Tải bản đầy đủ (.doc) (97 trang)

tiểu luận tìm HIỂU THỰC TRẠNG GIÁO dục GIỚI TÍNH tại TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG CHÂU THÀNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (376.28 KB, 97 trang )

Bộ môn sư phạm kỹ thuật nông nghiệp

Tiểu luận tốt nghiệp

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN SƯ PHẠM KỸ THUẬT

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP

TÌM HIỂU THỰC TRẠNG GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHÂU THÀNH
TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU

Họ và tên sinh viên: Cù Xuân Diệu
Ngành: SƯ PHẠM KỸ THUẬT CÔNG - NÔNG
NGHIỆP

SVTH: Cù Xuân Diệu

i

GVHD: Ths.Nguyễn Thị Thu Thảo


Bộ môn sư phạm kỹ thuật nông nghiệp

Tiểu luận tốt nghiệp

LỜI CẢM ƠN
Xin cảm ơn cha, mẹ đã sinh thành và dưỡng dục con. Cha mẹ luôn động viên, an


ủi tinh thần con mỗi khi con cần, cha mẹ là chỗ dựa, là nơi mà con cảm thấy
bình an, hạnh phúc. Con hứa sẽ luôn luôn là người con tốt, không làm cha mẹ
buồn lòng.
Xin cảm ơn chị và em đã giúp đỡ trong quá trình tập cũng như trong cuộc sống.
Xin chân thành cảm ơn bộ môn sư phạm kỹ thuật nông nghiệp, xin chân thành
cảm ơn cô Nguyễn Thanh Thủy – trưởng bộ môn sư phạm kỹ thuật, cô Phạm
Quỳnh Trang, thầy Đinh Quang Đức, thầy Nguyễn Thanh Bình, cô Lê Thúy
Hằng đã dạy dỗ, giúp đỡ, bảo ban em trong suốt quá trình em học tại trường.
Xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Thu Thảo đã dạy dỗ, bảo ban, hướng dẫn
em nhiệt tình trong quá trình học tập cũng như trong quá trình em làm tiểu luận.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, cán bộ công tác trong trường đã giúp
đỡ em trong quá trình học tập tại trường.
Xin chân thành cảm ơn các bạn sinh viên lớp DH06SK cũng như các bạn sinh
viên lớp Dh06SP, nhờ gặp được các bạn mình đã học được rất nhiều từ các bạn.

SVTH: Cù Xuân Diệu

ii

GVHD: Ths.Nguyễn Thị Thu Thảo


Bộ môn sư phạm kỹ thuật nông nghiệp

Tiểu luận tốt nghiệp

TÓM TẮT

Đề tài “Tìm hiểu thực trạng giáo dục giới tính tại trường Trung học phổ thông
Châu Thành, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu”

Giáo viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Thị Thu Thảo
Sinh viên: Cù Xuân Diệu – bộ môn SPKTNN, trường Đại học Nông Lâm
TP.HCM.
Đề tài được tiến hành từ tháng 10/2009 đến tháng 05/2010. Địa điểm: trường
THPT Châu Thành.
Phương pháp:
+ Tìm hiểu nội dung giáo dục giới tính mà các em được học.
+ Phỏng vấn Ban giám hiệu, thầy cô về vấn đề giáo dục giới tính trong nhà
trường.
+ Phát phiếu điều tra phụ huynh học sinh, học sinh ở cả 3 khối lớp 10, 11 và 12.
Kết quả thu được:
+ Nội dung giáo dục giới tính mà các em được học thường được lồng ghép qua
một số môn học như sinh, công dân, văn và môn học ngoại khóa giáo dục dân số
sức khỏe sinh sản vị thành niên. Nội dung các em được học thường là khái niệm
tuổi vị thành niên, tình bạn tình yêu, tình dục, sinh sản, bình đẳng giới, cha mẹ
và gia đình, dân số và phát triển…
+ Đã tiến hành phỏng vấn được 8 thầy cô và thu được nhiều ý kiến khác nhau
xung quanh việc thực hiện giáo dục giới tính trong trường học.
+ Đã khảo sát 240/1340 HS về vấn đề, suy nghĩ của các em về tình trạng quan
hệ tình dục trong thanh thiếu niên hiện nay và hậu quả của nó. Đa số các em đã
có những hiểu biết về vấn đề quan hệ tình dục và nạo phá thai ở lứa tuổi thanh
thiếu niên, tuy nhiên bên cạnh đó cũng có những em còn xem nhẹ vấn đề tìm
SVTH: Cù Xuân Diệu

iii

GVHD: Ths.Nguyễn Thị Thu Thảo


Bộ môn sư phạm kỹ thuật nông nghiệp


Tiểu luận tốt nghiệp

hiểu giáo dục giới tính sức khỏe sinh sản vị thành niên. Số phiếu thu về được là
233/240.
+ Đã tiến hành khảo sát 240 phụ huynh và thu về được 233/240 phiếu với nhiều
ý kiến trái ngược nhau trong việc có nên giáo dục giới tính cho học sinh Trung
học phổ thông hay không. Đa số phụ huynh vẫn chưa thực sự quan tâm đến con
cái trong khi giới trẻ có rất nhiều vấn đề tâm sinh lý cần giải đáp.
+ Đa số các thầy, cô, phụ huynh cũng như các em học sinh đều đồng ý về việc
đưa môn GDGT vào trường học, bên cạnh đó cũng có một số ít phụ huynh và
các em học sinh cho rằng không nên đưa GDGT vào hệ thống các môn học vì
chương trình học của các em đã quá nặng mà nên có các buổi nói chuyện chuyên
đề và ngoại khóa hoặc lồng ghép vào các môn học.
Đề nghị:
+ Phụ huynh nên quan tâm nhiều hơn đến vấn đề tâm sinh lý của các em nhất là
vấn đề giới tính.
+ Nhà trường nên tăng cường công tác giáo dục giới tính tại trường.
+ Về xã hội: cần xóa bỏ văn hóa phẩm đồi trụy, những tụ điểm ăn chơi. Tăng
cường các địa điểm vui chơi, giải trí lành mạnh cho các em.

