Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Đảng bộ huyện lục yên lãnh đạo phát triển kinh tế trong thời kỳ đổi mới 1986 2004

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 130 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LƯƠNG THỊ TIÊN

ĐẢNG BỘ HUYỆN LỤC YÊN (YÊN BÁI) LÃNH ĐẠO
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI
1986 - 2004

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Hà Nội 2005


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LƢƠNG THỊ TIÊN

ĐẢNG BỘ HUYỆN LỤC YÊN (YÊN BÁI) LÃNH ĐẠO
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI
1986 - 2004

Chuyên ngành lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 5.03.16

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS – TS. Trƣơng Thị Tiến

Hà Nội 2005



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ HUYỆN LỤC YÊN TRƢỚC ĐỔI MỚI ................ 5

1.1 . Mảnh đất, con ngƣời và truyền thống đấu tranh cách mạng của
nhân dân Lục Yên ...................................................................................... 5
1.2 . Thực trạng kinh tế ở Lục Yên trƣớc đổi mới ...........................................15
CHƢƠNG 2: ĐẢNG BỘ LỤC YÊN TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHỦ TRƢƠNG
ĐỔI MỚI KINH TẾ (1986-1996) ...................................................................................... 23

2.1. Thực hiện đổi mới tƣ duy kinh tế trong kế hoạch 5 năm (1986 –
1990) ..............................................................................................................23
2.1.1. Chủ trƣơng đổi mới của Đảng cộng sản Việt Nam ................................23
2.1.2.Sự vận dụng đƣờng lối đổi mới của Đảng bộ Lục Yên. ..........................27
2.1.3. Những thành tựu bƣớc đầu ....................................................................33
2.2. Tiếp tục đổi mới nhằm ổn định tình hình kinh tế (1991 - 1995) .............37
2.2.1. Chủ trƣơng đổi mới của Đảng cộng sản Việt Nam và sự vận
dụng của Đảng bộ Lục Yên .............................................................................37
2.2.2. Tổ chức thực hiện..................................................................................43
2.2.3. Kết quả đổi mới kinh tế và những tác động về xã hội. ...........................45
CHƢƠNG 3. ĐẢNG BỘ LỤC YÊN LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ
(1996- 2004) ...................................................................................................................... 61

3.1. Đảng bộ Lục Yên thực hiện chủ trƣơng công nghiệp hoá, hiện đại
hoá, đẩy mạnh phát triển kinh tế. (1996-2004). ...............................................61
3.1.1. Đảng bộ Lục Yên xác định mục tiêu, phƣơng hƣớng phát triển
kinh tế qua 2 Đại hội 17 (1996) và 18 (2001). .................................................63
3.1.2. Tổ chức thực hiện..................................................................................70
3.2. Những thành tựu chủ yếu trong công cuộc phát triển

kinh tế ở Lục Yên ...........................................................................................71
3.3. Kết hợp phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội ......................81
3.3.1. Đời sống của các tầng lớp nhân dân đều đƣợc nâng lên.........................81
3.3.2. Thực hiện tốt một số chính sách xã hội .................................................87
CHƢƠNG 4. MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ KIẾN NGHỊ ............................... 93
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 116
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 120


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sự nghiệp đổi mới do Đảng cộng sản Việt Nam khởi xướng là
một trong những bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam, tác động
mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước, mở ra
một giai đoạn mới cho sự phát triển của lịch sử dân tộc. Sự thành công
của công cuộc đổi mới càng được chứng minh một cách thuyết phục
khi chúng ta đi sâu nghiên cứu sự lãnh đạo của một Đảng bộ huyện
miền núi đối với việc phát triển kinh tế trong thời kì đổi mới – Đảng bộ
huyện Lục Yên.
Lục Yên là huyện miền núi thuộc tỉnh Yên Bái, từ trước tới nay,
huyện luôn giữ vị trí quan trọng đối với việc phát triển kinh tế, xã hội
của tỉnh.
Thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng, trong gần 20 năm qua,
Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Lục Yên luôn tìm tòi và sáng tạo
trong việc thực hiện chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp
luật của Nhà nước, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi nếp
nghĩ, cách làm, từ bỏ nhiều thói quen lạc hậu, tạo nên sự đổi thay toàn
diện trên các lĩnh vực đời sống xã hội. Đáng kể nhất là từ nền kinh tế

thuần nông đã phát triển thành nền kinh tế đa ngành với cơ cấu bao
gồm nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, du lịch và dịch vụ.
Trên địa bàn huyện từ thị trấn toả đi đến vùng sâu, vùng xa,
đồng ruộng được cải tạo, đồi rừng được quy hoạch khoanh nuôi, nhiều
mô hình kinh tế mới được áp dụng, mở ra nhiều triển vọng phát triển.
Nhìn chung, ngành nông nghiệp đã sản xuất ra nhiều hàng hoá đáp ứng
nhu cầu thị trường. Công nghiệp địa phương cũng không ngừng được
đầu tư, một số nhà máy, xí nghiệp khai thác, chế biến đã và đang được
hình thành, bước đầu hoạt động có hiệu quả, tạo nhiều công ăn việc


2

làm cho bà con trong huyện. Những công trình xây dựng phục vụ sản
xuất và dân sinh được đưa vào sử dụng ngày càng nhiều.
Những thành tựu kinh tế đã tác động manh mẽ đến vấn đề xã
hội. Mọi lĩnh vực từ điều kiện ăn ở, học hành chữa bệnh, đi lại của
nhân dân đều được cải thiện. Cũng như nhiều huyện miền núi khác,
việc triển khai đường lối đổi mới không thuận lợi như những huyện
miền xuôi. Song Đảng bộ và nhân dân Lục Yên đã vươn lên vị trí
những huyện đứng đầu tỉnh về phát triển kinh tế văn hoá xã hội, có sức
thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.
Có những thành tích hôm nay là do Đảng bộ huyện Lục Yên đã
trải qua quá trình tìm tòi khảo nghiệm, vận dụng sáng tạo đường lối đổi
mới của Đảng cộng sản Việt Nam và sự đóng góp to lớn của nhân dân
các dân tộc Lục Yên. Song thành tựu của công cuộc đổi mới vẫn chỉ là
bước đầu. Để tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ cách mạng trong giai
đoạn công nghiệp hoá - hiện đại hoá, Đảng bộ Lục Yên cần phải tổ
chức tổng kết đúc rút kinh nghiệm, lý giải nguyên nhân, tìm hiểu
những khó khăn thách thức, từ đó đề xuất những giải pháp tạo sự phát

triển toàn diện và bền vững, tương xứng với bề dày lịch sử và văn hoá
của huyện.
Đó cũng chính là lý do tôi chọn đề tài “Đảng bộ Lục Yên lãnh
đạo phát triển kinh tế trong thời kì đổi mới (1986-2004)” làm đề tài
luận văn thạc sĩ.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cho đến nay đã có một số công trình đề cập tới tình hình của
huyện Lục Yên nói riêng và tỉnh Yên Bái nói chung như: “Lịch sử
Đảng bộ tỉnh Yên Bái” xuất bản năm 1996, “Tỉnh Yên Bái một thế kỷ”
xuất bản năm 2000, “Lịch sử Đảng bộ huyện Lục Yên (1930-2005)”
xuất bản năm 2005. Nhưng chưa có một công trình nghiên cứu nào


