Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Nâng cao khả năng nhận diện từ ghép và từ láy cho học sinh lớp 4 thông qua các bài tập Luyện từ và câu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 75 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
=====0O0=====

DƢƠNG NGỌC LINH

NÂNG CAO KHẢ NĂNG NHẬN DIỆN TỪ GHÉP
VÀ TỪ LÁY CHO HỌC SINH LỚP 4 THÔNG QUA
CÁC BÀI TẬP LUYỆN TỪ VÀ CÂU
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Tiếng Việt

HÀ NỘI, 2018


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
=====0O0=====

DƢƠNG NGỌC LINH

NÂNG CAO KHẢ NĂNG NHẬN DIỆN TỪ GHÉP
VÀ TỪ LÁY CHO HỌC SINH LỚP 4 THÔNG QUA
CÁC BÀI TẬP LUYỆN TỪ VÀ CÂU
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Tiếng Việt

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
ThS. Vũ Thị Tuyết

HÀ NỘI, 2018




LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lời cảm ơn của mình tới Ban giám hiệu, các thầy giáo, cô
giáo và các em học sinh ở trƣờng tiểu học Hòa Sơn- Hiệp Hòa, Bắc Giang đã
tạo điều kiện trong suốt quá trình chúng em quan sát, tìm hiểu thực tế và thực
nghiệm khóa luận này.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới cô giáo
Vũ Thị Tuyết - cô là ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tình, động viên và
giúp đỡ chúng em hoàn thành khóa luận này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới ngƣời thân, bạn bè đã luôn bên
cạnh, động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn
thành khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2018

Dƣơng Ngọc Linh


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài........................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu................................................................................. 4
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 4
6. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................... 5
7. Cấu trúc khóa luận ..................................................................................... 5
PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................... 6
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN .................................. 6

1.1. Cơ sở lí luận ............................................................................................ 6
1.1.1. Đặc điểm học sinh Tiểu học ............................................................. 6
1.1.2. Các phƣơng thức cấu tạo từ tiếng Việt ............................................. 9
1.1.3. Một số vấn đề về từ ghép ................................................................ 10
1.1.4. Một số vấn đề về từ láy ................................................................... 16
1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 20
1.2.1. Vị trí, nhiệm vụ của phân môn Luyện từ và câu ............................ 20
1.2.2. Nội dung chƣơng trình phân môn Luyện từ và câu lớp 4............... 23
1.2.3. Nội dung từ ghép và từ láy trong sách giáo khoa Tiếng Việt
lớp 4 .......................................................................................................... 23
1.2.4. Hệ thống bài tập từ ghép và từ láy trong sách giáo khoa Tiếng
Việt lớp 4 .................................................................................................. 24
1.2.5. Khả năng nhận diện từ ghép và từ láy của học sinh lớp 4 tại
trƣờng Tiểu học Hòa Sơn, Hiệp Hòa, Bắc Giang ..................................... 26
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ............................................................................ 32


Chƣơng 2. XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP
4 NHẰM GIÚP HỌC SINH NHẬN DIỆN TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY................ 33
2.1. Nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập Luyện từ và câu trong
chƣơng trình Tiếng Việt lớp 4 ..................................................................... 33
2.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học................................................. 33
2.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống ................................................. 33
2.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính sƣ phạm ................................................. 34
2.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức................................................... 34
2.2. Một số bài tập nâng cao khả năng nhận diện từ láy và từ ghép của
học sinh ........................................................................................................ 35
2.2.1. Bài tập nhận diện từ ghép ............................................................... 35
2.2.2. Bài tập nhận diện từ láy ................................................................. 40
2.2.3. Bài tập phân biệt từ láy và từ ghép ................................................ 44

2.2.4. Một số trƣờng hợp đặc biệt ............................................................. 47
2.3. Một số bài tập giúp học sinh nâng cao khả năng nhận diện từ ghép
và từ láy ........................................................................................................ 48
2.4. Khả năng ứng dụng các bài tập nhận diện từ ghép và từ láy cho học
sinh lớp 4 ...................................................................................................... 52
2.4.1. Ứng dụng trong các tiết dạy tăng cƣờng......................................... 52
2.4.2. Ứng dụng trong các hoạt động trải nghiệm sáng tạo ...................... 52
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ............................................................................ 54
Chƣơng 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ........................................................ 55
3.1. Mục đích thực nghiệm .......................................................................... 55
3.2. Đối tƣợng thực nghiệm ......................................................................... 55
3.3. Thời gian, địa điểm thực nghiệm .......................................................... 56
3.3.1. Thời gian ......................................................................................... 56
3.3.2. Địa điểm .......................................................................................... 56


3.4. Nội dung thực nghiệm........................................................................... 56
3.4.1. Chuẩn bị .......................................................................................... 56
3.4.2. Tổ chức thực nghiệm ...................................................................... 56
3.5. Kết quả thực nghiệm ............................................................................. 56
3.6. Giáo án và đề kiểm tra thực nghiệm ..................................................... 58
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ............................................................................ 66
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 69


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ngôn ngữ có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của mỗi chúng
ta. Ngôn ngữ là phƣơng tiện giao tiếp của con ngƣời. Ngôn ngữ đƣợc dùng để

