Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

skkn xây dựng chủ đề sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học trong sinh hoạt tổnhóm chuyên môn nhóm địa lí tại trường THPT triệu sơn 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.27 KB, 24 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 5

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO
NGHIÊN CỨU BÀI HỌC TRONG SINH HOẠT TỔ/NHÓM
CHUYÊN MÔN. NHÓM ĐỊA LÍ TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 5

Họ và tên: Lê Thị Hiên
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Địa Lí

THANH HÓA, NĂM 2018


MỤC LỤC
Đề mục

Trang

1. Mở đầu

1

1.1. Lí do chọn đề tài

1

1.2. Mục đích nghiên cứu


2

1.3. Đối tượng nghiên cứu

2

1.4. Phương pháp nghiên cứu

2
2. Nội dung

2.1. Cơ sở lí luận

3

2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

4

2. 3. Các giải pháp và tổ chức thực hiện

6

2.3.1. Các bước tiến hành xây dựng chủ đề SHCM theo NCBH

6

2.3.2. Cách thức tổ chức thực hiện sinh hoạt chuyên môn theo NCBH

7


2.4. Tính hiệu quả của đề tài:

18

2.4.1. Đối với sự tiến bộ của học sinh

18

2.4.2. Đối với bản thân và đồng nghiệp và tổ/nhóm chuyên môn

18

2.4.3. Đối với phong trào giáo dục của nhà trường, địa phương

18

3. Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận

18

3.2. Kiến nghị

19

3.2.1. Đối với tổ/nhóm chuyên môn và giáo viên:

19


3.2.2 Đối với nhà trường:

19

3.2.3. Đối với Sở GD&ĐT Thanh Hóa

19

Tài liệu tham khảo


MỘT SỐ KÍ HIỆU VIẾT TẮT
TT

Kí hiệu

Nội dung

1

SHCM

Sinh hoạt chuyên môn

2

NCBH

Nghiên cứu bài học


3

CM

Chuyên môn

4

GV

Giáo viên

5

HS

Học sinh

6

GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo

7

CNTT

Công nghệ thông tin


8

THPT

Trung học phổ thông

9

GTVT

Giao thông vận tải

10

PTVT

Phương tiện vận tải

11

KKVC

Khối lượng vận chuyển

12

KKLL

Khối lượng luân chuyển


13

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa-hiện đại hóa


1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Để chuẩn bị cho quá trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ
thông mới, cần thiết phải đổi mới sinh hoạt chuyên môn, đổi mới mạnh mẽ hơn nữa
phương pháp, kĩ thuật dạy học, kiểm tra, đánh giá nhằm phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo và rèn luyện phương pháp tự học của học sinh, tăng cường kĩ năng
thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.
Căn cứ Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 hội nghị BCHTW khóa XI
về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Nghị quyết nêu rõ: “nhằm đáp
ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội
nhập quốc tế. Chuyển từ mục tiêu chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển năng
lực,... từ phương pháp truyền thụ một chiều sang phương pháp tích cực” “Tiếp tục
đổi mới phương pháp dạy học,... đổi mới và nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên
môn theo nghiên cứu bài học”
Từ thực tiến sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn những năm qua tại Trường THPT
Triệu Sơn 5 tôi nhận thấy: Sinh hoạt chuyên môn theo cứu bài học sẽ giúp GV trau
dồi thêm kiến thức, kĩ năng và phương pháp dạy học tích cực, thông qua bài dạy
minh họa học sinh phát huy tốt khả năng tự học, chủ động, sáng tạo trong quá trình
tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu, lĩnh hội kiến thức, kỹ năng và giá trị mới; Giúp học
sinh tự phát triển năng lực tư duy sáng tạo theo năng lực, sở thích và nguyện vọng
của bản thân, hiểu và vận dụng kiến thức, kĩ năng vào giải quyết các vấn đề thực
tiễn đời sống. Tạo được sự hứng thú say mê với môn học vì một thực tiễn môn Địa
Lí hiện nay “xã hội không có nhu cầu, học sinh không hứng thú học”. Tuy nhiên

việc sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học còn nhiều hạn chế, thiếu đồng
bộ, nhiều tổ/nhóm chuyên môn còn lúng túng. Khi thực hiện bài dạy minh họa còn
gặp một số khó khăn: nhà trường đang còn thiếu về cơ sở vật chất và phương tiện,
thiết bị dạy học vì vậy việc tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực còn
nhiều hạn chế.
Muốn đổi mới phương pháp dạy theo định hướng phát triển năng lực học sinh
nhất thiết phải đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học. Tuy nhiên để
xây dựng được các chủ đề sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học là một vấn
đề không dễ, bởi lẽ đây là một vấn đề mới và khó, dù đã tập huấn nghiêm túc, triển
khai nhiều năm nhưng việc vận dụng vào sinh hoạt chuyên môn còn rất nhiều hạn
chế.
Trước sự phát triển của xã hội, yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực thế hệ mới
“thanh niên thế hệ 4.0” với mong muốn nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên
môn, đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
Tôi mạnh dạn chọn đề tài “Xây dựng chủ đề sinh hoạt chuyên môn theo nghiên
cứu bài học trong sinh hoạt Tổ/nhóm chuyên môn. Nhóm Địa Lí tại Trường
1


THPT Triệu Sơn 5” mong nhận được sự chia sẻ, góp ý của quý thầy cô và đồng
nghiệp để sáng kiến được hoàn thiện hơn.
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Đổi mới sinh hoạt chuyên môn từ truyền thống sang nghiên cứu bài học,
sinh hoạt chuyên sâu, mang đậm màu sắc “chuyên môn”, nâng cao năng lực, rèn
luyện kỹ năng thực hành sư phạm cho đội ngũ giáo viên.
- Nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ, nâng cao hiệu quả sinh hoạt chuyên
môn, qua đó phát triển năng lực học sinh, giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách
hiệu quả, góp phần hình thành nhân cách cho học sinh thông qua các hoạt động học
và hứng thú hơn với các môn học nói chung, môn Địa Lí nói riêng các trong nhà
trường.

- Tạo cơ hội cho học sinh tham gia vào quá trình học tập, được quan tâm hơn
đến năng lực, tạo hứng thú, động cơ học tập cho từng HS nhằm nâng cao chất lượng
dạy-học trong nhà trường.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Tổ/nhóm chuyên môn; Giáo viên và học sinh Trường THPT Triệu Sơn 5
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tống hợp nhiều phương pháp, từ lí luận sang thực tiễn - thực
nghiệm sư phạm: nghiên cứu tài liệu, thực tiễn sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn, thiết
kế bài dạy minh họa theo định hướng phát triển năng lực học sinh, thực tiễn học tập
môn Địa Lí của học sinh tại Trường THPT Triệu Sơn 5.
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, đặc biệt Nghị quyết số 29NQ/TW ngày 04/11/2013 hội nghị BCHTW khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo. Nghị quyết nêu rõ: “nhằm đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong
điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế,... Chuyển từ
mục tiêu chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển năng lực...Tiếp tục đổi mới
phương pháp dạy học,... đổi mới và nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn theo
nghiên cứu bài học”
Căn cứ tài liệu tập huấn: Đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài
học (Tài liệu lưu hành trong đợt tập huấn tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn
trường THPT). Vậy sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học là gì?
Là hoạt động chuyên môn, nhưng ở đó giáo viên (GV) tập trung phân tích các
vấn đề liên quan đến học sinh (người học).
Là hoạt động mà ở đó GV tập trung giải quyết các câu hỏi: Học sinh học bài
này gặp khó khăn gì? Kết quả HS đạt được qua bài học có cải thiện không? Học sinh
có tích cực xây dựng bài học không? nội dung bài học có phù hợp không? cần đề
xuất điều chỉnh như thế nào?
2