3

mang tính chất cụ thể và hệ thống về sự lãnh đạo của Đảng bộ Lục Yên
đối với quá trình đổi mới kinh tế.
Sự phát triển kinh tế -xã hội của huyện chỉ được đề cập tới qua
các báo cáo công tác thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội hàng năm của
Đảng uỷ, Uỷ ban nhân dân và các Ban, ngành của Đảng, chính quyền
huyện.
3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Làm sáng tỏ quá trình Đảng bộ huyện Lục Yên vận dụng chủ trương
đổi mới kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam vào điều kiện thực tế ở
địa phương. Qua đó, có thể góp phần vào việc khẳng định vai trò quan
trọng của các Đảng bộ địa phương trong công cuộc đổi mới kinh tế.
- Phân tích kết quả của quá trình Đảng bộ Lục Yên lãnh đạo phát triển
kinh tế trong thời kỳ đổi mới và bước đầu rút ra một số nhận xét, kinh
nghiệm lịch sử về quá trình đó.

3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về sự lãnh đạo của
Đảng bộ Lục Yên đối với công cuộc phát triển kinh tế.
Về thời gian: Đề tài giới hạn trong khoảng thời gian từ 1986-2004.
Về không gian: Đề tài nghiên cứu trong phạm vi một huyện, đó
là huyện Lục Yên thuộc tỉnh Yên Bái.
3.3. Nhiệm vụ của đề tài
- Trình bày thực trạng kinh tế xã hội của huyện Lục Yên trước đổi mới.
- Hệ thống lại quá trình Đảng bộ Lục Yên lãnh đạo công cuộc ổn định
và phát triển kinh tế của huyện từ 1986 đến 2004.
- Đúc rút một số kinh nghiệm về sự lãnh đạo của Đảng bộ Lục Yên đối
với công cuộc phát triển kinh tế.
4. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1 Nguồn tài liệu:


4

Nguồn tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu bao gồm:
- Các văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng, các Nghị quyết của
Hội nghị Trung ương, Chỉ thị của Bộ Chính trị và các văn kiện khác
liên quan đến đổi mới kinh tế.
- Các Nghị quyết Đại hội của Đảng bộ tỉnh Yên Bái và Đại hội Đảng bộ
huyện Lục Yên. Lịch sử đảng bộ huyện Lục Yên.
- Một số tài liệu thống kê của Cục Thống kê tỉnh Yên Bái.
- Một số công trình, bài viết liên quan đến công cuộc đổi mới kinh tế ở
Việt Nam.
4.2 Phương pháp nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Về phương pháp,

luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu lịch sử, kết hợp các
phương pháp logic, thống kê, so sánh để giải quyết các yêu cầu của đề tài.
5. Đóng góp của luận văn
- Luận văn là công trình nghiên cứu chuyên sâu đầu tiên có tính hệ
thống về sự lãnh đạo của Đảng bộ Lục Yên trong một giai đoạn quan
trọng, đó là giai đoạn đổi mới, phát triển kinh tế ở Lục Yên (19862004).
- Việc nghiên cứu đề tài này còn có ý nghĩa thực tiễn, góp phần vào
việc nghiên cứu và giảng dạy về lịch sử Đảng bộ địa phương và có thể
được dùng làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy môn Lịch sử
Đảng cộng sản Việt Nam ở trường Cao đẳng sư phạm Yên Bái.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1: Vài nét về lịch sử huyện Lục Yên trước đổi mới.
Chương 2: Đảng bộ huyện Lục Yên với những đổi mới bước đầu về
kinh tế (1986-1996).


5

Chương 3: Đảng bộ huyện Lục Yên với quá trình phát triển kinh tế
(1996-2004).
Chương 4: Một số bài học kinh nghiệm và kiến nghị.

CHƢƠNG 1
VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ
HUYỆN LỤC YÊN TRƢỚC ĐỔI MỚI

1.1. Mảnh đất, con ngƣời và truyền thống đấu tranh cách
mạng của nhân dân Lục Yên.

Lục Yên có tổng diện tích tự nhiên là 806.448 km2 , nằm ở phía
Đông Bắc tỉnh Yên Bái. Phía Bắc và Tây Bắc giáp huyện Bảo Yên
(Lào Cai); phía Đông giáp các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang; phía
Đông Nam giáp huyện Yên Bình và phía Tây dựa vào sườn đông dãy
núi Con Voi chạy song song với dãy Hoàng Liên Sơn.
Về hành chính, tháng 7-1945, huyện Lục Yên thuộc tỉnh Tuyên
Quang. Từ tháng 12-1946, thuộc tỉnh Yên Bái. Từ tháng 12-1975, thuộc
tỉnh Hoàng Liên Sơn (sáp nhập 3 tỉnh Yên Bái, Nghĩa Lộ và Lào Cai). Từ
1991 đến nay Lục Yên thuộc tỉnh Yên Bái. Hiện tại, huyện có 24 đơn vị
hành chính với 23 xã: Khai Trung, Phúc Lợi, Mai Sơn, Động Quan, Vĩnh
Lạc, Khánh Thiện, Mường Lai, Minh Tiến, Phan Thanh, An Lạc, Tân Lập,
Tân Phượng, Tân Lĩnh, Lâm Thượng, Minh Xuân, Liễu Đô, Tô Mậu, Trúc
Lâu, Minh Chuẩn, Trung Tâm, Yên Thắng, An Phú, Khánh Hoà và thị trấn
Yên Thế. Trung tâm huyện đặt tại thị trấn Yên Thế.
Huyện Lục Yên có diện tích đất tự nhiên là 80.694,8 ha, trong
đó đất nông nghiệp là 9.851,72 ha, chiếm 14,7% tổng diện tích đất tự
nhiên, đất lâm nghiệp là 29.686,43 ha, chiếm 36,8% đất tự nhiên, đất
chuyên dùng là 5.230,43 ha, đất ở là 649,01 ha, đất hồ Thác Bà là 3920


6

ha, đất đưa vào canh tác là 31357 ha. Đất được phân ra thành 2 hệ
chính: đất phù sa do sông Chảy bồi đắp và đất Feralit phát triển trên
nền địa chất đa dạng của địa hình đồi núi. Đất đai thích hợp với trồng
lúa, trồng màu, cây ăn quả…
Khí hậu của huyện nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới và á nhiệt
đới. Hàng năm chia thành 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng
10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình của
cả năm là 25.8 0 C, mùa lạnh vào tháng 1 có nhiệt độ trung bình là 15.8 0