trao đổi ý kiến; bày tỏ mong muốn, nguyện vọng; thể hiện tình cảm, cảm xúc;
truyền tải những kinh nghiệm, hiểu biết… Ngôn ngữ là một chỉnh thể dó các
yếu tố (các đơn vị thuộc các cấp độ khác nhau) tạo thành. Đó là âm vị (đơn vị
bé nhất không có nghĩa nhƣng có chức năng phân biệt nghĩa, nhận diện từ);
hình vị (đơn vị bé nhất có nghĩa); từ (đơn vị độc lập có chức năng tạo câu);
câu (đơn vị thông báo, cấu tạo theo những quy tắc nhất định của ngôn ngữ).
Ngay từ khi lọt lòng mẹ, những đứa trẻ đã đƣợc nghe những âm thanh là
tiếng hát ru, là lời nói yêu thƣơng, những lời dạy bảo của cha, của mẹ, của
ngƣời thân. Khi lớn lên và bƣớc chân vào trƣờng Tiểu học thì chúng đƣợc học
một cách bài bản hơn. Tiếng Việt là một trong những môn học quan trọng cho
cho học sinh Tiểu học. Nhờ môn học này mà trẻ có thể hiểu thế nào là từ ngữ
và cách sử dụng các từ ngữ ra sao. Đặc biệt trong môn Tiếng Việt thì phân
môn Luyện từ và câu giúp cho học sinh biết cách phân loại các từ ngữ, mở
rộng vốn từ, nhận diện từ, cũng nhƣ giúp trẻ biết cách sử dụng những từ ngữ
đó trong hoàn cảnh nào, với mục đích gì.... Học sinh sẽ đƣợc học về từ đơn,
từ phức, danh từ, động từ, phó từ, chỉ từ, số từ,… Và trong số đó, ta không thể
không đề cập tới việc dạy học từ ghép và từ láy.
Từ ghép và từ láy là hai trong các phƣơng thức cấu tạo từ. Đã có rất
nhiều những ý kiến tranh luận khác nhau về khái niệm cũng nhƣ cách nhận
diện, phân loại chúng. Học sinh ngay từ lớp 1 đã đƣợc làm quen với rất nhiều
những từ ghép và từ láy trong tất cả các phân môn. Nhƣng nó chỉ thực sự
đƣợc học một cách chính thức khi học sinh bƣớc vào lớp 4.
Nhƣ chúng ta biết, để nhận diện đâu là từ láy, đâu là từ ghép không phải
lúc nào cũng đơn giản. Và nó càng trở nên phức tạp hơn đối với học sinh Tiểu

1


học- lứa tuổi mà tƣ duy chỉ mang tính trực quan, cụ thể. Nếu chỉ đƣa ra các
thuật ngữ khoa học về từ ghép và từ láy thì những cô cậu học trò nhỏ không thể

nào hiểu hết đƣợc. Vì vậy mà chúng ta cần phải có những cách thức khác nhau
để giúp cho học sinh có thể nhận diện từ ghép và từ láy một cách tốt hơn.
Hiểu đƣợc tất cả những lí do trên, chúng tôi đã quyết định tìm hiểu thực
trạng về khả năng nhận diện từ ghép và từ láy của học sinh Tiểu học, từ đó
đƣa ra các biện pháp giúp học sinh nâng cao khả năng nhận diện từ ghép và từ
láy thông qua đề tài: “Nâng cao khả năng nhận diện từ ghép và từ láy cho
học sinh lớp 4 thông qua các bài tập Luyện từ và câu”.
2. Lịch sử vấn đề
Từ ghép và từ láy là một trong những vấn đề của ngôn ngữ đƣợc rất
nhiều các nhà nghiên cứu quan tâm. Đã có rất nhiều những cuốn sách, những
bài viết, những bài tiểu luận, nghiên cứu về đề tài này. Ta có thể điểm qua
một vài cuốn sách viết về từ ghép và từ láy nhƣ: “Từ vựng ngữ nghĩa tiếng
Việt” của Đỗ Hữu Châu, “Dạy học từ ngữ ở Tiểu học” của GS Phan Thiều,
“Hỏi đáp về dạy học Tiếng Việt 4” của Nguyễn Minh Thuyết, “Ngữ pháp
Tiếng Việt” của Diệp Quang Ban (chủ biên), “Giáo trình Tiếng Việt” của Lê
A (chủ biên)…
Trong cuốn “Tiếng Việt” của Lê A đã đề cập đến khái niệm, đặc điểm và
các cách phân loại của từ ghép,từ láy. Tác giả đã đƣa ra hai tiêu chí phân loại
từ láy là: số lần láy trong mỗi từ để chia từ láy thành: láy đôi, láy ba và láy tƣ
(Ví dụ: Các từ láy đôi: Xinh xắn, nhỏ nhắn,…; từ láy ba: sạch sành sanh,…;
các từ láy tƣ: lấp la lấp lánh, ỡm à ỡm ợt,..). Mức độ láy trong các láy đôi để
chia chúng thành từ láy bộ phận (dễ dàng, lò dò, gọn gàng,…) và từ láy toàn
bộ (xanh xanh, đo đỏ, vàng vàng,…). Các từ láy bộ phận có thể chia thành từ
láy âm (xinh xắn, gọn hàng, run rẩy,…) và láy vần (lờ mờ, bỡ ngỡ, luống
cuống…). Tác giả cũng đƣa ra hai tiêu chí phân loại từ ghép là căn cứ vào

