Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Thực hiện quy trình phòng và trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại chăn nuôi Ngô Hồng Gấm 2 Hiệp Hòa Bắc Giang (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (935.66 KB, 61 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------

HỨA THỊ THUẦN
Tên đề tài:
THỰC HIỆN QUY TRÌNH PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH CHO LỢN NÁI
SINH SẢN VÀ LỢN CON THEO MẸ TẠI TRẠI CHĂN NUÔI NGÔ
HỒNG GẤM 2, HIỆP HÒA, BẮC GIANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chuyên ngành:

Thú y

Khoa:

Chăn nuôi Thú y

Khóa học:

2013 – 2017

Thái Nguyên - năm 2017



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------

HỨA THỊ THUẦN
Tên đề tài:
THỰC HIỆN QUY TRÌNH PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH CHO LỢN NÁI
SINH SẢN VÀ LỢN CON THEO MẸ TẠI TRẠI CHĂN NUÔI NGÔ
HỒNG GẤM 2, HIỆP HÒA, BẮC GIANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chuyên ngành:

Thú y

Lớp:

TYK45 N02

Khoa:

Chăn nuôi Thú y

Khóa học:


2013 – 2017

Giảng viên hƣớng dẫn: TS. Trần Văn Thăng

Thái Nguyên - năm 2017


i
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập tại trường cũng như thời gian thực tập tốt
nghiệp tại cơ sở, em đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo hướng
dẫn, các thầy cô giáo trong khoa Chăn nuôi Thú y, trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên và sự giúp đỡ của trại lợn nái ngoại ở huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc
Giang. Đến nay em đã hoàn thành chương trình học tập và thực tập
tốt nghiệp.
Nhân dịp này em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: Ban Giám hiệu,
toàn thể các thầy cô giáo khoa Chăn nuôi Thú y trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên, đặc biệt là thầy giáo TS. Trần Văn Thăng đã luôn động viên giúp
đỡ và chỉ bảo tận tình cho em trong suốt quá trình thực hiê ̣n và hoàn thành
khoá luận.
Em xin trân tro ̣ng c ảm ơn: Toàn thể công nhân viên tr ại lợn Ngô Hồng
Gấm 2 ở huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang cùng gia đình, bạn bè đã hết lòng
quan tâm hỗ trợ, động viên và t ạo điều kiện thuận lợi cho em thực hiện tốt
khóa luận này.
Dù đã cố gắng rất nhiều, xong khóa luận của em không thể tránh khỏi
những thiếu sót và hạn chế. Kính mong nhận được sự chia sẻ và những ý kiến
đóng góp quý báu của thầy cô và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2017
Sinh viên


Hứa Thị Thuần


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Kết quả sản xuất kinh doanh của trại trong 3 năm 2015 – 2017 ....... 8
Bảng 2.2. Một số tiêu chí phân biệt các thể viêm tử cung ............................... 11
Bảng 3.1. Lịch phun thuốc sát trùng của trại ................................................... 29
Bảng 3.2. Lịch phòng vaccine của trại lợn nái................................................. 30
Bảng 4.1. Kết quả phòng bệnh bằng phương pháp vệ sinh, sát trùng tại trại .. 37
Bảng 4.2. Kết quả phòng bệnh bằng tiêm vaccine ........................................... 38
Bảng 4.3. Tỷ lệ mắc các bệnh sinh sản của đàn lợn nái tại trại ....................... 39
Bảng 4.4. Tỷ lệ mắc bệnh của đàn lợn con tại trại ........................................... 40
Bảng 4.5. Kết quả điều trị các bệnh sinh sản của lợn nái tại trại ..................... 43
Bảng 4.6. Kết quả điều trị các bệnh ở lợn con tại trại...................................... 44
Bảng 4.7. Kết quả thực hiện các công tác khác tại trại .................................... 45


iii

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Nghĩa của từ

CS


: Cộng sự

FSH

: Folliculo Stimulin Hormone

LH

: Luteinizing Hormone

LMLM

: Lở mồm long móng

NLTĐ

: Năng lượng trao đổi

NXB

: Nhà xuất bản

PGF2α

: Prostglandin F 2 alpha

STT

: Số thứ tự


TT

: Thể trọng


iv

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................... ii
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT........................................ iii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iv
Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề.................................................................................................... 1
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài ................................................................... 1
1.2.1. Mục đích của đề tài .................................................................................. 1
1.2.2. Yêu cầu của đề tài .................................................................................... 2
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 3
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập ....................................................................... 3
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, cơ sở vật chất của cơ sở nơi thực tập ....................... 3
2.1.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 3
2.1.1.2. Điều kiện địa hình, đất đai .................................................................... 3
2.1.1.3. Điều kiện khí hậu và thời tiết ................................................................ 3
2.1.1.4. Điều kiện giao thông ............................................................................. 4
2.1.1.5. Cơ sở vật chất của cơ sở nơi thực tập ................................................... 5
2.1.2. Đối tượng và các kết quả sản xuất của cơ sở trong 3 năm 2015-2017 .... 7
2.1.2.1. Đối tượng sản xuất kinh doanh của trại: ............................................... 7
2.1.2.2. Kết quả sản xuất kinh doanh của trại trong 3 năm 2015 – 2017 .......... 8