C, mùa nóng vào tháng 5,6 có nhiệt độ trung bình là 28.30 C.
Do ảnh hưởng của dãy Hoàng Liên Sơn và hồ Thác Bà nên khí
hậu có độ ẩm khá cao với mức trung bình là 84%. Chế độ thuỷ văn của
huyện khá thuận lợi nhờ hệ thống sông, suối ngòi phân bố đều, nguồn
nước dồi dào, có thể đáp ứng được nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của
nhân dân. Sông Chảy đi qua địa phận huyện với chiều dài 60 km, do ít
thác ghềnh nên mùa mưa dù sông có chảy xiết nhưng thuyền bè đi lại
khá thuận lợi. Hệ thống sông ngòi, rạch tương đối nhiều nhưng độ dài
không lớn, độ dốc cao, đó là nguyên nhân của những đợt lũ ống. Để
khắc phục những khó khăn đó, con người nơi đây từ ngàn xưa đã biết
đào đắp nhiều kênh, đập đưa nước tưới tiêu, phục vụ mùa màng.
Nguồn nước tự nhiên của Lục Yên khá phong phú, 6,6% diện
tích tự nhiên là mặt nước, không chỉ đủ cung cấp cho sinh hoạt, sản
xuất mà còn là tiềm năng phát triển thuỷ sản.
Rừng là một trong những thế mạnh của huyện. Những năm gần
đây rừng bị thu hẹp nhanh do nạn phá rừng làm nương rẫy và khai thác
lâm thổ sản ồ ạt kéo dài, hiện nay toàn huyện chỉ còn 18.315,55 ha.
Trong đó diện tích rừng sản xuất là 3.042,17 ha, rừng phòng hộ là
15.273,38 ha.
Nguồn tài nguyên khoáng sản của huyện cũng đa dạng: vàng, đá
quý được phân bố ở nhiều vùng, đang được khai thác bước đầu vừa


7

góp phần làm giàu cho địa phương vừa tạo nhiều công ăn việc làm cho
nhân dân các dân tộc trong huyện.
Lục Yên còn là địa phương có tiềm năng du lịch. Nơi đây được
thiên nhiên ban tặng phong cảnh non nước hữu tình với nhiều hang
động đẹp. Cùng với vẻ đẹp nguyên sơ của thiên nhiên, Lục Yên còn

thu hút khách thập phương bởi các chùa, đền, miếu… và sự đa dạng
phong phú của các loại hình kiến trúc nhà ở, phong tục tập quán, đời
sống tâm linh và tín ngưỡng của các dân tộc thiểu số Việt Nam.
Lục Yên có nhiều núi, đặc biệt là núi đá vôi với quá trình phong
hoá đã tạo nên các hang đẹp: Tại hang Hùm (thuộc địa phận xã Tân
Lập) năm 1964 đã khai quật và phát hiện 3 chiếc răng hàm của người
khôn ngoan (Hômôsapiens), các hoá thạch thuộc họ đười ươi, họ voi
răng kiếm và báo gấm họ mèo. Những phát hiện đó cho phép chúng ta
khẳng định Lục Yên là vùng đất có con người sinh sống liên tục từ thời
kì đồ đá cũ.
Chùa Hang úc (thuộc dãy núi Tân Lập) gồm nhiều nhũ đá khá
đẹp rủ từ trên vòm tới lưng chừng. Nơi đây còn 2 vệ đất nung đồ sộ
dùng làm bệ tượng phật, là tác phẩm tiêu biểu của thời Trần, về mặt đề
tài và bố cục có nét tương đống với các bệ tượng phật ở nhiều nơi khác
thuộc vùng Bắc Bộ. Điều đó cho thấy dưới vương triều Trần, các nhà
vua không những chỉ chăm lo phát triển kinh tế, văn hoá ở kinh thành,
vùng đồng bằng, trung du mà còn chú trọng cả vùng miền núi xa xôi nơi phên dậu của Tổ Quốc.
Chùa tháp Hắc Y được dựng trên gò đất cao ở phía hữu ngạn
ngòi Đại Cại xã Tân Lĩnh. Đứng ở nơi đây, du khách vừa có thể phóng
xa tầm mắt tới cả lưu vực sông Chảy, vừa tiện quan sát cả dải thung
lũng bao quanh vùng.
Tháng 9-2004, Viện Khảo cổ học phối hợp với bảo tàng tỉnh
Yên Bái tiến hành khai quật và đã phát hiện đền chùa có 2 tầng văn


8

hoá: Trần và Hậu Lê, thu hút nhiều nhà nghiên cứu và những người
quan tâm tới văn hoá vùng này.
Đền Thần áo Đen cùng những truyền thuyết về Vua áo Đen vẫn

được lưu truyền trong dân gian như những vị thần có công bảo vệ, giữ
gìn quê hương. Nhà sử học Lê Quý Đôn đã chép trong Kiến văn tiểu
lục: “trên bờ khe Đài Kỵ châu Lục Yên có núi thần áo đen” [45,354].
Ngay dưới chân núi là một dải thung lũng khá rộng và bằng phẵng
chạy song song với sông Chảy, nơi đây còn lưu lại dấu vết của ngôi
đền và những bức tường đất của một toà thành bao quanh.
Cùng với những di tích lịch sử thì đặc trưng văn hoá của các dân
tộc thiểu số là nét đặc sắc của vùng này. Trước đây, chủ yếu có 4 cộng
đồng dân tộc sinh sống gồm: Tày, Kinh, Nùng, Dao. Tỉ lệ các dân tộc
cũng thay đổi theo thời gian năm 1932 dân số toàn huyện có 12.794
người, trong đó có 65% là người Tày, 15% là người Dao còn lại là các
dân tộc khác. Cuộc tổng điều tra dân số năm 1989 toàn huyện có
73.730 người, trong đó Tày chiếm 53%, Kinh: 21.2%, Dao: 14.4%,
Nùng: 10.6% cùng một số dân tộc khác khoảng 50 người. Hiện nay,
dân số của Lục Yên là 99.897 người, trong đó Tày chiếm 52.2%, Kinh:
19.5%, Dao: 15.2%, Nùng: 10.4% và 12 dân tộc khác. Tất cả các dân
tộc chung sống trên địa phận Lục Yên dù ít hay nhiều, dù đến cư trú ở
những thời điểm khác nhau nhưng đều có truyền thống đoàn kết, tương
thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau để xây dựng và gìn giữ quê hương. Dù
trong họ còn in đậm những nét văn hoá riêng, nhưng tất cả đều chân
thành, sâu lắng, mộc mạc, hóm hỉnh, dễ mến dễ gần. Họ cũng chính là
chủ nhân của vùng đất giàu tiềm năng này.
Đến Lục Yên du khách còn có thể đến được một miền đất có khí
hậu ôn hoà, mát mẻ được coi là bình nguyên của huyện (xã văn hoá
Khai Trung) với đặc trưng văn hoá nhà sàn bên những đồi cây sồi cổ


