Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

KHẢO SÁT CÁC LOẠI THUỐC VÀ HÓA CHẤT PHÒNG TRỊ BỆNH CÁ CẢNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (966.77 KB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT CÁC LOẠI THUỐC VÀ HÓA CHẤT PHÒNG TRỊ
BỆNH CÁ CẢNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Họ và tên sinh viên: HUỲNH THỊ LỆ DUNG
Ngành: Nuôi Trồng Thủy Sản
Chuyên ngành: Ngư Y
Niên học: 2005 – 2009

Tháng 9/2009


KHẢO SÁT CÁC LOẠI THUỐC VÀ HÓA CHẤT PHÒNG TRỊ BỆNH
CÁ CẢNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Thực hiện bởi

HUỲNH THỊ LỆ DUNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư Thủy Sản chuyên ngành
Ngư Y

Giáo viên hướng dẫn: TS. VŨ CẨM LƯƠNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Năm 2009
i




TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát các loại thuốc và hóa chất phòng trị bệnh cá cảnh trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh” được tiến hành từ tháng 3/2008 đến tháng 9/2009 tại
25 cửa hàng kinh doanh và 10 trại sản xuất cá cảnh trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh.
Qua điều tra ở 25 cửa hàng chúng tôi thu được 103 nhãn thuốc cả trong nước
và ngoài nước, bao gồm 61,17% sản phẩm có nguồn gốc nước ngoài (Trung Quốc,
Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan, Đức), 38,83% sản phẩm ở trong nước. Có 74,76%
sản phẩm không ghi rõ thành phần và hàm lượng hoạt chất có trong từng sản phẩm.
Thống kê giá của 103 nhãn thuốc thu được tại 25 cửa hàng chúng tôi thấy giá
của các sản phẩm dao động từ 5.000 đồng/sản phẩm đến 150.000 đồng/sản phẩm. Sản
phẩm có giá thấp hơn hoặc bằng 10.000 đồng chiếm 34,95%, 52,43% sản phẩm có giá
từ 10.000 đồng đến 50.000 đồng, còn lại là các sản phẩm có giá cao hơn 50.000 đồng
chiếm 12,62%.
Sau khi điều tra phân loại thuốc, hóa chất chúng tôi chia chúng thành 6 nhóm:
nhóm trị bệnh vi khuẩn, nấm, kí sinh trùng 43,69%, nhóm chế phẩm sinh học 19,42%,
nhóm bổ sung các chất dinh dưỡng 14,56%, nhóm điều chỉnh môi trường nước chiếm
12,62%, nhóm khử trùng chiếm 5,83%, cuối cùng là nhóm kiểm tra chất lượng nước
chiếm 3,88%.
Trong 45 sản phẩm của nhóm 1: Nhóm trị bệnh vi khuẩn, nấm, kí sinh trùng
chúng tôi chia ra làm 4 nhóm nhỏ: nhóm đặc trị bệnh vi khuẩn chiếm 33,33%, nhóm
đặc trị bệnh nấm chiếm tỉ lệ 8,89%, nhóm đặc trị bệnh do kí sinh trùng chiếm 26,67%,
nhóm phòng và trị bệnh phối hợp chiếm 31,11%.
Qua khảo sát tại 10 trại sản xuất trên địa bàn thành phố chúng tôi nhận thấy
được hầu hết những người nuôi cá cảnh đều có học vấn: 50% có học vấn cấp 2, 40%
trại có học vấn cấp 3, còn lại 10% là có trình độ đại học.
Tất cả các trại sản xuất đều sử dụng thuốc, hóa chất nhưng chỉ 60% trại có sử
dụng các sản phẩm khảo sát trên thị trường.

Các trại sử dụng thuốc, hóa chất vào hai mục đích chính đó là phòng bệnh và xử
lí bệnh.
ii


CẢM TẠ
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm
TP.HCM, quý thầy cô đã tận tâm tận lực truyền đạt những kiến thức khoa học trong
những năm qua.
Lòng biết ơn sâu sắc gửi đến:
Thầy Vũ Cẩm Lương đã quan tâm, giúp đỡ tận tình và hướng dẫn em,
giúp em hoàn thành tốt đề tài tốt nghiệp của mình.
Các cô chú, anh chị chủ các cửa hàng kinh doanh cá cảnh ở khu vực
đường Lưu Xuân Tín, Nguyễn Thông, Đặng Văn Bi và chủ các trại sản xuất cá cảnh đã
nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp thông tin, chia sẽ kinh nghiệm cho tôi trong suốt quá trình
khảo sát.
Xin gửi tới gia đình và bạn bè tôi những người đã luôn bên tôi, giúp đỡ và động
viên để tôi có động lực hoàn thành tốt đề tài này.
Do kiến thức còn hạn chế nên tôi khó tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp chân thành của quý Thầy Cô và các bạn.

