LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu
của riêng nghiên cứu sinh. Các số liệu, kết quả trình
bày trong luận án là trung thực, có nguồn gốc xuất xứ
rõ ràng, không trùng lặp với các công trình khoa học
đã được công bố.
Tác giả luận án
Hoàng Văn Vân
1
MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU
Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1.
Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án
1.2.
Khái quát kết quả các công trình khoa học đã được công bố
và những vấn đề đặt ra luận án tập trung giải quyết
Chƣơng 2 CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ
TỈNH NGHỆ AN VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ
TRỊ DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG (1996 - 2005)
2.1.
Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Nghệ
An về bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng
2.2.
Chủ trương Đảng bộ tỉnh Nghệ An về bảo tồn và phát huy
giá trị các di tích lịch sử cách mạng (1996 - 2005)
2.3.
Đảng bộ tỉnh Nghệ An chỉ đạo bảo tồn và phát huy giá trị di
tích lịch sử cách mạng (1996 - 2005)
Chƣơng 3 ĐẢNG BỘ TỈNH NGHỆ AN LÃNH ĐẠO BẢO TỒN VÀ
PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH
MẠNG (2006 - 2015)
3.1.
Những yếu tố mới tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Nghệ
An về bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng
3.2.
Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Nghệ An về bảo tồn và phát
huy giá trị di tích lịch sử cách mạng (2006 - 2015)
3.3.
Đảng bộ tỉnh Nghệ An chỉ đạo bảo tồn và phát huy giá trị di
tích lịch sử cách mạng (2006 - 2015)
Chƣơng 4 NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM
4.1.
Nhận xét sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Nghệ An về bảo tồn
và phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng (1996 - 2015)
4.2.
Kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo bảo
tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng (1996 - 2015)
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƢỢC
CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
5
12
12
28
32
32
49
58
73
73
82
90
115
115
139
159
162
163
180
2
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết đầy đủ
Chữ viết tắt
1
Ban Chấp hành Trung ương
BCHTW
2
Ban Thường vụ
BTV
3
Chủ nghĩa xã hội
CNXH
4
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CNH, HĐH
5
Di tích lịch sử
DTLS
6
Di tích lịch sử văn hóa
DTLSVH
7
Di tích lịch sử cách mạng
DTLSCM
8
Di sản văn hóa
DSVH
9
Đảng Cộng sản Việt Nam
ĐCSVN
10
Kinh tế - xã hội
KT - XH
11
Ủy ban nhân dân
UBND
TT
3
5
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài luận án
Di tích lịch sử cách mạng là một bộ phận cấu thành hệ thống các
DSVH, nơi lưu dấu ấn những giá trị truyền thống cách mạng vẻ vang của
Đảng, của đất nước và con người Việt Nam; thể hiện một cách sinh động
về các sự kiện cách mạng, nhân cách và vai trò của các anh hùng dân tộc,
danh nhân của đất nước; góp phần tô điểm, làm sáng lên truyền thống yêu
nước, dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. DTLSCM là minh
chứng sinh động và sâu sắc về lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ
Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN.
Bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM có vai trò quan trọng trong
xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Nghị quyết Hội
nghị lần thứ năm BCHTW Đảng khóa VIII xác định: “phải hết sức coi
trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống (bác
học và dân gian), văn hóa cách mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi
vật thể” [9, tr.60]. Bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM góp phần
tuyên truyền, giáo dục về truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, truyền
thống yêu nước, dựng nước đi đôi với giữ nước của dân tộc. Hệ thống
DTLSCM là nguồn lực cho phát triển KT - XH; nếu được khai thác, sử dụng
hiệu quả, hợp lý sẽ góp phần không nhỏ cho phát triển kinh tế đất nước. Đây
là yêu cầu cấp thiết khi đất nước cần phát huy tối đa nội lực để phát triển.
