Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

skkn một số phương pháp khai thác kênh hình trong sách giáo khoa địa lí 10 phần tự nhiên theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (365.94 KB, 20 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT NGUYỄN XUÂN NGUYÊN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP KHAI THÁC
KÊNH HÌNH TRONG SÁCH GIÁO KHOA ĐỊA LÍ 10
PHẦN TỰ NHIÊN THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH
TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH

Người thực hiện: Đỗ Thị Loan
Chức vụ : Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên
SKKN thuộc lĩnh vực môn: Địa lí

THANH HÓA NĂM 2018
THANH HOÁ NĂM 2018

1


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

1. Mở
2
đầu……………………………………………………………………....


1.1. Lý do chọn đề tài…………………...………………………….………..... 2
1.2. Mục đích nghiên cứu………………………………………….…………. 2
1.3. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………….
2
……....
1.4. Phương pháp nghiên cứu. …………………………………...………….. 2
2. Nội dung.……………………………………………….………...……….. 3
2.1. Cơ sở lý luận …………………………………………….……..
3
…............
2.1.1. Kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí……………..……………......... 3
2.1.2. Vai trò của kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí……..………..…… 3
2.3.3. Một số yêu cầu khi sử dụng kênh hình trong dạy học Địa lí…………. 3
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu……………………………………… 4
2.3.Giải pháp và tổ chức thực hiện………………………...…………………

4

2.3.1. Hệ thống kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí 10………………….. 4
2.3.2.Quy trình chung khi khai thác kênh hình…………….……………… 5
2.3.3. Một số ví dụ cụ thể …………………………………………………….
a. Ví dụ
1……………………………………………………………………….
b. Ví dụ 2………………………...………….
…….............................................
c. Ví dụ 3...........................................................…………………….…………
d. Ví dụ 4………………………………………………............................
…….
e. Ví dụ 5…………………................................................................................


5
5
6
8
10
10

g. Ví dụ 6…………….. ...................................................................................... 12
2.4. Hiệu quả..................................................................................................... 15
3. Kết luận và kiến nghị……………………………………….…….…........... 17
3.1 Kết luận........................................................................................................ 17
3.2 Kiến nghị...................................................................................................... 17

2


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Kiến thức địa lí ngoài được tàng trữ ở kênh chữ còn được tàng trữ trong kênh
hình.Sách giáo khoa Địa lí lớp 10 rất chú trọng về hệ thống kênh hình để cung cấp,
khai thác kiến thức đặc biệt là phần “ Địa lí tự nhiên”. Hệ thống kênh hình được đặt
xen kẽ, quan hệ hữu cơ với kênh chữ trong mỗi bài học. Hình thức thể hiện kênh hình
cũng rất đa dạng gồm: Bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, hình vẽ, bảng biểu...màu sắc hấp
dẫn sinh động, phù hợp với từng đơn vị kiến thức.
Với những đặc điểm của hệ thống kênh hình như vậy đòi hỏi giáo viên cần
nhận thức đúng đắn về vai trò, đặc điểm của nó trong mỗi bài học để khai thác, sử
dụng có hiệu quả.
Tuy nhiên, thực tế giảng dạy ở trường THPT qua nhiều năm cho tôi thấy hầu
hết giáo viên đã có hướng khai thác các kênh hình trong sách giáo khoa vào dạy học
Địa lí, nhưng hiệu quả nhìn chung còn nhiều hạn chế. Giáo viên chưa khai thác hết

kiến thức tiềm ẩn trong các kênh hình đó. Chính vì vậy mà khả năng đạt hiệu quả cao
trong một tiết giảng dạy còn nhiều hạn chế.
Mặt khác, do điều kiện thực tế của Nhà trường còn gặp nhiều khó khăn, cơ sở
vật chất còn thiếu thốn, các phương tiện dạy học như tranh ảnh, bản đồ,…phục vụ
cho dạy học chưa có nhiều. Do đó để nâng cao hiệu quả giảng dạy và khắc phục
những khó khăn của Nhà trường, bản thân tôi là một giáo viên, trong quá trình công
tác tôi luôn nghiên cứu, tìm tòi những phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp với
trình độ của từng đối tượng học sinh để giúp các em nắm vững kiến thức và luôn
hứng thú học tập môn địa lí.
Vì những lí do trên, tôi chọn đề tài: “Một số phương pháp khai thác kênh
hình trong sách giáo khoa Địa lí 10 phần tự nhiên theo hướng phát huy tính tích
cực của học sinh” làm đối tượng nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng dạy học của
bản thân, từ đó đóng góp một phần nhỏ bé vào công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện
của ngành giáo dục nước nhà.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao hiệu quả giảng dạy và rèn
luyện thêm kiến thức, kĩ năng cho giáo viên.
Góp phần tạo hứng thú môn học, khắc sâu kiến thức, phát huy tính tự giác, độc
lập và sáng tập của học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Phần Địa lí tự nhiên lớp 10 chương trình sách giáo khoa ban cơ bản và giới hạn
trong việc tạo kĩ năng khai thác, sử dụng kiến thức từ các hình vẽ trong sách giáo
khoa của học sinh và giáo viên.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Với sáng kiến kinh nghiệm này, tôi vận dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thử nghiệm.
- Phương pháp nghiên cứu lí luận.
- Phương pháp khảo sát, thống kê.
- Phương pháp quan sát qua các tiết dự giờ thao giảng.
3