9

thụ, nơi đây còn giữ được những nét văn hoá làng bản, hiện đang được

tỉnh và huyện quan tâm đầu tư, xây dựng thành khu du lịch sinh thái.
Là huyện miền núi xa xôi nhưng Lục Yên ẩn chứa tiềm năng du
lịch khá lớn. Việc khai thác hiệu quả tiềm năng này có ý nghĩa vô cùng
quan trọng trong sự phát triển kinh tế bền vững, góp phần tạo nhiều
việc làm, cải thiện và nâng cao đời sống cho đồng bào.
Bên cạnh những điều kiện tự nhiên rất phong phú tạo tiềm năng
phát triển kinh tế, đặc biệt là tiềm năng du lịch thì Lục Yên còn là vùng
đất có bề dày truyền thống lịch sử văn hoá. Đây cũng là một yếu tố rất
quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của huyện. Từ bao đời
nay đồng bào nơi đây đã chung lưng đấu cật khai phá, cải tạo đất đai
dựng nên làng xóm với các chùa, đền, miếu, các sinh hoạt văn hoá, lễ
hội để tạo lập nên truyền thống lịch sử văn hoá của Lục Yên.
Nằm trên đường giao thông từ Hà nội đi Lào Cai, thuận tiện cho
việc đi lại bằng đường sông và đường bộ, Lục Yên luôn giữ vị trí quan
trọng trong cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Trải qua
hàng nghìn năm lịch sử, mảnh đất Lục Yên ghi lại nhiều dấu ấn vẻ vang
trong cuộc kháng chiến chống lại các thế lực xâm lược phương Bắc.
Từ thời kỳ Bắc thuộc lần thứ hai dưới ách đô hộ của nhà Đường,
năm 682 quân Nam Chiếu đem 50 vạn quân, chia làm hai đường dọc
sông Hồng và sông Chảy tiến đánh An Nam, chiếm phủ Tống Bình
(Hà Nội). Theo sử nhà Đường, các hào trưởng địa phương vùng lưu
vực sông Chảy dấy binh bảo vệ hương ấp, MaNha là một thổ hào địa
phương đã lãnh đạo nhân dân chặn đánh giặc nhiều trận tại vùng Lục
Yên, Thu vật.
Sau cuộc chiến tranh này, vua Đưòng thấy không đủ sức kiểm
soát vùng đất xa xôi hiểm trở thuộc thượng lưu các sông: sông Hồng,
sông Chảy, sông Lô, từ đó chia nhỏ vùng này thành 18 đơn vị hành


10


chính giao cho tù trưởng người địa phương cai quản, Lục Yên là một
trong các đơn vị đó.
Thời nhà Trần, nước Đại Việt lại bị đế quốc Nguyên Mông đánh
chiếm. Từ Vân Nam chúng tiến vào nước ta theo các đường sông: sông
Hồng, sông Chảy và sông Lô. Dưới sự chỉ huy của tướng Trần Nhật
Duật, dân binh Lục Yên đã phối hợp với quân triều đình chặn đánh
hàng chục trận.
Năm 1410, nhà Minh vừa đặt ách đô hộ, đồng bào Tày, Nùng vùng
đất Quy Hoá (Tuyên Quang) nổi dậy tham gia phong trào nghĩa binh áo
Đỏ chống giặc, tập kích đồn Vĩnh Tuy gây cho địch nhiều thiệt hại.
Tháng 5-1427 tướng Trần Ban của Lê Lợi được lệnh trấn ải Lê
Hoa (Hà Giang). Dân binh vùng sông Chảy góp phần làm nên chiến
thắng của cuộc kháng chiến chống quân Minh.
Thời Hậu Lê (1533-1787) trong cuộc giao tranh phù Lê diệt
Mạc, nghiã binh Lục Yên theo thủ lĩnh Vũ văn Mật, giữ chức vụ Tổng
binh Tuyên Quang xây dựng nhiều doanh binh ở lưu vực sông Chảy,
sông Lô. Một trong những doanh binh đó là Yên Bắc: “thành này đóng
ở 3 ngọn núi, trước mặt trông ra sông Chảy” [45, 355- địa danh đó có
thể thuộc xã Minh xuân, Lục Yên ngày nay] thu hút đông đảo đồng bào
nơi đây hoạt động liên tục trong 15 năm (1533-1548).
Thời Tây Sơn (1788-1802) khi tàn quân Thanh rút chạy về Vân
Nam (Trung Quốc) qua lưu vực sông Chảy đã bất ngờ bị quân ta, dưới
sự chỉ huy của tù trưởng họ Hoàng đánh chặn ở nhiều nơi.
Dưới thời Pháp thuộc, các phong trào yêu nước liên tục nổ ra tại
địa bàn huyện, gây cho thực dân Pháp nhiều tổn thất và phải nhiều
phen lao đao, lúng túng. Đáng kể nhất là phong trào của người Dao gắn
với tên tuổi của hai thủ lĩnh Triệu Tài Lộc và Triệu Tiến Tiên ( quê ở
Vĩ Thượng - Bắc Quang - Hà Giang). Phong trào phát triển trong một



11

khu vực rộng lớn từ Hà Giang, Lào Cai đến Yên Bái được sự hưởng
ứng rộng rãi của nhân dân trong vùng.
Cho đến trước khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, các phong
trào yêu nước của nhân dân Lục Yên diễn ra liên tục và mạnh mẽ, là
thuận lợi lớn để sau này Đảng ta thống nhất phong trào trong cả nước
thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng.
Ngày 3-2-1930 Đảng ta ra đời chấm dứt thời kỳ khủng hoảng
đường lối cứu nước suốt 2/3 thế kỷ, mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội. Vừa thành lập,
Đảng đã quy tụ được phong trào dân tộc, nhanh chóng tập hợp lực
lượng nhằm giải quyết đúng đắn hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống
phong kiến. Để tập hợp, phát triển lực lượng cho nhiệm vụ giải phóng
dân tộc, tại Hội nghị Trung ương 6 (11-1939) Đảng đã đề cập vấn đề
phát triển cơ sở Đảng ở miền núi. Sau Hội nghị Trung ương 8 (5-1941)
Mặt trận Việt Minh được thành lập, với cơ cấu là các tổ chức Cứu
quốc, Việt Minh đã trở thành lời hiệu triệu đầy sức mạnh, thu hút đông
đảo quần chúng hướng vào nhiệm vụ giải phóng dân tộc.
Từ năm 1943, cán bộ Việt Minh đã bí mật đến địa phương tuyên
truyền, giải thích đường lối cách mạng cho đồng bào. Qua đó nhiều
quần chúng đã giác ngộ và tham gia phong trào cách mạng. Đó là sự
chuẩn bị vô cùng quan trọng về lực lượng để quần chúng sẵn sàng
đứng lên khởi nghĩa khi có thời cơ. Đầu năm 1945, sau sự kiện Nhật
đảo chính Pháp (9-3-1945), Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị
“Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Vấn đề kẻ thù chính
và thời cơ cách mạng đã được xác định. Đặc biệt là cuộc vận động
kháng Nhật cứu nước đã thúc đẩy phong trào phát triển chiến tranh du
kích, xây dựng căn cứ địa, phá kho thóc Nhật một cách sôi nổi. Vấn đề
chính quyền được đặt ra.



