Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH GÂY HẠI VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MỘT SỐ THUỐC PHÒNG TRỊ BỆNH MỐC SƯƠNG (Phytophthora infestans (Mont.) de Bary) TRÊN KHOAI TÂY (Solanum tuberosum L.) TẠI ĐÀ LẠT – LÂM ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (934.63 KB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀOTẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
FG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH GÂY HẠI VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU
QUẢ MỘT SỐ THUỐC PHÒNG TRỊ BỆNH MỐC
SƯƠNG (Phytophthora infestans (Mont.) de Bary)
TRÊN KHOAI TÂY (Solanum tuberosum L.)
TẠI ĐÀ LẠT – LÂM ĐỒNG

Họ và tên sinh viên: ĐÀO THỊ TUYẾT NHUNG
Ngành: 2005-2009
Niên khóa: 2005-2009

Tháng 08/2009


ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH GÂY HẠI VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MỘT SỐ
NÔNG DƯỢC PHÒNG TRỊ BỆNH MỐC SƯƠNG (Phytophthora infestans
(Mont.) de Bary) TRÊN KHOAI TÂY (Solanum tuberosum L.)
TẠI ĐÀ LẠT – LÂM ĐỒNG

Tác giả

ĐÀO THỊ TUYẾT NHUNG

Khóa luận được đệ trình để hoàn thành yêu cầu cấp bằng kỹ sư Nông nghiệp
ngành Nông học


Hội đồng hướng dẫn
Hướng dẫn chính: Th.S LÊ CAO LƯỢNG
Đồng hướng dẫn: TS. PHẠM XUÂN TÙNG
(Trung Tâm Nghiên Cứu Rau và Hoa Đà Lạt)

Tháng 08/2009


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn :
Quý Thầy Cô giáo trường Đại Học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh, khoa lâm nghiêp
đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và làm đề tài vừa qua.
Chân thành cảm ơn thầy Lê Cao Lượng, Ts. Phạm Xuân Tùng, Ks Hồ Ngọc Anh
đã tận tình trực tiếp hương dẫn tôi thực hiện tốt luân văn tốt nghiệp này.
Xin bày tỏ lòng biết ơn đến ban lãnh đạo, các anh chị và cô chú của Trung Tâm
Nghiên Cứu Khoai Tây Rau và Hoa Đà Lạt đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá
trình thực hiện đề tài này.
Cảm ơn bạn bè, gia đình đã động viên, khuyến khích và giúp đỡ tôi trong thới gian
học tập cũng như thời gian làm đề tài.
Sinh Viên

Đào Thị Tuyết Nhung

i


TÓM TẮT
Đề tài điều tra tình hình gây hại, diễn biến và đánh giá hiệu quả của một số
phương pháp phòng trị bệnh mốc sương trên cây khoai tây tại Đà Lạt – Lâm Đồng,

thời gian từ tháng 3 đến tháng 7 năm 2009. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy
đủ ngẫu nhiên (RCBD).
Kết quả thu được:
Về điều tra tình hình gây hại trên địa bàn phường 7, phường 8, phường 11, xã
Xuân Thọ, huyện Lạc Dương và Huyện Đức Trọng trong đó phường 7 có tỷ lệ cây
khoai tây nhiễm bệnh mốc sương cao nhất, huyện Đức Trọng có tỷ lệ khoai tây nhiễm
bệnh mốc sương thấp nhất. Nhận thấy giai đoạn từ 25-30 NST cây khoai tây bắt đầu bị
bệnh mốc sương và bệnh nặng nhất vào cuối vụ khoảng 80 NST.
Diễn biến của bệnh mốc sương trên 3 giống khoai tây Atlantic, PO3, TKC33 thì
giống khoai tây Atlantic dễ bị nhiễm bệnh mốc sương và bị nhiễm bệnh nặng nhất so
với 2 giống còn lại, đã đạt được đỉnh điểm của bệnh lên đến 100%. Giống TKC33 bị
nhiễm bệnh thấp nhất và đây là giống kháng bệnh mốc sương tốt hơn hai giống còn lại.
Thí nghiệm nghiên cứu hiệu quả một số nông dược phòng trừ bệnh mốc sương
trên cây khoai tây cho kết quả về thí nghiệm thuốc kích kháng nhận thấy thuốc kích
kháng SAT cho tỷ lệ bệnh thấp nhất và hiệu lực phòng trừ bệnh mốc sương cao nhất
(16,33 – 24,19%) .Thí nghiệm thuốc hóa học cho kết quả là thuốc Phytocide cho tỷ lệ
cây bệnh, tỷ lệ lá bệnh và chỉ số bệnh thấp nhất và có hiệu lực cao nhất (23,59%64,34%) so với 3 loại thuốc còn lại là Satromil, Norshield, Curzate và có khác biệt rất
có ý nghĩa về mặt thống kê so với NT đối chứng.

ii


MỤC LỤC
Trang
Lời cảm tạ ........................................................................................................................i
Tóm tắt........................................................................................................................... ii
Mục lục ......................................................................................................................... iii
Danh sách các chữ viết tắt .............................................................................................vi
Danh sách các bảng .......................................................................................................ix
Danh sách các hình .........................................................................................................x

Chương 1. GIỚI THIỆU.................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề...................................................................................................1
1.2. Mục đích và yêu cầu ..................................................................................2
1.2.1. Mục đích........................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu..........................................................................................2
1.3. Thời gian thực hiện ....................................................................................2
Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.............................................................................3
2.1. Sơ lược về cây khoai tây ..............................................................................3
2.1.1. Nguồn gốc ........................................................................................3
2.1.2. Đặc điểm thực vật học......................................................................4
2.1.2.1. Rễ ...........................................................................................4
2.1.2.2. Thân .......................................................................................5
2.1.2.3. Lá ...........................................................................................6
2.1.2.4. Hoa- quả - hạt .......................................................................6
2.1.3. Giống khoai tây Atlantic ..................................................................7
2.1.4. Tình hình sản xuất khoai tây hiện nay .............................................7
2.1.4.1. Sản xuất khoai tây trên thế giới .............................................7
2.1.4.2. Sản xuất khoai tây tại Việt Nam ............................................9
2.2. Bệnh mốc sương trên khoai tây (P. infestans (Mont.) de Bary..................10
2.2.1. Khái quát về bệnh mốc sương........................................................10

iii


2.2.2. Nguồn gốc của P. infestans............................................................10
2.2.3. Triệu chứng của bệnh.....................................................................11
2.2.3.1. Triệu chứng bệnh trên lá......................................................11
2.2.3.2. Triệu chứng bệnh trên thân..................................................12
2.2.3.3. Triệu chứng bệnh trên củ .....................................................12
2.2.4. Nguyên nhân gây bệnh...................................................................13