2


tính chất và đặc trƣng về nghĩa của các hình vị gồm từ ghép thực (ví dụ: nhà

cửa, trâu bò, xe cộ…), từ ghép hƣ (ví dụ: để cho, vậy nên, có lẽ…) và căn cứ
vào mối quan hệ giữa các hình vị và đặc trƣng ngữ nghĩa của các từ bao gồm
từ ghép chính phụ (ví dụ: xe đạp, chai nhựa,…); từ ghép đẳng lập (ví dụ: nhà
cửa, quần áo,…).
Trong cuốn sách Ngữ pháp Tiếng Việt tác giả Diệp Quang Ban cũng có
cùng quan điểm với tác giả Lê A về cách phân loại từ ghép và từ láy dựa vào
hình thức và ngữ nghĩa.
Bên cạnh đó cũng có những bài viết in trên báo, những bài tiểu luận,
luận án nghiên cứu về từ ghép và từ láy nói chung và từ ghép và từ láy ở Tiểu
học nói riêng nhƣ:
+ Tác giả Hà Quang Năng với bài Khả năng nhận biết và sử dụng từ láy
và từ ghép ở Tiểu học (T/C Ngôn ngữ và đời sống số 10- 2002).
+ Tác giả Lê Phƣơng Nga với bài viết Về khái niệm từ đơn, từ ghép, từ
láy được dạy ở Tiểu học in trên tạp chí Giáo dục Tiểu học số 2-1996.
+ Tác giả Nguyễn Thị Thu Hƣơng với bài Khóa luận tốt nghiệp Đại học
Khả năng nhận biết từ láy của học sinh Tiểu học (Khảo sát ở học sinh lớp 5
trƣờng Tiểu học Tiên Sơn B - Mê Linh - Hà Nội),2016.
+ Tác giả Khổng Thị Tuyên với bài khóa luận tốt nghiệp Đại học Khả
năng nhận diện từ ghép của học sinh lớp 4 trong nhà trưởng Tiểu học, 2017.
Ngoài ra còn rất nhiều những bài viết của những tác giả khác nhau xoay
quanh vấn đề từ ghép và từ láy ở trƣờng Tiểu học. Tuy nhiên, tất cả các bài viết
chỉ dừng lại ở việc đƣa ra những quan điểm, những cơ sở về từ cũng nhƣ cách
phân loại chúng.
Nhƣ vậy có thể thấy chƣa có một công trình nào nghiên cứu về các biện
pháp nâng cao khả năng nhận diện từ ghép và từ láy cho học sinh. Vì vậy, tôi
thực hiện đề tài: “Nâng cao khả năng nhận diện từ ghép và từ láy cho học

3



sinh lớp 4 thông qua hệ thống bài tập Luyện từ và câu”, với hi vọng đƣợc
góp một phần công sức nhỏ bé của mình để nâng cao chất lƣợng giảng dạy và
trau dồi kinh nghiệm cho bản thân.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài này là tìm hiểu khả năng nhận diện từ
ghép và từ láy của học sinh tiểu học từ đó đƣa ra những biện pháp nâng cao
khả năng nhận diện từ ghép và từ láy cho học sinh tiểu học.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài này là khả năng nhận diện từ ghép và từ
láy của học sinh lớp 4.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
4.2.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu của chúng tôi đƣợc giới hạn trong chƣơng trình sách
giáo khoa lớp 4 về từ ghép, từ láy và thực trạng dạy nội dung này ở trƣờng
Tiểu học đồng thời khảo sát, thống kê khẳ năng nhận diện từ ghép và từ láy
của học sinh lớp 4. Từ đó đề xuất những biện pháp nâng cao khả năng nhận
diện từ ghép và từ láy cho học sinh lớp 4.
4.2.2. Giới hạn đối tượng khảo sát
Do thời gian có hạn nên chúng tôi chỉ tập trung khảo sát khả năng của các
em học sinh lớp 4A, 4B, 4C trƣờng Tiểu học Hòa Sơn- Hiệp Hòa, Bắc Giang.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác định cơ sở lí luận cho đề tài.
- Khảo sát nội dung chƣơng trình dạy học từ ghép và từ láy của phân môn
Luyện từ và câu trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 ở trƣờng Tiểu học.
- Khảo sát, thống kê khả năng nhận diện từ ghép và từ láy của học sinh
lớp 4, từ đó đề xuất các biện pháp dạy và học thích hợp nhằm nâng cao khả
năng nhận diện, phân biệt từ ghép và từ láy cho học sinh lớp 4.
4



6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp thống kê, phân loại.
- Thủ pháp so sánh, đối chiếu.
- Phƣơng pháp thực nghiệm.
Quá trình nghiên cứu đề tài này, thực hiện tuần tự theo các bƣớc sau:
- Đọc lí thuyết liên quan đến đề tài
- Thống kê tƣ liệu điều tra đƣợc
- Xử lí tƣ liệu điều tra đƣợc bằng các biện pháp: phân tích, phân loại,
so sánh.
7.Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận nội dung của khoá luận đƣợc chia ra làm
3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn
Chƣơng 2: Xây dựng hệ thống bài tập Luyện từ và câu lớp 4 nhằm giúp
học sinh nhận diện từ ghép và từ láy
Chƣơng 3: Thực nghiệm sƣ phạm

5


PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Đặc điểm học sinh Tiểu học
1.1.1.1. Đặc điểm tâm - sinh lí
Đời sống tâm lí của con ngƣời nói chung, của trẻ em nói riêng luôn có sự
phong phú và phức tập. Nó bao gồm tất cả từ tri giác, ghi nhớ, chú ý, tƣ duy,
tƣởng tƣợng, tình cảm,… Khi nghiên cứu về chƣơng trình Tiểu học hay ngôn
Ngữ ở Tiểu học không thể không đề cập đến Tâm lí của học sinh Tiểu học.

Giai đoạn học sinh Tiểu học là giai đoạn đang phát triển tốt về tƣ duy lẫn tình
cảm. Ở giai đoạn này có những điều chúng ta cần lƣu ý, cụ thể nhƣ sau:
a. Tri giác
Tri giác của học sinh tiểu học mang tính đại thể, tổng quan, ít đi vào chi
tiết, cụ thể và đặc biệt không mang tính ổn định. Ở giai đoạn đầu Tiểu học
(lớp 1, 2, 3) tri giác thƣờng gắn với những hình ảnh thực tế, trực quan; đến
cuối cấp (lớp 4, 5) tri giác bắt đầu mang tính xúc cảm, chi tiết hơn. Nghĩa là ở
giai đoạn sau trẻ thích quan sát những hình ảnh có màu sắc nổi bật, hấp dẫn,
các hoạt động đã có mục đích, phƣơng hƣớng. Đặc biệt tri giác ở thời điểm
này đã mang tính chủ định: biết quan sát kĩ các đồ vật, có những kế hoạch cụ
thể, biết sắp xếp các công việc cho phù hợp,…
Hiểu đƣợc điều này, chúng ta cần phải sử dựng những hình ảnh trực
quan, rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu và hấp dẫn để kích thích tri giác của học sinh.
Và bắt đầu hƣớng dẫn trẻ thiết lập kế hoạch, mục đích để nâng cao khả năng
tri giác có chủ định.
b. Chú ý
Ở giai đoạn đầu, khả năng chú ý của trẻ còn yếu, khả năng kiểm soát,
điều khiển chú ý còn hạn chế. Lúc này, chú ý không chủ định chiếm ƣu thế.

