Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

skkn tạo hứng thú học tập và phát triển năng lực học sinh qua lồng ghép giáo dục kĩ năng sống trong bài 15 – bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai – (địa lí 12, THPT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.93 KB, 17 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Các em học sinh chính là những chủ nhân tương lai, là những người sẽ
quyết định sự phát triển của quê hương đất nước trong những năm tới như chu
chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp được
hay không. Dân tộc Việt Nam có sánh vai cùng các cường quốc năm châu được
hay không. Chính là nhờ công học tập của các cháu”. Tuy nhiên, nếu không có
kĩ năng sống, các em sẽ không thể thực hiện tốt trách nhiệm đối với bản thân gia
đình cộng đồng và đất nước
Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu
ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc
về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động… Đặc biệt là
trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cơ chế thị trường hiện nay, thế hệ trẻ thường
xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực, luôn được
đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những khó
khăn, thách thức, những áp lực tiêu cực. Nêu không được giáo dục kĩ năng sống,
nếu thiếu kĩ năng sống, các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, vào lối
sống ích kỉ, lai căng, thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách.
Đối với học sinh trường THPT Thọ Xuân IV, vấn đề giáo dục kĩ năng
sống lồng ghép vào môn học lại càng cần thiết hơn.Vì đa số học sinh của trường
có điều kiện kinh tế khó khăn, bố mẹ đi làm xa, ở với ông bà chú bác, thiếu sự
quán xuyến của bố mẹ nên các em cón thiếu rất nhiều kĩ năng sống và khả năng
tiếp thu kiến thức môn học còn nhiều hạn chế. Một trong các nguyên nhân dẫn
đến các hiện tượng tiêu cực của 1 bộ phận học sinh của trường trong thời gian
vừa qua như mắc tệ nạn xã hội, bạo lực học đường, yêu đương không lành
mạnh, sống thử, sống không mục tiêu hoài bão…chính là do các em thiếu những
kĩ năng sống cần thiết như kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng từ chối, kĩ năng kiên
định, kĩ năng giải quyết mâu thuẫn, kĩ năng thương lượng, kĩ năng giao tiếp.
Vì vậy việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là rất cần thiết, giúp các em
rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng động và tổ
quốc, giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước tình huống của cuộc


sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè, moi người, sống tích cực, chủ
động an toàn hài hòa và lành mạnh.

1


Nhận thấy vai trò to lớn của việc giáo dục kĩ năng sống và môn Địa lí cũng là 1
trong các môn học có thể lồng ghép giáo dục kĩ năng sống vào chương trình
môn học. Vì thế tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài này “Tạo hứng thú học tập và
phát triển năng lực học sinh qua lồng ghép giáo dục kĩ năng sống trong bài
15 – Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai – (Địa lí 12, THPT)” mong
muốn chia sẻ cùng đồng nghiệp nhằm đóng góp phần nào kinh nghệm giáo dục
cho học sinh trường THPT Thọ Xuân IV trở thành những con người toàn diện,
năng động, sáng tạo, hòa nhâp cùng cộng động và có ích cho xã hội.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất các biện pháp góp
phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp
lớp 12 nói riêng và học sinh nhà trường nói chung.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 12 trường THPT Thọ
Xuân IV.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận:
+ Đọc và phân tích sách báo, tài liệu nghiên cứu, tạp chí liên quan tới nội
dung nghiên cứu đề tài.
+ Phân loại, hệ thống hóa, khái quát hóa các nội dung về lý luận giáo dục,
thực tiễn giáo dục…
+Nghiên cứu các văn bản pháp quy, những quy định của ngành giáo dục
về công tác …
- Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

+ Phương pháp quan sát: tiếp cận, xem xét, thu thập dữ liệu từ thực tiễn
giáo dục kĩ năng sống trong giảng dạy địa lí trường THPT Thọ Xuân IV và một
số trường THPT trên địa bàn huyện Thọ Xuân.
+ Phương pháp điều tra xã hội học
+ Phương pháp phỏng vấn
+ Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: xây dựng các phiếu điều tra bằng
hệ thống câu hỏi để khảo sát các đối tượng liên quan đến nội dung nghiên cứu.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2