Nghệ An là một trong những tỉnh in đậm dấu ấn văn hoá - lịch sử của đất
nước trong suốt cả quá trình dựng nước và giữ nước. Trên địa bàn tỉnh Nghệ An có
nhiều loại hình di tích như: DTLSVH, DTLSCM, di tích kiến trúc nghệ thuật. Đây
là những chứng cứ thể hiện cội nguồn, truyền thống và bản sắc văn hoá xứ Nghệ.
Trước năm 1996, trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 28 DTLSCM cấp quốc gia.
Các DTLSCM đã được Đảng bộ và nhân dân tỉnh Nghệ An bước đầu quan tâm
bảo tồn và phát huy giá trị. Hoạt động trùng tu, tôn tạo di tích diễn ra nhiều nơi,
5
6
do nhiều lực lượng tiến hành. Một số DTLSCM đã được đầu tư chống xuống
cấp, phục hồi, tôn tạo ở các mức độ và trình độ khác nhau. Tiêu biểu có các di
tích Tràng Kè, di tích nghĩa trang liệt sỹ 12/9/1930... Hoạt động tri ân, tưởng
niệm, giáo dục truyền thống, nghiên cứu, học tập, tham quan ngoại khóa...
được tổ chức có nề nếp. Các DTLSCM đã và đang trở thành nguồn lực để phát
triển; là nhân tố quan trọng trong giáo dục truyền thống cách mạng, hình
thành và hoàn thiện nhân cách con người, góp phần xây dựng và phát triển
kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Nghệ An.
Tuy nhiên, nhiều DTLSCM đã và đang xuống cấp nghiêm trọng do tác
động của thời tiết, khí hậu, các biến cố lịch sử và sự xâm hại của con người;
hay trong quá trình tu bổ, tôn tạo lại xảy ra hư hỏng, thất lạc, mất mát và sai
lệch so với di tích gốc. Việc phát huy giá trị gặp nhiều khó khăn, hiệu quả
thấp, một số di tích vắng khách tham quan, thiếu người chăm sóc. Mức độ
xâm hại, lấn chiếm di tích ngày càng nghiêm trọng. Sự phát triển mạnh của
kinh tế thị trường, bên cạnh những mặt thuận lợi mang lại, vẫn còn có những
tác động tiêu cực đến việc bảo tồn DTLSCM như: mâu thuẫn giữa nhu cầu
khai thác nguyên vật liệu, xây dựng các công trình kinh tế, công trình dân
dụng, nhà ở… với yêu cầu bảo tồn nguyên vẹn di tích gốc.
Giá trị quan trọng của các DTLSCM trên địa bàn cả nước nói chung và
Nghệ An nói riêng còn là chứng tích, là vũ khí sắc bén trong cuộc đấu tranh
trên mặt trận tư tưởng lý luận hiện nay đối với các thế lực chống phá cách
mạng Việt Nam. Các thế lực phản cách mạng vẫn tìm mọi cách xuyên tạc,
bóp méo lịch sử; cố tình biện minh cho quá trình xâm lược phi nghĩa của thực
dân Pháp và đế quốc Mỹ đối với nước ta. Phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng
cũng như công lao và sự hy sinh lớn lao của các thế hệ cách mạng Việt Nam
trong cuộc đấu tranh giành độc lập, thống nhất nước nhà. Làm suy giảm niềm
tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, hướng thế hệ trẻ thờ ơ với giá
6
7
trị truyền thống oanh liệt của dân tộc, giá trị của độc lập tự do mà các thế hệ
cách mạng Việt Nam đã phải hy sinh xương máu mới giành lại được. Do vậy,
DTLSCM không chỉ có giá trị về lịch sử truyền thống mà còn góp phần quan
trọng trong cuộc đấu tranh trên mặt trận văn hóa, tư tưởng. Trước những vấn
đề đặt ra, đòi hỏi phải tăng cường bảo tồn và phát huy DTLSCM của tỉnh với
những chính sách và giải pháp phù hợp.