2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
2.1.1. Kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí
Trong cấu trúc sách giáo khoa Địa lí nói chung và sách giáo khoa Địa lí 10 nói
riêng gồm 2 phần là kênh chữ và kênh hình. Kênh chữ và kênh hình luôn đảm bảo tỉ
lệ hợp lí giữa lí thuyết và thực hành. Mỗi thành phần thực hiện một số chức năng nhất
định. Kênh chữ là thành phần cơ bản của SGK có liên hệ với thành phần ngoài bài
viết. Bài viết Địa lí SGK thường mang tính chất giải thích minh họa và bao gồm các
lí thuyết, giải thích, mô tả và các chỉ dẫn…Những thành phần ngoài bài viết của SGK
có ý nghĩa về mặt phương pháp và kiểm tra đối với học sinh. Trong SGK còn có hệ
thống câu hỏi và bài tập nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức, thiết lập các mối
liên hệ và phụ thuộc, vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống. Các
câu hỏi bài tập giúp học sinh định hướng hoạt động tư duy của học sinh trong quá
trình nắm vững tài tài mới. [1]
Việc thực hiện các bài tập và câu hỏi trong SGK đòi hỏi học sinh phải dựa vào
các nguồn kiến thức khác nhau, đó là kênh hình như biểu đồ, bản đồ, lược đồ, sơ đồ
tranh ảnh,…các kênh minh họa không chỉ có tác dụng cụ thể hóa bài viết mà còn là
nguồn gây hứng thú đối với học sinh.
Như vậy kênh hình trong SGK Địa lí gồm nhiều loại là bản đồ, lược đồ, biểu
đồ, các bảng số liệu và tranh ảnh. Mỗi loại có những cách thể hiện khác nhau nhưng
đều cùng một mục đích là truyền đạt các kiến thức đến người học và rèn luyện kĩ
năng cho học sinh.
2.1.2. Vai trò của kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí
Kênh hình góp phần hỗ trợ việc cung cấp kiến thức, giảm tính trừu tượng của
kiến thức, tạo điều kiện cần thiết cho học sinh thực hành để rèn luyện các kĩ năng.
Kênh hình giúp đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá kết
quả học tập của học sinh.
Giúp cho giáo viên hướng dẫn học sinh học kiến thức mới, rèn luyện kĩ năng

Ngoài ra còn hỗ trợ giáo viên trong việc nâng cao kiến thức, kĩ năng và thiết kế
bài dạy.
2.1.3. Một số yêu cầu khi sử dụng kênh hình trong dạy học Địa lí
Kênh hình phải được sử dụng có hiệu quả, đáp ứng các yêu cầu về nội dung và
phương pháp được quy định trong chương trình giáo dục. Tập trung vào việc sử dụng
kênh hình như một nguồn kiến thức, hạn chế dùng theo cách minh họa kiến thức.
Để có thể sử dụng tốt kênh hình Giáo viên cần: [3]
- Có kế hoạch chuẩn bị trước các kênh hình, nghiên cứu kĩ các kênh hình để
hiểu rõ nội dung, tác dụng của từng loại kênh hình, tránh tình trạng khi lên lớp mới
cùng học sinh tiếp xúc với kênh hình.
- Cần lựa chọn nội dung mang tính thiết thực đối với nội dung bài học, đồng
thời sử dụng tối đa các nội dung đã được thể hiện trên mỗi kênh hình.
- Khi soạn bài cũng như khi lên lớp, Giáo viên cần phải xây dựng hệ thống câu
hỏi, bài tập tương đối chính xác, rõ ràng để học sinh làm việc với các loại kênh hình
nhằm lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng Địa lí.
4


- Giáo viên cần giúp học sinh nắm được trình tự các bước làm việc với từng
loại phương tiện, thiết bị dạy học để tìm kiếm thức, rèn luyện kĩ năng, phát triển tư
duy.
2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
2. 1. Về phía giáo viên
Qua khảo sát thực tế và dự giờ đồng nghiệp khi dạy các bài có kênh hình, tôi
nhận thấy:
- Phần lớn giáo viên có quan niệm đúng về chức năng, vai trò của các kênh
hình thể hiện trong việc chuẩn bị chu đáo về giáo án, yêu cầu, mục đích của các kênh
hình là gì và thể hiện yếu tố nào của đối tượng địa lí.
- Hầu hết giáo viên đều đã vận dụng một cách sáng tạo khoa học kĩ năng sử
dụng kênh hình cho học sinh theo phương pháp dạy học tích cực, do đó đã pháp huy

được tinh tư duy độc lập cho học sinh, giúp học sinh nắm vững, chắc nội dung bài
học và giúp học sinh thêm yêu thích môn địa lí.
2.2. Về phía học sinh:
Do quan niệm đây là môn phụ nên học sinh chưa đầu tư thời gian thích đáng
cho việc học tập bộ môn, nếu không muốn nói là coi thường, số ít học sinh chăm học
có ý thức song phương pháp học tập còn lúng túng, còn tình trạng học vét, ghi nhớ áy
móc nên kiến thức không chắc, nhanh quên, không sáng tạo trong giải quyết vấn đề.
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
2.3.1. Hệ thống kênh hình trong sách giáo khoa địa lí 10 (phần Địa lí tự nhiên)
Đối với chương trình địa lí 10 được biên soạn theo tinh thần cung cấp các tình
huống, thông tin đã được lựa chọn. Vậy giáo viên phải tổ chức học tập, phân tích,
tổng hợp và xử lí thông tin, tạo điều kiện cho học sinh trong quá trình học tập vừa
tiếp nhận được kiến thức vừa rèn luyện các kĩ năng và nắm được phương pháp học
tập tạo điều kiện tự khám phá, tự phát hiện, tự tìm đến với kiến thức mới, phát huy
tích tích cực, độc lập của học sinh.
Những kênh hình trong sách giáo khoa không đơn thuần chỉ lả minh họa cho
bài giảng mà chúng còn gắn bó hữu cơ với bài học và là một phần khồng thể thiếu
được trong nội dung bài học.
Sách giáo khoa địa lí 10 ban cơ bản phần địa lí tự nhiên có các kênh hình sau:
(Không thống kê ở những bài học và nội dung bài học đã được giảm tải) [5]
Bài 2: - Hình 2.1: Các dạng kí hiệu.
Bài 5: - Hình 5.1: Vị trí Mặt Trời trong Dải Ngân Hà.
- Hình 5.2: Các hành tinh trong Hệ Mặt Trời và quỹ đạo chuyển động của
chúng.
- Hình 5.4: Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể trên bề mặt Trái Đất.
Bài 6: - Hình 6.2: Các mùa theo dương lịch ở bán cầu Bắc.
- Hình 6.3: Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau theo mùa và theo vĩ độ.
Bài 7: - Hình 7.4: Hai mảng kiến tạo tách rời nhau.
- Hình 7.5: Hai mảng kiến tạo xô vào nhau.
Bài 8: - Hình 8.1: Hiện tượng uốn nếp.