Là hình thức sinh hoạt chuyên môn (SHCM) không tập trung vào việc đánh
giá, xếp loại giờ dạy mà khuyến khích GV tìm ra nguyên nhân tại sao học sinh (HS)
chưa đạt kết quả như mong muốn từ đó có biện pháp cải tiến phương pháp dạy nhằm
nâng cao chất lượng giáo dục.
Là hoạt động chuyên môn mà ở đó tạo cơ hội tốt cho HS được tham gia xây
dựng nội dung bài học, HS được thực sự là chủ thể của hoạt động dạy học, được
phát huy năng lực, khả năng tư duy sáng tạo, tạo hứng thú, động cơ và thái độ học
tập đúng đắn, học tập suốt đời. [2]
Sự khác nhau giữa SHCM truyền thống và SHCM theo NCBH là gì?
Sinh hoạt CM truyền thống
Sinh hoạt CM theo NCBH
1. Mục đích
1. Mục đích
- Đánh giá xếp loại giờ dạy theo tiêu - Không đánh giá xếp loại giờ dạy theo
chí từ các văn bản chỉ đạo của cấp
tiêu chí, quy định.
trên.
- Người dự giờ tập trung phân tích các
- Người dự tập trung quan sát các
hoạt động của HS để rút kinh nghiệm.
hoạt động của GV để rút kinh
-Tự rút ra những kinh nghiệm để vận dụng
nghiệm.
vào thực tiễn dạy trên lớp
- Thống nhất cách dạy các dạng bài
2. Thiết kế bài dạy minh hoạ
để tất cả GV trong từng khối thực
- Bài dạy minh hoạ được các GV trong tổ
hiện.
thiết kế.không nhất thiết theo mẫu qui

2. Thiết kế bài dạy minh hoạ
định
- Bài dạy minh hoạ được phân công - Nội dung bài học được thiết kế linh
cho một GV thiết kế; được chuẩn bị, hoạt phù hợp với từng đối tượng HS
thiết kế theo đúng mẫu quy định.
- Không nhất thiết theo khuôn mẫu qui
- Nội dung bài học được thiết kế
định
theo sát nội dung SGV, SGK, không - Phát huy sự sáng tạo trong việc sử dụng
linh hoạt xem có phù hợp với từng
các phương pháp, kĩ thuật dạy học.
đối tượng HS không.
3.Gv dạy minh hoạ
- Thiếu sự sáng tạo trong việc sử
Một người được chọn trong nhóm hoặc
dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy tổ hoặc tự gv đăng kí
học.
Vị trí người dự giờ:
3. Gv dạy minh hoạ
Ngồi hoặc đứng ở vị trí thích hợp quan sát
Một người dạy minh hoạ đã chỉ định và chú ý đến những biểu hiện thái độ, tâm
từ trước
lí, hoạt động của học sinh.
Vị trí người dự giờ:
4. Thảo luận giờ dạy minh hoạ
Thường ngồi ở cuối lớp học quan sát - Người dạy chia sẻ mục tiêu bài học,
người dạy như thế nào, ít chú ý đến
những ý tưởng mới, những cảm nhận của
những biểu hiện thái độ, tâm lí, hoạt mình qua tiết dạy minh họa.
động của HS.

-Không khí sinh hoạt thân thiện cởi mở,
4. Thảo luận giờ dạy minh hoạ
theo tinh thần trao đổi, chia sẻ, tập trung
3


- Các ý kiến nhận xét sau giờ học
vào phân tích các hoạt động của HS, tìm
nhằm đánh giá, xếp loại GV.
nguyên nhân và giải pháp khắc phục.
- Không khí các buổi SHCM nặng
nề, căng thẳng, quan hệ giữa các GV - Không xếp loại tiết dạy.
[2]
thiếu thân thiện.
- Có xếp loại tiết dạy
Có thể thấy, bản chất là đổi mới SHCM là xóa bỏ SHCM truyền thống, hình
thành thói quen và cách sinh hoạt mới. Từ chủ yếu quan sát giáo viên dạy sang quan
sát cách học của học sinh, từ việc đánh giá trình độ, phương pháp dạy học của GV
sang suy ngẫm và chia sẻ về việc học của HS. GV cùng suy đoán các nguyên nhân
và đưa ra giải pháp khắc phục.
Sinh hoạt chuyên môn theo NCBH là một quá trình với nhiều khâu, nhiều
bước. Từ chỗ thay đổi tính chất và đặc điểm thì sẽ dẫn đến sự thay đổi về mục đích
và ý nghĩa, SHCM sẽ sâu sắc hơn, hiểu rõ hơn về cách HS học, về tác dụng của
phương pháp dạy học đến việc học của HS nhằm nâng cao chất lượng người học
đồng thời chú ý đến năng lực chuyên môn của GV thông qua sự tương tác giữa GV
với GV, giữa GV với HS. Tạo bầu không khí cởi mở, tinh thần đoàn kết trong
tổ/nhóm chuyên môn, tạo được sự thân thiện, gần gủi giữa GV với HS, giữa HS với
HS. Cần chú ý “không bỏ rơi HS, không phê phán đồng nghiệp” cần tạo một “xã
hội học tập” tạo cho HS khả năng “tự học và học tập suốt đời”
2.2. Thực trạng của vấn đề

Trong điều kiện giáo dục hiện nay, để bắt kịp các yêu cầu phát triển nguồn
nhân lực của thời đại mới. Đổi mới phương pháp giáo dục, đổi mới SHCM là tất
yếu. Tuy nhiên, việc đổi mới còn chuyển biến chậm, hoạt động SHCM ở hầu hết các
trường học nói chung, Trường THPT Triệu Sơn 5 nói riêng vẫn mang nặng yếu tố
hình thức, mang tính hành chính sự vụ, các thành viên tham gia SHCM còn thụ
động, chỉ đơn thuần triển khai các công việc của nhà trường giao, hoạt động sinh
hoạt chuyên đề đã được triển khai nhưng chưa thường xuyên, liên tục, hiệu quả chưa
cao.
Một thực tế nữa cho thấy, SHCM ở các trường là hoạt động vẫn diễn ra
thường xuyên, theo định kì 2 lần/tháng, những hoạt động dự giờ, thăm lớp, đánh giá,
rút kinh nghiệm sau giờ dạy vẫn đều đặn và nghiêm túc nhưng thực chất các buổi
sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn thường được coi là những buổi sinh hoạt bồi dưỡng
chuyên môn, nghiệp vụ và đặc biệt “đánh giá công tác hoạt động của tổ/nhóm trong
thời gian qua và triển khai công tác thời gian tới"...
Việc thao giảng, dự giờ, trao đổi chuyên môn chủ yếu tập trung vào người
dạy. Cụ thể: Tổ, nhóm chuyên môn cho GV đăng kí hoặc phân công GV, chỉ định
bài, tiết/lớp dạy; Cá nhân GV tự đảm nhiệm việc thiết kế bài dạy và lên lớp. Ban
giám hiệu (BGH), tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên đi dự giờ. Khi thao giảng, người
dự giờ chỉ chú ý cách dạy của thầy và khi đánh giá chỉ góp ý, rút kinh nghiệm về nội
4


dung kiến thức, phương pháp giảng dạy mà bỏ quên người học. Chính vì thế kết quả
học tập của HS ít được cải thiện, nhất là các đối tượng yếu kém vì luôn bị “bỏ rơi”
đẫn đến các em tự ti, sợ học, chán học, bỏ học. Còn người dạy: GV thường đi theo
một khung chương trình có sẵn, kiến thức trong SGK; Giờ dạy minh họa thường
nặng tính chất diễn nhiều hơn dạy, vì GV sợ bị đánh giá thiếu năng lực, sợ cháy giáo
án.
Dẫn đến một thực tế khi nhìn vào người học: giờ dạy mang tính nhồi nhét, ít
quan tâm đến học sinh yếu, kém sợ các em trả lời sai, chậm giờ, cháy giáo án. Các