SVTH: Cù Xuân Diệu

iv

GVHD: Ths.Nguyễn Thị Thu Thảo


Bộ môn sư phạm kỹ thuật nông nghiệp


Tiểu luận tốt nghiệp

MỤC LỤC

Trang tựa ................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................ ii
TÓM TẮT.................................................................................................................... iii
MỤC LỤC..................................................................................................................... v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG..........................................................................................ix
CHƯƠNG 1...................................................................................................................1
GIỚI THIỆU.................................................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề............................................................................................................1
1.2 Giới hạn vấn đề:...................................................................................................2
1.3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu:....................................................................2
1.4 Mục đích nghiên cứu............................................................................................2
1.5 Nhiệm vụ nghiên cứu...........................................................................................3
1.6 Câu hỏi nghiên cứu..............................................................................................3
1.7 Cấu trúc tiểu luận bao gồm:.................................................................................4
1.8 Kế hoạch nghiên cứu............................................................................................5
CHƯƠNG 2...................................................................................................................6
CƠ SỞ LÍ LUẬN...........................................................................................................6
2.1 Vài nét về lịch sử nghiên cứu...............................................................................6
2.2 Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh Trung học phổ thông.....................................9
2.3 Những vấn đề cần biết về giới và giới tính.........................................................11

SVTH: Cù Xuân Diệu

v


GVHD: Ths.Nguyễn Thị Thu Thảo


Bộ môn sư phạm kỹ thuật nông nghiệp

Tiểu luận tốt nghiệp

2.4 Giáo dục giới tính cho học sinh phổ thông hiện nay..........................................12
2.5 Những nguyên tắc giáo dục giới tính.................................................................13
2.6 Ý nghĩa của giáo dục giới tính (theo Nguyễn Hữu Dũng, giáo dục giới tính,
1999)........................................................................................................................ 17
CHƯƠNG 3................................................................................................................. 19
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................................19
3.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu:.......................................................................19
3.2 Phương pháp điều tra bằng phiếu câu hỏi..........................................................19
3.3 Phương pháp phỏng vấn.....................................................................................20
3.4 Phương pháp thống kê, xử lí số liệu...................................................................21
3.4.1 Phương pháp phân tích định lượng.............................................................21
3.4.2 Phương pháp phân tích định tính.................................................................21
3.5 Cách thức tiến hành............................................................................................22
CHƯƠNG 4................................................................................................................. 22
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN......................................................................................22
4.1 Vài nét về trường trung học phổ thông Châu Thành..........................................23
4.2 Kết quả nghiên cứu học sinh:.............................................................................23
4.3 Kết quả khảo sát 104 phụ huynh HS nam và 129 phụ huynh HS nữ..................43
CHƯƠNG 5.................................................................................................................50
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ..........................................................................................50
5.1 Kết luận..............................................................................................................50
5.2 Đề nghị............................................................................................................... 53
5.3 Hướng phát triển của đề tài................................................................................55

TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................1
PHỤ LỤC 1...................................................................................................................1
SVTH: Cù Xuân Diệu

vi

GVHD: Ths.Nguyễn Thị Thu Thảo


Bộ môn sư phạm kỹ thuật nông nghiệp

Tiểu luận tốt nghiệp

PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN HỌC SINH.....................................................................1
PHỤ LỤC 2...................................................................................................................7
PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN PHỤ HUYNH HỌC SINH.........................................7
PHỤ LỤC 3.................................................................................................................11
PHIẾU CÂU HỎI PHỎNG VẤN GIÁO VIÊN...........................................................11
PHỤ LỤC 4.................................................................................................................12
KẾT QUẢ PHỎNG VẤN BAN GIÁM HIỆU, GIÁO VIÊN TRƯỜNG THPT CHÂU
THÀNH.......................................................................................................................12

SVTH: Cù Xuân Diệu

vii

GVHD: Ths.Nguyễn Thị Thu Thảo


Bộ môn sư phạm kỹ thuật nông nghiệp


Tiểu luận tốt nghiệp

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu viết tắt

Nội dung tương ứng

HS:

Học sinh

PHHS:

Phụ huynh học sinh

GDGT:

Giáo dục giới tính

QHTD:

Quan hệ tình dục

PT:

Phổ thông

NPT:


Nạo phá thai

GVCN:

Giáo viên chủ nhiệm

THPT:

Trung học phổ thông

NXBGD:

Nhà xuất bản giáo dục

BMSPKTNN :

Bộ môn sư phạm kỹ thuật nông

nghiệp
TP.HCM:

Thành phố Hồ Chí Minh

BR-VT:

SVTH: Cù Xuân Diệu

Bà Rịa -Vũng Tàu


viii

GVHD: Ths.Nguyễn Thị Thu Thảo


Bộ môn sư phạm kỹ thuật nông nghiệp

Tiểu luận tốt nghiệp

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng

trang

Bảng 1. Kết quả khảo sát giới tính trên 233 em học sinh....................................21
Bảng 2. Bảng kết quả khảo sát học lực của các em ở mỗi giới...........................22
Bảng 3. Bảng kết quả so sánh giữa 104 HS nam và 129 HS nữ..........................23
Bảng 4. Bảng kết quả so sánh giữa 104 HS nam và 129 HS nữ..........................23
Bảng 5. Bảng kết quả so sánh giữa 104 HS nam và 129 HS nữ..........................24
Bảng 6. Bảng kết quả so sánh giữa 104 HS nam và 129 HS nữ..........................25
Bảng 7. Bảng kết quả so sánh giữa 104 HS nam và 129 HS nữ..........................26
Bảng 8. Bảng kết quả so sánh giữa 104 HS nam và 129 HS nữ..........................26
Bảng 9. Bảng kết quả so sánh giữa 104 HS nam và 129 HS nữ..........................27
Bảng 10. Bảng kết quả so sánh giữa 104 HS nam và 129 HS nữ........................28
Bảng11. Bảng kết quả so sánh giữa 104 HS nam và 129 HS nữ........................29
Bảng 12. Bảng kết quả so sánh giữa 104 HS nam và 129 HS nữ........................29
Bảng 13. Bảng kết quả so sánh giữa 104 HS nam và 129 HS nữ........................30
Bảng 14. Bảng kết quả so sánh giữa 104 HS nam và 129 HS nữ........................32
Bảng 15. Bảng kết quả so sánh giữa 104 HS nam và 129 HS nữ........................32
Bảng 16. Bảng kết quả so sánh giữa 104 HS nam và 129 HS nữ........................33