2.2.4.1. Sinh sản hữu tính .................................................................14
2.2.4.2. Sinh sản vô tính ...................................................................15
2.2.5. Đặc điểm phát sinh, phát triển của bệnh ........................................17
2.2.5.1.Ảnh hưởng của thời tiết ........................................................17
2.2.5.2. Ảnh hưởng bởi giai đoạn sinh trưởng của cây.....................18
2.2.5.3. Ảnh hưởng của giống ..........................................................18
2.2.5.4. Ảnh hưởng của phân bón.....................................................18
2.2.5.5. Ảnh hưởng của địa thế đất đai .............................................19
2.3. Biện pháp phòng trừ bệnh mốc sương .......................................................19
2.3.1. Biện pháp canh tác .........................................................................19
2.3.2. Phương pháp dự tính dự báo ..........................................................20
2.3.3. Phòng trừ bằng thuốc hóa học........................................................20
2.3.3.1. Việt Nam..............................................................................20
2.3.3.2. Đà Lạt ..................................................................................21
2.3.3.3. Thế giới................................................................................21
Chương 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................23
3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu..............................................................23
3.2. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................23
3.3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................23
3.2.1. Điều tra thu thập thông tin về tình hình gây hại và diễn biến của
bệnh mốc sương trên cây khoai tây tại Đà Lạt.........................................23
3.2.2. Thí nghiệm nghiên cứu một số biện pháp phòng trừ bệnh mốc
sương trên cây khoai tây .........................................................................25
3.2.2.1. TN1: thí ngiệm một số chất kích kháng trong phòng trừ bệnh

iv


mốc sương trên cây khoai tây ...........................................................25
3.2.2.2. TN2: thí nghiệm một số loại thuốc trong phòng trừ bệnh mốc

sương trên cây khoai tây...................................................................26
3.3. Phương pháp xử lý số liệu..........................................................................29
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN....................................................................30
4.1. Tình hình gây hại của bệnh mốc sương trên cây khoai tây tại Đà Lạt.......30
4.2. Diễn biến của bệnh mốc sương trên một số giống khoai tây tại Đà Lạt ....33
4.3. Kết quả bố trí thí nghiệm bệnh mốc sương trên khoai tây ngoài đồng ruộng
tại Đà Lạt …. .....................................................................................................36
4.3.1. Thí nghiệm nghiên cứu hiệu quả của một số chất kích kháng trong
phòng trừ bệnh mốc sương trên cây khoai tây .........................................36
4.3.2. Thí nghiệm nghiên cứu hiệu quả của một số loại thuốc hóa học
trong phòng trừ bệnh mốc sương trên cây khoai tây................................41
4.3.3. Đánh giá sinh trưởng của cây khoai tây.........................................45
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................47
5.1. Kết luận ......................................................................................................47
5.2. Đề nghị .......................................................................................................48
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................49
PHỤ LỤC .....................................................................................................................51

v


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Số thứ tự
1.

CIP

: Center Internation Potato

2.


FAO

: Food and Agriculture Organization

3.

L.B

: Late Bligh

4.

NST

: Ngày sau trồng

5.

NSXLT : Ngày sau xử lý thuốc

6.

NT

: Nghiệm thức

7.

Tp


: Thành phố

8.

NTXLT : Nghiệm thức xử lý thuốc

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Các vùng sản xuất khoai tây trên thế giới năm 2007 .....................................8
Bảng 2.2. Tình hình sản xuất khoai tây trên thế giới từ 1991-2007...............................8
Bảng 2.3. Các nước sản xuất khoai tây lớn trên thế giới năm 2007...............................9
Bảng 2.4. Một số loại thuốc phòng trừ bệnh mốc sương được sử dụng ở châu Âu và
hiệu quả của thuốc ........................................................................................................22
Bảng 3.1.Danh sách thuốc kích kháng sử dụng ở thí nghiệm 1 ...................................25
Bảng 3.2.Danh sách các thuốc hóa học sử dụng trong thí nghiệm 2............................27
Bảng 4.1. Tình hình gây hại của bệnh mốc sương trên cây khoai tây tại các điểm điều
tra ..................................................................................................................................30
Bảng 4.2. Tình hình gây hại của bệnh mốc sương ở các giai đoạn phát triển của cây
khoai tây .......................................................................................................................32
Bảng 4.3. Tỷ lệ cây bệnh ở thí nghiệm chất kích kháng ..............................................37
Bảng 4.4. Tỷ lệ lá bệnh ở thí nghiệm chất kích kháng.................................................38
Bảng 4.5. Chỉ số bệnh ở thí nghiệm chất kích kháng...................................................39
Bảng 4.6. Hiệu lực của các loại thuốc kích kháng .......................................................40
Bảng 4.7. Tỷ lệ cây bệnh ở thí nghiệm thuốc hóa học .................................................41
Bảng 4.8. Tỷ lệ lá bệnh ở thí nghiệm thuốc hóa học....................................................43
Bảng 4.9. Chỉ số bệnh ở thí nghiệm thuốc hóa học......................................................44

Bảng 4.10. Hiệu lực của các loại thuốc hóa học ..........................................................45
Bảng 4.11. So sánh chiều cao các nghiệm thức ở thí nghiệm thuốc kích kháng .........46
Bảng 4.12. So sánh chiều cao các nghiệm thức ở thí nghiệm thuốc hóa học...............46