Qua quá trình tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
cho thấy, hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị DTLSVH nói chung và DTLSCM
nói riêng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, đội ngũ cán bộ lãnh đạo,
quản lý, cán bộ chuyên trách. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu về
bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ địa
phương theo chuyên ngành khoa học Lịch sử ĐCSVN. Đây vẫn là một “khoảng
trống” cần được nghiên cứu.
Từ những lý do trên, Tác giả chọn đề tài: “Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh
đạo bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng từ năm 1996 đến
năm 2015” làm luận án tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử ĐCSVN.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu:
Làm rõ sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Nghệ An về bảo tồn và phát huy
giá trị các DTLSCM từ năm 1996 đến năm 2015; đúc rút kinh nghiệm để
tham khảo, vận dụng vào hiện tại.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Trình bày, luận giải những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ
tỉnh Nghệ An về bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM (1996 - 2015).
- Hệ thống hóa và phân tích làm rõ chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh
Nghệ An về bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM từ năm 1996 đến năm 2015.
- Nhận xét, đúc rút những kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ tỉnh Nghệ An
lãnh đạo bảo tồn và phát huy giá trị DTLSCM giai đoạn 1996 - 2015.
7
8
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
Sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Nghệ An về bảo tồn và phát huy giá trị
các DTLSCM.
* Phạm vi nghiên cứu:
Di tích lịch sử cách mạng là những di tích thuộc loại hình di tích lịch sử
hoặc di tích lịch sử - kiến trúc nghệ thuật, nhưng giá trị nổi bật của chúng
được xác định bởi (các di tích đó) hoặc là: Công trình xây dựng, địa điểm gắn
với sự kiện lịch sử, văn hóa tiêu biểu của quốc gia và của địa phương dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, hoặc là công trình xây dựng, địa điểm
gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân, nhân vật lịch sử
có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của quốc gia hoặc địa phương trong các
thời kỳ lịch sử cách mạng, kháng chiến.
Di tích lịch sử cách mạng được chia thành 3 loại: di tích quốc gia đặc
biệt; di tích quốc gia; di tích cấp tỉnh, thành phố. Bảo tồn DTLSCM bao
gồm các hoạt động: bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích. Phát huy giá trị các
DTLSCM là hoạt động khai thác và sử dụng giá trị DTLSCM phục vụ cho
lợi ích của toàn xã hội; hướng vào việc khai thác các giá trị văn hóa yêu
nước, truyền thống chống giặc ngoại xâm vào xây dựng và phát triển kinh tế,
văn hóa, xã hội.
Nội dung: luận án nghiên cứu chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh
Nghệ An về bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM cấp Quốc gia từ năm 1996
đến năm 2015, không nghiên cứu đối với các di tích quốc gia đặc biệt. Khảo sát,
nghiên cứu đối với một số di tích quốc gia trọng điểm của tỉnh Nghệ An như: Khu
lưu niệm Phan Bội Châu, di tích Xô viết Nghệ Tĩnh; Khu lưu niệm Lê Hồng Phong,
Mộ và nhà thờ Hồ Tùng Mậu, Khu lưu niệm Phùng Chí Kiên, Nhà lưu niệm Phan
Đăng Lưu, di tích Truông Bồn, di tích Tràng Kè, đình Võ Liệt...
Không gian: Địa bàn tỉnh Nghệ An.
8
9
Thời gian: Từ 1996 đến năm 2015, có mở rộng nghiên cứu trước năm
1996 và sau năm 2015.
Tác giả đặt trọng tâm nghiên cứu trong giai đoạn từ 1996 đến năm 2015
vì đây là khoảng thời gian Đảng bộ tỉnh Nghệ An có sự quan tâm, chăm lo
nhiều hơn cho nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị DLSCM. Năm 1991, tỉnh
Nghệ An được tái lập, giai đoạn 1991 - 1995, UBND tỉnh Nghệ An tập trung
kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước, khắc phục những khó khăn trong phát
triển KT - XH, nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM chưa được
coi trọng đúng mức, nhiều di tích bị xuống cấp nghiêm trọng.