12

Tại phố Lục Yên các tầng lớp nhân dân tổ chức rải truyền đơn,
truyền khẩu những lời ca tiếng hát mang nội dung yêu nước và bầu
nhiệt huyết cách mạng. Bằng công tác tuyên truyền, vận động, uy tín
của Mặt trận Việt Minh được nâng cao. Căn cứ kháng Nhật Lê Lợi
được thành lập tại huyện (xã Mường lai) dưới sự giúp đỡ của đội công
tác Việt Nam Giải phóng quân. Căn cứ Lê Lợi ra đời có ý nghĩa vô
cùng to lớn, nó là chỗ đứng chân, tuyên truyền và giác ngộ quần chúng
đứng lên làm cách mạng. Cũng từ đó ảnh hưởng của Việt Minh ngày
càng lớn. Nhiều chức sắc trong vùng đã tự nguyện nộp ấn tín xin theo
Việt Minh, mở kho thóc cứu đói cho dân chúng .
Khi đánh giá về chiến khu Việt Bắc, Đại tướng Võ Nguyên Giáp
đã viết: Về quân sự, theo Nghị quyết Hội nghị cán bộ khu giải phóng
ngày 4-6-1945, Giải phóng quân Việt Nam và các lực lưọng tự vệ được
chỉnh đốn lại về các mặt biên chế, huấn luyện, kỷ luật. Những nơi
chiến đấu diễn ra ác liệt nhất ngoài Bắc Cạn, Chợ Rã là dọc đường số 3
đến bến Bình Ca và vùng lân cận sông Lô. Giải phóng quân tiếp tục
đánh chiếm Lục An châu (Yên Bái) phố Bình Gia (Lạng Sơn) Yên Thế
(Bắc Giang)… Nhờ có sự tuyên truyền giác ngộ cách mạng của cán bộ
Việt Minh nên khi Chỉ thị “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của
chúng ta” vừa ban hành, ở nhiều địa phương đã sửa soạn, xúc tiến khởi
nghĩa. Tại châu Lục Yên, khí thế cách mạng của quần chúng dâng lên
mạnh mẽ, càng làm cho chính quyền Nhật thêm hoang mang, rệu rã.
Đứng trước thời cơ ngàn năm có một, Việt Minh đã quyết định phát
động khởi nghĩa.
Ngày 21.7.1945(13.6 Ất Dậu) quân dân Lục Yên, đội tự vệ Lê
Lợi phối hợp với quần chúng nhân dân tấn công hạ đồn Lục Yên .

Trước khí thế của quần chúng cách mạng ngày 24-7-1945 toàn bộ quan
chức, binh lính chính quyền cũ hạ vũ khí xin hàng. Chỉ trong một thời


13

gian ngắn cách mạng đã thành công trên địa bàn huyện, chính quyền
cách mạng được thành lập.
Cách mạng tháng 8 thành công là một minh chứng cho đường lối
lãmh đạo đúng đắn của Đảng, nhờ đó mà ở huyện miền núi xa xôi, dù
kinh tế còn nghèo nàn, lạc hậu nhưng có cơ sở Đảng vững mạnh, biết
cách vận động, tổ chức quần chúng đấu tranh sẽ tạo nên sức mạnh tổng
hợp to lớn đưa cách mạng đến thắng lợi nhanh gọn, ít đổ máu.
Sau cách mạng tháng 8, Uỷ ban cách mạng lâm thời được cử ra
để điều hành công việc hành chính. Tháng 12-1946 Chính phủ ban
hành sắc lệnh về tổ chức Uỷ ban hành chính các cấp nhằm hoàn thiện
bộ máy hành chính quốc gia từ trung ương đến địa phương.
Ngày 22-4-1947, Tỉnh uỷ Yên Bái ra Nghị quyết thành lập “Ban
huyện uỷ”, từ khi ra đời đã trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng tại
địa phương, thực hiện tốt mọi chủ trương chính sách của Đảng và pháp
luật của Nhà nước.
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, mặc dù mới thành lập, phải
đương đầu với nhiều khó khăn chồng chất song Đảng bộ vẫn gắng sức
vừa chỉ đạo sản xuất, ổn định đời sống nhân dân vừa phục vụ chiến
đấu. Với ba kỳ Đại hội (lần 1: Tháng 12-1948; lần 2: tháng 12-1949;
lần 3: tháng 5-1951) Đảng bộ Lục Yên từng bước được kiện toàn, xây
dựng và củng cố, làm tốt công tác lãnh đạo nhân dân, ra sức phát triển
sản xuất, củng cố hậu phương, huy động lương thực, thực phẩm, dân
công và bộ đội ra chiến trường. Trong suốt cuộc kháng chiến, quân và
dân Lục Yên đã huy động 3 triệu ngày công mở đường, chuyển vũ khí

và lương thực ra chiến trường. Ngoài ra còn đóng góp 1.550 tấn lương
thực (thuế nông nghiệp), 300 tấn thực phẩm và tiễn đưa 2.715 thanh
niên nhập ngũ góp phần quan trọng vào thắng lợi cuối cùng của cuộc
kháng chiến 9 năm của dân tộc.


14

Từ 1954-1975 cán bộ và nhân dân Lục Yên bước vào nhịp sống
lao động quên mình để phát triển kinh tế xã hội, đồng thời tích cực
đóng góp sức người sức của vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống
Mỹ cứu nước, đã hoàn thành nghĩa vụ chi viên cho miền Nam tới mức
cao nhất với tinh thần: Thóc không thiếu một cân
Quân không thiếu một người.
Từ 1955-1957 thực hiện kế hoạch khôi phục kinh tế đã xây dựng
được các tổ đổi công ở các xã vùng thấp (27/40 xã), sản lượng lương
thực đạt 13,433 tấn tăng 12,3 %. Năm 1960, Lục Yên hoàn thành hợp
tác hoá nông nghiệp, thành lập được 135 hợp tác xã, thu hút 4531 hộ
nông dân, đạt 83%. Từ 1961-1965 hoàn thành cơ bản việc tiếp nhận,
phân cấp các Phòng – Ban quản lý Nhà nước về huyện. Nhờ sự lãnh
đạo của Đảng bộ, sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp các ban, ngành,
nhân dân Lục Yên đã chủ động sẵn sàng đối phó với chiến tranh phá
hoại của đế quốc Mỹ. Trong lĩnh vực kinh tế, Đảng uỷ tập trung vào
công tác cải tiến quản lý, cải tiến kỹ thuật trong các hợp tác xã. Sắp
xếp lại từ 135 giảm xuống còn 110 hợp tác xã. Về thủ công nghiệp,
kinh tế quốc doanh, thương mại là khá phát triển, những yêu cầu thiết
yếu của nhân dân được đáp ứng. Quan hệ sản xuất bước đầu được hoàn
thiện, thúc đẩy sản xuất phát triển khá đồng đều. Trong lĩnh vực y tế
nhận được sự quan tâm thích đáng của Nhà nước, Tỉnh uỷ trong vòng 4
năm Lục Yên đã thành lập 4 trường cấp II trên 60% học sinh cấp I vào

học. Năm 1961, bệnh viện đa khoa được thành lập và các đại lý bán
thuốc được mở ra đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân
dân.
Từ 1965-1975, nhân dân Lục Yên cùng cả nước trải qua 2 lần
chiến tranh phá hoại và bước vào khôi phục kinh tế. Được sự chỉ đạo
sát sao của Đảng bộ, nhân dân Lục Yên tích cực lao động sản xuất,
đóng góp sức người sức của cho tiền tuyến, thực hiện tốt các phong