tiết dạy trên lớp, vẫn dạy theo kiểu truyền thống, truyền thụ một chiều, thiếu sự
tương tác đặc biệt tương tác giữa GV với HS, HS với HS, ít quan tâm đến quá trình
nhận thức, lĩnh hội, tiếp thu kiến thức của HS, không phát huy được tính chủ động
tích cực của HS, không phát triển được năng lực người học.
Với tinh thần đổi mới sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn theo NCBH. Trên cơ sở
các chỉ thị nghị quyết của Đảng, Bộ, Ngành, các đợt tập huấn chuyên đề của Sở và
nhiệm vụ từng năm học của nhà trường. Cấp ủy, BGH đã chỉ đạo các tổ/nhóm
chuyên môn Trường THPT Triệu Sơn 5 tiếp tục đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi
mới SHCM theo NCBH, coi đây là một bước thay đổi cơ bản, toàn diện nhằm nâng
cao hiệu quả SHCM, nâng cao chất lượng dạy và học.
Từ thực tiễn giảng dạy và sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn tại Trường THPT
Triệu Sơn 5 tôi nhận thấy: muốn nâng cao chất lượng đội ngủ, hình thành và phát
triển năng lực học sinh, để học sinh tự chiếm lĩnh tri thức, tích cực, chủ động, linh
hoạt, sáng tạo trong việc xử lí mọi vấn đề nảy sinh trong thực tiễn cần phải có hoạt
động học tích cực, chủ động và sáng tạo. Các hoạt động học phải được tổ chức đa
dạng đặc biệt phải quan tâm đến việc ứng dụng kiến thức đã lĩnh hội được vào giải
quyết các vấn đề thực tiễn nảy sinh trong cuộc sống. Đây chính là thử thách lớn đối
với toàn ngành giáo dục nói chung, các nhà trường nói riêng trong đó có tổ/nhóm
chuyên môn. Tuy nhiên để xây dựng được các chủ đề SHCM theo NCBH là một vấn
đề không dễ, bởi lẽ đây là một vấn đề mới và khó, dù đã được tập huấn, triển khai
nhiều năm nhưng việc vận dụng vào SHCM tại các tổ/nhóm chuyên môn còn rất
nhiều khó khăn cần có sự hỗ trợ của cấp ủy Đảng và chuyên môn nhà trường.
Bản thân tôi với vai trò là một giáo viên Địa Lí, một tổ trưởng, nhóm trưởng
chuyên môn, tôi đã triển khai và tích tích cực cùng đồng nghiệp vận dụng phương
pháp, kĩ thuật dạy học mới theo định hướng phát triển năng lực học sinh; tích cực
đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá và đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên
cứu bài học và đã thu được kết quả ban đầu khá khả quan.
2.3. Giải pháp và cách thức tổ chức thực hiện
2.3.1. Các bước tiến hành xây dựng chủ đề sinh hoạt chuyên môn theo NCBH
Bước 1. Xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch bài học nghiên cứu:

- Xác định mục tiêu:
+ Cần xác định mục tiêu kiến thức và kỹ năng mà học sinh cần đạt được (theo
5


chuẩn kiến thức, kỹ năng ở từng môn học , đặc biệt cần chú ý xây dựng mục tiêu về
thái độ của học sinh), đảm bảo phù hợp với trình độ và lứa tuổi của HS khi chọn bài
học nghiên cứu
+ Chọn bài học nghiên cứu: Mỗi GV cùng bộ môn được chọn những bài phù
hợp với yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, thái độ mà mục tiêu đã vạch ra sau đó thống
nhất lựa chọn bài học chung nhất để làm bài học nghiên cứu; GV trong tổ thảo luận
chi tiết về thể loại bài học đã chọn, nội dung bài học, các phương pháp, phương tiện
dạy học đạt hiệu quả cao, cách tổ chức dạy học, cách rèn kỹ năng, hướng dẫn học
sinh cách vận dụng kiến thức đã học để giải quyết tình huống thực tiễn...; Dự kiến
những thuận lợi, khó khăn của HS khi học tập và các tình huống xảy ra cùng với
cách xử lý tình huống (nếu có)…
- Xây dựng giáo án (thiết kế bài dạy minh họa)
+ Bài dạy minh họa được phân công cho 1 GV trong nhóm thiết kế, các GV
khác thảo luận, góp ý, thống nhất phương án tối ưu nhất.
+ Việc thiết kế bài dạy không nhất thiết phải phụ thuộc máy móc vào SGK,
SGV mà cần bám vào chuẩn kiến thức kĩ năng để thiết kế phù hợp [2]
Bước 2. Tiến hành bài dạy (dạy minh họa) và dự giờ
Sau khi chuẩn bị xong bài dạy minh họa, GV sẽ tiến hành dạy ở một lớp đã
được chuẩn bị trước
- Các yêu cầu của giờ dạy minh họa:
+ Chuẩn bị lớp dạy, bố trí đủ chỗ ngồi quan sát thuận lợi cho người dự
+ Việc dự giờ phải nghiêm túc, tránh làm ảnh hưởng tới việc học của HS,
không gây khó khăn cho người dạy minh họa.
+ GV dạy và dự giờ cần quan sát kĩ các hoạt động của HS, cách làm việc
nhóm, cặp đôi, theo dõi thái độ hành vi của người học. GV dự giờ cần quan tâm

đến việc học của HS, theo dõi, ghi chép đầy đủ, cần quan sát kĩ thái độ, hành vi của
HS khi trả lời câu hỏi, tìm mối quan hệ giữa việc học của HS với tác động của GV
thông qua việc sử dụng phương pháp tổ chức dạy học. Điều chỉnh thói quen đánh
giá GV sang đánh giá HS. Người dự cần hiểu và thông cảm với khó khăn của người
dạy, đặt mình vào vị trí người dạy để cùng suy ngẫm, phát hiện
những khó khăn trong việc học của HS để có giải pháp hiệu quả, phù hợp.
Bước 3. Suy ngẫm, thảo luận về bài học nghiên cứu
+ Giáo viên dạy minh họa chia sẻ bài học: Những ý tưởng mới; Những thay
đổi, điều chỉnh về nội dung, phương pháp dạy học; Những cái làm được và chưa
làm được trong quá trình dạy minh họa; Sau đó người dự suy ngẫm và chia sẻ các ý
kiến của GV về bài học sau khi dự giờ:
+ Người dự trao đổi, chia sẻ, lắng nghe mang tính xây dựng; Thảo luận xem
HS học như thế nào? (mức độ tham gia, hứng thú và kết quả học tập của từng em);
Cùng suy nghĩ: vì sao học sinh chưa tích cực tham gia vào hoạt động học, học chưa
đạt kết quả... và đưa ra các biện pháp thay đổi cách dạy phù hợp.
6