1, Mốc mở đầu để nghiên cứu là năm 1996, năm Đảng bộ tỉnh Nghệ An
tiến hành Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XIV (nhiệm kỳ 1996
- 2000), Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XIV đánh
dấu sự quan tâm nhiều hơn của Đảng bộ đến nhiệm vụ bảo tồn và phát huy
giá trị các DTLSVH nói chung và DTLSCM nói riêng.
2, Phân kỳ lịch sử 2 giai đoạn nghiên cứu là 1996 - 2005 và 2006 2015; vì đến thời điểm 2005, Đảng bộ tỉnh Nghệ An đã có chủ trương và sự
chỉ đạo khắc phục sự xuống cấp của một số DTLSCM quan trọng, quan tâm
đầu tư bảo tồn và phát huy giá trị một số DTLSCM trọng điểm phục vụ cho
năm du lịch Nghệ An 2005. Từ năm 2006, Đảng bộ tỉnh Nghệ An có sự điều
chỉnh về chủ trương và chỉ đạo về bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM
gắn liền với Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XVI (Năm 2006).
3, Mốc thời gian kết thúc để nghiên cứu luận án là năm 2015; Đây là
thời điểm kết thúc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần
thứ XVII (năm 2015), Theo đánh giá của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh
Nghệ An lần thứ XVIII, nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM
cấp quốc gia trọng điểm trên địa bàn tỉnh đạt được nhiều thành tựu quan
trọng, các di tích tiêu biểu được đầu tư bảo tồn, tôn tạo bằng việc thành lập và
thực hiện dự án. Hoạt động phát huy giá trị DTLSCM trong giáo dục truyền
thống cách mạng, phát triển văn hóa, gắn bảo tồn di tích với phát triển du lịch
đạt được những kết quả nhất định.
9
10
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phƣơng pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận:
Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh; chủ trương của ĐCSVN về bảo tồn và phát huy giá trị DSVH;
bảo tồn và phát huy giá trị DTLSVH và DTLSCM.
* Cơ sở thực tiễn:
Luận án nghiên cứu trên cơ sở thực tiễn hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh
Nghệ An về bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM. Khai thác, sử dụng các tài liệu
phản ánh sự lãnh đạo của Đảng, Đảng bộ tỉnh Nghệ An; các văn kiện của Tỉnh ủy,
BTV Tỉnh ủy, UBND tỉnh Nghệ An về bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM được
lưu trữ tại phòng Lưu trữ Tỉnh ủy, kho Văn thư - lưu trữ của UBND tỉnh; các báo cáo
tổng kết của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ban Quản lý di tích và danh thắng Nghệ
An về bảo tồn và phát huy giá trị di tích và danh thắng trên địa bàn tỉnh.
* Phương pháp nghiên cứu:
Tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp chuyên ngành và liên
ngành, trong đó sử dụng chủ yếu phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic.
Ngoài ra còn sử dụng một số phương pháp như: phương pháp tổng hợp,
phương pháp thống kê, phương pháp phân kỳ, phương pháp so sánh, phương
pháp khảo sát thực tiễn và phương pháp chuyên gia.
5. Những đóng góp mới của luận án
Luận án đã tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
Hệ thống, khái quát hóa, phân tích làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo của
Đảng bộ tỉnh Nghệ An về bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM từ năm
1996 đến năm 2015.
Đưa ra nhận xét về quá trình Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo bảo tồn và phát
huy giá trị các DTLSCM (1996 - 2015) trên hai bình diện ưu điểm và hạn chế; làm rõ
nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế đó.
Đúc rút những kinh nghiệm có thể tham khảo, vận dụng vào lãnh đạo bảo
tồn và phát huy giá trị các DTLSCM hiện nay.
