Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

BÁO CÁO PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DN CỦA CTCP NÔNG LÂM THỰC PHẨM YÊN BÁI NĂM 20162017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (303 KB, 47 trang )

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

BÁO CÁO PHÂN TÍCH
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần lâm nông sản thực phẩm Yên Bái
Mã Chứng khoán: CAP
Giai đoạn: 2016 -2017
Nhóm 3 Lớp CQ53/18.02: Nguyễn Thanh Tùng
Chu Thị Hương
Nguyễn Thư Hiền
Nguyễn Kim Ngân
Lê Ngọc Thạch
HÀ NỘI THÁNG 09 NĂM 2018

MỤC LỤC

1


A. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN LÂM NÔNG SẢN
THỰC PHẨM YÊN BÁI
I. Giới thiệu về công ty
1. Lịch sử hình thành:
-

Công ty Cổ phần Lâm Nông sản Thực phẩm Yên Bái tiền thân là Nhà máy
giấy Yên Bái, được thành lập từ năm 1972, đến năm 1994 được thành lập lại
và đổi tên là Công ty chế biến lâm nông sản thực phẩm Yên Bái theo Quyết
định số 53/QĐ-UB ngày 09/06/1994 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái.

-



Từ tháng 01/10/2004 Công ty được chuyển đổi hình thức sở hữu từ doanh
nghiệp Nhà nước sang Công ty cổ phần theo quyết định số 276/QĐ-UB của
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái ngày 27/08/2004.

-

Công ty hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty cổ phần
số 1603000045 ngày 01/10/2004 và Đăng ký thay đổi lần 1 số 1603000045
ngày 16/5/2007 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Yên Bái cấp.

-

Ngày 09/01/2008 chính thức giao dịch phiên đầu tiên tại sàn Trung tâm giao
dịch chứng khoán Hà nội nay là Sở giao dịch chứng khoán Hà nội.
-

Năm 2011 tăng vốn điều lệ từ 11 tỷ lên 17 tỷ đồng.

-

Năm 2013 tăng vốn điều lệ từ 17 tỷ lên 34 tỷ đồng.

-

Vốn điều lệ thực góp tại thời điểm 31/12/2017: 47,600,880,000 đồng
KL
CP
đang
niêm

yết: 4,760,088 cp
KL CP đang lưu hành: 4,760,088 cp

2. Nhóm ngành: Sản phẩm nông nghiệp tổng hợp
*Ngành nghề kinh doanh:

-

-

Chế biến, gia công, kinh doanh lâm sản

-

Chế biến, gia công, kinh doanh nông sản thực phẩm

-

Kinh doanh xuất nhập khẩu phụ tùng, vật tư, thiết bị, hàng hoá tổng hợp

Kinh doanh dịch vụ du lịch, thương mại tổng hợp, dịch vụ khách sạn, nhà
hàng, cho thuê văn phòng
2


*Sản phẩm chủ yếu: Giấy đế, giấy vàng mã, tinh bột sắn, tinh dầu quế, bã
sắn khô.
3. Địa chỉ:Số nhà 279, đường Nguyễn Phúc, Phường Nguyễn Phúc, Thành
phố Yên Bái, Tỉnh Yên Bái
4. Các đơn vị trực thuộc:

Tên đơn vị

Địa chỉ

1. Nhà máy giấy Yên Bình

Xã Phú Thịnh, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái

2. Nhà máy giấy Văn Chấn

Cã Thượng Đằng La, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái

3. Nhà máy giấy Minh Quân

Xã Minh Quân, huyện Trấn Yên, Tỉnh Yên Bái

4. Nhà máy gia công giấy xuất khẩu Nguyễn Phúc

Phường Nguyễn Phúc, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái

5. Nhà máy sắn Văn Yên

Xã Đông Cuông, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái

6. Nhà máy chế biến tinh dầu quế Văn Chấn

Xã Sơn Lương, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái

7. Nhà máy gia công giấy Phú Thịnh


Xã Phú Thịnh, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái

8. Nhà máy giấy Yên Hợp

Xã Yên Hợp, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái

II. Môi trường kinh doanh
1. Môi trường vĩ mô của doanh nghiệp
a) Môi trường kinh tế:
-

Tăng trưởng kinh tế: tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2017 ước đạt 6,81%,
vượt mục tiêu 6,7% của kế hoạch năm, quy mô kinh tế Việt Nam năm 2017
3


tính theo giá hiện hành đạt 5 triệu tỷ đồng (223 tỷ USD); GDP bình quân đầu
người khoảng 53,5 triệu đồng (2.385 USD), tăng 170 USD so với năm 2016.
-

CPI bình quân năm 2017 tăng 3,53% so với năm 2016, ổn định.

-

Lãi suất: ổn định, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp vay vốn phục vụ nhu cầu
sản xuất kinh doanh.

-

Vietcombank đang áp dụng với các doanh nghiệp vay ngắn hạn trung bình

khoảng 7,5%/năm. Đối với những doanh nghiệp vay quy mô lớn và giao dịch
lâu năm thì được ưu tiên với mức lãi suất khoảng 7%/năm.

-

Đối với những doanh nghiệp vay dài hạn thì mức lãi suất áp dụng là 7,5%/năm
cố định 1 năm đầu, lãi suất thả nổi những năm sau được cộng biên độ tương
đối thấp nên lãi suất rơi vào khoảng 9,5% đến 10%/năm.

-

Điều hành tỷ giá năm 2017 về cơ bản ổn định, tỷ giá USD/Đ chỉ tăng 1,2%.
b) Môi trường chính trị - pháp luật: Môi trường chính trị - pháp luật Việt
Nam khá ổn định, cởi mở, hệ thống pháp luật đang ngày một được hoàn thiện
đề hội nhập thế giới, nhưng hành lang pháp lý nước ta chưa thật sự hoàn chỉnh
và ổn định.
c) Môi trường dân số:

-

Tỉnh Yên Bái có 800.100 người (năm 2016), gồm 30 dân tộc chung sống. Các
dân tộc ở Yên Bái sống xen kẽ, quần tụ ở khắp các địa phương trên địa bàn của
tỉnh, với những bản sắc văn hoá đậm nét dân tộc, gồm có các dân tộc Kinh,
dân tộc Tày, dân tộc Dao, dân tộc Mông...
d) Môi trường văn hóa- xã hội:
-

Khuynh hướng tiêu dùng:

+ Ở Việt Nam, sắn là cây lương thực, thức ăn gia súc, chế biến thủ công,

tiêu thụ tươi.Sắn cũng là cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu và tiêu thụ trong
nước. Sắn là nguyên liệu chính để chế biến bột ngọt, bio- ethanol, mì ăn liền,
bánh kẹo, siro, nước giải khát, bao bì, ván ép, phụ gia dược phẩm, màng phủ
sinh học và chất giữ ẩm cho đất.
+ Tre, nứa, vầu… là nguyên liệu để sản xuất giấy
+ Cây quế có thể lấy vỏ, lá quế và các bộ phận khác đều có thể trưng cất
tinh dầu, gỗ quế có thể làm các đồ gia dụng khác.
4


-

Lực lượng lao động: các hộ nông dân nghèo do sắn dễ trồng, ít kén đất, ít vốn
đầu tư, phù hợp sinh thái và điều kiện kinh tế nông hộ.