+ Mọi người phải lắng nghe, tôn trọng ý kiến của nhau khi thảo luận, không
nên quan tâm đến các tiêu chuẩn truyền thống của một giờ dạy, không nên phê phán
đồng nghiệp, không đánh giá xếp loại giờ dạy minh hoạ.
+ Tổ trưởng là người tổng hợp các ý kiến và đưa ra các nhận định đạt được và
chưa đạt được để rút kinh nghiệm [2]
Bước 4. Áp dụng cho thực tiễn dạy học hàng ngày:
- Thông qua tiết dạy minh họa, thông qua thảo luận tiết dạy của đồng nghiệp
giáo viên tự rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân, kiểm nghiệm những vấn đề đã
được dự giờ và thảo luận, áp dụng vào bài giảng hàng ngày trên lớp.
- Nguyên tắc vận dụng vào dạy học hàng ngày: Giảm truyền thụ kiến thức
bằng PP thuyết trình; Vận dụng các PPDH có sự tham gia của HS; Sử dụng thiết bị
dạy học “thực tế”; Tổ chức dạy học theo nhóm nhỏ 4-6 hoặc cặp đôi 2 em, khuyến

khích sự tích cực, sáng tạo của HS [2]
2.3.2. Cách thức tổ chức thực hiện sinh hoạt chuyên môn theo NCBH
a. Điều kiện để thực hiện nghiên cứu bài học:
- Sử dụng tiết học bình thường để tiến hành; Gửi giáo án của tiết học cho GV
dự giờ; Sắp xếp vị trí đứng để có thể quan sát được nét mặt, thái độ của HS.
- Giáo viên có hồ sơ minh chứng cụ thể về tiết dự; Nhóm giáo viên cùng hợp
tác xây dựng giáo án; Có sự ủng hộ từ phía lãnh đạo nhà trường.
b. Tổ chức thực hiện sinh hoạt chuyên môn dựa trên việc nghiên cứu bài học
- Mỗi GV tự rút ra những kinh nghiệm để áp dụng thực tiễn dạy trên lớp.
- Đặc biệt không xếp loại tiết dạy minh họa của GV.
Thứ nhất: Soạn giáo án và thực hiện giờ dạy minh họa:
- Tổ trưởng/ nhóm trưởng cử một giáo viên thiết kế bài dạy minh họa. Các
GV khác thảo luận, góp ý, cùng hợp tác xây dựng giáo án chuẩn.
Yêu cầu làm rõ:
+ Bài học có mấy hoạt động
+ Mỗi hoạt động đều phải nêu rõ: Mục tiêu, nội dung hoạt động, dự kiến sản
phẩm hoạt động của HS, cách thức thổ chức hoạt động...
+ Nội dung hoạt động: Mô tả HS phải đọc, nghe, nhìn, làm gì?
+ Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS: Các mức độ hoàn thành
+ Cách thức tổ chức hoạt động: Giao nhiệm vụ, HS nghiên hiện nhiệm vụ,
HS báo cáo, GV kết luận và đánh giá
- Tổ trưởng/nhóm trưởng cử GV dạy minh họa (nên cử GV đã thiết kế bài
dạy), tổ chức lớp dạy đúng yêu cầu dự giờ mới.
Dưới đây là Giáo án thiết kế, chuẩn bị cho bài dạy minh họa

7


Tiết 44 BÀI 36. Vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và
phân bố ngành GTVT

Hình thức Bài lên lớp (Dạy kiến thức và kĩ năng mới)
I. Mục tiêu: sau bài học, học sinh đạt được:
1. Kiến thức
- Hiểu được vai trò của ngành giao thông vận tải
- Hiểu được đặc điểm và phân biệt được sự khác biệt về đặc điểm của ngành
giao thông vận tải so với các ngành sản xuất vật chất.
- Hiểu và phân tích được các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố
ngành giao thông vận tải
2. Kĩ năng:
Sử dụng tranh ảnh, bản đồ, sơ đồ; Vận dụng tích hợp kiến thức vào thực tiễn.
3. Thái độ, hành vi:
Thái độ học tập nghiêm túc, chủ động, sáng tạo khi tham gia các hoạt động
học. Nhận thức được tầm quan trọng của ngành giao thông vận tải trong sự phát
triển kinh tế-xã hội . Chấp hành nghiêm chỉnh luật An toàn giao thông khi tham gia
giao thông và bảo vệ môi trường.
4. Năng lực định hướng được hình thành
- Năng lực chung: Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, năng lực giao
tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực tư duy tổng hợp sử dụng tranh ảnh Địa Lí,
bản đồ, sơ đồ, số liệu thống kê,...
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
2.1. Chuấn bị của giáo viên:
Kế hoạch và tài liệu dạy học, bài giảng trên Powerpoint, máy chiếu; Câu hỏi
định hướng, các phiếu học tập; Tranh ảnh, sơ đồ, bản đồ,...
2.2. Chuẩn bị của học sinh: Sách vở, đồ dùng học tập,...
III. Tổ chức các hoạt động học tập
1. Ổn định lớp
2. Tiến trình bài học
A. Tình huống xuất phát (Tg 1-2P)
1. Mục tiêu: Giới thiệu khái quát về ngành GTVT

2. Cách thức tổ chức hoạt động: cá nhân/toàn lớp
3. Hoạt động
- Giáo viên hỏi nhanh. GTVT thuộc nhóm ngành kinh tế nào? Sau đó đưa
một số hình ảnh máy bay chở khách, ô tô chở hàng, chở mía (nguyên liệu), tầu thủy
chở dầu. Giáo viên hỏi những hình ảnh trên biểu hiện vấn đề gì?
- Giáo viên chia sẻ cho học sinh biết mục tiêu của bài học. Cho học sinh biết
khái quát về thời gian, cách thức tổ chức dạy học của bài.
8


B. Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của ngành GTVT (Tg 6-8P)
1. Mục tiêu:
Hiểu được vai trò của ngành giao thông vận tải
2. Hình thức chức hoạt động: cặp đôi/toàn lớp
3. Hoạt động
Bước 1: GV yêu cầu học sinh tìm hiểu mục 1, SGK kết hợp tranh ảnh và vốn hiểu
biết trả lời lần lượt các câu hỏi sau:
1. Trình bày vai trò của ngành GTVT. Tại sao nói: Để phát triển kinh tế, văn hóa
miền núi, GTVT phải đi trước một bước?
2. Thông qua kiến thức Văn học, Lịch sử, Thơ ca cách mạng Việt Nam, em hãy
chứng minh vai trò to lớn của GTVT trong kháng chiến bảo vệ tổ quốc.
Bước 2: Học sinh nghiên cứu tài liệu, quan sát tranh ảnh, kết hợp vốn hiểu biết để
trả lời câu hỏi. Giáo viên quan sát và hỗ trợ (nếu cần)
Bước 3: Học sinh trao đổi kết quả và chỉnh sửa, bổ sung cho nhau. Giáo viên nhận
xét và chỉnh sửa những nội dung chưa đạt yêu cầu, học sinh đối chiếu và hoàn thiện.
GV tổng hợp, chính xác hóa kiến thức mà học sinh đạt được thông qua hoạt động.
Bước 4: GV đánh giá quá trình thực hiện và đánh giá kết quả cuối cùng của HS (có
khuyến khích, động viên...)