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Chu trình sinh sản hữu tính và sinh sản vô tính của nấm P. infestans .........16
Hình 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1 ..............................................................................26
Hình 3.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2 ..............................................................................28
Hình 4.1. Vết bệnh mốc sương trên lá cây khoai tây ...................................................31
Hình 4.2. Vết bệnh mốc sương trên thân cây khoai tây ...............................................32
Hình 4.3. Ruộng khoai tây theo dõi diễn biến của bệnh mốc sương............................33
Biểu đồ 4.1. Diễn biến tỷ lệ cây bệnh của 3 giống khoai tây Atlantic, PO3, TKC33...34
Biểu đồ 4.2. Diễn biến tỷ lệ lá bệnh của 3 giống khoai tây Atlantic, PO3, TKC33.....35
Biểu đồ 4.3. Diễn biến chỉ số bệnh của 3 giống khoai tây Atlantic, PO3, TKC33 ......35
Hình 4.4. Ruộng khoai tây giống Atlantic đã bị chết rụi..............................................36
Hình 4.5. Cây khoai tây bị héo xanh phải nhổ bỏ ........................................................40
Hình 4.6. Ruộng khoai tây thí nghiệm thuốc hóa học..................................................42
Hình 4.7. Xử lý thuốc thí nghiệm ngoài đồng ruộng....................................................42

viii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Khoai tây (Solanum tuberosum L.) là loại cây công nghiệp ngắn ngày, trồng lấy

củ. Trong củ khoai tây chứa hàm lượng tinh bột cao và nhiều chất dinh dưỡng quan
trọng như: protein, đường, lipit, các loại vitamin và chất khoáng cần thiết cho con
người. Bên cạnh đó, khoai tây còn chứa những vi chất dinh dưỡng giá trị, đặc biệt là
các vitamin (trong 100 g củ khoai tây đã bóc vỏ chứa 77 g nước và 23 g chất khô.
Trong 23 g chất khô gồm có 1,87 g protein, 0,1 g chất béo, 1,8 g chất xơ, 20,13 g
carbohydrate, 5 mg Ca, 0,31 mg Fe, 44 mg P, 379 mg K, 13 mg vitamin C, 0,02 mg
vitamin B2, 0,106 mg sinh tố B, 1,44 mg niacin và năng lượng 87 kcal). Chính vì vậy,
ở nhiều nước khoai tây được sử dụng làm lương thực chính. Hiện nay, trên thế giới
khoai tây được xếp là cây lương thực quan trọng, đứng hàng thứ tư sau lúa mì, lúa và
ngô (Thomas và Sansometti, 2008).
Bệnh mốc sương ở khoai tây (potato late blight) do một loại nấm Phytopthora
infestans gây ra, là một loại bệnh nguy hại nhất ở cây khoai tây trên thế giới. Chỉ tính
riêng ở các nước đang phát triển, loại bệnh này ảnh hưởng tới 3 triệu ha đất trồng
khoai tây và mức thiệt hại ước tính khoảng 2,75 triệu đôla/năm. Những nỗ lực nhằm
chống lại loại bệnh mốc sương cũng mất rất nhiều tiền của – tại phía Bắc Ecuador,
nông dân đã tốn khoảng 120 đôla/ha để mua thuốc trị nấm, chiếm khoảng 10 % tổng
chi phí sản xuất (Theo FAO do Chu An trích dẫn, 2007).
Theo Bjorn Andersson (2007) bệnh mốc sương khoai tây là bệnh gây hại nặng đến
cây trồng trên toàn thế giới. Nó trở thành dịch hại và khó quản lý ở Thụy Điển năm
1845, vùng phía nam và tây nam. Mối hiểm hoạ này ảnh hưởng tới anh ninh lương
thực rõ nét nhất được minh hoạ bởi "nạn đói khoai tây" tại Ai-len giữa thế kỷ 19: bệnh
L.B. đã phá huỷ hầu hết diện tích trồng khoai tây trên toàn lãnh thổ Ailen, dẫn tới cái
chết của khoảng 1 triệu người và sự di cư của hàng triệu người khác.

1


Theo Trung tâm Nông nghiệp Đà Lạt, năm 2008 thành phố Đà Lạt có khoảng
86/100 ha khoai tây đang canh tác tập trung ở các phường 7, 8, 11 và xã Xuân Thọ bị
nhiễm bệnh mốc sương với tỷ lệ hại từ 27-71%, trong đó 14 ha bị nặng rất có nguy cơ

mất trắng.
Xuất phát từ thực tế trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Điều tra tình hình gây
hại và đánh giá hiệu quả của một số thuốc phòng trừ bệnh mốc sương
(Phytophthora infestans (Mont.) de Bary) trên cây khoai tây (Solanum tuberosum
L.) tại Đà Lạt – Lâm Đồng”.
1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Tìm hiểu về tình hình gây hại của bệnh mốc sương ở các vườn khoai tây tại Đà Lạt;
xác định được biện pháp phòng trị bệnh mốc sương trên cây khoai tây có hiệu quả.
1.2.2. Yêu cầu
Điều tra tình hình gây hại và diễn biến của bệnh mốc sương trên cây khoai tây tại
Đà Lạt.
Bố trí thí nghiệm về hiệu quả của một số loại thuốc phòng trừ bệnh mốc sương trên
cây khoai tây.
Ảnh hưởng của một số thuốc đến sinh trưởng và phát triển của cây khoai tây.
1.3. Thời gian thực hiện
Đề tài được tiến hành từ tháng 02/2009 đến tháng 07/2009, tại Đà Lạt.

2


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Sơ lược về cây khoai tây
2.1.1. Nguồn gốc
Khoảng 8000 năm trước, gần hồ Titicaca, ở độ cao 3800 m so với mặt nước biển ở
dãy núi Andes thuộc Nam Mỹ, nằm giữa Bolivia và Peru. Ở đây, những nghiên cứu
chỉ ra rằng những cộng đồng người đi săn và hái lượm sống ở vùng Nam Mỹ này 7000
năm trước đã tìm tấy cây khoai tây và đã trồng quanh hồ (Thomas và Sansometti,
2008).

