Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

tiểu luận cao học lịch sử báo chí việt nam- Những tờ báo yêu nước viết bằng tiếng pháp do người việt chủ trương xuất bản ở Nam Kỳ giai đoạn 1919 – 1930

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (478.01 KB, 18 trang )

A.Mở đầu
Ngày nay, trong tiến trình đổi mới đất nước cùng với nhu cầu thông tin
mạnh mẽ và sự phát triển như vũ bão công nghệ thông tin - truyền thông, báo
chí giờ đây không chỉ là cơ quan ngôn luận, là tiếng nói của Đảng, Nhà nước
và của toàn dân, mà còn là kênh thông tin hữu ích phục vụ mọi nhu cầu thông
tin của nhiều lớp người trong xã hội.
Nghiên cứu lịch sử báo chí Việt Nam nhìn từ góc độ của người làm báo
để thấy được những bài học giá trị, những kinh nghiệm sáng tạo của nghề khi
tác nghiệp trong những hoàn cảnh đặc biệt của những thế hệ đi trước. Nghệ
thuật làm báo như góp thêm sức mạnh trong quá trình chuyển tải thông tin tới
công chúng. Cho nên nghiên cứu lịch sử báo chí dưới góc nhìn nghệ thuật làm
báo là góp thêm một góc nhìn để tổng kết, đánh giá và rút ra bài học kinh
nghiệm kích thích sự sáng tạo trong nghề báo.
Báo chí Việt Nam trải qua 145 năm ra đời và phát triển với hai giai
đoạn: báo chí trong thời kỳ thuộc địa (1865 - 1945) và báo chí cách mạng Việt
Nam (1945 - nay).
Những thập niên đầu của thế kỷ XX ở Việt Nam, thực dân Pháp ra sức
hạn chế việc xuất bản báo chí tiếng Việt, nới lỏng việc xuất bản báo chí tiếng
Pháp ở thuộc địa, tìm cách phổ biến rộng rãi ngôn ngữ, văn tự, văn học và văn
hóa Pháp nhằm thực hiện âm mưu Pháp hóa người Việt Nam. Thế nhưng, một
số nhà báo tiến bộ đã linh hoạt lợi dụng chính sách ấy để tìm kiếm lợi ích cho
dân tộc mình.
Bài tập lớn này không đi sâu nghiên cứu từng thời kì phát triển của báo
chí Việt Nam mà chỉ nêu và phân tích khái quát về những tờ báo yêu nước
bằng tiếng Pháp do người Việt chủ trương xuất bản ở Nam Kỳ giai đoạn 1919
– 1930. Bởi vậy phương pháp nghiên cứu chính được sử trong bài tập lớn này
là sưu tầm, tổng hợp và phân tích để từ đó người đọc có thể rút ra được những
ý kiến đánh giá, những suy ngẫm về báo chí giai đoạn này nói chung và
nhưng tờ báo yêu nước bằng tiếng Pháp xuất bản ở Nam Kỳ giai đoạn 1919 –
1930 nói riêng.
1




B. Nội dung
I. Khái quát bối cảnh lịch sử Việt Nam ( 1919 – 1930)
1. Tình hình chính trị
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp đã tiến hành một số
cải cách về chính trị nhằm đối phó với những biến động có thể xảy ra ở thuộc
địa và hỗ trợ đắc lực cho chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai. Mục
tiêu của các cuộc cải cách nhỏ giọt đó không gì hơn ngoài việc nới rộng nền
tảng xã hội ( chế độ thuộc địa).
Các viên toàn quyền Pháp từ A. Xa rô, M. Lông đến A. Va ren đã lần
lượt ban hành những chính sách theo hướng trên. Do đó, các viện dân biểu
Bắc Kỳ Trung Kỳ được thành lập, các phòng thương mại và canh nông của
những thành Phố lớn được mở rộng cho người Việt tham gia. Năm 1928, thực
dân Pháp lập ra Đại hội đồng Kinh tế Tài chính Đông Dương với tư cách là cơ
quan tư vấn về Vấn đề kinh tế, tài chính trong Liên bang Đông Dương.
Trong khu vực nông thôn, thực dân Pháp tiến hành "cải lương hương
chính nhằm từng bước can thiệp trực tiếp vào công việc nội bộ của làng xã,
loại bỏ dần tính chất tự trị của nó. Trên nguyên tắc, công cuộc cải lương
hương chính vẫn chấp nhận cơ chế quản lý làng xã cổ truyền, nhưng trên một
chừng mực nào đó thực dân Pháp đã đạt được mục tiêu can thiệp trực tiếp vào
công việc làng xã bằng cách kiểm soát nhân sự, tài chính của bộ máy làng xã.
Tóm lại, chính sách của thực dân Pháp trong thế kỷ 20 là nới rộng một
số Quyền lực chính trị cho các tầng lớp trên, tạo ra mảnh đất tốt cho chủ
nghĩa Pháp-Việt đề huề tạo sự ổn định chính trị để thu hút vốn đầu tư vào
Đông Dương nhằm thực hiện có hiệu quả chương trình khai thác thuộc địa lần
thứ hai 2.
2. Tình hình kinh tế
Là nước thắng trận, nhưng Pháp ra khỏi Chiến tranh thế giới thứ nhất
với 'những tổn thất lớn trên nhiều lĩnh vực. Những vùng giàu có nhất nước

