Tải bản đầy đủ (.pdf) (203 trang)

Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo hoạt động của Hiệp Liên hiệp Phụ nữ tỉnh từ năm 1997 đến năm 2015 (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (365.82 KB, 203 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG

ĐẢNG BỘ TỈNH HƯNG YÊN LÃNH ĐẠO
HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ
TỈNH TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2015

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

HÀ NỘI - 2018


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG

ĐẢNG BỘ TỈNH HƯNG YÊN LÃNH ĐẠO
HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ
TỈNH TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2015

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Mã số: 62 22 03 15

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. NGUYỄN DANH TIÊN
2. PGS.TS. PHẠM HỒNG CHƯƠNG

HÀ NỘI - 2018




LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo
quy định.

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Thu Hương


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

Trang
1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI

8

1.1. Những công trình khoa học liên quan đến đề tài luận án

8


1.2. Nội dung những công trình khoa học liên quan đến luận án đã
giải quyết và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu

23

Chương 2: QUÁ TRÌNH ĐẢNG BỘ TỈNH HƯNG YÊN LÃNH ĐẠO
HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH TỪ NĂM 1997
ĐẾN NĂM 2005

26

2.1. Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên
đối với hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh

26

2.2. Chủ trương và quá trình Đảng bộ tỉnh Hưng Yên chỉ đạo hoạt động
của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh

41

Chương 3: ĐẢNG BỘ TỈNH HƯNG YÊN LÃNH ĐẠO HOẠT ĐỘNG
CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2015

61

3.1. Chủ trương của Đảng và Đảng bộ tỉnh Hưng Yên về công tác phụ nữ
và hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ

61


3.2. Đảng bộ tỉnh Hưng Yên chỉ đạo hoạt động của Hội Liên hiệp
Phụ nữ tỉnh

81

Chương 4: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

110

4.1. Một số nhận xét

110

4.2. Một số kinh nghiệm

134

KẾT LUẬN

148

DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

151

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

152


PHỤ LỤC

171


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BCH

: Ban Chấp hành

CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CNXH

: Chủ nghĩa xã hội

LHPN

: Liên hiệp Phụ nữ

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kể từ khi ra đời đến nay, Đảng đã lớn mạnh không ngừng về chính trị,

tư tưởng và tổ chức để có thể đảm đương xuất sắc sứ mệnh lãnh đạo cách
mạng và lãnh đạo các tổ chức, đoàn thể quần chúng trong hệ thống chính trị
của đất nước.
Bước vào thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
(CNH, HĐH) và hội nhập quốc tế, việc nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng đối
với các tổ chức chính trị xã hội nói chung, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) nói
riêng, trở thành vấn đề quan trọng, là một trong những trọng tâm của công tác
lãnh đạo của Đảng.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Hội LHPN Việt Nam đã trưởng thành và lớn
mạnh, tập hợp rộng rãi các tầng lớp phụ nữ Việt Nam, đại diện, bảo vệ quyền
bình đẳng, dân chủ, hợp pháp, chính đáng của phụ nữ; tham gia quản lý nhà
nước, xây dựng Đảng; đoàn kết, vận động, tổ chức, hướng dẫn phụ nữ thực
hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hội LHPN Việt Nam thực sự trở thành cầu nối giữa
Đảng với các tầng lớp phụ nữ, góp phần đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho Đảng,
Nhà nước và các đoàn thể nhân dân, tích cực tham gia các hoạt động của phụ
nữ quốc tế và tranh thủ sự ủng hộ to lớn của phụ nữ Quốc tế đối với phụ nữ
Việt Nam...
Hưng Yên là một tỉnh ở vị trí trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, là tỉnh giàu
truyền thống văn hiến cách mạng, trên mảnh đất ‘‘địa linh nhân kiệt’’ này, đã
sản sinh ra nhiều danh nhân nổi tiếng. Chính nơi đây là quê hương của phong
trào ‘‘Nữ du kích Hoàng Ngân’’ trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Năm
1997, sau ngày tái lập tỉnh, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, cùng sự nỗ lực
của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và toàn thể nhân dân trong tỉnh,