- Hình 8.3: Địa lũy và địa hào.
Bài 9: - Hình 9.6 Vách biển và bậc thềm sóng vỗ.
Bài 11: - Hình 11.2: Phân phối bức xạ mặt trời.
- Hình 11.4: Nhiệt độ thay đổi theo độ dốc và hướng phơi của sườn núi.
5


Bài 12: - Hình 12.1: Các đai khí áp và gió trên Trái Đất.
- Hình 12.4: Gió biển và gió đất.
- Hình 12.5 Qúa trình hình thành gió fơn.
Bài 15: - Hình 15: Sơ đồ tuần hoàn của nước.
Bài 16: - Hình 16.1: Chu kì tuần trăng.
- Hình 16.2: Vị tri của Mặt Trăng so với Trái Đất và Mặt Trời vào các ngày
“triều cường”.
- Hình 16.3: Vị trí của Mặt Trăng vào các ngày “triều kém”.
Bài 17: - Hình 17: Vị trí lớp phủ thỗ nhưỡng ở lục địa.
Bài 18: - Hình 18: Các vành đai của thực vật theo độ cao ở núi An- Pơ .
Bài 19 - Hình 19.11: Sơ đồ các vành đai thực vật và đất ở sườn tây dãy Cáp ca.
Bài 20: - Hình 20.1: Sơ đồ lớp vỏ địa lí của Trái Đất
2.3.2. Quy trình chung khai thác kênh hình
- Đọc tên.
- Xác định nội dung.
- Giá trị của hình trong việc diễn giải các dấu hiệu của khái niệm địa lí tự nhiên hay
diễn giải các quy luật địa lí tự nhiên.
- Giá trị về tự nhiên, danh thắng.
2.3.3. Một số ví dụ cụ thể
a. Ví dụ 1: Bài 5: VŨ TRỤ, HỆ MẶT TRỜI VÀ TRÁI ĐẤT, HỆ QUẢ CHUYỂN
ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT
Phần I: Khái quát về vũ trụ, Hệ Mặt Trời, Trái Đất trong Hệ Mặt Trời
Mục 2- Hệ Mặt Trời và mục 3 Trái Đất trong Hệ Mặt Trời

( SGK- Ban cơ bản- Địa lí 10, trang 18)

6


Hình 5.2: Các hành tinh trong Hệ Mặt Trời và quỹ đạo chuyển động của chúng
* Nội dung
Hình 5.2 là hình vẽ minh họa về các hành tinh trong hệ Mặt Trời. Quan sát
hình chúng ta thấy hệ Mặt Trời gồm: Mặt Trời ở trung tâm và các hành tinh chuyển
động xung quanh Mặt trời là: Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ
tinh, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh.
Qũy đạo chuyển động xung quanh Mặt Trời của 8 hành tinh này cùng chiều,
đều từ trái sang phải. Trái Đất của chúng ta là hành tinh thứ 3, tính theo thứ tự xa dần
Mặt Trời.
* Phương pháp khai thác
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình và trả lời các câu hỏi như:
+ Hệ Mặt Trời có mấy hành tinh, đó là những hành tinh nào?
+ Nhận xét hình dạng quỹ đạo và hướng chuyển động của các hành tinh?
+ Các hành tinh trong Hệ Mặt Trời có những vận động chính nào?
+ Trái Đất nằm ở vị trí thứ mấy trong Hệ Mặt Trời tính theo thứ tự xa dần Mặt Trời?
+ Trái Đất có điểm gì khác các hành tinh?
+ Trái Đất có những chuyển động chính nào?
- HS quan sát hình kết hợp với nội dung kênh chữ trả lời, sau đó GV có thể tổng kết
mục 2 như sau:
+ Hệ Mặt Trời gồm 8 hành tinh: Kim tinh (nhỏ nhất) Mộc tinh lớn nhất, tiếp đến là
Thổ tinh, Thiên Vương tinh, Trái Đất, Kim tinh, Hải Vương tinh và Hỏa tinh.
+ Quỹ đạo chuyển động của các hành tinh là các hình elip, cùng nằm trên một mặt
phẳng và đều có hướng chuyển động ngược chiều kim đồng hồ.(Vì HS quan sát thấy
trên hình có các hình elip và hướng mũi tên).
+ Các hành tinh vừa tự quay, vừa chuyển động quanh Mặt Trời- Trái Đất là một trong

8 hành tinh của hệ Mặt trời.
+ Trái đất ở vị trí thứ 3 tính theo thứ tự xa dần Mặt Trời.
+ Trái Đất là hành tinh duy nhất có sự sống. (Vì HS dựa vào màu sắc của các hành
tinh thấy Trái Đất được thể hiện bằng màu xanh trên hình 5.2).
+ Trái Đất vừa tự quay, vừa chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời.
- Và từ sự tìm hiểu ở trên GV có thể chuyển ý sang mục 3 với một câu hỏi nâng cao
dành cho HS khá giỏi như: Vì sao Trái Đất lại là hành tinh duy nhất có sự sống?
- Dựa vào kiến thức vừa lĩnh hội và kênh hình HS thấy rằng: Trái Đất ở vị trí thứ 3
(không gần Mặt trời quá, cũng không xa Mặt Trời quá) và Trái Đát tự quay quanh
trục nên nhận được lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp để sự sống có thể phát sinh và
phát triển.
b. Ví dụ 2: Bài 6: HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG XUNG QUANH MẶT TRỜI CỦA
TRÁI ĐẤT
Phần II. Các mùa trong năm
( SGK- Địa lí 10, Ban cơ bản, trang 22 và 23)

7


Hình 6.2: Các mùa theo dương lịch ở bán cầu bắc
* Nội dung
Đây là một hình vẽ thể hiện các mùa theo dương lịch ở bám cầu Bắc. Quan sát hình
chúng ta có thể thấy được:
+ Hướng chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
+ Độ nghiêng và hướng nghiêng của Trái Đất khi chuyển động quanh Mặt Trời.
+ Vị trí của các ngày: Xuân phân (21/3),Hạ chí (22/6), Thu phân (23/9), Đông chí
(22/12).
+ Các mùa trong năm: Xuân- Hạ- Thu- Đông.
+ Thời gian bắt đầu và kết thúc của các mùa theo dương lịch ở bán cầu Bắc.
* Phương pháp khai thác

- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình và trả lời các câu hỏi như:
+ Hướng chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời?
+ Độ nghiêng và hướng nghiêng của trục Trái Đất ở vị trí: Xuân phân, Hạ chí, Thu
phân, Đông chí?
+ Ở bán cầu Bắc các mùa bắt đầu từ ngày nào?
+ Thời gian bắt đầu mùa của các nước dùng âm- dương lịch?
+ Mùa của bán cầu Bắc và bán cầu Nam diễn ra như thế nào?
+ Trong ngày hạ chí 22/6, nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời? Khi đó lúc 12 giờ trưa
ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào nơi nào trên bề mặt Trái Đất?
+ Trong ngày đông chí 22/12, nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời? Khi đó lúc 12 giờ
trưa ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào nơi nào trên bề mặt Trái Đất?
+ Trái Đất hướng cả hai nửa cầu Bắc và Nam về phía Mặt Trời như nhau vào các
ngày nào? Khi đó lúc 12 giờ trưa ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào nơi nào trên
bề mặt Trái Đất?
- HS quan sát hình kết hợp với nội dung kênh chữ trả lời, sau đó GV có thể tổng kết
nội dung như sau:
+ Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ Tây sang Đông.
+ Độ nghiêng và hướng nghiêng của trục Trái Đất ở vị trí: Xuân phân, Hạ chí, Thu
phân, Đông chí là không đổi.
+ Ở bán cầu Bắc các mùa bắt đầu từ ngày:
Mùa xuân bắt đầu từ ngày 21/3 đến ngày 22/6.
8


Mùa hạ bắt đầu từ ngày 22/6 đến ngày 23/9.
Mùa thu bắt đầu từ ngày 23/9 đến ngày 22/12.
Mùa đông bắt đầu từ ngày 22/12 đến ngày 21/3.
+ Căn cứ vào các ngày bắt đầu mùa của hình 5.2 và nội dung kênh chữ HS sẽ tính
được ngày bắt đầu các mùa của các nước dùng âm- dương lịch, thời gian bắt đầu mùa
của các nước được tính sớm hơn khoảng 45 ngày:

Mùa xuân từ 4 hoặc 5- 2 (lập xuân) đến 5 hoặc 6- 5 (lập hạ).
Mùa hạ từ 5 hoặc 6- 5 (lập hạ) đến 7 hoặc 8- 8 (lập thu).
Mùa thu từ 7 hoặc 8- 8 (lập thu) đến 7 hoặc 8- 11 (lập đông).
Mùa đông từ 7 hoặc 8- 11 (lập đông) đến 4 hoặc 5- 2 (lập xuân).
+ Mùa của bán cầu Bắc và bán cầu Nam diễn ra ngược nhau.
+ Vào ngày 22/6 (Hạ chí), nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời. Khi đó lúc 12 giờ trưa
ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào bề mặt trái Đất ở chí tuyến bắc.
+ Vào ngày 22/12 (Đông chí), nửa cầu Nam ngả về phía Mặt Trời. Khi đó lúc 12 giờ
trưa ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào bề mặt trái Đất ở chí tuyến nam.
+ Trái Đất hướng cả hai nửa cầu Bắc và Nam về phía Mặt Trời như nhau vào các
ngày 21/3 (Xuân phân) và 23/9 (Thu phân). Khi đó lúc 12 giờ trưa ánh sáng Mặt Trời
chiếu thẳng góc vào bề mặt Trái Đất ở xích đạo.
- Từ sự tìm hiểu ở trên Gv tiếp tục đưa ra các câu hỏi nâng cao dành cho HS khá giỏi
như:
+ Nguyên nhân sinh ra mùa?
+ Vì sao mùa của 2 bán cầu lại trái ngược nhau?
+ Vì sao ở vị trí Xuân phân và Thu phân thì 2 nửa cầu ngả về phía Mặt Trời như nhau
nhưng lại có 2 mùa khác nhau ở 2 bán cầu?
- HS quan sát hình kết hợp với sự hiểu biết HS trả lời, sau đó GV có thể tổng kết nội
dung như sau:
+ Nguyên nhân sinh ra mùa: Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương, nên bán
cầu Bắc và bán cầu Nam lần lượt ngả về phía Mặt Trời khi Trái Đất chuyển động trên
quỹ đạo.
+ Mùa của 2 bán cầu ngược nhau vì: Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương,
nên bán cầu Bắc và bán cầu Nam lần lượt ngả về phía Mặt Trời khi Trái Đất chuyển
động trên quỹ đạo. Khi bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời (22/6) là mùa hạ thì bán
cầu Nam lúc đó xa Mặt Trời (22/6) là mùa đông. Mùa xuân và mùa thu cũng diễn ra
ngược lại.
+ Ở vị trí Xuân phân và Thu phân thì 2 nửa cầu ngả về phía Mặt Trời như nhau nhưng
lại có 2 mùa khác nhau vì:

Từ 21/3 đến 22/6, do trục Trái Đất nghiêng nên nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt
Trời nên dẫn đến góc nhập xạ (góc hợp bởi tia sáng Mặt Trời với bề mặt Trái Đất)
lớn, điều đó làm cho nửa cầu Bắc nhận được nhiều nhiệt từ Mặt trời, nhưng do mặt
đất vừa bị hóa lạnh vào mùa đông nên lúc này mới ấm lên, đó là mùa Xuân.
Từ 23/9 đến 22/12, do trục Trái Đất nghiêng nên nửa cầu Bắc ngả xa Mặt Trời
nên dẫn đến góc nhập xạ nhỏ dần, điều đó làm cho nửa cầu Bắc nhận được ít nhiệt từ
Mặt trời, nhưng do mặt đất còn dự trữ lượng nhiệt trong mùa hạ nên lúc này nhiệt độ
vẫn chưa thấp lắm, đó là mùa Thu.
c. Ví dụ 3: Bài 11: KHÍ QUYỂN, SỰ PHÂN BỐ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ
TRÊN TRÁI ĐẤT
9


Phần II: Sự phân bố của nhiệt độ không khí trên Trái Đất
Mục 1: Bức xạ và nhiệt độ của không khí
( SGK- Địa lí 10, Ban cơ bản, trang 41)

