Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

ĐIỀU TRA QUY TRÌNH CANH TÁC HỒ TIÊU TẠI HUYỆN CHƯ SÊ, TỈNH GIA LAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐIỀU TRA QUY TRÌNH CANH TÁC HỒ TIÊU
TẠI HUYỆN CHƯ SÊ, TỈNH GIA LAI

Sinh viên thực hiên: ĐỖ VĂN HIÊN
Ngành học:
NÔNG HỌC
Khóa học:
2005 – 2009

Tháng 9 năm 2009


ĐIỀU TRA QUY TRÌNH CANH TÁC HỒ TIÊU
TẠI HUYỆN CHƯ SÊ, TỈNH GIA LAI

Tác giả

ĐỖ VĂN HIÊN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành Nông học

Giáo viên hướng dẫn:
TS. Võ Thái Dân


Tháng 9 năm 2009
 


 

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng
đến:
- Ban chủ nhiệm khoa Nông học, các thầy cô giáo trường Đại học Nông Lâm
thành phố Hồ Chí Minh đã giảng dạy và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu
trong suốt bốn năm qua.
- Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng sâu sắc đến Tiến sĩ Võ Thái Dân,
người trực tiếp hướng dẫn và tận tình chỉ bảo, truyền đạt những kiến thức quý báu giúp
tôi hoàn thành luận văn.
- Phòng Nông nghiêp, phòng Thống kê và UBND các xã trên địa bàn huyện
Chư Sê đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài này
- Các nông hộ trồng tiêu huyện Chư Sê đã trao đổi thông tin, kinh nghiệm tạo
điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra thu thập số liệu.
- Các bạn sinh viên lớp DH05NHGL đã chia sẻ vui buồn và góp ý kiến cho tôi
trong suốt quá trình học tập tại trường.

TP Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2009
Sinh viên

Đỗ Văn Hiên

 


i


 

TÓM TẮT

ĐỖ VĂN HIÊN, tháng 8 năm 2009. ĐIỀU TRA QUY TRÌNH CANH TÁC
HỒ TIÊU TẠI HUYỆN CHƯ SÊ, TỈNH GIA LAI. Đại học Nông Lâm thành phố
Hồ Chí Minh. Luận văn cuối khóa.
Giáo viên hướng dẫn: TS. Võ Thái Dân
Nhằm tìm hiểu thực trạng sản xuất tiêu của người dân huyện Chư Sê, tỉnh Gia
Lai, qua đó nắm bắt được tình hình canh tác cây tiêu và những thuận lợi – khó khăn
mà người trồng tiêu gặp phải, đề tài đã đước tiến hành từ 16/02/2009 đến 10/08/2009.
Các thông tin về thực trạng sản xuất tiêu được điều tra bằng mẫu in sẵn ở 90 hộ dân tại
ba vùng trồng tiêu lớn (Iaglai – Iahlốp, Iablang- Chư Sê, Phú Nhơn – Iale) của huyện;
đồng thời thu thập số liệu từ phòng Nông nghiệp, phòng Thống kê huyện Chư Sê, tỉnh
Gia Lai.
Kết quả điều tra cho thấy:
- Sản xuất tiêu hiện đang là thế mạnh của huyện Chư Sê. Tuy diện tích chỉ
2.129 ha (2007) nhưng sản lượng tiêu của cả huyện chiếm 17 – 20% tổng sản lượng
tiêu của cả nước.
- Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho cây tiêu phát triển, giống tiêu phong phú,
việc sử dụng trụ cũng đa dạng, cây tiêu được chăm sóc tốt nhất để cho năng suất cao
nhất.
- Lợi nhuận mà cây tiêu mang lại ngày càng cao, đời sống dân sinh kinh tế của
người dân ngày càng ổn định
- Bên cạnh đó vẫn tồn tại một số vấn đề cản trở việc sản suất tiêu như: sâu bệnh
hại, vấn đề về giá cả sản phẩm.
* Quy trình canh tác cây tiêu được tóm tắt như sau:

- Làm đất: tiêu được trồng trong hố có kích thước vuông từ 60 – 80 cm, khoảng
cách từ 2,2 – 2,5 m (1.800 – 2.000 trụ/ha). Sau khi trồng trụ xong tiến hành bón lót vôi
 

ii


 

khoảng 0,4 kg/hố, phân bò khoảng 8,2 kg/hố, có thể xử lý đất nếu cần thiết bằng các
loại thuốc như Basudin 30H, hoặc các loại thuốc trừ mối, trừ kiến thông thường.
- Chuẩn bị trụ trồng tiêu: nên trồng tiêu bằng trụ bê tông và trụ sống, tránh dùng
trụ gỗ chết vì sẽ làm tăng nạn phá rừng gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Cần
chuẩn bị trụ cùng lúc với khâu làm đất để khi đào hố xong có trụ trồng ngay. Trụ tiêu
có thể được trồng vào giữa hố hay một bên hố, tùy vào sở thích của từng gia đình.
- Chuẩn bị hom giống: hom giống được cắt 5 mắt, chiều dài từ 40 – 50 cm tùy
vào loại cành được dùng làm hom, hom được lấy từ các cây tiêu trồng trước đó một
năm. Nên giâm hom trước để đảm bảo hom sẽ sống sau khi trồng ra trụ. Hom giống
được trồng vào tháng 7. Đặt hom nghiêng 450 vào chân trụ, ngửa rễ ra ngoài. Sau khi
trồng tiến hành tủ gốc bằng rơm hoặc cỏ khô.
- Chăm sóc cho tiêu:
+ Bón phân cân đối theo công thức phân 161 – 110 – 120 và 2 – 3 tấn phân
bò/ha/năm đối với tiêu tiêu kiến thiết cơ bản, 322 – 210 – 270 và 4 tấn kg phân
bò/ha/năm đối với tiêu tiêu kinh doanh, nên chia ra bón thành nhiều lần trong năm.
+ Tưới nước trong mùa nắng và cả khi có hạn trong mùa mưa khoảng 7 – 15
ngày/lần đối với tiêu kiến thiết cơ bản, 20 – 30 ngày/lần đối với tiêu kinh doanh.
+ Quản lý tốt các loại sâu bệnh hại bằng cách thường xuyên thăm đồng. Nếu sử
dụng thuốc hóa học phải tuân theo nguyên tắc “bốn đúng”
+ Cỏ dại nên xử lý bằng các biện pháp thủ công như cắt, nhổ cỏ trong vườn
tiêu, tránh dùng các loại thuốc hóa học sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của