2
Hưng Yên đã phát huy tối đa mọi nguồn lực để tạo thành sức mạnh tổng hợp
vượt qua mọi khó khăn, giành được những thành tựu quan trọng trong phát
triển kinh tế - xã hội. Nguồn vốn đầu tư trong nước, nước ngoài và hoạt động

sản xuất công nghiệp tăng vượt bậc. Kinh tế nông nghiệp từng bước chuyển
dịch theo hướng sản xuất hàng hóa và xuất khẩu; đời sống nhân dân không
ngừng được nâng lên. Hoạt động thương mại, dịch vụ ngày càng khởi sắc, tiềm
năng du lịch được chú trọng đầu tư và khai thác có hiệu quả... Góp phần vào sự
phát triển chung của tỉnh, không thể không nói đến vai trò của Hội Liên hiệp
Phụ nữ tỉnh Hưng Yên và các tầng lớp phụ nữ trong Tỉnh.
Từ sau ngày tái lập Tỉnh, Đảng bộ tỉnh Hưng Yên luôn coi trọng quán
triệt, vận dụng sáng tạo đường lối của Đảng, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo các
đoàn thể quần chúng, trong đó có Hội LHPN Tỉnh. Dưới sự lãnh đạo của Đảng
bộ Tỉnh và Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, hoạt động của Hội
LHPN tỉnh Hưng Yên luôn được chú trọng và đã đạt được những kết quả đáng
khích lệ. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động của Hội
LHPN tỉnh vẫn còn một số hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng và truyền
thống của Tỉnh. Những tồn tại, hạn chế, cần được nghiên cứu, tổng kết để rút
kinh nghiệm cho hoạt động của Hội trong thời gian tiếp theo.
Nghiên cứu quá trình Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo hoạt động
của Hội LHPN tỉnh từ năm 1997 (là năm tái lập tỉnh) đến năm 2015 (năm
kết thúc nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII), nhằm làm rõ vai trò
to lớn của các tầng lớp phụ nữ trong xây dựng quê hương xứ nhãn, góp
phần giúp Đảng bộ Tỉnh tổng kết công tác vận động quần chúng trong tình
hình mới; từng bước đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng bộ đối với hệ
thống chính trị trong Tỉnh nói chung, các đoàn thể chính trị xã hội và Hội
LHPN nói riêng. Qua đó, góp phần đánh giá thực trạng tổ chức, bộ máy
Hội LHPN và hoạt động của phụ nữ tỉnh Hưng Yên dưới sự lãnh đạo của
Đảng bộ Tỉnh từ sau khi tái lập Tỉnh (1997), trải qua các kỳ Đại hội (Đại hội


3
XIV, nhiệm kỳ 1997 - 2000; Đại hội XV, nhiệm kỳ 2000 - 2005; Đại hội XVI,
nhiệm kỳ 2005 - 2010; Đại hội XVII, nhiệm kỳ 2010 - 2015); đúc kết một số

kinh nghiệm, góp phần đưa phong trào phụ nữ tỉnh Hưng Yên phát triển vững
mạnh, ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất
nước và hội nhập quốc tế.
Với ý nghĩa đó, nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề: “Đảng bộ tỉnh
Hưng Yên lãnh đạo hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh từ năm 1997
đến năm 2015” làm đề tài Luận án Tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử
Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Làm sáng tỏ quá trình Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo hoạt động của
Hội LHPN tỉnh từ năm 1997 đến năm 2015. Trên cơ sở đó, đúc kết một số kinh
nghiệm từ thực tiễn quá trình lãnh đạo Hội LHPN tỉnh của Đảng bộ tỉnh Hưng
Yên, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Hội LHPN tỉnh
trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để hoàn thành mục đích đề ra, Luận án tập trung nghiên cứu những
vấn đề:
- Làm rõ những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng
Yên đối với hoạt động của Hội LHPN tỉnh.
- Trình bày có hệ thống các quan điểm của Đảng và chủ trương của Đảng
bộ tỉnh Hưng Yên về công tác phụ nữ và hoạt động của Hội LHPN tỉnh.
- Phân tích, làm rõ quá trình Đảng bộ tỉnh Hưng Yên, chỉ đạo hoạt động
của Hội LHPN tỉnh từ năm 1997 đến năm 2015.
- Đưa ra những nhận xét, đánh giá khách quan về ưu điểm, hạn chế và
bước đầu đúc kết một số kinh nghiệm qua thực tiễn quá trình Đảng bộ tỉnh
Hưng Yên lãnh đạo hoạt động của Hội LHPN tỉnh, đáp ứng yêu cầu của sự
nghiệp đổi mới CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.