I. Vai trò, đặc điểm của ngành giao thông vận tải
1. Vai trò
- Tham gia vào việc cung ứng vật tư kĩ thuật, nguyên liệu, nhiên liệu cho các cơ sở
sản xuất và đưa sản phẩm đến thị trường tiêu thụ.
- Phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.
- Giúp cho việc thực hiện các mối liên hệ kinh tế, xã hội giữa các địa phương.
- Góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế, văn hóa ở những vùng sâu, vùng xa, tăng
cường sức mạnh quốc phòng của đất nước.
- Tạo mối giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các nước trên thế giới
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm của ngành GTVT (Tg 7-10P)
1. Mục tiêu:
Hiểu được đặc điểm và phân biệt được sự khác biệt về đặc điểm của ngành giao
thông vận tải so với các ngành sản xuất vật chất
2. Hình thức chức hoạt động: cặp đôi/toàn lớp
3. Hoạt động
Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc mục 2, SGK trả lời các câu hỏi sau:
1. Sản phẩm của ngành giao thông vận tải là gì? Tiêu chí đánh giá?
2. Phân biệt KLVC, KLLC và cự li vận chuyển trung bình.
Bước 2: Học sinh nghiên cứu tài liệu, trao đổi, thảo luận, bổ sung ý kiến cho nhau
và hoàn thành kiếm thức theo yêu cầu. Giáo viên quan sát, hỗ trợ, giải quyết tình
huống nếu có.để trả lời câu hỏi.
9


Bước 3: GV nhận xét kết quả làm việc của cá nhân học sinh, chỉnh sửa những nội
dung chưa đạt yêu cầu và chuẩn kiến thức.
Bước 4: GV đánh giá quá trình thực hiện và đánh giá kết quả cuối cùng của HS , động
viên khích lệ những HS hoạt động tốt.
2. Đặc điểm của ngành giao thông vận tải
- Sản phẩm của ngành là sự chuyên chở người và hàng hóa (sự khác biệt với đặc

điểm của Công nghiệp và nông nhiệp).
- Tiêu chí đánh giá:
+ Khối lượng dịch vụ của ngành GTVT người ta dựa vào:
→ Khối lượng vận chuyến (số hành khách, số tấn hàng);
→ Khối lượng luân chuyển (người.km, tấn.km);
→ Cự li vận chuyển trung bình (km)
+ Chất lượng của ngành GTVT:
→ Sự tiện nghi,
→ Tốc độ,
→ Hiệu quả
→ An toàn
- Mục tiêu hướng tới: Tốc độ, tiện nghi, hiệu quả, an toàn
Hoạt động 3: Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố
ngành GTVT (10-12P)
1. Mục tiêu:
Hiểu và phân tích được các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố
ngành giao thông vận tải
2. Hình thức chức hoạt động: cặp đôi/nhóm/toàn lớp
3. Hoạt động:

Bước 1:
GV chia lớp thành 10 nhóm, cử nhóm trưởng điều hành, thư kí ghi chép thông tin để
báo cáo
Nhóm 1, 2, 3, 4, 5: GV yêu cầu học sinh đọc mục 1 SGK, tranh ảnh, bản đồ kết hợp
vốn hiểu biết thực hiện nhiệm vụ sau:
1. Phân tích các ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên tới sự phát triển và phân bố
ngành GTVT thông qua vị trí địa lí, địa hình, khí hậu và sông ngòi.
2. Kể tên các PTVT đặc trưng vùng hoang mạc, vùng băng giá.
3. Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt ở vùng hoang mạc nhiệt đới ảnh hưởng đến
ngành GTVT như thế nào?

4. Mạng lưới sông ngòi dày đặc của nước ta ảnh hưởng thế nào đến GTVT?
Nhóm 6, 7, 8, 9, 10: Yêu cầu đọc mục 1, SGK, xem tranh, ảnh và thực hiện nhiệm
vụ sau:
10


1. Tại sao nói: Các điều kiện kinh tế-xã hội có ý nghĩa quyết định sự phát
triển và phân bố GTVT. Lấy ví dụ minh họa?
2. Dựa sơ đồ trong SGK, phân tích tác động của công nghiệp tới sự phát triển
và phân bố cũng như hoạt động của GTVT
3. Kể tên các loại phương tiện GTVT khác nhau tham gia vào GTVT thành
phố. Liên hệ thực tiễn thành phố Hà Nội, Sầm Sơn, Huế của Việt Nam.
4. Quan sát bản đồ giao thông Việt Nam, em hãy nhận xét mạng lưới GTVT ở
Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Giải thích sại sao có sự khác biệt đó.
Bước 2: Các nhóm trao đổi, thảo luận, thư kí ghi chép và hoàn thànhnhiệm vụ. Giáo
viên quan sát, hỗ trợ, giải quyết tình huống nảy sinh.
Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận trước lớp. GV cho nhận xét kết quả làm việc của
các nhóm, chỉnh sửa và chốt kiến thức.
Bước 4: GV đánh giá quá trình thực hiện và đánh giá kết quả cuối cùng của HS, động
viên khuyến khích những cá nhân, nhóm có thành tích tốt.
II. các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố GTVT
1. Điều kiện tự nhiên:
Các điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng khác nhau tới sự phân bố và hoạt động
của các loại hình GTVT:
+ Quy định sự có mặt, vai trò của GTVT
+ Ảnh hưởng đến công tác thiết kế, thi công và hoạt động của ngành GTVT
+ Điều kiện tự nhiên quy định sự có mặt và vai trò của một số loại hình giao
thông vận tải.
+ Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến công tác thiết kế và khai thác các công
trình giao thông vận tải.

+ Khí hậu, thời tiết ảnh hưởng đến hoạt động của các phương tiện vận tải.
Những hiện tượng khí hậu, thời tiết xấu gây trở ngại đối với hoạt động giao
thông vận tải.
2. Kinh tế-xã hội:
Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế quốc dân có ý nghĩa quyết định
đối với sự phát triển phân bố và hoạt động của ngành GTVT
+ Các ngành kinh tế là khách hàng của giao thông vận tải. Sự phân bố các cơ
sở sản xuất, trình độ phát triển kinh tế, quan hệ nơi sản xuất và nơi tiêu thụ quy
định mật độ, mạng lưới giao thông, các loại hình vận tải, hướng và cường độ của
các luồng vận chuyển.
+ Công nghiệp cơ khí, công nghiệp xây dựng ảnh hưởng đến cơ sở vật chất kĩ
thuật của ngành giao thông vận tải.
+ Sự pân bố dân cư, đặc biệt các thành phố lớn, các chùm đô thị ảnh hưởng
sâu sắc tới vận tải hành khách → cho ra đời loại hình GTVT đô thị
C. Luyện tập (2P)
1. Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu kiến thức của bài học.

11


2. Hình thức chức hoạt động: cá nhân/cả lớp
3. Hoạt động:
- Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Tính cự lí vận chuyển trung bình về hàng hóa của một

số loại hình vận tải ở nước ta
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ. GV quan sát và giúp đỡ.
- Bước 3: Trao đổi, thảo luận. GV gọi 1-2 HS báo cáo nhanh kết quả làm việc, HS khác bổ
sung. Trên cơ sở thảo luận GV chuẩn kiến thức.
- Bước 4: GV đánh giá quá trình thực hiện và đánh giá kết quả cuối cùng của HS.
D. Vận dụng (3P)

1. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống và ý thức tham gia giao
thông và bảo vệ môi trường?.
2. Hình thức chức hoạt động: Cả lớp.
3. Hoạt động:
- Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Là một học sinh THPT khi tham gia giao thông em cần

chú ý vấn đề gì? Tại sao?
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân ở nhà.
- Bước 3: HS trao đổi, thảo luận.
- Bước 4: GV đánh giá quá trình thực hiện và đánh giá kết quả cuối cùng của HS

Dưới đây là biên bản SHCM của nhóm Địa Lí, họp thảo luận, thống nhất giáo án
chuẩn bị cho bài dạy minh họa.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- tự do- hạnh phúc
BIÊN BẢN SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC
Nhóm Địa Lí
Thời gian: 10 giờ ngày 28/3/2018.
Địa điểm: Phòng chuyên môn Tổ Địa Lí-Ngoại Ngữ
Thành phần: 2 giáo viên Nhóm Địa Lí.
1. Cô Lê Thị Hiên (Nhóm trưởng)
2. Cô Thiều Thị Hường (Thư kí)
Nội dung: Nhận xét, góp ý giáo án dạy minh họa
Bài 36.Vai trò, đặc điểm. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố
ngành giao thông vận tải
Do Đ/c Lê thị Hiên soạn
I. Đ/c Hiên (NTCM) điều hành buổi SHCM, phân công công việc cho từng
thành viên trong tổ.
1. Đ/c Hiên điều hành buổi sinh hoạt, thông báo kế hoạch, thời gian, nội dung và
phân công nhiệm vụ cho thành viên còn lại

