Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN SÂU HẠI CHÍNH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC CỦA MỘT SỐ THUỐC TRỪ SÂU PHÒNG TRỊ BỌ TRĨ TRÊN DƯA LEO (Cucumis sativus L.) TẠI HAI HUYỆN HÓC MÔN VÀ CỦ CHI – TP. HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN SÂU HẠI CHÍNH VÀ ĐÁNH GIÁ
HIỆU LỰC CỦA MỘT SỐ THUỐC TRỪ SÂU PHÒNG TRỊ BỌ
TRĨ TRÊN DƯA LEO (Cucumis sativus L.) TẠI HAI HUYỆN
HÓC MÔN VÀ CỦ CHI – TP. HỒ CHÍ MINH

NGÀNH: NÔNG HỌC
KHÓA: 2005 – 2009
SINH VIÊN THỰC HIỆN: ĐỖ ĐẶNG NGỌC TRÂM

TP.HCM, 08-2009


ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN SÂU HẠI CHÍNH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC
CỦA MỘT SỐ THUỐC TRỪ SÂU PHÒNG TRỊ BỌ TRĨ
TRÊN DƯA LEO (Cucumis sativus L.) TẠI HAI HUYỆN
HÓC MÔN VÀ CỦ CHI - TP. HỒ CHÍ MINH

Tác giả
ĐỖ ĐẶNG NGỌC TRÂM

Luận văn được đệ trình để hoàn thành yêu cầu cấp bằng kỹ sư Nông nghiệp
ngành Nông học

Giảng viên hướng dẫn:
ThS. LÊ CAO LƯỢNG


TP.HCM, 08-2009


CẢM TẠ
Lời đầu tiên, con xin gởi lời cảm ơn chân thành nhất đến cha mẹ và gia đình, những
người đã nuôi nấng và dạy bảo để con có được như ngày hôm nay.
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm nói chung và
khoa nông học nói riêng đã tận tình dạy dỗ em trong suốt những năm học dưới giảng
đường đại học.
Xin cảm ơn thầy Lê Cao Lượng đã nhiệt tình hướng dẫn để em có thể hoàn thành
tốt đề tài tốt nghiệp.
Đồng thời em cũng xin cảm ơn chi cục BVTV_ Tp HCM đã hỗ trợ và giúp đỡ em
hoàn tất đề tài tốt nghiệp.
Cảm ơn công ty Nông Trí đã hỗ trợ thông tin và thuốc thí nghiệm.

Ký tên

Đỗ Đặng Ngọc Trâm

i


TÓM TẮT
ĐỖ ĐẶNG NGỌC TRÂM, Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh. Tháng 8-2009.
“ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN SÂU HẠI CHÍNH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC
CỦA MỘT SỐ THUỐC TRỪ SÂU PHÒNG TRỊ BỌ TRĨ TRÊN DƯA LEO
(Cucumis sativus L.) TẠI 2 HUYỆN HÓC MÔN VÀ CỦ CHI - TP.HCM”.
Đề tài thực hiện nhằm đánh giá hiện trạng canh tác, thành phần sâu hại chính, thành
phần loài bọ trĩ trên dưa leo. Đồng thời biết được biến động mật số của bọ trĩ trên dưa
leo trong vụ xuân hè. Đánh giá hiệu lực của một vài loại thuốc trừ sâu phòng trị bọ trĩ

so với loại thuốc nông dân thường sử dụng tại 2 huyện Hóc Môn và Củ Chi – TpHCM.
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng:
• Trên dưa leo có 7 loài sâu hại chính thuộc 6 bộ là: Diaphania indica Saund.
(Lepidoptera: Pyralidae); Thrips palmi Karny. (Thysanoptera: Thripidae);
Liriomyza sativae Blanchard. (Diptera: Agromyzidae); Aphis spp. (Homoptera
– Aphididae) và Bemisia tabaci Gennadius. (Homoptera - Aleyrodidae);
Tetranychus cinnabarinus Boisduval. (Acarina - Tetranychidae); Aulacophora
similis Oliv. (Coleoptera - Chrysomelidae) hiện diện trên dưa leo.
• Thành phần loài bọ trĩ hại dưa leo gồm có 2 loài. Trong đó Thrips palmi chiếm
đại đa số, còn lại là loài Frankliniella occidentalis.
• Trong vụ dưa leo xuân hè từ tháng 2 - 4/ 2009 nhận thấy rằng mật số bọ trĩ có 2
đỉnh cao là 25 NSG và 45 NSG. Cao nhất là vào 45 NSG đạt 5,4 con/ lá.
• Kết quả thí nghiệm khảo nghiệm hiệu quả thuốc phòng trừ bọ trĩ cho thấy rằng
hầu hết các loại thuốc khảo nghiệm Brightin 1,8EC; Confidor100SL; Actimax
50WDG; Nimbecidine 0,03% đều cho hiệu quả tương đối cao. Đặc biệt là thuốc
Brightin 1,8 EC có hiệu lực cao nhất, cao hơn cả loại thuốc nông dân thường sử
dụng là Confidor 100SL.

ii


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

CẢM TẠ........................................................................................................................... i
TÓM TẮT........................................................................................................................ ii
MỤC LỤC ...................................................................................................................... iii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................... vi

DANH SÁCH CÁC BẢNG .......................................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH .......................................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ và SƠ ĐỒ..................................................................... ix
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU.............................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề.................................................................................................................. 1
1.2 Mục đích .................................................................................................................... 1
1.3 Yêu cầu ...................................................................................................................... 2
1.4 Giới hạn của đề tài..................................................................................................... 2
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................ 3
2.1 Sơ lược về cây dưa leo .............................................................................................. 3
2.1.1.Nguồn gốc và phân loại.......................................................................................... 3
2.1.2 Đặc điểm thực vật học và điều kiện sinh thái của dưa leo ..................................... 4
2.1.2.1 Đặc điểm thực vật học......................................................................................... 4
2.1.2.2 Điều kiện sinh thái.............................................................................................. 4
2.1.3 Đặc điểm một số loài sâu hại chính trên dưa leo.................................................... 5
2.1.3.1 Sâu xanh 2 sọc trắng – Diaphania indica Saund. ...............................................5
2.1.3.2 Bọ trĩ – Thrips palmi Karny. ...............................................................................6
2.1.3.3 Rệp dưa – Aphis spp. ......................................................................................... 7
2.1.3.4 Bọ bầu hay bọ dưa - Aulacophora similis Oliv. ..................................................7
2.1.3.5 Ruồi đục lá – Liriomyza sativae Blanchard.........................................................8
2.1.3.6 Nhện đỏ - Tetranychus cinnabarinus Boisduval.................................................8
2.1.3.7 Rầy phấn trắng - Bemisia tabaci Gennadius. .....................................................9
2.2 Sơ lược về bọ trĩ ..................................................................................................... 10
2.2.1 Phân loại .............................................................................................................. 10
2.2.2 Phân bố và ký chủ................................................................................................. 11
iii