-

Trình độ dân trí: năm 2017, tỷ lệ lao động qua đào tạo ước đạt 51%, trong đó
tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề 35%, người dân nông dân tại tỉnh Yên Bái có
kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp.
e) Môi trường tự nhiên:Tỉnh Yên Bái có diện tích đất sản xuất nông
nghiệp là 107.317,69 ha; đất lâm nghiệp 474.768,01 ha; khí hậu thuận lợi để
phát triển cây lương thực, thực phẩm, lâm nghiệp.

-

Chính sách xử lý vấn đề môi trường tại Việt Nam nói chung, tỉnh Yên Bái nói
riêng đang ngày càng được giám sát chặt chẽ và thanh tra kịp thời.

-


Các sản phẩm nông lâm sản sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như thiên tai, dịch
bệnh, bão lụt,…
f) Môi trường công nghệ: có tốc độ thay đổi khá nhanh.

-

Công nghệ sản xuất tinh bột sắn không còn dừng ở sản xuất tinh bột sắn nữa
mà đã tiến đến giai đoạn sản xuất tinh bột sắn biến tính để nâng cao giá trị
thương phẩm.

-

Sự thay đổi trong công nghệ chiết xuất tinh dầu quế với hàm lượng tinh dầu
nguyên chất từ 75% lên 99%
g) Môi trường toàn cầu: Thái Lan là nước có sản lượng xuất khẩu sắn lớn
nhất thế giới. Khi giá tinh bột sắn tại thị trường Thái Lan biến động sẽ ảnh
hưởng mạnh đến công ty và các nhà nhập khẩu sắn lớn như Trung Quốc, Đài
Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc.

2. Môi trường ngành của DN
a) Rào cản xâm nhập của DN:
-

Lợi thế về quy mô DN: Công ty có thể giảm được chi phí khi sản xuất sản
phẩm với quy mô lớn, cung cấp chiết khấu cho khách hàng với quy mô lớn từ
đó tạo ra rào cản xâm nhập lớn, hạ thấp chi phí quảng cáo trên từng sản phẩm.
-

-


Tính khác biệt của sản phẩm của công ty: yếu

Vốn đầu tư vào sản phẩm: DN đã đầu tư vào nghiên cứu các sản phẩm mới
như: chế biến tinh bột khoai lang, tinh bột biến tính,…

5


-

Uy tín của DN: là doanh nghiệp hoạt động có bề dày kinh nghiệm trong ngành
nông lâm thực phẩm.
b) Các nguồn cung ứng trong ngành:
c) Triển vọng tăng trưởng ngành:

-

Mảng sản xuất tinh bột sắn: chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc, do đó phụ
thuộc rất lớn vào cung cũng như chính sách mở cửa biên giới Trung Quốc. DN
cần đa dạng hóa thị trường tiêu thụ để tránh rủi ro tài chính liên quan đến yếu
tố chính trị trong tương lai.

-

Tinh dầu quế thường được tiêu thụ rộng rãi tại thị trường Trung Quốc, Hoa Kỳ,
Pháp, Bỉ… với số lượng hàng nghìn tấn/năm.

-


Mảng sản xuất giấy vàng mã: Không phải là 1 ngành kinh doanh có khả năng
phát triển trong dài hạn trong khi thị trường xuất khẩu vàng mã sang Đài
Loan với cầu có hạn và cung thì ngày càng cạnh tranh.
d) Đối thủ cạnh tranh trong ngành:
- CTCP Bao bì và In Nông nghiệp
- CTCP Nhựa - Bao bì Vinh

III. Mục tiêu kinh doanh năm 2017
1. Các chỉ tiêu SX- KD năm 2017.
+ Sản xuất và tiêu thụ:
-

Giấy đế: 17.000 tấn, trong đó: NM giấy Yên Bình: 6.500 tấn, NM giấy Văn
Chấn: 3.600 tấn, NM giấy Minh Quân: 3.500 tấn; NM Yên Hợp: 3.400 tấn.

-

Giấy vàng mã: 5.600 tấn, trong đó: NM Nguyễn Phúc: 2.600 tấn, NM Phú
Thịnh: 3.000 tấn.
-

Tinh bột sắn: 16.000 tấn.

-

Bã sắn khô: 2.300 tấn.

-

Tinh dầu quế (Loại 75%): 30 tấn.

6


+ Chỉ tiêu khác:
+ Doanh thu

: 300 tỷ đồng

+ Nộp ngân sách

: 100 % số phát sinh

+ Giá trị XK trực tiếp

: ≥ 06 triệu USD

+ Lợi nhuận sau thuế

:

+ Thu nhập BQ

: ≥ 4,5 triệu đồng/tháng

≥ 18 tỷ đồng

2. Thực hiện các dự án đầu tư:
+ Đôn đốc nhà thầu thực hiện dứt điểm và nghiệm thu dự án Cải tạo nâng
cấp hệ thống xử lý nước thải tại Nhà máy sắn Văn Yên.
+ Xây dựng và triển khai các Dự án “Cải tạo, nâng cấp các công trình xử lý

nước thải tại Nhà máy giấy Yên Hợp”, để làm cơ sở triển khai cho tất cả các
nhà máy trong Công ty.
+ Tiếp tục nghiên cứu, triển khai xây dựng các dự án sản phẩm mới, đó là:
Chế biến các sản phẩm từ cây Quế; Tinh bột biến tính và các sản phẩm tinh
dầu khác.
+ Tiếp tục nghiên cứu các dự án đầu tư chiều sâu, nâng cấp hệ thống máy
móc thiết bị, công nghệ sản xuất Giấy đế; Tinh bột sắn, nhằm nâng cao năng
suất, ổn định chất lượng sản phẩm và mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn trong
sản xuất kinh doanh (SXKD).
+ Cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng (Hệ thống Cấp – Thoát nước; Công
trình vệ sinh và Nhà cửa vật kiến trúc) tại các Nhà máy trong Công ty.
3. Dự kiến phân chia lợi nhuận năm 2017
-

Trích lập các quỹ sau kết quả SXKD (LNST): Do Đại hội đồng cổ đông
thường niên năm 2018 quyết định theo đề nghị của Hội đồng quản trị công ty.
-

Chi trả cổ tức (bằng tiền) : 20%/02 cổ phiếu trở lên.
7


B. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY
I. Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp
1. Phân tích khái quát quy mô tài chính doanh nghiệp.
Bảng 1: Phân tích khái quát quy mô tài chính doanh nghiệp
Chỉ tiêu

31/12/2017


31/12/2016

Chênh lệch

Tỷ lệ

1. Tài sản

119,596,969,434

105,480,071,99
8

14,116,897,436

13.38%

2. Vốn chủ sở hữu

65,846,068,912

68,551,075,767

-2,705,006,855

-3.95%

Chỉ tiêu

Năm 2017


Năm 2016

Chênh lệch

Tỷ lệ

3. LCT

273,469,722,60
3

324,442,341,47
1

-50,972,618,868

-15.71%

4. EBIT

24,509,356,302

23,068,816,605

1,440,539,697

6.24%

5. LNST


14,681,089,150

19,035,936,107

-4,354,846,957

-22.88%

6. Tv

-21,414,879,605

8,963,457,609

-30,378,337,214

-338.91%

Phân tích
Nhìn chung quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp lớn, nhưng
dòng tiền thuần của doanh nghiệp giảm mạnh, LCT và LNST giảm, EBIT tăng
nhẹ. Cụ thể:

• Tổng tài sản cuối năm 2017 là 119,596,969,434 đồng, tăng
14,116,897,436 đồng (tương ứng với tỷ lệ tăng 13.38%) so với cuối năm 2016.
8


Đây là công ty có quy mô lớn trong nền kinh tế. Việc tổng tài sản tăng cho

thấy công ty đang có xu hướng mở rộng quy mô SXKD.