10
11
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
* Ý nghĩa lý luận:
Luận án góp phần tổng kết lý luận, thực tiễn quá trình Đảng bộ tỉnh Nghệ An
lãnh đạo bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
* Ý nghĩa thực tiễn:
- Những kinh nghiệm rút ra trong luận án có giá trị tham khảo, vận dụng
trong lãnh đạo bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM của đảng bộ địa phương.
- Luận án góp phần bổ sung vào lịch sử Đảng bộ tỉnh Nghệ An trên lĩnh
vực văn hóa; là nguồn tư liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu, giảng dạy Lịch
sử ĐCSVN và Lịch sử đảng bộ địa phương.
7. Kết cấu của luận án
Luận án bao gồm: Mở đầu, 4 chương (10 tiết), Kết luận, Danh mục các
công trình của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài luận án, Danh mục tài
liệu tham khảo và Phụ lục.
11
12
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về bảo tồn và phát huy giá trị các di
tích lịch sử văn hóa
Các tác giả Nguyễn Đăng Duy, Trịnh Minh Đức (1993), Bảo tồn di tích
lịch sử - văn hoá [26]. Công trình này đi sâu trình bày về vị trí, tầm quan trọng của
các DTLSVH. Các di tích được coi là tài sản quý của quốc gia, là bộ phận di sản
vật thể có vai trò quan trọng trong bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng nền
văn hóa mới. Nêu lên thực trạng bảo tồn và khai thác các DTLSVH; trên cơ sở đó
đề xuất những giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị một số DTLSVH tiêu biểu
như: Văn miếu Quốc Tử Giám, Phủ Chủ tịch... theo hướng bảo tồn để phát triển.
Tác giả Đặng Việt Thủy (Chủ biên), (1996), Di tích lịch sử văn hóa nổi
tiếng ở Việt Nam [124]. Tác giả Dương Văn Sáu (2000) Di tích lịch sử - văn
hóa, danh lam thắng cảnh Việt Nam [96]. Các tác giả trình bày khái niệm và
phân loại các DTLSVH, danh thắng của Việt Nam. Giới thiệu về lịch sử hình
thành và những nét cơ bản về công trình kiến trúc của một số DTLSVH, danh
thắng tiêu biểu như: Khu di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám, Nghĩa trang
Trường Sơn, đền Ngọc Sơn - Hoàn Kiếm, tháp Po Klong Garai... Ở địa phương
nào cũng có những di tích biểu tượng cho tinh thần yêu nước, bản lĩnh kiên
cường của người Việt Nam, nền văn hóa giàu bản sắc của các dân tộc. Các tác
giả đã giới thiệu về cụm di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nghệ An và Khu lưu
niệm Phan Bội Châu ở thị trấn Nam Đàn - Nghệ An. Tuy nhiên, mới chỉ giới
thiệu sơ bộ về địa điểm và hiện trạng một số công trình chính của các di tích.
Tác giả Hoàng Thanh Hải (1999), Sử dụng di tích lịch sử trong dạy học
lịch sử dân tộc ở các trường trung học cơ sở [57]. Trong công trình này tác
giả tập trung luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn về việc sử dụng các
12
13
DTLS trong dạy học lịch sử dân tộc ở các trường trung học cơ sở; mối quan
hệ giữa các DTLS với nội dung, chương trình lịch sử dân tộc ở các trường
trung học cơ sở. Đề xuất những hình thức và phương pháp sử dụng các DTLS
trong dạy học lịch sử dân tộc ở các trường trung học cơ sở.
Tác giả Từ Mạnh Lương (2003), nghiên cứu về Một số chính sách và giải
pháp kinh tế - xã hội chủ yếu nhằm bảo tồn, tôn tạo và nâng cao hiệu quả khai
thác di tích lịch sử văn hóa của dân tộc giai đoạn phát triển mới của đất nước
[87]. Tác giả trình bày những vấn đề lý luận và thực tiễn về các chính sách, giải
pháp KT - XH trong bảo tồn, tôn tạo và nâng cao hiệu quả khai thác các DTLSVH.