cây tiêu.
- Thu hoạch tiêu: thu hoạch khi tiêu chín trên 40%, không nên thu hoạch tiêu
vào những ngày mưa vì sẽ làm cho hạt tiêu ẩm mốc dẫn đến giảm chất lượng. Tiêu hạt
phơi trong ba nắng có thể đóng vào bao bảo quản nơi khô thoáng.

 

iii


 

MỤC LỤC

Lời cảm ơn.......................................................................................................................i
Tóm tắt........................................................................................................................... ii
Mục lục ......................................................................................................................... iv
Danh sách các chữ viết tắt .......................................................................................... viii
Danh sách các hình ....................................................................................................... ix
Danh sách các bảng ........................................................................................................x
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU.......................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề.................................................................................................................1
1.2 Mục tiêu của đề tài....................................................................................................2
1.3 Yêu cầu của đề tài.....................................................................................................2
1.4 Giới hạn của đề tài....................................................................................................2
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................3
2.1 Nguồn gốc, xuất sứ của cây tiêu...............................................................................3
2.2 Đặc điểm thực vật học của cây tiêu..........................................................................3
2.2.1 Bộ rễ .....................................................................................................................3
2.2.2 Thân ......................................................................................................................4

2.2.3 Cành.......................................................................................................................4
2.2.4 Lá ...........................................................................................................................5
2.2.5 Hoa.........................................................................................................................5
2.2.6 Trái ........................................................................................................................5
2.3 Sinh thái của cây tiêu................................................................................................6
2.3.1 Khí hậu, thời tiết ....................................................................................................6
2.3.2 Đất đai....................................................................................................................6
2.4 Giá trị thương mại và xuất khẩu của hạt tiêu ...........................................................7
2.5 Tình hình sản xuất và xuất khẩu tiêu trên thế giới và trong nước............................7
2.5.1 Trên thế giới ..........................................................................................................7
 

iv


 

2.5.2 Trong nước ............................................................................................................8
2.6 Tình hình nghiên cứu tiêu trên thế giới và trong nước.............................................9
2.6.1 Trên thế giới ..........................................................................................................9
2.6.2 Trong nước ..........................................................................................................10
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................12
3.1 Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................12
3.2 Thời gian, địa điểm thực hiện đề tài .......................................................................12
3.2.1 Thời gian..............................................................................................................12
3.2.1 Địa điểm ..............................................................................................................12
3.3 Điều kiện tự nhiên địa bàn điều tra ........................................................................12
3.3.1 Điều kiện đất đai..................................................................................................12
3.3.2 Điều kiện khí hậu.................................................................................................12
3.4 Nội dung nghiên cứu ..............................................................................................13

3.4.1 Đánh giá sơ bộ về điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến việc phát
triển cây tiêu tại huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai ...............................................................13
3.4.2 Điều tra về hiện trạng sản xuất tiêu tại huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai...................13
3.4.3 Điều tra các biện pháp trồng và chăm sóc tiêu....................................................13
3.4.4 Điều tra về tình hình thu hoạch ...........................................................................13
3.4.5 Điều tra về chi phí đầu tư và lợi nhuận của tiêu kinh doanh ..............................13
3.4.6 Một số thuận lợi và khó khăn trong sản xuất tiêu ...............................................13
3.5 Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................14
3.5.1 Mẫu phiếu điều tra...............................................................................................14
3.5.2 Cơ sở chọn hộ điều tra.........................................................................................14
3.5.3 Số lượng mẫu.......................................................................................................14
3.5.4 Phần mềm sử dụng ..............................................................................................14
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..............................................................15
4.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội Huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai .........15
4.1.1 Vị trí địa lý...........................................................................................................15
 

v


 

4.1.2 Điều kiện đất đai..................................................................................................16
4.1.3 Điều kiện khí hậu.................................................................................................17
4.1.4 Điều kiện kinh tế - xã hội ....................................................................................20
4.2 Hiện trạng sản xuất tiêu của huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai ......................................23
4.2.1 Diện tích sản lượng tiêu của huyện .....................................................................23
4.2.2 Quy mô diện tích và hình thức canh tác..............................................................23
4.2.3 Năng suất tiêu của nông hộ .................................................................................25
4.3 Các biện pháp trồng và chăm sóc tiêu....................................................................26