Theo Spooner (2005) hiện tại người ta cho rằng khoai tây đã được du nhập vào
châu Âu vào khoảng thập niên 1570 (khoảng 8 năm sau chuyến hành trình đầu tiên của
Columbus vào năm 1492) và sau đó nó đã được những người đi biển châu Âu đưa đến
các lãnh thổ và các cảng trên khắp thế giới khi chế độ thực dân Châu Âu mở rộng vào
thế kỷ XVII và XVIII. Có hàng ngàn giống (bậc phân loại dưới loài) khoai tây được
tìm thấy ở vùng Andes, nơi đó người ta có thể tìm thấy hơn một trăm thứ khoai tây ở
một thung lũng, mỗi hộ nông dân có thể tích trữ tới hơn mười giống khoai tây (trích
dẫn bởi Cao Thị Làn, 2005).
Ở Việt Nam khoai tây được trồng từ năm 1890 do người Pháp mang đến. Năm
1991 khoai tây được trồng ở Tú Sơn (Hải Phòng), năm 1907 khoai tây được đưa đến
Trà Lĩnh (Cao Bằng) và năm 1917 khoai tây được trồng ở Thường Tín (Hà Tây) (Tạ
Thu Cúc, 2005).

3


2.1.2. Đặc điểm thực vật học
Tên khoa học: Solanum tuberosum L.
Giới: Plantae.
Ngành: Magnoliophyta.
Lớp: Magnoliosida.
Phân lớp: Asteridae.
Bộ: Solanales.
Họ: Solanaceae.
Chi: Solanum.
Loài: Solanum tuberosum.
Theo Thomas và Sansometti (2008) cây khoai tây thuộc họ cà (Solanaceae) là cây
hàng năm, thân thảo. Khoai tây trồng chủ yếu bằng củ giống (trồng bằng phương pháp
vô tính) cũng có thể trồng bằng hạt (để giống bằng phương pháp hữu tính) nhưng ít
phổ biến. Tổng thời gian sinh trưởng của khoai tây được tính từ khi trồng củ mầm cho

đến khi thu hoạch củ mới hoặc từ cây con gieo hạt đến thu hoạch trung bình khoảng 90
ngày tùy thuộc vào điều kiện khí hậu, ở Bắc Âu thời gian sinh trưởng và phát triển của
cây khoai tây có thể lên đến 150 ngày.
Khoai tây hiện nay được tách ra làm hai loại: Andigenum, sinh trưởng dưới điều
kiện ngày ngắn và là cây trồng chính ở vùng Andes; Chilotanum, cây được trồng trên
khắp thế giới (Thomas and Sansometti, 2008).
2.1.2.1. Rễ
Khoai tây mọc từ hạt có rễ chính, trong quá trình sinh trưởng trên rễ chính hình
thành rễ phụ. Rễ sinh ra từ thân củ là rễ chùm. Khi mắt củ bắt đầu nẩy mầm, phần gốc
mầm xuất hiện những chấm nhỏ, đây chính là mầm mống của rễ. Rễ liên tục xuất hiện
suốt cả quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Chúng sắp thành từng nhóm 4-5
cái xen kẽ với thân ngầm (Tạ Thu Cúc, 2005).
Ở thân ngầm dưới mặt đất (còn gọi là tia củ) cũng có khả năng ra rễ, nhưng rễ ngắn
và ít phân nhánh. Các loại rễ khoai tây đều tham gia vào quá trình hấp thu nước và

4


dinh dưỡng để nuôi cây và thân củ. Rễ sẽ xuất hiện tập trung sau trồng 25–30 ngày và
phân bố chủ yếu trên tầng đất cày 0-40 cm. Hệ rễ phát triển mạnh nhất khi cây xuất
hiện tia củ và thân củ phình to (Tạ Thu Cúc, 2005).
2.1.2.2. Thân
Thân khoai tây gồm 2 phần: phần thân trên mặt đất và phần thân dưới mặt đất.
+ Phần thân trên mặt đất:
Mầm phát triển từ những hốc mắt. Sau khi trồng 7 – 10 ngày, những mầm này sẽ
vươn dài lên khỏi mặt đất phát triển thành thân chính mang lá. Thân và lá đều tham gia
vào quá trình quang hợp. Lớp tế bào nằm sát biểu bì của thân chứa chất chlorofin nên
thân có màu xanh. Nếu chứa thêm các sắc tố khác thì thân có màu tím hoặc hồng (Tạ
Thu Cúc, 2005).
Thân trên mặt đất thường mọc thẳng đứng hay dích dắc, tiết diện của thân có 3–4

cạnh hoặc tròn. Trên thân có lông tơ cứng, khi già lông rụng. Chiều cao thân thể hiện
đặc trưng hình thái của giống, thay đổi từ 3-150 cm. Trung bình có 3–8 thân/bụi. Sự
phân cành có thân xác định hình dạng của bụi khoai tây (Tạ Thu Cúc, 2005).
+ Phần thân dưới mặt đất (thân củ)
Hệ thống thân dưới mặt đất gồm có tia củ và củ. Củ là do sự phình to và rút ngắn
của tia củ. Đây là cơ quan cất giữ sản phẩm của quá trình quang hợp (Tạ Thu Cúc,
2005).
Tia củ còn gọi là thân ngầm hay thân địa sinh bởi vì thân phát triển trong điều kiện
bóng tối. Tia củ cũng giống như một thân trên mặt đất có đốt, trên đốt có lông hút,
khoảng cách giữa các đốt rút ngắn về phía đầu mút tia củ. Các mắt củ là vết tích của
những gốc cuống lá (Tạ Thu Cúc, 2005). Và theo Graeme Thomas and Guilio
Sansometti (2008) củ khoai tây cung cấp dinh dưỡng cho phép cây sống sót qua mùa