2.2. Tổng quan tài liệu về những kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước....... 8
2.2.1. Những bệnh thường gặp ở lợn nái sinh sản ............................................. 8
2.2.1.1. Viêm tử cung ......................................................................................... 8
2.2.1.2. Hiện tượng đẻ khó ............................................................................... 13
2.2.1.3. Viêm vú ............................................................................................... 15


v

2.2.1.4. Bệnh sảy thai ....................................................................................... 17
2.2.1.5. Bệnh sót, sát nhau ............................................................................... 18
2.2.2. Những bệnh thường gặp ở lợn con theo mẹ ........................................... 20
2.2.2.1. Bệnh phân trắng lợn con ..................................................................... 20
2.2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ............................................ 23
2.2.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước........................................................ 23
2.2.3.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ....................................................... 25
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 27
3.1. Đối tượng thực hiện .................................................................................. 27
3.2. Địa điểm và thời gian thực tập .................................................................. 27
3.3. Nội dung tiến hành .................................................................................... 27
3.4. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp thực hiện ....................................... 27
3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi............................................................................... 27
3.4.2. Phương pháp thực hiện........................................................................... 28
3.4.2.1. Phương pháp áp dụng quy trình vệ sinh phòng bệnh tại trại ............. 28
3.4.2.2. Phương pháp áp dụng quy trình tiêm phòng cho đàn lợn tại trại........ 29
3.4.2.6. Phương pháp chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp trên đàn
lợn nái và lợn con tại cơ sở .............................................................................. 31
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu...................................................................... 31
Phần 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.......................................................... 32
4.1. Công tác chăm sóc nuôi dưỡng ................................................................. 32

4.1.1. Đối với nái chửa ..................................................................................... 32
4.1.2. Đối với nái đẻ ......................................................................................... 33
4.1.2.1. Chuẩn bị cho lợn nái đẻ ...................................................................... 33
4.1.2.2. Công tác đỡ đẻ..................................................................................... 34
4.1.3. Phát hiện lợn nái động dục và thụ tinh nhân tạo cho lợn ....................... 35
4.1.4. Chăm sóc và nuôi dưỡng lợn con theo mẹ ............................................. 36


vi

4.2. Kết quả thực hiện quy trình vệ sinh, phòng bệnh tại trại .......................... 36
4.2.1. Kết quả phòng bệnh bằng phương pháp vệ sinh, sát trùng tại trại......... 36
4.2.2. Kết quả phòng bệnh bằng vaccine ......................................................... 38
4.3. Tình hình mắc bệnh của đàn lợn nái và lợn con tại trại ............................ 39
4.3.1. Tỷ lệ mắc các bệnh sinh sản của đàn lợn nái ......................................... 39
4.3.2. Tỷ lệ mắc một số bệnh ở lợn con ........................................................... 40
4.4. Kết quả điều trị bệnh cho lợn nái và lợn con tại trại ................................. 41
4.4.1. Kết quả điều trị các bệnh sinh sản ở lợn nái .......................................... 41
4.4.2. Kết quả điều trị các bệnh ở lợn con theo mẹ.......................................... 44
4.5. Kết quả thực hiện các công tác khác tại trại ............................................. 45
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................. 47
5.1. Kết luận ..................................................................................................... 47
5.3. Đề nghị ...................................................................................................... 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 49


1

Phần 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, chăn nuôi lợn giữ một vị trí quan trọng
trong ngành chăn nuôi của nước ta. Ngoài việc cung cấp phần lớn thực phẩm
cho nhân dân và phân bón cho sản xuất nông nghiệp thì còn là một trong
những ngành chính mang lại hiệu quả kinh tế lớn cho người chăn nuôi. Tuy
nhiên, dù chăn nuôi nhỏ lẻ hay chăn nuôi công nghiệp với quy mô lớn, tình
hình dịch bệnh diễn biến phức tạp cũng có thể gây nên thiệt hại đáng kể.
Trong số đó, các bệnh ở lợn nái và lợn con thường xuyên xảy ra ở các quy mô
chăn nuôi và ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng đàn lợn như các
bệnh viêm tử cung, đẻ khó, sót nhau, tiêu chảy, phân trắng lợn con ...
Đặc biệt, hiện nay dịch bệnh PED ở lợn con đang xảy ra ở rất nhiều trang
trại với khả năng lây lan nhanh và tỷ lệ chết cao nhưng chưa có biện pháp
phòng chống chủ động, hiệu quả. Chính vì vậy, yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải
có những nghiên cứu áp dụng các quy trình phòng và trị bệnh hiệu quả cho đàn
lợn nái, lợn con ở các trang trại để giảm thiệt hại do dịch bệnh gây ra, nâng cao
chất lượng đàn lợn .
Vì vậy, em tiến hành nghiên cứu đề tài: ‘‘Thực hiện quy trình phòng
và trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại chăn nuôi Ngô
Hồng Gấm 2, Hiệp Hòa, Bắc Giang”.
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích của đề tài
- Thực hiện quy trình phòng bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ.
- Đánh giá được tình hình mắc bệnh ở lợn nái sinh sản và lợn con theo
mẹ tại trại chăn nuôi Ngô Hồng Gấm 2, Hiệp Hòa, Bắc Giang.


2
- Đề xuất được các biện pháp điều trị bệnh hiệu quả cho lợn nái sinh
sản và lợn con theo mẹ.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài

- Vận dụng được những kiến thức đã học vào thực tiễn chăn nuôi lợn
nái sinh sản và lợn con theo mẹ. Đồng thời học tập bổ sung những kiến thức
mới từ thực tiễn sản xuất.
- Từ thực tiễn chăn nuôi, đề xuất các biện pháp phòng và điều trị bệnh
có hiệu quả cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại các trang trại.