Bảng 17. Bảng kết quả so sánh giữa 104 HS nam và 129 HS nữ........................34
Bảng 18. Bảng so sánh kết quả khảo sát 104 phụ huynh HS nam và 129 phụ
huynh HS nữ........................................................................................................36
Bảng 19. Bảng so sánh kết quả khảo sát 104 phụ huynh HS nam và 129 phụ
huynh HS nữ........................................................................................................37

SVTH: Cù Xuân Diệu

ix

GVHD: Ths.Nguyễn Thị Thu Thảo


Bộ môn sư phạm kỹ thuật nông nghiệp

Tiểu luận tốt nghiệp

Bảng 20. Bảng so sánh kết quả khảo sát 104 phụ huynh HS nam và 129 phụ
huynh HS nữ........................................................................................................38
Bảng 21. Bảng so sánh kết quả khảo sát 104 phụ huynh HS nam và 129 phụ
huynh HS nữ........................................................................................................39
Bảng 22. Bảng so sánh kết quả khảo sát 104 phụ huynh HS nam và 129 phụ
huynh HS nữ........................................................................................................40

SVTH: Cù Xuân Diệu

x

GVHD: Ths.Nguyễn Thị Thu Thảo



Bộ môn sư phạm kỹ thuật nông nghiệp

Tiểu luận tốt nghiệp

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Trong 10 năm gần đây, tình trạng nạo phá thai ở lứa tuổi vị thành niên
đang tăng nhanh. Trong đó có một số lượng không nhỏ các em còn đang ở độ
tuổi cắp sách đến trường. Đây là một hồi chuông cảnh báo với toàn xã hội về
tình trạng giáo dục giới tính cho học sinh chưa phát huy tác dụng bên cạnh sự
buông lỏng, thiếu kiểm soát, giáo dục của gia đình và ảnh hưởng từ các tệ nạn
ngoài xã hội. Theo thống kê của Hội Kế hoạch hóa và Gia đình (năm 2000),
mỗi năm nước ta có khoảng 1,2 đến 1,6 triệu ca nạo phá thai (NPT), trong
đó 20% ở lứa tuổi vị thành niên (o/nhucnhoi-nan-nao-pha-thai-o-gioi-tre-bai-1-noi-dau-theo-suot-cuoc-doi2673.html). Riêng tại TP.HCM, nơi tập trung số lượng các bạn trẻ sinh sống
và học tập đông đảo nhất hiện nay cũng là nơi có số lượng công nhân và học
sinh, sinh viên NPT nhiều nhất cả nước. Hằng năm có khoảng 30.000 phụ nữ
thai nghén ở độ tuổi dưới 20, trong đó có 80% có thai mà không biết, khoảng
30% số ca ở phụ nữ chưa lập gia đình. Tại bệnh viện Dũ Bác sĩ Dương Phương
Mai, Trưởng phòng Kế hoạch Bệnh viện Từ Dũ cho biết, trong 8 tháng đầu năm
2009, bệnh viện đã tiến hành 18.741 ca nạo phá thai, trong đó số lượng người
chưa lập gia đình chiếm hơn 80% (o/nhuc-nhoinan-nao-pha-thai-o-gioi-tre-bai-1-noi-dau-theo-suot-cuoc-doi-2673.html)
Đất nước đang ở trong thời kì mở cửa và đổi mới cho nên việc các trào lưu sống
của phương tây tràn vào nước ta là một việc không thể tránh khỏi. Để giúp các
em học sinh có thể tiếp thu những lối sống lành mạnh thì việc giáo dục trong nhà
trường giữ vai trò rất quan trọng, trong đó giáo dục giới tính là một môn học
giúp ích rất nhiều cho học sinh trong việc trang bị kiến thức về sức khỏe giới
tính, về việc tránh thai an toàn để bảo vệ mình. Trên thế giới có khoảng 350 triệu
người không biết tránh thai và đó cũng chính là nguyên nhân của việc dân số

SVTH: Cù Xuân Diệu

1

GVHD: Ths.Nguyễn Thị Thu Thảo


Bộ môn sư phạm kỹ thuật nông nghiệp

Tiểu luận tốt nghiệp

tăng nhanh trên thế giới cũng như ở Việt Nam ( Một vấn đề cấp
thiết được đặt ra là làm sao xây dựng được một chương trình giáo dục giới tính
phù hợp với các em học sinh, đáp ứng được nhu cầu về tâm sinh lý của các em
học sinh đồng thời nắm bắt được những thắc mắc của các em để kịp thời giúp
đỡ. Để làm được điều này cần có sự tham gia của các Bộ, ban ngành trong đó
phải kể đến vai trò của nhà trường và gia đình, đây là hai yếu tố quan trọng
trong việc hình thành và phát triển nhân cách, ý thức của các em.
Xuất phát từ tình hình trên, đề tài “Tìm hiểu thực trạng giáo dục giới tính tại
trường Trung học phổ thông Châu Thành – Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu” được tiến
hành nhằm bước đầu nắm bắt tình hình giáo dục giới tính, từ đó đưa ra kiến nghị
nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục giới tính tại trường.
1.2 Giới hạn vấn đề:
Do giới hạn về thời gian và trong phạm vi nghiên cứu của một cử nhân, đề
tài chỉ thực hiện trong khuôn khổ tiểu luận tốt nghiệp nên người nghiên cứu chỉ
tiến hành tìm hiểu thực trạng giáo dục giới tính tại trường THPT Châu Thành,
tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu trong năm học 2009 – 2010.
1.3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu:
Chủ thể nghiên cứu: Thực trạng giáo dục giới tính tại trường THPT Châu
Thành, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

Khách thể nghiên cứu: Giáo viên, Phụ huynh, học sinh trường THPT
Châu Thành, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
1.4 Mục đích nghiên cứu
Đề tài được thực hiện nhằm làm rõ thực trạng giáo dục giới tính tại trường
THPT Châu Thành, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Từ đó đưa ra những đề xuất và kiến
nghị nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục giới tính tại trường.