iii


MỤC LỤC
Đề Mục

Trang

Trang Tựa

Tóm tắt

ii

Cảm tạ

iii

Mục lục

iv

Danh sách bảng

vii

Danh sách hình - đồ thị

ix

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

1

1.1 Đặt vấn đề

1

1.2 Mục tiêu đề tài


2

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

2.1 Một số thuốc và hóa chất thường gặp trong phòng trị bệnh cá

3

2.1.1 Kháng sinh

3

2.1.1.1 Khái quát về kháng sinh

3

2.1.1.2 Một số nhóm kháng sinh

3

2.1.1.3 Phổ kháng khuẩn của kháng sinh

5

2.1.1.4 Phối hợp kháng sinh để điều trị

6


2.1.1.5 Một số kháng sinh thường sử dụng cho cá cảnh

7

2.1.2 Thuốc khử trùng

8

2.1.2.1 Một số khái niệm

8

2.1.2.2 Mục đích sử dụng trong nuôi trồng thủy sản

8

2.1.2.3 Một số thuốc khử trùng thường dùng

8

2.1.3 Probiotic

11

2.1.3.1 Định nghĩa

11

2.1.3.2 Cơ chế tác dụng của probiotics


11

2.1.4 Men tiêu hóa

13

2.1.4.1 Mục tiêu của việc sử dụng enzyme tiêu hóa trong thức ăn

13

2.1.4.2 Các loại men tiêu hóa thức ăn

13

2.2 Quản lí bệnh

14
iv


2.2.1 Điều kiện phát sinh bệnh

14

2.2.2 Điều kiện phòng bệnh chung

15

2.2.3 Các loại bệnh trên cá cảnh và cách phòng trị


16

2.2.3.1 Bệnh do kí sinh trùng

16

2.2.3.2 Bệnh do nấm

24

2.2.3.3 Bệnh do vi khuẩn

26

2.2.3.4 Bệnh do virus

33

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

35

3.2 Địa điểm

35

3.3 Phương pháp nghiên cứu

35


3.3.1 Số liệu thứ cấp

35

3.3.2 Số liệu sơ cấp

35

3.4 Phương pháp xử lí số liệu

36

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

37

A. TÌNH HÌNH KINH DOANH THUỐC HÓA CHẤT TẠI CỬA HÀNG

37

4.1. Thông tin chung về thuốc hóa chất khảo sát ở cửa hàng

37

4.2. Phân nhóm thuốc, hóa chất

39

4.2.1.Nhóm trị bệnh vi khuẩn, nấm, kí sinh trùng


40

4.2.2. Nhóm bổ sung chất dinh dưỡng

43

4.2.3. Nhóm khử trùng

44

4.2.4 Nhóm chế phẩm sinh học

44

4.2.5 Nhóm điều chỉnh môi trường nước

46

4.2.6 Nhóm kiểm tra chất lượng nước

48

4.3 Mức độ đa dạng của sản phẩm kinh doanh tại cửa hàng

48

B. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC, HÓA CHẤT TẠI TRẠI SẢN
XUẤT CÁ CẢNH

49


4.4 Thông tin chung về trại sản xuất

49

4.4.1 Trình độ học vấn

49

4.4.2 Kinh nghiệm trong nuôi cá cảnh

50

4.4.3 Quy mô của trại

50

4.5 Tình hình sử dụng thuốc hóa chất tại trại sản xuất cá cảnh

51

v


4.5.1 Phòng bệnh

52

4.5.2 Xử lí khi phát hiện cá bệnh


54

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

59

5.1 Kết luận

59

5.2 Đề nghị

60

TÀI LIỆU THAM KHẢO

61

vi


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Nội dung

Trang

Bảng 2.1:


Một số kháng sinh thường dùng trong thủy sản

3

Bảng 2.2:

Phổ khuẩn của một số kháng sinh

5

Bảng 2.3:

Liều và thời gian chữa trị bệnh của một số kháng sinh
sử dụng trong cá cảnh

7

Bảng 2.4:

Áp dụng của hợp chất chlorine trong thủy sản

9

Bảng 2.5:

Áp dụng PVP Iodine trong thủy sản

9

Bảng 2.6:


Áp dụng KMnO4 vào trong thủy sản

10

Bảng 2.7:

Đặc điểm của một số loài dùng làm probiotic

12

Bảng 2.8:

Các chỉ tiêu chất lượng nước hồ nuôi cá cảnh

15

Bảng 2.9:

Mầm bệnh quan trọng trên cá cảnh

26

Bảng 4.1:

Số lượng và tỷ lệ sản phẩm thuốc, hóa chất tại mỗi quốc
gia

Bảng 4.2:


37

Số lượng và tỷ lệ ghi rõ thành phần hoạt chất có trong sản
phẩm

Bảng 4.3:

38

Mức độ phổ biến của các sản phẩm nhóm trị bệnh vi khuẩn,
nấm, kí sinh trùng

Bảng 4.4:

42

Mức độ phổ biến của các sản phẩm nhóm bổ sung dinh
dưỡng

43

Bảng 4.5:

Mức độ phổ biến của các sản phẩm nhóm chế phẩm sinh học

45

Bảng 4.6:

Mức độ phổ biến của các sản phẩm nhóm điều chỉnh môi

trường nước

46

Bảng 4.7:

Mức độ đa dạng sản phẩm kinh doanh tại cửa hàng

48

Bảng 4.8:

Số năm kinh nghiệm của người nuôi cá cảnh

50

Bảng 4.9:

Số sản phẩm khảo sát tại cửa hàng được trại sử dụng

51

Bảng 4.10:

Cách xử lí nguồn nước cấp tại trại sản xuất

52

Bảng 4.11:


Cách xử lí thức ăn tại trại sản xuất

53

Bảng 4.12:

Thuốc, hóa chất trại sử dụng để xử lí ao, bể nuôi và trang
thiết bị

54
vii


Bảng 4.13:

Thuốc, hóa chất trại sử dụng để trị bệnh nấm

55

Bảng 4.14:

Thuốc, hóa chất trại sử dụng để trị bệnh kí sinh trùng

56

Bảng 4.15:

Thuốc, hóa chất trại sử dụng để trị bệnh vi khuẩn

57


Bảng 4.16:

Thuốc, hóa chất trại sử dụng để trị bệnh đường ruột

58

viii


DANH SÁCH HÌNH – ĐỒ THỊ
Hình

Nội dung

Trang

Hình 2.1:

Sự tổng hợp các tác nhân gây bệnh trên cá cảnh

15

Hình 2.2:

Chu kỳ sống của sán lá đơn chủ

20

Hình 2.3:


Chu kỳ sống của sán lá song chủ

21

Hình 2.4:

Chu kỳ sống của sán dây

23

Hình 4.1:

Sản phẩm có mức độ phổ biến nhiều của nhóm
trị bệnh vi khuẩn, nấm, kí sinh trùng

Hình 4.2:

Sản phẩm có mức độ phổ biến nhiều của nhóm
bổ sung dinh dưỡng

Hình 4.3:

44

Sản phẩm có mức độ phổ biến nhiều của nhóm
chế phẩm sinh học

Hình 4.4:


42

45

Sản phẩm có mức độ phổ biến nhiều của nhóm
điều chỉnh môi trường nước

47

Đồ thị 4.1:

Tỷ lệ phần trăm nhóm sản phẩm thuốc, hóa chất

40

Đồ thị 4.2:

Tỷ lệ phần trăm mức độ đa dạng sản phẩm kinh
doanh tại cửa hàng

49

Đồ thị 4.3:

Trình độ học vấn của người nuôi cá cảnh

49

Đồ thị 4.4:


Quy mô của trại sản xuất cá cảnh

50

ix


Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây phong trào nuôi cá cảnh phát triển mạnh mẽ trong cả
nước nói chung và TP.HCM nói riêng. Thú chơi, thưởng ngoạn cá cảnh và đặc biệt là
nghề nuôi cá cảnh không chỉ là thú vui tao nhã mà còn mang lại hiệu quả kinh tế cao,
từng bước góp phần vào việc tăng trưởng kinh tế của thành phố. Với mức sống người
dân thành phố ngày càng cao và do chính sách mở cửa của nhà nước nghề sản xuất,
kinh doanh cá cảnh bắt đầu nhộn nhịp và phát triển phong phú, đa dạng. Tuy nhiên
những năm trước đây phần lớn người nuôi cá cảnh đều mang tính tự phát chưa có quy
hoạch, thiếu định hướng và gặp nhiều khó khăn về vấn đề vốn đầu tư, kỹ thuật chăm
sóc, sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cá nhân, bệnh cá cảnh bắt đầu xuất hiện
nhiều ảnh hưởng không nhỏ đến việc sản xuất và kinh doanh. Để giải quyết vấn đề
bệnh người nuôi đã dựa vào thuốc và hóa chất.
Nhìn chung, thuốc và hóa chất trong sản xuất và kinh doanh cá cảnh là cần
thiết. Do vậy, tìm hiểu công dụng, cách sử dụng, nguồn gốc, giá cả và hiệu quả sử
dụng của thuốc và hóa chất là vấn đề đáng được quan tâm. Kinh doanh thuốc, hóa chất
đem lại lợi nhuận cao do đó trên thị trường các mặt hàng thuốc, hóa chất rất phong
phú. Mặc khác nhãn thuốc, hóa chất thường không rõ ràng, mập mờ và nhập lậu nhiều.
Vì vậy làm cho người nuôi khó có thể nắm hết công dụng, cách sử dụng, tính chất của
thuốc và hóa chất để nuôi cá cảnh đạt hiệu quả.
Xuất phát từ thực trạng trên, được sự phân công của Khoa Thủy Sản, trường
Đại Học Nông Lâm TP.HCM chúng tôi thực hiện đề tài “Khảo sát các loại thuốc và

hóa chất phòng trị bệnh cá cảnh trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh”.

1


1.2 Mục tiêu đề tài
1.2.1 Mục tiêu chung
Khảo sát các loại thuốc và hóa chất phòng trị bệnh cá cảnh trên địa bàn Thành
Phố Hồ Chí Minh.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu các loại thuốc, hóa chất đang được kinh doanh và mức độ phổ biến.
Phân nhóm thuốc, hóa chất theo thành phần và công dụng.
Tìm hiểu tình hình sử dụng thuốc, hóa chất tại các trại sản xuất cá cảnh.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Một số thuốc và hóa chất thường gặp trong phòng trị bệnh cá
2.1.1 Kháng sinh
2.1.1.1 Khái quát về kháng sinh
Kháng sinh là chất hữu cơ có nguồn gốc sinh học, bán tổng hợp hoặc tổng hợp
có tác dụng ức chế sự phát triển hoặc giết vi trùng trên cơ sở kết hợp với một điểm tiếp
nhận (Receptor) trong quá trình biến dưỡng, dẫn đến sự ngưng trệ quá trình sống của
vi khuẩn bên trong cơ thể, vì vậy kháng sinh thường dùng để điều trị trên cơ thể đã bị
nhiễm trùng.
2.1.1.2 Một số nhóm kháng sinh
Bảng 2.1: Một số nhóm kháng sinh thường sử dụng trong thủy sản
Nhóm kháng sinh