15

trào thanh niên “3 sẵn sàng”, phụ nữ “3 đảm đang”… Nhờ đó nông
nghiệp giữ mức phát triển ổn định. Diện tích gieo cấy lúa đạt 5.415 ha,
sản lượng lương thực đạt 18.03 tấn bính quân lương thực đầu người
năm 1975 đạt 16 kg/tháng tăng 28% so với 1970. Giáo dục y tế được
nâng cấp phát triển. Hệ thống giáo dục quốc dân ngày càng hoàn chỉnh,
đội ngũ thầy thuốc tăng lên đáng kể, vì thế dù trong điều kiện chiến
tranh ác liệt, vẫn kiềm chế được bệnh dịch, bảo vệ sức khoẻ cho nhân
dân.
Trải qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, Đảng bộ
Lục Yên luôn thể hiện tốt vai trò nòng cốt của mình trong lãnh đạo và
chỉ đạo nhân dân làm tốt chính sách hậu phương quân đội, góp phần
làm nên chiến thắng vĩ đại của dân tộc, cho đất nước “Nở hoa độc lập,
kết quả tự do”, nhân dân có cuộc sống ấm no hạnh phúc.
Từ 1945-1980, trong các cuộc kháng chiến và bảo vệ Tổ quốc, nhân
dân các dân tộc Lục Yên đã đóng góp sức người, sức của:
* 33.258 tấn lương thực
* 2.084 tấn thực phẩm (chưa kể : 1.281 con trâu thịt, 3.500 con lợn
thịt)
* 46.239 triệu đồng

* 4.3 triệu ngày công phục vụ
* 13.580 thanh niên nhập ngũ
*30 thanh niên xung phong vào Nam chống Mỹ
* 831 liệt sĩ, 532 thương binh.
Mảnh đất và con người giàu truyền thống cách mạng của huyện
Lục Yên đã tạo nên nhiều yêu tố thuận lợi để phát triển kinh tế, xây
dựng quê hương nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều khó khăn, thách
thức. Lục Yên là huyện miền núi, cách xa tỉnh lỵ và các trung tâm kinh
tế của vùng, trình độ dân trí của nhân dân còn thấp, sự chênh lệch về
trình độ sản xuất giữa các dân tộc, các vùng còn lớn. Có nơi đồng bào


16

quen với nếp sống cũ, nhiều phong tục tập quán lạc hậu, còn có tâm lý
ngại khó, ngại khổ, chậm đổi mới. Những khó khăn đó đòi hỏi Đảng
bộ Lục Yên phải vận dụng chủ trương của Đảng, Đảng bộ tỉnh Yên Bái
một cách linh hoạt, sáng tạo phù hợp với điều kiện của địa phương.

1.2. Thực trạng kinh tế ở Lục Yên trƣớc đổi mới.
Chiến tranh khép lại, nhân dân cả nước phấn khởi bước sang
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Hoà vào không khí tưng bừng đó,
nhân dân Lục Yên bước vào thời kỳ thực hiện kế hoạch nhà nước
1976-1980. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (12-1976) đã đề ra
phương hướng phát triển trên mọi lĩnh vực: kinh tế, văn hoá, xã hội
…thể hiện trong 4 mục tiêu sau:
- Xây dựng chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa .
- Xây dựng nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa .
- Xây dựng nền văn hoá mới xã hội chủ nghĩa .
- Xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa.

Quán triệt chủ trương của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV,
của Đảng bộ tỉnh Hoàng Liên Sơn (gồm 3 tỉnh Yên Bái, Nghĩa Lộ, Lào
Cai sáp nhập từ 1976 đến 1991), Đại hội Đảng bộ Lục Yên lần thứ 11
vòng 2 (30/6/1977) xác định 4 vùng kinh tế tập trung của huyện gồm:
- Vùng lúa thâm canh với 5.600 ha gieo trồng ở các xã có diện
tích lúa nước.
- Vùng màu lương thực 800 ha, trong đó có 500 ha sắn thuộc 7 xã,
19 hợp tác xã vùng trung tâm huyện: Khánh Thiện, Mai sơn, Yên Thắng,
Minh Xuân, Liễu Đôi, Vĩnh Lạc, Minh Tiến...và 300 ha ngô, lạc, cây họ
đậu thuộc các xã ven sông Chảy, hồ Thác Bà và trên đất 1 vụ lúa.
- Vùng cây công nghiệp 1.000 ha, trong đó có 500 ha sở trồng
tại các xã dọc quốc lộ 70: Trung Tâm, Phúc Lợi, Trúc Lâu, Động
Quan, Tô Mậu, Khánh Hoà, An Lạc; 500 ha lai được trồng tại các xã:
Tân Phượng, Khai Trung, Lâm Thượng và An Phú.


17

- Vùng cây nguyên liệu giấy sợi gồm 14.000 ha thuộc 19 xã trừ
4 xã trồng lai.
Trên cơ sở phân vùng kinh tế, Đảng bộ chỉ đạo chuyển dịch lao
động nhằm tạo ra cơ cấu kinh tế giữa trồng trót và chăn nuôi, phù hợp
với tình hình địa phương. Theo đó giảm 30% lao động sản xuất lương
thực, dành 20% vào phát triển cây công nghiệp và từ 5 – 7% vào chăn
nuôi và ngành nghề khác.
Cũng trong thời gian này, thực hiện quyết định 61 – CP của
Chính phủ về chủ trương cải tiến quản lý nông – lâm nghiệp, cải tiến
quản lý hợp tác xã, cải tiến kỹ thuật, các hợp tác xã ở Lục Yên tiếp tục
được sắp xếp theo quy mô liên thôn hoặc toàn xã; quy mô đội sản xuất
cũng được mở rộng. Các hợp tác xã đều rất chú ý đến vấn đề kỹ thuật