Hình 11.2- Phân phối bức xạ của Mặt Trời
* Nội dung
- Mặt Trời là một ngôi sao phát sáng khổng lồ, nguồn năng lượng Mặt Trời tỏa đi các
hướng trong không gian.
- Hình 11.2 minh họa sự phân phối năng lượng Mặt Trời hướng tới Trái Đất.Quan sát
hình chúng ta có thấy được nguồn bức xạ Mặt Trời được phân phối như sau;
+ 47% bề mặt Trái Đất hấp thụ.
+ 30% phản hồi vào không gian.
+ 19% khí quyển hấp thụ.
+ 4% tới bề mặt Trái Đất rồi bị phản hồi vào không gian.
* Phương pháp khai thác
Trái Đất là một hành tinh không tự phát sáng. Nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu
cho bề mặt Trái Đất là bức xạ Mặt trời. Tuy nhiên khi dựa vào hình 11.2 HS mới chỉ

nêu được sự phân phối của năng lượng Mặt Trời đến bề mặt Trái Đất. Do đó sau khi
yêu cầu HS cho biết nguồn bức xạ từ Mặt Trời tới bề mặt Trái Đất được phân phối
như thế nào, GV cần làm rõ: Nguồn bức xạ từ Mặt Trời tới Trái Đất, thì khí quyển chỉ
trực tiếp hấp thụ được 19%, nhưng bề mặt Trái Đất hấp thụ được 47%, lượng nhiệt
mà bề mặt Trái Đất hấp thụ được lại tỏa vào khí quyển.
Như vậy nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu cho không khí ở tầng đối lưu là nhiệt
của bề mặt Trái Đất được Mặt Trời đối nóng. [5].
- Từ sự tìm hiểu ở trên Gv tiếp tục đưa ra câu hỏi như:
+ Nhiệt lượng do Mặt Trời mang đến bề mặt Trái Đất phụ thuộc vào yếu tố nào?
- HS quan sát hình kết hợp với nội dung kênh chữ trả lời, sau đó GV có thể tổng kết
nội dung như sau:
+ Nhiệt lượng do Mặt Trời mang đến bề mặt Trái Đất thay đổi theo góc chiếu của tia
sáng bức xạ mặt trời, nếu góc chiếu càng lớn thì cường độ bức xạ càng lớn, lượng
10


nhiệt thu được càng lớn. Nhìn chung, tia bức xạ càng gần 2 cực càng chếch, góc
chiếu càng nhỏ, lượng bức xạ càng giảm.
d. Ví dụ 4: Bài 12: PHÂN BỐ KHÍ ÁP, MỘT SỐ LOẠI GIÓ CHÍNH
Phần II: Một số loại gió chính
Mục 4: Gió địa phương (Gió biển, gió đất)
( SGK- Địa lí 10, Ban cơ bản, trang 47,48)

Hình 12.4: Gió biển và gió đất
* Nội dung
- Đây là 2 hình vẽ thể hiện hoạt động của gió đất và gió biển.
+ Hình vẽ gió biển với những đám mây và Mặt Trời rực rỡ thể hiện ban ngày. Các
mũi tên chỉ hướng gió từ biển thổi vào trong đất liền.
+ Hình vẽ gió đất với bầu trời đầy sao và mặt Trăng thể hiện ban đêm. Các mũi tên
chỉ hướng gió từ trong đất liền ra biển.

- Để giải thích sự hình thành của gió đất, gió biển phải vận dụng những kiến thức đã
học về khí áp và gió. Sự hấp thụ nhiệt Mặt Trời và tỏa nhiệt giữa nước và đất đá khác
nhau (đất hấp thụ nhiệt nhanh hơn nước nên tỏa nhiệt cũng nhanh hơn).Gió thổi từ
khu khí áp cao về khu khí áp thấp.
+ Ban ngày mặt đất nóng lên nhanh hơn mặt nước biển, tạo nên sự chênh lệch khí áp
giữa đất liền (hạ áp) và mặt nước biển (cao áp). Vì vậy ban ngày có gió từ vùng biển
thổi vào đất liền.
+ Hoạt động của gió đất được giải thích ngược lại.
* Phương pháp khai thác
- GV sẽ yêu cầu HS quan sát hình và đặt câu hỏi:
+ Gió đất, gió biển thường hình thành ở đâu?
+ Thời gian hoạt động của gió đất, gió biển?
+ Hướng thổi thổi của gió đất, gió biển?
- HS quan sát hình kết hợp với sự hiểu biết HS trả lời, sau đó GV có thể tổng kết nội
dung như sau:
+ Hình thành ở vùng ven biển.
+ Gió biển ban ngày (Mặt Trời); Gió đất ban đêm (bầu trời sao).
+ Hướng thổi thay đổi theo ngày và đêm (Ban ngày- Gió biển từ ven biển thổi vào đất
liền. Ban đêm- Gió đất từ đất liền thổi ra biển).
11


- Từ sự tìm hiểu ở trên Gv tiếp tục đưa ra các câu hỏi nâng cao dành cho HS khá giỏi
như:
+ Em hãy giải thích nguyên nhân hình thành và trình bày sự hoạt động của gió đất,
gió biển?
- Dựa vào kiến thức vừa lĩnh hội và kênh hình HS trả lời, sau đó GV tổng kết nội
dung như sau:
+ Nguyên nhân hình thành: Do sự hấp thụ nhiệt và tỏa nhiệt khác nhau giữa đất đá và
nước biển, tạo sự chênh lêch khí áp giữa vùng ven biển và đất liền nhau (đất hấp thụ

nhiệt nhanh hơn nước nên tỏa nhiệt cũng nhanh hơn). [5].
+ Sự hoạt động:
Gió biển: Ban ngày ở ven bờ lục địa đất hấp thụ nhiệt nhanh nên nóng hơn mặt
nước biển, hình thành hạ áp. Còn ven bờ biển mát hơn, hình thành cao áp.
Gió đất: Ban đêm đất liền tỏa nhiệt nhanh hơn, mát hơn, hình thành cao áp.
Còn vùng nước biển ven bờ tỏa nhiệt chậm hơn, hình thành hạ áp.
e. Ví dụ 5: Bài 15:THỦY QUYỂN. MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI
CHẾ ĐỘ NƯỚC SÔNG. MỘT SỐ SÔNG LỚN TRÊN THẾ GIỚI
Phần I: Thủy quyển
Mục 2: Tuần hoàn của nước trên Trái Đất
( SGK- Địa lí 10, Ban cơ bản, 56)

Hình 15: Sơ đồ tuần hoàn của nước
* Nội dung
- Nước trên Trái Đất gồm có nước trong các biển, đại dương, nước trên lục địa và hơi
nước trong khí quyển. Các loại nước này có mối quan hệ với nhau.
- Hình 15 thể hiện vòng tuần hoàn của nước “cho dù có đi nơi đâu”, thay hình đổi
dạng như thế nào thì cuối cùng đều trở về nơi xuất phát ban đầu, và quá trình bốc hơi
lại bắt đầu, vòng tuần hoàn của nước cứ thế tiếp diễn như một cỗ máy vĩ đại của thời
gian mà không hề biết đến sự mệt mỏi.
12


* Phương pháp khai thác
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình và trả lời các câu hỏi như:
+ Vòng tuần hoàn của nước gồm có mấy loại, là những loại nào?
+ Hãy trình bày các vòng tuần hoàn của nước?
- HS quan sát hình và trả lời:
+ Vòng tuần hoàn của nước gồm có 2 loại, đó là vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần
hoàn lớn.