2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Thuật ngữ kĩ năng sống bắt đầu xuất hiện trong các nhà trường phổ thông
Việt Nam từ những năm 1995 – 1996, thông qua Dự án “giáo dục kĩ năng sống
để bảo vệ sức khỏe và phòng chống HIV/AIDS cho thanh thiếu niên trong và
ngoài trường” do UNICEF phối hợp với Bộ giáo dục và dào tạo tổ chức thực
hiện. Từ đó cho đến nay, nhiều cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước đã tiến
hành giáo dục kĩ năng sống gắn với giáo dục các vấn đề xã hội như phòng chống
ma túy, phòng chống mại dâm, phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em, phòng
chống tai nạn thương tích, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai…,
Giáo dục nước ta những năm qua đã đổi mới cả về mục tiêu, nội dung và
phương pháp dạy học gắn với 4 tru cột giáo dục của thế kỉ XXI: Học để biết,
Học để làm, Học để tự khẳng định , Học để cùng chung sống – mà thực chất là
cách tiếp cận kĩ năng sống. Đặc biệt rèn kĩ năng sống cho học sinh đã được Bộ
giáo dục và đào tạo xác định là 1 trong năm nội dung của phong trào thi đua “
Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực”.
Thực tế cho thấy có nhiều quan niệm khác nhau về kĩ năng sống:
- Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) kĩ năng sống là khả năng để có hành vi thích
ứng và tích cực, giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước nhu cầu và thách

thức của cuộc sống hàng ngày.
- Theo quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) kĩ năng sống giúp thay đổi hoặc
hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu
kiến thức , hình thành thái đpộ và kĩ năng.
- Theo tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO), kĩ
năng sống gắn với 4 trụ cột của giáo dục là: tư duy phê phán, tư duy sáng tạo; ra
quyết định, giải quyết vấn đề, nhận thức được hậu quả; học làm người gồm các
kĩ năng cá nhân như ứng phó với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức,
tự tin; Học để sống với người khác gồm các kĩ năng xã hội như giao tiếp, thương
lượng, tự khẳng dịnh, hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông; Học
để làm gồm kĩ năng thực hiện công việc và các nhiệm vụ như kĩ năng đặt mục
tiêu, đảm nhận trách nhiệm…
Hiện nay, mục tiêu của giáo dục việt Nam đã chuyển từ mục tiêu cung cấp
kiến thức là chủ yếu sang hình thành và phát triển những năng lực cần thiết ở
người học để dáp ứng nhu cầu sự phát triển và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện

3


đại hóa đất nước. Mục tiêu giáo dục của Việt Nam thể hiện mục tiêu giáo dục
của thế kỉ XXI: Học để biết, Học để làm, Học để tự khẳng định và Học để cùng
chung sống (Delor, 1996). Và giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà
trường phổ thông gồm các mục tiêu sau:
- Trang bị cho HS những kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù hợp.Trên cơ
sở đó hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực, loại
bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và
hoạt động hàng ngày.
- Tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền và bổn phận của mình và
phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức.
Giáo dục kĩ năng sống có tầm quan trọng to lớn, đặc biệt là đối với đối

tượng học sinh trường THPT Thọ Xuân IV nói chung và học lớp 12 nói riêng.
Vì:
- Giáo dục kĩ năng sống thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội
- Giáo dục kĩ năng sống là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ
- Giáo dục kĩ năng sống góp phần giảm tình trạng bạo lực học đường
- Giáo dục kĩ năng sống giúp các em thích nghi với cuộc sống hiện đại ngày nay
- Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh cũng là một cách bồi dưỡng cho học sinh
kĩ năng làm việc mà các em rất cần trong tương lai.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Đối với giáo viên
Trong những năm qua vấn đề giáo dục kĩ năng sống cho học sinh đã được
ngành giáo dục việt nam triển khai sâu rộng với mục tiêu chuyển từ cung cấp
kiến thức là chủ yếu sang hình thành và phát triển những năng lực cần thiết ở
người học để đáp ứng sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên ở trường THPT Thọ
Xuân IV thì vấn đề giáo dục kĩ năng sống cho học sinh còn nhiều hạn chế.
Đối với giáo viên chủ nhiệm còn có nhiều giáo viên chưa thực sự quan
tâm hoặc chưa hiểu tầm quan trọng của giáo dục kĩ năng sống; thậm chí còn có
một số ít giáo viên thiếu kĩ năng sống dẫn đến học sinh lớp chủ nhiệm chất
lượng học tập và nền nếp không tốt.
Đối với giáo viên bộ môn, đặc biệt là những môn dễ lồng ghép giáo dục kĩ
năng sống cho học sinh như Văn, Sử , Địa , Sinh, Hóa, Giáo dục công dân. Vẫn