Các loại kháng sinh

Phổ kháng khuẩn

Chỉ định

Ciprofloxacin (thế hệ

Kháng sinh phổ

Tác dụng tốt khi

II)

rộng

được hấp thu qua

Nhóm quinolones

Norfloxacin (thế hệ

Tác dụng lên các vi

đường uống, đặc

(Samuelsen et al,

II)


khuẩn như:

trị các bệnh

1994)

Enrofloxacin (thế hệ

Staphylococcus,

đường ruột,

II)

Streptococcus,

nhiễm trùng toàn

Ofloxacin (thế hệ II)

Pseudomonas…

thân

Tác động sát khuẩn

Các bệnh nhiễm

trên vi khuẩn G+,


trùng do vi khuẩn

G-.

G+, G-

Acid oxolinic
Flumequin (thế hệ I)

Marbofloxacin (thế
hệ II)
Nhóm beta lactams

Ampicilline
Amoxiciline

3


Benzathine

Có hoạt lực cao đối

Bệnh do

penicilline

với vi khuẩn G+ và


Staphylococcus,

Potassium penicilline

không kháng

Streptococcus,

Sodium penicilline

penicillinase.

Leptospira…

Phổ kháng khuẩn
hẹp, tác động trên
vi khuẩn G- (trực

Streptomycin

khuẩn G- hiếu khí),
Leptospira.
Tác động trên vi
Nhóm aminoside

khuẩn G- (trực

Neomycin

khuẩn G- hiếu khí)


Nhiễm trùng
đường ruột và
nhiễm trùng toàn
thân.
Nhiễm trùng
đường ruột.

Tác động trên vi

Gentamycin

Kanamycin

khuẩn G+, G-

Viêm ruột, nhiễm

(không hiệu quả

trùng máu, toàn

với vi khuẩn kị

thân.

khí), Proteus
Oxytetracyclin

Tác động kìm


Tetracyclin base
Nhóm tetracyclin

khuẩn trên các vi

Chlortetracyclin

khuẩn G+, G-,
Mycoplasma.

Doxycyclin
Chloramphenicol

Các bệnh nhiễm
trùng đường ruột,
xoang bụng,
nhiễm trùng cơ,
phụ bộ…

Tác động trên vi

Các bệnh nhiễm

khuẩn G+, G-.

trùng trên cá.

Tiamuline


Tác động trên vi

Các bệnh nhiễm

Tylosin

khuẩn G+,

trùng toàn thân do

Spiramycin

Mycoplasma.

vi trùng G+.

Nhóm sulfamide

Sulfadimidin

Rộng, tác động trên Các bệnh nhiễm

(Capone, et al,

Sulfadimethoxin

vi khuẩn G+, G-,

Nhóm phenicol


Thiamphenicol
Florphenicol

Nhóm macrolide

4

trùng do vi khuẩn


1996, trích từ Võ
Văn Thiên LVTT
năm 2007)

Sulfamethoxazol

nguyên sinh động

G+, G-.

vật.

Sulfadiazin

Phối hợp với
Vi khuẩn G+, G-,

sulfamid trong

nguyên sinh động


điều trị các bệnh

Nhóm

vật. Không tác

nhiễm trùng toàn

dyaminopyrimidin

động đến

thân do vi trùng

Pseudomonas và

và nguyên sinh

Mycobacterium.

động vật theo tỉ lệ

Trimethoprime

Ormethoprime

1: 5.
2.1.1.3 Phổ kháng khuẩn của kháng sinh
Một loại kháng sinh có phổ hẹp (Narrow spectrum) tác dụng kháng khuẩn của

nó giới hạn trên một số ít loài, giống, chủng, vi trùng. Một kháng sinh có phổ khuẩn
rộng (broad spectrum) có khả năng kháng khuẩn trên nhiều loài vi trùng G+, G-, virus,
nguyên sinh động vật (Võ Văn Ninh, 2001).
Bảng 2.2: Phổ kháng khuẩn của một số kháng sinh (Võ Văn Ninh, 2001)
STT