+ Dựa vào hình HS sẽ trình bày vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ, tuy nhiên
khi trình bày:
Vòng tuần hoàn nhỏ (thường là HS chỉ trả lời): Nước từ biển bốc hơi tạo thành
mây và mưa, mưa rơi xuống rồi lại bốc hơi…( thực ra các em mới quan sát ở biển có
dòng chữ vòng tuần hoàn nhỏ, các em chưa quan sát để khai thác kiến thức ở phần
lục địa). Nên Gv lúc này sẽ đặt câu hỏi: Ở đất liền có hiện tượng này không? Khi đó
HS sẽ quan sát kĩ hơn và sẽ có bổ sung đầy đủ kiến thức hơn là: Nước từ biển (hoặc
ao, hồ, sông, suối…) bốc hơi tạo thành mây và mưa, mưa rơi xuống rồi lại bốc hơi…(
nghĩa là chỉ gồm 2 giai đoạn: bốc hơi và nước rơi)
Vòng tuần hoàn lớn (thường là HS chỉ trả lời): Nước từ biển bốc hơi tạo thành
mây, mây được gió đưa vào đất liền, gặp lạnh tạo thành mưa và tuyết; mưa rơi và
tuyết tan chảy vào các dòng sông, hồ, chảy ra biển; rồi nước biển lại bốc hơi…( nghĩa
là chỉ gồm 3 giai đoạn; bốc hơi- nước rơi- dòng chảy) [4]. Như vậy các em trình bày
chưa đầy đủ (vì thực ra các em mới quan sát ở phần trên mặt lục địa). Nên Gv lúc này
sẽ đặt câu hỏi: Ở dưới đất có nước không và tên của loại nước đó? Khi đó HS sẽ quan
sát kĩ hơn và sẽ có bổ sung đầy đủ kiến thức hơn là: Nước từ biển bốc hơi tạo thành
mây, mây được gió đưa vào đất liền, gặp lạnh tạo thành mưa và tuyết; mưa rơi và
tuyết tan chảy vào các dòng sông, hồ, và một phần thấm xuống đất tạo thành nước
ngầm, nguồn nước này chảy ra biển; rồi nước biển lại bốc hơi…[4]( nghĩa là chỉ gồm
4 giai đoạn: bốc hơi - nước rơi- ngấm- dòng chảy)
- Cuối cùng để kết thúc GV có thể tổng kết nội dung như sau:
+ Vòng tuần hoàn của nước: Gồm vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ
+ Vòng tuần hoàn nhỏ gồm 2 giai đoạn: bốc hơi và nước rơi.
+ Vòng tuần hoàn lớn gồm 2 loại:
3 giai đoạn: bốc hơi- nước rơi- dòng chảy.
4 giai đoạn: bốc hơi - nước rơi- ngấm- dòng chảy.
g. Ví dụ 6: Bài 16:SÓNG, THỦY TRIỀU, DÒNG BIỂN
Phần II: Thủy triều (đặc điểm của thủy triều)

13



Hình 16.2: Vị trí của Mặt Trăng so vi Trái Đất và Mặt trời vào các ngày “triều
cường” (dao động thủy triều lớn nhất)

Hình 16.3: Vị trí của Mặt Trăng vào các ngày “triều kém” (dao động thủy triều
nhỏ nhất)
* Nội dung
- Hình 16.1 thể hiện chu kì của một tuần trăng, nghĩa là khi Mặt Trăng chuyển động
một vòng quanh Trái Đất thì hết khoảng 29 hoặc 30 ngày (theo âm lịch). Vào ban
14


đêm, nếu Mặt Trăng ở vị trí số 1 thì từ Trái Đất nhìn lên ta thấy không trăng (vì nhìn
thấy nửa của Mặt Trăng không được Mặt Trời chiếu sáng), nếu Mặt Trăng ở vị trí số 3
thì từ Trái Đất nhìn lên Mặt Trăng ta thấy Trăng tròn (vì nhìn thấy nửa của Mặt Trăng
được Mặt Trời chiếu sáng), nếu Mặt Trăng ở vị trí số 2 và số 4 thì từ Trái Đất nhìn lên
Mặt Trăng ta thấy Trăng khuyết.
- Hình 16.2 thể hiện vị trí của Mặt Trăng so với Trái Đất và Mặt trời vào các ngày
“triều cường” (dao động thủy triều lớn nhất).
- Hình 16.3: Vị trí của Mặt Trăng vào các ngày “triều kém” (dao động thủy triều nhỏ
nhất).
* Phương pháp khai thác
- Để khai thác hình một cách có hiệu quả thì trước khi khai thác GV cho HS thấy
được rằng:
+ Các hành tinh trong Hệ Mặt Trời không tự phát sáng, mà chỉ phản xạ lại ánh sáng ở
phần diện tích được Mặt Trời chiếu sáng.
+ Lớp nước trên bề mặt Trái Đất chịu lực hút của Mặt Trăng và Mặt Trời là chủ yếu.
Vì vậy theo kiến thức môn vật lí thì khi Mặt Trăng, Trái Đất và Mặt Trời nằm thẳng
hàng thì tổng hợp lực là lớn nhất; khi Mặt Trăng, Trái Đất và Mặt Trời nằm vuông