2.2.3 Đặc điểm hình thái - sinh học của một vài loài bọ trĩ ......................................... 12
2.2.3.1 Loài Thrips palmi Karny. ................................................................................12

2.2.3.2 Loài Frankliniella occidentalis Perg.................................................................14
2.2.4 Điều kiện phát sinh phát triển và triệu chứng - tác hại của bọ trĩ ........................17
2.2.4.1 Điều kiện phát sinh phát triển............................................................................17
2.2.4.2 Triệu chứng - tác hại..........................................................................................17
2.2.5 Biện pháp phòng trừ ............................................................................................. 19
2.3 Sơ lược về các loại thuốc trừ sâu sử dụng trong thí nghiệm khảo nghiệm thuốc ... 20
2.3.1 Brightin 1,8EC...................................................................................................... 20
2.3.2 Confidor 100SL .................................................................................................... 21
2.3.3 Nimbecidine 0,03 % ............................................................................................. 21
2.3.4 Actimax 50WDG.................................................................................................. 21
CHƯƠNG III: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................. 23
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài .................................................................... 23
3.2 Điều kiện khí tượng thủy văn .................................................................................. 23
3.3 Vật liệu thí nghiệm .................................................................................................. 23
3.4 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 23
3.4.1 Điều tra hiện trạng canh tác và tập quán phòng trị bọ trĩ trên dưa leo của nông
dân tại Tp.HCM............................................................................................................. 23
3.4.2. Điều tra thành phần sâu hại chính trên dưa leo tại 2 huyện Hóc Môn và Củ Chi TP.HCM ........................................................................................................................ 24
3.4.3 Điều tra thành phần loài và biến động mật số của bọ trĩ trên dưa leo trong vụ
xuân hè tại Tp.HCM ...................................................................................................... 25
3.4.3.1 Điều tra thành phần loài bọ trĩ trên dưa leo trong vụ xuân hè tại 2 huyện Hóc
Môn và Củ Chi - Tp.HCM ............................................................................................ 25
3.4.3.2 Điều tra biến động mật số của bọ trĩ trên dưa leo trong vụ xuân hè từ tháng 2–
4/09 ................................................................................................................................ 25
3.4.4 Khảo sát hiệu lực phòng trị bọ trĩ của một số loại thuốc trừ sâu.......................... 27
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.............................................................. 29

iv



4.1 Hiện trạng canh tác và tập quán phòng trị bọ trĩ trên dưa leo của nông dân tại 2
huyện Hóc Môn và Củ Chi - Tp.HCM .......................................................................... 29
4.2. Thành phần sâu hại chính trên dưa leo trong vụ xuân hè tại 2 huyện Hóc Môn và
Củ Chi Tp.HCM năm 2009 ........................................................................................... 33
4.3 Biến động mật số và thành phần loài bọ trĩ trên dưa leo trong vụ xuân hè tại
Tp.HCM......................................................................................................................... 36
4.3.1 Biến động mật số bọ trĩ trên ruộng dưa leo trong vụ xuân hè từ 2 – 4 / 2009 tại
Hóc Môn – Tp.HCM ..................................................................................................... 36
4.3.2 Thành phần và tỉ lệ loài bọ trĩ trên dưa leo .......................................................... 38
4.4 Hiệu lực phòng trị bọ trĩ hại dưa leo của một số loại thuốc trừ sâu ........................ 39
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.................................................................... 42
5.1 Kết luận.................................................................................................................... 42
5.2 Đề nghị .................................................................................................................... 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 43
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 46

v


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV:

Bảo vệ thực vật

CSLBH: Chỉ số lá bị hại
LLL:

Lần lặp lại

LNDSD: Tỉ lệ nông dân sử dụng

MĐHD:

Mức độ hiện diện

MĐXH:

Mức độ xuất hiện

NSG:

Ngày sau gieo

NSP:

Ngày sau phun

NT:

Nghiệm thức

SMXH:

Số mẫu xuất hiện

STT:

Số thứ tự

TLHD:


Tỉ lệ hiện diện

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Điều kiện khí tượng thủy văn......................................................................... 23
Bảng 4.1 Hiện trạng canh tác dưa leo ở 2 huyện Hóc Môn và Củ Chi Tp.HCM, năm
2009 ............................................................................................................................... 29
Bảng 4.2: Kỹ thuật canh tác dưa leo ở 2 huyện Hóc Môn và Củ Chi - Tp.HCM, năm
2009 ............................................................................................................................... 30
Bảng 4.3 Nhận thức và tập quán phòng trị bọ trĩ trên dưa leo ở 2 huyện Hóc Môn và
Củ Chi - Tp.HCM, năm 2009........................................................................................ 31
Bảng 4.4 Một số loại thuốc BVTV nông dân thường sử dụng trong phòng trừ bọ trĩ tại
địa bàn 2 huyện Hóc Môn và Củ Chi Tp.HCM............................................................. 33
Bảng 4.5 Thành phần sâu hại chính trên dưa leo tại 2 huyện Hóc Môn và Củ Chi
Tp.HCM năm 2009 ....................................................................................................... 34
Bảng 4.6 Biến động mật số bọ trĩ trên dưa leo trong vụ xuân hè từ tháng 2 – 4/ 2009 tại
Tp.HCM......................................................................................................................... 36
Bảng 4.7 Thành phần một số loài bọ trĩ trên dưa leo tại 2 huyện Hóc Môn và Củ Chi
Tp.HCM năm 2009........................................................................................................ 38
Bảng 4.8 Hiệu lực phòng trị bọ trĩ hại dưa leo ngoài đồng của một số loại thuốc trừ
sâu.................................................................................................................................. 39

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1: Vòng đời của Thrips palmi ....................................................................................13