6


Nghĩa là trẻ chỉ quan tâm, chú ý tới những hình ảnh. Hành động, hoạt động
nổi bật, màu sắc, hấp dẫn, những môn học có nhiều hoạt động hay những trò
chơi hoặc cũng có thể là giáo viên xinh đẹp, vui tính,… Sự tập trung chú ý về
một vật hay một hoạt động của trẻ còn rất yếu, thiếu bền vững. chƣa thể tập
trung lâu dài và dễ bị phân tán bởi những tác động khác.
Vì vậy, giáo viên nên giao cho trẻ những nhiệm vụ đòi hỏi sự chú ý của
trẻ, giới hạn về thời gian. Chú ý thay đổi theo từng giai đoạn trong cấp Tiểu
học, điều này sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đế kết quả dạy học và giáo dục trẻ.

c. Trí nhớ
Ở độ tuổi này hai loại ghi nhớ đều phát triển mạnh. Tuy nhiên loại ghi
nhớ trực quan hình tƣợng chiếm ƣu thế hơn so với loại ghi nhớ từ ngữ- logic.
Giai đoạn lớp 1, 2, 3 ghi nhớ máy móc phát triển. Các em ghi nhớ hình
ảnh, ghi nhớ bằng cách học thuộc mà không hiểu hết nội dung. Nhiều học
sinh chƣa biết cách ghi nhớ theo nội dung, có điểm tựa hoặc xây dựng dàn ý
ghi nhớ.
Đến giai đoạn lớp 4,5 ghi nhớ có ý nghĩa và ghi nhớ từ ngữ bắt đầu phát
triển mạnh. Lúc này, ghi nhớ chủ định đã phát triển. Trẻ đã biết ghi nhớ theo
nội dung, điểm tựa, đã biết cách lập dàn ý ghhi nhớ. Tuy nhiên việc ghi nhớ
có chủ đích còn phụ thuộc nhiều vào sự hấp dẫn của tài liệu, sự thu hút của
bài giảng, hay sự độc đáo về nội dung,…
Biết đƣợc những điều này, giáo viện cần có những giải pháp thích hợp
để giúp học sinh ghi nhớ một cách tốt hơn, đặc biệt hƣớng cho trẻ vào ghi nhớ
có chủ đích để nội dung ghi nhớ sẽ bền vững hơn.
d. Tư duy
Tƣ duy mang đậm màu sắc cảm xúc và tƣ duy hình ảnh chiếm ƣu thế
cao. Trẻ dựa vào những hình ảnh trực quan để tƣ duy, phân tích.
Ở giai đoạn đầu tƣ duy hình ảnh chiếm đa số, lên đến giai đoạn sau
chuyển dần từ tƣ duy cụ thể sang tƣ duy trừu tƣợng. Tuy nhiên các hoạt động
phân tích, tổng hợp ở học sinh Tiểu học vẫn rất sơ đẳng.

7


Nhờ đó mà giáo viên có căn cứ giúp cho việc hình thành lối tƣ duy phù
hợp với những phƣơng pháp và kĩ thuật dạy học hợp lí.
e. Tưởng tượng
Ở cấp Tiểu học, bộ não của trẻ đã phát triển mạnh mẽ, tƣơng đối hoàn
thiện. Vì vậy, trí tƣởng tƣợng của trẻ rất phát triển với những đặc điểm cụ

thể sau:
Trẻ có thể dựa vào những hình ảnh cũ để tái tạo ra những hình ảnh mới.
Tức là trẻ dựa vào những hình ảnh thực tế đã thấy từ trƣớc, đƣợc lƣu lại trong
bộ nhớ để mô tả hoặc sáng tạo ra những hình ảnh thông qua hoạt động vẽ
tranh, làm văn, làm thơ,… Đặc biệt ở giai đoạn này, tƣởng tƣợng của các em
đƣợc chi phối mạnh mẽ từ cảm xúc, tình cảm, hình ảnh, sự việc, hiện tƣợng.
Qua đó, là một ngƣời giáo viên cần phải tìm ra các phƣơng pháp giúp
học sinh phát triển tối đa trí tƣởng tƣợng phong phú này. Biến những điều khô
khan của kiến thức trở nên đẹp hơn, dễ ghi nhớ hơn. Có thể đặt ra những câu
hỏi gợi mở, thu hút các em, tổ chức những hoạt động mang tính trải nghiệm
để các em phát huy tối đa tƣ duy, tƣởng tƣợng, hay sử dụng các hình ảnh đầy
cuốn hút và độc đáo,…
1..1.1.2. Đặc điểm ngôn ngữ của học sinh Tiểu học
Nhờ 6 năm đầu đời mà khi bƣớc vào cấp Tiểu học, hầu nhƣ trẻ đều có
khả năng nói thành thạo. Khi học lớp 1, trẻ bắt đầu đƣợc làm quen với chữ
viết và các con số. Đến lớp 5 thì ngôn ngữ đã trở nên thành thạo hơn và hoàn
thiện dần về mặt ngữ pháp, chính tả và ngữ âm. Nhờ việc học tập nhƣ vậy mà
trẻ có khả năng tự đọc, hiểu, nhận thức đƣợc thế giới xung quanh và đặc biệt
khám phá bản thân.
Với trẻ, ngôn ngữ có những ảnh hƣởng vô cùng lớn. Nó giúp quá trình
nhận thức, cảm giác, tri giác, tƣ duy, phân tích, tƣởng tƣợng, của trẻ phát triển
một cách dễ dàng. Nhờ ngôn ngữ mà trẻ thể hiện đƣợc bản thân. Cũng thông
qua ngôn ngữ mà ta cũng có thể đánh giá đƣợc trí tuệ của trẻ.