4

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu chủ trương và quá trình Đảng bộ tỉnh
Hưng Yên lãnh đạo hoạt động của Hội LHPN tỉnh từ năm 1997 đến năm 2015.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Luận án nghiên cứu quá trình Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh
đạo hoạt động của Hội LHPN trên các phương diện:
- Phân tích quan điểm của Đảng và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hưng
Yên về công tác phụ nữ và hoạt động của Hội LHPN.
- Quá trình Đảng bộ Hưng Yên chỉ đạo hoạt động của Hội LHPN tỉnh
trên các mặt:
+ Nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính
quyền đối với Hội LHPN.
+ Xây dựng, phát triển tổ chức Hội: Xây dựng bộ máy, đội ngũ cán bộ
Hội và phát triển hội viên.
+ Chỉ đạo Hội LHPN tỉnh, trực tiếp là hội viên phụ nữ tham gia phát
triển kinh tế - xã hội.
+ Nâng cao chất lượng tuyên truyền, kiểm tra, giám sát và sơ kết, tổng
kết việc thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ Tỉnh về xây dựng tổ chức Hội.
+ Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước
Về thời gian: Luận án nghiên cứu quá trình Đảng bộ tỉnh Hưng Yên
lãnh đạo hoạt động Hội LHPN tỉnh từ năm 1997 (là năm tái lập tỉnh) đến
năm 2015 (năm kết thúc nhiệm kỳ XVII). Tuy nhiên, để đảm bảo tính logic,
khoa học, luận án mở rộng thời gian nghiên cứu trước năm 1997 và sau
năm 2015.
Về không gian: Luận án nghiên cứu trong phạm vi tỉnh Hưng Yên, gồm
thành phố Hưng Yên và các huyện: Văn Lâm, Mỹ Hào, Yên Mỹ, Khoái Châu,
Văn Giang, Phù Cừ, Tiên Lữ, Ân Thi, Kim Động.



5
4. Cơ sở lí luận, nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng về vai trò của phụ nữ và
công tác vận động phụ nữ.
4.2. Nguồn tài liệu
Nguồn tài liệu chủ yếu sử dụng cho Luận án gồm:
Các văn kiện của Đảng, Nhà nước, Chính phủ về phụ nữ và công tác
phụ nữ; những văn kiện của Trung ương Hội LHPN Việt Nam; nghị quyết, chỉ
thị, chương trình, kế hoạch của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
tỉnh Hưng Yên; nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch, báo cáo của Hội LHPN tỉnh
Hưng Yên.
Các công trình khoa học liên quan đến đề tài luận án.
4.3. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic là chủ yếu.
Bên cạnh đó là các phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê; so sánh; điều
tra, phỏng vấn các nhân chứng lịch sử để hoàn thành mục tiêu mà luận án đề ra.
+ Phương pháp lịch sử được sử dụng chủ yếu trong chương 2 và
chương 3 để phân kỳ thời gian; làm rõ hoàn cảnh lịch sử; trình bày có hệ
thống chủ trương, quan điểm của Đảng và Đảng bộ tỉnh cũng như quá trình
Đảng bộ tỉnh Hưng Yên chỉ hoạt động của Hội LHPN tỉnh.
+ Phương pháp logic được sử dụng trong chương 2 và chương 3 để xâu
chuỗi các sự kiện lịch sử, liên kết các nội dung đó để làm rõ sự phát triển về
nhận thức và quá trình hoàn thiện chủ trương của Đảng và Đảng bộ tỉnh Hưng
Yên về hoạt động của Hội LHPN tỉnh. Trong chương 4, phương pháp logic
được sử dụng chủ yếu để khái quát những ưu điểm, hạn chế và rút ra những
kinh nghiệm qua thực tiễn quá trình Đảng bộ lãnh đạo Hội LHPN tỉnh từ 1997
đến 2015.