4.3.1 Phương thức trồng ...............................................................................................26
4.3.1.1 Kích thước hố ...................................................................................................26
4.3.1.1 Khoảng cách trồng............................................................................................27
4.3.2 Các biện pháp sử lý đất........................................................................................28
4.3.2.1 Bón lót vôi ........................................................................................................28
4.3.2.2 Bón lót phân bò.................................................................................................30
4.3.3 Tình hình sử dụng các loại trụ trong sản xuất ....................................................31
4.3.4 Cơ cấu giống .......................................................................................................34
4.3.5 Tình hình sử dụng phân bón ...............................................................................36
4.3.5.1 Tình hình bón thúc giai đoạn kiến thiết cơ bản ...............................................37
4.3.5.2 Tình hình bón thúc giai đoạn kinh doanh ........................................................38
4.3.6 Tình hình tưới nước ............................................................................................39
4.3.7 Tình hình cỏ dại, sâu bệnh ..................................................................................41
4.3.7.1 Tình hình cỏ dại................................................................................................41
4.3.7.2 Tình hình sâu bệnh...........................................................................................41
4.3.8 Một số biện pháp kỹ thuật áp dụng trên tiêu .......................................................42
4.4 Điều tra về tình hình thu hoạch ..............................................................................44
4.4.1 Thời gian thu hoạch ............................................................................................44
4.4.2 Sản phẩm thu hoạch và cách chế biến tiêu thương phẩm ...................................45
4.5 Điều tra về chi phí đầu tư và lợi nhuận của tiêu kinh doanh ................................46
 

vi


 

4.5.1 Tổng chi phí đầu tư .............................................................................................46
4.5.2 Lợi nhuận thu được..............................................................................................47
4.6 Một số thuận lợi và khó khăn trong sản xuất tiêu ..................................................48

4.6.1 Thuận lợi..............................................................................................................48
4.6.2 Khó khăn..............................................................................................................49
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................................50
5.1 Kết luận...................................................................................................................50
5.2 Kiến nghị ................................................................................................................51
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 53
PHỤ LỤC .................................................................................................................... 55

 

vii


 

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

FAO

Food and Agriculture Organization

Sd

Standard deviation

SPSS

Statistical Package for Social Sciences

 


viii


 

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 2.1 Thân tiêu ......................................................................................................... 4
Hình 2.2 Cành tiêu......................................................................................................... 4
Hình 2.3 Lá tiêu ............................................................................................................. 5
Hình 2.4 Hoa tiêu........................................................................................................... 5
Hình 2.5 Quả tiêu........................................................................................................... 5
Hình 4.6 Bản đồ huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai ............................................................. 15
Hình 4.7 Thành phần các loại đất trên địa bàn huyện Chư Sê .................................... 16
Hình 4.8 Cơ cấu sử dụng đất của huyện Chư Sê ......................................................... 17
Hình 4.9 Đồ thị về nhu cầu lượng mưa và lượng mưa trung bình của huyện Chư Sê 18
Hình 4.10 Đồ thị về nhu cầu về nhiệt độ và nhiệt độ của huyện Chư Sê.................... 20
Hình 4.11 Cơ cấu dân tộc huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai ............................................... 21
Hình 4.12 Các loại trụ tiêu ......................................................................................... 33
Hình 4.13 Giàn che tiêu sử dụng bằng thân cây bắp ................................................... 43
Hình 4.14 Tủ gốc cho tiêu bằng rơm........................................................................... 43
Hình 4.15 Máy sạt tiêu và cách thức sử dụng............................................................. 45

 

ix


 


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Diện tích, năng suất, sản lượng tiêu của 15 nước đứng đầu thế giới (2007) . 8
Bảng 2.2 Diện tích và sản lượng tiêu nước ta từ 2000 - 2006....................................... 9
Bảng 4.3 Khí hậu – thời tiết tỉnh Gia Lai (trung bình từ năm 2002 – 2007)............... 19
Bảng 4.4 Tỷ lệ nam/nữ và thành phần dân tộc ............................................................ 22
Bảng 4.5 Tuổi của người được phỏng vấn .................................................................. 22
Bảng 4.6 Diện tích và sản lượng tiêu huyện Chư Sê từ 2004 – 2007 ........................ 23
Bảng 4.7 Quy mô diện tích các nông hộ điều tra ........................................................ 24
Bảng 4.8 Độ tuổi các vườn tiêu điều tra ..................................................................... 24
Bảng 4.9 Năng suất tiêu ở các hộ điều tra ................................................................... 26
Bảng 4.10 Kích thước hố trồng tiêu ............................................................................ 27
Bảng 4.11 Khoảng cách giữa các trụ tiêu.................................................................... 27
Bảng 4.12 Tương quan giữa lượng vôi bón lót và năng suất ...................................... 28
Bảng 4.13 Tương quan giữa lượng phân bò bón lót và năng suất............................... 30
Bảng 4.14 Tương quan giữa các loại trụ tiêu và năng suất ........................................ 32
Bảng 4.15 Tương quan giữa giống tiêu và năng suất ................................................. 35
Bảng 4.16 Tương quan giữa giống và loại trụ sử dụng .............................................. 36
Bảng 4.17 Lượng phân thuần dùng trong giai đoạn kiến thiết cơ bản ........................ 37
Bảng 4.18 Lượng phân thuần dùng trong giai đoạn kinh doanh ................................. 38
Bảng 4.19 Tình hình sử dụng phân bò trong giai đoạn kinh doanh ............................ 39
Bảng 4.20 Tốc độ tưới nước ở các nông hộ ................................................................ 40
Bảng 4.21 Thời điểm thu hoạch tiêu của nông hộ....................................................... 44
Bảng 4.22 Chi phí đầu tư cho tiêu kinh doanh của các hộ điều tra............................. 46
Bảng 4.23 Lợi nhuận của tiêu kinh doanh tại các hộ điều tra ..................................... 47

 

x



 