8


Với những vai trò hết sức quan trọng nhƣ vậy, các nhà giáo dục cụ thể là
các giáo viên cần phải trau dồi vốn ngôn ngữ cho trẻ. Bồi dƣỡng, nâng cao
kiến thức cho trẻ, tích cực cho trẻ làm quen với các văn bản, tác phẩm, truyện,

báo chí,…hoặc mở mở rộng vốn từ bằng cách tổ chức những hoạt động ngoại
khóa, các cuộc thi viết thƣ, vẽ tranh, kể chuyện,… Tất cả đều giúp trẻ có vốn
ngôn ngữ phong phú và đa dạng.
Nói tóm lại, sau khi xem xét những đặc điểm tâm, sinh lí của học sinh
tiểu học, chúng tôi nhận thấy tƣ duy logic, ghi nhớ có chủ đích của học sinh
lớp 4 có sự phát triển hơn hẳn học sinh lớp 1, 2, 3 do vậy các em có khả năng
và sự thích ứng với các bài tập. Tuy nhiên, do những tƣ duy của các em còn
sơ đẳng, đơn giản nên những hoạt động này cần phải ặp đi lặp lại để hình
thành kĩ năng làm bài và đạt hiệu quả hơn. Trên cơ sở đó, chúng tôi tập trung
nâng cao khả năng nhận diện từ ghép và từ láy cho học sinh lớp 4 thông qua
hệ thống bài tập.
1.1.2. Các phương thức cấu tạo từ tiếng Việt
Phƣơng thức cấu tạo từ là phƣơng thức mà ngôn ngữ tác động vào hình
vị để tạo ra các từ. Từ tiếng Việt sử dụng ba phƣơng thức sau đây: phƣơng
thức từ hóa hình vị, phƣơng thức ghép, phƣơng thức láy.
Từ hóa hình vị là phƣơng thức tác động vào bản thân một hình vị, làm
cho nó có đặc điểm ngữ pháp và ý nghĩa của từ, biến hình vị thành từ mà
không them bớt gì cả vào hình thức của nó.
Ví dụ: xe, áo, bàn, sách, lá,người, mì chính… là những từ hình thành so sự từ
hóa các hình vị xe, áo, bàn, sách, lá,người, mì chính…
Hiện nay phƣơng thức này chỉ tác động vào các hình thức ngữ âm mô
phỏng âm thanh và các yếu tố vay mƣợn.
Ví dụ: Từ cạch vốn mô phỏng tiếng động không vang khi hai vật rắn va chạm
vào nhau. Nay, thông qua phƣơng thức từ hóa mang ý nghĩa: “bắn súng cối

9


bằng cách thả đạn vào nòng súng” và mang đặc điểm ngữ pháp của các từ:
bắn, lao, phóng, phát,… để trở thành một từ. Các từ khác nhƣ bịch (đấm vào

ngực), đốp (đốp vào mặt), đét (đét cho một roi) đều thuộc trƣờng hợp này.
Còn các từ nhƣ: ti vi, mì chính, lốp, săm, phanh, căn,… là do sự từ hóa các
yếu tố nƣớc ngoài.
Ghép là phƣơng thức tác động vào một hoặc hai hình vị có nghĩa, kết
hợp chúng với nhau để sản sinh ra một từ mới (mang đặc điểm ngữ pháp và ý
nghĩa nhƣ một từ).
Ví dụ: Phƣơng thức ghép tác động vào các hình vị xe đạp tạo nên từ xe đạp ,
tác động vào hình vị máy bay tạo ra từ máy bay,…
Láy là phƣơng thức tác động vào một hình vị cơ sở làm xuất hiện một
hình vị láy giống nó toàn bộ hay bộ phận về âm thanh. Các hình vị cơ sở hay
hình vị láy tạo thành một từ (mang đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa của từ).
Ví dụ: Phƣơng thức láy tác động vào hình vị xanh tạo nên từ xanh xanh.
Trong đó, hình vị cơ sở để thực hiện phƣơng thức láy là hình vị xanh.
Ngoài ba phƣơng thức tác động vào hình vị trên, còn có phƣơng thức
tạo từ theo lối chuyển nghĩa từ một từ có sẵn.
Ví dụ: Từ ốc (vốn chỉ một sinh vật) chuyển nghĩa cho ta từ ốc (đinh ốc), từ
đậu (hành động của một con vật) chuyển nghĩa cho ta từ đậu (tên một loại hạt
thực vật).
Vì phƣơng thức chuyển nghĩa không tạo ra từ mới mà chỉ sử dụng
những từ có sẵn để tạo ra nghĩa mới nên không đƣợc đề cập đến ở đây.
1.1.3. Một số vấn đề về từ ghép
1.1.3.1. Khái niệm từ ghép
Xoay quanh vấn đề từ ghép, có rất nhiều những quan điểm và đánh giá
khác nhau. Mỗi tác giả khi nghiên cứu về tƣ ghép đều đƣa ra những ý kiên
riêng, từ đó mà dẫn đến nhiều định nnghĩa về từ ghép. Trong phạm vi đề tài