2


Pháp, đặc biệt các vùng công nghiệp phát triển, bị tàn phá nặng nề; nhiều
ngành công nghiệp bị đình trệ. Đồng thời, nước Pháp trở thành con nợ lớn.
Tổng số nợ của 'nước Pháp đến năm 1920 đã lên tới 300 tỷ phăng.
Tình hình trên đã thôi thúc chính quyền Pháp tìm biện pháp vừa thúc
đẩy nhanh nền sản xuất trong nước, đồng thời đẩy mạnh khai thác thuộc địa,
nhất là 'Đông Dương, nhằm nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến
tranh,'phục hồi Nền kinh tế và khôi phục vị thế chính trị của nước Pháp trên
trường quốc tế.
Dưới tác động của công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, cơ cấu và
trình độ phát triển của nền kinh tế Việt Nam tiếp tục có những bước chuyển
biến theo hướng hiện đại
Nông nghiệp là ngành được thực dân Pháp chủ trương đầu tư !ớn nhất.
Năm 1924, số vốn đầu tư vào nông nghiệp là 52 triệu phăng, thì năm 1927 đã
lên tới 400 triệu phăng, chủ yếu chảy vào khu vực trồng và khai thác cao su.
Với số vốn đó và sự trợ lực của chính sách ăn cướp ruộng đất, hàng trăm đồn
điền, có những đồn điền rộng tới vài nghìn ha, đã xuất hiện. Các chủ đồn điền
người Pháp và người Việt khai thác triệt để phương thức canh tác và bóc lột
kiểu phong kiến và tiền tư sản.
Trong nông nghiệp, sự chuyển biến mạnh mẽ nhất là sự chuyển đổi
trong cơ cấu cây trồng. Ngoài những đồn điền trồng lúa đã xuất hiện những
đồn điền trồng cao su, trồng chè, trồng cà phê, trồng hạt tiêu..., nghĩa là các
chủ đầu tư đã khai thác thế mạnh của miền đất nhiệt đới. Trong kinh doanh
cao su đã hình thành 3 tập đoàn lớn : Công ty đất đỏ, Công ty trồng cây nhiệt
đới và Công ty Mitsơlanh. Sản lượng mủ cao su ngày một tăng. Năm 1929 đã
xuất kho 10.00 tấn mủ cao su.
Giao thông vận tải, một thành tố trong cơ sở hạ tầng, đã được thực dân
Pháp chủ yếu đầu tư xây dựng ngay từ đầu, nay được tiếp tục đầu tư vốn và

kỹ thuật ( hoàn tất những công trình đang dang dở và nâng cấp một số phương
tiện giao thông vận tải mới. Trên tuyến đường sắt xuyên Việt, thực dân Pháp
3


tiếp tục xây dựng các đoạn Vinh - Đông Hà, Đồng Đăng - Na Sầm(l) ; đến
năm 1931 đã xây dựng được 2389 km đường sắt trên đất Việt Nam. Đường bộ
tiếp tục được xây dựng, nhiều con đường quốc lộ và liên tỉnh đã được rải đá
cấp phối và tráng nhựa. Đến năm 1930, Pháp đã mở được 15.000 km đường
bộ, trong đó 1 khoảng 2.000 km đường rải nhựa. Nếu như đường sắt, đường
bộ có vị trí quan trọng trong kinh tế đối nội, thì đường thủy đóng vai trò chủ
đạo trong kinh tế đối ngoại. Nó là phương tiện giao thông duy nhất lúc đó nối
nước ta với các nước bên ngoài. Vì thế, cùng với quá trình hiện đại hóa các
hải cảng đã có như cảng Sài Gòn, Hải Phòng, Đà Nẵng, Pháp cho xây dựng
các hải cảng mới như Hòn Gai, Bến Thủy... Mạng lưới vận tải đường sông
vùng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long cũng được khai thác triệt để.
Thương nghiệp gồm ngoại thương và nội thương cũng có những bước
tiến mới. Xuất hiện các chợ lớn như chợ Bến Thành (Sài Gòn), chợ Đông Ba
(Huế), chợ Đồng Xuân (Hà Nội). Ngoại thương là lĩnh vực buôn bán mà Pháp
độc quyền. Thực dân Pháp dựng hàng rào thuế quan để bảo hộ hàng hóa chính
quốc bằng cách đánh thuế cao hàng hóa nước ngoài, đặc biệt là hàng hóa
Trung Quốc và Nhật Bản đã hạn chế đến mức tối đa hàng ha của nước ngoài
nhập vào Đông Dương, tạo điều kiện tốt nhất cho hàng hóa Pháp tràn ngập thị
trường Việt Nam. Trước chiến tranh, thị phần hàng hóa Pháp ở Đông Dương
chiếm 37%, cuối những năm 1920 đã lên tới 63%. Đặc trưng của nền thương
mại thuộc địa được phản ánh rõ nét trong cơ cấu xuất nhập. Xuất chủ yếu là
những mặt hàng nguyên liệu, nông sản phẩm ; Nhập chủ yếu là những mặt
hàng công nghiệp, kỹ thuật, những mặt hàng tiêu dùng cao cấp từ Pháp.
Bao trùm và chi phi toàn bộ đời sống kinh tế Đông Dương là hệ thống
ngân hàng, đứng đầu là Ngân hàng Đông Dương. Ngân hàng Đông Dương,