• VCSH của công ty cuối năm 2017 là 65,846,068,912 đồng so với đầu năm
2016 là giảm 2,705,006,855 đồng với tốc độ giảm 3.95%. Tốc độ giảm của
VCSH (giảm 3,95%) chậm hơn so với tốc độ tăng của TS (tăng 13,38%)
chứng tỏ công ty có xu hướng sử dụng vốn vay nhiều hơn trong hoạt động sản
xuất kinh doanh của mình. Nguyên nhân có thể do CS huy động vốn của công
ty thay đổi hoặc do tình hình lãi suất trên thị trường có xu hướng giảm nên
công ty vay vốn từ bên ngoài nhiều hơn. Điều này làm giảm mức độ độc lập tự
chủ tài chính nhưng mặt khác có thể làm tăng khả năng khuếch đại ROE thông
qua đòn bẩy tài chính.

• LCT của công ty năm 2017 là 273,469,722,603 đồng, so với năm 2016
LCT giảm 50,972,618,868 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 15.71% cho thấy
quy mô doanh thu thu nhập của công ty tương đối lớn tuy nhiên lại có xu
hướng giảm đi. Nguyên nhân có thể do chất lượng sản phẩm chưa tốt, chưa
đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của khách hàng. Tài sản của công ty tăng
nhưng LCT giảm cho thấy công tác quản lý sử dụng tài sản của công ty chưa
thực sự hiệu quả.
• EBIT cuối năm 2017 là 24,509,356,302 đồng, tăng lên 1,440,539,697 đồng
(tương ứng với tỷ lệ tăng 6.24%) trong khi đó LNST cuối năm 2017 là
14,681,089,150 đồng giảm 4,354,846,957 đồng so với cuối năm 2016 (tương
ứng với tỷ lệ giảm 22.87%) cho thấy công ty làm ăn có lãi nhưng lợi nhuận có
xu hướng sụt giảm và tốc độ giảm của LNST lớn hơn tốc độ giảm của LCT
cho thấy các biện pháp quản trị chi phí đang kém hiệu quả.

9


• Tv cuối năm 2017 là -21,414,879,605 đồng giảm 30,378,337,214 đồng so

với cuối năm ( giảm 338.91%). Điều này cho thấy lượng dự trữ tiền của doanh
nghiệp cuối kỳ là không có hay khả năng thanh toán của doanh nghiệp đang
gặp tình trạng nguy hiểm.

Kết luận: Có thể thấy quy mô vốn của doanh lớn đang gia tăng tuy nhiên
tổng luân chuyển thuần giảm, LNST và Tv cũng giảm mạnh, công ty cần:
Xem lại công tác thu hồi nợ của doanh nghiệp nhằm để tăng dòng
tiền thuần của doanh nghiệp, xem lại công tác chi tiêu của doanh nghiệp nhằm
để tiết kiệm được vốn tránh rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán cũng
như có tiền để nắm bắt được các cơ hội đầu tư
LCT của doanh nghiệp giảm doanh nghiệp cần xem xét lại thi phần
của doanh nghiệp, cũng như cải tiến sản phẩm để bán được nhiều hàng hóa
hơn từ đó để tăng LCT
Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp giảm trong khi tổng tài sản lại
tăng cho thấy doanh nghiệp đang vay vốn nhiều lên để sản xuất kinh doanh
nhằm khuếch đại ROE, nhưng cũng chứng tỏ mức độ độc lập tài chính của
doanh nghiệp đang giảm.

2. Phân tích khái quát cấu trúc tài chính của công ty
Bảng 2: Phân tích khái quát cấu trúc tài chính của công ty
Chỉ tiêu
1, Hệ số tự tài trợ (Ht)=a/b
a.Vốn chủ sở hữu (VCSH)
b.Tổng tài sản

31/12/2017

31/12/2016

Chênh lệch


Tỷ lệ

0.5506
0.6499
-0.0993
65,846,068,912 68.551,075,767 -2,705,006,855

-15.28%
-3.95%

119,596,969,434 105,480,071,99 14,116,897,436

13.38%

10


8
2, Hệ số tài trợ thường xuyên
(Htx)=c/d
c.Nguồn vốn dài hạn (NVDH)
d.Tài sản dài hạn (TSDH)
Chỉ tiêu
3, Hệ số chi phí (Hcp)=e/f
e.Tổng chi phí (CP)
f.Tổng luân chuyển thuần
(LCT)

2.3556


2.5464

-0.1908

66,037,918,912 68,592,925,767 -2,555,006,855
28,034,650,764 26,937,423,147 1,097,227,617
Năm 2017

Năm 2016

Chênh lệch

0.9463
0.9413
0.0050
258,788,633,453 305,406,405,36 -46,617,771,911
4
273,469,722,603 324,442,341,47 -50,972,618,868
1

-7.49%
-3.72%
4.07%
Tỷ lệ
0.53%
-15.26%
-15.71%

Phân tích

Nhìn chung, cấu trúc tài chính của dn là không tốt với hệ số tự tài trợ và
tài trợ thường xuyên không an toàn trong khi hệ số chi phí đang có xu hướng
tăng
Cụ thể:
• Ht cuối năm 2017 là 0.5506 giảm so với đầu năm là 0.0993 (tương ứng giảm
15.28%) cho biết tại thời điểm cuối năm bình quân 1 đồng tài sản của DN
được tài trợ bởi 0.5506 đồng vốn chủ sở hữu. Ht ở cả cuối năm 2016 và 2017
đều lớn hơn 0.5 cho biết phần lớn tài sản của DN được tài trợ bởi nợ phải trả.
Chỉ tiêu này giảm do tốc độ tăng của tổng tài sản khá lớn (tăng 13.38%) trong
khi vốn chủ sở hữu giảm ít (3.95%) cho thấy DN đang có xu hướng sử dụng
vốn vay để tài trợ cho tài sản nhiều hơn, điều này có thể làm cho DN bị phụ
thuộc vào nguồn lực bên ngoài nhưng có thể làm tăng khuếch đại ROE.


Htx của DN cuối năm 2017 là 2.3556 giảm 0.1908 so với đầu năm (tương
đương với tỷ lệ giảm 7.49%) cho biết 1 đồng TSDH của DN được tài trợ bởi
2.3556 đồng NVDH. Htx ở cuối năm 2017 và cuối năm 2016 đều lớn hơn 1
chứng tỏ chính sách tài trợ của DN thoả mãn nguyên tắc cân bằng tài chính,
DN có đủ NVDH để tài trợ cho TSDH, giúp tránh được rủi ro trong thanh
toán. Hệ số này giảm do TSDH tăng 4.07% trong khi NVDH lại giảm đi
3.72% cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của DN đang có xu hướng
giảm sự an toàn trong thanh toán. Thông thường hệ số này giảm đi là không tốt
vì vậy DN cần chú ý để giữ vững khả năng thanh toán an toàn.