10


này, chúng tôi chỉ đƣa ra một số quan điểm, định nghĩa của các tác giả đƣợc

in trong giáo trình Sƣ phạm. Cụ thể:
Tác giả Đỗ Hữu Châu trong cuốn “Từ vựng ngữ nghĩa Tiếng Việt”
khẳng định: Từ ghép được tạo ra từ phương thức ghép hình vị, do sự kết hợp
của hai hay một số hình vị tách biệt, riêng lẻ, độc lập với nhau.
Tác giả Hồ Lê cho rằng: Từ ghép là một loại ngôn ngữ do nhiều yếu tố
kết hợp lại có tính vững chắc về cấu tạo và tính thành ngữ về ý nghĩa, trong
“Vấn đề cấu tạo từ tiếng Việt hiện đại”.
Sách giáo khoa Tiếng việt lớp 4 hiện hành có định nghĩa về từ ghếp rất
nhƣ sau: Ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau. Đó là từ ghép (trang 39).
Ví dụ: tình thương, thương mến, ông cha,...
Nhƣ vậy, từ ghép gồm hai hay nhiều những hình vị, trong đó, hình vị nào
cũng phải có nghĩa. Khi đã ghép hai hình vị với nhau thì nó đã tạo nên một từ
có cấu trúc tƣơng đối chặt chẽ. Khi đó, từ ghép cũng là đơn vị nhỏ nhất trực
tiếp hình thành nên câu.
1.1.3.2. Phân loại từ ghép
Để phân loại từ ghép, ta dựa vào ba đặc điểm sau đây:
- Ý nghĩa của từ mới
- Tính chất của hình vị
- Mối quan hệ ngữ pháp, ngữa nghĩa giũa cacs hình vị tạo thành
Trên cơ sở những tiêu chí này, từ ghép đƣợc chia ra làm hai loại: Từ
ghép đẳng lập (từ ghép hợp nghĩa) và từ ghép phân nghĩa (từ ghép chính phụ).
1.1.3.2.1. Từ ghép đẳng lập
a. Khái niệm
Từ ghép đẳng lập hay còn gọi là từ ghép hợp nghĩa do hai hình vị tạo
nên, trong đó cả hai hình vị đều có nghĩa tƣơng đƣơng nhau. Tức là không có
hình vị nào chỉ loại lớn cũng không có hình vị nào là hình vị phân nghĩa. Các

11



loại từ ghép này biểu thị những loại (sự vật, hiện tƣợng, tính chất,…) rộng lớn
hơn, bao trùm hơn với nghĩa của hình vị khi tách riêng.
Ví dụ: quần áo, núi sông, nhà cửa, sách vở,…
Đặc trƣng của từ ghép đẳng lập là:
- Quan hệ ngữ pháp giữa các từ tố là quan hệ bình đẳng.
Ví dụ: Từ quần, áo là danh từ chỉ đồ mặc. Khi tách riêng ta đƣợc các yếu
tố là quần và áo, hai yếu tố này đều có nghĩa ngang hàng và thuộc từ loại
danh từ.
- Ý nghĩa của câu ghép đẳng lập là ý nghĩa tổng hợp, khái quát chỉ đặc
trƣng (trạng thái, tính chất, hành động, quan hệ) chung.
Ví dụ: Từ quần áo chỉ đồ để mặc nói chúng bao gồm cả quần và áo.
- Để tạo nên một từ ghép thì ta phải kết hợp hai hình vị với nhau, nhƣng
hai hình vị này phải cùng thuộc một phạm trù nghĩa. Tức là hai hình vị cùng
chỉ sự vật, trạng thái, tình cảm, hiện tƣơng, số lƣợng,…Cụ thể:
+ Hoặc các thành tố phải đồng nghĩa với nhau:
 Có thể một yếu tố thuần Việt, một yếu tố Hán Việt
Ví dụ: bụng dạ, bạn hữu,…
 Cả hai yếu tố đều là Hán Việt
Ví dụ: thổ địa, cốt nhục,…
 Một yếu tố địa phƣơng, một yếu tố toàn dân
Ví dụ: trông nom, chợ búa,…
 Cả hai yếu tố đều là thuần Việt
Ví dụ: xinh đẹp, mong chờ,…
+ Hoặc các thành tố trái nghĩa với nhau
Ví dụ: buồn vui, đen trắng, …
+ Hoặc các thành tố gần nghĩa nhau
Ví dụ: nhà cửa, đi đứng, quần áo,…
Tuy từ ghép đƣợc tạo nên bởi hai thành tố có giá trị ngang nhau nhƣng
một số trƣờng hợp có những từ ghép một trong hai thành tố bị mờ nghĩa.


12


Ví dụ: Từ đường xá. Ở đây xá cũng có nghĩa là đƣờng. Tuy nhiên do từ
xá đƣợc sử dụng rất lâu trƣớc đó, ít ngƣời dùng và đã đƣợc thay thể bởi từ
đường nên từ xá đã bị mờ nghĩa.
b. Phân loại
Căn cứ vào ngữ nghĩa của từ ghép hợp nghĩa mà chia từ ghép hợp nghĩa
ra làm ba loại: từ ghép đẳng lập tổng loại, từ ghép đẳng lập chuyên chỉ loại và
từ ghép đẳng lập gộp nghĩa.
b.1. Từ ghép đẳng lập tổng loại
Từ ghép đẳng lập tổng loại là từ ghép có ý nghĩa chỉ cả loại lớn, trong
đó, mỗi hình vị chỉ một loại nhỏ tiêu biểu:
Ví dụ: non sông không phải chỉ núi và sông nói chung mà nó chỉ một
quốc gia. Yếu tố non (núi) và sông là đặc điểm tiêu biểu về địa hình của mỗi
quốc gia.
Một số ví dụ khác nhƣ:
ếch nhái

buôn bán

đi đứng

tàu thuyền

cam quýt

gà vịt

b.2. Từ ghép đẳng lập chuyên chỉ loại

Từ ghép đẳng lập chuyên chỉ loại là từ ghép không chỉ loại lớn bao trùm
lên cả hai hình vị mà nghĩa của từ ghép đó tƣơng đƣơng với nghĩa của một
trong hai hình vị đó. Mô hình: AB=A hoặc AB=B. Nhƣ vậy ở loại này, mỗi từ
ghép có nghĩa tƣơng đƣơng với một từ.
Ví dụ:
 Chợ búa cũng là chợ
 Thuyền bè cũng là thuyền
 Tìm kiếm cũng là tìm

13


Do nghĩa của cả từ ghép tƣơng đƣơng với ngĩa của một trong hai hình vị
nên một trong hai thành tố có trong từ có xu hƣớng bị mờ nhạt về nghĩa. Yếu
tố này có tác dụng làm chỗ dựa cho nghĩa của từ ghép.
Ví dụ:
Núc trong bếp núc
Búa trong chợ búa
b.3. Từ ghép đẳng lập gộp nghĩa
Từ ghép đẳng lập gộp nghĩa là từ ghép không có ý nghĩ chỉ loại, trái lại
nó biểu thị ý nghĩa chung của cả từ ghép. Trong ý nghĩa chung đó có ý nghĩa
riêng của từng thành tố. Có thể hiểu theo mô hình sau: AB=A+B.
Ví dụ:
Quần