chăm sóc cây trồng, đặc biệt là đưa giống lúa mới có năng suất cao vào
gieo trồng như bao thai lùn, mộc tuyền...; xây dựng cánh đồng cao sản
đạt 5 tấn trở lên ở các xã: Mường Lai, Vĩnh Lạc, Minh Xuân, Yên
Thắng, Liễu Đô, Tân Lĩnh và Trúc Lâu. Cùng với trồng trọt, chăn nuôi,
các hợp tác xã còn mở rộng kinh doanh các ngành nghề khác.
Thời gian đầu, những chủ trương trên góp phần tích cực vào cuộc
vận động định canh, tái định cư ở địa phương nhưng dần dần tính không
hiệu quả của những chủ trương duy ý chí bộc lộ ngày càng gay gắt .
Cây sắn là cây lương thực chủ yếu ở Lục Yên. Dân ở đây cũng
có tập quán trồng cây sắn từ rất lâu đời. Trong kháng chiến chống
Pháp, sắn là cây lương thực đứng sau lúa, ngô. Năm 1980, thực hiện
chủ trương xây dựng các vùng cây trồng tập trung, diện tích sắn lên
đến trên 400 ha. Có thể nói các nương sắn đã phủ xanh vùng đất đồi ở
Lục Yên. Một xưởng chế biến tinh bột sắn tươi cũng được xây dựng
(năm 1978) với công suất 10 tấn/ngày. Tuy nhiên, đất sắn bạc màu rất
nhanh nên chỉ vài năm sau các vùng đồi phủ xanh nương sắn đã trở
thành đất trống, đồi hoang. Xưởng chế biến tinh bột sắn cũng phải


18

đóng cửa vì không có thị trường tiêu thụ, chất lượng sản phẩm thấp.
Diện tích trồng sắn vì thế bị thu hẹp, sản phẩm chỉ dùng cho chăn nuôi
tại chỗ. Ý tưởng về một vùng trồng cây lương thực tập trung gắn liền
với chế biến sản phẩm không thực hiện được.
Trồng cây lâm nghiệp dài ngày nằm trong dự án cơ cấu nônglâm nghiệp kết hợp định canh, tái định cư bền vững. Thực hiện dự án,
trên 300 ha cây sở và 200 ha cây lai đã được trồng. Chủ vườn rừng hầu
hết là đối tượng chính sách vận động định canh. Nhưng gần 10 năm kể
từ ngày gieo hạt, cả hai loại cây đều không đậu quả hoặc rất ít, mặc dù
cây lên xanh tốt. Cuối cùng, hai loại cây này cũng phải phá bỏ.

Chăn nuôi đàn gia súc vốn là thế mạnh của địa phương. Nhưng
sau thời gian dài nuôi tập trung tại các trại chăn nuôi tập thể, do diện
tích đồng cỏ hạn hẹp, các khâu vệ sinh, chăm sóc chưa chu đáo, nhất là
do khâu quản lý không phù hợp dẫn đến đàn gia súc bị giảm sút. Cuối
những năm 70 theo kiến nghị của xã viên, một số hợp tác xã giao lại đàn
gia súc cho gia đình. Từ đó, tổng đàn gia súc phục hồi và phát triển dần.
Kết thúc kế hoạch 5 năm 1976 – 1980, mặc dù gặp nhiều khó
khăn, trong đó có ảnh hưởng của chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc,
nhưng diện tích lúa vẫn đạt 5.939 ha, tăng 9.6% so với 1975. Sản
lượng lương thực đạt 18.420 tấn tăng 2.1% so với 1975, trong đó thóc
đạt 14.394 tấn. Đàn trâu có 9.792 con. Đàn lợn có 20.685 con.
Tuy nhiên, công sức bỏ ra rất lớn nhưng hiệu quả chưa cao, chỉ
tiêu giao nộp lương thực, thực phẩm chưa đạt (giao nộp lương thực
2.974 tấn bằng 99.1% kế hoạch, thực phẩm 1.393 tấn bằng 81% kế
hoạch). Chủ trương phải xây dựng nhanh một nền sản xuất lớn không
thực hiện được. Ngược lại, kinh tế - xã hội lâm vào tình trạng khủng
hoảng, đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn.
Bước sang kế hoạch 5 năm 1981-1985, để khắc phục tình trạng
đó, Ban bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị 100 (1-1981) về cải tiến


19

công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm và người lao
động. Nội dung Chỉ thị thể hiện sự chuyển biến bước đầu từ cơ chế kế
hoạch hoá tập trung, bao cấp sang cơ chế hạch toán kinh doanh xã hội
chủ nghĩa, nâng cao tính chủ động sáng tạo của người lao động, nên
được nông dân các hợp tác xã tích cực hưởng ứng. Các hộ xã viên đều
rất phấn khởi, mạnh dạn đầu tư, thâm canh tăng năng suất, thúc đẩy
sản xuất phát triển.

Năm 1981, Chính phủ ban hành Nghị định số 25 cho phép các xí
nghiệp quốc doanh có nhiều nguồn cân đối và được phép tổ chức kế
hoạch 3 phần. Nghị định 26 cho phép mở rộng hình thức trả lương
khoán, lương sản phẩm và vận dụng hình thức tiền thưởng trong các
đơn vị sản xuất kinh doanh Nhà nước. Chỉ thị 100 và nghị định 25 -26
CP của Chính phủ là kết quả của quá trình tìm tòi, khảo nghiệm, đổi
mới từng phần, mang lại kết quả tích cực trong sản xuất, tạo điều kiện
cho công cuộc đổi mới trong những năm tiếp theo.
Từ 27 đến 31-3-1982 Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V được
tiến hành. Nghị quyết Đại hội thể hiện tư duy đổi mới với chủ trương:
Chia thời kỳ quá độ thành nhiều chặng, chặng đường đầu tiên được xác
định đến hết 1990 với nhiệm vụ tập trung sức phát triển mạnh nông
nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, sản xuất hàng tiêu dùng
và tiếp tục xây dựng một số ngành công nghiệp nặng.
Các chủ trương trên đã được Đảng bộ tỉnh Yên Bái quán triệt
đến Đảng bộ các huyện. Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII (1982) của
Đảng bộ huyện Lục Yên chia địa bàn làm hai vùng kinh tế tập trung.
Vùng I gồm 10 xã tập trung chỉ đạo sản xuất lương thực-thực
phẩm, cây ngắn ngày và cây ăn quả.
Vùng II gồm 13 xã còn lại sản xuất lương thực, cây màu, chăn
nuôi đại gia súc, trồng và khoanh nuôi bảo vệ rừng, trồng cây nguyên
liệu giấy sợi. Đại hội cũng ra Nghị quyết về 6 phong trào hoạt động lớn


20

trong 3 năm 1983-1985 là: phong trào thâm canh tăng năng suất đạt 5
tấn lúa/ha/năm; làm hàng xuất khẩu, trồng dâu nuôi tằm, trồng bông
dệt vải; trồng rừng và bảo vệ rừng; toàn dân xây dựng hợp tác xã nông
nghiệp; toàn dân xây dựng nếp sống mới và quần chúng bảo vệ an ninh