Hình 2.2: Ấu trùng Thrips palmi ................................................................................... 13
Hình 2.3: Thành trùng Thrips palmi.............................................................................. 13
Hình 2.4 Thành trùng Frankliniella occidentalis.......................................................... 16
Hình 4.1 Lá dưa leo bị hại bởi ruồi đục lá Liriomyza sativae ....................................... 35
Hình 4.2 Thành trùng bọ trĩ T. palmi............................................................................ 35
Hình 4.3 Nhện đỏ Tetranychus cinnabarinus ............................................................... 35
Hình 4.4 Rệp dưa Aphis spp. ......................................................................................... 35
Hình 4.5 Ấu trùng Diaphania indica............................................................................. 35
Hình 4.6 Thành trùng Diaphania indica hại lá dưa leo................................................. 35
Hình 4.7 Bọ trĩ T. palmi................................................................................................. 38
Hình 4.8 Bọ trĩ F. occidentalis ...................................................................................... 38
Hình 4.9 Toàn cảnh khu thí nghiệm khảo nghiệm hiệu lực thuốc ............................... 41

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU ĐỒ và SƠ ĐỒ
Danh sách các bảng biểu
Biểu đồ 4.1 Biến động mật độ bọ trĩ trên dưa leo tại Hóc Môn - Tp.HCM từ tháng 2- 4/
2009 ............................................................................................................................... 37
Biểu đồ 4.2 Biến động mức độ gây hại của bọ trĩ trên dưa leo tại Hóc Môn - Tp.HCM,
từ tháng 2 – 4/ 2009....................................................................................................... 37
Biểu đồ 4.3: Hiệu lực của các loại thuốc khảo nghiệm sau 1, 3, 5, 7 NSP ................... 40
Danh sách sơ đồ
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ bố trí các điểm điều tra trên ruộng điều tra........................................ 26
Sơ đồ 3.2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm ngoài đồng.............................................................. 27
Sơ đồ 3.3: Sơ đồ bố trí các điểm điều tra trong một ô thí nghiệm ................................ 28

ix



CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Dưa leo là loại rau ăn quả thương mại quan trọng, là thành phần không thể thiếu
trong cơ cấu bữa ăn hàng ngày của mọi gia đình là cây rau truyền thống, được nhiều
người ưa chuộng. Nó được trồng lâu đời trên thế giới và trở thành thực phẩm thông
dụng của nhiều nước. Ở nước ta những năm gần đây dưa leo đã trở thành cây rau quan
trọng trong sản xuất, được nhiều hộ nông dân ưa trồng, chính vì thế mà diện tích dưa
leo ngày càng được mở rộng. Để nâng cao hiệu quả kinh tế của cây dưa leo thì ngoài
việc chọn tạo giống năng suất cao thì việc quản lý sâu hại trên dưa leo cần được quan
tâm nhiều hơn. Một trong những đối tượng sâu hại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến
năng suất và phẩm chất của dưa leo đó là bọ trĩ. Do bọ trĩ là loài sâu hại có kích thước
khá nhỏ từ 1 - 2 mm, ngoài những tác hại trực tiếp bọ trĩ còn là môi giới truyền bệnh
virus gây bệnh khảm (Curcumber mosaic), đặc biệt bọ trĩ lại còn có tính kháng thuốc
khá cao vì thế mà việc phát hiện, đánh giá mức độ gây hại cũng như phòng trừ bọ trĩ
của nông dân gặp nhiều khó khăn và chưa thật chính xác. Xuất phát từ thực tế đó
chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN SÂU HẠI
CHÍNH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC CỦA MỘT SỐ THUỐC TRỪ SÂU PHÒNG
TRỊ BỌ TRĨ TRÊN DƯA LEO (Cucumis sativus L.) TẠI 2 HUYỆN HÓC MÔN
VÀ CỦ CHI - TP.HCM”
1.2 Mục đích
Tìm hiểu hiện trạng canh tác dưa leo của nông dân ở 2 huyện Hóc Môn và Củ
Chi - Tp.HCM, xác định thành phần sâu hại chính trên dưa leo, xác định thành phần
loài và biến động mật số của bọ trĩ hại dưa leo. Đồng thời khảo sát hiệu quả phòng trị
bọ trĩ trên dưa leo bằng một số loại thuốc trừ sâu trong điều kiện cụ thể ở Tp.HCM.

1



1.3 Yêu cầu
- Tìm hiểu hiện trạng canh tác dưa leo của nông dân ở 2 huyện Hóc Môn và Củ Chi
- Tp.HCM
- Xác định thành phần sâu hại chính trên dưa leo.
- Xác định thành phần loài và biến động mật số bọ trĩ hại dưa leo.
- Khảo sát hiệu lực phòng trị bọ trĩ bằng một vài loại thuốc hoá học.
1.4 Giới hạn của đề tài
- Đề tài được thực hiện tại 2 xã Xuân Thới Thượng, Xuân Thới Sơn huyện Hóc
Môn và xã Tân Thông Hội huyện Củ Chi - Tp.HCM trong thời gian từ tháng 2 đến
tháng 5 năm 2009.

2


CHƯƠNG II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Sơ lược về cây dưa leo
Dưa leo (Cucumis sativus) là một cây trồng phổ biến trong họ bầu bí
(Cucurbitaceae), là loại rau ăn quả thương mại quan trọng, nó được trồng lâu đời trên
thế giới và trở thành thực phẩm của nhiều nước. Những nước dẫn đầu về diện tích gieo
trồng và năng suất là: Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Mỹ, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan,
Ai Cập và Tây Ban Nha.
Một số chỉ tiêu về thành phần hoá học của một số giống dưa chuột leo phổ biến là:
chất khô 4 - 7%, đường tổng số:1,75 - 2,19%, vitamin C: 5 - 6,25 mg.
2.1.1 Nguồn gốc và phân loại
Phân loạị
Giới (regnum):

Plantae


Ngành (division):

Magnoliophyta

Lớp (class):

Magnoliopsida

Bộ (order):

Violales

Họ (family):

Cucurbitaceae

Chi (genus):

Cucumis

Loài (species):

Cucumis sativus L.