4


Còn nhiều GV chưa ý thức được tầm quan trọng của việc lồng ghép giáo dục kĩ
năng sống trong dạy học nói chung và giảng dạy môn Địa Lí nói riêng.
Họ nói rằng còn nặng về kiến thức ít quan tâm đến giáo dục kĩ năng sống ; hoặc
có quan tâm nhưng chưa thường xuyên, chưa có kế hoạch và nội dung bài bản,
nội dung lồng ghép thô cứng, áp đặt, và nặng về hình thức, còn lúng túng trong

việc lựa chọn phương pháp thích hợp.
2.1.2. Đối với học sinh
Đối tượng học sinh trường THPT Thọ Xuân IV chủ yếu là con em có điều
kiện kinh tế - xã hội khó khăn, bố mẹ phải đi làm ăn xa, thường để con ở nhà
cùng ông bà. Vì thế đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự hạn chế kĩ năng sống của
các em. Qua thực tế cho thấy kĩ năng sống của học sinh trường THPT Thọ Xuân
IV hiện nay là rất yếu. Cụ thể:
- Đa phần các em chưa có kĩ năng xác định mục tiêu một cách rõ ràng. Nhiều
em hịc sinh không biết học để làm gì, không có động cơ học tập, không có mục
đích lí tưởng và hoài bão.
- Kĩ năng hoạt động nhóm còn hạn chế, chỉ ở mức trung bình. Thậm chí yếu.
- Các em hầu như chưa tìm ra hướng giải quyết khi gặp khó khăn trong học tập,
cuộc sống, tình cảm.
- Hiện tượng bạo lực học đường ngày càng tăng.
- Khả năng giao tiếp chủ động còn hạn chế. Nhiều học sinh đứng trước đám
đông còn rụt rè, bị tâm lý, mất bình tĩnh dẫn đến khả năng giao tiếp còn hạn chế.
- Việc xác định vấn đề quan trọng của cuộc sống nhiều khi còn chưa rõ, chưa
đúng chuẩn mực.
- Hầu như các em chưa có kĩ năng ra quyết định, mà chỉ quyết định các vấn đề
một cách cảm tính.
2.3. Các giải pháp đã thực hiện để giải quyết vấn đề
2.3.1. Xác định những nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong
trường phổ thông
- Kỹ năng tự nhận thức
- Kĩ năng giải quyết các tình huống đặc biệt khó khăn trong cuộc sống
- Kĩ năng giao tiếp
- Kĩ năng ra quyết định
- Kĩ năng kiên định

5



- Kĩ năng đặt mục tiêu
- Kĩ năng giải tỏa cảm xúc tiêu cực
- Kĩ năng hợp tác
- Kỹ năng quản lí thời gain
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin
- Một số kĩ năng sống quan trọng khác
2.3.2. Phương pháp lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua bài 15
“ Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai” chương trình Địa lí 12 THPT
2.3.2.1. Kĩ năng kiên định giải quyết các tình huống đặc biệt khó khăn trong
cuộc sống
- Kĩ năng kiên định giải quyết các tình huống khó khăn trong cuộc sống là kĩ
năng thực hiện bằng được những gì mình mong muốn và từ chối bằng được
những gì mình mong muốn và từ chối bằng được những gì mình không muốn,
mặc dù công việc đó có nhiều khó khăn thử thách.
- Khi có kĩ năng kiên định học sinh sẽ dung hòa được sự hiếu thắng, tính phục
tùng khi đó các em sẽ tự bảo vệ được chính kiến, quan điểm, thái độ và những
quyết định của bản thân, đứng vững được trước những áp lực khó khăn trong
cuộc sống cũng như từ bên ngoài.
Để giáo dục kĩ năng này, trong mục 1. Bảo vệ môi trường - tôi đã sử dụng
phương pháp sau:
Bước 1: Giáo viên sử dụng kĩ thuật đặt câu hỏi cho học sinh:
Câu 1: Vấn đề bảo vệ moi trường và phòng chống thiên tai hiện nay là vấn đề
mang tính:
A. cấp bách của huyện Thọ Xuân
B. cấp bách của tỉnh thanh hóa
C. cấp bách của việt nam
D. cấp bách của toàn thế giới

Câu 2: Biểu hiện của tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường là:
A. Gia tăng các cơn bão
B. Gây lũ lụt, hạn hán
C. Trái đất nóng lên, băng 2 cực tan ra
D. Tất cả đều đúng

6


Câu 3. Các môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng ở nước ta hiện nay là:
A. Môi trường không khí
B. Môi trường nước
C. Môi trường đất
D. Tất cả đều đúng
Câu 4: Huyện Thọ Xuân thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai nào?
A. Hạn hán
B. Sóng thần
C. Ngập lụt
D. Lũ quét
Câu 5. Để bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai chúng ta cần khắc phục
trong bao nhiêu thời gian?
A. 01 ngày
B. 01 tháng
C. 02 nănm
D. Lâu dài
Câu 6. Nếu địa phương bạn sinh sống bị ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng của
thiên tai thì bạn sẽ:
A. Chạy đi địa phương khác sinh sống
B. Ở lại tìm biện pháp khắc phục vfa đề ra biện pháp phòng chống
Bước 2: Học sinh trả lời, giáo viên chuẩn kiến thức và kết luận