góc thì tổng hợp lực là nhỏ nhất.
- Từ những hiếu biết mà GV vừa cung cấp thì HS dễ dàng khai thác được những kiến
thức mới trong bài học bằng tranh ảnh.
- GV yêu cầu HS quan sát hình 16.1+ 16.2+ 16.3 kết hợp với sự hiểu biết để trả lời
các câu hỏi: [5]
+ Dao động thủy triều lớn nhất xảy ra khi nào? Khi đó ở Trái Đất ta thấy Mặt Trăng
như thế nào?
+ Dao động thủy triều nhỏ nhất xảy ra khi nào? Khi đó ở Trái Đất ta thấy Mặt Trăng
như thế nào?
+ Khi dao động thủy triều lớn nhất vào khoảng ngày nào theo âm lịch?
+ Khi dao động thủy triều nhỏ nhất vào khoảng ngày nào theo âm lịch?
- HS quan sát hình trả lời, sau đó GV có thể tổng kết nội dung như sau:
+ Dao động thủy triều lớn nhất xảy ra khi Mặt Trăng, Trái Đất và Mặt Trời nằm thẳng
hàng. Khi đó ở Trái Đất ta thấy không Trăng hoặc Trăng tròn.
+ Dao động thủy triều nhỏ nhất xảy ra khi Mặt Trăng, Trái Đất và Mặt Trời nằm ở vị
trí vuông góc. Khi đó ở Trái Đất ta thấy Trăng khuyết.
+ Khi dao động thủy triều lớn nhất vào khoảng ngày mồng 1 hoặc 15 theo âm lịch
+ Khi dao động thủy triều nhỏ nhất vào khoảng ngày 7 và 8 hoặc 22 và 23 theo âm
lịch.
Như vậy việc sử dụng kênh hình phải được GV sử dụng tối đa, triệt để, để khai
thác kiến thức. Muốn vậy thì công việc chuẩn bị bài của GV ở nhà là rất quan trọng,
đòi hỏi tính khoa học cao, câu hỏi rõ ràng, dễ hiểu, gãy gọn, kích thích sự tìm tòi,
hứng thú học tập của HS. Hơn nữa người GV không chỉ đơn thuần dạy bằng những
đồ dùng có sẵn mà còn phải sáng tạo ra những hình vẽ đơn giản, sưu tầm tranh ảnh,
minh họa tổ chức hoạt động có hiệu quả, phù hợp với đối tượng HS.Đồng thời khi
người Gv dạy học cần triệt để tận dụng việc khai thác kiến thức kết hợp kiểm tra kiến
thức và rèn luyện kĩ năng cho học sinh.

15



2.4. Hiệu quả
Tôi đã thực hiện việc áp dụng phương pháp này trong nhiều năm với những
mức độ khác nhau giữa các lớp, hoặc trong một lớp nhưng ở những thời điểm khác
nhau và cũng đã quan sát, tìm hiểu, tham khảo cách làm này ở nhiều giáo viên qua
các tiết dự giờ thao giảng, qua việc trao đổi học tập kinh nghiệm trong các buổi sinh
hoạt chuyên môn. Tôi nhận thấy rằng:
1. Đối với giáo viên
- Khi khai thác kiến thức từ kênh hình Địa lí cần:
+ Chuẩn bị các câu hỏi phát hiện để gợi ý cho HS nhìn và quan sát trên kênh hình có
sẵn trong SGK để trả lời.
+ Có thể phân tích hình trước rồi quy nạp lại kiến thức hoặc nêu và phát hiện kiến
thức, kênh hình có tích chất dẫn kiến thức.
+ Trong quá trình sử dụng các kênh hình GV nên dùng phương pháp đàm thoại để
hướng dẫn HS quan sát, tập trung chú ý những chi tiết quan trọng.
+ Khi kênh hình không nêu rõ được đặc điểm, chi tiết của đối tượng thì người GV
phải kết hợp với việc bổ sung các kênh hình trên bảng hoặc các vật mẫu.
+ Kênh hình nên sử dụng đúng lúc, đúng chỗ thì mới phát huy được hết tác dụng và
không làm HS giảm hứng thú hoặc phân tán tư tưởng.
+ Nên cho HS sưu tầm những hình ảnh từ các tập chí, báo trong các trang WEB theo
các chủ đề khác nhau.
- Tích cực đầu tư nghiên cứu và sử dụng PTTQ để hình thành những kĩ năng, hướng
dẫn HS khai thác kiến thức bằng PTTQ nói chung và bằng hình nói riêng, phù hợp
với nội dung chương trình của từng mục, từng bài, nhằm nâng cao chất lượng dạy và
học.
2. Đối với học sinh:
* Về kiến thức: Thông qua quan sát các phương tiện trưc quan (sơ đồ, bảng số liệu,
bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, …) nói chung và hình vẽ nói riêng, HS lĩnh hội kiến thức
nhanh hơn, nhớ lâu hơn, tiếp nhận thông tin nhẹ nhàng hơn, kiến thức nắm được
vững vàng hơn mà đặc biệt là có thêm nhiều HS yêu thích học tập bộ môn hơn, giờ

học cũng vì thế sôi nổi hơn.
* Về kĩ năng: HS đã sử dụng tương đối thành thạo các kĩ năng địa lí như: Quan sát,
mô tả, phân tích, nhận xét và trình bày các đối tượng địa lí, biết vận dụng kiến thức
đã học để tìm hiểu thiên nhiên môi trường xung quanh, bổ sung kiến thức địa lí cho
mình, đồng thời giải thích được các hiện tượng tự nhiên đơn giản và vận dụng vào
thực tế đời sống sản xuất tại địa phương.
* Về thái độ tình cảm: HS yêu thích học tập bộ môn, yêu mến thiên nhiên, từ đó có ý
thức bảo vệ thiên nhiên môi trường, có niềm tin vào khả năng của con người để chinh
phục tự nhiên, cải tạo tự nhiên để phục vụ cho cuộc sống. Từ đó các em có ý thức bảo
vệ môi trường xung quanh “Xanh- Sạch- Đẹp” môi trường sống trong lành. Giữ gìn
vệ sinh trường lớp, có ý thức chăm sóc và bảo vệ cảnh quan trường học.
Năm học 2015- 2016 tôi bắt đầu tìm hiểu, nghiên cứu, nhưng đến năm 20172018 tôi mới bắt đầu áp dụng đối với tất cả các lớp mà tôi trực tiếp giảng dạy. Kết
quả được thể hiện rõ ở cuối kì học là số lượng học sinh có lực học yếu giảm đáng kể,
học sinh kém không còn, số lượng học sinh khá giỏi tăng.Cụ thể như sau:

16


- Bảng 1: Hứng thú của học sinh khi giáo viên khai thác tốt kênh hình, giảm viết
bảng
Lớp
Số HS
Hứng thú của học sinh
Thích
Không ý kiến
Không thích
SL
Tỉ lệ %
SL
Tỉ lệ %

SL
Tỉ lệ %
10 C1
43
41
95,3
2
4,7
0
0
10 C2
47
43
91,5
4
8,5
0
0
Tổng
87
84
93,4
6
6,6
0
0
- Bảng 2: Mức độ nắm kiến thức của học sinh sau các giờ kiểm tra bài cũ, kiểm
tra thường xuyên
* Lớp thực nghiệm
Lớp Số HS