Chương 1
GIỚI THIỆU

1.1 Đặt vấn đề
Cây hồ tiêu, Piper nigrum L., thường được gọi là cây tiêu, là cây công nghiệp
nhiệt đới mang lại lợi ích kinh tế cao. Hạt tiêu có rất nhiều công dụng, là một trong các
gia vị được biết trước tiên ngay từ thế kỷ thứ IV trước Công Nguyên ở La Mã cổ đại.
Hạt tiêu được xem như là một trong các sản phẩm quý dùng làm lễ vật triều cống hoặc
bồi thường chiến tranh. Ngày nay, ngoài việc được sử dụng làm gia vị trong thực
phẩm, tiêu còn được sử dụng với khối lượng lớn trong công nghiệp chế biến đồ hộp,
trong ngành công nghiệp hương liệu hóa dược và trong y học. Trong những năm gần
đây giá trị của tiêu trên thị trường khá ổn định, hạt tiêu đã trở thành một trong những
mặt hàng xuất khẩu lớn mạnh của nhiều quốc gia.
Ở nước ta cây tiêu được trồng nhiều ở vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và ở
Miền Trung. Ở Tây Nguyên – vùng đất giàu tiềm năng về đất đai, khí hậu thuận lợi
cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp đặc biệt là các cây công nghiệp dài ngày như:
tiêu, cà phê, cao su, chè, điều. Với lợi thế đó, cây tiêu là một trong những loại cây
trồng chủ lực trong cơ cấu nông nghiệp ở Tây Nguyên; Trong đó cây tiêu ở Chư Sê,
tỉnh Gia Lai đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký Nhãn hiệu tập
thể Hồ tiêu Chư Sê (ngày 28 tháng 12 năm 2007 tại thành phố Pleiku – Gia Lai).
Triển vọng phát triển cây tiêu của huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai là rất lớn. Người
dân có nhiều kinh nghiệm về việc trồng và chăm sóc tiêu, hạt tiêu có chất lượng tốt và
ổn định nên được tiêu thụ dễ dàng. Sản xuất cây tiêu tại Chư Sê rất phù hợp với cả quy
mô kinh tế quảng canh của từng hộ gia đình lẫn thâm canh của các trang trại lớn, phần
nào giải quyết công ăn việc làm cho một lượng lớn lao động nông nghiệp ở địa
phương, điều này làm cho đời sống kinh tế của người dân ngày càng được cải thiện.
 


1


 

Tuy sản phẩm hạt tiêu Chư Sê có uy tín, giá trị thương mại lớn, nhưng trên thực
tế việc sản xuất cây tiêu tại địa phương gặp rất nhiều khó khăn như: thiếu định hướng
chiến lược, chi phí đầu tư ban đầu quá lớn (trụ, giống, phân bón, công đào hố); kỹ
thuật chăm sóc, thu hoạch, biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại còn mang tính tự phát;
tiêu thụ hạt tiêu còn phụ thuộc nhiều vào thương lái. Chính vì vậy cây tiêu là cây cho
giá trị kinh tế cao nhưng độ rủi ro cũng rất lớn. Bên cạnh đó trình độ sản xuất thâm
canh của người trồng tiêu còn nhiều hạn chế về kỹ thuật và độ đồng điều chưa cao,
điều này đã tác động trực tiếp đến việc trồng và phát triển cây tiêu ở huyện Chư Sê,
tỉnh Gia Lai.
Xuất phát từ thực tế đó, được sự phân công của Khoa Nông học, trường Đại học
Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, đề tài “Điều tra quy trình canh tác Hồ tại
huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai” đã được thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày
16/02/2009 đến ngày 10/08/2009.
1.2 Mục tiêu của đề tài
Đề tài được tiến hành nhằm xác định tình hình canh tác cây tiêu tại huyện Chư
Sê, tỉnh Gia Lai.
1.3 Yêu cầu của đề tài
- Xác định ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên – kinh tế – xã hội đến cây tiêu tại
huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai.
- Nắm bắt quy trình trồng và sản xuất cây tiêu của các hộ nông dân tại huyện
Chư Sê, tỉnh Gia Lai.
- Xác định lợi nhuận của người trồng tiêu tại huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai.
1.4 Giới hạn của đề tài
Do địa bàn rộng lớn, thời gian hạn hẹp, bản thân còn nhiều hạn chế nên trong

quá trình thực hiện đề tài sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy rất
kính mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô, các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.

 

2


 

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Nguồn gốc, xuất sứ của cây tiêu
Cây tiêu có tên khoa học là Piper nigrum L., thuộc họ Piperaceae, phân lớp
mộc lan, (2n = 52); Có nguồn gốc từ Ấn Độ, mọc hoang trong các rừng nhiệt đới ẩm ở
vùng Ghats Tây và Assam. Từ thế kỷ XIII tiêu được canh tác và sử dụng rộng rãi trong
các bữa ăn hàng ngày. Hiện nay cây tiêu được trồng ở nhiều nước khác vùng Viễn
Đông, Indonesia, Malaysia, Thái lan, Sri Lanka và Campuchia. Ở Đông Dương, cây
tiêu mọc hoang được tìm thấy từ thế kỷ XVI nhưng đến thế kỷ XVII mới có các giống
mới được đưa vào trồng, bắt đầu từ thế kỷ XIX mới được canh tác tương đối ở vùng
Hà Tiên – Việt Nam và vùng Kampot – Campuchia.
Từ cuối thế kỷ XIX cây tiêu bắt đầu được trồng phổ biến sang các nước Châu
Phi với Madagasca là địa bàn canh tác lớn nhất, sau đó là Nigieria, Conggo và Cộng
hòa Trung Phi. Ở Châu Mỹ với các đại diện như Brazil, Mexico, Ecuador là những
nước canh tác nhiều nhất, cho đến nay đã xếp vào một trong những nước đứng đầu về
sản xuất tiêu trên thế giới.
2.2 Đặc điểm thực vật học của cây tiêu
Cây tiêu là cây thân thảo, mềm dẻo sống leo bò trên vách đá hoặc trên các cây
thân gỗ khác nhờ rễ bắm.