ngoài chức năng được quyền phát hành giấy bạc, đã chỉ đạo các ngân hàng
hàng tỉnh ( 19 Nông phố Ngân hàng) trong việc cho vay lãi , góp vốn thành
lập các công ty, các đồn điền, các nhà máy. Như vậy, dưới tác động của cuộc
khai thác thuộc địa lần thứ hai, nền kình tế Việt Nam tiếp tục chuyển biến sâu
4


sắc thêm theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực. Về hình thức đó là một cơ cấu
kinh tế thuộc địa, đã mang sắc thái hiện đại nhưng thực đây chính là một cơ
cấu kinh tế thuộc địa mất cân đối , què quặt được biểu hiện rõ nét ở tỷ lệ giữa
khu vực công nghiệp và nông nghiệp, giữa khu vực công nghiệp nặng và công
nghiệp nhẹ và giữa các vùng và các miền của đất nước.
3. Tình hình xã hội
Trên phương diện xã hội, dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa
lần thứ hai, xã hội Việt Nam tiếp tục có sự phân hóa giai cấp sâu sắc và cùng
với nó là sự xuất hiện một hệ thống thành phố kiểu phương Tây.
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp tư sản Việt Nam lớn mạnh
và trưởng thành. Đại diện cho thế lực kinh tế của giai cấp xã hội đang lên này
là những nhà doanh nghiệp sáng giá như Trương Văn Bền, Bạch Thái Bưởi;,
Nguyễn Sơn Hà, Lê Phát Vĩnh.
Dẫu vậy, giai cấp tư sản Việt Nam còn rất ít về số lượng cũng như vốn
liếng. Tổng số vốn kinh doanh của họ chỉ bằng khoảng 5% số vốn của tư bản
nước ngoài. Tư sản Việt Nam chủ yếu kinh doanh trong thương nghiệp, ít
kinh doanh trong khu vực sản xuất. Trên thương trường, giai cấp tư sản Việt
Nam lại đụng độ không cân sức với hai đối thủ : tư sản Pháp và tư sản Hoa
kiều.
4. Tình hình văn hóa tư tưởng
Cùng với sự đầu tư khai thác thuộc địa gia tăng sau chiến tranh, đời
sống kinh tế và xã hội nước ta có những chuyển biến mạnh mẽ. Một nền kinh
tế với kiến trúc đa ngành đã xuất hiện. Một hệ thống đô thị đã hình thành và

phát triển. Một nền giáo dục Pháp – Việt, sau nhiều lần cải cách và tìm kiếm
những mô hình hợp lý, đã phát huy tác dụng. Các cơ sở in ấn, xuất bản đã
xuất hiện ở các thành phố lớn. Hàng loạt những tờ báo, tạp chí chữ Pháp và
Quốc ngữ đã ra đời. Đó chính là những tiền đề để tiếp nhận những trào lưu tư
tưởng mới, những thành tựu khoa học - kỹ thuật, những loại hình vãn học –
nghệ thuật phương Tây tràn vào. Chính vì vậy, thập kỷ 20 trong lịch sử nước
5


ta được xem như là giai đoạn giao thoa, đan xen giữa các giá trị văn hoá
truyền thống và văn hoá ngoại nhập, giữa nền văn hoá thực dân, nền văn hoá
chính thống và nền văn hoá mới, văn hoá tiến bộ, cách mạng định hình. Đó
chính là cuộc chiến đấu không tuyên bố trên mặt trận văn hóa tư tưởng.
Chính quyền thực dân sớm có ý thức sử dụng văn hoá như một thứ vũ
khí được quảng bá cho tư tưởng "Pháp – Việt đề huề", "Pháp - Nam hợp tác",
đang tạo ra một bầu không khí chính trị ổn định có lợi cho việc gọi vốn đầu tư
vào Đông Dương. Nhằm mục đích đó Pháp đã cho phép Phạm Quỳnh ra tờ
Nam Phong tạp chí 1917) và cho lập Hội Khai trí Tiến Đức (1919) để tập hợp
lực lượng trong giới thượng lưu. Trên các phương tiện thông tin đại chúng lúc
đó xuất hiện những bài viết của các học giả thân Pháp tán dương chủ trương
"Pháp-việt đề huề", trình bày các chủ thuyết cai trị như thuyết "Trực trị" và
thuyết "Quân chủ lập hiến". Cùng với việc trên, báo chí thực dân đã bắt đầu
tung ra những bài viết bôi nhọ chủ nghĩa cộng sản, lãnh tụ LêNin và Cách
mạng tháng Mười Nga. Nói một cách khác, trên bình diện tư tưởng, báo chí
thực dân đã tiến hành chủ nghĩa chống cộng khi ở xứ này chưa có chủ nghĩa
cộng sản, thậm chí là mầm mống.
Đối lập với nền văn hoá thực dân, văn hoá nô dịch đó là nền văn hoá
mới tiến bộ, cách mạng. Khởi đầu là dòng báo chí tiến bộ với tờ báo La
Cloche fêlée (Chuông rạn) và L’Annam (Nước Nam) của Nguyễn An Ninh và
Phan Văn Trường. Tiếp đó, xuất hiện các Thư xã (Nhà xuất bản) Sài Gòn,