Mức độ nắm kiến thức của học sinh
>8 điểm
6,5- 8 điểm
5- > 6,5 điểm
Dưới 5 điểm
SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL
Tỉ lệ % SL Tỉ lệ %
10 C1
43
5
11,6
25
58,1
13
30,3
0
0
10 C2
47
6
12,8
23
48,9
18
38,3
0
0
Tổng
87
11

12,2
48
53,5
31
34,3
0
0
* Lớp đối chứng
Lớp
Số HS Mức độ nắm kiến thức của học sinh
>8 điểm
6,5- 8 điểm
5- > 6,5 điểm
Dưới 5 điểm
SL
Tỉ lệ % SL
Tỉ lệ % SL
Tỉ lệ % SL
Tỉ lệ %
10 C6 43
3
0,7
12
27,9
24
55,8
4
15,6
10 C7 38
1

0,3
7
18,4
25
65,8
5
15,5
Tổng 81
4
0,5
19
23,2
47
60,8
9
15,5
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện tôi thấy còn gặp phải một số khó khăn
vướng mắc như nhiều bài dung lượng kiến thức còn dài nên việc khai thác kênh hình
còn hạn chế, tài liệu tham khảo hướng dẫn còn ít, điều kiện hoạt động ngoại khóa,
điều kiện về cơ sở vật chất còn khó khăn, sĩ số học sinh đông nên việc rèn luyện cho
các em chưa nhiều, ý thức học tập bộ môn của học sinh chưa cao…

17


3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Khai thác hiệu quả kênh hình trong dạy học Địa lí nói chung và trong dạy học
Địa lí 10 nói riêng có ý nghĩa to lớn trong dạy học. Nó không những mang lại cảm
hứng cho học sinh, kích thích học sinh làm việc mà còn góp phần quan trọng vào việc

đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên, làm cho học sinh yêu thích môn Địa lí
hơn. Ngoài ra, học sinh có thể rèn luyện khả năng tự học, học sinh sẽ khắc sâu kiến
thức hơn, giúp cho học sinh có kiến thức và kĩ năng. Trong dạy học Địa lí, giáo viên
cần khai thác tốt các kênh hình có ở SGK và cũng cần biết tăng cường phối hợp các
phương pháp và phương tiện dạy học để tăng cao hiệu quả dạy học Địa lí. Bên cạnh
đó, giáo viên cũng phải phối hợp tốt với các kênh hình ngoài SGK như hệ thống sơ
đồ, hình vẽ về tự nhiên, con người,…. Mặt khác, để đảm bảo tính trực quan, tính sư
phạm chúng ta cần phối hợp với các phương tiện hỗ trợ như máy chiếu Projeter để
chiếu các kênh hình này được rõ rằng hơn.
Qua nhiều năm giảng dạy, bản thân tôi đã chú ý đến việc khai thác tốt hệ thống
kênh hình trong SGK và năm học này tôi đã nghiên cứu và thử nghiệm để viết nên đề
tài này. Tôi cũng mong muốn rằng đễ tài của tôi sẽ được nhiều giáo viên quan tâm,
ứng dụng tốt vào giảng dạy Địa lí 10 và mở rộng ra các khối lớp ở THPT.
3.2. Kiến nghị
Việc sử dụng kênh hình có ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi môn học nói
chung và đặc trưng môn địa lí nói riêng. Hiệu quả cuối cùng làm thước đo đánh giá
kết quả học tập của học sinh chính là việc vận dụng các kĩ năng. Vì vậy:
3.2.1. Đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy ở các khối lớp
- Cần phải xem đây là phương pháp dạy học không thể thiếu, phương pháp cần
thiết, đặc thù của bộ môn.
- Cần quan tâm và đề cao vai trò dạy học trực quan, sử dụng đồ dùng dạy học
thường xuyên, nghiêm túc, triệt để, sáng tạo nhằm đưa chất lượng dạy- học ngày một
cao hơn.
- Cần có sự thống nhất, cụ thể trong cách khai thác, sử dụng có hiệu quả hệ
thống kênh hình trong sách giáo khoa.
- Cần liên tục bồi dưỡng, cập nhật những thông tin mới nhất có liên quan đến
nội dung bài học…
3.2.2. Về phía ban giám hiệu nhà trường
Trong điều kiện đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, việc sử dụng đồ dùng
dạy học là không thể thiếu

- Nhà trường cần trang bị đầy đủ, đồng bộ các phương tiện, thiết bị, đồ dùng…
để tạo điều kiện tốt hơn nữa cho giáo viên trong việc nghiên cứu xây dựng và sử dụng
PTTQ trong giảng dạy môn địa lí.
- Tạo điều kiện tham quan ngoại khóa cho giáo viên và học sinh.
- Thành lập thư viện tranh ảnh, hình vẽ, tin tức mới liên quan đến bài học…
Trên đây chỉ là bài viết kinh nghiệm nhỏ được rút ra trong quá trình giảng dạy
và là những ý kiến chủ quan của cá nhân tôi. Vì vậy khó có thể tránh khỏi những
thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự trao đổi đóng góp ý kiến của Hội đồng chấm, các
thầy cô giáo và đồng nghiệp để cho đề tài tôi làm được đầy đủ và hoàn thiện hơn.

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO.
[1]. Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa địa lí 10. NXB Giáo
Dục, năm 2007. Lâm Quang Dốc, Nguyễn Quang Vinh.
[2]. Lí luận dạy học Địa lí. NXB Đại học sư phạm Hà Nội, 2004. Nguyễn Dược,
Nguyễn Trọng Phúc.
[3]. Phương pháp dạy học địa lí theo hướng tích cực. NXB ĐHSP, năm 2004.
Đặng Văn Đức, Nguyễn Thu Hằng.
[4]. Chuẩn kiễn thức, kĩ năng địa lí 10. NXB GD năm 2009. Phạm Thị Sen,
Nguyễn Hải Châu, Nguyễn Đức Vũ.
[5]. SGK, SGV Địa lí 10 cơ bản và nâng cao NXB GD năm 2010. Lê Thông, Trần
Trọng Hà, Nguyễn Minh Tuệ.

19


XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ


Thanh Hóa, ngày 29 tháng 5 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác
Đỗ Thị Loan

20



×