Những vấn đề trên mang tính cấp bách của toàn cầu. Đây là vấn đề khó
khăn nan giải của toàn xã hội đòi hỏi phải có sự kiên nhẫn, bền bỏ khắc phục
dần, đồng bộ và lâu dài nhằm tìm ra biện pháp tối ưu nhất.
Qua những nội dung đó sẽ giúp các em học sinh có được kĩ năng sống
kiên định, không hoang mang lo sợ, nao núng tinh thần mà biết khắc phục khó
khăn trong cuộc sống.
2.3.2.2. Kĩ năng xác định mục tiêu
- Mục tiêu là cái đích mà học sinh muốn đạt tới, muốn thực hiện ở mỗi giai
đoạn, mỗi công việc
- Kỹ năng đặt mục tiêu là khả năng của học sinh trong việc đề ra những cái đích
có thể thực hiện được cho một vấn đề nào đó của cuộc sống. Việc đặt mục tiêu

7


trong cuộc sống là điều hết sức quan trọng và cần thiết. Nó giúp các em sống có
định hướng, có động lực phấn đấu, không có quá nhiều ảo tưởng và tham vọng.
- Người có kĩ năng đặt mục tiêu sẽ xác định được các mục tiêu một cách cụ thể
và thực tế, phù hợp với hoàn cảnh bản thân.
Để giáo dục kĩ năng này cho học sinh, tôi tiếp tục sử dụng kĩ thuật đặt câu
hỏi như sau:
Bước 1: Giáo viên dùng kĩ thuật đặt câu hỏi:
Câu 1: Tại sao chúng ta cần bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai?
Câu 2: Công việc bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai thuộc trách nhiệm
của ai?
Câu 3: Mục tiêu nhiệm vụ của chiến lược bảo vệ môi trường là gì?
Câu 4: Bản thân em đã đặt ra mục tiêu và hành động như thế nào để bảo vệ môi
trường và phòng chống thiên tai tại địa phương em?
Bước 2: Học sinh thảo luận trả lời, giáo viên kết luận:
Mỗi người chúng ta ai cũng biết hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động

giữ cho môi trường trong lành, xanh, sạch , đẹp, phòng ngừa, hạn chế tác động
xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy
thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác sử dụng hợp lí và tiết kiệm tài
nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học. Đất nước ta trong thời kì công
nghiệp hóa, hiện đại hóa với sự ra đời và phát triển của nhiều xí nghiệp, nhà máy
với lượng chất thải và khí thải ra môi trường rất lớn, nếu không có hoạt động
bảo vệ môi trường, không xử lí chất thải trước khi thải ra môi trường thì gây ra
hậu quả rất nghiêm trọng, đối với sức khỏe, tính mạng con người và sự phát
triển bền vững của đất nước. Nhờ hoạt động bảo vệ môi trườn đã phần nào hạn
chế được tác hại do chất thải và khí thải của các nhà máy, xí nghiệp . Bên cạnh
đó, hoạt động bảo vệ môi trường càng có ý nghĩa hơn nữa khi thế giới hiện nay
đang đứng trước thực trạng là trái đất đang nóng dần lên, thì vấn đề bảo vệ môi
trường không còn là nhiệm vụ của mỗi cá nhân mà là của toàn nhân loại. Bảo vệ
môi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại, là nhân tố đảm
bảo sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân; góp phần quan trọng vào
việc phát triển kinh tế xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy hội
nhập kinh tế quốc tế của nước ta.

8


Từ việc phân tích vai trò và ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường, phòng
chống thiên tai, học sinh sẽ hứng thú học tập hơn, và xác định mục tiêu học tập Học để làm gì, từ đó các em sẽ hình thành xác định mục tiêu cho cuộc sống của
mình.
2.3.2.3. Kỹ năng giao tiếp và thể hiện sự tự tin
Đặc thù học sinh trường THPT Thọ Xuân IV là còn kém năng động, ngại
tiếp xúc, không tự tin khi đứng trước nhiều người…
- Giao tiếp là quá trình tiếp xúc trao đổi những thông tin, mong muốn, suy nghĩ,
tình cảm giữa người này với người khác.
- Giao tiếp là kĩ năng quan trọng sẽ giúp học sinh có nhiều thuận lợi trong học

tập cũng như cuộc sống, nó cho phép các em có được sự tự tin khi đối diện với
mọi người. Khả năng giao tiếp của các em được hình thành trong 1 quá trình rèn
luyện lâu dài, qua kinh nghiệm thực tế của bản thân các em, qua việc học hỏi
người khác đặc biệt được rèn luyện qua các tình huống cụ thể của cuộc sống.
Để giáo dục kĩ năng này, trong mục 2 – Một số thiên tai và biện pháp
phòng chống – tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
Phương pháp 1: Trò chơi địa lí “ Hiểu nhau qua Địa lí”
Cách tiến hành:
+ Bước 1: giáo viên chọn một số đối tượng và hiện tượng địa lí phù hợp
+ Bước 2: chọn mỗi lượt chơi 2 học sinh A và B, học sinh A quay mặt lên bảng
nhìn các đối tượng, học sinh B quay mặt xuống lớp nghe giải thích và trả lời
đúng đối tượng đề cho trên bảng. Trong khoảng thời gian nhất định.
Ví dụ:
1. Bão
2. CO2
3. quét
4. Hạn hán
5. Công nghiệp
6. Rừng
7. Băng tan
8. WSC
9. IUCN