6
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này dùng để phân
tích, tổng hợp những quan điểm, chủ trương của Đảng và Đảng bộ tỉnh
Hưng Yên về công tác phụ nữ; đồng thời phân tích, tổng hợp những hoạt
động lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh đối với những hoạt động của Hội
LHPN tỉnh.
+ Phương pháp thống kê được dùng để thống kê những số liệu về các
hoạt động cụ thể của Hội LHPN tỉnh.
+ Phương pháp đối chiếu để làm rõ sự phát triển về chủ trương cũng như
sự phát triển trong hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đối
với các hoạt động của Hội LHPN tỉnh.
+ Phương pháp điều tra phỏng vấn được dùng để đánh giá tác động của
hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh đối với hoạt động của Hội LHPN
và phong trào phụ nữ Tỉnh trong giai đoạn 1997 - 2015.
5. Đóng góp mới của Luận án
Một là, tổng quan những nội dung cơ bản của những công trình nghiên
cứu liên quan đến đề tài luận án, trên cơ sở đó, khái quát những kết quả đạt
được, chỉ rõ những vấn đề mà luận án tiếp tục nghiên cứu.
Hai là, làm rõ những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh
Hưng Yên đối với hoạt động của Hội LHPN tỉnh trong những năm 1997-2015
trên các khía cạnh: quan điểm, chủ trương của Đảng; điều kiện tự nhiên, kinh
tế - xã hội, thực trạng hoạt động Hội LHPN tỉnh trước năm 1997.
Ba là, phân tích những quan điểm, chủ trương của Đảng và Đảng bộ
tỉnh Hưng Yên về công tác vận động phụ nữ và hoạt động của Hội LHPN.
Bốn là, góp phần làm sáng tỏ quá trình Đảng bộ tỉnh Hưng Yên chỉ đạo
Hội LHPN tỉnh từ năm 1997 đến năm 2015 qua 2 giai đoạn 1997-2005 và
2005-2015 trên phương diện: Xây dựng tổ chức, bộ máy cán bộ và hoạt động
của Hội LHPN tỉnh.



7
Năm là, luận án đưa ra một số nhận xét về những ưu điểm, hạn chế và
phân tích nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế; đúc kết một số kinh nghiệm
lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đối với hoạt động của Hội LHPN tỉnh.
Sáu là, luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo để nghiên cứu, giảng
dạy lịch sử địa phương.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình đã công bố của tác
giả liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung luận án gồm 4 chương, 8 tiết.


8
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

Phụ nữ và công tác phụ nữ là một trong những vấn đề nhận được sự quan
tâm của nhiều nhà khoa học. Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu
liên quan đến vấn đề phụ nữ được công bố dưới các hình thức như: sách, bài
viết trên tạp chí, kỷ yếu hội thảo khoa học, đề tài nghiên cứu khoa học, luận án
tiến sỹ… Có thể khái quát thành những nhóm công trình chủ yếu:
1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu chung về phụ nữ và vai trò của
phụ nữ
Công trình khoa học: Tiếp tục tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong
đời sống chính trị của đất nước của Nguyễn Thị Thanh Hòa [56]; Phát huy hơn
nữa vai trò của phụ nữ trong tham gia quản lý Nhà nước của Nguyễn Thị Bình
[26]; Vai trò của phụ nữ Việt Nam trong phát triển kinh tế - xã hội, tham gia
quản lý Nhà nước và định hướng phát triển đến năm 2000 của Trương Mỹ Hoa