Tên kháng sinh

Gr+

Gr -

virus

Protozoa Ricketsia

1

Penicillin

++++

Rất ít

0

0

++


2

Ampicillin

++++

+++

0

0

0

3

Cefalosporin

++++

+++

0

0

0

4


Streptomycin

+

++++

0

0

0

5

Neomycin

++

+++

0

0

0

6

Erythromycin


+++

++

+

+

++

7

Tyloxin

+++

+

0

0

0

8

Clotetracyclin

++++


++++

+

+

++++

9

Oxytetracyclin

++++

++++

+

+

++++

10

Tetracyclin

++++

++++


+

+

++++

11

Cloramphenicol

++++

++++

+

0

12

Kanamycin

++

+++

0

0


5


13

Oxacilin

++++

Rất ít

0

0

Ghi chú:
0

Không có khả năng diệt khuẩn

+

Phổ kháng khuẩn hẹp

++

Phổ kháng khuẩn trung bình

+++


Phổ kháng khuẩn rộng

++++ Phổ kháng khuẩn rất rộng
2.1.1.4 Phối hợp kháng sinh để điều trị
Người ta thường phối hợp nhiều loại kháng sinh để dùng khi có nhiều bệnh
cùng khởi phát hoặc tránh dùng kháng sinh gây độc cho cơ thể. Trong trường hợp
nhiều bệnh khởi phát, mỗi loại kháng sinh có tác dụng chọn lọc trên mỗi loại vi trùng,
dùng phối hợp sẽ khống chế các bệnh cùng một lúc. Trong trường hợp thứ hai có thể
tấn công mạnh vi khuẩn gây bệnh mà không cần dùng liều cao gây độc (Võ Văn Ninh,
2001).
Muốn dùng chung hai loại kháng sinh cần chọn lọc kỹ vì có một số phối hợp sẽ
cho kết quả kém hơn khi dùng mỗi thứ riêng lẻ. Theo Jawets phối hợp kháng sinh chia
làm hai nhóm:
Nhóm 1: gồm kháng sinh có phổ khuẩn hẹp hay phổ khuẩn trung bình như
peniciline, streptomycine, neomycine.
Nhóm 2: gồm các kháng sinh có phổ rộng như chlotetracyclin, oxytetracyclin.
Một số phối hợp kháng sinh thông thường:
+ Penicillin + Streptomycin: diệt khuẩn G- và G+.
+ Erythromycin + Tetracyclin diệt khuẩn G- và G+ nhưng mạnh hơn đối
với vi khuẩn G+.
+ Penicillin + Tetracyclin diệt cả hai loại vi khuẩn G- và G+ nhưng mạnh
hơn đối với vi khuẩn G+.
+ Tetracyclin + Oleandomycin: diệt vi khuẩn G- và G+ nhưng mạnh hơn
đối với vi khuẩn G-.
+ Tetracyclin + Nixtatin: để ngăn ngừa phát triển vi nấm sau khi sử dụng
tetracyclin.
6


+ Ampicilline + Cloxacillin: diệt vi khuẩn G- và G+ vi khuẩn có

penicillininaza.
2.1.1.5 Một số kháng sinh thường sử dụng cho cá cảnh
Bảng 2.3: Liều và thời gian chữa trị bệnh của kháng sinh sử dụng trong cá cảnh
Kháng sinh
Amoxicillin

Ampicillin
Erythromycin
Gentamycin

Kanamycin

Neomycin

Liều cho ăn

Liều dùng để tắm

2,7 g – 8 g/kg thức ăn mỗi
ngày. Sử dụng trong 10 ngày
0,3 g/kg thức ăn mỗi ngày.
Sử dụng trong 10 ngày
3,3 g/kg thức ăn. Sử dụng
trong 10 ngày
0,1 g/kg thức ăn. Sử dụng
trong 10 ngày

Không sử dụng

Không sử dụng

Không sử dụng
Không sử dụng

0,7 g/kg thức ăn. Sử dụng 94 – 189 ppm, 3 ngày xử lí
trong 10 ngày

một lần. Lặp lại 3 lần.

3,3 g/kg thức ăn. Sử dụng 1250 ppm trong 3 ngày, lặp lại
trong 10 ngày

3 lần.
47 – 189 ppm trong 1 giờ

Nitrofurazone

2,5 g/kg thức ăn. Sử dụng hoặc 94,5 ppm trong 6 – 12
giờ. Lặp lại mỗi ngày đến

trong 10 ngày

ngày thứ 10.
Oxytetracyline

2,49 g/kg thức ăn. Sử dụng

(Terramycin)

trong 10 ngày


Romet B
(Sulfadimethoxine/
Ormethoprime)

187,5 – 945 ppm trong 6 – 12
giờ. Lặp lại 10 ngày (Liều phụ
thuộc vào độ cứng của nước)

7,4 g/kg thức ăn. Sử dụng
trong 5 ngày

(Roy P.E Yanong, 2006)

7

Không sử dụng


2.1.2 Thuốc khử trùng
2.1.2.1 Một số khái niệm
Thuốc khử trùng (disinfectants) là những chất có khả năng tiêu diệt vi khuẩn
hoặc các vi sinh vật nhiễm khác. Khác với kháng sinh, những chất khử trùng phá hủy
nguyên sinh chất của vi khuẩn và kể cả vật chủ. Do đó chúng chỉ được sử dụng cho các
đồ vật vô sinh.
Thuốc sát trùng (antiseptics) là những chất có tác dụng ức chế sự sinh trưởng và
sinh sản của vi sinh vật hoặc giết chết vi khuẩn ở nồng độ mà không làm ảnh hưởng
đến mô bào vật chủ. Do đó antiseptics được sử dụng cho các mô nhiễm khuẩn để ngăn
chặn sự phát triển của vi sinh vật.
2.1.2.2 Mục đích sử dụng trong nuôi trồng thủy sản
Khử trùng nguồn nước ao lắng.