11




Hcp năm 2017 là 0.9463 tăng 0.0050 so với năm 2016 (tương đương với tỷ lệ

tăng 0.73%) cho biết tại thời điểm năm 2017 cứ 1 đồng LCT sẽ phải bỏ ra
0.9463 đồng chi phí. Hcp ở cả hai năm 2016 và 2017 đều nhỏ hơn 1 cho biết
cả hai năm DN làm ăn có lãi tuy nhiên chỉ tiêu này tăng chứng tỏ hiệu quả của
công tác quản trị chi phí chưa được tốt. Nguyên nhân là do tổng chi phí năm
2017 so với năm 2016 giảm 15.26% nhưng tổng luân chuyển thuần giảm nhiều
hơn so với tốc độ giảm của tổng chi phí (giảm 15.71% năm 2017 so với năm
2016). Việc hệ số chi phí tăng có thể đánh giá là không hợp lý.
Kết luận: Cấu trúc tài chính của DN về tổng quan là không tốt, vì vậy DN
cần có các chính sách tự tài trợ và tài trợ thường xuyên hợp lý, rà soát lại công
tác quản trị chi phí ở từng bộ phận, từng khâu sản xuất để gia tăng lợi nhuận và
cần so sánh giữa BEP và lãi suất vay vốn để có các chính sách huy động vốn
hợp lý, nâng cao được ROE.

12


3. Phân tích khái quát khả năng sinh lời của doanh nghiệp
Bảng 3: Phân tích khái quát khả năng sinh lời của doanh nghiệp
Chỉ tiêu
Năm 2017
Năm 2016
1.ROS=LNST/LCT
0.0537
0.0587
LNST
14,681,089,150
19,035,936,107
LCT
273,469,722,603 324,442,341,471
2.BEP=EBIT/Skd

0.2178
0.2129
EBIT
24,509,356,302
23,068,816,605
Skd=(Skd đk +Skd ck)/2 112,538,520,716 108,371,366,089
3.ROA=LNST/Skd
0.1305
0.1757
4.ROE= LNST/Sc
0.2185
0.2659
Sc=(Sc đk +Sc ck)/2
67,198,572,339.5 71,603,058,013.5

Chênh lệch
-0.0050
-4,354,846,957
-50,972,618,868
0.0049
1,440,539,697
4,167,154,627
-0.0452
-0.0474
-4,404,485,674

Tỷ lệ
-8.50%
-2.88%
-5.71%

2.31%
6.24%
3.85%
-5.73%
-7.82%
-6.15%

Phân tích
Nhìn chung năm 2016 và 2017 công ty có sinh lời tuy nhiên các hệ số khả
năng sinh lời đều có xu hướng giảm, riêng hệ số khả năng sinh lời cơ bản của
vốn kinh doanh tăng.
Cụ thể
• Hệ số ROS của công ty năm 2017 là 0.0537 đã giảm 0.0050 so với năm 2016.
Có nghĩa là năm 2017 bình quân 1 đồng LCT của công ty có 0.0537 đồng lợi
nhuận sau thế. Sự giảm này cho thấy khả năng sinh lời của công ty bị sụt giảm.
Nguyên nhân là do năm 2017 tốc độ giảm của LNST (-22.88%) lớn hơn tốc độ
giảm của LCT (-15.71%) đều này cho thấy hiệu quả của công tác quản trị chi
phí giảm và được đánh giá là chưa hợp lý.


Hệ số BEP của doanh nghiệp năm 2017 là 0.2178 đã tăng 0.0049 so với năm
2016 nghĩa là trong năm 2017 bình quân 1 đồng vốn kinh doanh tạo ra được
0.2178 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Chỉ tiêu này tăng cho thấy khả
năng sinh lời của vốn tăng lên. Nguyên nhân là do cả vốn kinh doanh và EBIT
đều tăng nhưng tốc độ tăng của EBIT (6.24%) lớn hơn tốc độ tăng của vốn
kinh doanh (3.85%). Cần so sánh BEP và chi phí lãi vay để đánh giá lại hiểu
quả của việc sử dụng đòn bẩy tài chính.




Hệ số ROA của doanh nghiệp năm 2017 là 0.1305 đã giảm 0.0452 so với năm
2016 có nghĩa trong năm 2017 cứ 1 đồng vốn kinh doanh tạo ra được 0.1305
13


đồng lợi nhuận cho chủ sở hữu. Chỉ tiêu này giảm cho thấy lợi nhuận kiếm
được trên vốn kinh doanh giảm. Nguyên nhân là do trong khi vốn kinh doanh
của doanh nghiệp tăng (3.85%) thì LNST giảm (-22.88%) đánh giá là chưa
hợp lý.
• Hệ số ROE trong năm 2017 của doanh nghiệp là 0.2185 đã giảm 0.0474 so với
năm 2016. ROE trong năm 2017 cho biết 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra được
0.2185 đồng LNST. Chỉ tiêu này giảm cho thấy khả năng sinh lời ròng của vốn
chủ sở hữu giảm. Nguyên nhân là do tốc độ giảm của LNST (22.88%) nhanh
hơn tốc độ giảm của của vốn chủ sở hữu (6.15%).
Kết luận: Công ty làm ăn có lãi nhưng các hệ số khả năng sinh lời đều
giảm, trừ BEP, doanh nghiệp cần rà soát lại hiệu quả của công tác quản trị chi
phí ở từng bộ phận, từng khâu để giảm hệ số chi phí tăng khả năng sinh lời
hoạt động
Sử dụng vốn tiết kiệm cần đưa ra các biện pháp để tăng doanh thu và
tiết giảm chi phí từ đó ra tăng khả năng sinh lời vốn kinh doanh. Cần so sánh
BEP và chi phí sử dụng vốn để đánh giá hiệu quả của đòn bẩy tài chính qua đó
điều chỉnh để tăng ROE.

14


II. Phân tích chính sách tài chính của danh nghiệp
1. Phân tích tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp

Bảng 4: Phân tích tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp

CHỈ TIÊU

31/12/2017
Tỷ trọng
Số tiền
%

31/12/2016
Tỷ trọng
Số tiền
%

C- NỢ PHẢI TRẢ

53,750,900,522

44.94%

36,928,996,231

35.13%

I. Nợ ngắn hạn

53,559,050,522

99.64%

36,887,146,231


99.89%

1. Phải trả người bán ngắn hạn
2. Người mua trả tiền trước
3. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

11,954,307,144
775,673,356
1,831,801,671

22.32%
1.45%
3.42%

7,862,865,336
753,265,509
3,283,062,880

21.32%
2.04%
8.90%

15

Chênh lệch
Số tiền
16,821,904,29
1
16,671,904,29
1

4,091,441,808
22,407,847
-1,451,261,209

Tỷ lệ % Tỷ trọng %
45.55%

9.81%

45.20%

-0.4%

52.03%
2.97%
-44.20%

1.00%
-0.59%
-5.48%


4. Phải trả người lao động
5. Chi phí phải trả ngắn hạn
9. Phải trả ngắn hạn khác

13,511,560,438
1,853,476,187
1,473,062,725


25.23%
3.46%
2.75%

16,258,056,553
2,267,819,630
1,449,047,294

10. Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn

21,373,709,927

39.91%

2,694,771,760

12. Quỹ khen thưởng, phúc lợi
II. Nợ dài hạn
1. Phải trả người bán dài hạn
7. Phải trả dài hạn khác
D - VỐN CHỦ SỞ HỮU
I. Vốn chủ sở hữu
1. Vốn góp của chủ sở hữu
- Cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết
2. Thặng dư vốn cổ phần

