Tải bản đầy đủ (.ppt) (28 trang)

Bài giảng triết học chương 3 nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong triết học mác lênin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.03 KB, 28 trang )

Chương 3:
NGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT GiỮA LÝ LUẬN
VÀ THỰC TiỄN TRONG TRIẾT HỌC MÁCLÊNIN
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA NGUYÊN TẮC THỐNG
NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN


1. Phạm trù thực tiễn và phạm trù lý luận
a) Phạm trù thực tiễn
 Là những hoạt động vật chất, có tính lịch sửxã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên,
xã hội và bản thân con người


 Các hình thức cơ bản:
 Hoạt động sản xuất vật chất
 Hoạt động chính trị xã hội
 Hoạt động thực nghiệm khoa học


 Các hình thức phái sinh:
 Hoạt động giáo dục
 Hoạt động ý tế
 Hoạt động nghệ thuật …


b) Phạm trù lý luận
 Là sự khái quát kinh nghiệm thực tiễn, là hệ
thống các tri thức phản ánh khách quan, bản
chất thế giới tự nhiên và xã hội loài người
Lý luận được biểu hiện bằng các học
thuyết, các quy luật, phạm trù, khái


niệm


2. Mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn
a) Vai trò quyết định của thực tiễn đối với lý luận
 Thực tiễn là nguồn gốc, là cơ sở của lý luận
 Thực tiễn là động lực của lý luận


 Thực tiễn là mục đích của nhận thức lý luận
 Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý, của lý luận
 Thực tiễn quy định nội dung, cách thức sử
dụng các phương pháp trong nhận thức và hành
động của con người


b) Sự tác động trở lại của lý luận đối với thực tiễn
 Lý luận khái quát kinh nghiệm, chỉ ra quy
luật vận động thực tiễn
 Lý luận dự báo, định hướng cho hoạt động
thực tiễn
 Lý luận giáo dục, liên kết, tập hợp lực lượng,
chỉ đạo và cải tạo thực tiễn


II. NỘI DUNG NGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT
GiỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Xuất phát từ con người hoạt động thực tiễn
 Sai lầm của CNDT và CNDV trước Mác trước hết
là: Không xuất phát từ con người hoạt động thực

tiễn


 C. Mác xuất phát từ con người hoạt động thực
tiễn để nghiên cứu:
 Những vấn đề của tự nhiên, xã hội và tư duy
Từ vật chất đến ý thức, từ kinh tế đến chính
trị, từ tồn tại xã hội đến ý thức xã hội


 Xuất phát từ con người hoạt động thực tiễn,
gắn với các giai đoạn, các quá trình lịch sử-xã
hội - cụ thể: là yêu cầu trước hết và cơ bản có
tầm quan trọng bậc nhất của nguyên tắc thống
nhất giữa lý luận và thực tiễn


2. Chỉ đạo thực tiễn bằng lý luận khoa học
 Xuất phát từ vai trò của khoa học trong việc
nâng cao hiệu quả, năng suất, chất lượng của
hoạt động thực tiễn
 Trong thời đại bùng nổ thông tin, khoa học,
công nghệ phát triển như vũ bão thì chỉ có việc
chỉ đạo thực tiễn bằng lý luận khoa học mới đáp
ứng yêu câu cầu do thực tiễn đặt ra.


3. Bám sát thực tiễn, tổng kết thực tiễn,
phát triển lý luận
 Là yêu cầu tất yếu khi thực hiện nguyên tắc

thống nhất giữa lý luận và thực tiễn
 Thực tiễn và lý luận luôn luôn có mối quan hệ
biện chứng


 Trước hết: hướng vào những vấn đề do
cuộc sống đặt ra, làm rõ những căn cứ khoa
học của các giải pháp, dự báo các xu hướng,
khả năng phát triển
 Bám sát thực tiễn nhưng phải tổng kết thực
tiễn để nghiên cứu lý luận, phát triển lý luận


4. Khắc phục bệnh kinh nghiệm và bệnh
giáo điều
 Bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều là những
biểu hiện khác nhau của sự vi phạm nguyên tắc
thống nhất giữa lý luận và thực tiễn


 Bệnh kinh nghiệm
 Là sự tuyệt đối hóa những kinh nghiệm thực
tiễn trước đây và áp dụng một cách máy móc
vào hiện tại khi điều kiện đã thay đổi


 Khắc phục bệnh kinh nghiệm
Một mặt, bám sát thực tiễn, tăng cường học
tập nâng cao trình độ lý luận, bổ sung, vận dụng
lý luận phù hợp với thực tiễn

Mặt khác, phải hoàn thiện cơ chế thị trường
định hướng XHCN


 Bệnh giáo điều
Là sự tuyệt đối hóa lý luận, tuyệt đối hóa kiến
thức đã có trong sách vở, coi nhẹ kinh nghiệm
thực tiễn, vận dụng lý luận một cách máy móc,
không tính đến điều kiện lịch sử - cụ thể


 Khắc phục bệnh giáo điều
Lý luận phải luôn gắn liền với thực tiễn
Lý luận phải khái quát từ thực tiễn
Vận dụng sáng tạo lý luận vào thực tiễn
Kiểm tra lý luận trong thực tiễn
Không ngừng phát triển sáng tạo lý luận cùng
với thực tiễn


III. VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT GiỮA LÝ
LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI
Ở VIỆT NAM HiỆN NAY

1. Sự nghiệp đổi mới và nguyên tắc thống
nhất giữa lý luận và thực tiễn
2. Quán triệt và thực hiện nhất quán nguyên
tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong
sự nghiệp đổi mới



1. Sự nghiệp đổi mới và nguyên tắc thống
nhất giữa lý luận và thực tiễn

 Trước đổi mới:
Chủ quan, nóng vội, duy ý chí
Duy trì quá lâu cơ chế kinh tế kế hoạch hóa
tập trung, quan liêu, bao cấp …
Chưa đảm bảo tính khách quan của sự xem xét
(đánh giá quá cao tiềm năng, thuận lợi, không
thấy hết những khó khăn, trở ngại …)


 Đổi mới toàn diện đất nước
 Đại hội VI (tháng 12 năm 1986)
Phương châm nhìn thẳng vào sự thật, đánh
giá đúng sự thật, nói rõ sự thật
Đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước
Rút ra các bài học kinh nghiệm


 Các bài học kinh nghiệm:
Xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng và hành động
theo quy luật khách quan, nhạy bén với cái mới
Đổi mới đồng bộ, toàn diện, có kế thừa, có
bước đi, hình thức và cách làm phù hợp
…
Khẳng định để tiến hành đổi mới có hiệu quả
phải quán triệt và thực hiện nhất quán nguyên
tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn



2. Quán triệt và thực hiện nhất quán nguyên
tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong
sự nghiệp đổi mới

 Lý luận đổi mới chủ yếu xuất phát từ sự tìm
tòi và tổng kết thực tiễn công cuộc đổi mới
 Bởi vì:
Chưa từng có tiền lệ
Không có một mô hình, công thức nào sẵn có
để giải quyết mọi vấn đề


 Các vấn đề lý luận chủ yếu được đúc rút:
Kinh tế thị trường định hướng XHCN
Đảng viên làm kinh tế tư nhân
Vấn đề sở hữu
Vấn đề nhà nước pháp quyền XHCN của dân,
do dân, vì dân


×