3

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, cơ sở vật chất của cơ sở nơi thực tập
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Hiệp Hòa là một huyện trung du thuộc tỉnh Bắc Giang, nằm ở phía Tây
Nam của tỉnh Bắc Giang. Huyện lỵ là thị trấn Thắng, cách thành phố Bắc
Giang 30 km và cách thủ đô Hà Nội 50 km theo đường bộ. Phía Đông Bắc
giáp huyện Tân Yên, phía Đông giáp huyện Việt Yên, phía Nam giáp vùng
đồng bằng châu thổ Yên Phong của tỉnh Bắc Ninh, phía Tây Nam giáp
huyện Sóc Sơn của Hà Nội, phía Tây Bắc giáp các thị xã Phổ Yên và
huyện Phú Bình của tỉnh Thái Nguyên.
Trong đó trang trại chăn nuôi lợn nái siêu nạc của Bà Ngô Hồng Gấm 2
nằm tại thôn Hà Nội, xã Đại Thành, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.
2.1.1.2. Điều kiện địa hình, đất đai
Hiệp Hòa là vùng chuyển tiếp giữa đồi núi và đồng bằng, độ nghiêng
theo hướng Tây Bắc xuống Đông Nam, đồi núi và gò thấp ở một số xã phía
Bắc, vùng đồng bằng tập trung ở phía Đông Nam và giữa huyện. Tổng diện
tích đất tự nhiên của huyện là 20.110 ha (tức 201 km2), trong đó đất nông
nghiệp là 13.479 ha chiếm 67%, đất lâm nghiệp 190,3 ha chiếm 0,9%, đất
chưa sử dụng 1.653,2 ha chiếm 8,2%. Đất đai đa dạng, thích nghi với nhiều

loại cây trồng về lương thực, thực phẩm, công nghiệp.
2.1.1.3. Điều kiện khí hậu và thời tiết
Huyện Hiệp Hòa nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và
ẩm. Nhiệt độ trung bình 23-240C, lượng mưa trung bình mỗi năm 1.650 1.700 mm, nhiệt lượng bức xạ mặt trời khá lớn khoảng 1.765 giờ nắng
một năm.


4
2.1.1.4. Điều kiện giao thông
Huyện Hiệp Hòa có hệ thống giao thông khá thuận tiện, với ba tuyến
đường chính: quốc lộ 37 từ Đình Trám qua Thắng (huyện Hiệp Hòa) dài
17 km, đường tỉnh lộ 295 từ Đông Xuyên đến Thắng lên Cao Thượng (đoạn
qua huyện dài 20 km) và đường tỉnh lộ 296 nối Thắng qua cầu Vát tới phố Nỉ
(đoạn qua huyện dài 9,5 km). Ngoài ra còn hai tuyến đường chỉ ở trong nội
huyện: từ Thắng đi Lữ và bến Gầm dài 9 km và từ Thắng đi bến đò Quế Sơn
dài 5 km. Năm tuyến đường trên đều đã rải nhựa. Tỉnh lộ 295 đoạn Thắng Đông Xuyên đã được cải thiện, đặc biệt Cầu Mai Đình - Đông Xuyên đã được
hoàn thành.

+ Hệ thống đường giao thông đi vào trang trại là đường đất rộng 3 m.
+ Khu quy hoạch trang trại có vị trí thuận lợi là cách đường tỉnh lộ 296
khoảng 500 m. Đây là điều kiện thuận lợi trong việc đầu tư phát triển sản
xuất, thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm lưu thông
hàng hóa với các huyện lân cận và thành phố Bắc Giang.
- Hệ thống sông, suối, ao hồ:
+ Dòng sông Cầu:
Có chiều dài 50 km ôm lấy phía Tây và phía Nam của Hiệp Hòa có giá
trị kinh tế rất lớn, tạo luồng chuyên chở khách và hàng hóa khá thuận tiện.
Nước của dòng sông Cầu qua hệ thống mương máng được xây dựng từ thời
Pháp tưới cho các cánh đồng trong huyện. Thuyền bè có thể theo sông Cầu
lên Thái Nguyên, về Đáp Cầu, Phả Lại và ra biển. Sông Cầu bồi đắp phù xa

màu mỡ cho các soi bãi ven sông và có trữ lượng cát sỏi hàng triệu mét khối
cung cấp cho các công trình xây dựng.


5
2.1.1.5. Cơ sở vật chất của cơ sở nơi thực tập
a. Về cơ sở vật chất của trại lợn Ngô Hồng Gấm 2
Tổng diện tích đất trại lợn 16779,7 m2 và được xây dựng thành hai khu
tách biệt đó là khu chuồng nuôi và khu nhà ở sinh hoạt của công nhân.
* Khu chuồng nuôi:
- Khu vực chuồng nuôi của trại được xây dựng trên một khu đất cao, dễ
thoát nước và gồm 3 chuồng đẻ (mỗi chuồng có 56 ô được chia làm 4 dãy,
kích thước 2,4 m x 1,6 m/ô), 1 chuồng bầu (bao gồm cả phối và cai sữa, gồm
560 ô, kích thước 2,4 m x 0,65 m/ô) và 2 chuồng cách ly. Chuồng nuôi được
xây dựng theo hướng Đông Nam đảm bảo thoáng mát về mùa Hè và ấm áp về
mùa Đông. Chuồng nuôi xây dựng theo kiểu 2 mái và được lắp đặt hệ thống
điện chiếu sáng và hệ thống vòi uống nước tự động ở mỗi ô chuồng.
+ Phía đầu chuồng là hệ thống giàn mát, cuối chuồng có 3 quạt thông
gió đối với chuồng đẻ, 8 quạt thông gió đối với chuồng bầu và 2 quạt thông
gió với chuồng cách ly và chuồng cai sữa.
+ Hai bên tường có dãy cửa sổ lắp kính. Mỗi cửa sổ có diện tích 1,5 m2,
cách nền 1,2 m, mỗi cửa sổ cách nhau 1,5 m. Trên trần được lắp hệ thống
chống nóng bằng tôn lạnh.
+ Mùa Hè có hệ thống làm mát bằng quạt thông gió và giàn mát. Mùa
Đông có hệ thống làm ấm bằng đèn hồng ngoại.
+ Phòng pha tinh của trại được trang bị các dụng cụ hiện đại như: kính
hiển vi, thiết bị cảm ứng nhiệt, các dụng cụ đóng liều tinh, nồi hấp cách thủy
dụng cụ và một số thiết bị khác.
Trong khu chăn nuôi, đường đi lại giữa các ô chuồng, các khu khác đều
được đổ bê tông và có các hố sát trùng.