- Đ/c Hiên báo cáo giáo án đã soạn.
- Đ/c Hiên chỉ đạo nhóm thảo luận, góp ý các bước tiến hành, các hoạt động theo
tiêu chí đánh giá của công văn 5555.
12


- Đ/c Hiên, Đ/c Hường cùng thảo luận, Đ/c Hiên “chốt” kế hoạch bài dạy
- Đ/c Hường ghi biên bản cuộc họp.
- Dự kiến thời gian từ 10 giờ đến 11 giờ 45 phút.
II. Tiến hành buổi SHCM.
1. Đ/c Hiên (người soạn) báo cáo ngắn gọn các bước thực hiện giáo án theo ý tưởng
của mình:
- Các bước soạn giáo án tuân thủ theo mẫu của sở GD&ĐT Thanh Hóa và các
hoạt động phù hợp với định hướng phát triển năng lực của HS.
- Bài học gồm 2 nội dung chính:
+ Vai trò, đặc điểm của ngành GTVT
+ Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành GTVT
- Trong mỗi nội dung gồm mục tiêu, phương thức và các hoạt động chính. Trong
đó mục tiêu được xây dựng dựa trên chuẩn kiến thức và kĩ năng.
2. Đ/c Hường phân tích, rút kinh nghiệm về kế hoạch và tài liệu dạy học (Giáo án)
đã được nêu rõ “Theo Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014
của Bộ Giáo dục và Đào tạo” theo 3 mức độ dựa trên các tiêu chí:
+ Phương pháp dạy học tích cực
+ Kĩ thuật tổ chức hoạt động
+ Thiết bị dạy học và học liệu
+ Phương án kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả học tập của HS
- Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt hoạt động học với mục tiêu, nội dung và
phương pháp dạy học được sử dụng. Đạt mức 3:
+ Tình huống, câu hỏi, nhiệm vụ mở đầu gần gũi với kinh nghiệm sống của HS
và chỉ có thể được giải quyết một phần hoặc phỏng đoán được kết quả nhưng lí giải

được đầy đủ bằng kiến thức, kĩ năng;
+ Đặt được vấn đề, câu hỏi chính của bài học.
+ Kiến thức mới được thể hiện bằng kênh chữ, kênh hình gắn với vấn đề cần gải
quyết.
+ Tiếp nối với vấn đề, câu hỏi chính của bài để HS tiếp thu và giải quyết
+ Hệ thống câu hỏi, bài tập, được lựa chọn thành hệ thống, gắn với tình huống
thực tiễn; mỗi câu hỏi, bài tập; bài tập có mục đích cụ thể, nhằm rèn luyện các kiến
thức,kĩ năng cụ thể
- Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt
được của mỗi nhiệm vụ học tập. Đạt mức 3:
+ Các nhiệm vụ học tập thể hiện rõ tiến trình các hoạt động của giáo viên và HS,
dự kiến sử dụng kĩ thuật tổ chức dạy học phù hợp với nội dung bài học, điều kiện
của địa phương.
+ Dự kiến được thời gian cho các hoạt động. Dự kiến được các tình huống sư
phạm có thể phát sinh trong nhiệm vụ. giải pháp giải quyết.
13


- Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ chức các
hoạt động học của HS. Đạt mức 2:
+ Có chuẩn bị thiết bị, tài liệu, song chưa thật phù hợp với mục tiêu, nội dung,
hình thức, phương pháp và kĩ thuật dạy học,..
+ Đưa ra được các phương án dành cho HS khai thác, sử dụng thiết bị dạy học
song chưa thật hiệu quả và còn mang tính hình thức.
- Mức độ hợp lí của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt
động học của HS. Đạt mức 2:
+ Xây dựng được các phương án kiểm tra đánh giá HS trong mỗi hoạt động học
và toàn bài.
+ Chủ yếu đánh giá kiến thức và kĩ năng của HS.
3. Kết thúc buổi SHCM

- Đ/c Hiên kết luận buổi SHCM:
+ Thống nhất các bước soạn giáo án của Đ/c Hiên (có chỉnh sữa)
+ Cần linh hoạt hơn trong việc sử dụng học liệu để tổ chức các hoạt động học, để
các phương tiện đưa ra thật sự hữu ích và không còn mang tính chất hình thức.
+ Xây dựng các phương án kiểm tra đánh giá phải tùy vào mức độ nhận thức của
đối tượng HS, không chỉ nặng về kiến thức, kĩ năng mà còn về thái độ, hành vi và
khả năng giao tiếp ....
- Cả nhóm thống nhất, lên kế hoạch dự giờ thăm lớp.
Cuộc họp kết thúc hồi 11 giờ 45 phút cùng ngày
Nhóm trưởng
Thư kí
(đã kí)
(đã kí)
Lê Thị Hiên
Thiều Thị Hường
Thứ hai: Tiến hành dạy minh họa theo giáo án đã thiết kế
(thực hiện bài dạy thực tế trên lớp đã chuẩn bị trước)
- Yêu cầu tổ/nhóm Chuyên môn bố trí GV đi dự, GV đi dự có thể mang theo máy
ảnh, Camera để tiện cho việc quay phim, ghi hình, GV đứng ở vị trí dễ quan sát, theo dõi,
ghi nhật kí giờ dạy minh học, đặc biệt tham gia hỗ trợ, giúp đỡ HS trong quá trình đồng
nghiệp dạy minh họa)
- Điểm mới đối với người dự: GV đi dự đứng quan sát. Chọn vị trí đứng thuận tiện
cho việc quan sát được mọi hoạt động của HS (quan sát nét mặt, quá trình ghi chép bài
vào vở, nghe được HS thảo luận, thấy được khó khăn của HS khi thực hiện nhiệm vụ,
quan sát, giúp đỡ HS và phải ghi chép hoạt động của GV và HS trong tiết dự. Hoạt động
tiếp nhận nhiệm vụ của HS như thế nào, những biểu hiện chứng tỏ HS đã hiểu bài,...

Như vây, người đi dự: hình thành được cách dự giờ, cách suy ngẫm; Xây
dựng mối quan hệ đồng nghiệp, luyện tập cách quan sát, cách nắm bắt suy nghĩ về
việc học của HS trong giờ học, có khả năng phán đoán nhanh nhạy và chính xác để

điều chỉnh việc dạy phù hợp với việc học của học sinh; Làm thay đổi cách nhìn,
cách nghĩ và cảm nhận của giáo viên về HS trong từng hoàn cảnh khác nhau; Hình
14


thành thói quen biết lắng nghe; rèn luyện cách chia sẻ. Xây dựng mối quan hệ đồng
nghiệp thân thiện, đoàn kết, cộng tác và học tập lẫn nhau và cùng tiến bộ [2]
Thứ ba: Suy ngẫm và thảo luận
- Tổ trưởng/nhóm trưởng yêu cầu GV dạy minh họa tự nhận định về những
điều làm được, chưa làm được và đánh giá chung về bài dạy.
- Tổ trưởng/nhóm trưởng điều hành thảo luận về từng hoạt động học trong
bài học theo các bước sau: Căn cứ từng hoạt động của HS nhận xét cái được, chưa
được, nguyên nhân và rút kinh nghiệm:
Bước 1: Mô tả hành động của HS, từng GV nếu ra những gì đã quan sát được, ghi
được. Tổ trưởng/nhóm trưởng chốt vấn đề.
Bước 2: Thảo luận về cái được, chưa được dựa trên bằng chứng về hành động của
HS (ghi được vào vở, trình bày, thảo luận được...) tổ trưởng/nhóm trưởng “chốt”
nhấn mạnh cái được, chưa được
Bước 3: Thảo luận về nguyên nhân (được, chưa được) dựa trên mục tiêu, nội dung,
cách thức tổ chức hoạt động đã thực hiện. Tổ trưởng/nhóm trưởng “chốt” nguyên
nhân.
Bước 4: Thảo luận, bổ sung, hoàn thiện về kế hoạch bài học và cách thức tổ chức
hoạt động của HS
Thứ tư: Vận dụng
- Vận dựng kinh nghiệm của đồng nghiệp vào tình huống mới (bài học kinh
nghiệm)
- Chữa lỗi để không mắc lỗi.
- Chia sẻ với đồng nghiệp...
- Tăng cường, vận dụng, thử nghiệm những ý tưởng sáng tạo khi dạy minh
hoạ theo hướng lấy HS làm trung tâm