785,459,074
191,850,000
1,850,000
190,000,000

65,846,068,912
65,846,068,912
47,600,880,000
47,600,880,000
323,060,671

1.47%
0.36%
0.96%
99.04%
55.06%
100.00%
72.29%
100%
0.49%

2,318,257,269
41,850,000
1,850,000
40,000,000
68,182,075,767
68,182,075,767
47,600,880,000
47,600,880,000
323,060,671

44.08%
6.15%
3.93%


-2,746,496,115
-414,343,443
24,015,431
18,678,938,16
7.31%
7
6.28% -1,532,798,195
0.11%
150,000,000
4.42%
0
95.58%
150,000,000
64.87% -2,336,006,855
100.00% -2,336,006,855
69.81%
0
100.00%
0
0.47%
0

-16.89%
-18.27%
1.66%

-18.85%
-2.69%
-1.18%


693.15%

32.60%

-66.12%
358.42%
375.00%
-3.43%
-3.43%
0.00%
0.00%
0.00%
3186.06
8. Quỹ đầu tư phát triển
1,362,252,276
2.07%
41,455,470
0.06% 1,320,796,806
%
11. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
16,559.875,965 25.15% 20,216,679,626 29.65% -3,656,803,661 -18.09%
- LNST chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước 1,878,786,815
11.35%
1,180,743,519
5.84%
698,043,296 59.12%
- LNST chưa phân phối kỳ này
14,681,089,150 88.65% 19,035,936,107 94.16% -4,354,846,957 -22.88%
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác
14,485,897,43

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
119,596,969,434 100.00% 105,111,071,998 100.00%
13.78%
6

-4.82%
0.24%
-3.46%
3.46%
-9.81%
0.00%
2.48%
0%
0.02%

Phân tích
Nhìn chung: Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp cuối năm 2017 là
119,596,969,434 đồng tăng 14,485,897,436 đồng so với cuối năm 2016 (tăng
13.78%) cho thấy quy mô nguồn vốn của DN đang có xu hướng mở rộng,
nguồn vốn tăng là do chủ yếu nợ phải trả tăng 16,821,904,291 đồng tương
đương với tỷ lệ 45.55%. Quy mô nguồn vốn tăng có thể được đánh giá là hợp
lý.
Trong tổng nguồn vốn, ta thấy tỷ trọng VCSH luôn cao hơn tỷ trọng của nợ
phải trả (VCSH cuối năm 2017 là 65,846,068,912 Đ giảm 3.43% so với đầu
năm; Nợ phải trả cuối năm 2017 là 53,750,900,522 Đ tăng 45.55% so với đầu
năm) cho thấy dn huy động vốn chủ sở hữu hơn là vốn nợ, tuy nhiên tỷ trọng
vốn chủ sở hữu đang có xu hướng giảm (9.81%) và tỷ trọng nợ phải trả tăng
lên (9.81%) cho thấy dn đang có các thay đổi về chính sách huy động vốn bên
ngoài doanh nghiệp, điều này sẽ làm giảm mức độ độc lập tự chủ của DN
nhưng mặt khác nó sẽ nâng cao khả năng khuếch đại ROE thông qua đòn bẩy

tài chính.
Cụ thể:
• Nợ phải trả năm 2017 là 53,750,900,522 Đ tăng 16,821,904,291 Đ tương
đương với tỷ lệ tăng 45.55% so với cuối năm 2016 cho biết quy mô huy động
vốn nợ đang có xu hướng tăng. Nguyên nhân chủ yếu do nợ ngắn hạn tăng
16,671,904,291 Đ tương đương với tỷ lệ tăng 45.20%, tỷ trọng nợ ngắn hạn
cuối năm là 99.64% giảm 0.24% so với cuối năm 2016, tỷ trọng nợ dài hạn
cuối năm 2017 là 0.11% tăng 0.24% cho thấy dn chủ yếu huy động nợ ngắn
hạn để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình giúp tiết kiệm được
16

2.01%
-4.50%
5.50%
-5.50%
0.00%


chi phí sử dụng vốn. Tuy nhiên cần cân nhắc về sự cân đối của nguồn tài trợ để
đảm bảo sự an toàn và ổn định trong việc sử dụng nguồn tài trợ.


Nợ ngắn hạn cuối năm 2017 là 53,559,050,522 đ tăng 16,671,904,291 đ tương
ứng tăng 45.20% so với cuối năm 2016 cho thấy quy mô nợ ngắn hạn đang có
xu hướng tăng cao. Nguyên nhân chủ yếu do tài khoản vay và nợ thuê tài
chính ngắn hạn tăng đột biến 693.15% cùng với đó là tỷ trọng tăng 32.60%, tài
khoản phải trả người bán ngắn hạn tăng 52.03% tỷ trọng tăng 1.00%, quỹ khen
thưởng và phúc lợi giảm 66.12% tương ứng với tỷ trọng giảm 4.82%, thuế và
các khoản phải nộp nhà nước giảm 44.20% tương ứng với tỷ trọng giảm
5.48%. Các khoản khác có biến động nhưng tương đối nhỏ. Có thể thấy chính

sách huy động vốn của công ty chủ yếu sử dụng vào vốn đi chiếm dụng, điều
này giúp tiết kiệm sử dụng chi phí vốn tuy nhiên cần theo dõi cân nhắc để kịp
thời hoàn trả nợ đảm bảo uy tín của doanh nghiệp.



Nợ dài hạn cuối năm 2017 là 191,850,000 đ tăng 150,000,000 đ tương ứng với
tỷ lệ tăng 375.00% so với năm 2016 cho thấy quy mô huy động vốn dài hạn
của dn đang có xu hướng tăng mạnh. Nguyên nhân chủ yếu do tài khoản dài
hạn khác cuối năm 2017 tăng 375.00% tương ứng với tỷ trọng tăng 3.46% so
với cuối năm 2016, cần theo dõi các khoản vay dài hạn khác bao gồm những
thành phần nào để quản lý chặt chẽ khoản vay này tránh sử dụng sai, lãng phí,
gây khó khăn tong việc trả nợ trong tương lai.



Vốn chủ sở hữu cuối năm 2017 là 65,846,086,912đ giảm 2,336,006,885đ
tương ứng giảm 3.43% so với cuối năm 2016 cho thấy quy mô vốn chủ sở hữu
của doanh nghiệp đang có xu hướng giảm. Nguyên nhân là do quỹ đầu tư phát
triển tăng đột biến 3186.06% tương ứng tỷ trọng tăng 2.01% cho thấy doanh
nghiệp đang sử dụng vốn chủ của mình trong hoạt động đầu tư kinh doanh.
Bên cạnh đó lợi nhuận sau thuế chưa phân phối giảm 18.69% tương ứng với tỷ
trọng giảm 4.5% cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của cty không được
tốt, cần có các phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn trong tương lai để
đảm bảo tín nghiệm với các nhà đầu tư và chủ nợ.
Kết luận: Quy mô nguồn vốn tăng cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty đang mở rộng. Quy mô vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao tuy
nhiên lại đang có xu hướng giảm có thể làm giảm khả năng độc lập về tài
chính tuy nhiên cũng có thể gia tăng khả năng khuếch đại ROE của DN thông
qua việc sử dụng đòn bẩy tài chính, tuy nhiên cần xem xét BEP và lãi suất cho

vay để cân nhắc sử dụng đòn bẩy sao cho hợp lý. Nợ phải trả chiếm tỷ trọng ít
hơn so với quy mô vốn chủ sở hữu tuy nhiên đang có xu hướng tăng (chủ yếu
do sự tăng lên của nợ ngắn hạn) giúp DN tốn ít chi phí sử dụng vốn hơn, tuy
nhiên cần theo dõi để cân đối nguồn tài trợ để luôn đảm bảo nguyên tắc cân
17


bằng tài chính, bên cạnh đó cần sát sao quản lý chi tiêu nguồn vốn đi chiếm
dụng để đảm bảo khả năng trả nợ đúng hạn, giữ uy tín cho dn. Về lợi nhuận
chưa phân phối giảm so với cuối năm 2016, DN cần nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh để gia tăng lợi nhuận qua đó đóng góp vào các nguồn tài trợ
vào các hoạt động của DN.

