Tải bản đầy đủ (.pdf) (155 trang)

Đánh giá bảo tồn đa dạng sinh học một số loài thực vật có nguy cơ bị tuyệt chủng tại Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ, Nam Định (NCKH)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280.62 KB, 155 trang )

i

I HC THI NGUYấN
TRNG I HC NễNG LM

BO CO KT QU
TI NGHIấN CU KHOA HC V CễNG NGH CP I HC

Tờn ti

ĐáNH GIá BảO TồN ĐA DạNG SINH HọC MộT Số LOàI THựC VậT
Có NGUY CƠ Bị TUYệT CHủNG TạI VƯờN QUốC GIA XUÂN THủY,
NAM ĐịNH
Mó s: H 2011-03-05

Ch nhim ti
: TS. Hong Vn Hựng
Thi gian thc hin : 2011 - 2012
a im thc hin : VQG Xuõn Thy - tnh Nam nh

THI NGUYấN - 2013


ii

I HC THI NGUYấN
TRNG I HC NễNG LM

BO CO KT QU
TI NGHIấN CU KHOA HC V CễNG NGH CP I HC


Tờn ti

ĐáNH GIá BảO TồN ĐA DạNG SINH HọC MộT Số LOàI THựC VậT
Có NGUY CƠ Bị TUYệT CHủNG TạI VƯờN QUốC GIA XUÂN THủY,
NAM ĐịNH

Ch nhim ti
: TS. Hong Vn Hựng
Thi gian thc hin : 2011 - 2012
a im thc hin : VQG Xuõn Thy - tnh Nam nh

THI NGUYấN, NM 2013


iii

BỐ CỤC TOÀN VĂN BÁO CÁO ĐỀ TÀI
TT
1
2
3

PHẦN
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ CẤP ĐẠI HỌC
BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP
ĐẠI HỌC
SẢN PHẲM KHOA HỌC ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
CẤP ĐẠI HỌC



iv

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP ĐẠI HỌC
Thông tin chung
Tên đề tài: “Đánh giá bảo tồn đa dạng sinh học một số loài thực vật có nguy cơ bị
tuyệt chủng tại Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ, Nam Định”
Mã số đề tài: ĐH2011-03-05
Chủ nhiệm đề tài: TS. Hoàng Văn Hùng

Di động: 0989.372.386

E-mail:
Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại học Nông Lâm - Thái Nguyên
Cá nhân chủ trì đề tài: TS. Hoàng Văn Hùng
Thời gian thực hiện: Năm 2011 - 2013
Phần 1
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH SO VỚI ĐĂNG KÝ TRONG THUYẾT
MINH ĐỀ TÀI
1. Đề tài đã đạt được mục tiêu đề ra gồm:
- Đánh giá thực trạng đa dạng sinh học, các yếu tố kinh tế xã hội ảnh hưởng
tới đa dạng sinh học một số loài thực vật có nguy cơ bị tuyệt chủng.
- Xác định mối tương quan giữa các yếu tố sinh thái - môi trường với sự phân
bố của một số loài có nguy cơ bị tuyệt chủng làm cơ sở xây dựng định hướng bảo tồn
các loài cây này tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định.
2. So với nội dung đăng ký trong thuyết minh, đề tài đã thực hiện đầy đủ:
Phần mở đầu, nội dung phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu và kết luận.



v

Phần 2
ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ KHOA HỌC VÀ GIÁ TRỊ ỨNG DỤNG CỦA KẾT
QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Tính mới.
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng:
- Phát hiện: 2 trên 117 loài thực vật tại đây có tên trong Sách Đỏ Việt Nam 2007
(chiếm 1,72%), đó là: Cây Cóc đỏ - Lumnitzera littorea (Jack) Voigt. 1845 mọc ở nơi
rừng ngập mặn cửa sông, ven biển, nơi chỉ ngập chiều cao hoặc ít ngập nước mặn, đất
sét hơi chặt, mọc lẫn với các loại Giá (Excoecaria agallocha), Dà (Ceriops sp.) - xuất
hiện trong ÔTC 5 và Rong thuốc giun sần - Caloglossa leprieurii (Mont.) J. Agardh
mọc thành đám tương đối lớn, phụ sinh trên đá hoặc trên các thực vật khác (Sú, Vẹt),
thường mọc chung với Bostrychia radicans thành quần xã ở vùng triều giữa cũng như
vùng triều thấp của VQG Xuân Thủy (ÔTC 1, 3).
- Thành phần loài thực vật tương đối đa dạng, hệ số tương đồng về thành phần
loài giữa các loài thực vật trong 5 ô tiêu chuẩn biến động từ 42 - 100% (similarlity):
+ Các loài Trang (Kandelia candel), Bần (Sonneratia caseolaris), Sú
(Aegiceras Comiculata) có quan hệ mật thiết với nhau với chỉ số đồng dạng
similarity là 100%.
+ Các loài khác cũng có mối quan hệ với nhau tương đối mật thiết như: Ô rô,
Bong Bong, Muống biển, Cóc kèn, một số loài cỏ khác.
- Khi nghiên cứu về sự phân bố của các loài thực vật và mối quan hệ của chúng
với nhau ta cần phải xem xét chúng trong mối quan hệ tổng thể.
- Hệ thực vật có quan hệ mật thiết với một số các yếu tố sinh thái nhất định như:
các yếu tố độ tàn phá có quan hệ mật thiết với khoảng cách đến khu dân cư và đến
đường mòn. Điều này cho thấy tại khu vực nghiên cứu các yếu tố cơ học đã tác động
đến trạng thái rừng là rất lớn và chủ yếu tác động đến cây ưu thế tầng trên. Mặt khác,
chế độ thủy triều ở nghiên cứu này đã ảnh hưởng rất lớn đến cây ưu thế tầng dưới.