2.2.1 Bộ rễ
- Rễ cọc: có nhiệm vụ chính là hút nước, rễ cọc chỉ có ở cây tiêu trồng bằng hạt,
rễ cọc có thể đâm sâu 2,5 m.
- Rễ cái: cũng có nhiệm vụ chính là hút nước, rễ cái thấy ở cây tiêu trồng bằng
cành giâm sau khi trồng ở ngoài nọc 1 năm, rễ cái chỉ có thể ăn sâu 2 m.

 

3


 

- Rễ phụ: có nhiệm vụ là hút nước và chất dinh dưỡng, rễ phụ mọc dày đặc
thành chùm, phát triển theo chiều ngang ở độ sâu 15 – 40 cm.
- Rễ bám: có nhiệm vụ chính là bám vào trụ, choái hay vách đá, khả năng hút
nước và chất dinh dưỡng của rễ bám là rất hạn chế, rễ bám được mọc ra từ các đốt trên
không của thân cây.
2.2.2 Thân
Tiêu là loại thân thảo, mềm
dẻo, được cấu tạo bởi nhiều mạch gỗ,
mật độ các mạch gỗ này khá lớn, có
thể lưu thông nhựa dễ dàng đến các cơ
quan. Màu sắc của thân thay đổi từ
màu đỏ nhạt sau chuyển sang màu nâu
xám rồi xanh, khi cây được 2 tuổi thì
thân tiêu chuyển sang màu nâu thẫm.

Hình 1 Thân tiêu


Trong điều kiện tự nhiên thân tiêu có thể mọc dài tới 10 m.
2.2.3 Cành
- Cành tược: phát sinh từ các mầm
nách trên cây tiêu nhỏ hơn 1 tuổi, trên các
cây trưởng thành cành tược phát sinh từ
mầm nách của khung thân chính, gần phía
gốc cây tiêu và thường là cành cấp I. Góc
độ phân cành nhỏ hơn 450.
- Cành lươn: là cành phát sinh từ các
mầm nách sát gốc của bộ khung thân chính
của cây tiêu trưởng thành, cành lươn có
dạng bò sát đất và các lóng rất dài.

Hình 2 Cành tiêu

- Cành cho trái: phát sinh từ mầm nách trên cây tiêu lớn hơn 1 tuổi, góc độ phân
cành lớn, cành dạng zic zắc và lóng rất ngắn. Đa số cành cho trái là cành cấp II.
 

4


 

2.2.4 Lá
Lá tiêu thuộc loại lá đơn, hình tim, mọc
cách, có cuống. Cuống lá dài 2 – 3 cm, lá có 5
gân hình lông chim, khích thước lá biến động
tùy theo giống, phiến lá đầy đủ nguyên vẹn có
chiều dài từ 10 – 25 cm, rộng từ 5 – 10 cm.

Mặt trên lá nhẵn bóng màu xanh thẫm, mặt
dưới có màu xanh lục. Đôi khi thấy hai loại
Hình 3 Lá tiêu

dạng lá, các lá mọc từ cành tược có dạng cân
đối và màu xẫm, các lá mọc từ cành trái có
dạng mất cân đối so với gân chính và màu nhạt hơn.
2.2.5 Hoa
Cây tiêu ra hoa dưới dạng hoa tự
gié, mỗi gié dài từ 7 – 12 cm, khoảng 20
– 60 hoa/gié, xếp hình xoắn ốc, dưới mỗi
hoa là một lá bắc rụng sớm. Hoa tiêu có
thể đơn tính hoặc lưỡng tính, màu vàng –
xanh nhạt không có bao hoa. Bộ nhụy
gồm một noãn không cuống, có một
ngăn. Bộ nhị có 2 – 4 nhị dài khoảng 1

Hình 4 Hoa tiêu

mm nằm hai bên cạnh noãn, mỗi nhị có
một chỉ nhị ngắn và một bao phấn có hai
ngăn, hạt phấn tròn rất nhỏ, đường kính
khoảng 10 µm.
2.2.6 Trái
Trái tiêu thuộc trái hạch hầu như
không cuống, mỗi trái mang một hạt, trái
hình cầu đường kính từ 4 – 8 mm, lúc đầu

Hình 5 Trái tiêu


trái màu xanh sau chuyển sang màu vàng, khi chín có màu đỏ.
 

5


 

2.3 Sinh thái của cây tiêu
2.3.1 Khí hậu, thời tiết
- Nhiệt độ: nhiệt độ thích hợp cho cây tiêu là từ 25 – 270C, nhiệt độ cao hơn
400C và thấp hơn 100C đều ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng cây tiêu. Sinh trưởng của
cây tiêu sẽ ngừng lại ở nhiệt độ 150C nếu kéo dài. Nhiệt độ 6 – 100C lá non bị nám,
héo, sau đó lá trên cây bắt đầu rụng.
- Lượng mưa và ẩm độ không khí: cây tiêu cần lượng mưa trung bình hàng năm
từ 2.000 – 3.000 mm và phân bố tương đối đều trong năm. Cây tiêu có thể chịu được
mùa khô nhưng không kéo dài, lượng mưa tối thiểu khoảng 1.800 mm. Ẩm độ không
khí thích hợp cho tiêu khoảng 75 – 90%. Nếu gặp sương muối cây tiêu dễ bị chết, tiêu
cũng rất kị lượng mưa lớn vì mưa lớn sẽ làm đọng nước ở rễ.
- Ánh sáng: cây tiêu là cây thích bóng rợp ở một mức độ nhất định khi trồng
xen với các cây khác, trong giai đoạn cây con cần che bóng cho tiêu, nhưng khi tiêu đã
trưởng thành chúng phát triển xum xuê và có thể tự che rợp cho nhau.
- Gió: nơi trồng tiêu cần ít gió, tuyệt đối không nên có gió lớn. Tại những nơi
có gió nhiều, việc trồng cây chắn gió là bước đầu rất cần thiết.
- Độ cao: tiêu là cây thường sống ở vùng đất thấp, tuy nhiên có thể trồng tiêu ở
những vùng có độ cao từ 0 – 900 m, với điều kiện không khí phải luôn trên 150C.
2.3.2 Đất đai
Tiêu có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như: đất vàng đỏ (Indonesia),
đất sét pha cát (Phú Quốc), đất đỏ do đá huyền vũ phân hủy (Thái Lan), đất đỏ basalt
(Tây Nguyên), đất xám (Đông Nam Bộ). Đất trồng tiêu đòi hỏi các đặc tính sau:

