan trắc chất lượng nước
định kỳ ở nhiều nơi trong tỉnh cũng như thành phố. Năm 2008 tại thành phố đã quan
trắc chất lượng nước mặt tự nhiên tại 10 điểm, nước mặt vùng nuôi trồng thủy sản tại 2
điểm nhằm đánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn nước để kịp thời đưa ra những giải
pháp bảo vệ môi trường hữu hiệu góp phần vào phát triển bền vững của tỉnh.
3.1.1 Các nguồn gây ô nhiễm nước mặt tại thành phố
Nguồn gây ô nhiễm tầng nước mặt có thể do các nguyên nhân khác nhau bao
gồm các tác động do tự nhiên và tác động do con người.
™ Tác động do tự nhiên:
- Vào mùa lũ các con sông trong thành phố có nhiều phù sa bồi đắp làm cho
nguồn nước bị vẩn đục và nhiều cặn lơ lửng.
- Ngoài ra, nguồn nước trên sông Tiền bị ảnh hưởng của quá trình thay chua,
rửa phèn nên độ nhiễm chua và phèn trong nước tăng lên.
™ Tác động do con người:
- Hiện nay trên địa bàn thành phố chỉ ở những khu quy hoạch mới và cơ quan
hành chính là nơi sử dụng bể tự hoại đúng quy cách, một số hộ dân không xây bể tự
hoại hoặc không đấu nối với cống thoát nước. Toàn bộ nước thải sinh hoạt sau khi qua
bể tự hoạt sẽ đổ trực tiếp ra môi trường.
- Việc bảo vệ và khai thác cát không hợp lý tại các con sông.
- Tại các khu vực nuôi trồng thủy sản hầu hết đều chưa có hệ thống xử lý
nước thải và xả thải trực tiếp vào nguồn nước.
- Dân trí và nhận thức của người dân chưa cao, dẫn đến việc xả nước, rác thải
tùy tiện vào nguồn nước, nhất là khu vực dân cư sống gần sông rạch và các hộ dân
sinh sống ngày trên sông gây ảnh hưởng xấu đến môi trường
3.1.2 Tác hại của ô nhiễm nước mặt
Nước mặt có vai trò quan trọng trong đối với đời sống nhân dân, và mỹ quan
môi trường. Nguồn tài nguyên nước mặt của tỉnh Đồng Tháp rất dồi dào, là nguồn

nước cung cấp quý giá cho sinh hoạt đời sống của nhân dân và trong lĩnh vực sản xuất.
SVTH: Lê Gia Vi

8

GVHD: KS. HOÀNG THỊ MỸ HƯƠNG


Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Cao Lãnh – Đồng Tháp

Hiện nay các khu dân cư sống gần sông, rạch vẫn đang sử dụng nguồn nước
này. Do đó với tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt như hiện nay sẽ ảnh hưởng lớn đến
sức khỏe của người dân. Nước đang bị ô nhiễm do các chất hữu cơ và vi sinh có thể
gây các bệnh đường ruột cho con người và cả động vật.
Ngoài ra, nguồn nước mặt còn phục vụ cho thủy sản và tưới tiêu tại các khu vực
nông thôn. Trong thời gian sắp tới do hoạt động kinh tế đang có chiều hướng phát triển
mạnh kéo theo nhu cầu cung cấp nước cũng gia tăng. Nếu tình trạng ô nhiễm nước
ngày càng gia tăng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế của thành phố.
3.1.3 Hiện trạng nguồn nước mặt tự nhiên
Nước mặt giữ vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển con người cũng
như sự phát triển rầm rộ của KCN và quá trình đô thị hóa hiện nay đã làm cho nguồn
nước mặt của thành phố ngày càng ô nhiễm.
Từ kết quả quan trắc nước mặt tự nhiên vào năm 2007 và kết quả quan trắc
tháng 5,10 năm 2008 trong Phụ lục B, Bảng B – 1 và Bảng B – 2, ta có biểu đồ biểu
diễn các chỉ tiêu chất lượng nước như sau:
3.1.3.1 Chỉ tiêu BOD
BOD (mg/l)
37

40

32,5

35
30

29

27,5

32,5 34

32

33,5
28,5

24

25
20

Năm 2007

15

Năm 2008

10
5
0

Sông Cao
Lãnh

SVTH: LÊ GIA VI

Sông Tiền
(P6)