9


Người hỏi (giải thích) câu hỏi như sau: Nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính
là do trong bầu khí quyển có nhiều khí gì? Hoặc Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế
giới được viết tắt là? v.v
- Phương pháp 2: phương pháp đóng vai:

Bước 1: giáo viên chọn một số vùng chịu ảnh hưởng của các thiên tai như Trung
du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ,
Đồng bằng sông Cửu Long…
Bước 2: giáo viên chia lơp thành 4 nhóm, mỗi nhóm đóng vai là cán bộ và nhân
dân của một vùng (nhóm trưởng là cán bộ) và giao nhiệm vụ nội dung tìm hiểu
và báo cáo: .
Nhóm
Nhóm 1

Nội dung tìm hiểu
Thiên tai Vùng
Nêu thực trạng, nguyên nhân, hậu Bão
Duyên hải Nam
quả và biện pháp phòng chống
trung Bộ
Nhóm 2 Nêu thực trạng, nguyên nhân, hậu Lũ quét Trung du và
quả và biện pháp phòng chống
miền núi Bắc bộ
Nhóm 3 Nêu thực trạng, nguyên nhân, hậu Hạn hán Tây Nguyên
quả và biện pháp phòng chống
Nhóm 4 Nêu thực trạng, nguyên nhân, hậu Ngập lụt Đồng bằng sông
quả và biện pháp phòng chống
Cửu Long
Bước 3: Hs các nhóm thảo luận, cán bộ các nhóm báo cáo, giáo viên kết luận.
2.3.2.4. Kĩ năng tự nhận thức và kĩ năng tìm hiểu, xử lí thông tin
Đây là kĩ năng giúp cho học sinh kĩ năng tư duy độc lập, tự giác, rèn luyện
đức tính cần cù, chịu khó và sáng tạo của học sinh trong cuộc sống.
Để giáo dục kĩ năng này tôi chọn một số phương pháp sau:
Phương pháp 1: giáo viên đặt câu hỏi để học sinh thảo luận trả lời
Câu 1: Nêu vai trò, chức năng của môi trường

Câu 2: Tại sao chúng ta phải bảo vệ môi trường?
Câu 3: Địa phương huyện Thọ Xuân chịu ảnh hưởng của những thiên tai nào?
Hậu quả ra sao? Nêu biện pháp phòng chống?
Phương pháp 2: giáo viên thông qua các tiết dạy ngoại khóa đi thực tế tìm hiểu
về thực trạng sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường, hậu
quả của thiên tai ở địa phương huyện Thọ Xuân, sau đó yêu cầu học sinh viết
báo cáo về các chủ đề đã tìm hiểu.

10


Qua các phương pháp trên sec giúp học sinh nhận thức đúng đắn được
vấn đề bảo vệ tài nguyên, môi trường, phòng chống thiên tai là rất quan trọng,
cần thiết và cấp bách. Qua đó sẽ giáo dục được chọn các em kĩ năng tự nhận
thức, tự hành động trong cuộc sống.
Trường THPT Thọ Xuân IV đóng trên vùng bán sơn địa, hằng năm chịu
ảnh hưởng nhiều của thiên tai, đặc biệt là bão và lũ lụt. Việc GV tổ chức cho HS
tham gia quét dọn vệ sinh giúp đỡ dân cư sau lụt, sau bão…chứng kiến tận mắt
sự mất mát của nhân dân, có thể nói đây là một việc làm có ý nghĩa thiết thực và
hiệu quả nhất. Không những giúp HS khắc sâu hơn kiến thức địa lí, hậu quả của
thiên tai mà còn giáo dục lòng yêu nước yêu đồng bào, tương thân tương ái, ý
thức giữ gìn và bảo vệ tài sản của nhân dân.
2.3.2.5. Kĩ năng đương đầu, hóa giải stress và cảm xúc tiêu cực .
Đối với học sinh nói chung thường chịu nhiều áp lực, nhất là học sinh
lớp 12, về những vấn đề như: học nhiều môn kiến thức nhiều, học nhiều thời
gian, áp lực về điểm số, áp lực về gia đình, …Bên cạnh đó học sinh trường
THPT thọ Xuân IV nhiều học sinh ở xa trường, kinh tế khó khăn, nên ngoài áp
lực học tập còn có áp lực về kinh tế, điều kiện sống, sinh hoạt…Những điều đó
đã tác động xấu đến sức khỏe, thể chất, tâm lý tình cảm và cả tư duy – hành vi –
hành động của các em.