- Lý tính: Tầng canh tác từ 80 – 100 cm, mực thủy cấp sâu hơn 2 m, cơ cấu tơi
xốp, thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình, dễ thấm và mau thoát nước, độ dốc tốt
nhất từ 3 – 10%.
- Hóa tính: Đất có hàm lượng mùn cao (>2%), giàu đạm (>15%), hàm lượng
kali và magiê khá, khả năng trao đổi cation ở mức 20 – 30 meq/100g đất, tỷ lệ C/N
cao, độ pH từ 5,5 – 7,0.
 

6


 

2.4 Giá trị thương mại và xuất khẩu của hạt tiêu
Tiêu là một trong những gia vị quý, có giá trị thương mại rất cao. Trong những
năm đầu thập niên 80 của thế kỷ trước, giá tiêu tương đối thấp khoảng 2.000 USD/tấn.
Bắt đầu từ năm 1985 giá tiêu nhảy vọt theo từng tháng, 1/1985 là 2.225 USD/tấn,
8/1985 là 3.555 USD/tấn. Cuối năm 1986 giá tiêu lên mức kỷ lục là 5.100 USD/tấn.
Tiêu được xuất khẩu dưới dạng tiêu hạt, tiêu xanh và dầu nhựa tiêu. Trung bình
mỗi năm thế giới cần từ 120.000 – 130.000 tấn tiêu hạt, 2.000 tấn tiêu xanh, 400 tấn
dầu nhựa tiêu, và dự đoán nhu cầu về tiêu sẽ không ngừng tăng lên khoảng 5 – 6% mỗi
năm.
2.5 Tình hình sản xuất và xuất khẩu tiêu trên thế giới và trong nước
2.5.1 Trên thế giới
Tiêu bắt đầu được sản xuất nhiều từ đầu thế kỷ XX. Trong những năm 19351939 sản lượng tiêu toàn thế giới khoảng 83.000 tấn. Năm 1954 sản lượng tiêu giảm
xuống chút ít khoảng 64.000 tấn. Từ năm 1960 mức sản xuất tiêu không ngừng tăng
lên, đạt trung bình 160.000 tấn/năm thời kỳ 1977 – 1979, năm 1981 đạt 181.900 tấn,
sau đó giảm xuống vì thất thu do thời tiết và sâu bệnh. Các nước sản xuất tiêu nhiều
nhất là Ấn Độ, Indonesia, Malaysia (Sarawak), Brazil, Madagasca, Sri Lanka. Trước
thế chiến II, Ấn Độ là nước xuất khẩu tiêu nhiều nhất với sản lượng gần 30.000

tấn/năm. Trong những năm 1950, Indonesia và Sarawak tăng nhanh sản lượng và đạt
đỉnh cao trên thế giới với khoảng 20.000 tấn/năm. Gần đây Brazil vượt lên chiếm vị trí
số 1 về sản xuất và xuất khẩu tiêu trên thế giới với sản lượng 49.500 tấn (1984), kế đến
là Ấn Độ – 40.000 tấn, Sarawak – 31.5000 tấn, Indonesia – 30.000 tấn. Năm 1985,
mức sản xuất tiêu giảm xuống thấp nhất kể từ năm 1980 trở lại do thời tiết xấu và tình
hình sâu bệnh phá hại. Đến năm 2007 toàn thế giới có khoảng 546.000 ha, sản lựng
khoảng 423.000 tấn trong đó tiêu biêu như Việt Nam – 90.300 tấn, Brazil – 77.770 tấn,
Indonesia – 74.131 tấn, Ấn Độ – 69.000 tấn.
Các nước sản xuất tiêu cũng là những nước xuất khẩu quan trọng. Trong thời kỳ
1937 – 1938, lượng tiêu xuất khẩu bình quân trên thế giới khoảng 60.000 tấn/năm, chủ
yếu từ Indonesia, Sarawak và Madagasca. Những năm 1950 lượng tiêu xuất khẩu giảm
 

7


 

xuống rõ rệt, chỉ còn dưới 30.000 tấn trong năm 1952 – 1953, sau đó lên xuống thất
thường, đạt mức cao nhất là 70.000 tấn (1959). Thập niên 60 của thế kỷ trước, cùng
với sự góp mặt của một số nước xuất khẩu mới như Bungari, Mehico lượng tiêu xuất
khẩu đạt mức cao nhất 146.000 tấn (1966). Sang nửa đầu thập niên 70, lượng tiêu xuất
khẩu bình quân trên thế giới khoảng 93.000 tấn, thời kỳ 1976 – 1980 xuất khẩu tiêu
tăng lên bình quân 114.000 tấn/năm, với các nước xuất khẩu chính như Ấn Độ, Brazil,
Malaysia (Sarawak) và Indonesia. Theo FAO trong những năm gần đây xuất khẩu tiêu
bình quân khoảng 332.000 tấn/năm, với Việt Nam là nước đứng đầu về xuất khẩu tiêu.
Bảng 2.1 Diện tích, năng suất, sản lượng tiêu của 15 nước đứng đầu thế giới (2007)
Tên nước