Dưa leo là loại rau truyền thống, nhiều tài liệu cho biết dưa leo có nguồn gốc ở miền
tây Ấn Độ. Cũng có ý kiến cho rằng dưa leo còn có nguồn gốc ở Nam Á và được trồng
trọt khoảng 3000 năm nay. Dưa leo được đưa đến một số vùng phía tây châu Á, Bắc
Phi và Nam Âu. Dưa leo được giới thiệu ở Trung Quốc rất sớm có thể 100 năm hoặc
hơn trước công nguyên.
Trong giai đoạn Roma dưa leo có giá trị và phát triển phương pháp trồng dưới mái

che. Vào thế kỷ thứ 13 dưa leo được đưa đến nước Anh, Columbus đã gieo và trồng
những cây dưa leo ở Haiti trong chuyến du lịch đường biển lần thứ 2 của ông. Người
3


Tây Ban Nha đã phát hiện ra cây dưa leo của địa phương trong thời gian bọn thực dân
thống trị lâu dài ở thế kỷ thứ 16.
2.1.2 Đặc điểm thực vật học và điều kiện sinh thái của dưa leo
2.1.2.1 Đặc điểm thực vật học
Dưa leo thuộc loại leo bò, thân mảnh, nhỏ, chiều cao thân phụ thuộc chủ yếu vào
giống, điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật chăm sóc. Chiều cao cây có khả năng lên tới 4
- 5 m. Thân có cạnh, có lông cứng và ngắn, trên thân có khả năng phân cành cấp 1 và
cành cấp 2. Hệ rễ ưa ẩm, không chịu khô hạn, cũng không chịu ngập úng, hệ rễ phân
bố ở tầng đất từ 0 - 30 cm và có thể ăn sâu dưới tầng đất 1 m. Lá dưa leo gồm có lá
mầm và lá thật, 2 lá mầm mọc đối xứng qua trục thân, lá thật có 5 cánh, chia thùy nhọn
hoặc có dạng chân vịt: có dạng lá tròn, trên lá có lông cứng và ngắn, màu sắc lá thay
đổi theo giống xanh vàng hoặc xanh thẩm. Hoa dưa leo có màu vàng đường kính từ 2 3 cm, hoa chủ yếu là hoa đơn tính cùng gốc. Hoa thụ phấn nhờ côn trùng trừ những
hoa là hoa lưỡng tính. Dưa leo có quả thon dài, quả có 3 múi, hạt đính và giá noãn, hầu
hết quả dưa leo có màu xanh, xanh vàng, khi chín quả thường nhẵn hoặc có gai. Sau
khi hái quả chuyển màu vàng nhanh, đây là nhược điểm lớn của giống.
2.1.2.2 Điều kiện sinh thái
Nhiệt độ: dưa leo thuộc nhóm ưa nhiệt nên rất mẫn cảm với sương giá đặc biệt là
nhiệt độ thấp dưới 0oC, khi có tuyết và khi nhiệt độ về ban đêm trong khoảng 3-4oC
.Vì vậy dưa leo và các loài bí ngô yêu cầu khí hậu ấm áp và khô ráo để sản xuất lớn.
Nhiệt độ tối thiểu cho dưa leo nẩy mầm 15,5oC nhiệt độ tối đa là 40,5oC, nhiệt độ thích
hợp là: >15,5 - 35oC. Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng lá 20oC. Ở 12oC cây sinh
trưởng rất chậm, ở nhiệt độ thấp kéo dài (15oC) các giống sinh trưởng rất khó khăn,
đốt ngắn, lá nhỏ, hoa đực màu nhạt, vàng úa. Ở 5oC hầu hết các giống dưa có nguy cơ
chết rét, khi nhiệt độ lên cao 40oC cây ngừng sinh trưởng, hoa cái không xuất hiện. Lá
bị héo khi nhiệt độ trên 40oC. Hầu hết các giống dưa leo đều qua giai đoạn xuân hoá ở

nhiệt độ 20 - 22oC.

4


Ánh sáng: dưa leo là cây ưa ánh sáng ngày ngắn, thời gian chiếu sáng 10 - 12 giờ/
ngày, hoa cái ra sớm, ở vị trí thấp. Phản ứng của dưa leo đối với ánh sáng còn phụ
thuộc vào giống và thời vụ gieo trồng. Thời gian chiếu sáng dài, nhiệt độ cao (> 30oC)
sẽ thúc đẩy sự sinh trưởng thân, lá, hoa cái xuất hiện muộn. Ánh sáng thiếu và yếu cây
sinh trưởng và phát triển kém, ra hoa cái muộn, màu sắc hoa nhạt, vàng úa, hoa cái dễ
bị rụng. Năng suất quả thấp, chất lượng giảm, hương vị kém.
Nước: dưa leo là loài kém chịu hạn và chịu úng. Hai yếu tố ngoại cảnh: lượng mưa
và độ ẩm cùng nhiệt độ cao là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những cây trong
họ bầu bí nhiễm bệnh ở lá và thân cành. Tuy vậy cũng không thể xem nhẹ việc tưới
nước cho dưa leo, bởi vì hàm lượng nước trong thân lá tới 93,1%, hàm lượng nước
trong quả còn cao hơn trong thân lá: 96,8%. Đất khô hạn, hạt mọc chậm, thân lá sinh
trưởng kém. Đặc biệt thiếu nước nghiêm trọng sẽ xuất hiện quả dị hình, quả bị đắng,
cây bị nhiễm virus. Khi hạt nẩy mầm yêu cầu lượng nước bằng 50% khối lượng hạt.
Thời kỳ thân lá sinh trưởng mạnh đến ra hoa cái đầu tiên cần độ ẩm đất 70 - 80%, thời
kỳ ra quả rộ và quả phát triển yêu cầu độ ẩm cao >80 - 90%.
Đất và chất dinh dưỡng: đất trồng dưa leo có tầng canh tác dày, màu mỡ, giàu chất
hữu cơ, thích đất cát pha, thịt nhẹ, độ pH từ 5,5 - 6,8 và tốt nhất từ 6 - 6,5. Dưa leo
gieo trồng trên đất thịt nhẹ, đất cát pha thường cho năng suất cao, chất lượng quả tốt.
Đất trồng các cây trong họ bầu bí phải luân canh triệt để với cây trồng nước (cây lúa
nước). Cây dưa leo yêu cầu độ phì trong đất rất cao. Dinh dưỡng khoáng không đủ ảnh
hưởng không tốt đến sự sinh trưởng và phát triển của cây. Bón phân chuồng với phân
vô cơ một cách hợp lý sẽ làm tăng hàm lượng đường trong quả. Ở thời kỳ đầu sinh
trưởng cây cần đạm và lân, cuối thời kỳ sinh trưởng cây không cần nhiều đạm, nếu
giảm bón đạm sẽ làm tăng thu nhập một cách rõ rệt. Cây dưa leo lấy chất dinh dưỡng
từ đất ít hơn rất nhiều so với các cây rau khác (cà chua, cải bắp). Trong 3 yếu tố NPK,

dưa leo sử dụng cao nhất là kali, tiếp đến là đạm và thấp nhất là lân.