5


lạnh và có thể phát triển lại nếu cây bị chết nhờ vào mắt mầm trên củ. Củ thường có từ
2-10 mắt mầm, mắt củ hình thành trong điều kiện bóng tối và sắp xếp theo dạng xoắn
ốc xung quanh củ. Các mắt mầm sẽ mọc ra cây con khi điều kiện môi trường thuận
lợi.
Củ khoai tây từ vài đến 20 củ trên 1 bụi, củ chủ yếu nằm ở gần mặt đất và bò lan ra
bốn phía. Củ có hình dạng và kích thước thay đổi, trọng lượng củ trung bình 300 g. Củ
khoai tây hình thành khi điều kiện nhiệt độ 10-300C, tốt nhất là 18-200C (Thomas và
Sansometti, 2008).
2.1.2.3. Lá
Lá hình thành và hoàn thiện theo sự tăng trưởng của cây: lá đầu tiên mọc từ thân củ
hoặc hạt là lá nhỏ, đơn, mép nguyên. Dần dần hình thành lá kép lông chim lẻ chưa
hoàn chỉnh và cuối cùng là các lá hoàn chỉnh. Số lá chét thay đổi theo giống và tuổi lá.
Số lượng, kích thước và sự sắp xếp của lá trên thân thể hiện đặc điểm của giống và
quyết định đến khả năng hấp thu ánh sáng của lá. Mặt lá có thể phẳng mượt hoặc gợn

sóng. Các lá ở tầng giữa có khả năng quang hợp mạnh nhất. Gốc độ giữa lá và thân
lớn, lá gần như song song với mặt đất (Tạ Thu Cúc, 2005).
Khi diện tích che phủ đạt từ 3,8–4 m2 lá/m2 đất khả năng quang hợp là lớn nhất và
tiềm năng năng suất đạt cao nhất. Do đó, nếu diện tích lá giảm đi một nửa năng suất
giảm tối thiểu 30% (Tạ Thu Cúc, 2005).
2.1.2.4. Hoa – quả- hạt
Hoa: hoa khoai tây có cấu tạo là một sim đơn giản hoặc phức tạp. Số lượng hoa
trên một sim trung bình từ 5–6 cái, hoa thường có 5 lá đài và 5 cánh hợp, hình bánh xe
hoặc ngôi sao. Màu sắc cánh hoa thay đổi theo giống: trắng, tím, hồng, vàng... Thuộc
loại hoa lưỡng tính, có 4–6 nhị đực. Hoa không có mật nên không dẫn dụ côn trùng,
gió là tác nhân chính truyền phấn hoa (Tạ Thu Cúc, 2005).

6


Quả: là loại quả mọng hình tròn hoặc trái xoan, màu xanh lục, có 2-3 noãn tạo 2–3
ngăn chứa hạt rất nhỏ (Tạ Thu Cúc, 2005).
Hạt: dạng tròn dẹt, màu xanh đen, trọng lượng 1000 hạt là 0,5 g. Hạt có thời gian
ngủ nghỉ dài như củ giống (Tạ Thu Cúc, 2005).
2.1.3. Giống khoai tây Atlantic
Atlantic là giống khoai tây được nhập nội từ Mỹ, có nhiều đặc tính nông học tốt
như tiềm năng năng suất cao, chín sớm, chịu nhiệt, chất lượng rất tốt; đặc biệt là các
tiêu chuẩn chất lượng và qui cách phù hợp với yêu cầu chế biến công nghiệp (hàm
lượng chất khô cao, đường thử thấp, củ đồng đều, mắt củ nông, màu sắc lát chiên đẹp)
hấp dẫn với hầu hết người tiêu dùng mà các giống khoai tây khác khó đạt được (Lê
Nam Sơn, 2006).
Giống khoai tây Atlantic là giống khoai tây được trồng rộng rãi trên thế giới để
cung cấp nguyên liệu cho chế biến khoai tây chiên lát (chips, crisps). Nhược điểm của
giống Atlantic là mẫn cảm với bệnh mốc sương do nấm Phytophthora infestans gây ra
trong điều kiện ẩm độ không khí cao do mưa nhiều hoặc nhiều sương mù, nhiệt độ

thấp dưới 20oC. Nếu điều kiện thuận lợi cho bệnh kéo dài liên tục vài ngày, có thể bị
hại nặng, khó khắc phục, thậm chí bị thất thu ( Lê Nam Sơn, 2006).
2.1.4. Tình hình sản xuất khoai tây hiện nay
2.1.4.1. Sản xuất khoai tây trên thế giới
Trung Quốc là nước sản xuất khoai tây lớn nhất thế giới với 72 triệu tấn năm 2007,
chiếm 20% tổng sản xuất của toàn thế giới. Ấn Độ đứng thứ 2, Năm 2007, toàn thế
giới sản xuất khoai tây 325 triệu tấn. Sản xuất khoai tây ở Châu Phi, Châu Á, Châu Mỹ
Latinh trung bình 15 tấn/ha (Potato World, 2008).
Đầu những năm 1990 khoai tây chủ yếu được trồng và tiêu thụ ở Châu Âu, Bắc Mỹ
và những nước thuộc liên bang Xô Viết. Sau đó, khoai tây được trồng ở Châu Á, Châu

7


Phi và Châu Mỹ Latinh, từ 1960 sản xuất được 30 triệu tấn đến năm 2007 sản xuất
được 165 triệu tấn (Potato World, 2008).
Năm 2005, FAO đã chỉ ra rằng sự phát triển của sản xuất khoai tây thế giới đã vượt
qua sự phát triển của thế giới. Châu Á và Châu Âu chiếm 80% trong tổng sản xuất
khoai tây trên thế giới năm 2007. Và Bắc Mỹ dẫn đầu về năng suất 40 tấn/ha (Potato
World, 2008).

Bảng 2.1. Các vùng sản xuất khoai tây trên thế giới năm 2007
Diện tích (ha)

Khu vực

Tổng sản xuất (Tấn) Năng suất (Tấn/ha)

Châu Phi


1 541 498

16 706 573

10.8

Châu Á

8 732 961

137 343 664

15.7

Châu Âu

7 473 628

130 223 960

17.4

Châu Mỹ Latinh

963 766

15 682 943

16.3


Bắc Mỹ

615 878

25 345 305

41.2

Thế giới

19 327 731

325 302 445

16.8

Nguồn: theo FAOSTAT (trích dẫn bởi Potato World, 2008).

Bảng 2.2. Tình hình sản xuất khoai tây trên thế giới từ 1991-2007
Quốc gia

1991

1993

1995

1997

1999


2001

2003

2005

2007

Triệu tấn

Các nước
phát triển

183,13 199,31 177,47 174,63 165,93 166,93 160,97 159,97 159,89

Các nước
đang phát
triển

84,86 101,95 108,50 128,72 135,15 145,92 152,11 160,01 165,41

Toàn thế giới 267,99 301,26 285,97 303,35 301,08 312,85 313,08 319,98 325,30
Nguồn: theo FAOSTAT (trích dẫn bởi Potato World, 2008).