Huế, Hà Nội; nhờ đó mà các tác phẩm văn học mới được dân thành thị đón
nhận. Với sự xuất hiện tác phẩm Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách (1925), lần
đầu tiên trên văn đàn nước ta, lối kết cấu theo chương hồi được thay bằng lối
kết cấu theo quy định luật tâm lý, lễ giáo phong kiến bị đả kích, tự do cá nhân
được đề cao. Năm 1922 vở kịch nói đầu tiên Chén thuốc độc của Vũ Đình
Long được công diễn thành công tại Nhà hát lớn Hà Nội. Tiếp đến, Nguyễn
Hữu Kim với Bạn và vợ, Vi Huyền Đắc với Hoàng Mộng Điệp, Nam Xương
với Chàng Ngốc(3). Có thể nói các tác phẩm văn học sau chiến tranh đã
6


hướng tới việc phê phán xã hội đương thời bằng cách bóc trần cảnh lầm than,
tủi nhục của những người lao động, mô tả những xung đột bi kịch giữa lễ giáo
phong kiến đã lỗi thời và tự do cá nhân tư sản ; đồng thời công khai bóc lộ
tình cảm yêu nước thương nòi. Tất cả những điều đó là sư chuẩn bị cho nền
văn học hiện thực phê phán xuất hiện.
II. Đôi nét về Báo chí Việt Nam giai đoạn 1919 – 1930
Trong nước giai đoạn này xuất hiện nhiều Đảng phái chính trị theo
những khuynh hướng khác nhau như Đảng Lập hiến, Tân Việt, Việt Nam
Quốc dân đảng, Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội…Chính
những tổ chức này đã khai sinh ra ở nước ta một dòng báo chí bí mật và cách
mạng. Điều đáng lưu ý là các Đảng phái trên đều có hệ thống báo chí riêng
của mình, các dòng báo chí đó luôn luôn đấu tranh với nhau để tuyên truyền
và tập hợp lực lượng cho mình, khiến cho hoạt động báo chí ở nước ta trở nên
khá sôi động.
Đứng trước những phong trào chính trị đang diễn ra sôi nổi, chính phủ
Pháp cho thực hiện chính sách mới nhằm xoa dịu không khí chính trị căng
thẳng này. Đó là chính sách “Pháp- Việt đề huề”, tác giả của nó chính là Anbe
Srraut. Người Pháp hứa hẹn: Sẽ trả quyền độc lập cho các quốc gia ở Đông
Dương; người dân bản xứ sẽ trở thành công dân, đặt ngạch bậc cho người dân

bản xứ có chức vị tương đương với công chức người Pháp; “làm cho dân bản
xứ được sống thái bình, cùng thương nghiệp, học thức mở mang, xã hội tiến
bộ…” Chính sách này đã trở thành nội dung chính cho các tờ báo công khai,
lừa bịp một số nhà báo có tinh thần yêu nước trước đây. Báo chí Việt Nam lúc
này vì vậy mà chia thành 2 khuynh hướng khác nhau đó là phái ca ngợi tư
tưởng Pháp- Việt đề huề và phái chống lại tư tưởng đó.
Về mặt kinh tế: Thời kì này thực đân Pháp tăng cường đầu tư. Số lượng
công nhân tăng lên khá nhanh, đây là lực lượng sẽ trở thành những độc giả
tích cực của dòng báo chí tích cực và cách mạng. Đồng thời giai đoạn này
cũng xuất hiện nhiều nhà doanh nghiệp, các nhà tư sản dân tộc. Họ đã có công
7


khai sinh cho chúng ta một dòng báo chí hoàn toàn mới mẻ, đó là những tờ
báo chuyên về kinh tế, khoa học kĩ thuậtC; nhiều người trong số họ đã trở
thành các chủa báo nổi tiếng như: Diệp Văn Cương, Nguyễn Thành Út…
Văn hóa- Xã hội: Có bước nhảy vọt về vệc giảng dạy chữ Quốc ngữ
trong nhà trường, một số trường học bản xứ và trường Pháp Việt được thành
lập. Vào thời điểm này, ở nước ta xuất hiện một gia tầng mới, đó là tầng lớp
tri thức tiểu tư sản, thành phần này đã tạo nên một số đông người ở các thành
thị. Nhiều người trong số họ đã trở thành những nhà báo và chủ bút có khả
năng, cho ra mắt nhiều tờ báo đáp ứng nhu cầu của tầng lớp trẻ Việt Nam thời
bấy giờ.
III. Những tờ báo yêu nước bằng tiếng Pháp do người Việt chủ trương
xuất bản ở Nam Kỳ ( 1919 – 1930)
Theo luật pháp của thực dân Pháp ở Đông Dương, các báo tiếng Việt
muốn xuất bản phải được giấy phép của thống đốc toàn quyền Đông Dương,
còn báo chí tiếng Pháp thì người sáng lập chỉ cần làm một tờ khai cho Cục
Biện lý biết và nộp 24 giờ trước khi báo được in ra.
Hùa theo chính sách đó, một số người Việt- tay sai của thực dân Phápđã xuất bản một số tờ báo tiếng Pháp để ca tụng công ơn “khai hóa” của thực

dân Pháp. Ngược lại, một số người Việt yêu nước đã tìm cách khôn khéo “vận
dụng” luật báo chí của thực dân Pháp để mưu lợi ích cho dân tộc. Một số nhà
báo đã tìm cách “lách” luật để xuất bản báo chí tiến bộ một cách hợp pháp.
Họ nhờ người có quốc tịch Pháp đứng tên làm quản lý tờ báo bằng tiếng Pháp
nhằm phục vụ lợi ích của người Việt Nam. Đó là trường hợp các tờ “La
Cloche fêlée”, “L' Annam”, “L'Ère Nouvelle”, “Le Nhà quê”...