Dưới đây là biên bản SHCM của nhóm Địa Lí. Nội dung họp: suy ngẫm và rút kinh
nghiệm sau giờ dạy minh họa
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- tự do- hạnh phúc
BIÊN BẢN SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC
Nhóm Địa Lí
Thời gian: 10 giờ ngày 3/4/2018
Địa điểm: Phòng chuyên môn Tổ Địa Lí-Ngoại Ngữ
Thành phần: 2 giáo viên Nhóm Địa Lí.
1. Cô Lê Thị Hiên (Nhóm trưởng)
2. Cô Thiều Thị Hường (Thư kí)
Nội dung: Nhận xét giờ dạy minh họa và rút kinh nghiệm
Tiết 44: Bài 36. Vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát
triển và phân bố ngành GTVT
15


Do đồng chí Lê Thị Hiên dạy minh họa
I. Đ/c Hiên (NTCM) điều hành buổi SHCM, phân công công việc cho từng
thành viên trong tổ.
- Đ/c Hiên báo cáo tiến trình và kết quả thực hiện bài dạy minh họa.
- Đ/c Hường góp ý các bước tiến hành, các hoạt động theo tiêu chí đánh giá của
công văn 5555.
- Đ/c Hường ghi biên bản cuộc họp.
- Đ/c Hiên, Đ/c Hường cùng thảo luận, rút kinh nghiệm
- Dự kiến thời gian hoàn thành từ 10 giờ đến 11 giờ 45 phút.
II. Nội dung: Phân tích, rút kinh nghiệm về hoạt động của GV và HS sau tiết dạy
minh họa của Đ/c Lê Thị Hiên
1. Đ/c Hiên (NT) điều hành buổi SHCM, phân công công việc rõ ràng cho từng
thành viên trong tổ.

- Đ/c Hiên tự nhận xét quá trình thực hiện bài dạy minh họa.
- Đ/c Hường nhận xét về ưu điểm, nhược điểm về hoạt động của giáo viên và
hoạt động học của học sinh, tổng kết, rút kinh nghiệm
- Đ/c Hường ghi biên bản cuộc họp.
- Dự kiến thời gian từ 10 giờ đến 11 giờ 30 phút.
2. Tiến hành buổi SHCM.
2.1. Đ/c Hiên tự nhận xét về ưu điểm và hạn chế trong tổ chức hoạt động học cho
HS, hoạt động học của HS
*Làm được:
- Về tổ chức hoạt động học cho HS
+ HS được giao nhiệm vụ học tập và được hướng dẫn cụ thể. Phương thức
chuyển giao rõ ràng đa số HS hiểu được nhiệm vụ học tập.
+ Đã vận dụng các biện pháp khác nhau để quan sát, phát hiện, thu thập thông tin
phản hồi kịp thời từ phía HS. Sử dụng các thông tin thu thập được để điều chỉnh,
uốn nắn HS kịp thời, song hiệu quả còn chưa cao.
+ Trong qua trình học tập đã tổ chức được các mối liên hệ giữa GV và HS.
+ Trong quá trình học tập đa số HS được tự tổng hợp, phân tích kết quả hoạt động
và quá trình thảo luận được đánh giá bản thân và đánh gí lẫn nhau.
- Về hoạt động học của HS.
+ HS tích cực hợp tác trong khi thực hiện nhiệm vụ.
+ Đa số HS trong lớp khi thực hiện nhiệm vụ có kết quả học tập đúng, chính xác
và đạt được mục tiêu yêu cầu của nhiệm vụ.
*Chưa làm được:
- Về tổ chức hoạt động học cho HS
+ HS hiểu nhiệm vụ nhưng chưa thật sự chủ độngthực hiện các nhiệm vụ.
+ Còn chưa bao quát cả lớp.
- Về hoạt động học của HS.
16



+ Một số HS còn chưa sẵn sàng nhận nhiệm vụ.
+ Trong các hoạt động chưa lôi cuốn được hầu hết các em tham gia.
2.2. Đ/c Hường góp ý về ưu điểm và hạn chế của GV trong tổ chức hoạt động học
cho HS
* Làm được:
- Khả năng theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời các khó khăn của HS.
- Các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích học sinh HS hợp tác, giúp đỡ nhau khi
thực hiện nhiệm vụ phù hợp, hiệu quả.
*Chưa làm được:
- Học sinh được giao nhiệm vụ rõ ràng, tuy nhiên HS chưa thật sự chủ động trong
việc tiếp nhận nhiệm vụ và thực hiên các nhiệm vụ được giao.
- Trong quá trình học tập GV mới chỉ tạo đươc mối quan hệ GV-HS, HS-HS
nhưng HS còn chưa tương tác hiệu quả với tài liệu học tập.
2.3. Đ/c Hường góp ý về cái làm được và chưa được trong hoạt động học của HS
* Làm được:
- Học sinh tích cực, chủ động hợp tác trong khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Hầu hết HS đều thể hiện hứng thú, sự tự tin và chủ động tích cực tương tác, trao
đổi thảo luận và hỗ trợ nhau trong quá trình học tập.
* Chưa làm được:
- Đa số HS được giao nhiệm vụ tuy nhiên vẫn còn một số HS chưa sẵn sàng tiếp
nhận nhiệm vụ.
- Chưa lôi cuốn được hầu hết HS tham gia vào các hoạt động học tập.
2.4. Thảo luận nguyên nhân làm được, chưa được và vận dụng rút kinh nghiệm
* Nguyên nhân làm được:
- Chuẩn bị kế hoạch dạy học tương đối chi tiết, các hoạt động rõ ràng, mục tiêu
phù hợp, các năng lực phù hợp cới lứa tuổi và nhận thức của HS.
- Chuẩn bị đồ dùng học tập, phương tiện chu đáo.
- Trong quá trình học tập tạo dựng tốt mối quan hệ tương tác giữa GV-HS, HSHS, GV tìm ra các khó khăn của HS và hướng giải quyết kịp thời, hiệu quả.
- HS chủ động trong các hoạt động khai thác kiến thức từ các nguồn tài liệu.
- HS được tự do phát huy khả năng và năng lực trong bài học.