8


Bảng 2.3. Các nước sản xuất khoai tây lớn trên thế giới năm 2007
Quốc gia


Tổng sản xuất (tấn)

1.

China

72 040 000

2.

Russian Fed.

36 784 200

3.

India

26 280 000

4.

United States

20 373 267

5.

Ukraine


19 102 300

6.

Poland

11 791 072

7.

Germany

11 643 769

8.

Belarus

8 743 976

9.

Netherlands

7 200 000

France

6 271 000


10.

Nguồn: theo FAOSTAT (trích dẫn bởi Potato World, 2008).

2.1.4.2. Sản xuất khoai tây ở Việt Nam
Vào đầu thập kỷ 70, với việc sử dụng một số giống lúa xuân ngắn ngày có năng
suất cao thay thế cho lúa chiêm thì khoai tây trở thành cây trồng quan trọng trong công
thức luân canh: lúa xuân – lúa mùa sớm – khoai tây. Diện tích khoai tây ở thời kỳ này
tăng lên đáng kể và đạt 104.602 ha vào năm 1979, đến năm 1980 thì giảm xuống còn
90.602 ha và đến 1990 thì chỉ còn khoản 36.200 ha. Trong suốt thập kỷ 90 diện tích
khoai tây hàng năm giảm dần và giao động trong khoảng 30.000 ha. Trong thập kỷ qua
diện tích khoai tây có xu hướng tăng lên và đạt 34.968 ha vào niên vụ 2002–2003. Sự
tăng diện tích khoai tây trong thời gian qua chủ yếu là do nhu cầu thị trường tăng lên
và do tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng vào sản xuất khoai tây làm cho năng
suất và hiệu quả tăng lên (Tạ Thu Cúc, 2005).

9


Năng suất khoai tây trong giai đoạn từ 1979–1985 rất thấp, dao động trong khoảng
từ 6,56–8,73 tấn/ha. Giai đoạn từ 1990–1998 năng suất khoai tây có tăng lên khoảng
10 tấn/ha và đạt 11–12 tấn/ha vào những năm 1999–2002. Sự tăng lên về năng suất
chủ yếu là do sự thay đổi giống mới có năng suất cao, áp dụng công nghệ mới về
giống như trồng cây nuôi cấy mô, sản xuất củ giống sạch bệnh, sản xuất bằng hạt lai…
và quản lý cây trồng tốt hơn. Vụ Đông ở đồng bằng sông Hồng và Đà Lạt có năng suất
khoai tây cao hơn hẳn các vùng khác là do trình độ thâm canh của người dân ở nơi đây
cao hơn và điều kiện khí hậu phù hợp hơn (Tạ Thu Cúc, 2005).
2.2. Bệnh mốc sương trên khoai tây (Phytophthora infestans (Mont.) de Bary)
2.2.1. Khái quát về bệnh mốc sương

Bệnh mốc sương có nơi còn gọi là bệnh sương mai, bệnh rám sương, bệnh dịch
muộn… hại chủ yếu trên họ cà như cà chua và khoai tây. Nguyên nhân gây bệnh là
nấm P. infestans (Mont.) de Bary, thuộc lớp nấm trứng (Omycetes), bộ nấm sương mai
(Peronosporales) (Bjorn Andersson, 2007). Theo Dick (1995) Bệnh mốc sương là bệnh
phát triển có chu kỳ (trích dẫn bởi Bonierbale, 2007).
Bệnh mốc sương khoai tây là bệnh gây hại nặng đến cây trồng trên toàn thế giới.
Nó trở thành dịch hại và khó quản lý ở Thụy Điển năm 1845, vùng phía nam và tây
nam và nạn đói khoai tây ở Ái Nhĩ Lan (Bjorn Andersson, 2007). Theo Bermard
(1993) Bệnh mốc sương gây hại nặng ở Canada.
Ở nước ta bệnh mốc sương phổ biến ở tất cả các vùng trồng khoai tây và gây tác
hại lớn nhất so với các loại bệnh nấm hại khác nhau trên cây khoai tây (Vũ Triệu Mân
và ctv, 2007).
2.2.2. Nguồn gốc của P. infestans
Nấm P. infestans có nguồn gốc từ vùng cao nguyên Mexico. Có hai chủng A1 và
A2 và cả 2 chủng đều được tìm thấy với tỷ lệ 1:1. Mật độ của P. infestans được tìm

10


thấy rất khác nhau, cả kiểu hình và kiểu gen (Goowin và Drenth, 1997, Gritinward và
ctv, 2001) do phần lớn cây cùng họ cà được tìm thấy ở vùng trung tâm Mexico kháng
được một số chủng của nấm P. infestans chứng tỏ nấm P. infestans có nguồn gốc ở
đây (Neiderhauser, 1991). Tuy nhiên, qua nghiên cứu tế bào của nấm P. infestans
chứng minh được rằng P. infestans có nguồn gốc ở vùng Andes thuộc Nam Mỹ (trích
dẫn bởiBjorn Anderssen, 2007).
Sau một thời gian dài từ khi phát hiện được nấm P. infestans thì mật độ của nó tăng
lên nhanh chóng, theo một báo cáo năm 1984 về chủng A2 ở Châu Âu phát triển rất
mạnh mẽ làm cho mầm bệnh tăng lên cao (Hohl và Iselin, 1984). Những phân tích về
sự phân tán của nấm P. infestans chỉ ra rằng sự tồn tại, không giới hạn ở châu Âu, mà
là trên toàn thế giới (trích dẫn bởi Bonierble, 2008).