2. Phân tích hoạt động tài trợ của doanh nghiệp

Bảng 5: Phân tích hoạt động tài trợ của doanh nghiệp
Chỉ tiêu
31/12/2017
31/12/2016
Chênh lệch
1. VLC=NVDH-TSDH 38,003,268,148
41,655,502,620
-3,652,234,472
- TSDH
28,034,650,764
26,937,423,147
1,097,227,617
- NVDH
66,037,918,912
68,592,925,767

-2,555,006,855
2. Htx
2.3556
2.5464
-0.1908
Phân tích
18

Tỷ lệ
-8.77%
4.07%
-3.72%
-7.49%




Hệ số tài trợ thường xuyên của công ty cuối 2017 là 2.356 giảm 0.1908 so
với cuối 2016 cho biết tại thời điểm cuối 2017 cứ 1 đồng TSDH được tài trợ
bởi 2.3556 đồng NVDH, chỉ tiêu này giảm do NVDH giảm trong khi TSDH
tăng. VLC của công ty cuối 2017 là 38,003,268,148 đồng, giảm 3,652,234,472
đ so với cuối 2016, hệ số tài trợ thường xuyên >1, vốn lưu chuyển >0 cho thấy
chính sách tài trợ của công ty đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính, tức 1
phần của TSDH được tài trợ bởi NVDH không đe dọa đến quá trình sản xuất
kinh doanh và khả năng tài trợ. Hệ số này giảm có thể đánh giá là hợp lý do
NVDH đang tài trợ quá nhiều cho TSNH gây ra lãng phí chi phí sử dụng vốn,

 NVDH cuối 2017 là 66,037,918,912 VNĐ, giảm 2,555,006,855 đ ( giảm

3.72% ) làm giảm vốn lưu chuyển 3,652,234,472 đ. NVDH giảm chủ yếu do

nguyên nhân chủ quan, doanh nghiệp thay đổi chính sách huy động vốn giảm
VCSH để tài trợ, có thể là do nguyên nhân khách quan là lãi suất vay vốn dài
hạn trên thị trường tăng lên nên doanh nghiệp đang vay ngắn hạn nhiều lên.
Việc giảm NVDH giúp DN tiết kiệm chi phí sử dụng vốn, NVDH giảm trong
khi thừa để tài trợ cho TSDH là điều hợp lý.



- TSDH cuối 2017 là 28,034,650,764 đ , tăng 1,097,227,617 đ (tăng
4.07%) làm giảm VLC 3,652,234,472 đ. TSDH tăng do nguyên nhân chủ
quan, DN tăng cường quy mô sản xuất kinh doanh nên chính sách đầu tư thay
đổi theo hướng tăng TSDH.

Nhìn chung, chính sách tài trợ của công ty đảm bảo nguyên tắc cân bằng
tài chính, có thể thấy hệ số tài trợ thường xuyên và vốn lưu chuyển có xu
hướng giảm, tuy nhiên đang trong tình trạng chính sách tài trợ thừa đảm bảo
nguyên tắc cân bằng, nên có thể xem xét giảm nguồn vốn dài hạn để tiến tới
chính sách tài trợ tối ưu, cũng như giảm thiểu được chi phí sử dụng vốn.

19


3. Phân tích tình hình tài sản của doanh nghiệp

Bảng 6: Phân tích tình hình tài sản của doanh nghiệp
31/12/2017

CHỈ TIÊU

31/12/2016


Chênh lệch

ST

TT(%)

ST

TT(%)

ST

TL (%)

TT (%)