8


1.La Cloche fêlée ( Tiếng chuông rè)

Tờ La Cloche fêlée (Tiếng chuông rè)
“La Cloche fêlée” (Tiếng chuông rè) là tờ báo do nhà yêu nước Nguyễn
An Ninh sáng lập, xuất bản hằng tuần ở Sài Gòn, số 1 ra ngày 10-12-1923.
Nguyễn An Ninh sinh năm 1900 ở ấp Mỹ Hòa, quận Hóc Môn. Ông
được cấp học bổng hai năm học ở trường Đại học Hà Nội. Sau đó qua học ở
Pháp, đỗ bằng cử nhân luật. Ông có quan hệ bạn bè với một số nhà văn, nhà
báo tiến bộ người Pháp như Lê-ông Uê-thơ, Đê-giông đê la Ba-ti... Ông có tài
hùng biện và thường hay đứng lên diễn thuyết cổ vũ lòng yêu nước của đồng
bào, nhất là thanh niên. Khi về nước, ông không chịu phục vụ trong bộ máy
chính quyền thực dân mà đứng ra hoạt động mưu lợi ích cho dân, cho nước.
Nguyễn An Ninh ra báo tiếng Pháp để tuyên truyền cho tư tưởng yêu
nước. Để nhà cầm quyền Pháp bớt gây khó khăn cho việc xuất bản báo, ông
tuyên bố báo “La Cloche fêlée” là “cơ quan truyền bá tư tưởng Pháp”, song
9


ông lại nói thêm “những tư tưởng nào cao đẹp đều được chúng tôi chấp
nhận”. Nguyễn An Ninh còn nói, ông gặp khó khăn vì vốn liếng ít ỏi, vì thiếu

sự ủng hộ về tiền bạc, nhưng ông có trí óc và nhiệt huyết, để “phục vụ đất
nước” (báo “La Cloche fêlée” số 1, ngày 10-12-1923).
Báo “La Cloche fêlée” lúc đầu chỉ có 2 trang. Từ số thứ 3, báo ra 4
trang. Bi-giăng đê la Ba-ti-ê là chủ nhà in, đồng thời là quản lý và là biên tập
viên thường trực của tờ báo. Tờ báo có tiêu đề “Cơ quan tuyên truyền tư
tưởng Pháp”, một thời gian sau đổi thành “cơ quan tuyên truyền dân chủ”.
“La Cloche fêlée” đăng những tin tức và bình luận về các sự kiện chính
trị trong nước, một việc mà các báo bản xứ hồi ấy thường né tránh. Ngay từ
số 1, báo đã đăng bài “Những cuộc hội nghị của Hội đồng quản hạt Nam Kỳ”.
Trong số 3 ngày 24-12-1923, báo đăng bài “Một bữa tiệc chống bọn tài phiệt
thực dân”. Báo đã đăng các bài “Nguyện vọng của đồng bào” và “Sự bảo vệ
quyền lợi của đồng bào” trong số 8 (ngày 28-1-1924). Trong bài “Những
thành tích phi thường của bác sĩ Cô-nhắc” đăng trong số 15 (ngày 19-5-1924),
báo phê phán viên Thống đốc Nam Kỳ.
Trên báo “La Cloche fêlée”, Nguyễn An Ninh công kích chế độ áp bức
thuộc địa của đế quốc Pháp và nói lên khát vọng độc lập, tự do của người Việt
Nam. Ông viết, kẻ thắng chỉ có sức mạnh vật chất, người thua có thể dùng sức
mạnh tinh thần để chống lại... Con người sinh ra là tự do, dù ở trong vòng nô
lệ vẫn còn quyền tự do. Tờ báo được bạn đọc hoan nghênh nhiệt liệt.
Bọn thực dân Pháp tìm mọi cách gây khó khăn cho báo “La Cloche
fêlée”, đàn áp những người viết báo, trước tiên là chủ nhiệm. Chúng cũng đe
dọa và đàn áp công nhân in báo. Người đọc báo bị mật thám theo dõi. Học
sinh đọc báo bị đuổi khỏi trường.
Sau khi xuất bản 19 số, ngày 14-7-1924, báo “La Cloche fêlée” tạm
ngừng vì khó khăn về tài chính. Trong số 19, Bộ biên tập báo cho biết: Trong
số 600 người mua báo dài hạn, có tới 400 người chưa trả tiền, còn 100 người
10