SVTH: Cù Xuân Diệu

2

GVHD: Ths.Nguyễn Thị Thu Thảo


Bộ môn sư phạm kỹ thuật nông nghiệp

Tiểu luận tốt nghiệp

1.5 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài.
Nhiệm vụ 2: Khảo sát chương trình, tình hình giáo dục giới tính tại trường
THPT Châu Thành, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Nhiệm vụ 3: Khảo sát, phân tích, đánh giá tác dụng của công tác giáo dục giới
tính đối với học sinh trường THPT Châu Thành, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Cụ thể
là khảo sát sự đánh giá của học sinh về tác dụng của công tác giáo dục giới tính
trong nhà trường, những kiến thức mà học sinh tích lũy được thông qua chương
trình giáo dục giới tính, những nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức của các em về
giới tính.
Nhiệm vụ 4: Đưa ra kết luận chung về tác dụng của công tác giáo dục giới tính
đối với các em học sinh trường THPT Châu Thành, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Từ

đó đưa ra những đề xuất và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giáo
dục giới tính tại trường.
1.6 Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài được thực hiện nhằm tả lời những câu hỏi sau:
Câu hỏi 1: Những nội dung nào được đưa vào chương trình giáo dục giới tính tại
trường THPT Châu Thành, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu?
Câu hỏi 2: Những phương pháp và hình thức tổ chức nào được sử dụng để thực
hiện công tác giáo dục giới tính cho học sinh trường THPT Châu Thành, tỉnh Bà
Rịa Vũng Tàu?
Câu hỏi 3: Học sinh học được gì qua chương trình giáo dục giới tính tại trường
THPT Châu Thành, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu?
Câu hỏi 4: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình giáo dục giới tính cho học
sinh trường THPT Châu Thành, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu?
Câu hỏi 5: Giáo viên và phụ huynh suy nghĩ gì về vấn đề giáo dục giới tính
trong nhà trường?
SVTH: Cù Xuân Diệu

3

GVHD: Ths.Nguyễn Thị Thu Thảo


Bộ môn sư phạm kỹ thuật nông nghiệp

Tiểu luận tốt nghiệp

1.7 Cấu trúc tiểu luận bao gồm:
Lời cảm ơn
Mục lục
Chương 1: Giới thiệu

Chương này bao gồm các vấn đề như: đặt vấn đề, đối tượng và khách thể
nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, cấu trúc tiểu luận và kế
hoạch nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý luận
Giới thiệu những lý thuyết căn bản, những cơ sở mà người nghiên cứu
dựa vào đó để dự đoán, lý giải nguyên nhân, kết quả của vấn đề nghiên cứu
đồng thời nêu tóm lược lịch sử của vấn đề nghiên cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Lý thuyết về những phương pháp nghiên cứu mà người nghiên cứu đã sử
dụng, cách sử dụng các phương pháp đó để thực hiện đề tài.
Chương 4: Kết quả và phân tích
Người nghiên cứu phân tích kết quả, trình bày kết quả phân tích, đưa ra
những kết luận ban đầu về vấn đề nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Người nghiên cứu đưa ra kết luận về vấn đề nghiên cứu đồng thời đưa ra
một số kiến nghị đối với việc giáo dục giới tính trong nhà trường.
Tài liệu tham khảo: Những tài liệu mà người nghiên cứu đã sử dụng trong quá
trình nghiên cứu.
Phụ lục

SVTH: Cù Xuân Diệu

4

GVHD: Ths.Nguyễn Thị Thu Thảo


Bộ môn sư phạm kỹ thuật nông nghiệp

Tiểu luận tốt nghiệp


1.8 Kế hoạch nghiên cứu.

STT

THỜI
GIAN

01

08/2009

02

9/2009

NGƯỜI THỰC

HOẠT ĐỘNG

HIỆN

Chọn đề tài

Người

Chuẩn bị tài liệu

cứu


Viết đề cương nghiên Người
cứu

10/2009

VIÊN

HƯỚNG

DẪN

NHẬN XÉT
nghiên
nghiên

cứu

Sửa và nộp lại đề
03

GIÁO

cương cho giáo viên
hướng dẫn

Người

nghiên

cứu


Viết cơ sở lí luận,
thảo luận đề cương
04

11/2009

với giáo viên hướng
dẫn.

Người

nghiên

cứu

Nghiên cứu lí luận
Soạn phiếu câu hỏi
05

12/2009

khảo sát, câu hỏi
phỏng vấn

06

01/2010

07


2/2010

08

3/2010

09

4/2010

Người
cứu

Thảo luận với giáo Người
viên hướng dẫn

nghiên

nghiên

cứu

Bắt đầu khảo sát, thu Người
thập số liệu

nghiên

cứu


Thống kê, xử lí số Người
liệu

nghiên

cứu

Viết phần kết quả, Người

nghiên

phân tích và kiến cứu
nghị, báo cáo kết quả
nghiên cứu cho giáo
SVTH: Cù Xuân Diệu

5

GVHD: Ths.Nguyễn Thị Thu Thảo


Bộ môn sư phạm kỹ thuật nông nghiệp

Tiểu luận tốt nghiệp

viên hướng dẫn.
10

5/2010


Hoàn thành và nộp Người
tiểu luận

nghiên

cứu
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÍ LUẬN

2.1 Vài nét về lịch sử nghiên cứu
Thời kỳ cổ đại, giới tính đã được quan tâm tìm hiểu mặc dù rất thô sơ.
Thời kỳ “Đêm trường trung cổ”, tôn giáo và nhà nước phong kiến tiến
hành tìm hiểu vấn đề giới tính để phục vụ cho tầng lớp vua quan.
Thời kỳ phục hưng, bộ môn giải phẩu và sinh lý người bắt đầu phát triển,
công tác nghiên cứu các vấn đề tính dục mới bắt đầu thực sự được tiến hành.
Đến cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 các đề tài nghiên cứu về giới tính bắt
đầu được mở rộng. P.Anghen với tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ
tư hữu và của nhà nước”, đó là mẫu mực kinh điển về phương pháp phân tích
các mối quan hệ xã hội với kinh tế xã hội.
Cuối thế kỷ 19 và thế kỷ 20 sự phát triển của công tác nghiên cứu về giới
tính, tình dục gắn với phong trào “phấn đấu vì những cải cách tình dục” với
hàng loạt yêu sách tiến bộ như bình đẳng nam nữ, giải phóng hôn nhân ra khỏi
quyền lực của nhà thờ.
Tại Việt Nam, từ những năm 1985, các công trình nghiên cứu của các tác
giả về giới tính, tình yêu, hôn nhân gia đình đã bắt đầu được công bố.
+ Bộ giáo dục và đào tạo, viện khoa học giáo dục Việt Nam, “Giáo dục dân số
sức khỏe sinh sản vị thành niên”, là tài liệu tập huấn đầu tiên và duy nhất của Bộ
về vấn đề giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên được in hoàn chỉnh cho
đến thời điểm này. Mặc dù được xuất bản lần đầu tuy nhiên nội dung sách đã
được các tác giả biên soạn khá công phu và tham khảo nhiều nguồn tài liệu trong

cũng như ngoài nước. Nội dung quyển sách chủ yếu nói về: tuổi vị thành niên,
SVTH: Cù Xuân Diệu