5


2.1.3 Đặc điểm một số loài sâu hại chính trên dưa leo
2.1.3.1 Sâu xanh 2 sọc trắng – Diaphania indica Saund.
Đặc điểm hình thái: theo Nguyễn Thị Chắt (2006) thành trùng sâu xanh 2 sọc trắng
là loài ngài sáng, có màu trắng bạc, đầu màu nâu đen, râu đầu hình sợi chỉ, mắt kép lồi
và to. Ngực có 3 đốt, đốt ngực trước màu nâu đen, 2 đốt sau và những đốt bụng kế tiếp
màu trắng, 2 đốt bụng cuối màu nâu đen, đốt bụng cuối có túm lông màu vàng xòe ra.
Viền mép trước và mép sau cánh trước, mép sau cánh sau màu nâu đen. Chiều dài cơ
thể khoảng 13,7 mm, sải cánh 23,4 mm. Trứng hình oval, mới nở trắng đục, gần nở có
màu nâu nhạt. Ấu trùng mới nở có màu vàng nhạt và trong suốt sau đó chuyển dần
sang màu xanh. Sau khi lột xác lần thứ nhất sang tuổi 2 trên lưng ấu trùng xuất hiện
hai sọc trắng chạy dọc cơ thể. Ấu trùng cuối tuổi 4 ngắn lại và sọc trắng trên lưng biến
mất. Nhộng mới hình thành có màu nâu xanh, sau đó chuyển dần sang nâu nhạt, gần
vũ hóa có màu nâu đen.
Triệu chứng: sâu xanh sọc trắng gây hại ở giai đoạn ấu trùng. Ấu trùng ăn lá, trái
non. Ấu trùng tuổi nhỏ ăn phần mềm của lá chừa lại màng mỏng, tuổi lớn ăn lủng lỗ,
đục trái non tạo thành đường hầm. Gây hại nặng vào giai đoạn cây phát hoa và tạo trái
non.
Phòng trị: Làm đất kỹ và thu gom tàn dư thực vật, ký chủ phụ. Luân canh với cây
trồng không cùng ký chủ. Có thể dùng 1 bộ thuốc phun luân phiên để phòng trừ như
Lannate 40SP, Pyrinex 20EC, Shersol 35EC…
2.1.3.2 Bọ trĩ – Thrips palmi Karny.
Đặc điểm hình thái: cơ thể của bọ trĩ rất nhỏ, con thành trùng dài khoảng hơn 1 - 2
mm, màu vàng nhạt, cánh có lông, chúng di chuyển rất nhanh khi chạm vào. Râu đầu 7
đốt, đốt thứ 6 dài nhất. Đốt cuối bụng hình nón. Đầu có 3 mắt đơn màu đỏ và ở ngay
trước khu tam giác nối giữa 3 mắt đơn có một cặp lông cứng. Ấu trùng nhỏ hơn con

thành trùng một chút và không có cánh. Do cơ thể của chúng rất nhỏ lại nằm ở bên
trong đọt non hoặc mặt dưới của những lá non, vì thế nếu không có kinh nghiệm sẽ rất
khó phát hiện. Đã thế bọ trĩ lại có vòng đời rất ngắn (khoảng 15 - 18 ngày) nên chúng
sinh sản và tích lũy mật số rất nhanh vì thế mà đôi khi ruộng dưa đã bị hại rất nặng chủ
ruộng mới phát hiện được. Khi nắng lên bọ trĩ ẩn nấp trong rơm rạ hoặc lá cuốn lại.
6


Triệu chứng: Cả thành trùng và ấu trùng đều tập trung chích hút nhựa của đọt non,
lá non làm đọt và lá non xoăn lại, khi mật độ cao làm lá vàng, cây chùn đọt, ngọn dưa
quăn queo, sinh trưởng phát triển kém, cây còi cọc, hoa rụng, quả ít và nhỏ, hại nặng
trong thời kỳ cây con có thể làm cho cây chết. Thiệt hại do bọ trĩ có liên quan đến
bệnh khảm.
Phòng trị: Thiệt hại do bọ trĩ trong những vùng chuyên canh rất trầm trọng vì thế
nên trồng đồng loạt và tránh gối vụ, kiểm tra ruộng dưa thật kỹ để phát hiện sớm ấu
trùng. Bọ trĩ có tính kháng thuốc rất cao, nên thay đổi thuốc thường xuyên phun như:
Confidor 100SL, Admire 50EC, Alpha 50EC, Mappermethrin 50EC…
2.1.3.3 Rệp dưa – Aphis spp.
Đặc điểm hình thái: thân dài 1 - 2 mm, cơ thể màu vàng hoặc xanh nhạt, hình quả
lê. Chân dài, không cánh. Đốt cuối bụng màu nhạt và có 3 cặp lông. Rệp sống thành
đám đông ở mặt dưới lá non từ khi cây có 2 lá mầm đến khi thu hoạch. Chúng bám
vào mặt dưới lá, hút nhựa cây và đẻ trứng ở đó. Mỗi năm phát triển vài thế hệ, tạo kén
giả vào mùa đông, là vật môi giới truyền virut gây bệnh hại cây.
Triệu chứng: rệp sống tập trung chích hút ở mặt dưới lá làm lá vàng quăn queo phía
trên của lá có phủ lớp muội đen, làm cho ngọn dây dưa chùn đọt, cây ít quả, nếu bị
nặng làm chết cây. Rệp còn truyền các loại bệnh siêu vi khuẩn như khảm vàng.
Phòng trị: Chúng có rất nhiều thiên địch như bọ rùa, dòi, kiến, nhện nấm…nên chỉ
phun thuốc khi nào mật số quá cao ảnh hưởng đến năng suất. Có thể dùng thuốc
Diazinon, Diafenthiuron... theo nồng độ khuyến cáo cuả nhà sản xuất để phòng trị.
2.1.3.4 Bọ dưa - Aulacophora similis Oliv.