- Các yếu tố kinh tế - xã hội bao gồm: Điều kiện cộng đồng vùng đệm và các
hoạt động sản xuất tại vùng đệm của Vườn Quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định
đều có ảnh hưởng nhất định đến công tác bảo tồn đa dạng sinh học các loài thực vật
có nguy cơ bị tuyệt chủng tại đây.


vi

- Kiến nghị các giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ bảo tồn.
2. Tính ứng dụng.
- Hoàn thiện bộ cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh về đa dạng sinh học thực vật Vườn
Quốc gia Xuân Thuỷ phục vụ cho các nghiên cứu khác có liên quan.
- Thiết lập được Danh mục ưu tiên bảo tồn một số loài thực vật làm cơ sở đề
xuất ưu tiên bảo tồn
- Xác định được khả năng thích nghi của từng loại cây cụ thể với các yếu tố
sinh thái môi trường, sự phân bố của thực vật với từng HST và quan hệ của chúng
với các loài từ đó xác định được phương thức bảo tồn cho từng loại cây riêng biệt.
- Nâng cao nhận thức và khuyến khích người dân tham gia vào công tác bảo
tồn nguồn tài nguyên sinh vật tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy
- Cung cấp tài liệu học tập, giúp đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học và sinh viên
liên quan đến chuyên ngành nghiên cứu.
- Đã viết được 01 sách chuyên khảo dùng cho đào tạo cán bộ khoa học và sinh
viên liên quan đến chuyên ngành nghiên cứu.
- Đã viết được 04 bài báo đăng tạp chí có uy tín trong nước.
Phần 3
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA ĐỀ TÀI
1. Kinh tế - xã hội.
Với kinh phí và ngân sách có hạn, đề tài đã tập trung giải quyết các vấn đề sau:
- Đánh giá thực trạng đa dạng sinh học, các yếu tố kinh tế xã hội ảnh hưởng
tới đa dạng sinh học một số loài thực vật có nguy cơ bị tuyệt chủng, xác định mối

tương quan giữa các yếu tố sinh thái - môi trường với sự phân bố của một số loài có
nguy cơ bị tuyệt chủng làm cơ sở xây dựng định hướng bảo tồn các loài cây này tại
Vườn Quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định.
- Từ cách tiếp cận nghiên cứu người dân có quyền được đóng góp ý kiến của
mình vào việc xác định các loài nguy cấp và định hướng cho việc bảo tồn thiên
nhiên ở khu vực nghiên cứu. Giúp đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học và sinh viên liên
quan đến chuyên ngành nghiên cứu.


vii

2. Khoa học công nghệ.
- Hoàn thiện bộ cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh về đa dạng sinh học thực vật Vườn
Quốc gia Xuân Thuỷ phục vụ cho các nghiên cứu khác có liên quan.
- Cung cấp tài liệu học tập, tham khảo quan trọng cho cán bộ khoa học và sinh
viên liên quan đến chuyên ngành nghiên cứu.
- Viết được: 01 sách chuyên khảo và 04 bài báo đăng tạp chí có uy tín trong nước:
+ Sách chuyên khảo:
Introduction to Biology: EVOLUTION, ECOLOGY AND BIODIVERSITY
+ Bài báo khoa học: 04 bài
“Phân cấp vùng thích nghi dinh dưỡng một số loài chim lội nước tại Vườn
Quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định” - tạp chí Khoa học & Công nghệ - Đại học
Thái Nguyên.
“Nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố sinh thái môi trường với sự phân bố
một số loài cây thực vật tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định” - tạp chí
Nông Nghiệp & Phát triển Nông thôn.
“Nghiên cứu hiện trạng và điều kiện sinh cảnh loài cò Thìa (Platalea minor)
tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định” - tạp chí Nông Nghiệp & Phát triển
Nông thôn.
“Đánh giá bảo tồn đa dạng sinh học một số loài quý hiếm tại Vườn Quốc gia