6

GVHD: Ths.Nguyễn Thị Thu Thảo


Bộ môn sư phạm kỹ thuật nông nghiệp

Tiểu luận tốt nghiệp

tình bạn, tình dục, bình đẳng giới, tình dục và sinh sản, mang thai và các biện
pháp tránh thai, cha mẹ và trách nhiệm làm cha mẹ, dân số và phát triển, chính
sách dân số ở Việt Nam, kế hoạch hóa gia đình và sức khỏe sinh sản…Theo
người nghiên cứu đây là một quyển sách hay và khá hoàn chỉnh dành cho phụ
huynh, giáo viên và học sinh, nội dung của nó nói khá đầy đủ các vấn đề. Tuy
nhiên theo người nghiên cứu thấy nếu tác giả đưa vào một ít nội dung về cơ
quan sinh sản và công tác giáo dục giới tính ở trong cũng như ngoài nước thì
đây có lẽ sẽ là một quyển sách hoàn chỉnh. Qua nội dung sách tác giả đã thông
suốt một số vấn đề và quyển sách cũng là tài liệu để người nghiên cứu thực hiện
đề tài này.
+ Bộ giáo dục và đào tạo, “Khoa học 5”, đây là một quyển sách giáo khoa dành
cho học sinh lớp 5. Qua nội dung quyển sách người nghiên cứu thấy rằng nội
dung quyển sách đã nói lên được một số đặc điểm, vai trò của nam và nữ trong
gia đình, xã hội, giới thiệu quá trình sống của con người từ lúc sinh ra đến lúc
già. Nội dung quyển sách khá mạch lạc trong việc diễn tả các giai đoạn phát
triển của con người tuy nhiên khi xét trên bình diện tổng quát thì nội dung còn
quá sơ sài. Ở độ tuổi này đã có một số em bắt đầu dậy thì, nội dung sách nên nói
nhiều hơn về bộ phận sinh dục, vệ sinh cơ quan sinh dục cũng như là nhận biết

được những hành vi lạm dụng tình dục trong khi đó nội dung sách lại nói nhiều
về bà mẹ đang mang thai và các biện pháp chăm sóc sức khỏe cho các bà mẹ
đang mang thai, theo người nghiên cứu nghĩ nội dung này không phải không hay
nhưng ở độ tuổi các em cũng chưa thể nhận thức được nhiều về vấn đề này.
+ Bộ giáo dục và đào tạo, “Sinh học 8”, đây là quyển sách sinh học dành cho
học sinh lớp 8 nội dung sách được biên soạn khá hay khi nói về giới tính, cơ
quan sinh sản và vệ sinh. Tuy nhiên như người nghiên cứu đã nói thì học sinh
đậy thì từ lứa tuổi 8 -12
( hoặc sớm hơn trong khi đó quyển sinh học 8 lại dành cho học
sinh độ tuổi 14 e là hơi trễ, nội dung quyển sách cũng không thực sự phong phú.
SVTH: Cù Xuân Diệu

7

GVHD: Ths.Nguyễn Thị Thu Thảo


Bộ môn sư phạm kỹ thuật nông nghiệp

Tiểu luận tốt nghiệp

+ Sở giáo dục và đào tạo tỉnh BRVT, “Tài liệu tuyên truyền phòng chống
HIV/AIDS”, đây là tập tài liệu nói chủ yếu về nguy cơ và cách lây truyền cũng
như cách phòng chống HIV/AIDS. Nội dung tập tài liệu hay nhưng nếu nói về
mảng tình dục và các bệnh liên quan đến giới tính, tình dục thì còn sơ sài. Tuy
nhiên tác giả cũng đã biết được về một số bệnh lây qua đường tình dục thông
qua tập tài liệu này.
+ Huỳnh Thị Thùy Liên, “Khảo sát thực trạng giáo dục giới tính và tâm sinh lý
của học sinh ở quận Thủ Đức – TP.HCM”, theo người nghiên cứu thì đây là một
nghiên cứu mới mẻ, được tác giả thực hiện khá công phu và bài bản, đây là một

tài liệu mà người nghiên cứu đã tham khảo được nhiều ý hay. Tuy nhiên người
nghiên cứu cũng thấy có một số điểm chưa được như sau: mặc dù đây là luận
văn tốt nghiệp nhưng tác giả đã không đào sâu nghiên cứu kỹ mà chỉ đi được
những điều khá căn bản, trong quá trình thực hiện tác giả cũng đã bộc lộ tính
thiếu khoa học trong nghiên cứu. Ví dụ khi hỏi về quan hệ tình dục thì tác giả
chỉ dám hỏi dưới tên “chuyện ấy” mà không dám nói thẳng là quan hệ tình dục
trong khi nếu nói “chuyện ấy” thì ai biết là chuyện gì. Trong quá trình thực hiện
người nghiên cứu đã khắc phục tình trạng này.
+ “Giới và phát triển” – Đại học Mở bán công TP.HCM, đây là tài liệu dành cho
sinh viên chuyên ngành xã hội học. Tài liệu được biên soạn khá công phu, nội
dung chủ yếu nói về giới tính và giới, nhu cầu giới, sự phân công lao động theo
giới, tổng quan về phụ nữ học, phụ nữ trong phát triển, công ước Quốc tế về xóa
bỏ phân biệt đối xử đối với phụ nữ và quyền của phụ nữ... Đây là một tài liệu
hay đề cập nhiều đến phụ nữ và quyền bình đẳng giới tuy nhiên đây là tài liệu
dành cho giáo viên, sinh viên và tương đối khó hiểu đối với học sinh phổ thông.
+ “Xã hội về giới” – ĐH Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn, đây là tài liệu biên
soạn dành cho sinh viên khoa xã hội học, nội dung được trình bày dưới dạng các
chủ đề. Nội dung tài liệu khá hay tuy nhiên lại không nói được nhiều trong khi
giới trong xã hội là một vấn đề khá phức tạp.