Đặc điểm hình thái: theo Nguyễn Thị Chắt (2006) thành trùng là một loài cánh cứng
nhỏ có cặp cánh trước màu vàng nâu, cơ thể hình trứng hơi vuông dài 6 - 8 mm. Mắt
đen và râu đầu dài, linh động, hình sợi chỉ gồm 11 đốt. Bàn chân 5 đốt. Trứng mới nở
màu trắng xanh khi sắp nở có màu vàng nâu. Ấu trùng có màu kem, đầu màu nâu, có
ba đôi chân ngực phát triển và có một đôi chân bụng. Trên các đốt cơ thể có những u
lồi và trên u có một lông nhỏ. Nhộng trần làm trong đất, bên ngoài có phủ một lớp tơ
dày.
7


Triệu chứng: sâu non mới nở ăn phần rễ hoặc thân gần mặt đất làm cho cây bị yếu,
không phát triển được, hại nặng cây có thể vàng, héo và chết. Bọ dưa trưởng thành cạp
lớp biểu bì trên mặt lá thành một đường vòng làm lá bị thủng thành những lỗ tròn.
Phòng trị: Làm đất kỹ tiêu diệt nhộng và sâu non trong đất. Vệ sinh đồng ruộng
sạch sẽ, thu gom tàn dư cây trồng. Có thể thu gom bắt bọ bằng tay vào sáng sớm hay
chiều mát. Có thể dùng các loại thuốc như: Confidor 100SL, Confidor 700WG,
Admire 50EC, Lexus 5EC, Lorsban 30EC, Mapy 48EC, Mapper 50EC…
2.1.3.5 Ruồi đục lá – Liriomyza sativae Blanchard.
Đặc điểm hình thái: trứng có hình ovan, kích thước khoảng 0,25 x 1,13 mm. Trứng
mới đẻ có màu trắng trong, sau chuyển thành màu trắng đục hơi ngà, được đẻ trong mô
mặt trên lá. Ấu trùng là giòi, dài 2 mm, màu trắng kem đến hơi vàng xanh, đầu giòi
màu tối hơn, móc miệng rất linh hoạt. Thành trùng là một lọai ruồi rất nhỏ, dài khoảng
1,5 - 1,7 mm, dang cánh khoảng 3,8 - 4,0 mm. Râu đầu màu đen, gốc râu đầu màu
vàng nâu. Bụng màu đen, có 1 điểm hình tam giác màu vàng trên ngực, chân màu nâu
vàng. Mắt màu đen nhưng có một phần nhỏ màu vàng ở phía dưới của mắt. Khi đậu
cặp cánh màng xếp lại trên lưng bụng.
Triệu chứng: ấu trùng đục nằm ở dưới biểu bì lá, ăn phần thịt lá, để lại 2 lớp biểu bì,
tạo thành các đường đục ngoằn ngoèo. Chính giữa đường đục có một vệt màu tối do
phân của giòi tạo nên. Do đường đục nhiều làm lá bị khô héo, ảnh hưởng đến quang
hợp, dẫn đến làm giảm năng suất.

Phòng trị: chúng ta nên áp dụng biện pháp canh tác trồng xen, luân canh với lúa
nước, không trồng xen với cây cùng ký chủ và trồng tập trung. Ruồi rất nhanh quen
thuốc, nên cần thay đổi chủng loại thuốc thường xuyên. Trãi màng phủ plastic trên mặt
líp sẽ giảm được mật số ruồi đáng kể và cho hiệu quả kinh tế cao.
2.1.3.6 Nhện đỏ - Tetranychus cinnabarinus Boisduval.
Đặc điểm hình thái: trứng hình cầu, trơn nhẵn, màu vàng nhạt, khi sắp nở có màu
hơi nâu, được đẻ rải rác từng quả. Nhện non tuổi 1 có màu trắng ngà, hình bầu dục, có
3 đôi chân, trên thân có nhiều lông dài. Nhện non tuổi 2 có 4 đôi chân màu vàng nhạt,
có nhiều lông dài. Nhện non tuổi 3 rất giống trưởng thành tuy kích thước nhỏ hơn,
8


màu vàng rơm, bắt đầu xuất hiện 2 đốm hơi nâu hoặc đỏ nhạt trên lưng. Thành trùng
dạng hình cầu, con cái có kích thước (0,44 - 0,24 mm) và con đực (0,36 - 0,15 mm).
Trưởng thành có màu đỏ son hay màu đỏ hơi vàng. Trên lưng mỗi bên có một vệt đỏ
sẫm và có nhiều lông, không có u lông. Con đực có cơ thể thon nhỏ, cuối bụng nhọn,
màu đỏ vàng.
Triệu chứng: Nhện trưởng thành và nhện non sống ở mặt dưới cạnh gân chính lá
bánh tẻ và lá già chích hút vào mô lá tạo ra các vết chích nhỏ li ti không có hình dạng
nhất định. Vết chích ban đầu có màu trắng nhạt sau đó chuyển sang màu trắng vàng.
Khi mật độ cao, các vết hại liên kết lại vào nhau tạo thành các mảng trắng vàng có thể
dễ nhận ra ở mặt trên của lá. Khi hại nặng chúng có thể làm lá héo và rụng, giảm năng
suất.
Phòng trị: Không trồng qúa dầy để vườn dưa luôn được thông thoáng, bón phân cân
đối, luân canh với cây trồng họ hòa bản. Kiểm tra ruộng dưa thường xuyên để phát
hiện và có biện pháp diệt trừ nhện kịp thời. Nếu thấy có nhiều nhện bạn nên dùng luân
phiên các lọai thuốc sau đây: Comite 73EC; Danitol 10EC; Ortus 5EC; Pegasus
500SC; Cascade 5EC; Nissoran 5EC...Khi xịt nhớ xịt ướt cả mặt dưới và mặt trên của
lá. Ngoài ra còn có thể sử dụng biện pháp đấu tranh sinh học như dùng nhện bắt mồi
Phytoseiulus persimilis.