Nêu lên thực trạng về một số chính sách và giải pháp KT - XH chủ yếu để bảo tồn,
tôn tạo, nâng cao hiệu quả khai thác các DTLSVH ở Việt Nam. Đưa ra một số
chính sách và giải pháp KT - XH chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả bảo tồn, tôn tạo
và khai thác DTLSVH trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Tác giả Đinh Trung Kiên (2003), “Di tích lịch sử và tư liệu lịch sử với
việc phát triển du lịch Việt Nam” [79]. Tác giả chỉ rõ: DTLS và tư liệu lịch sử
là nguồn tài nguyên du lịch sẵn có và hấp dẫn trong phát triển du lịch. Đưa ra
một số biện pháp khai thác hiệu quả DTLS và tư liệu lịch sử cho phát triển
kinh tế du lịch Việt Nam. Cùng nghiên cứu về vai trò của di tích trong phát
triển du lịch, tác giả Nguyễn Văn Đức (2013) với đề tài: Tổ chức các hoạt
động du lịch tại một số di tích lịch sử văn hóa quốc gia của Hà Nội theo
hướng phát triển bền vững [53]. Công trình đã làm rõ cơ sở khoa học tổ chức
các hoạt động du lịch tại các khu DTLSVH; trình bày thực trạng tổ chức các
hoạt động du lịch tại một số DTLSVH quốc gia của Hà Nội; đi sâu khảo sát
tại: đền Ngọc Sơn, Văn miếu Quốc tử giám, thành Cổ Loa. Tác giả nêu lên
bốn quan điểm vừa bảo tồn vừa khai thác bền vững các di tích: Bảo tồn và
phát huy giá trị của DTLS phải bảo đảm tính trung thực lịch sử hình thành di
tích, không được làm sai lệch các giá trị và đặc điểm vốn có của di tích, phải
giữ nguyên tính nguyên gốc của di tích; khai thác các DTLSVH phải nhằm
13
14
phát huy giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể đối với phát triển KT - XH của
địa phương, của các ngành kinh tế; tạo lập sự hài hòa giữa phát triển kinh tế,
quá trình đô thị hóa với bảo vệ các di tích, ngăn chặn tình trạng xâm chiếm
đất đai và xây dựng các công trình không phù hợp trong khu vực bảo vệ di
tích; nâng cao vai trò quản lý nhà nước, thực hiện xã hội hóa hoạt động bảo
tồn và phát huy giá trị các di tích. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất các giải pháp
hoàn thiện tổ chức các hoạt động du lịch tại một số điểm DTLS tiêu biểu trên
địa bàn thành phố Hà Nội.