[49]; Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng Phụ nữ và xây dựng đội ngũ cán bộ
nữ của Nguyễn Thị Mão [126]...
Những công trình trên đã khẳng định vị trí của phụ nữ Việt Nam đối với
sự nghiệp cách mạng của dân tộc, đặc biệt là vị trí, vai trò, tầm quan trọng của
phụ nữ trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Cuốn sách Hai mươi năm một chặng đường phát triển của phụ nữ Việt
Nam 1975 - 1995 của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam [58]. Cuốn sách nêu bật
hoạt động của Hội LHPN Việt Nam từ sau ngày giải phóng miền Nam thống
nhất đất nước, đến những năm tiến hành sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã
hội chủ nghĩa (XHCN). Qua đó, khẳng định những đóng góp của phụ nữ Việt
Nam trong tiến trình phát triển của đất nước, dự báo những bước đi tiếp theo để
phụ nữ Việt Nam hòa nhập, tiến vào thế kỷ XXI.
Cuốn Những chặng đường đã qua của Lê Chân Phương [146]. Tác phẩm
tái hiện lại những kỷ niệm sâu sắc nhất về những chặng đường hoạt động cách


9
mạng gắn bó với đồng chí, đồng bào trong những năm kháng chiến gian khổ
với mong muốn góp phần nhỏ bé vào kho tàng đấu tranh cách mạng của phụ nữ
và nhân dân ta trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng một nước
Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, gắn với sự nghiệp
giải phóng phụ nữ, thực hiện quyền bình đẳng nam nữ dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam và Bác Hồ kính yêu.
Công trình: Phụ nữ Việt Nam bước vào thế kỷ XXI của Hội Liên hiệp phụ
nữ Việt Nam [60]. Thông qua việc nghiên cứu có hệ thống và toàn diện vai trò
của người phụ nữ Việt Nam trong tiến trình lịch sử phát triển đất nước, từ khi
có Đảng đến những năm đầu thế kỷ XXI, công trình đã đánh giá đầy đủ, sâu
sắc hơn vai trò của phụ nữ Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc, đặc biệt là trong 15 năm đổi mới (1986-2001). Khẳng định bước trưởng
thành của phụ nữ Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, gia đình,

xã hội, góp phần nâng cao vị trí, vai trò của phụ nữ Việt Nam trong thiên niên
kỷ mới.
Gắn liền vấn đề phụ nữ với nghiên cứu về giới, cuốn sách: Phụ nữ, giới
và phát triển của Trần Thị Vân Anh, Lê Ngọc Hùng [1] đã cung cấp hệ thống
những quan điểm, phạm trù, khái niệm, phương pháp và các vấn đề cơ bản
dưới góc độ phụ nữ học. Đồng thời, các tác giả cũng phân tích các chính sách
xã hội đối với phụ nữ, làm luận cứ khoa học cho việc thực hiện nguyên tắc
công bằng xã hội và bình đẳng giới, trong điều kiện kinh tế thị trường, định
hướng XHCN ở Việt Nam.
Cuốn sách Tham gia xây dựng chính sách, pháp luật về bình đẳng giới
của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam [69]. Cuốn sách đã trang bị những kiến
thức, kỹ năng, nghiệp vụ công tác hội cho cán bộ Hội các cấp sử dụng, trong
quá trình thực hiện nhiệm vụ tham gia xây dựng chính sách, pháp luật về bình
đẳng giới.
Cuốn sách: Sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất
nước của Dương Thị Xuân [185], đã trình bày quan điểm của Đảng và Nhà
nước vì sự tiến bộ của phụ nữ; đồng thời, nêu lên những kết quả hoạt động của


Luận án đầy đủ ở file: Luận án full













×