Phòng ngừa sự phát triển các bệnh do virus, vi trùng, nguyên sinh động vật,
nấm trong quá trình nuôi.
Xử lý nguồn nước khi tôm cá mắc bệnh.
Ức chế sự phát triển của tảo khi mật độ quá dày đặc.
2.1.2.3 Một số thuốc khử trùng thường dùng
a/ Chlorine và hợp chất chlorine
Đặc điểm
Chlorine và các hợp chất chlorine như: chloramine B, Chloramine T đã được sử
dụng từ 1920.
Phổ kháng khuẩn của các hợp chất chlorine giống nhau.
Hiệu quả cao hay thấp tùy thuộc hàm lượng chlor hữu dụng.
Dạng bột, mùi đặc trưng.
Cơ chế tác dụng
Trong môi trường nước chlorine phát huy tác dụng diệt khuẩn tức thời
Ca(OCl)2 + H2O → Ca2+ + H2O + 2 OClOCl- + H+

pH thấp
pH cao

HOCl

HOCl ức chế các enzyme, thoái biến protein và làm hư cấu trúc ADN của VSV.
8


Độ mạnh của HOCl cao hơn so với OCl-. Do đó khi pH nước cao hơn 8 phải
tăng liều chlorine khoảng 20%.
Bảng 2.4: Áp dụng của hợp chất chlorine trong thủy sản
Liều dùng


Mục đích

Chlorine

Khử trùng bể nuôi và dụng

500 ppm

cụ

Chloramin T hoặc B
100 ppm. Rửa sạch trước khi
dùng

Khử trùng nước ao lắng

10 ppm

2 – 3 ppm

Xử lý nước ao trước khi xả

30 ppm

10 ppm

Trị bệnh nấm thủy my, kí

10 ppm tắm cá trong 20 phút


sinh trùng
b/ PVP Iodine (Polyvinyl Pyrrolidon Iodine)
Đặc điểm

Polyvinyl pyrrolidon là giá đỡ giúp iode dễ dàng tan trong nước và nhả iode từ
từ cần cho hoạt tính sát trùng.
Độ hữu dụng của iode trong hợp chất PVPI: 12%.
Cơ chế tác động
Thấm qua khỏi vách và mang tế bào
Gắn vào nhóm N của acid amin, làm phá vỡ cấu trúc protein
Oxi hóa nhóm S-H của acid amin chứa lưu huỳnh, làm gẫy cầu nối S-S làm cho
protein không tổng hợp được.
Phá vỡ đặc tính vật lý của cầu nối C=C trong các acid béo ở màng tế bào.
Bảng 2.5: Áp dụng PVP Iodine trong thủy sản
Mục đích
Xử lý tảo

Cách sử dụng
Pha loãng rồi tạt xuống
ao 2 tuần 1 lần

Nồng độ PVPI 30%
0,3 – 0,5 ppm

Tưới ướt bề mặt bể, để
Khử trùng bể ương

yên 30 phút, rửa sạch

500 ppm


bằng nước
Vệ sinh dụng cụ

Ngâm dụng cụ trong 15
9

500 ppm


phút
Khử trùng nguồn nước

Pha loãng rồi tạt xuống

nuôi cá

ao

Trị nấm thủy mi, nấm

Pha loãng rồi tạt xuống

mang

ao

Xử lý bệnh cá do vi trùng

0,5 – 1 ppm

1 ppm

Pha loãng rồi tạt xuống

1 ppm

ao

c/ KMnO4 - thuốc tím (Postassium Permanganate)
Đặc điểm
Tinh thể tím – hồng đen
Độ hòa tan: 1/15 (max), không bền ở dạng dung dịch, dung dịch chuyển từ màu
hồng sang màu nâu: mất hoạt tính. Thời gian mất hoạt tính dưới 24 giờ.
Cơ chế tác dụng
Phóng thích oxy nguyên tử là tác nhân oxy hóa manh đối với mọi loại tế bào.
Bảng 2.6: Áp dụng KMnO4 vào trong thủy sản
Mục đích

Nồng độ

Khử trùng nguồn nước

10 ppm

Khử trùng nước ao dự trữ

5 – 6 ppm

Xử lý tảo trong ao nuôi


1 – 2 ppm

Xử lý bệnh vi trùng, nguyên sinh động

2 – 3 ppm

vật trong quá trình nuôi
Trị rận cá, nấm thủy my

10 – 20 ppm, tắm 15 – 30 phút

d/ Formaldehyde (formol)
Đặc điểm
Dạng lỏng, chứa 37% hoạt tính.
Phổ kháng khuẩn rộng.
Hiệu quả diệt khuẩn nhanh.
An toàn, do đó được sử dụng trong quá trình nuôi.
Mùi khó chịu, kích ứng mạnh đường hô hấp.
10


Cơ chế tác dụng
Thấm qua vách tế bào, làm đông đặc nguyên sinh chất.
Mục đích
Formol dùng được sử dụng để tẩy trùng ao, phòng và trị bệnh ký sinh đơn bào,
bệnh sán lá đơn chủ (tắm 200 – 250 ppm trong thời gian 30 – 60 phút), khử trùng định
kỳ nguồn nước (nồng độ 10 ppm).
e/ Xanh Malachite (Malachite Green)
Tên hợp chất: P,P-Benzynlidenebis – N,N – Dimethyl aniline.
Đây là chất khử trùng trong danh mục cấm dùng trong nuôi trồng thủy sản.