Vấn đề môi trường và thiên tai là vấn đề ảnh hưởng thường xuyên đối
với nước ta. Đây là vấn đề tiêu cực của tự nhiên và xã hội mamng lại.
Để giáo dục kĩ năng này tôi sử dụng mộtt số phương pháp sau:
- Phương pháp 1: giáo viên đặt tình huống để học sinh suy nghĩ và trả lời:
+ Tình huống 1: Bạn đã từng đi phá rừng chưa? Nếu thấy người ta đi phá rừng
bạn sẽ hành động như thế nào?
+ Tình huống 2: trên đường đi học về, em thấy 3 người đi phun thuốc trừ sâu
đang rửa bình phun và vứt chai thuốc đã hết ra con mương mà bạn đi qua. Bnạ
sẽ suy nghiĩ à alfmgì?
+ Tình huống 3: trước tình hình một cơn bão đang đổ bộ vào địa phương bạn
sống. Bạn sẽ làm gì?
- Phương pháp 2: cho các nhóm học sinh tromg lớp thi sưu tầm và tự sáng tác
các câu khẩu hiệu về bảo vệ môi trường và phòng chống thiển tai. Ví như có thể
mở một cuộc thi nhỏ về “Bão – những điều em chưa biết”, hoặc một cuộc thi vẽ

11


tranh về đề tài thiên tai vừa xảy ra như “Bão lụt và đời sống con người”. Chúng
ta cũng có thể tổ chức các buổi văn nghệ dưới hình thức kể chuyện, hát, đọc thơ,
diễn kịch bằng cách cải biên hay sáng tác một tác phẩm về nội dung này. Kể
chuyện hay đóng kịch có thể dựa vào truyền thuyết “ Sơn Tinh – Thủy Tinh”, tác
phẩm nghệ thuật như “Bài ca chống bão” của nhạc sĩ Phạm Văn Mạnh.
Qua những nội dung pương pháo trên sẽ giáo dục được kĩ năng đương
đầu, hóa giải stress và cảm xúc tiêu cực cho học sinh và tạo ra tâm thế học tập
thoải mái giúp các em tiếp thu bài học tốt hơn, đặc biệt là các nội dung học tập
khó.
2.3.2.6. Kĩ năng bảo vệ môi trường
- Là khả năng của mỗi em học sinh tham gia tích cực và có hiệu quả vào hoạt
động bảo vệ môi trường trong đó có cả việc ứng xử hợp lí với môi trường, tuyên

truyền bảo vệ môi trường.
- Để có được kĩ năng sống về bảo vệ môi trường các em học sinh cần phải biết
được vai trò của môi trường, hiểu kiến thức về môi trường, kiến thức bảo vệ môi
trường, hiện trạng môi trường nơi các em đang sống.
Để giáo dục kĩ năng này giáo viên sử dụng phương pháp sau:
- Giáo viên cho các em đọc các câu khẩu về ý nghĩa, vai trò của việc bảo vệ môi
trường
+ Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân
+ Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn xã hội
+ Bảo vệ môi trường là nghĩa vụ của mỗi công dân
+ Bảo vệ rừng llà bảo vệ lá phổi của chính mình
+ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải đi đôi với bảo vệ môi trường
+ Mỗi người đều có thể làm cho thế giới sạch hơn
+ Vì môi trường trong lành, hãy chung tay xây dựng môi trường Xanh –
Sạch – Đẹp
+ Đa dạng sinh học là sự sống, đa dạng sinh học là cuộc sống của chúng ta
+ Nước sạch và vệ sinh môi trường là nhu cầu cuộc sống
+ Trồng thêm một cây xanh thêm 1 hành động vì môi trường
+ Xanh biển, xanh rừng, xanh đất nước; Sạch làng, scahj bản, sạch đường
phố
+ Môi trường hôm nay - cuộc sống ngày mai

12


+ Môii trường la cuộc sống – cuộc sống là môi trường
+ Sống tốt cho môi trường là sống tốt cho mình
2.3.2.7. Kĩ năng sống về phòng chống thiên tai
Là khả năng cảu các em học sinh biết cách phòng chống các thiên tai một
cách có hiệu quả. Trong cuộc sống hiện nay có nhiều hiện tượng thiên nhiên xảy