Hệ thống nước trong khu chăn nuôi đều là nước giếng khoan. Nước
uống cho lợn được cấp từ một bể lớn được xây dựng ở đầu chuồng đẻ 3. Nước


6
tắm, nước xả gầm và nước phục vụ cho công tác khác được bố trí từ tháp bể
lọc và được bơm qua hệ thống ống dẫn tới bể chứa ở giữa các chuồng.
Hệ thống điện: Điện cung cấp cho trang trại được được lấy từ Điện lực
huyện Hiệp Hòa. Đối với chuồng đẻ, hệ thống điện được cung cấp đầy đủ
đảm bảo độ sáng phục vụ cho công tác đỡ đẻ, chăm sóc nuôi dưỡng lợn mẹ và
lợn con. Mỗi dãy chuồng đẻ được lắp đặt cố định 6 bóng thắp sáng và có hệ
thống bóng sưởi cho lợn con mới đẻ.
Hệ thống sát trùng: Gồm 3 phòng là phòng sát trùng nam, phòng sát
trùng nữ và phòng sát trùng kĩ sư. Mỗi phòng sát trùng được chia làm 3
khoang gồm 1 khoang thay đồ, một khoang sát trùng và một khoang tắm với
đầy đủ trang thiết bị như: bình nóng lạnh, vòi sen tắm, xà bông, dầu gội, móc
quần áo. Hệ thống sát trùng khu vực ngoài chuồng nuôi gồm: nhà sát trùng
xe, hố sát trùng, máy nén phun sát trùng di động trong khu vực chuồng nuôi.
Hệ thống xử lí môi trường: Cuối mỗi chuồng sẽ có rãnh thu nước thải
rộng 30 cm, sâu 40 cm sau đó đấu nối vào hệ thống bể gom, bể Biogas để xử
lý rồi chảy xuống mương thoát nước phía Tây Nam trang trại và có hố hủy
lợn xa khu vực chăn nuôi.
Ngoài ra còn có nhà để vôi bột, bể vôi tôi nước và xe chở cám từ nhà
kho xuống chuồng.
Trại có một nhà kho (kho cám) là nơi chứa thức ăn cho lợn và một kho
thuốc là nơi cất giữ và bảo quản các loại thuốc, vaccin, dụng cụ kỹ thuật để
phục vụ công tác chăm sóc, điều trị cho đàn lợn của trại.
* Khu vực nhà ở và sinh hoạt:
- Khu nhà ở rộng rãi có đầy đủ các trang thiết bị, máy móc phục vụ cho
công nhân và sinh viên sinh hoạt hàng ngày như bình nóng lạnh, tivi, điều

hòa, tủ lạnh, quạt…


7
- Những vật dụng cá nhân cũng được trại chuẩn bị như: kem đánh răng,
xà phòng, dầu gội, xà bông tắm…
- Khu nhà ở rộng rãi có đầy đủ nhà tắm, nhà vệ sinh tiện nghi.
- Khu nhà ăn cũng được tách biệt, có nhà ăn ca (buổi trưa) và nhà ăn
chung (buổi tối).
- Khu nhà bếp rộng rãi, sạch sẽ và hợp vệ sinh.
- Ngoài ra trại còn đầu tư thêm khu giải trí cho công nhân và sinh viên
sau giờ làm việc như: bàn chơi bi - a, sân bóng…
b. Về nhân sự của trại
Trại gồm có 17 người trong đó có:
+ 1 quản lý
+ 1 kỹ sư
+ 2 tổ trưởng (1 chuồng bầu, 1 chuồng đẻ)
+ 1 bảo vệ
+ 6 công nhân
+ 6 sinh viên
2.1.2. Đối tượng và các kết quả sản xuất của cơ sở trong 3 năm 2015-2017
2.1.2.1. Đối tượng sản xuất kinh doanh của trại:
Nhiệm vụ của trang trại là sản xuất con giống và chuyển giao tiến bộ
khoa học kĩ thuật. Hiện nay, trung bình lợn nái của trại sản xuất được 2,46 –
2,47 lứa/năm. Số lợn con sơ sinh là 11,25 con/lứa, số con cai sữa là 10,8
con/lứa. Trại hoạt động vào mức khá theo đánh giá của Công ty chăn nuôi CP
Việt Nam. Trung bình lợn con theo mẹ được 21 ngày tuổi thì cai sữa và
chuyển sang các trại chăn nuôi lợn khác của công ty.
Lợn đực giống được nuôi trong trại nhằm mục đích là kích thích động
dục cho lợn nái và khai thác tinh để thụ tinh nhân tạo. Tinh lợn được khai thác



8
từ 2 giống lợn Duroc và Pietrain. Lợn nái được phối 3 lần và được luân
chuyển giống cũng như con đực.
Thức ăn cho lợn nái là thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh có chất lượng cao,
được Công ty chăn nuôi CP Việt Nam cấp cho từng đối tượng lợn của trại.
2.1.2.2. Kết quả sản xuất kinh doanh của trại trong 3 năm 2015 – 2017
Bảng 2.1. Kết quả sản xuất kinh doanh của trại trong 3 năm 2015 – 2017
STT