Nhưng đối với việc nuôi cá cảnh ngày nay vẫn sử dụng nhiều.
Malachite Green là một chất kiềm yếu. Có khả năng hòa tan sắt, chì gây ngộ
độc cho cá nên không dùng các dụng cụ sắt, chì để bảo quản và pha chế lúc sử dụng.
Có tác dụng kháng khuẩn mạnh nên thường dùng phòng trị nấm thủy my, trùng
quả dưa và một số ngoại ký sinh gây bệnh cho cá (nồng độ 1 – 4 ppm tắm trong thời
gian 30 – 60 phút).
2.1.3 Probiotic
2.1.3.1 Định nghĩa
Thuật ngữ probiotics được dùng để mô tả những yếu tố kích thích sinh trưởng
sản sinh bởi vi sinh vật. Probiotics được bắt nguồn từ gốc Hy Lạp với nghĩa tiền sự
sống (prolife).
Fuller (1989) định nghĩa probiotics như một thức ăn bổ sung vi sinh vật sống,
có tác động có lợi đến động vật chủ thông qua việc cải tiến cân bằng vi sinh vật của nó.
2.1.3.2 Cơ chế tác dụng của probiotics
Cạnh tranh về vị trí bám dính trên nhung mao ruột, cạnh tranh chất dinh dưỡng,
cạnh tranh về khối lượng các chất sinh ra bởi vi sinh vật.
Hoạt động đối kháng của vi khuẩn lactic chống lại vi sinh vật gây bệnh là do
chúng sản xuất các sản phẩm vi sinh như bacteriocin, acid hữu cơ, hydroperoxyd,
lactocidin…Lactocidin có phổ kháng khuẩn rất rộng, còn các acid acetic và lactin thì
làm giảm pH ruột, ức chế sự phát triển của nhiều sinh vật gây bệnh thuộc nhóm Gr-.

11


Tăng thức ăn ăn vào và khả năng tiêu hóa: probiotics kích thích tính thèm ăn,
làm tăng tích lũy mỡ, nitrogen, Ca, P, Cu, Mn, tiết các enzyme tiêu hóa như α-amylase,
cellulose, lipase, protease.
Làm giảm hoạt tính urease trong chất chứa ruột non, ngăn chặn tổng hợp những
amin độc, tổng hợp vitamin nhóm B: B1, B2, B6, B12.
Trung hòa và khử độc tố trong đường ruột. Theo Rani và khetarpaul (1998), ảnh

hưởng có lợi của probiotics trong thức ăn là sự sản xuất các chất kháng khuẩn có tác
dụng trung hòa độc tố gây bệnh tiêu chảy của vi khuẩn E.coli.
Bảng 2.7: Đặc điểm của một số loài dùng làm probiotic
Tên

Đặc điểm

Tác dụng

Trực khuẩn gram dương, Ức chế sự bám dính của vi
không sinh nha bào, không sinh vật gây bệnh, sản xuất
di động, kị khí, thích hợp acid hữu cơ làm giảm pH
nhiệt độ 30 – 40oC, chịu đường ruột. Sinh H2O2 tiêu
Lactobacillus
acidophilus

được môi trường pH thấp diệt vi sinh vật có hại. Sản
(<5),

lên

men

đường xuất các enzyme tiêu hóa

glucose, lactose và maltose (amylase,

cellulase,

lipase,


sinh acid nhưng không sinh protease) kích thích tiêu hóa
và các vitamin (B1, B2, B6,

hơi.

B12) khử độc tố trong đường
ruột
Trực khuẩn gram dương, có Sản sinh enzyme tiêu hóa:
bào tử, hiếu khí, di động amylase,

cellulose,

lipase,

được, không có giáp mô, protease,

trypsin,

urease,

thích hợp nhiệt độ 35oC, lên mannose, sản sinh các acid
Bacillus subtilis

men

đường

glucose


saccharose

và hữu cơ: acid lactic, acid acetic
làm giảm pH đường ruột, tổng
hợp vitamin nhóm B, cạnh
tranh vị trí bám với vi khuẩn
gây bệnh.

Saccharomyces

Nấm men đơn bào hiếu khí, Tăng cường miễn dịch, hấp
12


cerevisiare

hình tròn hoặc hình bầu dục, thu độc tố và bài thải ra ngoài.
thích hợp môi trường có pH Chuyển hóa glucose thành
từ 2 – 9, có khả năng lên acid pyruvic, là cơ chất giúp
men một số đường và sinh các vi sinh vật có lợi hoạt
acid

động và sinh sản. Sản xuất các
enzym tiêu hóa cũng như acid
hữu cơ.

Là nấm mốc thuộc họ nấm Tạo sinh khối chứa nhiều acid
Aspergillus oryzae

bông Moniliaceae, hệ sợi amin và vitamin nhóm B. Sản

không màu, màu nhạt hoặc xuất enzym tiêu hóa amylase.
sáng màu.