mới trả một ít, chỉ có 100 người đã trả tiền cho cả năm. Bài báo trình bày lý

do ngừng xuất bản có đoạn: “Chính phủ thuộc địa đã gây áp lực, hăm dọa các
chủ nhà in riêng. Ngoài ra, báo chúng tôi không được nhà nước nâng đỡ bằng
cách thuê đăng các cáo thị của nhà nước, hoặc mỗi kỳ nhà nước xuất tiền ra
mua một số bản, như trường hợp các tờ báo “gia nô” khác”.
“La Cloche fêlée” ngừng xuất bản 16 tháng. Ngày 26-11-1925, báo
xuất bản trở lại với sự điều hành của luật sư Phan Văn Trường, mỗi tuần ra
hai kỳ. Số 20 của báo ra ngày 26-11-1925 với tiêu đề “Dân vi quý, xã tắc thứ
chi, quân vi khinh” (một câu của Mạnh Tử).
Phan Văn Trường là nhà tri thức yêu nước quê ở làng Đông Ngạc
(ngoại thành Hà Nội). Ông sang học ở Pháp, đậu cử nhân, làm luật sư, từng
hoạt động chống thực dân ngay trên đất Pháp. Đồng chí Nguyễn Ái Quốc khi
còn ở Pháp, đã có quan hệ mật thiết với Phan Văn Trường. Về nước, Phan
Văn Trường sử dụng báo chí làm vũ khí đấu tranh chống chế độ thuộc địa của
Pháp ở Đông Dương. Trên báo “La Cloche fêlée”, ông viết một loạt bài phê
phán chính sách của thực dân Pháp và người đại diện của nó ở Đông Dương.
Số 20 ra ngày 26-11-1925 có bài: “Một đảng viên xã hội làm thống đốc toàn
quốc Đông Dương”. Số 23 ra ngày 7-12-1925 có bài: “Bài diễn văn đầu tiên
của ông Va-ren: Những tư tưởng chính, những thành kiến và những sự ngụy
biện xuyên tạc”. Số 27 ngày 21-12-1925 có bài “Màn hài kịch của xứ thuộc
địa- một thứ hiến pháp kỳ quặc”. Số 32 ra ngày 7-1-1926 có bài: “Lập luận
sai lầm và xuyên tạc về tình trạng an cư lạc nghiệp hiện tại”. Từ số 53, ra
ngày 29-3-1926 đến số 60 ra ngày 26-4-1926, tờ báo đăng lại “Tuyên ngôn
của Đảng Cộng sản” của C.Mác và Ph.Ăng-ghen. Báo còn in lại tài liệu đó
thành tờ rời như phụ trương làm nhiều kỳ.
Ngoài các luận văn chính trị, báo “La Cloche fêlée” còn đăng tin trong
nước và quốc tế. Để thu hút bạn đọc, báo còn đăng tiểu thuyết làm nhiều kỳ:
“Một cuộc âm mưu khuynh đảo chính quyền do người Việt Nam chủ trương ở

11



Pa-ri”, “Sự thật về vấn đề Đông Dương”. Sự thật đây là sự “tiểu thuyết hóa”
các hoạt động chính trị có thật của những người yêu nước Việt Nam tại Pháp,
nhằm tuyên truyền tư tưởng yêu nước, chống đế quốc.
“La Cloche fêlée” còn đăng loạt bài của Nguyễn An Ninh: “Nước Pháp
ở Đông Dương”, bài của Nguyễn Tịnh: “Ông Va-ren và quyền tự do báo chí”,
bài của Ơ-gien Đê-giăng: “Chính sách thuộc địa”, “Chế độ và người của chế
độ”... Ngày 3-5-1926, “La Cloche fêlée” đình bản để đến ngày 6-5-1926 xuất
bản lại với một cái tên mới “L’ Annam”.
2.L' Annam
Báo “L' Annam” do Phan Văn Trường làm chủ bút. Số đầu tiên ra tại
Sài Gòn ngày 6-5-1926. “L' Annam” là cái tên mới của “La Cloche fêlée”.
Tiếp theo “La Cloche fêlée” số 62 (ngày 3-5-1926) là “L' Annam” số 63 (ngày
6-5-1926). Vì vậy, ngay từ số đầu, báo ghi là “năm thứ ba” và không đánh số
lại. Hai nhà báo tiến bộ Pháp tham gia công việc của tờ báo là Pôn Mô-nanh
và Ơ-gien Đê-giăng đê la Ba-ti-ê. Pôn là luật sư, kẻ thù số một của nghị sĩ
thực dân Éc-nê Ô-tri, người đỡ đầu báo “Le Progrès Annamite”. Ơ-gien là chủ
nhà in và làm quản lý báo “L' Annam”.
Tham gia công tác biên tập báo “L' Annam” còn có Nguyễn Khánh
Toàn, luật sư Nguyễn Ngọc Thoại, Nguyễn Văn Long, Nguyễn Huỳnh Điểu...
Tôn chỉ của tờ báo được ghi rõ, đó là lời của Mạnh Tử: “Dân vi quý, xã
tắc thứ chi, quân vi khinh”
Báo “L' Annam” phê phán chính sách của nhà cầm quyền Pháp ở Đông
Dương. Khi chính phủ Pháp đưa Va-ren sang làm thống đốc toàn quyền Đông
Dương để thi hành chính sách mị dân, báo đã vạch trần bộ mặt thật của Varen. Trong số ra ngày 30-9-1926, báo “L' Annam” viết: “Chiến sĩ xã hội Varen và những tên thực dân lộng hành ở Đông Dương chẳng có gì khác nhau về
đường lối cả”. Trong số ra ngày 2-6-1927, báo viết: “Đảng viên xã hội Va-ren