Chủng A2 đã được tìm thấy ở Nhật (Mosa và ctv, 1989), Hàn Quốc (Koh và ctv,
1994), Ấn Độ (Singh và ctv, 1994), Indonesia, Thai Lan and Trung Quốc (Nishimura,
1999; Gotoh và ctv, 2005), Nepal (Ghimire và ctv, 2001) (trích dẫn bởi Arne
Hermansen, 2008).
2.2.3. Triệu chứng bệnh
Theo Vũ Triệu Mân và ctv (2007), bệnh hại trên các bộ phận lá, thân cành và củ
khoai tây trên đồng ruộng và ngay ở kho cất bảo quản .
Theo Bermard (2007) triệu chứng của bệnh xuất hiện đầu tiên trên lá đến thân, củ
và sau cùng là hoa.
2.2.3.1. Triệu chứng của bệnh trên lá:
Theo Bonierbale (2007), vết bệnh màu xanh xám không đều, hầu hết ở gần chóp lá
và rìa mép lá. Vết bệnh nhanh chóng chuyển thành màu nâu và có những điểm chết
hoại màu đen hơi đỏ. Lớp phấn trắng đặc biệt thấy rõ ở quanh rìa của những điểm chết
hoại. Còn theo Vũ Triệu Mân và ctv (2007), bệnh xuất hiện đầu tiên ở mép chóp lá tạo

11


vết xám xanh nhạt sau đó lan rộng vào phiến lá, phần giữa vết bệnh chuyển màu nâu
đen.
Ở ngay vết bệnh, phía bên dưới mặt lá có một lớp lông trắng mịn xuất hiện khi ẩm
độ cao hay buổi sáng có sương. Lớp phấn trắng là các bào tử có thể lây lan qua cây
khác do mưa và gió (Bermard, 2007).
Theo Bonierbale (2007), triệu chứng của bệnh có thể thay đổi, phụ thuộc vào giai
đoạn của bệnh, từ thời điểm điều kiện môi trường thuận lợi đến thời điểm khi mô tế
bào của cây ký chủ bị nhiễm. Những vết bệnh mới thì nhỏ 2-10 mm và hình dạng
không đều, và có thể có một đường viền màu vàng sáng xung quanh vết bệnh. Những
vết bệnh đã phát triển, chúng thường không có hình dạng xác định và những vết bệnh
cũ được bao quanh bởi một đường úa vàng.
2.2.3.2. Triệu chứng của bệnh trên thân

Khi bệnh mốc sương tấn công vào thân cây, nó gây bệnh trên lớp vỏ quanh thân và
toàn bộ lá ở phần trên sẽ bị héo. Những vết bệnh trên thân, cành có màu nâu sáng đến
nâu tối và bao quanh thân cành. Thân, cành sẽ giòn và dễ gẫy ở chổ vết bệnh
(Bonierbale, 2007).
Trên thân, cành nhánh, vết bệnh hình bầu dục nhỏ hoặc bất định hình, về sau lan
rộng ra bao quanh, kéo dài dọc một đoạn làm mô bệnh tóp lại, lõm vào, màu nâu đen,
ủng nước thối hỏng, dễ gẫy gục (Vũ triệu Mân và ctv, 2007).
2.2.3.3. Triệu chứng của bệnh trên củ
Trên củ, vết bệnh to lan rộng trên bề mặt củ, trên núm củ… màu nâu đen, lõm
xuống, khô hoặc thối ướt, lan sâu vào trong thịt củ khoai tây. Bên trong củ hoặc trên
mặt củ có thể mọc ra lớp mốc trắng mịn (Vũ triệu Mân và ctv, 1998)
Những củ ở gần hoặc ở trên mặt đất sẽ bị bệnh, có những vùng thương tổn bị lõm
vào, thường bị ở mắt mầm. Mô tế bào bị ảnh hưởng xuất hiện những hột nhỏ và hơi
đỏ, ăn sâu vào trong củ khoảng 2 cm (Bermard, 2007).

12


Theo Bonierbale (2007), củ nhiễm bệnh lúc đầu thì cứng và khô nhưng có thể do
xâm nhập của các mầm bệnh khác, chủ yếu là vi khuẩn, tiếp đến là củ sẽ bị mềm và
mục nát. Củ có một mùi hăng, do sự phân hủy bởi vi sinh vật tạo ra mùi thường xuất
hiện khi bệnh nặng. Đây là nguyên nhân chính làm cho mô tế bào của củ bị chết, nó
không là nguyên nhân trực tiếp do bệnh mốc sương.
Còn theo Vũ Triệu Mân và ctv (2007), củ khoai tây cũng bị nấm gây hại nhưng
chuẩn đoán bệnh ở củ thường nhầm lẫn với một số bệnh thối củ cùng gây ra. Khi
chuẩn đoán cắt ngang củ, bệnh do nấm mốc sương có vết nâu xám ở phần vỏ củ, đôi
khi còn xen kẽ với các vết nâu ăn sâu vào trong ruột củ. Trường hợp có một số vết
tương tự khó phân biệt được là bệnh gì thì tiến hành ủ bệnh ở nhiệt độ 20 0C và ẩm độ
bão hòa, vết bệnh mốc sương sẽ hình thành lớp nấm mỏng trắng xốp.
2.2.4. Nguyên nhân gây bệnh

Theo Dick (1995), Bệnh mốc sương là bệnh phát triển có chu kỳ. Phân loại nấm P.
infestans hiện nay trên cơ sở cấp phân tử, dựa vào phân tích gen srRNA. Loài
Phytophthora thuộc lớp nấm trứng, với đặc điểm tiêu biểu là động bào tử di chuyển
bằng 2 roi và thành tế bào của chúng là cenlulo (trích dẫn bởi Bonierbale, 2007)
Nấm gây bệnh được Anton de Bary xác định là P. infestans (Mont.) de Bary (Vũ
Triệu Mân, 2007). P. infestans thuộc bộ nấm sương mai (Peronosporales), lớp nấm
trứng (Oomycetes) gây ra (Vũ Triệu Mân, 1998). Nấm có chu kỳ phát triển hoàn toàn
bao gồm giai đoạn sợi nấm, sinh sản vô tính (bào tử phân sinh – bào tử bọc – bào tử
động) và giai đoạn hữu tính tạo ra bào tử trứng (Vũ Triệu Mân và ctv, 2007).
Cành bào tử phân sinh của P. infestans không thể tồn tại nếu không ở trong tế bào
của cây ký chủ nhưng ngược lại túi bào tử của nó có thể tồn tại vài ngày hoặc vài tuần
trong đất. Sinh sản vô tính của P. infestans về cơ bản là nó bắt buộc phải ký sinh, phụ
thuộc vào sự sống của cây ký chủ (tàn dư hoặc các loài cỏ dại thuộc họ cà) để có thể
sống sót qua thời gian dài nhưng không tồn tại qua được một mùa đông hoặc một vụ
mùa (Bonierble, 2007).