Tổ quốc.
Trong nhiệm kỳ này, Đảng bộ huyện đã tập trung chỉ đạo thực
hiện Chỉ thị 100 CT/TW của Ban Bí thư và Quyết định 25, 26 – CP của
Chính phủ. Chủ trương của Đảng và Chính phủ hợp với lòng dân nên
nhanh chóng được triển khai, nhanh chóng đi vào cuộc sống.
Các hợp tác xã ở Lục Yên đã tổ chức khoán sản phẩm đến hộ xã
viên. Hộ được nhận vật tư, kỹ thuật, giống mới...từ hợp tác xã và phải
có nghĩa vụ hoàn thành chỉ tiêu mức khoán mà Ban quản trị hợp tác xã
đã thống nhất với xã viên. Để tăng thu nhập từ phần sản lượng vượt
khoán, các hộ xã viên đã tích cực đầu tư công sức, thực hiện có hiệu
quả các khâu nhận khoán như cấy trồng, chăm sóc, thu hoạch. Kết quả
là năng suất cây trồng của hầu hết các hộ nhận khoán đều tăng, vượt
mức khoán của hợp tác xã. Vì thế, trong những năm đầu, nông dân rất
phấn khởi, họ đã có động lực để tích cực phát triển sản xuất.
Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cũng có những bước
phát triển nhất định. Các cơ sở quốc doanh do được kích thích bởi “kế
hoạch 3” nên cũng đã có sự năng động trong việc tổ chức thực hiện kế
hoạch. Sản phẩm hàng năm tăng từ 8 đến 10%. Mặt hàng chủ yếu là
nông cụ, công cụ nhỏ.
Chủ trương làm cho “sản xuất bung ra” của Đảng không chỉ có
tác động đến sản xuất mà còn tác động đến thị trường, Các cơ sở quốc
doanh được chủ động trong việc mua vật tư, bán sản phẩm của kế
hoạch 3, nông dân được tự do trao đổi, mua bán sản phẩm vượt khoán.
Những thay đổi đó, tạo nên sự năng động bước đầu của thị trường.


21

Vì thế, mặc dù hoạt động kinh tế giai đoạn 1981-1985 còn nhiều
khó khăn song các chỉ tiêu kinh tế xã hội đạt được cao hơn so với giai

đoạn trước. Diện tích trồng lúa đạt 6.157 ha, tăng 3.6% so với 1980.
Sản lượng lương thực đạt 18.903 tấn tăng 2.6%. Đàn trâu có 10.447
con, tăng 6.6%. Đàn lợn có 25.395 con tăng 22.7%. Khai thác gỗ tròn
đạt 19.256 m3 tăng 71%. Trồng rừng, nuôi rừng đạt 29.631 ha tăng
103%, hoàn thành kế hoạch giao nộp lương thực 3.080/3000 tấn, thực
phẩm 170/170 tấn [44, 185].
Tuy nhiên, những đổi mới bước đầu trong kế hoạch 5 năm 19811985 ở Lục Yên cũng như trong cả nước dần dần bộc lộ hạn chế. Trong
các hợp tác xã nông nghiệp, trình độ cán bộ quản lý của hợp tác xã
ngày càng tỏ ra bất cập. Thậm chí, ở Lục Yên, cán bộ hợp tác xã còn lo
làm ruộng khoán cho gia đình nên ít có thời gian tập trung cho công tác
quản lý. Nhiều khâu do hợp tác xã đảm nhận làm không tốt, ảnh hưởng
trực tiếp đến kết quả cuối cùng của quá trình sản xuất. Tỷ lệ vượt
khoán của các hộ giảm dần đồng thời sản phẩm tồn đọng trong dân
cũng ngày càng lớn. Mặt khác, cơ sở hạ tầng nông thôn, nhất là ở các
vùng cao do không có ai lo nên xuống cấp. Các cơ sở sản xuất thủ công
nghiệp, hàng tiêu dùng được “bung ra” để phát triển sản xuất nhưng
hàng hoá lại bị ứ đọng vì giá thành cao, chất lượng kém không cạnh
tranh nổi hàng hoá lưu thông từ nơi khác đến. Thương nghiệp có phần
sôi động nhưng giá cả lại tăng nhanh, lạm phát diễn ra trầm trọng. Đời
sống của nhân dân gặp rất nhiều khó khăn.
Tiểu kết, Sau 10 năm đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội
(1976-1985) huyện Lục Yên nói riêng và cả nước nói chung bước vào
giai đoạn cách mạng chuyển từ chiến tranh sang hoà bình, kinh tế lạc
hậu, các thế lực thù địch phá hoại nhiều mặt, nhược điểm chơ chế quản
lý quan liêu bao cấp bộc lộ rõ và trở thành lực cản đối với sự phát triển
kinh tế xã hội. Với hai kế hoạch 5 năm (1976-1980), (1981-1985), Lục


22


Yên đã đạt một số chuyển biến tích cực về giáo dục, y tế. Đối với giáo
dục, thực hiện chương trình cải cách giáo dục lần thứ 3 của Đảng với
nội dung đưa thời gian học phổ thông từ 10 lên 12 năm, đổi tên bậc học
cũ. Sự nghiệp giáo dục của huyện có bước phát triển về số lượng và
chất lượng. Năm học 1984-1985 toàn huyện có 30 trường phổ thông,
823 giáo viên và 12.990 học sinh. Ngành y tế chuyển hướng chỉ đạo
công tác kế hoạch hóa gia đình, tập trung vận động nhân dân vùng thấp
thực hiện sinh ít con. Đến 1985 tỉ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện
giảm xuống còn 2,5% là chuyển biến tích cực trong ý thức nhân dân.
Trong lĩnh vực kinh tế, Đảng bộ Lục Yên thực hiện chính sách đổi mới
từng phần của Đảng, bắt đầu từ Nghị quyết Trung ương 6 khoá IV
(1979) với nội dung chính là đẩy mạnh sản xuất nông- lâm- ngư nghiệp
nhằm bảo đảm vững chắc về lương thực, thực phẩm và nguyên liệu cho
công nghiệp. Đồng thời ban hành chính sách khuyến khích sản xuất
nông nghiệp như ổn định mức bán nghĩa vụ lương thực, thực phẩm 5
năm. Khuyến khích khai hoang, phục hoá, tăng vụ. Tạo điều kiện sản
xuất “bung ra”. Tồn tại thị trường tự do, người sản xuất được lưu thông
sản phẩm trên thị trường không phải nộp thuế sau khi hoàn thành nghĩa
vụ Nhà nước.
Năm 1981, Ban bí thư Trung ương Đảng ra chỉ thị 100 về tiến
hành công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm và người lao
động, đánh dấu sự chuyển đổi bước đầu cơ chế kế hoạch hoá tập trung
sang cơ chế hạch toán kinh doanh, nâng cao tính chủ động sáng tạo của
người lao động. Tuy nhiên kết quả thực hiện các kế hoạch 5 năm từ
1976 đến 1985 không mang lại hiệu quả mong muốn. Lục Yên là một
huyện miền núi có tiềm năng kinh tế. Nhưng do cơ chế quản lý không
phù hợp nên kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng. Kế hoạch 5 năm
1981-1985, tuy kinh tế có phát triển hơn trước, song nhìn tổng thể, nền
kinh tế còn nhỏ bé, mất cân đối, tốc độ phát triển thấp, cơ sở hạ tầng



×