A- TÀI SẢN NGẮN HẠN

91,562,318,670

76.56%

78,542,648,851

74.46%

13,019,669,819

16.58%


2.10%

I. Tiền và các khoản tương đương tiền

11,039,159,664

12.06%

32,455,265,230

41.32%

-21,416,105,566

-65.99%

-29.27%

1. Tiền

8,039,159,664

72.82%

2,725,215,230

8.40%

5,313,944,434


194.99%

64.43%

2. Các khoản tương đương tiền

3,000,000,000

27.18%

29,730,050,000

91.60%

-26,730,050,000

-89.91%

-64.43%

III. Các khoản phải thu ngắn hạn

6,894,733,101

7.53%

5,121,217,388

6.52%


1,773,515,713

34.63%

1.01%

1. Phải thu ngắn hạn của khách hàng

5,325,172,057

77.24%

6,788,613,274

132.56%

-1,463,441,217

-21.56%

-55.32%

2. Trả trước cho người bán

590,400,000

8.56%

147,000,000


2.87%

443,400,000

301.63%

5.69%

6. Phải thu ngắn hạn khác

1,378,744,976

20.00%

442,188,046

8.63%

936,556,930

211.80%

11.36%

7. DP phải thu ngắn hạn khó đòi

-399,583,932

-5.80%


-2,256,583,932

-44.06%

1,857,000,000

-82.29%

38.27%

IV. Hàng tồn kho

73,455,441,805

80.22%

40,855,543,348

52.02%

32,599,898,457

79.79%

28.21%

1. Hàng tồn kho

73,489,275,268


100.05%

40,855,543,348

100%

32,633,731,920

79.88%

0.05%

2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

-33,833,463

-0.05%

0

0.00%

-33,833,463

-0.05%

V. Tài sản ngắn hạn khác

172,984,100


0.19%

110,622,885

0.14%

62,361,215

56.37%

0.05%

1. Chi phí trả trước ngắn hạn
3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà
nước
B - TÀI SẢN DÀI HẠN

172,984,100

100%

67,880,000

61.36%

105,104,100

154.84%


38.64%

0

0%

42,742,885

38.64%

-42,742,885

-100%

-38.64%

28,034,650,764

23.44%

26,937,423,147

25.54%

1,097,227,617

4.07%

-2.10%


I. Các khoản phải thu dài hạn

0

0%

0

0%

0

II. Tài sản cố định

28,034,650,764

100%

26,875,423,147

99.77%

1,159,227,617

4.31%

0.23%

1. Tài sản cố định hữu hình


28,034,650,764

100.00%

26,875,423,147

100%

1,159,227,617

4.31%

0%

0%

- Nguyên giá

164,931,209,008

588.31%

155,599,267,216

578.96%

9,331,941,792

6.00%


9.35%

- Giá trị hao mòn luỹ kế

-136,896,558,244

-488.31%

-128,723,844,069

-478.96%

-8,172,714,175

6.35%

-9.35%

3. Tài sản cố định vô hình

0

0%

0

0%

0


- Nguyên giá

75,000,000

75,000,000

0

0%
0%

0%

- Giá trị hao mòn luỹ kế

-75,000,000

0

0%

0%

VI. Tài sản dài hạn khác

0

0%

62,000,000


0.23%

-62,000,000

-100%

-0.23%

1. Chi phí trả trước dài hạn

0

0%

62,000,000

100%

-62,000,000

-100%

-100%

TỔNG CỘNG TÀI SẢN

119,596,969,434

100%


105,480,071,998

100%

14,116,897,436

13.38%

0%

-75,000,000

Phân tích
Nhìn chung tổng tài sản của công ty cuối năm là 119,596,969,434 đồng
tăng 14,116,897,436 đồng (13.38%) so với đầu năm cho thấy quy mô sxkd của
DN lớn và có xu hướng mở rộng. Tổng tài sản tăng lên là do tài sản ngắn hạn
và dài hạn cùng tăng lần lượt là 13,019,669,819 đồng và 1,097,227,617 đồng.
Điều này thông thường được đánh giá là hợp lý. Về cơ cấu tài sản, tỷ trọng
TSNH cuối năm là 76.56% tăng 2.10% so với đầu năm, tỷ trọng TSDH của
công ty cuối năm là 23.44%, giảm 2.10% so với đầu năm cho thấy chính sách
đầu tư của DN là chủ yếu vào TSNH và xu hướng này đang tiếp tục tăng lên.
20


Điều này có thể đảm bảo năng lực sxkd của công ty và cơ cấu này phù hợp với
một công ty sản xuất nông lâm sản thực phẩm như Yên Bái.
Chi tiết
a) TSNH cuối năm là 91,562,318,670 đồng, tăng so với đầu năm 13,019,669,819


đồng ( tăng 16.58%) cho thấy quy mô đầu tư vào TSNH có xu hướng tăng.
TSNH tăng chủ yếu là HTK tăng mạnh 32,599,898,457 đ (tăng 79.79%); các
khoản phải thu ngắn hạn tăng 1,773,515,713 đ (tăng 34.63%) trong khi đó, tiền
và các khoản tương đương tiền giảm 21,416,105,566 đ (giảm 65.99%) điều
này làm thay đổi cơ cấu TSNH.
Cụ thể, tỉ trọng HTK cuối năm là 80.22% tăng 28.21% so với đầu năm; tỉ
trọng các khoản phải thu NH cuối năm là 7.53%, tăng 1.01% so với đầu năm.
Trong khi đó tỉ trọng tiền và tương đương tiền cuối là năm là 12.06%, giảm
29.27% so với đầu năm cho thấy chính sách đầu tư của DN là đầu tư chủ yếu
vào HTK và dự trữ tiền.
-

HTK cuối năm là 73,455,441,805 đ, tăng so với đầu năm 32,599,898,457 đ
(tăng 79.79%). HTK tăng có thể do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan.
Nguyên nhân khách quan có thể do giá nguyên vật liệu đầu vào tăng, tình hình
tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn,…Nguyên nhân chủ quan có thể do DN chủ
động dự trữ nguyên vật liệu do dự báo được giá nguyên vật liệu sẽ tăng trong
thời gian tới nên đã giảm bán ra, găm hàng chờ giá lên và trong năm doanh thu
của bán hàng và cung cấp của doanh nghiệp giảm, tức là doanh nghiệp không
bán được hàng hóa gây ứ đọng hàng tồn kho.



Các khoản phải thu ngắn hạn cuối năm là 6,894,733,101 đ, tăng so với đầu
năm 1,773,515,713 đ (tăng 34.63%) nguyên nhân là do trong khi các khoản
phải thu của khác hàng đang giảm (21.56%) thì các khoản phải thu ngắn hạn
khác lại có xu hướng tăng mạnh (211.80%).




Tiền và tương đương tiền cuối năm là 11,039,159,664 đ, giảm so với đầu năm
21,416,105,566 đ (giảm 65.99%) cho thấy mức dự trữ tiền của công ty giảm
mạnh, có thể làm giảm khả năng thanh toán nhanh của DN. Tuy nhiên điều này
cũng có thể cho thấy DN nắm bắt tốt các cơ hội kinh doanh, tránh ứ đọng vốn.
b) Tài sản dài hạn của công ty cuối năm là 28,034,650,764 đ, tăng so với
đầu năm 1,097,227,617 đ (tăng 4.07%). Cho thấy quy mô đầu tư vào TSDH
tăng. Trong TSDH, TSCĐ chiếm tỉ trọng cao nhất (100% vào cuối năm) và
nguyên giá TSCĐ hữu hình tăng 9,331,941,792 đ (tăng 6.00%) điều này cho
thấy trong TSDH công ty đầu tư chủ yếu vào TSCĐ để nâng cao năng lực sản
xuất cũng như năng lực cạnh tranh. Việc đánh đầu tư thêm vào TSCĐ có thể
được đánh giá là hợp lý bởi vì doanh nghiệp đang trong quá trình sản xuất kinh
21


doanh nên cần đầu tư thêm TSDH mặt khác NVDH đang quá nhiều và đang
đầu tư nhiều cho TSNH gây ra lãng phí chi phí sử dụng vồn và hơn hết các tài
sản cố định của doanh nghiệp đang dần bị khấu hao hết.
*Kết luận:
Quy mô SXKD của công ty lớn và đang có xu hướng mở rộng đồng thời
cơ cấu tài sản của công ty cũng thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng TSNH, giảm
tỉ trọng TSDH xu hướng này hợp lý để nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên trong TSNH, tiền và tương đương tiền giảm mạnh cần lập kế hoạch
dòng tiền để xác định đúng nhu cầu tiền mặt để đảm bảo khả năng thanh toán
nhanh của công ty… TSCĐ của DN có xu hướng tăng (được đầu tư thêm) cần
căn cứ vào nguồn tài trợ để đánh giá thêm chính sách này có hợp lí hay không.

22


III. Phân tích tiềm lực tài chính của doanh nghiệp

1. Phân tích tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
Bảng 7: Phân tích tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
CHỈ TIÊU