13


Sự lây nhiễm và phát triển bệnh phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện ẩm độ và nhiệt
độ. Trong điều kiện ẩm độ cao trên 76%, lá ẩm ướt mà nhiệt độ lại thấp (12–200C) thì
bọc bào tử vô tính nẩy mầm gián tiếp sinh ra 6–16 bào tử động có 2 lông roi. Trái lại,
khi ẩm độ thấp mà nhiệt độ tương đối cao hơn (22–240C) thì bọc bào tử vô tính nẩy
mầm trực tiếp ra ống mầm, phát triển thành sợi nấm (Vũ Triệu Mân và ctv, 1998).
2.2.4.1. Sinh sản hữu tính của nấm P. infestans
Giai đoạn hữu tính tạo ra bào tử trứng chưa gặp trong điều kiện nhiệt đới ở nước ta
mà chỉ thấy có ở Mehico và một số nước khác trên thế giới (Vũ Triệu Mân và ctv,
1998). Nấm P. infestans có sự sinh sản hữu tính tạo ra những bào tử trứng có thể tồn
tại được vài tháng hoặc vài năm mà không cần tới cây ký chủ (Bonierble, 2007).
Qua nghiên cứu bởi Bary trên bộ Nấm sương chỉ ra rằng đây là họ nấm tạo ra bào

tử hữu tính, gọi là bào tử trứng. Bary và cộng sự đã cố tìm ra bào tử trứng của P.
infestans ở những lá và củ bị bệnh nhưng không thành công (de Bary, 1876; Large,
1946, Tauner, 2005; trích dẫn bởi Bjorn Andersson, 2007).
Có những quan sát trên những loài nấm trứng khác nhưng chúng không thật sự
tạo ra bào tử trứng như việc tạo ra bào tử trứng của P. infestans (Bjorn Andersson,
2007).
Theo Bonierbale (2007) sự cùng tồn cả 2 chủng A1 và A2 có thể tạo ra bào tử
trứng ngoài đồng ruộng và tính đa dạng trong kiểu gen của P. infestans là do sự sinh
sản hữu tính. Còn theo Bjorn Andersson (2007) việc không thể khống chế được bệnh
mốc sương là do sự sinh sản hữu tính của nấm P. infestans.
Sinh sản hữu tính tạo ra sự đa dạng cho bộ gen và có thể cho phép chọn được
những cá thể tiêu biểu không giống như sinh sản vô tính tạo ra túi bào tử. Điều này
cho phép sinh sản hữu tính có thể kết hợp những cá thể riêng biệt mang những đột biến
có lợi tạo nên những thế hệ sau mang bộ gen nổi trội. Còn sinh sản vô tính sẽ duy trì
và nhân lên kiểu di truyền. Sự kết hợp sinh sản hữu tính (kiểu di truyền mới) và sinh
sản vô tính (duy trì và phân tán kiểu di truyền) sẽ làm tăng sự tiến hóa của P. infestans
(Mc. Donald và Linde, 2002; trích dẫn bởi Andersson, 2007).

14


2.2.4.2. Sinh sản vô tính của nấm P. infestans
Bào tử phân sinh có khả năng hình thành bào tử thứ sinh trong điều kiện nhiệt độ
cao trên 280C, bào tử động chuyển động được nhờ 2 lông roi có chiều dài khác nhau.
Nhiệt độ thích hợp nhất đề bào tử nẩy mầm hình thành bào tử động là 12-140C, còn ở
nhiệt độ cao hơn 20-280C, bào tử nẩy mầm thành ống mầm. Trên 28 0C hoặc dưới 40C
bào tử không nẩy mầm. Trong giọt nước bào tử nẩy mầm sau 15 phút, và sau 1 giờ tỷ
lệ nẩy mầm đạt 25-75% (Vũ Triệu Mân và ctv, 2007).
Sau khi xâm nhập vào lá, sợi nấm sinh trưởng lan rộng ở gian bào và sinh ra các
vòi hút chọc sâu vào trong từng tế bào, ký sinh trong một khoảng thời gian ngắn 3–11

ngày để hoàn thành xong giai đoạn tiềm dục của bệnh. Các sợ nấm hình thành các cơ
quan sinh sản vô tính là các cành bào tử đâm nhánh đơn, chui qua lỗ khí khổng ra
ngoài tạo thành một lớp mốc trắng như sương muối ở mặt dưới lá (nên gọi là bệnh
mốc sương) (Vũ Triệu Mân và ctv, 1998). Sợi nấm P. infestans đơn bào, hình thành
vòi hút hình trụ hoặc hình cầu trong quá trình ký sinh trong tế bào cây (Vũ Triệu Mân
và ctv, 2007).
Theo Black (2007) nhiều cành bào tử phân sinh xuất hiện xuyên qua những khí
khổng của lá và tạo ra túi bào tử hình quả chanh và nẩy mầm trực tiếp ra cành bào tử
hoặc gián tiếp tạo ra động bào tử. Cành bào tử phân sinh trong suốt, phân cành vô hạn.
Vũ Triệu Mân và ctv (2007) cho biết sinh sản vô tính của nấm P. infestans tạo ra
cành bào tử phân sinh, cành bào tử phân sinh lộ ra trên bề mặt vết bệnh. Cành bào tử
không màu, phân nhiều nhánh so le với nhau, trên mỗi nhánh có nhiều vết lồi lõm, đây
là đặc điểm riêng biệt của cành bào tử nấm P. infestans so với các loài nấm
Phytophthora khác. Bào tử phân sinh hình trứng hoặc hình quả chanh yên có núm nhỏ
phía đỉnh của bào tử. Kích thước trung bình của bào tử phân sinh là 22-32 x 16-24 nm.
Khi trên mặt lá của cây ký chủ có đọng nước thì túi bào tử lập tức giải phóng 5-10
bào tử động xâm nhập gây hại cây ký chủ (Bjorn Adersson, 2007).
Bào tử được hình thành trong điều kiện thích hợp, nhiệt độ dưới 180C, độ ẩm cao
thì càng có khả năng nẩy mầm lớn. Tuổi bào tử càng non thỉ tỷ lệ nẩy mầm càng cao.

15


×