ả mootcj cách bất thường, nếu các em học sinh có được các kĩ năng phòng
chống một cách hiệu quả sẽ gây ra hậu quả đáng tiếc.
Hiện nay không phải HS nào cũng nhận thức được tầm quan trọng của
việc phòng chống thiên tai, cũng có thói quen, hành vi ứng xử đúng đắn khi
thiên tai xảy ra. Qua tìm hiểu tôi thấy, đa số các em có nhận thức lệch lạc về
thiên tai, đặc biệt các em thờ ơ, không quan tâm, nghĩ rằng đó không phải việc
của mình….Để rồi thật đau lòng đối với những trường hợp các em phải vĩnh
viễn ra đi do không có những kĩ năng cơ bản nhất, liều lĩnh dùng túi nilon vượt
qua con suối mùa lũ chảy xiết để đến trường, liều mình lao xuống cứu bạn trong
khi bản thân mình cũng không biết bơi, và vì tò mò nên các em vẫn lội ra đường
mặc dù nước lũ dâng cao,…
Nước ta nói chung và huyện Thọ Xuân nói riêng, là địa bàn thường
xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai như ngập lụt, sạt lở đất, rét đậm rét hại, mưa
đá, bão.
Để giáo dục kĩ năng này tôi sử dụng phương pháp sau đó là giáo dục
thông qua các câu ca dao tục ngữ:
“ Nào ai chài lưới ra khơi
Thấy mây đỏ ngọn thì bơi thuyền vào”
“ Kiến đắp thành thì bão
Kiến ẵm con chạy rào thì mưa”
“Chớp đằng đông, nước đồng tràn ngập
Chớp đằng đông vừa trông vừa chạy
Chớp đằng nam vừa làm vừa chơi
Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa”
“Trên trời có vẩy tê tê
Là mưa sắp sửa kéo về nagyf mai
Đầu măng gục ngã vào hè

13



Nương nhờ vào mẹ kẻo em bảo về
Cỏ gà loang lổ, tức đổ mưa to”
“ Qụa tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa’
“ Gió heo may chuồn chuồn bay thì bão
Cóc nghiền răng trời đang nắng thì mưa
Ếch kêu om om, ao chuôm đầy nước”
“ chuồn chuồn bay thâp thì mưa
Bay cao thì nắng bay vừa thì dâm
Cua bò lên cao, thế nào cũng lũ
Cò bay ngược , nước vô nhà
Cò bay xuôi nước lui ra biển »
« Én bay thấp mưa ngập bờ ao
Én bay cao mưa rào lại tạnh
Kiến đen vỡ tổ bay ra
Bão táp mưa sa tới gần
« Ráng mỡ gà, ai có nhà thì giữ »
« Đông rắc tia tía màu hồng
Gọi con thủ thỉ bảo chồng nhỏ to
Nhà em tìm kiếm cây to
Chống nhà tránh bão đõ lo sau này”
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
2.4.1. Về phía học sinh
Thông qua việc áp dụng và lấy ý kiến thăm dò đối với 1 số lớp học
sinh thuộc khối 12 cho thấy kết quả như sau: ý thức học tập và rèn luyện của
học sinh các lớp được trực tiếp dạy và áp dụng phương pháp cao hơn các lớp
chưa áp dụng. Tôi nhận thấy HS của mình có những chuyển biến đáng kể đặc
biệt là trong hành động và thái độ ứng xử với cuộc sống. Các em tỏ ra hứng thú,


14


kết quả thu được đã phản ánh được tính hiệu quả của việc lồng ghép giáo dục kĩ
năng sống trong dạy học bộ môn. Các em cho biết Học môn địa lí có ích cho
cuộc sống và yêu môn địa lí hơn.
Câu 1. Khi nhà trường phát động quyên góp ủng hộ đồng bào bị bão lụt, em có
suy nghĩ gì?
a. Buồn, thương, thông cảm với đồng bào bị ảnh hưởng bởi thiên tai.
b. Chẳng nghĩ gì vì đó không phải là chuyện của mình, chuyện đó bình thường
mà năm nào chẳng có.
c. Trời ơi lại chuẩn bị bắt đóng quyên góp, suốt ngày quyên góp
Câu 2. Các em có biết tại sao ở nước ta thiên tai ngày càng gia tăng không?
a. Nhiều nguyên nhân lắm: biến đổi khí hậu, phá rừng, ô nhiễm môi trường…
b. Nắng mưa là chuyện của trời ấy mà
c. Đó là việc của các chuyên gia khí tượng không phải của mình
Câu 3. Em có muốn làm một nghề nào đó liên quan đến phòng chống, khắc
phục hậu quả của thiên tai không?
a. Đó cũng là một nghề rất hay, mình có thể giúp đỡ được nhiều người
b. Ở nước mình mà làm những nghề đó thì lấy đâu ra tiền nếu không tham
nhũng tiền cứu trợ.
c. Chẳng thích tí nào, nghề này nguy hiểm, mất mạng như chơi.
Câu 4. Em có giúp đỡ gia đình chằng chống nhà cửa khi có tin bão?.
a. Khi có bão thì giúp gia đình chằng chống nhà cửa, chặt bớt các tán cây to đề
phòng gãy đổ vì bão có gió mạnh..
b. Chẳng quan tâm, bố mẹ thích làm gì thì làm
c. Bão mạnh thì phải đổ nhà đổ cây là điều đương nhiên
Câu 5. Năm 2017 nước ta có bao nhiêu con bão đổ bộ vào đất liền.
a. 15 cơn
b. 8 - 10 cơn