Đơn vị

Loại lợn

Năm

Năm

Năm 2017

2015

2016

(6 tháng đầu năm)

1

Lợn đực giống


Con

10

12

15

2

Lợn nái hậu bị

Con

35

38

45

3

Lợn nái sinh sản

Con

563

574


605

4

Lợn con

Con

16380

16672

9361

(Nguồn: Phòng kỹ thuật trang trại)
2.2. Tổng quan tài liệu về những kết quả nghiên cứu trong và ngoài nƣớc
2.2.1. Những bệnh thường gặp ở lợn nái sinh sản
2.2.1.1. Viêm tử cung
Tử cung là bộ phận quan trọng của cơ quan sinh dục, nơi thai làm tổ
được đảm bảo mọi điều kiện để thai phát triển. Mọi quá trình bệnh lý ở tử cung
đều ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản (Nguyễn Văn Thanh, 2003 [16]).
a. Nguyên nhân
Cơ quan sinh dục ngoài bẩn, do lợn đực bị viêm niệu quản và dương
vật khi nhảy trực tiếp. Bệnh xảy ra do dụng cụ thụ tinh nhân tạo cứng gây xây
xát hoặc không sạch đã đưa các vi khuẩn gây nhiễm vào bộ phận sinh dục.
Bệnh cũng có thể do can thiệp khi heo đẻ khó và nhiễm trùng từ chuồng trại


9

kém vệ sinh. Tỷ lệ mắc bệnh sẽ tăng lên nếu trong khẩu phần thức ăn bị thiếu
vitamin A, D, E gây khô niêm mạc, dễ xây xước, nhiễm khuẩn.
Ngoài ra còn một số nguyên nhân sau:
+ Thiếu sót về dinh dưỡng và quản lý
Khẩu phần ăn thừa hay thiếu protein trước, trong thời kỳ mang thai có
ảnh hưởng đến viêm tử cung.
Lợn mẹ sử dụng quá nhiều tinh bột dẫn đến quá béo, gây khó đẻ và dẫn
đến viêm tử cung.
Ngược lại thiếu chất dinh dưỡng lợn mẹ sẽ bị ốm yếu, sức đề kháng
giảm không chống lại mầm bệnh xâm nhập gây viêm tử cung.
Khoáng chất, vitamin ảnh hưởng đến viêm tử cung. Thiếu vitamin A
gây sưng niêm mạc, sót nhau.
+ Chăm sóc quản lý vệ sinh
Vệ sinh chuồng trại kém, vệ sinh bộ phận sinh dục lợn nái trước khi đẻ
không tốt, khu vực chuồng trại có mầm bệnh. Do quá trình can thiệp khi lợn
đẻ, thủ thuật đỡ đẻ, thao tác và dụng cụ không đúng kỹ thuật làm tổn thương
niêm mạc. Do tinh dịch bị nhiễm khuẩn và dụng cụ thụ tinh không vô trùng
đã đưa vi khuẩn gây viêm nhiễm vào bộ phận sinh dục của lợn nái. Do lợn
đực bị viêm niệu quản và dương vật khi nhảy trực tiếp sẽ truyền sang lợn nái.
Chăm sóc, quản lý, vệ sinh là khâu rất quan trọng. Vệ sinh trang trại,
cơ sở chăn nuôi, vệ sinh cơ thể lợn nái đồng thời quản lý tốt,… sẽ làm
giảm tỷ lệ viêm tử cung ở lợn.
+ Tiểu khí hậu chuồng nuôi
Thời tiết khí hậu quá nóng hoặc quá lạnh trong thời gian đẻ dễ làm cho
lợn nái bị viêm tử cung. Vì vậy, chúng ta phải tạo tiểu khí hậu phù hợp đối
với lợn nái khi sinh để làm hạn chế viêm tử cung.


10
+ Tuổi, lứa đẻ, tình trạng sức khỏe

Lợn nái đẻ những lứa đầu và lợn nái đẻ nhiều lứa thường ít bị viêm tử
cung hơn. Lợn nái già do sức khỏe kém, hay kế phát một số bệnh, sức rặn đẻ
yếu, thời gian đẻ kéo dài, đẻ khó dễ dẫn đến viêm tử cung.
+ Đường xâm nhiễm của mầm bệnh
Mầm bệnh có mặt trong ruột, truyền qua niêm mạc đi vào máu, xâm
nhập vào tử cung, nguyên nhân chính của sự xâm nhập này là do nhu động
của ruột kém.
Xâm nhập có thể từ ngoài vào do vi khuẩn hiện diện trong phân, nước tiểu.
Bệnh nhiễm trùng mãn tính của thận, bàng quang và đường niệu đạo
cũng là nguyên nhân gây bệnh.
Hầu hết các trường hợp viêm tử cung đều có sự hiện diện của vi sinh vật
thường xuyên có mặt trong chuồng lợn. Lợi dụng lúc sinh sản, tử cung, âm đạo
tổn thương chứa nhiều sản dịch, vi trùng xâm nhập gây viêm tử cung.
b. Các thể viêm tử cung
+ Viêm nội mạc tử cung: Theo Black (1983) [21] viêm nội mạc tử cung
là viêm lớp niêm mạc tử cung. Đây là thể viêm nhẹ nhất trong các thể viêm tử
cung. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm suy giảm khả
năng sinh sản của gia súc cái. Viêm nội mạc tử cung phổ biến và chiếm tỷ lệ
cao nhất trong các thể viêm tử cung (Phùng Thị Vân, 2004 [19]).
+ Viêm cơ tử cung: Đó là quá trình viêm xảy ra ở lớp cơ tử cung, có
nghĩa là quá trình viêm đã xuyên qua lớp niêm mạc của tử cung đi vào phá
hủy tầng giữa. Đây là thể viêm tương đối nặng.
+ Viêm tương mạc tử cung: Là quá trình viêm xảy ra ở lớp ngoài cùng,
là thể viêm nặng nhất (Nguyễn Văn Thanh và cs, 2004) [17].
Mức độ viêm tử cung được đánh giá theo tiêu chí ở bảng 2.2