Áo

Quần áo

Hình 1

Ví dụ khác:
tàu xe

xăng dầu

gang thép

xưa nay

chạy nhảy

tốt đẹp

Từ ghép đẳng lập hợp nghĩa đã tồn tại thành từng cặp, từng đôi, trở nên
quen thuộc, trở thành một hiện tƣợng, một tập quán xã hội. Vì vậy chúng luôn
đƣợc đi liền với nhau trong các trƣờng hợp.
c. Trật tự các thành tố trong từ ghép đẳng lập
Khi nói về từ ghép đẳng lập, ngƣời ta thƣờng đề cập đến khả năng hoán
vị “tự do” của các từ tố trong chúng. Tuy nhiên, điều này không xảy ra trong
tất cả các trƣờng hợp của từ ghép đẳng lập, mà chỉ xảy ra ở một vài trƣờng
hợp nhất định. Cụ thể:
- Từ ghép không có yếu tố Hán - Việt

14


Ví dụ:
Xinh đẹp - đẹp xinh
Áo quần - quần áo
May rủi - rủi may

- Từ ghép đơn nghĩa hay từ ghép có yếu tố bị mờ nhạt, mất nghĩa
- Hoán vị ít xảy ra với các từ ghép đẳng lập đơn nghĩa.
- Đặc biệt, khi hoán vị các từ tố trong từ ghép cần chú ý:
+ Không đƣợc làm thay đổi ý nghĩa của từ ban đầu.
Ví dụ: cơm nước chỉ cái ăn, đồ ăn hàng ngày. Nhƣng khi hoán vị thì ta
đƣợc từ nước cơm- chất lỏng màu trắng đục, nổi lên khi gạo đƣợc đun sôi.
Lúc này ý nghĩa hoàn toàn thay đổi.
+ Không đi ngƣợc với tập quán cổ truyền dân tộc.
Ví dụ: Từ anh em chỉ những ngƣời có cùng huyết. Nhƣng khi hoán đổi
thì đƣợc từ em anh - từ không đƣợc chấp nhận. Vì từ xƣa tới nay từ chỉ quan
hệ thứ bậc sẽ đƣợc sắp xếp theo hàng trên trƣớc, hàng dƣới sau.
1.1.3.2.2. Từ ghép chính phụ
a. Khái niệm
Từ ghép chính phụ hay còn gọi là từ ghép phân nghĩa là từ ghép đƣợc
tạo nên từ hai hình vị, trong đó có một hình vị mang nghĩa chính, hình vị
còn lại có quan hệ phụ thuộc vào hình vị kia và không có nghĩa (liên quan
tới từ ghép đó). Hay nói cách khác là từ ghép gồm một hình vị chỉ loại lớn
(sự vật, hành động, trạng thái, tính chất) và một hình vị có tác dụng phân
hóa loại lớn đó thành những loại nhỏ cùng loại nhƣng độc lập với nhau và
độc lập với loại lớn.
Ví dụ: xe máy, quần dài, bút mực,…
Từ ghép chính phụ có những đặc trƣng sau đây:
- Quan hệ giữa hai hình vị trong từ ghép chính phụ là quan hệ bất bình
đẳng. Hình vị chính chỉ loại khái quát (sự vật, hành động, trạng thái, tính

15


chất) mang ý nghĩa chung chung. Còn hình vị phụ chỉ loại nhỏ, làm rõ, phân
loại cho hình vị chính.

b. Phân loại
Dựa vào ý nghĩa đó của từ ghép chính phụ - kiểu ý nghĩa không tổng hợp
mà ngƣời ta chia ra làm hai loại: từ ghép chính phụ dị biệt và từ ghép chính
phụ sắc thái hóa.
b.1. Từ ghép chính phụ dị biệt: là từ ghép chính phụ mà yếu tố phụ có
tác dụng phân chia, phân loại sự vật, hiện tƣợng, đặc trƣng đƣợc biểu thị ở
yếu tố chính. Hay đơn giản từ ghép chính phụ dị biệt có là từ ghép phân loại.
Ví dụ: Xe đạp, xe máy, xe bò,….
Hoa hồng, hoa sen, hoa cúc,…
Đẹp lòng, đẹp nết, đẹp mặt,…
b.2. Từ ghép chính phụ sắc thái là từ ghép trong đó yếu tố phụ có chức
năng bổ sung sắc thái cho thành tố chính. Nghĩa là làm rõ sắc thái biểu cảm
của yếu tố chính. Ở loại từ ghép này, yếu tố chính khi đứng một mình thƣờng
có nghĩa chung chung, không hiểu rõ đƣợc, khi kết hợp với yếu tố phụ chỉ sắc
thái sẽ làm ngƣời đọc, ngƣời nghe hiểu rõ sắc thái hơn.
Ví dụ: Xanh lè, xanh ngắt, xanh xao,…
Trắng tinh, trắng ngần, trắng muốt,…
Chú ý: Ở loại từ ghép này các từ có ý nghĩa tƣơng đối giống nhau tuy
nhiên mỗi yếu tố phụ sẽ phân loại sắc thái cho yếu tố chính.
1.1.4. Một số vấn đề về từ láy
1.1.4.1. Khái niệm
Nói về từ ghép thì đây là vấn đề mà các nhà giáo dục đặc biệt quan tâm,
vẫn có nhiều những ý kiến khác nhau về loại từ này. Dƣới đây, chúng tôi đƣa
ra một số ý kiến tiêu biểu về định nghĩa của từ láy nhƣ sau:
Trong cuốn Tiếng Việt 2, Lê A cho rằng: “Từ láy là sản phẩm của
phƣơng thức láy- láy lại toàn bộ hay bộ hận hình thức ngữ âm của hình vị gốc
(hình vị mang ý nghĩa từ vựng) [1,127].