2.1.3.7 Bọ phấn trắng hay còn gọi là rầy phấn trắng - Bemisia tabaci Gennadius.
Đặc điểm hình thái: Bọ trưởng thành đực có thân dài 0,75 - 1mm, sải cánh dài 1,11,5 mm. Con cái lớn hơn con đực, dài 1,1 - 1,4 mm, sải cánh 1,75 - 2 mm. Hai đôi
cánh trước và sau dài gần bằng nhau. Toàn thân và cánh phủ một lớp phấn màu trắng.
Dưới lớp phấn trắng có thân màu vàng nhạt. Mắt kép có một rãnh ngang chia thành 2
phần. Râu đầu có 6 đốt, 2 đốt đầu hơi tròn, những đốt còn lại dài và nhỏ. Chân dài và
mảnh. Bàn chân có 2 đốt. Mảnh lưng đốt bụng cuối cùng của con đực có 2 vật lồi. Ống
đẻ trứng của con cái tạo nên từ ba đôi vật lồi hợp lại như một mũi khoan. Sâu non có 3
tuổi, màu vàng nhạt, mới nở có chân và bò dưới mặt lá. Sau khi lột xác chuyển sang
tuổi 2 thì sâu non không còn chân, có thể nhìn rõ mắt kép và râu đầu. Sâu non đẫy sức
có kích thước dài 0,7 - 0,9 mm, rộng 0,5 - 0,6 mm. Nhộng giả hình bầu dục, màu sáng.

9


Trứng hình bầu dục có cuống, dài 0,18 - 0,2 mm. Trứng mới đẻ màu trong suốt, sau đó
chuyển sang màu sáp ong, rồi nâu xám.
Triệu chứng: cả ấu trùng và thành trùng đều chích hút nhựa ở lá, ngọn, phần thân
non làm chết mô thực vật. Trên lá bị hại có nhiều đốm hay vùng biến màu. Các đốm
phát triển liên kết nhau tạo thành những đám màu vàng có khích thước khác nhau,
trong trường hợp bị hại nặng chỉ gân lá còn xanh. Một số lá hoàn toàn màu nâu và khô.
Cây có thể bị héo và rụng lá. Trên lá và thân có thể có nấm màu đen. Ở những chỗ có
bọ phấn gây hại thường phủ một lớp bụi màu trắng. Bọ còn tiết nước bọt làm lan
truyền mầm bệnh.
Phòng trị: Coi trọng vệ sinh đồng ruộng, nhặt bỏ lá già để hạn chế bọ phấn non.
Luân canh với cây trồng không cùng ký chủ. Dùng thuốc thích hợp để phun như:
Admire 50EC, Vertimec 1,8EC, Confidor 100SL…
2.2 Sơ lược về bọ trĩ
2.2.1 Phân loại
Bộ: Thysanoptera
Bộ phụ: gồm 2 bộ phụ

Bộ phụ đốt cuối bụng hình chóp – Terebrantia và bộ phụ đốt cuối bụng hình ống –
Tubulifera
™ Bộ phụ đốt cuối bụng hình chóp – Terebrantia: đốt cuối bụng hình nón hơi
tròn, con cái luôn có ống đẻ trứng bao gồm một số họ sau:
o Bù lạch vằn – Aeolotripidae
o Bù lạch thuốc lá – Thripidae
™ Bộ phụ đốt cuồi bụng hình ống – Tubulifera: đốt cuối bụng có dạng hình
ống ở con đực và cả con cái bao gồm một số họ sau:
o Bù lạch ống – Phlaethripidae
o Họ bù lạch lớn – Merothripidae
Đa số những loài có hại cho cây trồng nông nghiệp thuộc họ Thripidae.

10


2.2.2 Phân bố và ký chủ
Thrips palmi có nguồn gốc từ các nước nhiệt đới. Lần đầu tiên được phát hiện ở
Indonesia. Trong những năm gần đây nó đã lây lan từ khu vực Đông Nam Á đến hầu
hết phần còn lại của châu Á và nhiều hòn đảo ở Thái Bình Dương, Bắc Băng Dương,
châu Phi, Úc, Trung và Nam Mỹ và Caribe. Hiện nó có mặt ở một số nước như:
Bangladesh, Trung Quốc, Guam, Hawaii, Hồng Kông, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản,
Malaysia, New Caledonia, Pakistan, Philippin, Samoa, Singapore, Sudan, Đài Loan,
Thái Lan…
Theo Nakahara vào năm 1982 và 1984 Thrips palmi được phát hiện trên cây cà tím,
hồ tiêu ở Hawaii, ở Puerto Rico năm 1986, và ở Florida năm 1990. (Trích dẫn theo
Jayma L. Martin, 2007)
1986, Wang và Chu cho rằng Thrips palmi có hơn 50 loài thực vật đại diện cho hơn
20 họ. Những cây đã được báo cáo bị ảnh hưởng nghiêm trọng là: Solanceae: cà tím,
hồ tiêu, khoai tây, thuốc lá, dâu tây đất; Cucurbitaceae: dưa chuột, dưa hấu…;
Leguminosae: đậu nành, đậu xanh…Thrips palmi là một trong những sâu hại chính

trên dưa hấu, cà tím, dưa chuột, ớt ở Hawaii. (Trích dẫn theo Jayma L. Martin, 2007)
Theo Smith I.M (1992) Frankliniella occidentalis là loại côn trùng nhỏ có nguồn
gốc trên bờ tây của Bắc Mỹ. Vào những năm thập niên 80, nó đã lây lan qua hầu hết
các nước ở châu Âu. Bây giờ nó được xem như là loài sâu hại chính ở hầu hết các nơi
trên thế giới. Frankliniella occidentalis gây hại trên 244 loài thực vật thuộc 62 họ cây
trồng. Những loài cây trồng được báo cáo thường bị gây hại là: cà chua, bông, nho,
hành, cà tím, ớt, khoai tây, thuốc lá, đậu nành, hồng, cẩm chướng…
Theo Ronald và ctv (1993) Frankliniella occidentalis gây hại trên 500 loài cây
trồng thuộc 20 họ. Nó tấn công chủ yếu trên dưa leo, cà tím, cà chua, hành, dưa hấu,
hoa lan, hoa hồng…
Theo Chu (1997) có 5 loài bọ trĩ là Echinothrips americanus, Thrips fuscipennis,
Frankliniella intonsa, Frankliniella occidentalis và Thrips tabaci đã gây hại trên cây
dưa leo, ớt nhưng trong đó Frankliniella intonsa là loài phân bố rộng trên cây trồng ở
Anh và Colombia. (Trích dẫn theo Ingsina, 2002)
Theo Phạm Thị Ngọc Ánh (2004) tại Đức Hòa (Long An) đã ghi nhận được 5 loài
bọ trĩ gây hại trên dưa hấu trong đó có 3 loài trong bộ phụ đốt cuối bụng hình nón
11