12



chẳng đem lại cải cách xã hội gì cả và ông ta cũng chẳng bao giờ bênh vực
quyền lợi của dân bản xứ”.
Chịu trách nhiệm về các bài viết phê phán nhà cầm quyền Pháp, Phan
Văn Trường bị buộc tội xúi giục người bản xứ nổi loạn và bị bắt giam. Từ
ngày 25-7-1927, “L' Annam” tạm thời đình bản.
Đến ngày 12-1-1928, báo “L' Annam” xuất bản lại và tiếp tục đả kích
chính quyền thực dân Pháp. Thống đốc Nam kỳ ra lệnh bắt giam ban giám
đốc và các cộng tác viên chủ yếu của báo. Sau khi ra đến số 182, ngày 2-21928, báo bị đóng cửa. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói về việc nhà báo
Phan Văn Trường bị bắt. Người viết: “Ông Phan Văn Trường, một nhà báo
Việt Nam, đã bị hai năm tù vì ông đã có tội đăng lại một bài báo của báo
Nhân đạo bàn về sự đoàn kết huynh đệ với cách mạng Trung Hoa”.
Đồng chí Trường Chinh cũng từng viết: “Các ông Phan Văn Trường,
Nguyễn Khánh Toàn tiêu biểu cho dư luận cấp tiến trên các tờ báo An Nam,
Thực nghiệp dân báo, Thần chung...".
3.L'Ère Nouvelle (Kỷ nguyên mới)
Báo “L’Ère Nouvelle” (Kỷ nguyên mới) xuất bản ở Sài Gòn, chủ nhiệm
là Cao Hải Để, chủ bút là Vũ Đình Dy,tòa soạn đặt tại số 162, đường Espague
Sài Gòn. Đó cũng là trụ sở của Đông Dương Lao động Đảng . Số 1 ra ngày
17-7-1926. Theo lời tự giới thiệu trong số 1, báo ra đời nhằm “phục vụ những
tầng lớp thấp cổ bé miệng, bị áp bức, nhằm tăng cường sức mạnh tinh thần và
vật chất cho bao nhiêu nông dân tay lấm chân bùn quanh năm khổ cực”. Báo
đăng những bài giới thiệu chủ nghĩa Bôn-sê-vích ở Liên Xô, giới thiệu Lênin. Báo đăng nhiều quảng cáo. L’ère Nuovelle của nhóm Cao Triều Phát đã
vạch trần tính chất bịp bợm của bọn thực dân về luận điệu “sứ mệnh khai
hóa”, “Pháp - Việt đề huề”, chính sách hợp tác giữa hai dân tộc mà toàn quyền
Đông Dương Alexandre Vanrenne luôn ra rả trong cửa miệng khi sang Đông
Dương từ ngày 28/7/1925, và được một số chính khách thân Pháp như: Phạm
13


Huỳnh, Bùi Quang Chiêu phụ họa theo. Những đoạn trích từ tờ báo nói trên

như sau: “Ở Đông Dương luôn luôn có một số người Pháp đến với thái độ kẻ
chinh phục, họ tưởng mình là chủ nhà, xem dân bản xứ như tôi tớ, nô lệ. Sự
hợp tác đề huề giữa dân tộc đi chinh phục và dân tộc bị chinh phục làm sao
thực hiện được trong hoàn cảnh ấy”; “Sứ mệnh khai hóa chỉ là sứ mạng kiềm
hãm dân chúng trong u tối”; “Người ta tìm cách hạ thấp dân trí để thống trị”;
“Đồng bào ơi nên chối bỏ những giấc mơ đẹp đẽ, viển vông ấy để trở lại thực
tế”; “Chế độ thuộc địa là chế độ bỉ ổi”; “Trong xứ ta nhan nhản nạn độc tài,
nạn bất công, nạn cướp bóc trắng trợn... người ta cưỡng đoạt của dân để đem
bán... người ta chiếm đoạt tài nguyên trong nước để dễ bề bắt dân làm nô lệ”.
L’ère Nouvelle kịch liệt lên án chế độ kiểm duyệt gắt gao báo chí của
thực dân Pháp: “Chính phủ thuộc địa đã cố che giấu bằng cách dùng những
thủ đoạn gọi là độc tài, vì ta không còn danh từ nào khác để gọi. Với chế độ
kiểm duyệt, Nhà nước khóa miệng những ai dám suy nghĩ sâu xa và dám nói
thẳng sự thật... Nhà nước lên án gọi đó là bọn vô chính phủ, làm cách mạng
rồi bỏ tù người viết”.

Và L’ère

Nuovelle cũng hướng bạn đọc của mình suy nghĩ, tìm hiểu để tiến đến một xã
hội mới. Đó là việc tờ báo này giúp độc giả hiểu thêm các vấn đề liên quan
đến chủ nghĩa cộng sản ở Nga, lý thuyết cộng sản và trích dẫn lại từ các tờ
báo ngoại quốc một số bài do Lesnine Iean Jaurès viết.
Đến tháng 6-1929, báo “L’Ère Nouvelle” ngừng xuất bản.