11

Bảng 2.2. Một số tiêu chí phân biệt các thể viêm tử cung

Thể viêm
Chỉ tiêu phân

Viêm nội mạc tử

biệt

cung

Viêm cơ tử cung
(Viêm độ 2)

(Viêm độ 1)
Sốt

Viêm tƣơng
mạc tử cung
(Viêm độ 3)

Sốt nhẹ

Sốt nhẹ

Sốt cao

Dịch

Màu

Trắng, trắng xám


Hồng, nâu đỏ

Nâu rỉ sắt

viêm

Mùi

Tanh

Tanh thối

Thối khắm

Đau nhẹ

Đau rõ hơn

Phản ứng đau
Bỏ ăn

Bỏ ăn một phần
hoặc hoàn toàn

Bỏ ăn hoàn toàn

Đau có phản
ứng
Bỏ ăn hoàn toàn


c. Chẩn đoán
Dựa vào những triệu chứng lâm sàng để chẩn đoán bệnh, ngoài ra ta
thấy lợn nái có những biểu hiện mất sữa, âm đạo có những dịch tiết không
bình thường, âm đạo sẽ thấy những miếng nhau thai sót hoặc thai chết lưu ở
tử cung mùi hôi đặc biệt (Nguyễn Đức Lưu và cs, 2004) [11].
Theo Nguyễn Hữu Ninh và cs (2000) [15] khi kiểm tra qua trực tràng
có thể cảm nhận thấy một hoặc hai sừng tử cung sưng to, thành tử cung dày,
khi sờ vào phản ứng co lại của sừng tử cung yếu. Nếu trong tử cung có tích
nước thẩm xuất thì sờ vào thấy có vỗ sóng.
d. Phòng bệnh
Vệ sinh chuồng nái đẻ sạch sẽ một tuần trước khi đẻ, rắc vôi bột hoặc
nước vôi 20 % sau đó rửa sạch bằng nước thường hoặc dùng dung dịch
Biocid - 30 pha với tỷ lệ 1/1000.


12
Khi đẻ, vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục và bầu vú, phun sát trùng bằng
dung dịch Biocid - 30 pha với tỷ lệ 1/1000 lên mình gia súc.
Khi đỡ đẻ bằng tay cần có găng tay, tay được sát trùng kỹ bằng rượu,
cồn, bôi trơn vaselin hoặc dầu lạc. Sau khi lợn đẻ xong phải bơm rửa bằng
nước đun sôi để nguội pha thuốc tím 1/1000 hay nước muối sinh lý 9/1000 hay
Biocid - 30 1/2000. Sau đó bơm hoặc đặt thuốc kháng sinh penicilin 2 - 3 triệu
IU, tetramycin hay sulfamilamid 2 - 5g vào tử cung để chống viêm. Trước khi
cho lợn giao phối cần kiểm tra lợn đực xem có mắc bệnh không, vệ sinh sạch
sẽ bộ phận sinh dục của lợn đực lẫn lợn nái. Nếu thụ tinh nhân tạo cần kiểm tra
dụng cụ, vệ sinh sát trùng dụng cụ, kiểm tra phẩm chất tinh dịch,...
đ. Điều trị
Có nhiều phương pháp để điều trị bệnh viêm tử cung, Nguyễn Văn
Thanh (2003) [16], đã nêu ra một số phác đồ điều trị như sau:

- Phác đồ 1: Bơm rửa tử cung bằng dung dịch rivanol 0,1% hay thuốc
tím 0,1% ngày 1 lần, sau khi bơm rửa, kích thích cho dung dịch đẩy ra ngoài,
dùng neomycin 12 mg/kg thể trọng bơm vào tử cung ngày 1 lần, liệu trình
điều trị 3-5 ngày.
- Phác đồ 2: Dùng oxytocin 6 ml tiêm dưới da, lugol 200 ml, neomycin
12 mg/kg thể trọng bơm vào tử cung, ampicilline 3-5 g tiêm bắp hay tĩnh
mạch tai ngày 1 lần, liệu trình điều trị 3-5 ngày.
Phác đồ 3: Dùng PGF2α (hay các dẫn xuất) tiêm dưới da 2 ml (25 mg)
tiêm 1 lần, lugol 200 ml, neomycin 12 mg/kg khối lượng cơ thể, bơm vào tử
cung sau đó dùng ampicilline 3-5 g tiêm bắp hay tĩnh mạch tai ngày 1 lần,
liệu trình điều trị 3-5 ngày.
Theo Nguyễn Đức Lưu và cs (2000) [10], dùng oxytocin với liều 20-40
UI/con/ngày để tăng co bóp dạ con, tống dịch viêm ra ngoài. Sau đó thụt rửa