c. Không biết
Kết quả trắc nghiệm: Sau khi thống kê tôi thấy, trong 240 phiếu trả lời trắc
nghiệm có đến 175 HS lựa chọn phương án a (chiếm 72,9%), 43 HS lựa chọn
phương án b (chiếm 17,9%), 22 HS lựa chọn phương án c (chiếm 9,2%). Điều
đó cho thấy các em đã hình thành được những kĩ năng sống cơ bản, ý thức được
hậu quả của thiên tai, biết được các hành động dù nhỏ nhưng cũng góp phần

15


giảm nhẹ hậu quả do thiên tai gây ra, và có thói quen phòng chống và ứng phó
với thiên tai, cảm thông chia sẻ với những người không may gặp thiên tai.
2.4.2. Về phía giáo viên
Qua thực tiễn giảng dạy đã giúp tôi và các đồng nghiệp hiểu rõ hơn, sâu sắc
hơn tầm quan trọng của việc lồng ghép giáo dục kĩ năng sống nói chung và qua
bộ môn Địa Lí nói riêng. Từ đó không ngừng tìm tòi, ứng dụng những ph ương
pháp tốt nhất để việc lồng ghép giáo dục kĩ năng sống có hiệu quả h ơn nữa. Góp
phần đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, hài hòa về thể chất, trí
tuệ, tinh thần và đạo đức.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Như vậy, qua SKKN tôi đã thể hiện những gì mình đã học tập và ứng
dụng vào thực tiễn giảng dạy. Sau một năm học tích cực lồng ghép, vừa bằng
những kiến thức khoa học vừa bằng những hành động cụ thể hàng ngày, tôi
không những giúp HS mà cả bản thân mình cũng được bổ sung những kĩ năng
sống cần thiết.
Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ và những kết quả nghiên cứu khi thực hiện
đề tài giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trường THP T THọ xuân IV qua môn
Địa lí , thu được kết qua sau:
- Góp phần làm phong phú thêm cơ sở lí luận và thực tiễn của tài liệu giáo dục

kĩ năng sống cho học sinh thông qua các phương pháp giảng dạy và tổ chức các
trò chơi địa lí.
- Nhận thấy giáo dục kĩ năng sống cho học sinh của trường thông qua môn địa lí
không chỉ giúp cho học sinh phát triển toàn diện mà còn góp phần giúp học sinh
học tập tích cực cũng như giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy học hiệu
quả.
- Nắm được thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh của nhà trường hiện
nay, nêu ra đượcnguyên nhân của thực trạng đó.
- Đưa ra được những kiến thức cơ bản về kĩ năng sống cho học sinh.
- Rútt ra kết luận bước đầu về hiệu quả của việc giáo dục kĩ năng sống cho học
sinh thông qua môn địa lí.
- Với những nội dung đã đạt được hi vọng đề tài này sẽ là tài liệu hữu ích cho
các thầy cô giáo và các em học sinh.

16


3.2. Kiến nghị
- Nhà trường cần quan tâm nhiều hơn nữa đến giáo dục kĩ năng sống cho học
sinh. Cần triển khai có kế hoạch và đồng bộ ở nhiều bộ môn.
- Trong dạy học cần tăng cường nhiều hơn việc tổ chức các hoạt động ngoại
khóa giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
- Cần phải nâng cấp cơ sở vật chất trường học, bên cạnh các thiết bị dạy học
phục vụ cho chuyên môn, cần đầu tư các phim tư liệu, tài liệu, báo chí, tranh
ảnh, thiết bị phục vụ công tác giáo dục kĩ năng sống.
Thông qua SKKN tôi đã đúc rút những kinh nghiệm cá nhân trong việc
lồng ghép giáo dục kĩ năng sống qua môn Địa Lí 12. Tôi mong HS của mình
được phát triển một cách hoàn thiện về cả trí tuệ và nhân cách, biết sống thân
thiện với môi trường, để tự khẳng định mình “trở thành chủ nhân tương lai của đất
nước”


XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thọ xuân, ngày 25 tháng 5 năm 2018
Tôi cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác

Đinh Thị Ngọc

TÀI LIỆU THAM KHẢO

17



×