16



Đỗ Hữu Châu định nghĩa: “Từ láy là những từ cấu tạo theo phƣơng thức
láy, là phƣơng thức lặp lại toàn bộ hay bộ phận âm tiết của một hình vị hay
đơn vị có nghĩa” [ 4,41].
Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 tập 1 có đƣa ra khái niệm rất đơn giản
về từ láy nhƣ sau: “Phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần (hoặc cả âm đầu
và vần) giống nhau. Đó là từ láy”.
Ví dụ: săn sóc, khéo léo, luôn luôn,…
Tác giả Hoàng Văn Hành có viết: “Từ láy là sự phối ngữ âm giữa các
yếu tố tƣơng ứng của các âm tiết, và có tác dụng biểu trƣng hóa.” [8,5]
Mỗi quan điểm, ý kiến đƣa ra đều dựa trên những cơ sở khoa học nhất
định. Để tìm ra một cách hiểu chung nhất, chúng tôi định nghĩa từ láy nhƣ
sau: Từ láy là những từ gồm hai hay nhiều tiếng, do phƣơng thức láy tạo nên,
giữa các tiếng có quan hệ ngữ âm với nhau và có tác dụng biểu thị một ý
nghĩa hoàn chỉnh”.
1.1.4.2. Phân loại từ láy
Ngƣời ta dựa vào số tiếng trong từ láy để chia từ láy ra làm các loại sau:
láy đôi, láy ba, láy tƣ.
a. Láy đôi
Nhƣ tên gọi thì láy đôi là từ láy gồm hai tiếng. Đây là loại từ láy chiếm
phần lớn trong kho tàng từ láy Việt Nam. Dựa vào mức độ láy trong các từ
láy đôi mà chia chúng ra thành từ láy bộ phận và từ láy toàn bộ. Các từ láy bộ
phận lại có thể chia ra thành từ láy âm và từ láy vần.
a.1. Láy toàn bộ
Láy toàn bộ là sự lặp lại toàn bộ nguyên vẹn hoặc lăp lại có sự biến đổi
(về thanh điệu hoặc phụ âm cuối) có tác dụng tạo nghĩa biểu trƣng.
Ở từ láy toàn bộ, các bộ phận của hình vị gốc đƣợc lặp lại y nguyên. Tuy
nhiên số lƣợng các loại từ láy này không nhiều.
Ví dụ: xanh xanh, bừng bừng, khăng khăng, vàng vàng,…


17


Từ láy đôi toàn bộ có sự biến đổi về thanh điệu. Để tăng sự nhịp nhàng
về ngữ điệu khi nói ngƣời ta biến đổi các từ láy toàn bộ giống nhau nguyên
vẹn thành các từ láy toàn bộ có biến đổi về thanh điệu.
Ví dụ: đèm đẹp, đo đỏ, nằng nặng,…
Ngoài từ láy có sự biến đổi về thanh điệu, từ láy đôi toàn bộ còn có sự
biến đổi về phụ âm cuối.
Ví dụ: đèm đẹp, khang khác, anh ách,…
Sự biến đổi phụ âm cuối này tuân theo một nguyên tắc nhất định: Từ phụ
âm p chuyển sang phụ âm m, từ phụ âm ch chuyển sang phụ âm nh, từ phụ
âm c chuyển sang phụ âm ng, từ phụ âm t chuyển sang phụ âm n.
Ta có thể hiểu rõ hơn bằng mô hình sau:
Vị trí
phát âm

Môi

Đầu lƣỡi

Tắc

P

t

k

Mũi vang


M

n

ng

Ví dụ

Tăm tăm tắp

Phƣơng thức

Gốc lƣỡi

phát âm

Tốt tôn tốt

c
nh

Biếcbiêng biếc
Sạch sành sạch

a.2. Láy bộ phận
Láy bộ phận là những từ láy giữ lại một bộ phận cố định và thực hiện
phƣơng thức láy ở bộ phận còn lại. Cũng dựa vào vị trí láy mà chia láy bộ
phận ra làm hai loại: láy âm, láy vần.
- Láy âm: là những từ láy mà tiếng láy lặp lại âm đầu của tiếng gốc.

Nghĩa là hai tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu.
Ví dụ: xinh xắn, gọn gàng, run rẩy,…
Láy âm gồm hai loại:
+ Láy âm có hình vị gốc đứng trƣớc: vội vàng, khó khăn, hoa hòe,…

18


+ Láy âm có hình vị gốc đứng sau: nhấp nháy, phập phồng, nhấp nhô,…
- Láy vần: là những từ láy mà tiếng láy lặp lại phần vần của tiếng gốc.
Nghĩa là hai tiếng có sự giống nhau về vần.
Ví dụ: khéo léo, cheo leo, lò dò,….
Các từ láy vần đƣợc chia ra thành các nhóm dựa vào sự phối hợp của vần
với phụ âm đầu của tiếng gốc để tạo ra tiếng láy. Cụ thể:
Phụ âm đầu tiếng gốc

L

B

Ch

Phụ âm đầu tiếng láy

Ví dụ

B

Lầu bầu


C

La cà

Ch

Lƣng chừng

D

Lim dim

Đ

Lênh đênh

H

Lụi hụi

K

Lịch kịch

Nh

Bắng nhắng

Ch


Bồn chồn

H

Bồi hồi

Kh

Bâng khuâng

Ng

Bỡ ngỡ

L

Chơi bời

B

Chi li

V

Chênh vênh

b. Láy ba
Tƣơng tự nhƣ láy đôi, láy ba là từ láy gồm 3 âm tiết, trong đó có một âm
tiết đóng vai trò là thành tố chính, mang nghĩa bao trùm. Phƣơng thức láy tác
động vào thành tố chính để tạo ra thành tố phụ. Tức là, từ láy ba có sự giống

nhau về âm hoặc vần hoặc cả âm lẫn vần ở cả ba tiếng.

19


×