14


Tờ L'Ère Nouvelle (Kỷ nguyên mới)
Ngoài ra còn có báo “Le Nhà quê” bằng tiếng Pháp xuất bản ở Sài Gòn
do Nguyễn Khánh Toàn sáng lập. Số 1 ra ngày 11-12-1926. Nguyễn Khánh

Toàn quê ở Nghệ An, học trường Cao đẳng sư phạm Hà Nội, bỏ học vào Sài
Gòn làm báo. Ngay số ra mắt, “Le Nhà quê” đã có những lời lẽ quyết liệt: “Ta
hãy bắt tay vào việc, những ai còn sinh lực, bầu máu nóng, hãy đấu tranh đập
tan xích xiềng nô lệ, để cho con cháu ta nay mai được trở thành công dân một
nước hùng mạnh và tự do”. “Le Nhà quê” chỉ ra được 1 số thì bị cấm. Chủ
nhiệm bị truy tố về tội “xúi giục nổi loạn”.

15


C. Kết luận
Lịch sử dân tộc Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ
nước. Quá trình đó đã rèn luyện và hun đúc nên những thế hệ con người Việt
Nam với tình yêu quê hương, đất nước nồng nàn. Những thế hệ cha ông đi
trước luôn chiến đấu với giặc ngoại xâm không chỉ trên chiến trường mà còn
trên mặt trận của tư tưởng.
Ngay từ những ngày đầu xâm lược Việt Nam, báo chí đã được thực
dân Pháp sử dụng như một công cụ phục vụ quá trình xâm lược của Pháp.
Lịch sử cũng như nội dung các tờ báo thời kì thực dân Pháp xâm lược nói
chung và giai đoạn từ năm 1919 – 1930 nói riêng đã phản ánh rõ quá trình
xâm lược của thực dân Pháp cũng như vai trò phục vụ công cuộc xâm lược
của báo chí.
Những tờ báo bằng tiếng Pháp do người Việt chủ trương xuất bản ở
Nam kỳ giai đoạn 1919 – 1930 như : “La Cloche fêlée”, “L' Annam”, “L'Ère
Nouvelle”, “Le Nhà quê”... đã thể hiện được sự khôn khéo, nhạy bén của một
bộ phận những người yêu nước trong việc bảo vệ lợi ích cho dân tộc mình.
Các nhà báo hiện đại cần nhận thức rõ được vai trò của báo chí hiện
nay để từ đó phát huy được những lợi thế và giải quyết những thách thức mà
xã hội đang đặt ra.
Nhìn chung, báo chí Việt Nam hiện nay đã và đang từng bước cố gắng

để làm tốt nhiệm vụ của mình. Khi nền kinh tế phát triển thì báo chí nước ta
cũng không ngừng đổi mới, năng động và sáng tạo hơn. Báo chí luôn bám sát
đời sống xã hội, thông tin nhanh chóng các tin tức, sự kiện, đường lối và
chính sách của Đảng và Chính Phủ tới quần chúng nhân dân, góp phần xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày một vững mạnh và phát triển hơn.

16


Tài liệu tham khảo
1. Phạm Thị Thanh Tịnh: “ Lịch sử báo chí Thế giới”, Nxb Chính trị –
Hành chính, Hà Nội – 2011
2. Hà Minh Đức, Cơ sở lí luận báo chí- đặc tính chung và phong cách,
Nxb Đại học Quốc Gia- Hà Nội,2000
3. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 80 năm báo chí Cách
mạng Việt Nam- những bài học lịch sử và định hướng phát triển, NXB Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.
4. Phạm Hồng Duy, Lịch sử Báo Chí- phần I, Tài liệu nghiên cứu của
Khoa báo chí trường Cao đẳng Phát thanh Truyền hình
5. Pierre albert – Lịch sử Báo chí, Nxb Thế giới, Hà Nội 2003
6. Tạ Ngọc Tấn- Cơ sở lý luận báo chí, NXB lý luận chính trị, Hà Nội
2000
7. Trịnh Thị Bích Liên, Đề cương bài giảng Lịch sử báo chí Việt Nam,
Học viện Báo chí và Tuyên truyền ,Hà Nội 2010
8. Một số thông tin từ các trang web: qdnd.vn, baobaclieu.vn,...

17


MỤC LỤC

A.Mở đầu...........................................................................................................1
B. Nội dung.......................................................................................................2
I. Khái quát bối cảnh lịch sử Việt Nam ( 1919 – 1930).....................................2
1. Tình hình chính trị.........................................................................................2
2. Tình hình kinh tế...........................................................................................2
3. Tình hình xã hội............................................................................................5
4. Tình hình văn hóa tư tưởng...........................................................................5
II. Đôi nét về Báo chí Việt Nam giai đoạn 1919 – 1930...................................7
III. Những tờ báo yêu nước bằng tiếng Pháp do người Việt chủ trương xuất
bản ở Nam Kỳ ( 1919 – 1930)...........................................................................8
1.La Cloche fêlée ( Tiếng chuông rè)................................................................9
2.L' Annam......................................................................................................12
3.L'Ère Nouvelle (Kỷ nguyên mới).................................................................13
C. Kết luận.......................................................................................................16
Tài liệu tham khảo...........................................................................................17



×