13

tử cung bằng han - iodine 5%, tiêm kháng sinh: gentamicin 4% 1 ml/6 kg thể
trọng hoặc lincomycin 10% 1 ml/10 kg thể trọng liên tục trong 3 đến 5 ngày.
2.2.1.2. Hiện tượng đẻ khó
Khi gia súc sinh đẻ thì thời gian sổ thai kéo dài nhưng thai vẫn không
được đẩy ra ngoài. Hiện tượng này do nhiều nguyên nhân, điều kiện dẫn đến,
nó được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Đẻ khó gây ra nhiều tổn
thất kinh tế trong chăn nuôi. Nó không những gây bệnh cho cơ quan sinh dục
dẫn đến hiện tượng vô sinh mà có thể làm cho cả mẹ lẫn con chết. Vì vậy,
việc can thiệp các trường hợp đẻ khó là điều vô cùng cần thiết. Để quyết định
phương pháp can thiệp thích hợp, trước hết cần phải tiến hành chẩn đoán kịp
thời và chính xác.
a. Nguyên nhân
Lợn nái không được chăm sóc tốt trong suốt quá trình từ hậu bị đến chửa,

đẻ như: Ít vận động, cơ bụng và cơ hoành, cơ liên sườn yếu, xương chậu hẹp.
Những trường hợp xương chậu hẹp do bẩm sinh, thai quá to, thời tiết nóng bức, cơ
thể mẹ yếu do ăn uống, chăm sóc nuôi dưỡng kém, lợn chửa hay sốt cao, mắc một
số bệnh truyền nhiễm và đã được điều trị, lợn nái quá già, nội tiết tố mất cân bằng
hay nồng độ hormone kích đẻ (oxytocin và prostagladin F2α) quá thấp trong thời
gian đẻ, lợn nái bị liệt 1/3 thân sau, nơi đẻ không phù hợp, cách đỡ đẻ không đúng
kỹ thuật (Nguyễn Đức Lưu và cs, 2004) [11].
b. Triệu chứng
Lợn nái rặn nhiều lần, thời gian lâu mà không đẻ được, cơn co bóp rặn
đẻ thưa dần, lợn nái mệt mỏi, khó chịu, nước ối tiết ra nhiều có lẫn cả máu
(màu hồng nhạt), có những trường hợp lợn nái đẻ một con rồi nhưng vẫn khó
đẻ con tiếp sau. Khi kiểm tra thấy thai vướng ngay ở khung xương chậu
không qua được (Nguyễn Đức Lưu và cs, 2004) [11].


14
c. Chẩn đoán
Theo dõi chặt chẽ ngày phối giống, ngày đẻ, cơn co thắt, rặn đẻ, nếu 12 giờ lợn nái rặn liên tục mà không đẻ được, cơn rặn thưa dần, lợn nái mệt,
uống nước nhiều, nhịp thở, nhịp tim tăng hơn bình thường (Nguyễn Đức Lưu
và cs, 2004) [11].
d. Biện pháp can thiệp
Theo Nguyễn Huy Hoàng (1996) [7] trước tiên phải rửa bộ phận sinh dục
ngoài của lợn nái, lau khô; cắt móng tay, rửa sạch bằng xà phòng hoặc cồn, lau khô,
bôi trơn, bôi vào tay thuận từ cùi chỏ trở xuống, chúm các ngón tay lại, ngón út nằm
ở giữa để tránh lọt vào lỗ tiểu gây viêm đường tiểu. Khi lợn nái ngưng rặn đẩy tay
vào từ từ, khi nào đụng vào lợn con sửa lại cho đúng tư thế. Nắm hai răng nanh lợn
con kéo ra hoặc nắm hàm dưới má kéo ra theo nhịp rặn của lợn mẹ. Trường hợp thò
tay vào đụng đuôi lợn con phải cố gắng tìm hai chân sau, kẹp hai chân sau lợn con
giữa các ngón tay của ta rồi kéo ra.
Nguyễn Đức Lưu và cs (2004) [11] cho biết: Những trường hợp đã

vượt quá thời gian rặn đẻ cho phép, cần phải tiêm oxytocin 20-40-50 IU/nái.
Nếu cần có thể tiêm nhắc lại sau 30 phút và tiêm tĩnh mạch là tốt nhất. Trong
trường hợp không có kết quả cần phải can thiệp bằng tay hoặc phẫu thuật để
lấy thai ra. Sau khi can thiệp, phải thụt rửa âm đạo bằng han-Iodine 5% (50
ml pha 2,5 l nước) hay dung dịch Rivanol 0,1% và sau đó đặt viên đặt tử cung
han-V.T.C, đặt 2-3 ngày và tiêm một mũi hanoxylin-LA hay hanmolin LA để
chống viêm nhiễm tử cung, âm đạo. Có thể tiêm một trong các kháng sinh sau
để chống viêm nhiễm:
Ampi-Kaan: 15 mg/kg TT/ngày
Ampicillin: 10 mg/kg TT tiêm bắp ngày 2 lần
Lincomycin: 10%: 1 ml/10 kg TT


15

Gentamicin: 4%: 1 ml/6-8 kg TT
Tiêm các thuốc bổ, thuốc trợ sức để tăng cường sức đề kháng cho cơ
thể: Vitamin bcomplex, vitamin B1, multivit-forte...
2.2.1.3. Viêm vú
a. Nguyên nhân
+ Trần Minh Châu (1996) [2] cho biết, khi lợn nái đẻ nếu nuôi không
đúng cách, chuồng bẩn thì các vi khuẩn Mycoplasma, các cầu khuẩn, vi khuẩn
đường ruột xâm nhập gây viêm vú. Một trong những nguyên nhân chính gây
ra bệnh viêm vú ở lợn nái là thức ăn không phù hợp cho lợn nái, không giảm
khẩu phần thức ăn cho lợn nái trước khi đẻ một tuần làm cho lượng sữa tiết ra
quá nhiều gây tắc sữa. Sau vài ngày lợn đẻ mà lợn con không bú hết, sữa lưu
là môi trường tốt cho vi khuẩn xâm nhập và gây viêm.
+ Khi nghiên cứu về mô học và vi khuẩn học từ mẫu mô vú bị viêm
cho thấy, vi khuẩn chính gây viêm vú là: Staphylococcus spp và
Arcanobacterium pyogenes (Christensen và cs, 2007) [22].