Diện tích (ha)


Năng suất (tấn/ha)

Sản lượng (tấn)

Việt Nam
Brazil
Indonesia
Ấn Độ
Trung Quốc
Sri Lanka
Malaysia
Thái Lan
Mexico
Madagascar
Philippin
Ecuador
Ghana
Cam Pu Chia
Uganda

47.900
32.857
113.002
246.000
16.615
30.520
13.400
2.787
3.742

9.000
1.829
1.500
4.900
400
2.900

1.89
2.37
0.66
0.28
1.58
0.64
1.42
3.74
1.83
0.58
1.79
2.07
0.63
6.25
0.72

90.300
77.770
74.131
69.000
26.200
19.390
19.000

10.419
6.854
5.200
3.270
3.100
3.100
2.500
2.100

Tổng

527.352

412.334

(Nguồn: />2.5.2 Trong nước
Ngành trồng tiêu du nhập vào Đông Dương từ thế kỷ XVII nhưng chỉ mới phát
triển vào cuối thế kỷ XIX, sang đầu thế kỷ XX cây tiêu mới thực sự được sản xuất
nhiều. Cây tiêu sau đó vào Việt Nam, bắt đầu là vùng Hà Tiên, Phú Quốc (Kiên
Giang), rồi đến Đồng Nai, Bình Dương, Quảng Trị. Đến năm 1965 diện tích tiêu trên
 

8


 

toàn miền Nam mới chỉ 465 ha và sản lượng khoảng 604 tấn. Sau năm 1975 ngành
trồng tiêu tuy có phát triển hơn nhưng tốc độ vẫn còn rất chậm, năng suất tiêu đen bình
quân 1,5 – 2,0 kg/nọc chết, có nơi lên tới 4 – 5 kg/nọc, nhưng cũng có nơi chỉ 1 kg/nọc

hoặc thấp hơn. Đối với loại nọc xây bằng gạch do trồng với mật độ cao nên năng suất
thường ít khi tới 1 kg/dây tiêu. Hiện nay sản lượng tiêu của nước ta tuy chưa phải là đủ
cho nhu cầu người dân nhưng ta vẫn xuất khẩu một ít (riêng Công ty Nông sản thành
phố. Hồ Chí Minh năm 1986 xuất khẩu 500 tấn) do giá trị kinh tế của hạt tiêu cao và
nhu cầu của thị trường (Singapo, HồngKông, Pháp và các nước XHCN). Năm 2002 –
2003 nước ta đã vươn lên đứng đầu các nước xuất khẩu tiêu trên thế giới.
Bảng 2.2 Diện tích và sản lượng tiêu nước ta từ 2000 - 2006
Năm

Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)

2000
2001

27.900
36.100

39.200
44.400

2002

47.900

46.800

2003


50.500

68.600

2004

50.800

73.400

2005

49.100

80.300

2006

48.500

78.900

Tổng

431.600
(Nguồn: />
2.6 Tình hình nghiên cứu tiêu trên thế giới và trong nước
2.6.1 Trên thế giới
* Về giống: Các nước có diện tích trồng tiêu lớn đã có nhiều nghiên cứu, chọn
lọc và lai tạo các giống tiêu tốt.

- Malaysia và Indonesia có các giống như: Lada Belangtoeng, Kuchiing, Lada
Korinti, Lada Djambi, Lada Manar, Lampong, Lada Karvur, Muntok.
- Ấn Độ có các giống như: Pannijur1, Pannijur 2, Karimunda, Balancotta,
Kalluvali, Kathiravally, Cottannadan.
- Campuchia có các giống như: Sréchea, Kamchay, Kampot, Keep.
 

9


 

* Về loại nọc: Malaysia đã nghiên cứu ra loại nọc hàng rào bằng hợp kim đặc
biệt cho năng suất cao hơn hẳn so với các loại nọc khác.
* Về phân bón: Ấn Độ nghiên cứu và xác định lượng phân bón khuyến cáo cho
mỗi nọc thời kì kinh doanh là 140 g N + 55 g P2O5 + 270 g K2O (Sadanandan,1994).
* Công tác BVTV: Đã xác định được tác nhân gây bệnh vàng lá chết nhanh là
do nấm Phytophthora capsici (T.Sao, 1991; Mchau and Coffey, 1995) còn gọi là
Phytophthora palmivora MF4, là cơ sở xác định biện pháp phòng trừ đạt hiệu quả.
2.6.2 Trong nước
Các Viện nghiên cứu, trường Đại Học đã có nhiều nghiên cứu chọn lọc và nhân
giống tiêu, chế độ tưới nước, tình hình sử dụng phân bón, tình hình sâu bệnh hại trên
tiêu, sự phát triển sản xuất cây tiêu trong nước qua các đề tài nghiên cứu, báo cáo khoa
học điển hình như:
* Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam:
- Năm 2001 đã thực hiện đề tài cấp nhà nước KC – 06 – 11 – NN (nghiên cứu
các giải pháp khoa học, công nghệ và thị trường để phát triển vùng tiêu nguyên liệu
phục vụ chế biến xuất khẩu).
- Phòng Nghiên cứu BVTV (2003), đã nghiên cứu tình hình sâu bệnh hại tiêu ở
một số tỉnh Đông Nam Bộ và cho kết quả: Có 9 loài sâu hại tiêu được ghi nhận, 10 loại

tuyến trùng gây hại, 14 loài nấm gây bệnh cho tiêu và xác định được tổ hợp thuốc
Alpine + mexyl MZ có hiệu quả tốt trong phòng trừ nấm Phytophthora sp.
* Cục Khuyến nông và khuyến lâm:
- Nguyễn Thị Thanh Mai (2003) đã nghiên cứu thành công mô hình tưới nước
tiết kiệm trên cây tiêu ở Đồng Nai mang lại hiệu quả rõ rệt về mặt kỹ thuật, môi
trường, khối lượng nước và nhất là hiệu quả kinh tế.
* Đại học Nông Lâm Huế:
- Nguyễn Vĩnh Trường (2004), qua nghiên cứu bệnh vàng lá chết nhanh trên
tiêu ở Quảng Trị đã xác định được tác nhân gây bệnh là các nấm Phytophthora sp;
Phytophthora parasitica và Pythium sp.
 