* Nguyên nhân chưa làm được:
- GV còn chưa bao quát được cả lớp nên vẫn còn tình trạng một số HS chưa sẵn
sàng tiếp nhận nhiệm vụ.
- Đối tượng HS không đồng đều về nhận thức .
* Vận dụng (rút kinh nghiệm)
+ Tăng cường khả năng quan sát và bao quát lớp
+ Khuyến khích, động viên tất cả HS cùng tham gia các hoạt động học
+ Chia sẻ giáo án, kinh nghiệm cùng đồng nghiệp
3. Kết thúc buổi SHCM
17


- Đ/c Hiên kết luận buổi SHCM:
+ Thống nhất các ưu điểm và phát huy các ưu điểm đã đạt được.
+ Vận dụng các kinh nghiệm và ưu điểm của đồng chí Hiên từ kế hoạch và tài
liệu dạy học, tổ chức hoạt động học cho HS, vận dụng vào các bài cụ thể sau.
+ Phân tích các nguyên nhân và rút kinh nghiệm cho các bài tiếp theo, chú ý đối
tượng HS để đưa ra các mức độ nhận thức và câu hỏi phù hợp.
+ Cần bao quát cả lớp và đảm bảo đa số các em được hoạt động và nhận nhiệm
vụ một cách chủ động
- Cả nhóm thống nhất.
Cuộc họp kết thúc hồi 11 giờ 45 phút cùng ngày
Nhóm trưởng
Thư kí
(đã kí)
(đã kí)
Lê Thị Hiên
Thiều Thị Hường
2.4. Tính hiệu quả của đề tài:
2.4.1. Đối với sự tiến bộ của học sinh:

Đảm bảo chất lượng đầu ra, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện phẩm
chất, nhân cách. Có khả năng xác định mục tiêu cần đạt được và những tiêu chuẩn
cho việc đo lường kết quả. Sau khi thực hiện bài học minh họa, học sinh có thể tự
học, tự rèn luyện kiến thức, kĩ năng, giúp HS chủ động trong việc nắm kiến thức và
hứng thú nhiều hơn đối với môn học. Biết vận dụng kiến thức vào giải quyết các
tình huống, vấn đề nảy sinh trong đời sống gia đình, xã hội. Mặt khác còn giúp các
em tự phát triển năng lực tư duy sáng tạo, phát triển năng lực và nguyện vọng của
cá nhân cũng như các thành viên trong tập thể.
2.4.2. Đối với bản thân, đồng nghiệp và tổ/nhóm chuyên môn:
Việc SHCM theo hướng NCBH giúp bản thân và đồng nghiệp nâng cao năng
lực chuyên môn,rèn luyện kĩ năng thực hành sư phạm, tăng cường sự đoàn kết, phối
kết hợp giữa các cá nhân trong tổ/nhóm chuyên môn, tạo phong trào thi đua dạy tốt học tốt. Tăng cường ứng dụng CNTT, làm quen và sử dụng CNTT, sử dụng thiết bị
hiện đại vào dạy học, tạo khả năng sinh hoạt chuyên môn liên trường và hướng tới
SHCM trực tuyến.
2.4.3. Đối với phong trào giáo dục của nhà trường:
Tạo tâm thế tự tin, ý thức tự giác, tích cực tham gia các hoạt động tập thể.
Tạo phong trào thi đua dạy tốt-học tốt. Tuy nhiên thực tế Trường THPT Triệu Sơn
5, SHCM theo NCBH còn nhiều khó khăn đặc biệt khi tổ chức dạy minh họa vì cơ
sở vật chất và phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại của nhà trường thiếu nhiều,
đầu vào của HS còn thấp so với mặt bằng chung của huyện, sĩ số HS trong lớp học
đông, phòng học chật hẹp.
3. Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận
18


Bài học kinh nghiệm từ thực tiễn bản thân hoạt động SHCM theo NCBH tại
tổ Địa-Anh, nhóm chuyên môn Địa Lí tôi nhận thấy: Ưu điểm nổi bật của phương
pháp là sự vận dụng phối hợp các thành tố riêng khác nhau trên cơ sở một vấn đề
mới đối với người học. Tiếp cận năng lực luôn theo các tình huống cuộc sống của

học sinh. Nội dung học tập mang tính tình huống, tính bối cảnh và tính thực tiễn.
Thông qua các hoạt động học, từng bước hình thành các năng lực chủ yếu. Học sinh
có hứng thú học tập hơn, lớp học sôi nổi hơn, nhiều kiến thức bổ ích đã kích thích
tính sáng tạo, tìm tòi, nâng cao tính chủ động của học sinh trong quá trình học tập,
tạo sự cộng tác chặt chẽ giữa giáo viên và học sinh, giữa HS với HS.
Giáo viên được cùng nhau học tập, thiết kế bài học, cùng thảo luận, dự giờ và
suy ngẫm trên cơ sở việc học của HS. Giáo viên được chia sẻ, học tập, rút kinh
nghiệm, điều chỉnh nội dung, phương pháp, kĩ thuật dạy học vào bài học hàng ngày
một cách hiệu quả, nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, đổi mới phương pháp, kĩ
thuật dạy học theo hướng tích cực khi GV tham gia SHCM theo NCBH.
Đề tài có khả năng áp dụng rộng rãi trong sinh hoạt chuyên môn của các tổ,
nhóm chuyên môn ở các trường THPT. Có khả năng phát triển mở rộng phạm vi
nghiên cứu, kết hợp với băng hình tiết dạy minh họa đưa lên trường học kết nối và
tiến tới sinh hoạt chuyên môn trực tuyến.
3. Kiến nghị
3.2.1. Đối với tổ/nhóm chuyên môn và giáo viên:
Giáo viên dạy cần có phương pháp phù hợp để khơi dậy tinh thần tự giác học
tập của HS, phải chuẩn bị trước các đồ dùng dạy học, chủ động đối phó các tình
huống xấu xảy ra trong quá trình dạy, kiểm tra thiết bị dạy học và ứng dụng CNTT
trong quá trình dạy. Tiết dạy là sản phẩm chung của tổ/nhóm nên không đánh giá,
xếp loại mà chỉ rút kinh nghiệm sau bài dạy minh họa để thực hiện cho các tiết, lớp
sau. GV dự giờ cần cần quan sát kĩ và hỗ trợ kịp thời các hoạt động học của HS.
Tổ/nhóm phải xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm chuyên ngay từ đầu năm
học, có phân công nhiệm vụ rõ ràng đến từng thành viên trong tổ/nhóm
3.2.2. Đối với nhà trường:
Tích cực chỉ đạo đổi mới sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn theo NCBH, tiếp tục
đổi mới phương pháp, kĩ thuật dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng
phát triển năng lực HS. Tạo điều kiện, mua sắm trang thiết bị dạy học hiện đại
3.2.3. Đối với Sở GD&ĐT Thanh Hóa:
Tiếp tục mở các lớp tập huấn chuyên đề, bồi dưỡng thường xuyên để tổ

trưởng/nhóm trưởng chuyên môn có điều kiện tiếp thu và học tập kinh nghiệm trong
tổ chức điều hành sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.

19


XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 28 tháng 5 năm 2018
Tôi xin cam kết sáng kiến do mình viết
không Coppy của người khác

Lê Thị Hiên

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Tài liệu hội thảo - Tập huấn: đổi mới tổ chức và quản lí hoạt động giáo dục ở
trường TPPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh (Tài liệu lưu hành trong
khóa tập huấn tổ trưởng chuyên môn trường THPT). Vụ giáo dục trung học - Hà
Nội 2016
[2] tài liệu tập huấn: Đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học (Tài
liệu lưu hành trong khóa tập huấn tổ trưởng chuyên môn trường THPT).
[3]. Tài liệu tập huấn: Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định
hướng phát triển năng lực học sinh môn Địa Lí (lưu hành nội bộ). Vụ giáo dục trung
học - Hà Nội 2014.
[4]. Sách giáo khoa Địa Lí lớp 10
[5]. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Địa lý lớp 10. Phạm Thị Sen

(chủ biên) - Nhà xuất bản Giáo Dục
[6]. Các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Chính phủ. Thông tin, tranh ảnh từ mạng
Internet

21



×