+ Do kế phát từ một số bệnh: sát nhau, viêm tử cung, bại liệt sau đẻ,
viêm bàng quang... Khi lợn nái bị những bệnh này vi khuẩn theo máu về
tuyến vú cư trú tại đây và gây bệnh.
+ Lợn nái tốt sữa, lợn con bú không hết hoặc lợn nái cho con bú một
hàng vú, hàng vú còn lại căng sữa. Lợn con bú làm xây xát bầu vú hoặc lợn
con bị bệnh không bú, sữa xuống nhiều bầu vú căng dễ dẫn đến viêm.
+ Do quá trình nuôi dưỡng chăm sóc kém, chất độn chuồng và ổ đẻ
bẩn, sau khi đẻ bầu vú không được vệ sinh sạch, hàng ngày không vệ sinh bầu
vú, thời tiết quá ẩm kéo dài, nhiệt độ thay đổi đột ngột dẫn đến viêm.
b. Triệu chứng
Bệnh dễ xảy ra ở nái đẻ lứa đầu với các biểu hiện: vú căng cứng, nóng
đỏ, có biểu hiện đau khi sờ nắn, không xuống sữa, nếu vắt mạnh sữa chảy ra


16
có nhiều lợn cợn lẫn máu; sau 1 - 2 ngày thấy có mủ, lợn mẹ giảm ăn hay bỏ
ăn, sốt cao 40 - 41,50C. Tùy số lượng vú bị viêm mà lợn nái có biểu hiện khác
nhau. Nếu do nhiễm trùng trực tiếp vào bầu vú, thì đa số trường hợp chỉ một
vài bầu vú bị viêm. Tuy vậy, lợn nái cũng lười cho con bú, lợn con thiếu sữa
nên liên tục đòi bú, kêu rít, đồng thời do bú sữa bị viêm, gây nhiễm trùng
đường ruột, lợn con bị tiêu chảy.
c. Hậu quả của bệnh viêm vú
+ Theo Nguyễn Đức Lưu và Nguyễn Hữu Vũ (2004)[11], bệnh viêm tử
cung và viêm vú là hai nguyên nhân trực tiếp gây ra sự giảm và mất sữa ở lợn
nái nuôi con.
+ Nguyễn Xuân Bình (2005) [1] cũng khẳng định: Mất sữa sau khi đẻ
là do kế phát từ bệnh viêm tử cung và viêm vú. Lợn nái bị viêm thường sốt
cao liên tục 2 – 3 ngày, nước trong máu và trong mô bào bị giảm ảnh hưởng
đến quá trình trao đổi chất, nhất là quá trình hấp thu chất dinh dưỡng trong
đường tiêu hóa bị giảm dẫn đến mất sữa, khả năng hồi phục chức năng tiết

sữa sẽ bị hạn chế thường xảy ra ở lứa đẻ tiếp theo.
Nếu viêm vú nặng dẫn đến huyết nhiễm trùng, huyết nhiễm mủ thì khó
chữa, lợn nái có thể chết.
Viêm vú kéo dài dẫn đến teo đầu vú, vú hóa cứng, vú bị hoại tử ảnh
hưởng đến khả năng tiết sữa của lợn nái ở lứa đẻ sau.
d. Điều trị toàn thân
Tiêm analgin: 1 ml/10 kgTT/1 lần/ngày.
Tiêm vetrimoxin LA: 1 ml/10 kgTT/1 lần/2 ngày.
Điều trị liên tục trong 5 ngày.


17
Dùng vải màn nhúng vào nước muối ấm 10% xoa bóp bầu vú mỗi ngày
2-3 lần/ ngày, mỗi lần 10 phút.
Vắt bỏ bớt sữa trong bầu vú 2-3 lần/ngày. Tách đàn con ra khỏi những
con mẹ bị viêm vú.
2.2.1.4. Bệnh sảy thai
Đây là căn bệnh thường diễn ra ngay sau khi thụ thai hoặc khi đang
mang thai. Thông thường, sẽ có một số dấu hiệu báo trước bệnh sảy thai ở lợn
nái nhưng nếu không chú ý sẽ khó có thể phát hiện được.
Sảy thai thường xảy ra ở ba giai đoạn:
+ Trong giai đoạn thụ thai đến khi phôi bám chắc được vào thành dạ con.
+ Trong giai đoạn phôi bám vào thành dạ con sau 14 ngày thụ thai đến
khi thai được 35 ngày tuổi.
+ Giai đoạn trưởng thành của bào thai, sảy thai có thể xảy ra bất kỳ khi
nào trong giai đoạn này, sau 14 ngày thụ thai cho đến hết giai đoạn 110 ngày
mang thai ở lợn.
a. Nguyên nhân
+ Nguyên nhân do viêm nhiễm là do lợn mắc bệnh giả dại, virus cúm
lợn, bệnh “tai xanh”, viêm nhiễm Leptospira, viêm nhiễm khuẩn E. coli,

Klehsiella, Streptococcus và Pseudomonas, bệnh ký sinh trùng, mắc bệnh
viêm bọng đái, bệnh thận.
+ Nguyên nhân phi viêm nhiễm: Vô sinh theo mùa, thiếu ánh sáng,
nhiệt độ chuồng trại, lạnh, khát, không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, ăn
uống thiếu thốn, thức ăn bị nhiễm nấm, stress, không được tiếp xúc với lợn
đực, phản ứng khi tiêm phòng vaccine, lợn bị què quặt và vệ sinh chuồng trại
không đảm bảo.


×