Terebrantia là: Thrips palmi Karny (Thysanoptera: Thripidae) với mật số cao nhất,
Frankliniella occidentalis Pergande (Thysanoptera: Thripidae) cao thứ 2, và Thrips
tabaci Linderman (Thysanoptera: Thripidae) xuất hiện với mật số cao thứ 3, có 2 loài
trong bộ phụ đốt cuối bụng hình trụ Tubulifera là Haplothrips sp. (Thysanoptera:
Phalaeothripidae), 1 loài thuộc họ Chilothripidae với mật số thấp nhất.
Theo Chang và ctv (1993) có 27 loài bọ trĩ gây hại trên cây rau tại Đài Loan. Trong
đó có 4 loài bọ trĩ phổ biến là Thrips palmi hại trên cây họ bầu bí và họ cà,
Frankliniella intonsa hại trên các cây họ hành, Thrips tabaci hại trên cây họ tỏi và
Megalurothrips usitatus gây hại trên cây họ đậu. (Trích dẫn theo Ingsina, 2002)
2.2.3 Đặc điểm hình thái - sinh học của một vài loài bọ trĩ
2.2.3.1 Loài Thrips palmi Karny

+ Vị trí phân loại:
Bộ: Thysanoptera
Bộ phụ: Terebrantia
Họ: Thripidae
Tên khoa học khác:
Thrips leucadophilus Priesner, 1936
Thrips gossipicola Ramakrishnan và Jagadish, 1939
Thrips grailis Ananthakrishnan và Jagadish, 1967
Chloethrips aureus Ananthakrishnan và Jagadish, 1967
Tên tiếng Anh: Melon thrips
Tên thông thường: bọ trĩ dưa
+ Đặc điểm hình thái sinh học:
Theo JL Capinera (2000) vòng đời của Thrips palmi có thể được hoàn thành trong
khoảng 20 ngày ở 300C, nhưng nó có thể kéo dài đến 80 ngày tại 150C. Vòng đời của
Thrips palmi phát triển trong 3 điều kiện môi trường khác nhau: trứng được đẻ trong
mô lá, hoa, trái, ấu trùng sinh sống trên bề mặt lá, hoa, trái và làm nhộng trong đất, đôi
khi chúng cũng hóa nhộng trên bề mặt lá hoặc hoa.

12


Hình 2.1: Vòng đời của Thrips palmi
(Nguồn: John James Capinera and Castner, University of Florida, 2000)
o Trứng hình bầu dục, màu trắng sữa khi sắp nở thì ngả màu hơi vàng, Trứng
được đẻ vào mô lá, hoa và quả của cây kí chủ. Thường thì trứng được tìm
thấy nhiều ở trong mô lá. Giai đoạn trứng khoảng 16 ngày ở 15oC; 7,5
ngày ở 26oC và 4,3 ngày ở 32oC.
o Ấu trùng và thành trùng sống tập trung ở các bộ phận non, ấu trùng có hình
dạng giống con thành trùng nhưng nhỏ hơn và không có cánh. Ấu trùng có
màu vàng nhạt còn thành trùng thì thường có màu vàng nhạt đến vàng nâu,

có cánh và di chuyển rất nhanh. Ấu trùng sống tập trung ở các gân lá và
các lá già. Thời gian phát triển chịu ảnh hưởng nhiều của nhiệt độ: 14 ngày
ở 150C, 5 ngày ở 26oC và 4 ngày ở 32oC. Ấu trùng di chuyển xuống đất khi
sắp hóa nhộng.
o Nhộng: có 2 giai đoạn tiền nhộng và nhộng. Ở giai đoạn này gần như
không hoạt động không ăn. Khoảng thời gian trong giai đoạn này là: 12
ngày ở 15oC, 4 ngày ở 26 oC và 3 ngày ở 32 oC.

Hình 2.2: Ấu trùng Thrips palmi

Hình 2.3: Thành trùng Thrips palmi

(Nguồn: John James Capinera and Castner, University of Florida, 2000)
13


o Thành trùng: thành trùng có màu vàng hoặc vàng nâu với nhiều lông đen
trên cơ thể. Chiều dài cơ thể 0,8 đến 1,0 mm, trung bình con cái hơi lớn
hơn con đực. Không giống như ở giai đoạn ấu trùng, thành trùng có xu
hướng sống tập trung ở phần non của cây kí chủ, thời gian phát triển trong
thời gian khác nhau với nhiệt độ khác nhau: khoảng lần lượt là 20, 17, và
12 ngày tại 150C, 260C, và 320C. Con cái đẻ lên đến khoảng 200 quả trứng,
nhưng trung bình khoảng 50 trứng cho mỗi con cái.
Để nhận dạng ra Thrips palmi ta chủ yếu dựa vào đặc điểm sau:
• Cơ thể màu vàng trong suốt không có lẫn dấu vết nâu hay xám nào
• Râu đầu có 7 đốt
• Đầu có 3 mắt đơn màu đỏ
• Đầu nhỏ hơn ngực
• Đốt lưng thứ 2 có 4 lông phía dưới
• Đốt bụng không có các lông phụ

• Đốt lưng thứ 8 có dãy lông hình răng lược.
• Cặp lông cứng ở trước khu tam giác nối giữa 3 mắt đơn dài hơn lông
cứng sau mắt kép
• Mỗi đốt bụng từ thứ 3 đến 7 của con đực có một vùng tuyến ngang cơ
• Cánh trước có hàng lông cứng
• Đốt cuối bụng hình nón
Miêu tả trên phù hợp với mô tả của Sakimura và ctv (1986) (Trích dẫn theo JL
Capinera, 2000) và mô tả của Peter S.Gillespie (2000)
2.2.3.2 Loài Frankliniella occidentalis Perg.
+ Vị trí phân loại:
Bộ: Thysanoptera
Bộ phụ: Terebrantia
Họ: Thripidae
Tên khoa học khác:
Frankliniella californica Moulton
Euthrips helianthi Moulton, 1911
14


×