Sông Tiền
(P11)

Sông Cái Sao

9

Sông Cái
Sao Thượng

GVHD: KS. HOÀNG THỊ MỸ HƯƠNG


Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Cao Lãnh – Đồng Tháp

BOD (mg/l)
37,5

40
35

34


33

30

26,5

35

33

34
29,5

29,5

26

25
20

Năm 2007

15

Năm 2008

10
5
0

Sông Cái Sâu

Kênh Cái
Tôm

Rạch Bà Vại Kênh Rạch
Chanh

Rạch Cả
Kích

Biểu đồ 3.1: Biểu đồ diễn biến BOD trên các sông rạch TP.Cao Lãnh
năm 2007 – 2008
™ Nhận xét:
Từ Biểu đồ 3.1 cho thấy nồng độ BOD đo được ở các con sông qua mỗi năm
không có biến động lớn nhưng có xu hướng tăng nhẹ qua các năm.
Năm 2007, TP.Cao Lãnh chính thức được công nhận là thành phố trực thuộc
tỉnh Đồng Tháp, đồng thời các hoạt động kinh doanh sản xuất và dịch vụ đều gia tăng
làm cho các hoạt động xả thải cũng gia tăng đột ngột. Ý thức người dân cũng như sự
quan tâm của chính quyền về BVMT cũng chưa thực sự được đẩy mạnh. Trong năm
2007, nồng độ BOD cao hơn tiêu chuẩn quy định là TCVN 5942 – 1995 (cột A, <4
mg/l) gấp khoảng 7 – 9 lần, cao nhất tại sông Tiền (đoạn KCN Trần Quốc Toản) đạt 37
mg/l cao gấp 9,3 lần so với tiêu chuẩn, thấp nhất là ở sông Cao Lãnh đạt 27,5 mg/l cao
gấp 6,9 lần so với tiêu chuẩn.
Năm 2008, nồng độ BOD ở các con sông có xu hướng giảm đáng kể chỉ còn
gấp 6 – 8 lần so với tiêu chuẩn quy định. Nồng độ BOD ở rạch Bà Vại và sông Cái Sao
có tăng với mức độ nhẹ, đây là khu vực hoạt động buôn bán và là chợ của Xã Mỹ Tân
nên không thể tránh khỏi tình trạng ô nhiễm tăng theo sự phát triển gia tăng của chợ.
Do năm 2008 các hoạt động đã đi vào ổn định, cùng với sự quan tâm của chính quyền
và các công tác thực hiện bảo vệ môi trường cũng thực sự được thúc đẩy mạnh. Ý thức

người dân và các cơ sở sản xuất cũng được nâng cao, do đó hiện trạng môi trường của
thành phố trong năm 2008 cũng được cải thiện.
Nhìn chung nồng BOD qua các năm có tăng, tuy tăng không đáng kể nhưng tất
cả đều vượt TCVN 5942 – 1995 (cột A) gấp nhiều lần. Đây là một dấu hiệu đáng quan
tâm.

SVTH: Lê Gia Vi

10

GVHD: KS. HOÀNG THỊ MỸ HƯƠNG


Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Cao Lãnh – Đồng Tháp

3.1.3.2 Chỉ tiêu COD
COD (mg/l)
60

52

50

45,5

39,5

40

44 45,5


42

37,5

48,5
37

32,5

30

Năm 2007

20

Năm 2008

10
0
Sông Cao
Lãnh

Sông Tiền
(P6)