31/12/2016

31/12/2015

Chênh lệch

Tỷ lệ

Doanh thu bán hàng và CCDV

272,608,171,585

322,819,971,378

-50,211,799,793

-15.55%

Các khoản giảm trừ doanh thu

231,489,000

-

231,489,000


-

Doanh thu thuần về bán hàng và CCDV

272,376,682,585

322,819,971,378

-50,443,288,793

-15.63%

Giá vốn hàng bán

225,418,690,783

271,413,107,175

-45,994,416,392

-16.95%

Lợi nhuận gộp về BH và CCDV

46,957,991,802

51,406,864,203

-4,448,872,401


-8.65%

Doanh thu hoạt động tài chính

1,093,040,018

1,437,387,410

-344,347,392

-23.96%

Chi phí tài chính

220,986,408

914,090,320

-693,103,912

-75.82%

Chi phí lãi vay

156,857,621

834,324,432

-677,466,811


-81.20%

Chi phí bán hàng

7,965,809,102

12,164,371,451

-4,198,562,349

-34.52%

Chi phí quản lý doanh nghiệp

14,053,840,904

16,532,356,284

-2,478,515,380

-14.99%

Lợi nhuận thuần từ HĐKD

25,810,395,406

23,233,433,558

2,576,961,848


11.09%

-

184,982,683

-184,982,683

-100.00%

Chi phí khác

1,457,896,725

1,183,924,068

273,972,657

23.14%

Lợi nhuận khác

-1,457,896,725

-998,941,385

-458,955,340

45.94%


Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

24,352,498,681

22,234,492,173

2,118,006,508

9.53%

Chi phí thuế TNDN hiện hành

9,671,409,531

3,198,556,066

6,472,853,465

202.37%

Chi phí thuế TNDN hoãn lại

-

-

-

-


LNST thu nhập doanh nghiệp

14,681,089,150

19,035,936,107

-4,354,846,957

-22.88%

1. Hệ số chi phí

0.9463

0.9413

0.0050

0.53%

2. Hệ số giá vốn hàng bán

0.8276

0.8408

-0.0132

-1.56%


3. Hệ số chi phí bán hàng

0.0292

0.0377

-0.0084

-22.39%

4. Hệ số chi phí quản lý DN

0.0516

0.0512

0.0004

0.75%

5. ROS

0.0539

0.0590

-0.0051

-8.59%


6. Hệ số sinh lời từ HĐKD

0.0944

0.0717

0.0227

31.72%

7. Hệ số sinh lời từ HĐBH

0.0916

0.0703

0.0212

30.15%

Thu nhập khác

Phân tích

23


Phân tích khái quát
Tổng lợi nhuận sau thuế năm 2017 là 14,681,089,150 đồng giảm
4,354,846,957 đồng ( giảm 22.87%), tổng lợi nhuận trước thuế năm 2017 đạt

24,352,498,681 đồng tăng 2,118,006,508 đồng tỷ lệ tăng 9.53% cho thấy cả
hai năm công ty làm ăn có lãi và quy mô lợi nhuận đang có xu hướng giảm.
ROS cuối năm 2017 là 0.0539 lần giảm 0.0051 lần so với năm 2016, tương
ứng với hệ số chi phí năm 2017 là 0.9463 lần, tăng 0.0050 lần so với năm 2016
cho thấy hiệu quả hoạt động giảm, công tác quản trị chi phí có phần kém hiệu
quả. LNTT năm 2017 tăng chủ yếu do lợi nhuận thuần từ HĐKD tăng
2,576,961,848 đồng (11.09%) còn lợi nhuận khác giảm 458,955,340 đồng.

Cụ thể
Đối với HĐKD: Lợi nhuận thuần từ HĐKD cuối năm 2017 là 25,810,395,406
đồng tăng 2,576,961,848 đồng tỷ lệ tăng 11.09%. Đồng thời hệ số sinh lời từ
hoạt động kinh doanh tăng 0.0227 lần ( từ 0.0717 lên 0.0944 lần) cho thấy quy
mô và khả năng sinh lời từ HĐKD tăng. LN thuần từ HĐKD thay đổi do sự
thay đổi của kết của của HĐKD và HĐTC.
Đối với hoạt động bán hàng và CCDV :
- Lợi nhuận gộp bán hàng năm 2017 là 46,957,991,802 đồng giảm
4,448,872,401 đồng ứng với tỷ lệ 8.65%. Nhưng hệ số sinh lời từ HĐBH tăng
0.212 lần ứng với tỷ lệ 30.15% cho thấy hiệu quả hoạt động bán hàng năm
2017 tăng, DN làm ăn thua lỗ. Nguyên nhân có thể do cả doanh thu bán hàng
lẫn chi phí bán hàng đều giảm. Doanh thu bán hàng giảm do sản lượng tiêu thụ
giảm, nhu cầu về sản phẩm của khách hàng giảm.
- Doanh thu thuần từ bán hàng và CCDV cuối năm 2017 là
272,608,171,585 đồng giảm 50,211,799,793 đồng (giảm 15.55%). DTT giảm
làm LN giảm đi tương ứng, nguyên nhân có thể do thị trường tiêu thụ gặp khó
khăn hoặc do chính sách bán hàng, quảng cáo, marketing sản phẩm chưa hiệu
quả. Nhìn chung có thể đánh giá là chưa hợp lí.
- GVHB năm 2017 là 225,418,690,783 đồng, giảm 45,994,416,392 đồng
(16.95%) so với năm 2016. Tốc độ giảm của GVHB nhanh hơn (16.95%) so
với tốc độ giảm của doanh thu thuần của công ty giảm làm cho hệ số GVHB
giảm 0.0132 lần (1.56%) cho thấy công tác tổ chức quản lý chi phí có hiệu quả

và điều này là hợp lý.
-

Chi phí cho hoạt động bán hàng giảm 4,198,562,349 đồng (giảm 34.52%), Chi
phí quản lý doanh nghiệp giảm 2,478,515,380 đồng ( 14,99%) so với năm
24


2016 làm cho hệ số CPBH giảm 0.0084 lần (22.39%), hệ số CPQLDN tăng
0.0004 lần (0.75%) cho thấy hiệu quả trong công tác quản lý CPBH và
CPQLDN, góp phần làm gia tăng LN cho công ty.
Đối với hoạt động tài chính:
-Doanh thu HĐTC năm 2017 là 1,093,040,018 đồng , giảm 344,347,392
đồng ứng với tỷ lệ 23.96% cho thấy hoạt động đầu tư ra bên ngoài của công ty
kém hiệu quả. Nguyên nhân có thể do sự biến động của thị trường tài chính
hoặc KQKD của công ty con, công ty liên kết không tốt.
- Chi phí tài chính năm 2017 là 220,986,408 đồng, giảm 693,103,912 đồng
(75.82%), chi phí tài chính giảm mạnh đóng góp vào sự tăng lên của lợi nhuận.
Trong đó, chi phí lãi vay giảm mạnh nên cần phân tích chi tiết hơn để hiểu rõ
nguyên nhân giảm đi của chi phí tài chính.
Đối với hoạt động khác : Lợi nhuận khác của công ty năm 2017 là
-1,457,896,725 đ giảm 458,955,340 đồng (tương ứng 45.94%). Mặt khác thu
nhập khác cuối năm 2017 bằng 0 đồng, chi phí khác tăng 273,972,657 đồng.
Đây là khoản thu nhập mang tính chất bất thường và quy mô của nó so với
tổng kết hoạt động của công ty nhỏ không ảnh hưởng đáng kể đến kết quả
chung của toàn DN nên không thể dựa vào đó đánh giá lại tài sản để thanh lý
những tài sản không cần được quan tâm thu hồi vốn và nâng cao lợi nhuận
thuần.
Kết luận: Trong năm 2017, LNST giảm nguyên nhân là do hoạt động bán
hàng và cung cấp dịch vụ và hoạt động tài chính. Trong khi GVHB giảm, DTT

cũng giảm, chi phí TC giảm, DTTC lại giảm. Tuy nhiên, CPBH, CPQLDN, CP
tài chính giảm là 3 yếu tố chính góp phần làm tăng lợi nhuận của công ty.
Trong kỳ tới, để tăng LN công ty cần tìm hiểu rõ nguyên nhân dẫn tới sự sụt
giảm của DTTC và sự sụt giảm của GVHB và sự tăng lên của chi phí thuế thu
nhập doanh nghiệp để có giải pháp phù hợp.

25


×