SVTH: Cù Xuân Diệu

8

GVHD: Ths.Nguyễn Thị Thu Thảo


Bộ môn sư phạm kỹ thuật nông nghiệp

Tiểu luận tốt nghiệp


+ “Xã hội học giới tính” – tài liệu tham khảo ĐH Khoa Học Xã Hội và Nhân
Văn, đây là một tập tài liệu mà theo người nghiên cứu thấy có thể học hỏi được
rất nhiều trong đó bao gồm các nội dung như các giai đoạn phát triển của giới
tính, rối loạn chức năng tình dục, vấn đề đồng giới, văn hóa tình dục ở các quốc
gia trên thế giới.
+ J.P.Ma –sơ – lô – va, Phạm Thành Hưng dịch, “giới tính tuổi hoa”, đây là một
quyển sách do tác giả người Nga biên soạn được dịch sang tiếng Việt, nội dung
tài liệu phong phú, dễ hiểu và khá đầy đủ, cách viết tự nhiên khoa học
2.2 Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh Trung học phổ thông
(J.P.Ma –sơ – lô – va, Phạm Thành Hưng dịch, 2006)
Đối với các em, đây là thời kỳ chuyển từ thời thơ ấu sang tuổi trưởng
thành. Sự khác biệt cơ bản của lứa tuổi học sinh trung học phổ thông với các em
ở lứa tuổi khác là sự phát triển mạnh mẽ, thiếu cân đối giữa các mặt: cơ thể, trí
tuệ, tâm sinh lý.
+ Hệ xương phát triển hơn hệ cơ, các em có dáng vẻ cao, gầy, thiếu cân
đối, các em có vẻ vụng về, không khéo léo khi làm việc. Sự phát triển của hệ tim
mạch cũng không cân đối do đó gây ra một số rối loạn tạm thời của hệ tuần
hoàn, tăng huyết áp, tim đập nhanh, hay gây nhức đầu, chóng mặt …
+ Tuyến nội tiết bắt đầu hoạt động mạnh dẫn đến sự rối loạn hoạt động
thần kinh, do đó các em thường có những phản ứng gay gắt, mạnh mẽ, dễ xúc
động vui buồn thất thường, dễ bực tức, hay tự khẳng định mình. Đây cũng là
thời kỳ các em hình thành cách sống, cách nghĩ. Các em nghĩ mình đã lớn và
mong muốn người lớn tôn trọng nhân cách phẩm giá, tin tưởng và mở rộng tính
tự do cho các em. Đặc biệt ở lứa tuổi này các em rất xem trọng tình bạn, các em
thích giao tiếp kết bạn với nhau. Các em tôn trọng lẫn nhau, tin tưởng, quan hệ
bình đẳng và giúp đỡ lẫn nhau.
Một bước ngoặt quan trọng ở lứa tuổi học sinh THPT là giai đoạn dậy thì,
khi tuyến sinh dục trên cơ thể có những biến đổi:
SVTH: Cù Xuân Diệu


9

GVHD: Ths.Nguyễn Thị Thu Thảo


Bộ môn sư phạm kỹ thuật nông nghiệp

Tiểu luận tốt nghiệp

+ Ở nam: hóc môn testosteron tăng cao làm tăng kích thước bộ phận sinh
dục, xuất hiện lông mu, giọng nói thay đổi, xuất tinh lần đầu tiên, mọc lông
nách, mọc râu và tăng chiều cao.
+ Ở nữ: lượng hóc môn estrogen tăng cao kích thích ngực nở, lông mu
xuất hiện, mọc lông nách, tăng chiều cao, tuyến sữa hình thành, xuất hiện kiểu
thanh quản nữ giới với giọng cao, kỳ kinh đầu tiên xuất hiện.
Sự thay đổi của cơ thể và tâm sinh lý của học sinh trung học phổ thông đã
làm các em chú ý hơn về cơ thể mình cho nên luôn làm đẹp để gây chú ý ở
người khác giới, các em đã bắt đầu thích chơi với bạn khác giới. Có thể phân
thời kỳ này ra làm 3 giai đoạn:
+ 12 tuổi: các em bắt đầu tìm hiểu về tình dục ở trong sách báo, các em
bắt đầu để ý đến bạn khác giới.
+ 13 đến 15 tuổi: ở lứa tuổi này đã bắt đầu xuất hiện tình cảm yêu đương
nhưng thường là yêu đơn phương, Chúng thích nghe những chuyện tình lãng
mạn hay buồn vu vơ, ở một số em trai xuất hiện hiện tượng thủ dâm. Ở tuổi này,
cả hai giới đã quan tâm đến chuyện tránh thai, phá thai.
+ 15 đến 18 tuổi: Đã xuất hiện những mối tình đầu và những giao tiếp tình
dục. Chúng củng cố kiến thức qua bố mẹ hoặc qua sách vở. Nhu cầu hiểu biết
những cái mới của đời sống con người và của bản thân rất lớn, các bậc cha mẹ
nên tìm những cơ hội thuận lợi, chủ động trò chuyện với con mình, tạo niềm tin

và sự cảm thông với chúng để giúp chúng tránh được việc hoạt động tình dục
bừa bãi, chuẩn bị cho một cuộc sống tình dục lành mạnh khi bước vào cuộc sống
hôn nhân.
+ Ở lứa tuổi này, hoàn cảnh xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển
tình cảm của các em.
Tóm lại, ở lứa tuổi học sinh phổ thông tình cảm đã được hình thành và
phát triển phong phú sâu sắc hơn học sinh tiểu học. Đây là lứa tuổi đang phát
triển mạnh mẽ về tình cảm, đạo đức, tình cảm bạn bè, tình đồng chí và tính tập
SVTH: Cù Xuân Diệu