Sông Tiền Sông Cái Sao Sông Cái
(P11)
Sao Thượng


COD (mg/l)
60
49

50

46

40

34,5

45

46,5

47

44,5

38,5

35,5

37,5
Năm 2007

30

Năm 2008


20
10
0
Sông Cái Sâu

Kênh Cái
Tôm

Rạch Bà Vại Kênh Rạch
Chanh

Rạch Cả
Kích

Biểu đồ 3.2: Biểu đồ diễn biến COD trên các sông rạch TP.Cao Lãnh
năm 2007 – 2008
™ Nhận xét:
Vào năm 2007, nồng độ COD dao động từ 39,5 – 52 mg/l, cao gấp 4 – 5 lần so
với TCVN 5942 – 1995 (cột A, < 10 mg/l). Nồng độ COD cao nhất ở sông Tiền (đoạn
KCN Trần Quốc Toản) đạt 52 mg/l cao gấp 5,2 lần so với tiêu chuẩn. Và thấp nhất ở
sông Cao Lãnh đạt 39,5 mg/l cao hơn tiêu chuẩn quy định 3,95 lần.
Năm 2008, nồng độ COD giảm theo chiều hướng có lợi cho môi trường, tuy
nhiên nồng độ COD vẫn còn rất cao, dao động từ 32,5 – 49 mg/l. Riêng tại sông Cái
Sao, COD tăng nhẹ từ 44 mg/l (năm 2007) đến 45,5 mg/l (năm 2008). Trong năm
2008, nồng độ COD cao nhất tại rạch Bà Vại, và thấp nhất tại sông Cao Lãnh.

SVTH: LÊ GIA VI

11


GVHD: KS. HOÀNG THỊ MỸ HƯƠNG


Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Cao Lãnh – Đồng Tháp

Nhìn chung nồng độ COD tại các điểm quan trắc hầu hết đều vượt chuẩn TCVN
5942 – 1995 (cột A, < 10 mg/l) gấp nhiều lần.
So sánh giữa các năm cho thấy nồng độ COD tại năm 2008 có chiều hướng
giảm đáng kể, có lợi cho môi trường. Tuy nhiên nồng độ COD vẫn ở mức rất cao, cho
thấy mức độ ô nhiễm của nguồn nước mặt đang ở tình trạng báo động. Do đó, thành
phố cần tiếp tục thực hiện các công tác bảo vệ môi trường một cách triệt để và có hiệu
quả. Đặc biệt là cần nâng cao trình độ của đội ngũ quản lý và ý thức của người dân.
3.1.3.3 Chỉ tiêu SS
SS (mg/l)
200
180
160
140
120
100
80
60
40
20
0

185
150,5
135

109 112,5

113

106

95,5
85

Năm 2007
Năm 2008

46

Sông Cao
Lãnh

Sông Tiền
(P6)

Sông Tiền
(P11)

Sông Cái Sao

Sông Cái
Sao Thượng

SS (mg/l)
140


120

112

120

121,5

117

120,5 120

112

100
80
60

45,5

58

51

Năm 2007
Năm 2008

40
20

0
Sông Cái Sâu

Kênh Cái
Tôm

Rạch Bà Vại

Kênh Rạch
Chanh

Rạch Cả Kích

Biểu đồ 3.3: Biểu đồ diễn biến SS trên các sông rạch TP.Cao Lãnh năm 2007 – 2008
™ Nhận xét:
Biểu đồ 3.3 cho thấy vào năm 2007 hàm lượng SS tại các điểm quan trắc trên
các con sông, rạch này đều vượt TCVN 5942 – 1995 (cột A, 20 mg/l) nhiều lần. Cụ
thể, nồng độ SS tại các con sông dao động từ 45,5 – 120,5 mg/l cao hơn tiêu chuẩn
SVTH: LÊ GIA VI

12

GVHD: KS. HOÀNG THỊ MỸ HƯƠNG


Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Cao Lãnh – Đồng Tháp

quy định từ 2,5 đến 6 lần và thấp nhất tại kênh Cái Tôm và cao nhất tại rạch Cả Kích.
Tại các con sông khác đều bị ô nhiễm chỉ tiêu cặn lơ lửng.
Năm 2008, hàm lượng SS tăng đột biến ở các con sông trong thành phố. Tại

rạch Cả Kích hàm lượng SS có giảm nhưng không đáng kể. Tại sông Cái Sâu hàm
lượng SS không đổi so với năm 2007, các con sông còn lại hầu hết đều gia tăng từ 2 –
3 lần so với năm 2007, và cao gấp 5 – 6 lần so với TCVN 5942 – 1995 (cột A, 20
mg/l). Trong đó cao nhất là tại sông Cao Lãnh, hàm lượng SS lên đến 185 mg/l, kế tiếp
là sông Cái Sao đạt 150,5 mg/l, thấp nhất tại sông Cái Sâu đạt 112 mg/l nhưng vẫn cao
hơn tiêu chuẩn qui định 5,6 lần. Đây là vấn đề cần được quan tâm vì hàm lượng SS cao
sẽ ảnh hưởng đến mỹ quan của nguồn nước và có thể ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống
cấp nước sinh hoạt, và làm tắt nghẽn đường ống cấp nước.
3.1.3.4 Chỉ tiêu Coliform
Coliform (MPN/100ml)
80000
70000
60000