Xuân Thủy, Nam Định” - tạp chí Khoa học & Công nghệ - Đại học Thái Nguyên.
3. Thông tin.
3.1. Kết quả về đào tạo:
- 01 đề tài Nghiên cứu khoa học cấp ĐHTN
- 02 đề tài Cao học
- 04 đề tài Tốt nghiệp Đại học
- 01 đề tài NCKH sinh viên.
3.2. Sản phẩm ứng dụng:
- Bộ cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh về đa dạng sinh học thực vật Vườn Quốc gia
Xuân Thuỷ phục vụ cho các nghiên cứu khác có liên quan.
- Thiết lập Danh mục ưu tiên bảo tồn một số loài thực vật làm cơ sở đề xuất ưu
tiên bảo tồn


viii

- Xác định được khả năng thích nghi của từng loại cây cụ thể với các yếu tố
sinh thái môi trường, sự phân bố của thực vật với từng HST và quan hệ của chúng
với các loài từ đó xác định được phương thức bảo tồn cho từng loại cây riêng biệt.
3.3. Sản phẩm khác.
Nâng cao nhận thức và khuyến khích người dân tham gia vào công tác bảo tồn
nguồn tài nguyên sinh vật tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy.


ix

REPORT ON RESEARCH RESULTS OF SCIENCE
AND TECHNOLOGY RESEARCH PROJECT AT UNIVERSITY LEVEL
General Information
Project title: "Evaluation of the biodiversity conservation status and risks for

endangered plant species in Xuan Thuy National Park, Nam Dinh Province"
Project Code: DH2011-03-05
Project leader’s name: Ph.D. Hung Hoang Van
Mobile: 0989.372.386
E-mail:
Research hosting institution: Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry
Person in charge: Ph.D. Hung Hoang Van
Project duration: 2011 - 2013
Part 1
ASSESSING COMPLETED LEVEL COMPARED WITH PROJECT
PROPOSAL
1. The project obtained objectives:
- To assess the status of plant biodiversity, the socio-economic factors
affecting on the biodiversity of plant species at risk of extinction.
- To identify the relationships between ecological factors - environment with
the distribution of some plant species at risk of extinction as foundation to build
preserving orientation for these species at Xuan Thuy National Park, province
Nam Dinh.
2. Followed fully the content structure as project proposal:
Preface, methodology, results and conclusion.


x

Part 2
ASSESSING SCIENCE AND APPLICATION VALUE OF THE RESEARCH
RESULTS
1. The new achievements of the project.
The research results show that:
- Detecting 2 among 117 plant species named in the Vietnam’s Red Book

2007 (accounting 1.72%); namely: Lumnitzera littorea (Jack) Voigt. 1845 growing
in estuaries mangroves, coastal areas, where they are only submerged a little high or
submerged slightly by salt water, fit clay, growing together with Gia (Excoecaria
agallocha), Da (Ceriops) - appeared in plot 5; and Caloglossa leprieurii (Mont.)
J.Agardh growing in large clumps, parasitize rocks or other plants as Su,Vet, they
often grow together with Bostrychina radicans to form population at mid-tidal area
as well as low-tidal area of Xuan Thuy National Park (plot 1, 3).
- The composition of plant species is relatively diverse, the coefficient of
similarity of specie composition between plant species in 5 standard plots ranged
from 42 - 100% (similarlity):
+ Kandelia candel, Sonneratia caseolaris, Aegiceras Comiculata are closely
related with each other to form the similarity index of 100%.
+ Other species also have a very close relationship such as O ro, Bong bong,
Muong bien and other kinds of grass.
- When researching about the distribution of plants and their relationships, we
need to consider them in the overall relationship.
- The flora is closely related to some certain ecological factors such as the
destructive elements which are closely related to the distance to residential areas
and trails. This indicates that in the research area, the mechanical factors have a
relatively large impact on the forest states and primarily affects on the dominant tree
in the upperlayer. Furthermore, tidal regimes in this research also had a strong
influence on dominant tree in lower layers.
- The socio-economic factors including: community conditions of buffer area
and production activities in the buffer area of Xuan Thuy National Park, Nam Dinh


NCKH đầy đủ ở file: NCKH full

















×