10

GVHD: Ths.Nguyễn Thị Thu Thảo


Bộ môn sư phạm kỹ thuật nông nghiệp

Tiểu luận tốt nghiệp

thể, đã xuất hiện tình cảm có ý thức tuy nhiên tình yêu ở lứa tuổi này còn mang
tính bồng bột, ngộ nhận và không bền chặt do tâm sinh lý phát triển chưa chín
mùi.
2.3 Những vấn đề cần biết về giới và giới tính
+ Khái niệm giới
Giới là một quan niệm tương đối phức tạp, có nhiều góc độ nghiên cứu và
theo nhiều quan điểm khác nhau:
Giới có thể được hiểu theo mặt sinh học, là một tập hợp những đặc điểm
sinh lý cơ thể đặc trưng ở con người. Những đặc điểm sinh lý cơ thể thường bao
gồm các đặc điểm về di truyền, những hệ cơ quan sinh lý cơ thể mà điển hình
quan trọng nhất là cơ quan sinh dục. Ở con người có hai loại hệ cơ quan sinh

dục là hệ cơ quan sinh dục nam và hệ cơ quan sinh dục nữ qui định hai giới là
nam giới và nữ giới (theo Thái Thị Ngọc Dư, giới và phát triển, 2006).
Tuy ở loài người chủ yếu có hai giới là nam giới và nữ giới, nhưng trong
thực tế còn một số ít người không thuộc về hai giới trên, họ thuộc giới tính thứ
ba. Giới này xuất hiện do hệ cơ quan sinh dục không được bình thường về mặt
cấu tạo hoặc chức năng dẫn đến việc phát triển tâm lý, sinh lý cơ thể không bình
thường.
Theo Bùi Ngọc Oánh thì “Giới là một tập hợp người trong xã hội có
những đặc điểm sinh học cơ bản giống nhau” (một số vấn đề về tâm lý và giới
tính – ĐH Sư Phạm TP.Hồ Chí Minh)
+ Khái niệm giới tính
Giới tính trước hết là những đặc tính hay đặc điểm của giới (theo Thái Thị
Ngọc Dư, giới và phát triển, 2006). Bao gồm các mặt tâm lý, sinh lý, mặt xã hội:
Về mặt tâm lý: Nam – nữ có tâm lý khác nhau. Nữ có khả năng tư duy cao
trong những lĩnh vực đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo còn nam mạnh về đường lối tư

SVTH: Cù Xuân Diệu

11

GVHD: Ths.Nguyễn Thị Thu Thảo


Bộ môn sư phạm kỹ thuật nông nghiệp

Tiểu luận tốt nghiệp

duy. Tình cảm ở nam là sự mạch lạc, rõ ràng, ở nữ thì thường không rõ ràng, dễ
chan hòa giữa tình cảm này và tình cảm khác.
Về mặt sinh lý: Có những biến đổi trong cơ thể nam và nữ như vỡ giọng,

mọc râu ở nam và ngực nở, có khả năng mang thai…
Về mặt xã hội: Xã hội đánh giá nam nữ khác nhau. Xã hội đòi hỏi nam
phải chững chạc, dũng cảm, cao thượng còn nữ giới thì phải nhu mì kín đáo,
thủy chung, đảm đang. Xã hội phân công lao động nam – nữ khác nhau. Nam
thường làm việc nặng, đi xa, nguy hiểm còn nữ thì thường được ưu tiên làm việc
nhẹ nhàng, đòi hỏi sự khéo léo. Như vậy có thể hiểu giới tính là tất cả những đặc
điểm riêng biệt tạo nên sự khác biệt giữa nam và nữ (theo Thái Thị Ngọc Dư,
giới và phát triển, 2006).
2.4 Giáo dục giới tính cho học sinh phổ thông hiện nay
+ Khái niệm giáo dục giới tính
Giáo dục giới tính là hệ thống các biện pháp y khoa và sư phạm nhằm
giáo dục cho thiếu nhi, thanh thiếu niên có một thái độ đúng đắn với các vấn đề
giới tính (theo Nguyễn Hữu Dũng, giáo dục giới tính, 1999).
+ Nhiệm vụ của giáo dục giới tính (theo Nguyễn Hữu Dũng, giáo dục
giới tính, 1999)
Giáo dục niềm tin rằng trong lĩnh vực quan hệ thân thiết với người khác
giới, con người không phải độc lập với xã hội.
Giáo dục ý thức tạo lập một gia đình bền vững khỏe mạnh, thân ái, nhu
cầu có con hợp lý, có ý thức và khả năng giáo dục con.
Hình thành quan niệm về tác hại của các mối quan hệ tình dục quá sớm và
quan niệm không chấp nhận thái độ nhẹ dạ, vô trách nhiệm trong việc quan hệ
với những người khác giới.
Giáo dục ý thức trách nhiệm xã hội trong quan hệ giới tính.

SVTH: Cù Xuân Diệu

12

GVHD: Ths.Nguyễn Thị Thu Thảo



Bộ môn sư phạm kỹ thuật nông nghiệp

Tiểu luận tốt nghiệp

Truyền thụ tri thức về mối quan hệ nam nữ và các mối quan hệ khác, giáo
dục chính sách dân số của nhà nước.
2.5 Những nguyên tắc giáo dục giới tính.
- Theo Nguyễn Hữu Dũng (theo Nguyễn Hữu Dũng, giáo dục giới tính, 1999)
thì có 12 nguyên tắc giáo dục giới tính như sau:
+ Nguyên tắc tính khoa học: giáo dục giới tính phải dựa trên cơ sở khoa học
+ Nguyên tắc tính mục đích và tính tư tưởng: giáo dục giới tính phải đảm bảo
mối quan hệ chặt chẽ giữa truyền thụ kiến thức và hình thành thái độ. Nguyên
tắc này cũng đòi hỏi hình thành và phát huy hứng thú cá nhân, kết hợp với yêu
cầu của xã hội.
+ Nguyên tắc hiện thực: giáo dục giới tính phải được tiến hành trên cơ sở những
hiểu biết thực tiễn phân hóa giới tính và những khác biệt giới tính, tình dục của
con người
+ Nguyên tắc thống nhất ý thức và hành động của học sinh trong giáo dục giới
tính: coi trọng việc xây dựng ý thức trên cơ sở trang bị hiểu biết, trau dồi thái độ
đúng dắn về giới tính.
+ Nguyên tắc có địa chỉ: nguyên tắc này yêu cầu việc giáo dục giới tính phải phù
hợp với từng lứa tuổi học sinh.
+ Nguyên tắc liên tục: giáo dục giới tính cần phải tiến hành ở tất cả các bậc học,
cụ thể cần được tiến hành ngay từ tuổi ấu thơ.
+ Nguyên tắc chân thật: nguyên tắc này không cho phép nói sai sự thật hoặc
lảng tránh thắc mắc của trẻ.
+ Nguyên tắc tin cậy: có thái độ nghiêm túc đối với những rung động của các
em, loại trừ sự ngờ vực qua một số biểu hiện của trẻ.
+ Nguyên tắc thuần khiết: loại bỏ mọi thái độ tầm thường, vô liêm sỉ hoặc khêu

gợi tính dục khi trình bày các tài liệu về giới tính và các mối quan hệ giữa hai
giới.
SVTH: Cù Xuân Diệu