2.1.4 Men tiêu hóa
2.1.4.1 Mục tiêu của việc sử dụng enzyme tiêu hóa trong thức ăn
Hỗ trợ hệ enzyme có sẵn
Công phá vách tế bào thực vật để các enzyme có thể tiêu hóa chất dinh dưỡng
trong tế bào.
2.1.4.2 Các loại men tiêu hóa thức ăn
a/ Amylase
Hiện diện tại các loài cá, tôm nhưng sự tiêu hóa tinh bột không hoàn toàn. Thủy
phân tinh bột cho sản phẩm cuối cùng là maltose và 1 ít glucose.
D Bổ sung men amylase giúp gia tăng độ tiêu hóa tinh bột, giải phóng năng
lượng.
b/ Phytase
Thủy phân phytate giải phóng phospho và các dưỡng chất khác gắn vào phức hệ
phytate.
D Bổ sung phytase sẽ:
+ Cải thiện được độ tiêu hóa phosphorus, protein, năng lượng, calcium,
khoáng… khi thức ăn có nguồn gốc từ thực vật
+ Giảm hay bỏ hẳn việc bổ sung một số khoáng chất cần thiết.

13


c/ Lipase
Có trong dạ dày, manh tràng, tụy tạng và cả trong ruột. Thủy phân các
triglycerides của acid béo chuỗi dài.
D Bổ sung lipase: giúp quá trình hấp thu acid béo dễ dàng hơn và tạo ra năng
lượng.

2.2 Quản lí bệnh.
2.2.1 Điều kiện phát sinh bệnh
Nước là môi trường sống của cá. Cá sống được đòi hỏi phải có môi trường sống
tốt, đồng thời phải có khả năng thích ứng với môi trường. Nếu môi trường sống này
xảy ra những thay đổi bất lợi cho chúng, những cá thể nào thích ứng được sẽ duy trì
cuộc sống, những cá thể không thích ứng sẽ mắc bệnh hoặc chết. Cá mắc bệnh là kết
quả của sự tác động lần nhau giữa cơ thể và môi trường sống. Nguyên nhân gây bệnh
cho cá là sự xuất hiện đồng thời của 3 yếu tố.
-

Môi trường sống (environment): những yếu tố môi trường ảnh hưởng nhiều đến
cá cảnh: nhiệt độ, pH, độ cứng, NH3…

-

Mầm bệnh (pathogen): gồm những tác nhân hữu sinh làm cá bị bệnh. Tác nhân
gây bệnh chia làm 2 nhóm:
+ Tác nhân gây bệnh truyền nhiễm : virus, vi khuẩn, nấm, riketsia…
+ Tác nhân gây bệnh ký sinh: nguyên sinh động vật, giun sán, giáp xác…

-

Vật chủ ( host) : cá cảnh. Cá sống trong môi trường có chất lượng nước kém và
có sự hiện diện của mầm bệnh nhưng nếu sức đề kháng của cá tốt thì cá vẫn
không mắc bệnh. Bệnh xảy ra hay không còn tùy thuộc vào sức đề kháng hoặc
mẫn cảm của cá đối với từng tác nhân gây bệnh.
Khi hội đủ cả 3 nhân tố trên thì cá có thể mắc bệnh, nếu thiếu 1 trong 3 nguyên

tố thì cá sẽ không bị bệnh. Khi môi trường nuôi tốt sẽ tăng sức đề kháng với mần bệnh
cho cá, mặc dù cá có mang mầm bệnh thì mầm bệnh không thể phát triển được (Bùi

Quang Tề, 2006). Do vậy, khi nắm rõ mối quan hệ mật thiết của 3 yếu tố trên để xem
xét nguyên nhân gây bệnh không nên kiểm tra đơn thuần 1 yếu tố nào, mà phải xem
xét đồng thời cả 3 yếu tố mầm bệnh, môi trường, vật chủ. Đồng thời khi đưa ra biện
pháp phòng và trị bệnh cũng phải quan tâm cả 3 nhân tố trên.

14


Hình 2.1: Sự tổng hợp các tác nhân gây bệnh trên cá cảnh.
2.2.2 Điều kiện phòng bệnh chung
Dựa trên ba nguyên tắc: quản lý môi trường, mầm bệnh và bản thân cá nuôi.
Các biện pháp phòng bệnh trên cá cảnh bao gồm:
Quản lý môi trường nuôi chủ yếu quản lý các khía cạnh:
-

Điều kiện môi trường nước (nhiệt độ, pH, dH (độ cứng), oxy hoà tan…).

-

Ổn định các yếu tố thủy lý hoá của môi trường để biến động trong ngày của
nhiệt độ không quá 4oC, pH không quá ±0,3…

-

Sử dụng các biện pháp lọc và thay nước định kỳ nhằm làm giảm hàm lượng các
chất độc hại và cải thiện môi trường nước.

Bảng 2.8: Các chỉ tiêu chất lượng nước hồ nuôi cá cảnh
STT


Chỉ số theo dõi

Phạm vi thích hợp

1

Nhiệt độ

19 – 320C

2

DO

4 – 5 mg/l

3

pH

5,5 – 8,5

4

CaCO3

30 – 50 mg/l

5


PO43-

0,2 – 0,5 mg/l

6

NH4+/NH3

7

NO2-

< 0,4 mg/l

8

NO3-

≤ 5 mg/l

9

NH4+

< 1 mg/l

0,8 – 4 mg/l

15



×