67000

65500

60500

50000
40000
30000
20000

19500

13200

13000


11700

10000

24000

24000

24000

5000

TC
V

N

N
M
10
59
42
-1
99
5
(A
)

M

9
N

M
8
N

M
7
N

M
6
N

M
5
N

M
4
N

M
3
N

M
2
N


N

M
1

0

Biểu đồ 3.4: Biểu đồ diễn biến Coliform trên các con sông rạch TP.Cao Lãnh
năm 2008
™ Nhận xét:
So với TCVN 5942 – 1995 (cột A là 5x103 MPN/100ml), mật độ Coliform tại
tất cả các con sông, rạch thuộc TP.Cao Lãnh đều vượt chuẩn. Mật độ trung bình tính
cho tất cả các con sông, rạch khoảng 32x103 MPN/100ml, cao gấp khoảng 6,4 lần so
với tiêu chuẩn.
Trong đó, tại một số con sông có mật độ Coliform rất cao, cụ thể là sông Cái
Sao: 60,5x103 MPN/100ml, sông Cái Tôm:65,5x103 MPN/100ml và rạch Bà Vạt:
67x103 MPN/100ml, cao gấp 12 – 14 lần tiêu chuẩn.
Nhìn chung mật độ Coliform tại điểm quan trắc của các con sông, rạch đều bị ô
nhiễm nặng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người dân tại thành phố.

SVTH: LÊ GIA VI

13

GVHD: KS. HOÀNG THỊ MỸ HƯƠNG


Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Cao Lãnh – Đồng Tháp


3.1.4 Hiện trạng nguồn nước mặt vùng nuôi thủy sản
Năm 2007, diện tích mặt nước sử dụng để nuôi trồng thủy sản là 71 ha, chiếm
6,64 % trên tổng diện tích tự nhiên của thành phố. Sản lượng nuôi trồng lên đến 6.001
tấn chủ yếu là cá, và sản lượng khai thác trong năm là 348 tấn.
Cũng trong năm 2007, Sở TN&MT đã tiến hành quan trắc tại 2 điểm thuộc khu
vực nuôi trồng thủy sản, kết quả quan trắc được trình bày trong Phụ lục B, Bảng B – 3
và Bảng B – 4. Dựa trên kết quả quan trắc ta có biểu đồ biểu diễn các chỉ tiêu chất
lượng nước mặt vùng nuôi trồng thủy sản như sau:
3.1.4.1 Chỉ tiêu BOD
COD (mg/l)
35
34
33
32
31
30
29
28
27

34,5
33,5
31,5

Năm 2007

30

Rạch Khém Bần
xã Tịnh Thới


Năm 2008

Bãi bồi, xã Tân
Thuận Tây

Biều đồ 3.5: Biểu đồ diễn biến BOD tại các điểm nuôi trồng thủy sản TP.Cao Lãnh
năm 2007 – 2008
™ Nhận xét:
Qua Biểu đồ 3.5 cho thấy nồng độ BOD năm 2007 của vùng nuôi trồng thủy
sản tại rạch Khém Bần, xã Tịnh Thới và vùng nuôi trồng thủy sản tại bãi bồi xã Tân
Thuận Tây đều rất cao gấp từ 7 – 8 lần TCVN 5942 – 1995 (cột A, < 4 mg/l), và cũng
vượt trên tiêu chuẩn cột B (<25 mg/l) từ 1,2 đến 1,4 lần.
Năm 2008, nồng độ BOD tại 2 điểm quan trắc trên đều có xu hướng gia tăng,
nhưng không đáng kể. Tuy nhiên cả 2 điểm quan trắc trên đều vượt TCVN 5942 –
1995 (cột A, < 4 mg/l) từ 8 – 10 lần, và vượt cả cột B (< 25 mg/l) từ 1,4 – 1,7 lần.

SVTH: LÊ GIA VI

14

GVHD: KS. HOÀNG THỊ MỸ HƯƠNG


×