10


 

- Nguyễn Vĩnh Trường (2002), đã phân lập và xác định tác nhân gây bệnh chết
héo (vàng lá chết nhanh) trên cây tiêu ở Đồng Nai là nấm Phytophthora capsici.
- Nguyễn Vĩnh Trường (2004), quả thử nghiệm kỹ thuật ngâm rễ tiêu trong
dung dịch thuốc Phosacide để phòng trừ bệnh vàng lá chết nhanh trên cây tiêu ở
Quảng Trị, ghi nhận kết quả bước đầu việc ngâm rễ tiêu vào dung dịch Phosacide 200
(nồng độ 1%) có tác dụng hạn chết bệnh vàng lá chết nhanh.
* Viện Khoa học kỹ thuật Nông – Lâm nghiệp Tây Nguyên:
- Đào Thị Lan Hoa và ctv (2003), qua nghiên cứu bệnh vàng lá chết chậm ở
Tây Nguyên (Gia Lai, Dăklăk) đã xác định được hai tác nhân chính gây bệnh này là
tuyến trùng Meloidogyne incognita và nấm Fusarium solani. Thuốc trừ bệnh này có
hiệu quả là Viben – C kết hợp với 1 trong 4 loại thuốc trừ tuyến trùng: Furadan 3G,
Oncol 20ND, Marshal 200SC, Nokap 10G.
* Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh:

- Phan Đức Sơn và cộng tác viên (2004), qua nghiên cứu bệnh virus trên cây
tiêu bằng kỹ thuật ELISA đã kết luận có ít nhất 14 loại virus gây hại trên cây tiêu ở
khu vực Đông Nam Bộ.
- Nguyễn An Dương (2008), qua nghiên cứu đa dạng di truyền các giống tiêu
tại Bình phước đã rút ra kết luận có 32 giống chia làm 4 nhóm được trồng ở 6 huyện
của tỉnh Bình Phước.
- Phạm Thanh Sơn (2004) Qua điều tra xác đinh loài tuyến trùng Meloidogyne
trên rễ cây tiêu tại Bà rịa – Vũng tàu đã kết luận có hai loài tuyến trùng là M. incognita
và M. arenaria cùng tác động gây hại trên rễ cây tiêu.

 

11


 

Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng nghiên cứu
Quy trình canh tác cây tiêu của các nông hộ trồng tiêu tại huyện Chư Sê, tỉnh
Gia Lai.
3.2 Thời gian, địa điểm thực hiện đề tài
3.2.1 Thời gian
Đề tài được thực hiện từ ngày 16/02/2008 đến ngày 10/08/2009.
3.2.1 Địa điểm
Địa bàn huyện Chư Sê, cách thành phố Pleiku 40 km về phía nam, với diện tích
tự nhiên khoảng 135.098 ha, trong đó đất có khả năng canh tác nông nghiệp khoảng
50.000 ha.

3.3 Điều kiện tự nhiên địa bàn điều tra
3.3.1 Điều kiện đất đai
Phần lớn toàn huyện Chư Sê có chung một loại đất đặc trưng là đất đỏ basalt,
với cơ cấu đất tơi xốp, thành phần cơ giới nhẹ, rễ thấm và mau thoát nước, địa hình
tương đối bằng phẳng đến dốc nhẹ, bề mặt ít bị chia cắt.
3.3.2 Điều kiện khí hậu
Nhìn chung khí hậu của Chư Sê tương tự với khí hậu của thành phố Pleiku các
huyện phía tây trong tỉnh Gia Lai, đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, một
năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10, mùa khô
từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa trung bình từ 2.200 đến 2.500 mm, nhiệt
độ trung bình tháng khoảng 220C
 

12


 

3.4 Nội dung nghiên cứu
3.4.1 Đánh giá sơ bộ về điều kiện tự nhiên – kinh tế – xã hội ảnh hưởng đến việc
phát triển cây tiêu tại huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai
• Vị trí địa lý
• Điều kiện đất đai
• Điều kiện khí hậu
• Điều kiện kinh tế – xã hội
3.4.2 Điều tra về hiện trạng sản xuất tiêu tại huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai
• Diện tích và sản lượng tiêu của huyện
• Quy mô diện tích và hình thức canh tác
• Năng suất tiêu của nông hộ
3.4.3 Điều tra các biện pháp trồng và chăm sóc tiêu

• Phương thức trồng
• Các biện pháp xử lý đất
• Tình hình sử dụng các loại trụ
• Cơ cấu giống
• Tình hình sử dụng phân bón
• Tình hình tưới nước
• Tình hình cỏ dại, sâu bệnh
• Một số biện pháp kỹ thuật khác
3.4.4 Điều tra về tình hình thu hoạch
• Thời gian thu hoạch
• Sản phẩm thu hoạch và cách chế biến tiêu thương phẩm
3.4.5 Điều tra về chi phí đầu tư và lợi nhuận của tiêu kinh doanh
• Tổng chi phí đầu tư
• Lợi nhuận thu được
3.4.6 Một số thuận lợi và khó khăn trong sản xuất tiêu
 

13


×