Tác giả Khoa Thị Khánh Chi (2010), nghiên cứu về Vi phạm di tích lịch
sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh - thực trạng và giải pháp [21]. Công trình này
đã trình bày khái quát chung về DTLSVH và danh lam thắng cảnh; nêu lên thực
trạng những vi phạm di tích, danh thắng trên địa bàn cả nước nói chung và một
số di tích tiêu biểu tại một số địa phương như: chùa Phước Điền (chùa Hang) An Giang; đền Độc Cước - Thanh Hóa; Mộ và đền thờ Trần Quý Khoáng Nghệ An; núi Tam Thanh và núi Nàng Tô Thị - Lạng Sơn... Chỉ rõ nguyên nhân
của những vi phạm trên. Qua đó, tác giả đưa ra 12 giải pháp nhằm hạn chế tối
đa tình trạng vi phạm các di tích, danh thắng; nâng cao hiệu quả quản lý và bảo
vệ DTLSVH, danh lam thắng cảnh ở nước ta trong thời gian tới. Các tác giả
Quốc Hiệp, Thu Hằng (2013) nghiên cứu “Về tình hình vi phạm và xử lý vi
phạm trong hoạt động quản lý, tu bổ, tôn tạo di tích thời gian qua” [61]. Các tác
giả chỉ rõ: “Việc quản lý hoạt động bảo tồn di tích tại một số địa phương chưa
chặt chẽ, một số nơi để xảy ra hiện tượng tự ý tu bổ hoặc sơn thếp di tích, di
vật; không tuân thủ các quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng và tu bổ di
tích; đưa đồ thờ tự không phù hợp vào di tích…, làm ảnh hưởng đến việc giữ
gìn yếu tố gốc và tính chất văn hóa tâm linh của di tích” [61, tr.42]. Công trình
đã làm rõ một số vi phạm thường xảy ra trong bảo tồn di tích như: xâm phạm
khu vực khoanh vùng bảo vệ và giải tỏa trong khu vực di tích; sai phạm trong tu
bổ, quản lý các hoạt động văn hoá, lễ hội tại các di tích. Chỉ ra nguyên nhân của
14
15
những vi phạm trên. Đề xuất một số giải pháp chủ yếu khắc phục và xử lý vi
phạm trong hoạt động quản lý, tu bổ, tôn tạo di tích.
Tác giả Nguyễn Thịnh (2012), Di sản văn hóa Việt Nam, bản sắc và
những vấn đề về quản lý, bảo tồn [116]. Nguyễn Đình Thanh, Lê Thị Minh Lý
(2008), Di sản văn hóa bảo tồn và phát triển [111]. Các tác giả tập trung luận giải
khái niệm về DSVH và bản sắc riêng có của nó; nêu lên chức năng và phân loại
các DSVH. Có sự tham khảo một số kinh nghiệm bảo tồn DSVH ở nước ngoài và
đề xuất phương hướng, giải pháp trong quản lý và bảo tồn các DSVH ở Việt Nam.
Nghiên cứu của Ngô Thị Ngà (2013), về “Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh
đạo công tác bảo tồn và phát huy di tích lịch sử văn hóa từ năm 2001 đến năm
2010” [89]. Tác giả nêu lên thực trạng công tác bảo tồn, tôn tạo DTLSVH ở tỉnh
Thái Nguyên trước năm 2001. Hệ thống hóa chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng
bộ tỉnh Thái Nguyên về bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSVH (2001 - 2010).
Nhận xét, rút ra một số kinh nghiệm chủ yếu trong lãnh đạo, chỉ đạo và đề xuất
một số kiến nghị về công tác bảo tồn và phát huy DTLSVH trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên trong thời gian tới. Tuy nhiên, Thái Nguyên là tỉnh có số lượng di
tích khá lớn với hơn 700 DTLSVH, trong nghiên cứu tác giả có đề cập đến một
số DTLSCM tiêu biểu trên địa bàn tỉnh nhưng chưa đi sâu nghiên cứu về bảo tồn
và phát huy giá trị các DTLSCM.
Nghiên cứu về bảo tồn di tích bằng hình thức bảo tàng, tác giả Nguyễn Thu
Trang (2013) trong bài “Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa bằng hình thức bảo
tàng hóa di sản văn hóa” [152]; tác giả Nguyễn Thịnh (2014), Bảo tàng hóa di tích
[117]. Các tác giả luận giải về hình thức bảo tàng hóa trong bảo tồn và phát huy
giá trị DSVH. Theo tác giả Nguyễn Thu Trang:
Bảo tàng hóa DSVH theo nghĩa rộng là phương pháp tối ưu và hiện
đại nhằm bảo tồn và phát huy DSVH trực tiếp tại điểm di sản tồn
tại, ngay trong môi trường sinh thái nhân văn nơi di sản được sáng
tạo ra, hiện đang tồn tại và gắn bó mật thiết với đời sống thường
15
Luận án đủ ở file: Luận án full