13

GVHD: Ths.Nguyễn Thị Thu Thảo


Bộ môn sư phạm kỹ thuật nông nghiệp

Tiểu luận tốt nghiệp

+ Nguyên tắc thành thục: tiến hành giáo dục giới tính một cách tự nhiên, thoải
mái, không xấu hổ, không tạo ra những tình huống căng thẳng đối với trẻ.
+ Nguyên tắc tích cực: chủ động nêu những vấn đề, những tình huống có vấn đề
qua đó tiến hành giáo dục giới tính một cách sinh động
+ Nguyên tắc lặp lại: giáo dục nhiều chủ đề khác nhau và lặp đi lặp lạo nhiều lần
để củng cố kiến thức, khắc sâu những điều đã nhận thức được cũng như những
thái độ đã hình thành.
- Những nguyên tắc giáo dục theo J.P.Ma –sơ – lô – va (giới tính tuổi hoa, Phạm
Thành Hưng dịch 2006)
Để tiến hành giáo dục có hiệu quả, chỉ có thiện chí không chưa đủ. Điều quan
trọng là phải tuân thủ một số nguyên tắc có tính khách quan. Sau đây là một số
nguyên tắc cơ bản:
+ Tự giác: Giáo dục về mặt tình dục chỉ đạt kết quả khi bản thân người giáo dục
thực sự tin rằng công việc của mình rất đúng đắn, cần thiết, và tiến hành công
việc đó một cách tự giác. Với ý thức như vậy, người giáo dục sẽ không gặp khó
khăn khi tìm tòi những hình thức, biện pháp và lựa chọn những thời điểm thích
hợp.

+ Phù hợp: Cũng giống như mọi chuyện khác của đời sống con người, chúng ta
nên giải thích các vấn đề tình dục cho đứa trẻ lên 5 theo một kiểu, lên 10 một
kiểu và đang yêu một kiểu. Trước nhiều câu hỏi của con cái, ta hay lúng túng,
đôi khi lại có ý cho con cái mình mãi mãi là trẻ con. Khi ta tìm được câu trả lời
đúng thì thường là hơi muộn. Khi ta muốn nói điều gì đó cho đứa con 14 tuổi
biết, thì đó thường lại là những điều mà chúng thường quan tâm và cần được
biết ngay từ tuổi lên 10. Cha mẹ hay phải nghe một câu trả lời chán nản của con
cái: “Thôi mẹ ạ, chuyện ấy con đã biết lâu rồi”. Lúc ấy, cha mẹ mới giật mình
nhận ra rằng, lâu nay, mình đã bỏ lỡ bao nhiêu dịp để thông tin cho con những
điều hệ trọng của cuộc sống con người.

SVTH: Cù Xuân Diệu

14

GVHD: Ths.Nguyễn Thị Thu Thảo


Bộ môn sư phạm kỹ thuật nông nghiệp

Tiểu luận tốt nghiệp

Có người nghĩ, chỉ nên nói chuyện tình cảm giữa đàn ông và đàn bà với con khi
nào chúng hỏi tới. Điều đó chỉ đúng đối với những trẻ chưa cắp sách đi học.
Ngoài lứa tuổi đó, bạn đừng đợi con mình hỏi, vì hết năm này qua năm khác,
chúng sẽ không hỏi đâu. Hãy cứ tìm dịp thuận tiện mà nói. Bạn đừng lo là mình
nói cho con biết quá sớm. Thà nói với chúng sớm một năm còn hơn nói chậm
một giờ.
+ Chủ động đề kháng: Cũng giống như nhiều lĩnh vực giáo dục khác, giáo dục
tình dục không đơn thuần chỉ là truyền đạt thông tin, kinh nghiệm sống mà còn

là vấn đề bồi dưỡng nhân cách và xây dựng quan niệm sống con người. Bởi vì
đời sống tình dục của con người khác với bản năng tình dục của các động vật;
khác ở sự nếm trải những tình cảm mang tính xã hội phong phú, tinh tế và ở
trách nhiệm của cá nhân trước một cá nhân. Ít người làm cha mẹ nghĩ rằng, đến
một lúc nào đó, cậu học trò lớp ba, lớp bốn của mình sẽ chủ động nói ra những
băn khoăn về lĩnh vực tình dục. Nhiều chuyện tày trời của cậu, cậu có thể can
đảm thổ lộ, còn riêng chuyện đó thì lại không. Vì vậy, chúng ta cần vận dụng
đúng quy luật thẩm thấu, “tiêm nhiễm”. Những câu giải thích đầu tiên của chúng
ta cho con cái sẽ găm sâu trong ký ức của chúng đến tận cuối đời. Việc con cái
nghe chúng ta nói cũng giống như chúng được nhận vào cơ thể một lượng kháng
sinh. Từ đó, chúng có khả năng chống lại những tiêu cực về sau. Nếu chúng ta
trả lời qua quýt, giả dối, những ảnh hưởng tiêu cực sau này của xã hội sẽ tiêu
hủy toàn bộ lời nói của chúng ta, ngay cả khi trong đó có cả phần sự thật. Trí
nhớ của con người không giống như dải băng, dễ ghi và dễ xóa. Nó là tờ giấy
trắng, chữ nào được viết đầu tiên thì sẽ lưu dấu mãi với thời gian.
+ Tin cậy: Nhiều cha mẹ thường hay hiểu nguyên tắc này một cách phiến diện.
Trẻ em tin người giáo dục mình, đồng thời người giáo dục cũng phải tin tưởng
trẻ em. Chỉ có sự cảm thông, tin cậy lẫn nhau mới tạo ra được sự gần gũi. Nếu ta
thường xuyên nhớ lại thời thơ ấu của mình, ta sẽ nhận ra là những thắc mắc, nhu
cầu của con ta hôm nay chính là những thắc mắc, nhu cầu của ta năm xưa. Trong

SVTH: Cù Xuân Diệu

15

GVHD: Ths.Nguyễn Thị Thu Thảo


×